LỜI NÓI ĐẦU 1
PHẦN I: VỐN VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 3
1. Khái niệm về vốn kinh doanh 3
2- Vai trò của vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh 4
3- Các loại vốn kinh doanh 5
3.1- Vốn cố định. 6
3.1.1. Khái niệm và đặc điểm của vốn cố định 6
3.1.2. Phân loại vốn cố định 7
3.1.3. Công tác quản lý vốn cố định 9
3.2 - Vốn lưu động 11
3.2.1. Khái niệm và đặc điểm của vốn lưu động 11
3.2.2. Phân loại vốn lưu động 12
3.3.3. Công tác quản lý vốn lưu động 14
II- Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong sản xuất kinh doanh 15
1 Các chỉ tiêu đánh giá chung về hiệu quả sử dụng vốn 16
2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định 17
3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động 18
III. Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 21
1. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 21
2. Những yêu cầu trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 22
2.1. Đảm bảo phù hợp với chiến lược lâu dài của doanh nghiệp và đồng bộ với các mục tiêu khác của doanh nghiệp 22
2.2. Đảm bảo yêu cầu định hướng, pháp luật của nhà nước 22
2.3. Đảm bảo giải quyết tốt việc làm cho lao động trong doanh nghiệp 22
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn 23
3.1. Các nhân tố tầm vĩ mô 23
3.2. Các nhân tố ở tầm vi mô 24
4. Các biện pháp chính nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 25
4.1. Mở rộng thị trường tăng doanh thu bán hàng cho doanh nghiệp 26
4.2. Lựa chọn và sử dụng hợp lý các nguồn vốn. 26
4.3. Tổ chức và quản lý tốt quá trình hoạt động kinh doanh 27
4.4. Tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất kinh doanh 28
4.5. Lựa chọn phương án kinh doanh và phương án sản phẩm 28
4.6. Tổ chức tốt công tác kế toán và phân tích hoạt động kinh doanh 29
90 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1143 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty dược phẩm và thiết bị y tế Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhân kinh tế đã công tác lâu năm taị các hiệu thuốc cơ sở, có nhiệm vụ điều hành tổ chức toàn bộ hệ thống tài chính – kế toán của công ty. Đó là người có nhiệm vụ tham mưu cho GĐ về nghiệp vụ và các chính sách tài chính theo đúng chế độ hiện hành của nhà nước, giám sát chặt chẽ hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty, quyết toán các hợp đồng kinh tế
Phó GĐ chịu tránh nhiệm về các hoạt động tài chính của công ty trước GĐ
3.2. Các phòng chức ban năng
3.2.1. Nhiệm vụ của các phòng chức năng:
+ Chấp hành và kiểm tra việc chấp hành các chỉ tiêu kế hoạch, các chế độ chính sách của nhà nước, các nội quy của công ty và chỉ thị mệnh lệnh của ban giám đốc
+ Phục vụ đắc lực cho việc sản xuất kinh doanh của công ty
+ Đề xuất với ban giám đốc những chủ trương biện pháp để giải quyết những khó khăn gặp phải trong quá trình kinh doanh và tăng cường công tác quản lý
3.2.2. Phòng tổ chức hành chính:
- Bộ phận tổ chức: Quản lý toàn bộ hồ sơ, số liệu về quá trình hình thành và hoạt động của công ty cũng như hồ sơ của các thành viên trong công ty, quản lý lao động và giải quyết các chính sách cho người lao động. bổ nhiệm các chức năng lao động, thực hiện chức năng và ra quyết định tăng lương từ chức vụ phó giám đốc trở xuống. Bộ phận này do GĐ phụ tránh.
- Bộ phận hành chính: Đảm bảo các cơ sở vật chất trong văn phòng công ty, quản lý cơ sở vật chất, thực hiện các công việc hành chính như tiếp khách, văn thư, đánh máy.
- Ban bảo vệ có nhiệm vụ bảo vệ tại công ty và các cửa hàng
- Ban xây dựng thiết kế
3.2.3. Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu
Trưởng phòng là phó GĐ phụ tránh kinh doanh xuất nhập khẩu. Ngoài trưởng phòng còn có hai phó phòng cùng các nhân viên cung tiêu, viết hoá đơn, làm giá, làm hợp đồng kinh tế, tất cả đều tốt nghiệp Đại học
Phòng kinh doanh có tránh nhiệm lập kế hoạch mua bán hàng hoá và kế hoạch tiêu thụ hàng hoá cho các đơn vị bạn và khách hàng.
Phân phối thuốc xuống các hiệu thuốc, xuống các cửa hàng bán lẽ, đưa và nhận nguyên liệu, thành phẩm đi gia công chế biến.
Nhận làm uỷ thác XNK thuốc và máy móc thiết bị y tế cho các đơn vị bạn
Các đơn vị trực thuộc phòng kinh doanh xuất nhập khẩu bao gồm các ban sau:
- Bộ phận xuất nhập khẩu:
Được đặt dưới sự lãnh đạo của phó GĐ kiêm trưởng phòng kinh doanh phụ tránh xuất nhập khẩu. Bộ phận này có nhiệm vụ theo dõi các hợp đồng xuất nhập khẩu, hoàn thành các thủ tục xuất nhập khẩu theo luật pháp và các tiêu chuẩn của nhà nước
- Bộ phận marketing:
Được đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của phó trưởng phòng. Có nhiệm vụ tìm kiếm thị trường, quảng cáo, hướng dẫn các phương pháp sử dụng thuốc. Làm đại lý độc quyền cho các hãng thuốc nước ngoài, tham gia bán và quảng cáo thuốc tại các hội chợ triễn lãm, đi sâu đi sát các nhu cầu nguyện vọng của khách hàng. Ngoài ra phòng kinh doanh còn trực tiếp quản lý bán buôn, quầy độc lập tại hội chợ thuốc 31 Láng Hạ và triển lãm Giảng Võ
- Bộ phận kiều hối: Trực tiếp lãnh đạo bộ phận kiều hối là phó GĐ kiêm trưởng phòng kinh doanh xuất nhập khẩu. Trong thời kỳ bao cấp, bộ phận này phát triển mạnh nhưng kể từ khi chuyển sang cơ chế thị trường thì nó thu hẹp phạm vi hoạt động
Ban kiều hối có nhiệm vụ chi trả đồng Việt nam cho thân nhân Việt kiều tại trong nước thông qua danh sách các hội Việt kiều tại nước ngoài gửi về thông qua sự quản lý của ban công tác người Việt nam tại nước ngoài. Số tiền ngoại tệ công ty được hưởng do các hội Việt kiều mua dược phẩm, thiết bị y tế về Việt nam theo dường tiểu ngạch, công ty thu lợi nhuận trên cơ sở bán số hàng này.
-Tổng kho:
Gồm một hệ thống kho trực thuộc phòng kế hoạch gồm các kho thành phẩm, nguyên liệu. Có các thủ kho và một kế toán kho quản lý tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về quản lý thuốc dưới sự lãnh đạo của phòng kỹ thuật.
3.2.4 Phòng kỹ thuật:
Lãnh đạo phòng kỹ thuật là một trưởng phòng – phó tiến sĩ dược khoa. Có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng các loại thuốc mà công ty kinh doanh trên địa bàn Hà Nội.Sản xuất thử, kiểm nghiệm và thông báo đưa ra các quy định, đình chỉ lưu hành các loại thuốc quá hạn sử dụng trong phạm vi của công ty. Lập kế hoạch kiểm tra dược chính định kỳ tại tất cả các điểm bán hàng trong mạng lưới của công ty
3.2.5 Phòng tài vụ – kế toán
Trưởng phòng tài vụ - kế toán là phó GĐ phụ tránh tài chính, có nhiệm vụ tổ chức hệ thống kế toán trong công ty, tham mưu cho GĐ về nghiệp vụ tài chính theo đúng chế độ hiện hành của nhà nước, giám sát chặt chẽ hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty, quyết toán các hợp đồng kinh tế
- Kế toán tổng hợp:
Đảm nhiệm chức năng này là phó trưởng phòng tài vụ. Phó trưởng phòng có nhiệm vụ vào sổ tổng hợp chung trên cơ sở các nhật ký chứng từ và các báo cáo của các đơn vị nội bộ, lên chi tiết sổ cái, lên bảng cân đối tài khoản và báo cáo tham khảo ý kiến kế toán trưởng, lên bảng tổng kết tài sản và lập báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh và các báo cáo tài chính khác. Ngoài ra còn phải theo dõi thêm phần công nợ thuộc các tài khoản phải thu, phải trả
- Kế toán thanh toán và tiêu thụ:
Căn cứ vào các báo cáo của các kế toán kho để báo cáo rõ tình hình xuất nhập khẩu hàng hoá cũng như việc thanh toán cùng các kết quả tiêu thụ trong kỳ lên sổ chi tiết công nợ với người mua và bán hàng.
- Kế toán ngân hàng:
Căn cứ vào bảng kê sao và giấy báo nợ, báo có của ngân hàng để kế toán lên nhật ký của tài khoản VND và USD. Lập kế hoạch vay trả tín dụng bằng đồng nội tệ và ngoại tệ dưới sự chỉ đạo của kế toán trưởng và GĐ. Giữ và theo dõi các hợp đồng kinh tế xuất nhập khẩu với nước ngoài, đảm nhiệm về thanh toán XNK.
- Kế toán quỹ:
Hạch toán quỹ tiền mặt lên nhật ký và các bảng kê chi tiết chuyển cho các thành phần khác như nhật ký, tổng hợp, làm thống kê chi tiết tài chính quỹ năm theo yêu cầu của thống kê thành phố. Định kỳ kiểm tra đột xuất quỹ theo lệnh của GĐ và kế toán trưởng
3.2.6.Các đơn vị trực thuộc công ty
Bao gồm:
- Các hiệu thuốc tại các quận, huyện:
+ Hiệu thuốc quận Ba Đình 21 Quan Thánh – Ba Đình – Hà Nội
+ Hiệu thuốc quận Hoàn Kiếm tại 119 Hàng Gai- Hoàn Kiếm – Hà Nội
+ Hiệu thuốc quận Đống Đa tại 327 Khâm Thiên- Đống Đa –Hà Nội
+ Hiệu thuốc quận Hai Bà Trưng tại 44 Lê Đại Hành – Hai Bà Trưng –Hà Nội
+ Hiệu thuốc quận Cầu Giấy tại 20 Cầu Giấy – Hà Nội
+ Hiệu thuốc huyện Gia Lâm tại ái Mộ – Gia Lâm –Hà Nội
+ Giệu thuốc huyện Đông Anh tại thị trấn Sóc Sơn – Hà Nội
+ Hiệu thuốc huyện Thanh Trì tại thị trấn Văn Điển –Hà Nội
Mỗi cửa hàng thuốc đều có một người phụ tránh là chủ nhiệm hiệu thuốc và phải là dược sĩ, có một cửa hàng phó, kế toán, thủ quỹ, một cán bộ kỹ thuật và các nhân viên bán hàng
- Bộ phận đóng gói sản xuất:
Bao gồm cơ sở đóng gói sản xuất tại 98 Hàng Buồm, chuyên đóng gói sản xuất các loại vật tư y tế thông dụng như bông, băng, cồn ôxy già và các loại dầu xoa bóp. Công ty còn có một hiệu thuốc dân tộc ở 59 Lãn Ông chuyên bốc thuốc đông y và pha chế theo đơn.
- Bộ phận vật tư y tế:
Bộ phận này có nhiệm vụ giới thiệu mặt hàng xuất nhập khẩu thiết bị y tế, tìm kiếm khách hàng có nhu cầu nhất là các bệnh viện lớn của thành phố Hà Nội, cung cấp các loại máy phục vụ chuẩn đoán và điều trị, cung cấp thiết bị nội thất cho các phòng bệnh viện. Bộ phận này đặt tại 119 Hàng Buồm – Hà Nội
- Chi nhánh công ty tại Thành Phố Hồ Chí Minh
Chi nhánh được đặt tại 84A/90B Lý Thường Kiệt – quận 1 – Thành phố Hồ Chí Minh có nhiệm vụ theo dõi các hợp đồng và xuất nhập hàng của công ty tại thành phố Hồ Chí Minh
Giám Đốc
Phó GĐ kinh doanh
Phó GĐ tài chính
Hiệu thuốc nội ngoại thành
Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu
Phòng tổ chức hành chính
Phòng kỹ thuật kiểm nghiệm
Phòng kế toán tài vụ
Chi nhánh tại Tp
HCM
Quầy thuốc bán lẽ
Ban xuất nhập khẩu
Ban kiều hối
Ban Marke- ting
Tổng kho
Quầy thuốc bán buôn
Ban cung ứng hàng hoá
Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty dược phẩm và y tế Hà Nội
4- Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật của công ty
Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, đầu vào của công ty chủ yếu là hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài, chính vì vậy mà công ty có những đặc điểm kinh tế kỹ thuật khác biệt so với các doanh nghiệp khác.
Là đơn vị kinh doanh thương mại nên trong tổng nguồn vốn của công ty, vốn lưu động của công ty luôn chiếm một ty trọng lớn, còn tài sản cố định cố định của công ty chủ yếu là nhà cửa vật kiến trúc- cửa hàng phục vụ công tác bán hàng của công ty
Hàng hoá đầu vào của công ty chủ yếu là nhập khẩu nên doanh thu từ lượng hàng hoá này luôn chiếm hơn 75% doanh thu thu của công ty, mặt khác hoạt động nhập khẩu của công ty chịu ảnh hưởng rất lớn của tỷ giá ngoại tệ, nên khi có một sự thay đỗi nhỏ của tỷ giá ngoại tệ nó sẽ ảnh hưởng rất mạnh đến doanh thu và lợi nhuận của công ty.
Điểm khác biệt nữa của công ty đó là công ty hoạt động trong lĩnh vực y tế. Một lĩnh vực mà nó mang tính xã hội rất cao. Vì vậy bên cạnh việc chú trọng tới hiệu quả kinh tế công ty còn phải chú trọng tới hiệu quả xã hội mà nhà nước giao phó
5- Công tác tổ chức và quản lý nhân sự
Do đặc điểm là một doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng thuốc chữa bệnh nên lao động được sử dụng tại doanh nghiệp là lao động có trình độ chuyên môn nhất định. Ngoài những người làm công việc giản đơn như tạp vụ, bảo vệ, phần còn lại đều có trình độ về y dược thấp nhất là dược tá. Trong ban giám đốc, giám đốc và phó giám đốc đều có bằng dược sĩ chuyên khoa II. Phó GĐ phụ tránh kinh doanh và XNK có bằng cử nhân kinh tế. Tất cả những người phụ tránh các đơn vị đều có trình độ chuyên môn là dược sĩ tốt nghiệp đại học. Việc bố trí người bán hàng đều tuân thủ theo quy định của sở y tế Hà Nội. Người đứng bán phải có trình độ thấp nhất là dược tá và chỉ được bán một số mặt hàng đơn giản nhất định. Hiện nay doanh nghiệp đang phấn đấu xây dựng các quầy hàng kiểu mẫu trong đó các dược sĩ đại học đứng bán hàng
Tình hình số lượng lao động của doanh nghiệp trong những năm qua
Đơn vị: người
Năm
1996
1997
1998
1999
2000
Số lượng LĐ
420
418
416
416
413
( Nguồn: Công ty dược phẩm và thiết bị y tế Hà Nội )
Để cho bác sĩ được cập nhật thông tin về thuốc kê đơn cho bệnh viện, công ty có một đội ngũ tiếp thị viên gọi là trình dược viên có trình độ đại học đến các khoa dược của các bệnh viện để giới thiệu về các loại thuốc đặc biệt là các loại thuốc mới. Trên cơ sở đó lấy nhu cầu về cho phòng kinh doanh XNK lên kế hoạch và viết hoá đơn cho khách hàng
Hiện nay vấn đề về quản lý lao động ở công ty được thực hiện hầu như là ở các phòng tổ chức hành chính. Các chứng từ sổ sách về sự biến động số lượng lao động đều được cán bộ ở phòng tổ chức công ty lập và quản lý. Hiện nay công ty quản lý lao động dưới góc độ thời gian làm việc được xác định thông qua “ bảng chấm công”, điều này chỉ theo dõi được ngày công làm việc mà không theo dõi được giá trị của ngày công làm việc ( đối với những công nhân làm theo ca ). Do đó việc trả lương cho người lao động chưa chính xác so với lao động thực tế của họ
II- Hiệu quả sử dụng vốn của công ty dược phẩm và thiết bị y tế Hà nội trong một số năm qua
Cùng với các doanh nghiệp khác bước vào cơ chế thị trường, chấp nhận một quy luật cạnh tranh khốc liệt, công ty dược phẩm và y tế Hà Nội đã gặp phải không ít khó khăn. Hiện nay công ty không những phải cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước mà còn phải đối đầu với các công ty nước ngoài có danh tiếng và tiềm lực tài chính lớn mạnh. Đánh giá đúng tình hình đó công ty đã kịp thời đầu tư thực hiện các phương án kinh doanh, phát triển, nâng cấp, cải tạo các quầy hàng... phấn đấu xây dựng công ty trở thành một doanh nghiệp dược phẩm lớn của Việt nam
Với sự nỗ lực đó trong những năm vừa qua, doanh thu của công ty không ngừng tăng lên, điều này được thể hiện qua biểu sau
Biểu 1: Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong một số năm qua
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 1997
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
So sánh ‘98/’99
So sánh ‘99/’00
Giá trị
Tỷ lệ
Giá trị
Tỷ lệ
Tổng doanh thu
211.427
243.309
257.494
270.360
14185
105,8%
12.866
105%
Thuế VAT
1.785
2.034
2.152
2.264
138
105,8%
112
105%
Tổng chi phí
208.204
239.410
253.360
265.999
13.950
105,8%
12.639
105%
Lãi trước thuế
1.438
1.865
1.982
2.097
117
106,2%
115
105,8%
( Nguồn: Công ty dược phẩm và thiết bị y tế Hà Nội )
1997
1998
1999
2000
Năm
Doanh thu
Qua biểu trên ta thấy được khái quát về tình hình hoạt động, quy mô của công ty, doanh thu và lợi nhuận của công ty năm sau đều tăng lên so với năm trước. Cụ thể doanh thu năm 1998 tăng 31.882 triệu đồng so với năm 1997 hay tăng 115%. Năm 1999 tăng 14.185 triệu đồng so với năm 1998 hay tăng 105,8% và năm 2000 tăng 12.866 triệu so với năm 1999 tương ứng với tỷ lệ 105%. Lợi nhuận trước thuế của công ty năm 1999 tăng lên với con số tuyệt là 117 triệu đồng hay 106,2% - số tương đối. Năm 2000 tăng 115 triệu đồng so với năm 1999 tức tăng gần 106%.
Biểu đồ doanh thu của công ty trong giai đoạn 1997-2000
Nếu chỉ dừng lại ở một cái nhìn sơ lược thì chúng ta không thể thấy được một cách đầy đủ về tình hình sử dụng vốn tại công ty, không thấy được nguyên nhân dẫn đến kết quả đạt được cũng như những tồn tại cần khắc phục trong các kỳ kinh doanh tiếp theo.
Phân tích tình hình quản lý vốn tại công ty dược phẩm và y tế Hà Nội
Trong những năm vừa qua nguồn vốn của công ty liên tục được tăng lên, nếu năm 1997 tổng nguồn vốn là 86.534 triệu đồng thì năm 1998 tổng nguồn vốn của công ty là 88.487 triệu đồng tăng 102,2%, sang năm 1999 tổng số vốn của công ty là 94.824 triệu đồng tăng 6.340 triệu đồng hay 107,1% trong đó vốn cố định tăng 430 triệu đồng, vốn lưu động tăng 5.907 triệu đồng so với năm 1998. Năm 2000 tổng nguồn vốn tăng lên 105.157 triệu đồng tức là tăng lên 10.305 triệu đồng so với năm 1999 hay 110,8% trong đó vốn cố định tăng 577 triệu đồng còn vốn lưu động tăng 9.756 triệu đồng. Điều này cho thấy công ty rất nỗ lực trong việc mở rộng quy mô kinh doanh của mình
Biểu 2: Cơ cấu tài sản của công ty dược phẩm và y tế Hà Nội
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 1997
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
Tài sản cố định
3652
4,2%
3.956
4,47%
4.386
4,62%
4.963
4,71%
Tài sản lưu động
82.882
95,8%
84.531
95,5%
90.438
95,3%
100.194
95,2%
Tổng tài sản
86.534
100%
88.487
100%
94.824
100%
105.157
100%
( Nguồn: Công ty dược phẩm và thiết bị y tế Hà Nội )
Ta thấy rằng trong hai năm vừa qua cơ cấu vốn của công ty tương đối ổn định, trong tổng nguồn vốn năm 1997 vốn lưu động chiếm tỷ trọng 95,8%, năm1998 tỷ trọng của vốn lưu động là 95,53%, vốn cố định chiếm 4,47%, bước sang năm 1999 vốn lưu động chiếm 95,38% còn vốn cố định chiếm 4,62%. Năm 2000 con số đó thay đỗi không đáng kể, trong tổng nguồn vốn, vốn lưu động của công ty chiếm 95,29%, còn vốn cố định chiếm 4,71%, sự thay đỗi không đáng kể này cho thấy công ty muốn duy trì một cơ cấu tài sản ổn định phù hợp với điều kiện kinh doanh của mình
Vốn lưu động chiếm một tỷ trọng cao trong tổng số vốn là một điều dễ hiểu đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, vì rất cần vốn lưu động để mua bán, dự trữ hàng hoá với một khối lượng lớn đáp ứng nhu cầu kinh doanh
Để có thể thấy rõ hơn về vấn đề quản lý vốn trong doanh nghiệp chúng ta cần phân tích quá trình quản lý vốn cố định và vốn lưu động của công ty
1.1. Quản lý vốn cố định
Vốn cố định có một vai trò quan trọng trong sản xuất kinh doanh, nó là nền tảng cho mỗi doanh nghiệp khi tiến hành sản xuất kinh doanh. Vì vậy quản lý vốn cố định là một nhiệm vụ quan trọng của mỗi doanh nghiệp. Tùy theo ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh mà mỗi doanh nghiệp có một cơ cấu tài sản cố định khác nhau, phương pháp khấu hao khác nhau
1.1.1. Cơ cấu tài sản cố định
Biểu 3: Cơ cấu tài sản cố định của công ty dược phẩm và thiết bị y tế Hà Nội
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 1997
Năm1998
Năm 1999
Năm 2000
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
Nhà cửa vật kiến trúc
2.490
68,2%
2.706
68,4%
3.070
70.0%
3.452
69.5%
Máy móc thiết bị
646
17,7%
692
17,5%
743
16.9%
928
18.7%
Phương tiện vận tải
329
9,0%
364
9,2%
318
7.2%
309
6.2%
Thiết bị dụng cụ quản lý
187
5,1%
194
4,9%
255
5.8%
274
5.5%
Tổng tài sản cố định
3.652
100%
3.956
100%
4.386
100%
4.963
100%
( Nguồn: Công ty dược phẩm và thiết bị y tế Hà Nội )
Qua biểu 2 chúng ta thấy rằng tài sản cố định của công ty dược phẩm và thiết bị y tế Hà Nội có bốn loại chính đó là: nhà cửa vật kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải và thiết bị dụng cụ quản lý. Năm1997 tổng tài sản cố định của công ty là 3.652 triệu đồng. Năm 1998 tổng tài sản cố định của công ty là 3.956 triệu đồng tăng 304 triệu đồng, sang năm 1999 tổng tài sản cố định của công ty là 4.386 triệu đồng tăng 430 triệu đồng hay tăng 110,8% và năm 2000 con số đó là 4.963 triệu đồng, tăng 577 triệu đồng tức tăng 113,14% so với năm 1999.
Trong cơ cấu tài sản cố định của công ty thì nhà cửa vật kiến trúc chiếm 68- 70%. Năm 1997 tài sản cố định là nhà cửa vật kiến trúc là 2.490 triệu đồng chiếm tỷ trọng 68,2%. Năm 1998 giá trị nhà cửa vật kiến trúc của công ty là 2.706 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 68,4%, bước sang năm 1999
Tỷ trọng nhà cửa vật kiến trúc
Tỷ trọng máy móc thiết bị
Thiết bị dụng cụ quản lý
Phương tiện vận tải
Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000
Biểu đồ biểu hiện cơ cấu tài sản cố định của công ty Dựoc phẩm và thiết bị y tế Hà Nội
tài sản cố định là nhà cửa vật kiến trúc là 3.070 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 70%. Tuy năm 2000 tỷ trọng nhà cửa vật kiến trúc trong tổng tài sản cố định tài sản cố định có giảm xuống (69,56% so với 70%) nhưng con số tuyệt đối lại tăng 382 triệu đồng và chiếm đến 62,2% tỷ trọng trong số tài sản cố định tăng lên. Đây là một sự nỗ lực của doanh nghiệp, sự tăng lên mạnh về nhà cửa vật kiến trúc cũng chính là sự tăng lên về cơ sở vật chất, quầy hàng, mở rộng thị trường phục vụ cho việc tiêu thụ hàng hoá của công ty được nhanh hơn
Tài sản cố định là máy móc thiết bị và thiết bị dụng cụ quản lý cũng được công ty quan tâm đỗi mới, năm 1997 giá trị của máy móc thiết bị là 646 triệu đồng, năm 1998 tài sản cố định là máy móc thiết bị là 692 triệu đồng, sang năm 1999 con số đó là 743 triệu đồng tăng 51 triệu đồng hay 107,3% và năm 2000 là 928 triệu đồng tăng 239 triệu đồng tức tăng 132,1% so với năm 1999. Số tài sản cố định này chủ yếu để tiến hành sản xuất một số loại dược phẩm, điều đó chúng ta có thể thấy được công ty cũng rất quan tâm đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm để nâng cao khả năng cạnh tranh. Thiết bị dụng cụ quản lý năm 1997 là 187 triệu đồng, sang năm 1998 là 194 triệu đồng tăng 7 triệu đồng. Năm 1999 cũng tăng lên 255 triệu đồng hay tăng lên một số tuyệt đối là 61 triệu đồng so với năm 1998 hay 131,3%, năm 2000 tài sản cố định là thiết bị dụng cụ quản lý là 274 triệu đồng tăng 19 triệu đồng tức tăng 107,4% cho thấy công ty cũng đã tăng cường sử dụng tài sản cố định nhằm tạo thuận lợi và đem lại hiệu quả trong công tác quản lý tuy rằng con số chưa phải là cao.
Bên cạnh việc mở rộng mạng lưới kinh doanh và các trang thiết bị máy móc hiện đại, công ty đã quyết định không đầu tư cho nhóm tài sản là phương tiện vận tải trong hai năm gần đây. Nếu như năm 1998 tài sản cố định là phương tiện vận tải của công ty là 364 triệu đồng chiếm tỷ trọng 9,2% trong tổng số tài sản cố định thì sang năm 1999 tài sản cố định là phương tiện vân tải chỉ còn 318 triệu đồng giảm một lượng tuyệt đối là - 46 triệu đồng hay giảm còn bằng 87% - số tương đối. Năm 2000 con số này tiếp tục giảm xuống còn 309 triệu đồng dẫn đến việc giảm tỷ trọng tài sản cố định là phương tiện vận tải trong tài sản cố định từ 7,23% xuống 6,21%. Điều đó cũng dễ hiểu khi mà công ty tăng cường nhóm nhà cửa vật kiến trúc, mở rộng mạng lưới kinh doanh, không cần phương tiện vận tải nhiều để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng nhỏ
1.1.2. Khấu hao tài sản cố định
Biểu 4: Tình hình khấu hao tài sản cố định của công ty dược phẩm và thiếtbị y tế Hà Nội
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
1997
Năm
1998
Năm
1999
Năm
2000
So sánh ‘98/’99
So sánh ‘99/’00
Giá trị
Tỷ lệ(%)
Giá trị
Tỷ lệ (%)
Nguyên giá TSCĐ
3.652
3.956
4.386
4.963
430
110,0%
577
113,1%
Khấu hao
190
202
223
259
21
110,4%
36
115,6%
Khấu hao luỹ kế
1.750
1.952
2.175
2.434
223
111,4%
259
111.9%
Giá trị còn lại
1.902
2.004
2.211
2.529
206
110,3%
318
114%
( Nguồn: Công ty dược phẩm và thiết bị y tế Hà Nội )
Hiện nay công ty dược phẩm và thiết bị y tế Hà Nội thực hiện tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng (được quyết định trong quyết định số 1062/TC/QĐ/CSTC của Bộ tài chính) và kết quả đó được phản ánh trên biểu 4
Qua biểu 4 chúng ta thấy số khấu hao được trích của công ty năm 1997 là 190 triệu đồng, năm 1998 là 202 triệu đồng tăng 12 triệu đồng, năm 1999 là 223 triệu đồng tăng một lượng tuyệt đối là 21 triệu đồng hay 110,4% - số tương đối. Năm 2000 tăng 36 triệu đồng so với năm 1999 (259 triệu đồng so với 223 triệu đồng) hay tăng 115,6%. Sự tăng lên này chủ yếu là do nguyên giá tài sản cố định của công ty năm 2000 tăng 577 triệu đồng, và một phần nhỏ là do tỷ lệ khấu hao của doanh nghiệp tăng lên.
Tỷ lệ trích khấu hao năm 1997 = = 5,2%
Tỷ lệ trích khấu hao năm 1998 = = 5,1%
Tỷ lệ trích khấu hao năm 1999 = = 5,1%
Tỷ lệ trích khấu hao năm 2000 = = 5,2%
Tuy tỷ lệ trích khấu hao năm 2000 có lớn hơn năm 1999 nhưng không đáng kể, tỷ lệ trích khấu hao của doanh nghiệp nhìn chung đang còn thấp, nguyên nhân chủ yếu là do tài sản cố định của công ty chủ yếu là nhà cửa vật kiến trúc, có thời gian sử dụng lâu dài. Điều đó có thể thấy rằng công ty ít quan tâm đến hao mòn vô hình, trong thời gian tới cần đẩy mạnh đỗi mới tài sản cố định, cần xem xét lại khung khung thời gian sử dụng tài sản cố định và quan tâm hơn nữa đến hao mòn vô hình
1.2. Quản lý vốn lưu động
Công ty dược phẩm và thiết bị y tế Hà Nội là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực thương mại là chủ yếu nên vốn lưu động luôn chiếm một tỷ trọng lớn. Xuất phát từ đặc điểm đó nên việc nghiên cứu vốn lưu động có những điểm khác biệt so với vốn cố định. Biểu 5 cho chúng ta một cái nhìn tổng quát về tình hình vốn lưu động của công ty dược phẩm và thiết bị y tế Hà Nội.
Biểu 5: Tài sản lưu động của công ty dược phẩm và thiết bị y tế
Hà Nội
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 1997
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
Vốn bằng tiền
26.282
31,71
28.723
33.98%
29.996
33.17%
30.769
30.71%
Các khoản phải thu
27.707
33,43%
27.532
32,57%
29.972
33.14%
35.063
34.99%
Vật tư hàng hoá
Trong đó:
- Hàng hoá
- Nguyên vật liệu
- Công cụ dụng cụ
- Chi phí SXKDDD
28.280
28.005
134,3
114,6
26,2
34,12%
27.566
27.228
130,4
103,7
27,8
32,61%
29.826
29544
137,2
116,4
28,3
32.98%
33.730
33.453
128,4
127,2
21,5
33.66%
TSLĐ khác
613
0,74%
710
0.84%
644
0.71%
632
0.63%
Tổng cộng
82.882
100%
84.531
100%
90438
100%
100.194
100%
( Nguồn: Công ty dược phẩm và thiết bị y tế Hà Nội )
Vật tư hàng hoá
Các khoản phải thu
Tài sản bằng tiền
Tài sản lưu động khác
Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000
Biểu đồ biểu hiện cơ cấu vốn lưu động của công ty Hapharco
Chúng ta thấy rằng trong cơ cấu tài sản lưu động của công ty thì tiền mặt, các khoản phải thu, hàng hoá luôn chiếm một tỷ trọng lớn. Năm 1997 tiền mặt là 26.282 triệu đồng, chiếm 31,71%, các khoản phải thu là 27.707 triệu đồng chiếm 33,43%, còn vật tư hàng hoá là 28.280 triệu đồng chiếm 34,12%. Năm 1998 tài sản lưu động là tiền mặt của công ty là 28.723 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 33,98%, các khoản phải thu là 27.532 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 32,57% và vật tư hàng hoá 27566 triệu đông chiếm tỷ trọng 32,61%, còn lại là tài sản lưu động khác. Năm 1999 và 2000 tỷ trọng của ba loại tài sản lưu động trên vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu, tiền mặt năm 1999 là 29.996 triệu đồng chiếm tỷ trọng 33,17%, còn năm 2000 là 30.769 triệu đồng chiếm tỷ trọng 30,71%. Các khoản phải thu năm 1999 là 29.972 triệu đồng chiếm tỷ trọng 33,14%, sang năm 2000 con số đó là 35.063 triệu đồng chiếm tỷ trọng 34,99%. Còn đối với vật tư hàng hoá năm 1999 là 29.826 triệu đồng chiếm tỷ trọng 32,98% thì năm 2000 là 33.730 triệu đồng. Sự thay đỗi đáng chú ý ở đây là tỷ trọng của các loại tài sản lưu động sự tăng lên của các khoản phải thu và sự giảm xuống của tiền mặt trong hai năm gần đây. Nếu như năm 1998 các khản phải thu chiếm tỷ trọng 32,57% thì đến năm 2000 con số đó tăng lên 34,99%. Vì vậy công ty cần quan tâm và giải quyết một cách đúng mức tình trạng này để tránh tình trạng khó khăn trong khả năng thanh toán.
Tuy nhiên nếu chỉ dừng lại ở đó thì chúng ta không thể thấy hết tình hình luân chuyển vốn lưu động của công ty mà chúng ta phải xem xét sâu vào cơ cấu tài sản lưu động ở các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh
Là một công ty hoạt động thương mại là chủ yếu, hàng hoá đầu vào của công ty chủ yếu là nhập khẩu, nên thật dễ hiểu khi lượng vốn lưu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- C0146.doc