Đề tài Một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần Điện nhẹ viễn thông

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I 3

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 3

I. Cạnh tranh 3

1.Khái niệm cạnh tranh 3

2. Các loại hình cạnh tranh. 4

2.1. Căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường có: 4

2.2. Căn cứ vào hành vi của những thành viên tham gia: 4

3. Các lực lượng cạnh tranh trên thị trường. 6

3.1. Nguy cơ nhập cuộc của các đối thủ ngoài ngành 7

3.2 Cuộc cạnh tranh của các đối thủ hiện tại 7

3.2 áp lực từ các sản phẩm thay thế 8

3.4 Sức mạnh của người mua 9

3.5 Sức mạnh của người cung ứng 9

II. Cạnh tranh của doanh nghiệp xây dựng trong cơ chế thị trường. 9

1. Quan niệm về cạnh tranh của các doanh nghiệp xây dựng. 9

1.1 Khái niệm doanh nghiệp xây dựng 9

1.2 Khái niệm về cạnh tranh trong xây dựng 10

1.3 Tính tất yếu phải nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp xây dựng. 11

1.4 Vai trò của cạnh tranh trong xây dựng 12

2. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh ttranh của doanh nghiệp xây dựng. 13

2.1 Nhóm các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 13

2.2 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp 17

3. Các hình thức cạnh tranh của doanh nghiệp xây dựng. 20

4. Các phương thức cạnh tranh của doanh nghiệp xây dựng. 23

4.1 Cạnh tranh bằng sản phẩm (các công trình xây dựng). 23

4.2 Cạnh tranh bằng giá cả. 25

4.3 Cạnh tranh bằng tiến độ thi công. 26

4.4 Cạnh tranh bằng chính sách phân phối và tiêu thụ sản phẩm. 27

5. Các yếu tố phản ánh năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xây dựng. 27

5.1. Các điều kiện,sức mạnh và ưu thế kỹ thuật, công nghệ của doanh nghiệp. 27

5.2 Các điều kiện, ưu thế về tài chính. 29

5.3 Lợi thế về nhân sự trong doanh nghiệp. 31

5.4 Yếu tố nguyên vật liệu. 32

5.5 Tổ chức quản lý trong doanh nghiệp 33

5.6 Marketing của doanh nghiệp 34

5.7 Vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường xây lắp. 35

6. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp xây 35

6.1 Chỉ tiêu thị phần của doanh nghiệp trên thị trường xây lắp. 35

6.2 Chỉ tiêu lợi nhuận đạt được. 36

6.3 Chỉ tiêu giá trị trúng thầu và tổng công trình trúng thầu. 36

6.4 Tiềm lực tài chính của doanh nghiệp 36

6.5 Chất lượng lao động. 37

6.6 Trình độ thiết bị thi công. 37

6.7 Uy tín của doanh nghiệp. 37

CHƯƠNG II 39

THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN 39

ĐIỆN NHẸ VIỄN THÔNG. 39

I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Điện nhẹ viễn thông. 39

II. Các đặc đIểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của Công ty Cổ phần Điện nhẹ viễn thông. 44

1. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty 44

1.1 Sơ đồ chung: 44

2. Đặc điểm về sản phẩm và thị trường tiêu thụ 48

2.1 Đặc điểm về sản phẩm: 48

2.2 Đặc điểm về thị trường: 49

3. Đặc điểm về nguyên vật liệu, máy móc thiết bị 50

3.1 Đặc điểm về nguyên vật liệu 50

3.2 Đặc điểm về máy móc thiết bị 51

4. Đặc điểm về lao động. 52

5. Đặc điểm về tài chính. 54

III. Phân tích khả năng cạnh tranh của Công ty Cổ phần Điện nhẹ viễn thông. 57

IV. Những đánh giá chung về khả năng cạnh tranh của Công ty Cổ phần Điện nhẹ viễn thông. 59

1. Những thành tựu đạt được 59

2. Những hạn chế 60

3. Những nguyên nhân tồn tại. 61

3.1 Nguyên nhân khách quan. 61

3.2 Nguyên nhân chủ quan. 63

CHƯƠNG III. 64

MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN NHẸ VIỄN THÔNG 64

I. Các giải pháp đối với công ty 64

1. Chiến lược marketing. 64

1.1 Cơ sở của chiến lược. 64

1.2 Điều kiện thực hiện chiến lược. 65

1.3 Phương thức thực hiện. 65

1.4 Hiệu quả của chiến lược. 66

2. Phát huy các biện pháp cải tiến kỹ thuật, đầu tư nâng cao năng lực máy móc thiết bị thi công. 67

2.1 Cơ sở của biện pháp. 67

2.2 Điều kiện thực hiện 68

2.3 Phương thức thực hiện . 68

2.4 Lợi ích của việc thực hiện biện pháp. 69

3. Nâng cao chất lượng của đội ngũ lao động để nâng cao khả năng cạnh tranh. 70

3.1 Cơ sở đề xuất giải pháp. 70

3.2 Điều kiện thực hiện. 70

3.3 Phương thức tiến hành. 70

4. Biện pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng đồng bộ theo quá trình kể từ khi bắt đầu thi công đến khi nghiệm thu bàn giao. 71

4.1 Cơ sở của biện pháp. 71

4.2 Điều kiện thực hiện. 72

4.3 Phương pháp thực hiện. 72

5. Chiến lược về thời gian xây dựng. 74

5.1 Cơ sở thực hiện 74

5.2 Điều kiện thực hiện. 75

5.3 Phương thức thực hiện. 75

5.4 Hiệu qủa của chiến lược. 76

6. Tăng cường liên doanh, liên kết làm tăng tính cạnh tranh với những công ty mạnh. 78

7. Chiến lược cạnh tranh bằng giá dự thầu thấp. 80

II. Các kiến nghị với Nhà nước. 80

KẾT LUẬN 82

TÀI LIỆU THAM KHẢO 83

 

 

doc96 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1208 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần Điện nhẹ viễn thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
từ đó nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. + Bốn là, sự trung thành của người lao động trong doanh nghiệp theo sự thăng trầm của doanh nghiệp. Nó cho phép doanh nghiệp theo đuổi đến cùng mục tiêu của mình. + Năm là, khả năng sử dụng có hiệu quả các biện pháp khuyến khích vật chất để động viên người lao động nâng cao năng suất lao động, gắn bó với doanh nghiệp. Đó là các biện pháp tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp cho người lao động. Các doanh nghiệp xây dựng còn có thể sử dụng các biện pháp như đối với mỗi công trình trúng thầu, doanh nghiệp cần đánh giá về giá trị và hiệu quả đạt được mà có sự khen thưởng cụ thể bằng vật chất cho các cán bộ trực tiếp làm hồ sơ dự thầu, trên cơ sở đóng góp của mỗi người. Hay là các sáng kiến cải tiến kỹ thuật mà tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp thì có thể sử dụng phần trăm số tiền tiết kiêm đó để khen thưởng cho những người có sáng kiến đó. Bên cạnh các biện pháp khuyến khích bằng vật chất doanh nghiệp nên kết hợp cả các biện pháp tinh thần. + Sáu là, chính sách thuyên chuyển, đề bạt, đào tạo, bồi dưỡng và tuyển chọn người lao động. 5.4 Yếu tố nguyên vật liệu. Đối với mỗi doanh nghiệp xây dựng, nguyên vật liệu là tố đầu vào chủ yếu. Nó chiếm từ 60 - 70 % giá trị công trình và do nguyên vật liệu là yếu tố trực tiếp cấu tạo nên công trình, nên chất lượng công trình phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng và kết cấu nguyên vật liệu khi xem xét đến điều kiện và ưu thế về nguyên vật liệu của một doanh nghiệp xây dựng ta có thể xem xét trên các khía cạnh sau: + Một là, nguồn cung ứng nguyên vật liệu. Nguồn đó có đảm bảo về mặt thời gian, chất lượng hay không, nguồn đó ở xa hay gần nơi thi công. Các yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí nguyên vật liệu, tiến độ thi công. Nói cách khác, yếu tố này trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. + Hai là, sự linh hoạt của doanh nghiệp trong việc tìm và chọn nguồn nguyên vật liệu với giá cả chất lượng, thời gian theo đúng yêu cầu. Một điều quan trọng khác nữa là giảm bớt sức ép của nhà cung cấp. + Ba là, hệ thống quản lý, dự trữ nguyên vật liệu. Do sản xuất xây dựng thường di chuyển nên không có các kho tàng cố định. Song trong mỗi công trình xây dựng thì cần phải có hệ thống kho tàng. Hệ thống này phải bảo quản được nguyên vật liệu, giảm tối đa lượng hao hụt, thuận tiện trong việc phục vụ thi công. Việc quản lý, dự trữ nguyên vật liệu hợp lý sẽ đảm bảo cung ứng kịp thời nguyên vật liệu cho thi công đúng tiến độ, tiết kiệm được chi phí, hạ giá thành từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. 5.5 Tổ chức quản lý trong doanh nghiệp Đây là một vấn đề rất rộng có thể xem xét một số khía cạnh chủ yếu sau: + Một là, sự thích hợp và linh hoạt của cơ cấu tổ chức quản lý. Một cơ cấu tổ chức hợp lý cho phép doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động trong doanh nghiệp. Còn sự linh hoạt của cơ cấu tổ chức quản lý cho phép doanh nghiệp ứng phó kịp thời thay đổi của môi trường kinh doanh. Đối với một doanh nghiệp xây dựng sự linh hoạt của cơ cấu tổ chức quản lý có vai trò hết sức quan trọng vì đặc trưng của tổ chức quản lý trong xây dựng là không ổn định, có sự thay đổi theo mỗi công trình. Điều này đòi hỏi trình độ tổ chức của cán bộ quản lý phải hết sức sáng tạo và am hiểu về nhiệm vụ của từng công trình. + Hai là, bầu không khí làm việc và nề nếp tổ chức của doanh nghiệp. + Ba là, sự phát triển của các mối quan hệ phi chính thức trong doanh nghiệp. Mối quan tâm của ban lãnh đạo doanh nghiệp đến người lao động, sự thống nhất trong ban lãnh đạo, giữa quản trị viên và người lao động, ảnh hưởng của doanh nghiệp đối với xã hội như quan hệ của doanh nghiệp với các cơ quan chính quyền, cơ quan pháp luật, tổ chức tín dụng tài chính, công đoàn + Bốn là, kinh nghiệm và sở trường kinh doanh của ban lãnh đạo doanh nghiệp + Năm là, triết lý của chủ doanh nghiệp và của ban lãnh đạo 5.6 Marketing của doanh nghiệp Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường thì marketing là một lĩnh vực quản trị không thể nào thiếu được. Bộ phận marketing thực hiện phân tích nhu cầu, sở thích, thị hiếu của thị trường, hoạch định các chiến lược marketing để đẩy nhanh hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp như chính sách sản phẩm, chính sách giá cả, chính sách quảng cáo, khuyếch trương, khuyến mại, các dịch vụ hỗ trợ sau khi bán Đối với doanh nghiệp xây dựng đặc điểm marketing trong xây dựng do đặc điểm của sản phẩm và sản xuất kinh doanh xây dựng quy định. Vì thế mà marketing trong xây dựng có rất nhiều điểm khác so với marketing trong các ngành khác. Khi xem xét ưu thế marketing của doanh nghiệp xây dựng Ta xem xét các khía cạnh sau: + Một là, ngân sách dành cho công tác marketing. Đó là tất cả chi phí cho bộ phận marketing như lương cho cán bộ marketing, chi phí điều tra nghiên cứu thị trường, quảng cáo khuyến mại + Hai là, chất lượng của đội ngũ cán bộ làm công tác marketing. + Ba là, mức độ đa dạng hoá sản phẩm mà doanh nghiệp cung ứng và khả năng mở rộng danh mục các loại sản phẩm. + Bốn là, khả năng thu thập thông tin cần thiết về thị trường, về các chủ đầu tư, về đối thủ cạnh tranh, về đối tác + Năm là, chất lượng sản phẩm và khả năng nâng cao chất lượng sản phẩm. + Sáu là, uy tín của doanh nghiệp và sự tín nhiệm của khách hàng đối với doanh nghiệp trên thị trường xây lắp. + Bảy là, chiến lược giá và linh hoạt của chiến lược giá. + Tám là, chiến lược quảng cáo, khuyến mại, dịch vụ hỗ trợ khách hàng. 5.7 Vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường xây lắp. Vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp được xác định qua hai chỉ tiêu là thị phần của doanh nghiệp trên thị trường xây lắp và chỉ tiêu sức mạnh và tính độc nhất của các khả năng riêng biệt của doanh nghiệp. Qua vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp ta có thể biết được vị trí của doanh nghiệp trên thị trường hiện tại, nó cho phép doanh nghiệp thực hiện một cách thuận lợi các biện pháp cạnh tranh của mình và khả năng chi phối hay sự ảnh hưởng của doanh nghiệp đến các khách hàng và các đối tác cũng như là đối với các đối thủ cạnh tranh. Vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp càng cao thì khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp càng cao và ngược lại khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp h. 6. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp xây 6.1 Chỉ tiêu thị phần của doanh nghiệp trên thị trường xây lắp. Thị phần phản ánh thế mạnh của doanh nghiệp trong ngành. Thị phần lớn tạo lợi thế cho doanh nghiệp chi phối và hạ thấp chi phí sản xuất do lợi thế về quy mô. Giá trị tổng sản lượng xây lắp do DN hoàn thành Thị phần tuyệt đối = Tổng giá trị sản lường xây lắp hoàn thành trên thị trường Ngoài ra, người ta còn dùng chỉ tiêu: Thị phần tuyệt đối của doanh nghiệp Phần thị trường tuyệt đối = Thị phần tuyệt đối của một số đối thủ cạnh tranh Chỉ tiêu này cho phép đánh giá vị thế, sức mạnh của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này mà càng lớn thì càng phản ánh vị thế hàng đầu của doanh nghiệp. 6.2 Chỉ tiêu lợi nhuận đạt được. Chỉ tiêu Giá trị năm Giá trị năm 1.Giá trị TSLXL 2.Lợi nhuận ròng 3.Tỷ suất LNR/TSLXL Đây là một trong các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp xây dựng. Nếu các chỉ tiêu này càng cao phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh càng cao và do đó tạo điều kiện nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp xây dựng. 6.3 Chỉ tiêu giá trị trúng thầu và tổng công trình trúng thầu. + Tổng số công trình trúng thầu hàng năm là số công trình và hạng mục công trình mà doanh nghiệp xây dựng tham gia đấu thầu và trúng thầu trong năm. Chỉ tiêu này mà càng lớn thể hiện khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp càng cao. + Tổng giá trị các công trình trúng thầu hàng năm là toàn bộ giá trị của toàn bộ các công trình và hạng mục công trình mà doanh nghiệp đã trúng thầu trong năm. Tổng giá trị trúng thầu Gía trị trung bình một = công trình trúng thầu Tổng số công trình trúng thầu Chỉ số này phản ánh quy mô bình quân một công trình mà doanh nghiệp đã thực hiện. 6.4 Tiềm lực tài chính của doanh nghiệp Đây là một trong số các chỉ tiêu mà các chủ đầu tư dùng khi đánh giá lựa chọn nhà thầu. Tiềm lực tài chính của doanh nghiệp được đo bằng quy mô tài sản, khả năng thanh toán, khả năng huy động vốn, hiệu quả sử dụng vốn. Doanh nghiệp có tiềm lực tài chính càng lớn thì được đánh giá càng cao. Ngày nay do quy mô của các công trình xây dựng ngày càng cao đòi hỏi các doanh nghiệp xây dựng phải có đủ năng lực tài chính thì mới có thể đảm nhận thi công được. Hơn nữa tiềm lực tài chính càng cao thì khả năng đưa ra các biện pháp cạnh tranh càng nhanh và táo bạo mà các đối thủ không thể thực hiện được do đó mà ưu thế cạnh tranh bằng thời gian càng cao. 6.5 Chất lượng lao động. Thể hiện ở trình độ, kinh nghiệm, năng lực của cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật của công ty có đủ để đảm nhiệm hoàn thành đúng tiến độ, chất lượng theo đúng yêu cầu của chủ đầu tư hay không. Chất lượng lao động cũng là một trong các chỉ tiêu quan trọng mà chủ đầu tư đòi hỏi doanh nghiệp phải trình bày trong hồ sơ dự thầu bao gồm trình độ, kinh nghiệm của ban lãnh đạo, tay nghề bậc thợ của công nhân tham gia thi công, phương án bố trí nhân lực, các điều kiện bảo hộ an toàn lao động trong thi công. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp càng cao nếu ban lãnh đạo của doanh nghiệp có năng lực phán đoán tình thế để đưa ra các chiến lược cạnh tranh kịp thời. 6.6 Trình độ thiết bị thi công. Đây cũng là một trong số các chỉ tiêu quan trọng mà chủ đầu tư dùng để đánh giá nhà thầu. Trình độ thiết bị thi công ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động, chi phí sản xuất, tiến độ thi công, chất lượng công trình. Đối với các công trình đòi hỏi tính phức tạp cao thì đây là một chỉ tiêu quan trọng quyết định doanh nghiệp có thể thắng thầu hay không. Trình độ thiết bị thi công thể hiện ở số lượng, chủng loại, mức độ tiên tiến, khả năng dẫn đầu về công nghệ của máy móc thiết bị thi công của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác trong ngành. 6.7 Uy tín của doanh nghiệp. Đây là chỉ tiêu mang tính chất bao trùm. Nó liên quan tới tất cả các chỉ tiêu trên và nhiều yếu tố khác như chất lượng sản phẩm, các hoạt động dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp, hoạt động marketing, quan hệ của doanh nghiệp với các tổ chức tài chính, ảnh hưởng của doanh nghiệp tới các cơ quan quản lý cấp trên và chính quyền địa phương. Đối với các doanh nghiệp xây dựng thì yếu tố uy tín là một tài sản vô giá, mất uy tín coi như doanh nghiệp đã tự đánh mất mình và không có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Sở dĩ như vậy, là do sản phẩm có giá trị rất lớn đòi hỏi chất lượng cao lại liên quan đến nhiều lĩnh vực. Vì thế các chủ đầu tư khi tìm kiếm nhà thầu đều muốn tìm đến những nhà thầu có uy tín. Có như vậy họ mới yên tâm, uy tín của doanh nghiệp còn có thể cho phép doanh nghiệp huy động các nguồn lực vật chất cho thi công một cách kịp thời như huy động vốn, nguồn cung ứng nguyên vật liệu, sự an tâm và gắn bó của người lao động với doanh nghiệp. . Chương II Thực trạng sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần đIện nhẹ viễn thông. I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Điện nhẹ viễn thông. Công ty Cổ phần Điện nhẹ viễn thông là doanh nghiệp được thành lập dưới hình thức chuyển từ một bộ phận từ doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần, được tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp. Trung tâm kỹ thuật điện nhẹ viễn thông được thành lập theo Quyết định số 740/QĐ - TCB ngày 04/11/1995 của Tổng giám đốc Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam, là đơn vị trực thuộc của Công ty Công trình Bưu điện thuộc Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam có tên đầy đủ Trung tâm kỹ thuật Điện nhẹ viễn thông. Địa điểm: Trụ sở tại 18 – Nguyễn Du – Hà Nội. Điện thoại: 9430265 Fax: 9430269 * Ngành nghề kinh doanh của Trung tâm: + Thi công, lắp đặt, sửa chữa các công trình bưu chính viến thông, điện điện tử, tin học. + Nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công tác thi công xây lắp của công ty công trình bưu điện. + Là đơn vị hạch toán phụ thuộc của công ty công trình bưu điện. Sau khi cổ phần hoá Trung tâm điện nhẹ viễn thông trở thành Công ty Cổ phần điện nhẹ viễn thông. Công ty Cổ phần Điện nhẹ viễn thông có tên giao dịch quốc tế là LOW CURRENT TELECOM JOiNT STOCK COMPANY. Tên gọi tắt: LTC. Điện thoại: 5184070 Fax: 5184071 Trụ sở giao dịch tại: số nhà 18, phố Nguyễn Du, phường Bùi Thị Xuân, Quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội có văn phòng đại diện đặt tại các địa phương khi có nhu cầu. Công ty Cổ phần Điện nhẹ viễn thông là doanh nghiệp có đầy đủ tư cách pháp nhân theo quy định của Pháp luật Việt Nam, có con dấu riêng, độc lập về tài sản, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, các Ngân hàng trong và ngoài nước theo quy định của Pháp luật, có Điều lệ và tổ chức hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, được hạch toán độc lập và tự chủ về tài chính. Công ty được Nhà nước công nhận sự tồn tại lâu dài và phát triển bình đẳng trước Pháp luật, tính sinh lợi hợp pháp. Công ty và các cổ đông được Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu tài sản, vốn đầu tư, thu nhập, các quyền và lợi ích hợp pháp khác. Tài sản và vốn đầu tư của công ty và các cồ đông không bị quốc hữu hoá, không bị tịch thu bằng biện pháp hành chính . trong trường hợp cần thiết vì lý do an ninh, quốc phòng và vì lợi ích quốc gia , nhà nước quyết định trưng mua hoặc trưng mua tài sản của công ty thì chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung của công ty được thanh toán hoặc bồi thường giá trị tại thời điểm quyết định trưng dụng hoăch trưng dụng và tạo điều kiện thuận lợi để đầu tư, kinh doanh vào lĩnh vực hoặc địa bàn thích hợp công ty hoạt động trên nguyên tắc tự nguyện bình đẳng, dân chủ, tôn trọng Pháp luật, các cổ đông tham gia góp vốn đều là đồng sở hữu của công ty, cổ đông có thể là pháp nhân hay thể nhân, cổ đông chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Thời hạn hoạt động của Công ty Cổ phần Điện nhẹ viễn thông la 50 năm kể từ ngày hoàn tất thủ tục đăng ký kinh doanh, việc chấm dứt hoặc gia hạn thời kỳ hoạt đông của công ty do đại hội đồng cổ đông quyết định và cơ quan có thẩm quyền cho phép. Công ty được thành lập để huy động và sử dụng vốn có hiệu quả trong việc phát triển sản xuất kinh doanh về lĩnh vực cung cấp dịch vụ lắp đặt, bảo trì bảo dưỡng thiết bị điện nhẹ viễn thông, điện, điện tử, tin học và các lĩnh vực khác nhằm mục tiêu thu lợi nhuận tối đa, tạo công ăn việc làm, ổn định cho người lao động, tăng lợi tức cho các cổ đông, đóng góp cho ngân sách nhà nước và phát triển công ty ngày càng lớn mạnh. * Ngành nghề kinh doanh của công ty: + Tư vấn, khảo sát các công trình địn nhẹ viễn thông, điện lạnh, điện từ tin học, các hệ thống chống sét, nội thất. + Lắp đặt, bảo trì , bảo dưỡng, hỗ trợ, vận hành các thiết bị điện nhẹ viễn thông, điện tử tin học, các hệ thống chống sét. + Xuất nhập khẩu vật tư, hàng hoá thiết bị + Sản xuất kinh doanh phụ kiện xây lắp, vật tư thiết bị điện nhẹ viễn thông tin học + Thiết kế kỹ thuật thi công và lập tổng dự toán các công trình: - Điện tử viễn thông với các công trình thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông, thiết kế mạng máy tính, mạng thông tin liên lạc, hệ thống camera quan sát. - Thiết kế thông tin vô tuyến điện: Đối với các công trình thông tin liên lạc bưu chính viễn thông (trạm đài thu phát, hệ thống cáp, cột ăng ten, trang âm, hệ thống phòng chốn sét) - Điện lạnh điện tử tin học, báo cháy, điện nước, thang máy + Thi công xây lắp các công trình: điện nhẹ viễn thông, điện lạnh, điện, điện tử, tin học, các hệ thống chống sét, báo cháy, điện nước, cầu thang máy, các công trình thông tin bưu điện các công trình dân dụng, công nghiệp ... * Một số công trình tiêu biểu LTC đã thiết kế và thi công từ 1988 đến nay: - Công trình văn hoá: + Viện bảo tàng Hồ Chí Minh; + Đài phát thanh truyền hình Hà Nội + Rạp xiếc trung ương + Nhà hát Lớn Hà Nội - Công trình nhà máy: + Nhà máy sản xuất đèn hình orion – Hanel + Nhà máy xi măng Bút sơn + Nhà máy biến thế điện ABB + Nhà máy phụ tùng ôtô xe máy + Nhà in Kim đồng + Nhà máy Robôt – Nomura (Hải Phòng) - Công trình khách sạn - du lịch + Khách sạn bên hồ + Trung tâm tháp Hà Nội + Khách sạn quốc tế Tây hồ + Khách sạn quốc tế và nhà nghỉ Quảng Bá +Trung tâm dịch vụ bưu điện – dịch vụ Vũng tầu + Khách sạn Công đoàn + Khách sạn bưu điện Hạ Long - Quảng Ninh - Công trình văn phòng + Phủ Thủ tướng + Đại sứ quán Nga + Đại sứ quán Mỹ + Văn phong Quốc hội + Văn phong công ty công viên cây xanh Hà Nội + Hà Nội Tungshing + Công ty Oracle – Việt Nam + Văn phong Tổng công ty Xây dựng Hà Nội + Văn phòng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn + Trung tâm kỹ thuật đa ngành Nga + Nhà làm việc Viện Khoa học kỹ thuật Bưu điện + Hội trường Viện Khoa học Xã hội + Trung tâm triển lãm thương mại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn + Công ty bưu chính liên tỉnh quốc tế + Văn phòng tổng cục, Tổng công ty Bưu chính viễn thông 18 Nguyễn Du Hà Nội + Văn phòng Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam (phía Nam) + Công ty thông tin di động + Trung tâm chăm sóc sức khoẻ (phía nam) + Hải quan Bà Rịa – Vũng Tầu + Trụ sở Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban nhân tỉnh Vĩnh Phúc + Nhà bưu điện Tỉnh Vĩnh Phúc + Trung tâm điều hành thông tin di động Đà Nẵng - Công trình cáp ngoại vi + Mở rộng cáp thông tin tỉnh Vĩnh Phúc + Mở rộng mạng cáp thông tin tỉnh Hà Tĩnh + Mở rộng mạng cáp thông tin tỉnh Phú Thọ + Mở rộng mạng cáp thông tin tỉnh Lai Châu + Mở rộng mạng cáp thông tin tỉnh Hà tây + Mở rộng mạng cáp quang (cáp đồng sân bay quốc tế Nội Bài) II. Các đặc đIểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của Công ty Cổ phần Điện nhẹ viễn thông. 1. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty 1.1 Sơ đồ chung: Qua sơ đồ ta thấy cơ cấu quản lý của công ty là theo cơ cấu trực tuyến chức năng. Cơ quan quyết định cao nhất của công ty là Đại hội đồng cổ đông, Đại hội đồng cổ đông bầu ra Hội đồng quản trị để quản trị công ty giữa hai nhiệm kỳ đại hội, bầu ban kiểm soát để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh của công ty, quản trị điêu hành công ty. Quản lý điều hành hoạt động của công ty là Giám đốc do Hội đồng quản trị quyết định bổ nhiệm và miễn nhiệm, giúp việc cho Giám đốc là các phòng ban chức năng. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban: * Phòng Kinh tế tổng hợp : - Chức năng: Giúp việc cho lãnh đạo trong việc tổ chức thực hiện các lĩnh vực sau: Tài chính, kế toán, thống kê; Tổ chức lao động tiền lương; Hành chính – phục vụ. - Nhiệm vụ: + Tổ chức hạch toán, ghi chép đầy đủ và đúng hạn các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong công ty. Lập các báo cáo tài chính nộp cho các cơ quan chức năng đúng quy định của Nhà nước... đại hội cổ đông Giám đốc Ban kiểm soát Hội đồng quản trị Phòng Kế hoạch kỹ thuật Phòng Kinh tế tổng hợp Đội xây lắp 4 Đội xây lắp 3 Đội xây lắp 2 P. kinh doanh Xí nghiệp thiết kế Đội xây lắp 1 + Đề xuất các biện pháp cân đối vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, phối hợp với các phòng ban có liên quan lập quyết toán A – B, trình Giám đốc quyết toán nội bộ cho các đội, các đơn vị trực thuộc. + Phối hợp với các bô phận bạn lập kế hoạch có liên quan đến sản xuất kinh doanh của công ty + Thực hiện các biện pháp kiểm tra chứng từ theo quy định của Bộ Tài chính, đồng thời hướng dẫn các bộ phận ghi chép và lập sổ sách, đôn đốc các đơn vị trong công ty phối hợp thực hiện đảm bảo đúng chế độ, chuẩn bị rà soát các hồ sơ có liên quan đến việc tăng giảm nhân lực. + Đảm bảo các chế độ tiền lương và BHXH, BHYT theo quy định của pháp luật và theo quy chế của công ty + Phục vụ các công việc hành chính quản trị cho khối văn phòng bao gồm: cung cấp văn phòng phẩm, văn thư, lái xe, các dịch vụ hành chính khác. + Tham mưu cho giám đốc về công tác cán bộ và quy hoạch cán bộ + Nghiên cứu phương án về Bộ máy tổ chức của công ty phù hợp với sự phát triển của công ty trong từng thời kỳ + Thực hiện việc mua bán cổ phiếu, tính lãi và trả lãi cho cổ đông theo quy định. * Phòng kế hoạch kỹ thuật: - Chức năng: Giúp cho lãnh đạo trong việc tổ chức thực hiện trong các lĩnh vực: kế hoạch, kỹ thuật, an toàn lao động. - Nhiệm vụ: + Lập kế hoạch tháng, quý, năm và đề xuất các biện pháp thực hiện + Chủ trì, lập hồ sơ dự thầu, lập hợp đồng kinh tế + Lập bản giao khoán trình Giám đốc duyệt giao cho các đội + Hướng dẫn, kiểm tra kỹ thuật, an toàn, đôn đốc tiến độ công việc + Phối hợp với các đội, phòng ban lập bản thanh toán, quyết toán khối lượng xây lắp hoàn thành, giải trình với kiểm toán (nếu có) + Phối hợp với các phòng ban lập kế hoạch có liên quan đến sản xuất của công ty. + Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của Giám đốc * Xí nghiệp tư vấn thiết kế: - Chức năng: + Tư vấn các dự án xây lắp + Lập dự án thi công + Lập thiết kế thi công + Lập tổng dự toán thi công công trình + Trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt - Nhiệm vụ: + Sắp xếp công tác tổ chức nội bộ, điều phối nhân lực hiện có để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao. + Tìm kiếm và giữ vững các mối quan hệ với khách hàng + Giới thiệu cho công ty ký kết các hợp đồng xây lắp + Ký hợp đồng, tổ chức thực hiện, thanh lý, thanh quyết toán với chủ đầu tư theo chế độ hiện hành đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng theo yêu cầu của chủ đầu tư + Giao nộp chứng từ về công ty đầy đủ và đúng hạn + Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Giám đốc * Phòng kinh doanh thương mại: - Chức năng: Giúp việc cho lãnh đạo trong việc tổ chức thực hiện trong các lĩnh vực sau: kinh doanh, lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng - Nhiệm vụ: + Tham mưu cho Giám đốc về việc kinh doanh thương mại của công ty + Lập kế hoạch mua bán hàng hoá của phòng hàng tháng, quý, năm trình giám đốc duyệt + Chủ động tìm kiếm thị trường, mua bán hàng hoá vật tư, thanh toán công nợ đảm bảo được mối quan hệ với khách hàng + Giao nộp đầy đủ và kịp thời các chứng từ chi hợp lệ về phòng kinh tế tổng hợp của công ty + Chịu trách nhiệm về kỹ thuật, chất lượng hàng hoá của phòng trước công ty và pháp luật + Báo cáo Giám đốc kết quả kinh doanh cuả phòng theo tháng, quý, năm + Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của Giám đốc * Chức năng, nhiệm vụ của Đội thi công xây lắp: - Chức năng: Tổ chức thi công xây lắp công trình tại công trường đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng và an toàn thi công. - Nhiệm vụ: + Nhận giao khoán của công ty + Tổ chức, bố trí sắp xếp nhân lực phù hợp để xây dựng phương án thi công hợp lý, đồng thời tiến hành thi công nhanh chóng, an toàn và hiệu quả cao + Trực tiếp phối hợp với bên A thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng (nếu có) + Chủ động quan hệ với phòng đầu tư, giám sát kỹ thuật của bên A để có được các biện pháp thi công tốt nhất, chấp hành tốt các định mức kinh tế kỹ thuật + Báo cáo với Giám đốc về tiến độ thực hiện các công trình + Tham gia tìm kiếm việc làm đồng thời giữ vững địa bàn thi công + Giao nộp các chứng từ có liên quan đầy đủ, đúng hạn về phòng kinh tế tổng hợp + Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Giám đốc 2. Đặc điểm về sản phẩm và thị trường tiêu thụ 2.1 Đặc điểm về sản phẩm: Sản phẩm chủ yếu của công ty là các công trình đã được thi công như: hệ thống điện chiếu sáng, hệ thống điện lạnh, hệ thống mạng máy tính, hệ thống cầu thang máy, hệ thống camera giám sát, hệ thống truyền thanh – trang âm, hệ thống điện thoại, hệ thống thu truyền hình vệ tinh cáp, hệ thống phòng chống sét, phòng chống cháy... các sản phẩm này nó cũng như các sản phảm xây lắp – nó mang tính đơn chiếc, đặt tại một vị trí cố định, phục vụ cho nhu cầu dân dụng, cho các công trình văn hoá, nhà máy, các công trình khách sạn – du lịch, trong các văn phòng... có khối lượng vật chất lớn, tiền vốn tiêu hao nhiều, tiến độ hoàn thành công trình chậm, thời gian khai thác sử dụng lâu, số lao động tham gia vào quá trình sản xuất lớn hơn so với những hàng hoá thuộc các lĩnh vực khác. Vì vậy chất lượng công trình, trình độ tổ chức sản xuất, sử sụng vốn một cách có hiệu quả là một trong những nhân tố quyết định đến hiệu quả trong hoạt động của công ty. Những năm vừa qua công ty đã tham gia chủ yếu vào những công trình như: Viện bảo tàng Hồ Chí Minh, Rạp xiếc trung ương, Văn phòng Quốc hội, Đại sứ quán Nga... hầu hết các công trình này đều mang tầm chính trị và kinh tế tương đối lớn ở địa bàn có sản phẩm xây dựng. Hình thức, chất lượng cũng như giá cả, tiến độ thi công công trình có tác động rất lớn đến uy tín và khả năng cạnh tranh của công ty trên lãnh thổ địa phương đó cũng như địa phương lân cận. Sản phẩm của công ty do yêu cầu của khách hàng và các chủ đầu tư nó phụ thuộc vào các yếu tố tự nhiên và địa phương được cố định tại nơi sản xuất. Do vậy, các điều kiện sản xuất khác như máy móc thiết bị, nguồn nhân công... thường luôn phải di chuyển theo từng công trình , với việc di chuyển này sẽ phát sinh chi phí vận chuyển và bảo quản máy móc thiết bị khiến công ty phải tính toán cân nhắc và lựa chọn phương án sản xuất phù hợp. Như vậy, nếu công ty có phương án sản xuất hợp lý thì sẽ giảm được sự ảnh hưởng của yếu tố tự n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docJ0043.doc
Tài liệu liên quan