LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH ALPHA NAM 3
I. TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 3
1- Quá trình hình thành và phát triển của công ty 3
2- Nhiện vụ sản xuất kinh doanh của công ty: 4
3-Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại công ty ALPHA NAM 5
3.1 Bộ máy quản lý của doanh nghiệp: 5
2 - Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty. 7
3. Đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty: 8
4. Đặc điểm sản phẩm của công ty: 9
5. Hình thức tổ chức bộ máy kế toán tại công ty ALPHANAM: 9
III. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN TẠI CÔNG TY ALPHANAM: 10
1. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty: 10
PHẦN II - TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHĨA VỤ VỚI NHÀ NƯỚC 16
1.2 Tình hình tổ chức và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty TNHH – ALPHANAM: 16
2. Phân tích đánh giá lợi nhuận của Công ty Alpha Nam qua một số chỉ tiêu. 26
CHƯƠNG III 28
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN TẠI CÔNG TY ALPHA NAM 28
I. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA GIẢI PHÁP. 28
1. Những mặt đã đạt được 28
2. Những mặt còn tồn tại. 28
3. Mục tiêu và chiến lược sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian tới. 29
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC VỐN Ở CÔNG TY ALPHA NAM 30
1. Đối với cơ quan quản lý vĩ mô. 31
2. Đối với Công ty Alpha Nam. 31
KẾT LUẬN 36
39 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1170 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Alpha Nam Nhà máy cơ khí thiết bị điện Alpha Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hí bán hàng
21
53.397
145.194
5. Chi phí quản lý doanh nghiệp
22
1.527.478
1.736.295
6. Lợi tức thuần từ hoạt động kinh doanh [20 - (21 + 22)]
30
329.934
850.682
- Thu nhập hoạt động tài chính
31
164.967
251.765
- Chi phí hoạt động tài chính
32
346.169
303.753
7. Lợi tức hoạt động tài chính (31- 32)
40
+ (181.202)
- (51.988)
- Các khoản thu nhập bất thường
41
126.229
- Chi phí bất thường
42
677.836
8. Lợi tức bất thường (41-42)
50
0
-(551.607)
9. Tổng lợi tức trước thuế (30+40+50)
60
148.732
247.087
10. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp
70
47.594
79.067
11. Lợi tức sau thuế (60 - 70)
80
101.137
168.019
Qua bảng trên ta có thể đánh giá một cách khái quát về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Alpha Nam thông qua các kỳ:
Vì Công ty chủ yếu là sản xuất theo đơn đặt hàng nên các khoản giảm trừ như chiết khấu, giảm giá hàng bán phát sinh khá lớn, vì đây cũng là một hình thức khuyến mại để thúc đẩy bán hàng như khách hàng có đơn đặt hàng lớn thì có thể giảm giá hoặc chiết khấu sau bán hàng. Chính vì vậy mà doanh thu giảm đi phần nào.
Doanh thu của Công ty kỳ này là 43.376.160 nghìn đồng, tăng 40,11% so với kỳ trước và tăng 85,55% so với năm 1999 là do kỳ này Công ty đã ký được nhiều hợp đồng đặt hàng có giá trị lớn.
Doanh thu tăng đã làm cho lợi nhuận gộp của Công ty cũng tăng lên. Kỳ này lợi nhuận gộp của Công ty là 2.732.173 nghìn đồng tăng 42,98% so với kỳ trước 1.910.810 nghìn đồng. Bên cạnh đó không chỉ chú trọng vào khâu sản xuất, tiêu thụ để có được doanh thu cao. Công ty Alpha Nam còn chú trọng đến việc tiết kiệm chi phí nhằm hạ giá thành sản phẩm và thu được lợi nhuận cao nhất. Song những kỳ qua Công ty chưa quản lý và sử dụng tốt các khoản chi phí nên chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp còn rất cao. Chính vì vậy làm cho lợi nhuận của Công ty giảm.
Trong kỳ này chi phí bán hàng là 145.194 nghìn đồng tăng 171,91% so với kỳ trước là 53.397 nghìn đồng. Ngoài ra chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng lên ở mức đáng kể từ 1.527.478 nghìn đồng đến 1.736.295 nghìn đồng kỳ này tương ứng với mức tăng là 13,67% so với kỳ trước.
Tuy doanh thu bán hàng ngày một tăng nhưng do khâu quản lý chi phí còn rất kém, nên lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận từ hoạt động bất thường đã bị lỗ. Kỳ trước lỗ 181.202 nghìn đồng tăng 102,35% tăng so với kỳ trước kia và sang kỳ này có giảm đi đáng kể 29,33% so với năm 1999 trước kia, lợi nhuận bất thường cũng bị lỗ, kỳ này đã bị lỗ 551.607 nghìn đồng. Vậy cả hai hoạt động này làm cho tổng lợi nhuận trước thuế giảm đi một lượng khá lớn song nó cũng tăng lên so với kỳ trước kia với tỷ lệ 104,99%. Kỳ này là 247.087 nghìn đồng tăng 66,13% với kỳ trước. Tuy nhiên Công ty đã phải đóng thuế thu nhập ở mức trung bình, do vậy lợi nhuận sau thuế của kỳ này tăng 66,13 so với kỳ trước tương ứng với 66.882 nghìn đồng. Lợi nhuận tuy chưa cao nhưng cũng đã phản ánh được sự nỗ lực phấn đấu của tập thể lãnh đạo công nhân viên trong Công ty.
Như vậy nhìn vào bảng kết quả kinh doanh sản xuất kinh doanh và qua phân tích trên ta thấy. Doanh thu đã ảnh hưởng rất lớn tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Nhờ có doanh thu cao mà mặc dù công tác quản lý các chi phí còn kèm nhưng doanh nghiệp vẫn đạt được lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước. Vấn đề đặt ra là cần tổ chức quản lý chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp chặt chẽ hơn và quản lý nguồn lợi nhuận từ hoạt động tài chính - hoạt động bất thường tốt hơn để làm sao không có tình trạng lỗ. Có như vậy lợi nhuận của doanh nghiệp thu được mới cao, phát huy được hiệu quả sử dụng đồng vốn trong sản xuất kinh doanh.
Tổng chi phí ra để có 1 đồng doanh thu thuần =
Giá vốn hàng bán + Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý doanh nghiệp
Doanh thu thuần
Kỳ trước =
28.578.695 +53.397+1.527.487
= 0,99 (đồng)
30.489.505
Kỳ này =
40.329.637+145.194+1.736.295
= 0,99 (đồng)
43.124.810
Vậy, để có một đồng doanh thu thuần, Công ty đã phải bỏ ra 0,99 đồng chi phí bao gồm giá vốn hàng hoá bán, chi phí bán hàng, và chi phí quản lý doanh nghiệp ở kỳ trước và ở kỳ này doanh nghiệp cũng bỏ ra 0,99 đồng vào các khoản chi phí. Điều này nói lên rằng doanh nghiệp cần phải nỗ lực phấn đấu nhiều hơn nữa để tiết kiệm các khoản chi phí cũng như cần có một chế độ chính sách quản lý chi phí và tiền lương khoa học, tiết kiệm.
Biểu số 3:
Phần II - Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước
Đơn vị tính: 1000 đồng.
Chỉ tiêu
Số còn phải nộp kỳ trước
Số còn phải nộp kỳ này
Số đã nộp trong kỳ
Số còn phải nộp đến cuối kỳ
1
2
3
4
5
I. Thuế
48.994
80.467
80.467
48.994
1. Thuế doanh thu (hoặc VAT)
2. Thuế lợi tức
3. Thuế thu nhập doanh nghiệp
47.597
79.067
47.594
79.067
4. Thuế trên vốn
5. Thuế tài nguyên
6. Các loại thuế khác
1.400
1.400
1.400
1.400
II. Các khoản phải nộp khác
1. Các khoản phụ thu
2. Các khoản phí, lệ phí
3. Các khoản phải nộp khác
Tổng cộng
48.994
80.467
80.467
48.994
Nhìn vào biểu số 3 ta thấy thuế và các khoản phải nộp Nhà nước đầu kỳ so với cuối kỳ là tương đương nhau là 48.994 nghìn đồng điều này chứng tỏ Công ty có quan tâm đến các khoản phải nộp thuế Nhà nước. Nhưng mức thuế như hiện nay thì doanh nghiệp cần phải phát huy để đạt tốt hơn.
* Tình hình tổ chức và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty TNHH Alpha Nam.
1.2 Tình hình tổ chức và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty TNHH – ALPHANAM:
Biểu số 4: Tình hình tăng giảm tài sản lưu động của công ty ALPHANAM trong năm 2000 – 2001:
Đơn vị: 1000 đồng
STT
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
So sánh
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
1
Vốn bằng tiền
3103284
14,79
1418548
5,00
-1684736
22,93
2
Các khoản phải thu
2187695
10,43
11350958
40,08
9163263
124,74
3
Hàng tồn kho
15183458
72,39
14960988
52,83
-222470
3,03
4
TSLĐ khác
498369
2,37
588395
2,07
90026
1,23
Tổng VLĐ
20972806
100,00
28318889
100,00
7346083
Qua bảng trên ta thấy tổng tài sản lưu động năm 2001 tăng so với năm 2000 là 151,93%. Trong năm 2001 có sự tăng lên do công ty nhận thêm các đơn đặt hàng, đó là cả một sự vươn lên mạnh mẽ của công ty trong việc tăng cường mở rộng thị trưòng, tìm kiếm được nhiều việc làm cho công nhân viên, phát huy vai trò chủ động của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty mà biểu hiện cụ thể của vốn lưu động là tài sản lưu động trong đó sự tăng giảm về từng loại tài sản là ví dụ.
Chúng ta thấy rằng vốn bằng tiền giảm 1.648.736 nghìn đồng, tức là giảm 22,93% làm cho tỉ trọng vốn bằng tiền giảm từ 14,79% năm 2000 xuống 5% năm 2001, điều này nói lên rằng công ty đã giải quyết được một số vốn bị ứ đọng, đầu tư mở rộng sản xuất. Tỉ trọng các khoản phải thu của công ty tăng lên với tốc độ rất nhanh từ 124,74% tương đương 9.163.263 nghìn đồng do công tác thu hồi vốn quá chậm, cho khách hàng nợ lại quá nhiều. Công ty cần tăng cường công tác thu hồi vốn bị ứ đọng, nên việc sử dụng vốn hiệu quả sẽ không cao.
Hàng tồn kho giảm 222.470 nghìn đồng tức là giảm 3,03% là tốt có nghĩa là công ty đã đẩy mạnh được việc tiêu thụ hàng hóa. Tuy vậy, công ty cũng cần phải có một chính sách dự trữ hàng tồn kho thích hợp hơn, tránh tình trạng quá nhiều như hiện nay. Vì giá cả hàng hóa, nguyên vật liệu thay đổi thường xuyên, nên đó cũng là một yếu tố dẫn tới giá thành sản phẩm tăng.
Tài sản lưu động khác của công ty ALPHANAM trong năm 2001 vừa qua tăng so với năm 2000 là 90.026 nghìn đồng tương ứng với tăng 1,23%.
Như vậy, có thể nói thực trạng vốn lưu động mà biểu hiện cụ thể là tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn của công ty ALPHANAM trong hai năm qua nhìn chung có sự tăng trưởng tốt. Điều đó là sự thể hiện cụ thể của việc công ty ngày càng mở rộng phát triển kinh doanh, nhận thêm được nhiều đơn đặt hàng mới, giải quyết được nhiều việc làm cho người lao động. Vấn đề đặt ra ở đây là công ty làm sao phải có phương thức quản lý và bảo toàn phát triển tốt vốn lưu động, từ đó có tác dụng tốt đến hiệu quả của việc sử dụng vốn của công ty, tạo tiền đề cho sự phát triển của công ty. Tuy nhiên, công ty ALPHANAM cũng cần có hướng bổ xung về vốn lưu động để không ngừng đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao.
Để đánh giá được tình hình sử dụng vốn lưu động ta xem một số chỉ tiêu của công ty trong hai năm 2000 – 2001.
Biểu số 5: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty năm
2000 – 2001:
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2000
Năm 2001
Chênh lệch
Số tiền
Tỷ lệ (%)
1
Doanh thu thuần
1000
30.489.505
43.124.810
12.635.305
41,44
2
Lợi nhuận sau thuế
1000
101.137
168.019
66.882
66,13
3
Vốn lưu động bình quân
1000
18.726.720
24.645.852
5.919.132
31,60
4
Số vòng quay vốn lưu động
Vòng
1,62
1,72
0,13
8,02
5
Số ngày luân chuyển vốn lưu động
Ngày
222
205
-17
-7,65
6
Hàm lượng vốn lưu động
%
0,61
0,57
-0,04
-6,55
7
Lợi nhuận vốn lưu động
%
0,005
0,006
0,001
20
Căn cứ vào bảng biểu trên cho thấy vòng quay của vốn lưu động năm 2001 là 1.72 vòng tăng lên một chút ít với một tỉ lệ không đáng kể 1.72 vòng so với 1.62 vòng tương ứng là 0.13 vòng, chỉ tiêu này tăng lên do doanh thu năm 2001 tăng và vốn lưu động của công ty tăng năm 2001 tăng 5.919.132 ngàn đồng so với năm 2000 tương ứng 31.6%, tuy số vốn bị ứ đọng của công ty giảm đi một lượng khá lớn nhưng số vòng quay chưa tăng lên được nhiều.
Kỳ luân chuyển vốn lưu động: Vốn lưu động năm 2001 giảm là 17 ngày tương ứng với 7.65% so với năm 2000, điều đó chứng toả là công ty đang trên đà đi lên một cách rỏ rệt.
Xét đến hàm lượng sử dụng VLĐ giảm xuống từ 0.61 đến 0.57 với tỉ lệ giảm 6.55% kết quả này cho thấy tốc độ tăng lơi nhuận sau thuế không đáng kể so với tốc độ vốn lưu động bình quân phản ánh hiêụ quả sử dụng vốn chưa được tốt của công ty.
Nhìn chung so với năm 2000 công ty đã sữ dụng hàm lượng vốn lưu động chưa hiệu quả tình hình sử dụng vốn cũng chưa hợp lý.
Qua quá trình phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động của công ty Alpha Nam (Nhà máy cơ khí thiết bị điện Alpha Nam em rút ra nhận xét sau:
Công tác sử dụng vốn lưu động của công ty chưa hiệu quả mặc dù lợi nhuận và doanh thu thuần có tăng lên nhưng cũng chưa tạo được điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty mở rộng quy mô hoạt động với thị trường. mặt khác số vòng quay có tăng lên 0.13 vòng và kỳ luân chuyển VLĐ giảm xuống là 17 ngày, điều đó cũng chưa đủ để công ty phát triển nhanh. muốn đạt được hiệu quả cao hơn nữa công ty cần phải đề ra những biện pháp để sử dụng tốt hơn nữa nguồn vốn của mình, quản lý chặt chẽ nguồn vốn trong doanh nghiệp để từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhằm thực hiện được mục tiêu hoá lợi nhuận của doanh nghiệp .
Để thấy được kết cấu vốn lưu động của công ty ta đi nghiên cứu tình hình tăng giảm tài sản cố định sau:
Biểu số 6: Kết cấu và sự tăng giảm TSCĐ trong hai năm 2000-2001
STT
Thời điểm
Nhóm TSCĐ
Năm 2000
Năm 2001
Chênh lệch
GT còn lại
T.trọng %
GT còn lại
T.trọng %
Số tiền
Tỉ lệ%
TSCĐ đang dùng
6.108.539
100
5.500.140
100
-608.399
-9.96
1
Nhà cửa vật kiến trúc
2.290.702,13
37,5
2.150.000
39,1
-140.702,13
-2,3
2
Máy móc thiết bị
1.527.134,75
25
1.675.035
30,45
147.900,3
9,68
3
Phương tiện vận tải
1.237.834,25
20,26
1.120.016
20,36
-117.518,25
-1,92
4
Dụng cụ quản lý
1.052.867,87
17,24
555.089
10,09
-497.778,87
-47,278
Căn cứ vào biểu trên ta thấy giá trị còn lại TSCĐ đang dùng trong hoạt động kinh doanh là 5.500.140 ngàn đồng chím 100% tổng số TSCĐ năm 2001 giảm 608.399 ngàn đồng với tỉ lệ là 9.96% so với năm 2000. Điều này chứng toả kết cấu tài sản cố định phù hợp, ảnh hướng tốt đến hiệu quả sử dụng vốn cố định và vốn kinh doanh nói chung. nhìn vào số liệu trên ta thấy vốn cố định của công ty năm 2001 nhà cửa, vật kiến trúc được quan tâm hơn cả chím tỉ trọng 39,1% trong tổng số vốn cố định với hoạt động của công ty nhiều nơi khác nhau, việc tính toán giảm bớt các chi phí là rất cần thiết việc chú trọng vốn TSCĐ này giúp cho công tác quản lý đạt hiệu quả kinh tế phù hợp với đặc điểm kinh doanh trong nền kinh tế thị trường.
So với năm 2000 ta thấy việc đầu tư máy móc thiết bị tăng thể hiện giá trị còn lại tăng 147.900,3 ngàn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 9,68% chứng tỏ công ty đã đầu tư thêm máy móc thiết bị cho hoạt động sản xuất kinh doanh để góp phàan làm giảm chi phí khác khi đó vốn cố định
Công ty đầu tư vào TSCĐ có hiệu quả hơn. Vấn đề ở đây cần đặt ra biện pháp và hướng đi đúng thì doanh nghiệp mới có thể phát triển tới một mức cao hơn được cụ thể: là phải đầu tư thêm máy móc thiết bị, phương tiện vận tải... để đủ điều kiện cạnh tranh với thị trường trong nước và ngoài nước như nền kinh tế nước ta hiện nay, mặc dù máy móc thiết bị có tăng lên.
Để hiểu thêm về công ty ALPHANAM về việc sử dụng vốn cố định ta xem bảng số liệu sau:
Biểu số 7: Hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty trong năm
2000 – 2001
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2000
Năm 2001
Chênh lệch
Số tiền
%
1
Doanh thu thuần
1.000
30.489.505
43.124.810
12.635.305
41,44
2
Lợi nhuận sau thuế
1.000
101.137
168.019
66.882
66,13
3
VCĐ bình quân
1.000
8.172.644
9.536.428
-636.216
-7,78
4
Hàm lượng VCĐ
%
0,27
0,22
-0,05
-18,51
5
Hiệu suất sử dụng TSCĐ
1.000
4.991.293
7.840.675
2.849.382
57,09
6
Hiệu suất sử dụng VCĐ
1.000
3.730.678
5.722.182
1.991.504
53,38
7
NGTSCĐ
1.000
6.108.539
5.500.740
-608.399
-9,96
8
Lợi nhuận /VCĐ
1.000
0,02
0,031
0,29
1.450
9
Hiệu quả sử dụng VCĐ
1.000
0,003
0,004
0,001
33
Qua bảng trên ta thấy hiệu suất sử dụng vốn cố định tăng1.991.504 nghìn đồng tương ứng với tỉ lệ tăng 53,38% nghĩa là cứ một đồng vốn cố định bình quân năm 2000 tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại 3.730.678 nghìn đồng doanh thu thuần. Việc tăng hiệu suất sử dụng VCĐ bình quân là do ảnh hưởng của các nhân tố:
Do sự tăng nhanh của doanh thu năm sau so với năm trước đã ảnh hưởng đến hiệu suất sử dụng vốn cố định. Như vậy doanh thu thuần tăng lên làm cho hiệu suất sử dụng VCĐ năm 2001 cũng tăng lên đáng kể, đồng thời việc tăng VCĐ đã làm tăng hiệu suất sử dụng VCĐ. Nguyên nhân việc tăng doanh thu năm 2001 do công ty đã nhận được nhiều đơn đặt hàng mới có giá trị lớn . Việc tăng VCĐ bình quân là do công ty đã mua sắm thêm các thiết bị mới phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh góp phần làm giảm bớt các chi phí, dịch vụ bên ngoài.
Hiệu suất sử dụng TSCĐ năm 2001 tăng 2.849.382 nghìn đồng với tỷ lệ tăng 57,09% so với cùng kỳ năm 2000, nghĩa là với việc tăng doanh thu nhưng NGTSCĐ lại giảm so với năm 2000 là 608.399 nghìn đồng tương ứng với 9,96% so với năm 2001 thì một đồng nguyên giá TSCĐ tham gia vào hoạt sản xuất kinh doanh đã tạo ra 7.840.675 nghìn đồng doanh thu thuần, cũng một đồng nguyên giá như vậy năm 2000 chỉ tạo ra 4.991.293 nghìn đồng doanh thu thuần. Vấn đề đặt ra là cần phát huy hơn nữa trong việc tăng doanh thu.
Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định đánh giá chất lượng và hiệu quả đầu tư năm 2001 đã tăng lên 0,001 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ 33%. Việc tăng này do lợi nhuận sau thuế của công ty tăng 66.882 nghìn đồng với tỷ lệ tăng 66,13% nhanh hơn tốc độ tăng của vốn cố định bình quân.
Qua phân tích tình hình tổ chức và sử dụng vốn ta thấy: công ty đã có sự hợp lý trong tổ chức kết cấu TSCĐ, hơn nữa máy móc thiết bị và dụng cụ quản lý của công ty trong năm đã được đầu tư thêm để phục vụ sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn. Tuy nhiên, nhóm TSCĐ phương tiện vận tải có hệ số hao mòn công ty cần phải có biện pháp đổi mới.
Biểu số 8: Tình hình tăng giảm nguồn vốn chủ sở hữu
TT
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Chênh lệch
Số tiền
Tỷ trọng
%
Số tiền
Tỷ trọng
%
Số tiền
Tỷ lệ
%
Tỷ trọng
%
I
Nguồn vốn KD
27.081.345
100
33.819.029
100
6.737.684
24,87
1
Vốn lưu động
20.972.806
77,44
28.318.889
83,74
7.346.083
35,03
6,3
2
Vốn cố định
6.108.539
22,56
5.500.140
16,26
-608.399
-9,96
-6,3
II
Theo nguồn hình thành vốn
1
Vốn chủ sở hữu
15.409.831
56,91
20.574.329
60,84
5.164.498
33,51
3,93
2
Nợ phải trả
11.671.514
43,09
13.244.700
39,16
1.573.186
13,48
-3,93
Nhìn vào bảng biểu trên cho thấy tình hình tổ chức vốn kinh doanh và nguồn hình thành vốn của công ty TNHH – ALPHANAM.
Tổng vốn kinh doanh năm 2001 so với năm 2000 đã tăng lên 6.737.684 nghìn đồng tương ứng với tỉ lệ tăng 24,87%. Điều này thể hiện công ty đã chú trọng đầu tư, mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh của đơn vị; với nguồn vốn này công ty chủ yếu đầu tư vào TSLĐ nên vốn lưu động của công ty năm 2001 là 28.318.889 nghìn đồng chiếm tỷ trọng 83,74% tăng 7.346.083 nghìn đồng so với năm 2000 là 20.972.806 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 35,03%, chứng tỏ công ty đã tăng vốn lưu động cần thiết với việc tăng hoạt động kinh doanh của công ty.
Vốn kinh doanh của công ty được hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu năm 2001 là 20.574.329 nghìn đồng chiếm tỉ trọng 60,84% trong tổng vốn kinh doanh tăng 5.164.498 nghìn đồng với tỷ lệ tăng 33,51% so với năm 2000, mức tăng này chủ yếu là do vốn tự bổ sung, điều này chứng tỏ Công ty làm ăn có lãi. Điều đó cho thấy với việc tăng cường hoạt động kinh doanh của Công ty mà nguồn vốn kinh doanh của Công ty bị cặt giảm sẽ gây ảnh hưởng về vốn của Công ty, vì vậy Công ty cần huy động vốn làm sao giảm được các chi phí cho việc huy động vốn từ các nguồn vốn CSH đầu tư cho hoạt động kinh doanh năm 2001 tăng 3,93% so với năm 2000, chứng tỏ hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2001 chủ yếu vào vốn chủ sở hữu.
Xét về nợ phải trả của Công ty năm 2001 là 13.244.700 nghìn đồng chiếm tỷ trọng 39,16% tăng 1.573.186 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 13,48% so với năm 2000 là 11.671.514 nghìn đồng. Đó là một tín hiệu không tốt vì Công ty chưa thanh toán được số khoản nợ phải trả so với năm 2000. Chứng tỏ Công ty làm ăn chưa có lãi nhiều và chưa trang trải hết các khoản nợ chủ yếi là nợ phải trả trong đó thuế phải nộp Nhà nước là 31.473 năm 2001 so với năm 2000.
Biểu số 9: So sánh phải trả của Công ty năm 2000 - 2001
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Chênh lệch
Số tiền
Tỷ trọng %
Số tiền
Tỷ trọng %
Số tiền
Tỷ lệ %
Tỷ trọng %
I. Các khoản phải trả
11.671.514
13.244.700
1. Nợ ngắn hạn
11.671.514
100
13.244.700
100
1.573.186
13,47
- Vay ngắn hạn
6.209.312
53,20
5.290.230
39,92
-919.082
-14,80
-13,28
-Phải trả cho người bán
899.800
7,71
789.240
5,96
-110.560
-12,28
-1,75
-Người mua trả trước
4.513.408
38,67
7.086.163
53,50
2.571.355
56,97
14,83
-Các khoản phải nộp Nhà nước
47.594
0,42
79.067
0,60
31.473
66,12
0,18
2. Nợ dài hạn
- Vay dài hạn
- Nợ dài hạn
Tổng cộng
11.671.511
13.244.700
1.573.186
Qua bảng phân tích trên ta thấy các khoản phải trả của năm 2001 tăng 1.573.186 nghìn đồng so với năm 2000, tương đương với tỷ lệ tăng 13,47% là do các nguyên nhân sau:
* Vay ngắn hạn năm 2001 so với năm 2000 về số tiền giảm là 919.082 nghìn đồng, tương đương với tỷ lệ giảm 14,80%. Điều này chứng tỏ Công ty giữ uy tín và thanh toán các khoản vay ngắn hạn là tương đối tốt.
* Phải trả cho người bán năm 2001 so với năm 2000 có giảm về số tiền là 110.560 nghìn đồng. Đây là một điểm mà Công ty luôn quan tâm tới các khoản thanh toán cho người bán.
* Người mua trả trước năm 2001 so với năm 2000 tăng lên 2.571.355 nghìn đồng. Vậy việc tăng khoản này thể hiện chất lượng đảm bảo uy tín, tiến độ đúng đơn đặt hàng, đáp ứng nhu cầu khách hàng. Tạo uy tín cho khách hàng góp phần làm tăng nguồn vốn cho Công ty. Điều này là điểm khích lệ cho Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh.
* Các khoản phải nộp Nhà nước năm 2001 so với năm 2000 tăng lên 31.473 nghìn đồng, tương đương tỷ lệ tăng 66,12%. Điều này chứng tỏ Công ty chưa thanh toán đúng mức về khoản nộp thuế Nhà nước. Vấn đề đặt ra ở đây Công ty cần quan tâm hơn nữa để trả đủ thuế cho Nhà nước.
Nhìn chung các khoản nợ phải trả của Công ty có giảm nếu so với năm 2001 và năm 2000 thì khả năng thanh toán là tốt. Nhưng do tình hình tài chính của Công ty có nhiều biến động nên khoản nộp thuế Nhà nước còn chưa đúng tiến độ.
Biểu số 10: Phân tích chi phí sản xuất sản phẩm trong hai năm 2000 - 2001
TT
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Chênh lệch
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
1
Nguyên vật liệu trực tiếp
8.442.834
76,8
7.329.734
77,91
-1.113.100
-13,18
2
Công cụ dụng cụ
98.674
0,89
99.717
1,06
1.043
1,06
3
Nhân công trực tiếp
859.546
7,82
664.399
7,06
-195.147
-22,7
4
Khấu hao TSCĐ
501.166
4,56
638.245
6,78
137.079
+27,35
5
Dịch vụ mua ngoài
298.571
2,72
299.155
3,18
584
0,19
6
Chi phí khác bằng tiền
791.981
7,2
377.177
4,0
-414.804
-52,37
Tổng chi phí
10992772
100
9408427
-1.584.300
-14,41
Nhìn chung trong năm 2001 do công tác tìm kiếm thị trường của Công ty không tốt nên không ký được nhiều hợp đồng có giá trị cao, vì thế chi phí sản xuất có giảm đi một chút ít. Chi phí nguyên vật liệu giảm 13,18% (từ 8.442.834 nghìn đồng xuống 7.329.734 nghìn đồng), công cụ dụng cụ lại tăng lên 1,06% (1.043 nghìn đồng).
Kéo theo chi phí sản xuất khấu hao tăng 27,35%. Tuy nhiên chi phí về công cụ dụng cụ là rất thấp song chi phí về khấu hao là quá cao, điều này nói lên rằng doanh nghiệp muốn khấu hao nhanh nhưng nếu như thế thì chi phí về giá thành sẽ cao làm giảm bớt sức cạnh tranh về giá cả của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp cứ áp dụng mãi hình thức này sẽ không có lợi nên lựa chọn cho mình một phương thức khấu hao hợp lý hơn. Chi phí về nhân công trực tiếp giảm đi 22,7% (195.147 nghìn đồng) vì Công ty áp dụng hình thức tiền lương theo sản phẩm để chi trả cho toàn bộ chi phí lao động trực tiếp sản xuất tại phân xưởng và đội ngũ nhân viên quản lý phân xưởng. Tiền lương được thanh toán dựa trên số sản phẩm làm ra, làm công đoạn nào thì hưởng lương theo công đoạn đó.
Ngoài ra chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng tăng đều hàng năm.
Riêng chi phí quản lý doanh nghiệp tăng nhanh ở năm 2001, tổng chi phí 1.736.295 nghìn đồng, tăng 108.817 nghìn đồng so với năm 2000 do Công ty mua sắm trang thiết bị phục vụ quản lý nên chi phí vật liệu đồ dùng và chi phí khấu hao cũng tăng lên.
Với mục tiêu là phải tiết kiệm chi phí để nâng cao lợi nhuận, Công ty cần phải có những biện pháp và nỗ lực nhiều hơn nữa để góp phần làm giảm chi phí. Tuy trong những năm qua Công ty đã cố gắng rất nhiều nhưng tỷ lệ chi phí vẫn chưa giảm đi làm cho lợi nhuận đạt được còn thấp.
2. Phân tích đánh giá lợi nhuận của Công ty Alpha Nam qua một số chỉ tiêu.
Biểu số 11: Một số chỉ tiêu tài chính năm 2000 - 2001
Đơn vị tính: nghìn đồng
TT
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2000
Năm 2001
Chênh lệch
Tuyệt đối
%
1
Bố trí cơ cấu vốn
TSCĐ/ tổng tài sản
%
22,6
16,26
8,03
97,56
TSLĐ/ tổng tài sản
%
77,4
83,74
6,26
8,08
2
Tỷ suất lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu
%
0,33
0,39
0,06
18,18
Tỷ suất lợi nhuận/vốn
%
0,37
0,49
0,12
32,43
3
Tình hình tài chính
Nợ phải trả/tổng vốn KD
%
43,09
39,16
-3,94
-9,14
4
Hệ số khả năng thanh toán
- Hệ số thanh toán tạm thời
1,79
2,14
0,35
19,55
TSLĐ/nợ ngắn hạn
- Hệ số thanh toán nhanh
0,26
0,11
-0,15
57,69
Tiền hiện có/nợ ngắn hạn
Nhìn vào bảng trên ta thấy tỷ trọng tài sản cố định so với tổng tài sản năm 2001 tỷ trọng TSCĐ mà so với năm 2000 giảm đó là biểu hiện tốt bởi nếu tỷ trọng tăng lên nhiều như thế thì nó làm giảm vòng quay vốn lưu động, cần phải giảm tỷ trọng vốn cố định, tăng tỷ trọng vốn lưu động nhiều hơn để nhằm đạt được lợi nhuận cao hơn.
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2001 là 0,39% tăng 18,18% so với năm 2000, điều này chứng tỏ rằng Công ty làm ăn có hiệu quả hơn mặc dù đó chỉ là một tỷ lệ còn thấp.
Tỷ lệ nợ phải trả so với tổng vốn kinh doanh năm 2001 là 39,16% giảm 9,14% so với năm 2000 do Công ty đã tự duy động được nguồn vốn từ chính trong doanh nghiệp nên làm cho tỷ lệ nợ phải trả và chi phí vay giảm xuống. Mặt khác do tỷ trọng cũng như lượng vốn lưu động của Công ty được tăng lên nên khả năng thanh toán của Công ty lại tốt hơn. Hệ số khả năng thanh toán tạm thời là 2,14 lần so với 1,79 lần năm 2000, còn hệ số thanh toán nhanh là 0,11 lần so với 0,26 lần năm 2000.
Chương III
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý vốn tại Công ty Alpha nam
I. Cơ sở khoa học của giải pháp.
1. Những mặt đã đạt được
Qua kết quả trên cho thấy Công ty Alpha Nam tuy còn non trẻ mới chỉ thành lập chưa được bảy năm song Công ty đã từng bước đạt nhiều thành quả to lớn, khẳng định phương thức sản xuất kinh doanh của mình là đúng đắn và khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài ngành với tiến độ nhanh nhất đảm bảo uy tín chất lượng cao cụ thể là: tổng doanh thu thăm 2001 43.376.160 nghìn đồng so với năm 2000 là 30.957.700 nghìn đồng tăng 40,11% là do ký được nhiều hợp đồng có giá trị lớn và mở rộng thị trường kinh doanh khắp cả nước.
Trong quá trình hoạt động kinh doanh hiện nay sản phẩm của Công ty đã có mặt hầu hết trên cả ba miền: Nam, Trung, Bắc và đạt được thị phần cao trên thị trường.
2. Những mặt còn tồn tại.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được thể hiện sự phấn đấu vươn lên của tập thể cán bộ công nhân viên của Công ty dưới sự lãnh đạo của ban giám đốc Công ty, Công ty
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- C0036.doc