LỜI MỞ ĐẦU
PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ KHẢ NĂNG CỦA DOANH NGHIỆP.
I/ Khái niệm cạnh tranh và khả năng cạnh tranh.
1. Cạnh tranh.
1.1 Khái niệm.
1.2 Các hình thức cạnh tranh.
1.2.1 Xét theo phạm vi nền kinh tế.
1.2.2 Xét theo tính chất và mức độ cạnh tranh.
1.2.3 Xét theo chủ thể tham gia thị trường.
2. Khả năng cạnh tranh.
II/ Sự cần thiết phải nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
1. Đối với doanh nghiệp.
2. Lợi ích đối với người tiêu dùng.
III/ Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
1. Các nhân tố khách quan.
1.1 Môi trường nền kinh tế quốc dân.
1.2 Môi trường ngành.
2. Các nhân tố chủ quan.
IV/ Một số chỉ tiêu tổng hợp đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
1. Thị phần tuyệt đối.
2. Thị phần tương đối.
3. Tỷ lệ lợi nhuận.
4. Tỷ lệ chi phí marketing / tổng doanh thu.
V/ Nội dung biểu hiện về khả năng cạnh tranh.
1. Giá cả sản phẩm.
2. Chất lượng sản phẩm.
3. Mạng lưới kênh tiêu thụ sản phẩm.
4. Chính sách dịch vụ hậu mãi.
VI/ Kinh nghiệm một số nước trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh.
PHẦN II:PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY DỆT 8/3.
I/ Giới thiệu chung về công ty Dệt 8/3.
1. Quá trình hình thành công ty Dệt 8/3.
2. Tiến trình phát triển công ty Dệt 8/3.
II/ Đặc điểm kinh tế – kĩ thuật ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của công ty Dệt 8/3.
1. Tính chất sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm.
2. Đội ngũ lao động.
3. Máy móc thiết bị công nghệ.
4. Nguyên vật liệu.
5. Nguồn vốn kinh doanh.
III/ Phân tích khả năng cạnh tranh của công ty Dệt 8/3 trong thời gian qua.
1. Cạnh tranh trên phương diện thị trường tiêu thụ sản phẩm.
2. Cạnh tranh trên phương diện chất lượng sản phẩm.
3. Cạnh tranh trên phương diện giá thành sản phẩm.
4. Cạnh tranh về mẫu mã sản phẩm.
5. Cạnh tranh trên phương diện marketing.
IV/ Đánh giá chung khả năng cạnh tranh của công ty Dệt 8/3.
1. Những mặt được.
2. Một số tồn tại.
2.1. Chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng
2.2. Giá thành sản phẩm còn cao.
2.3. Công tác Marketing còn yếu.
77 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1128 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty Dệt 8/3, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(Nguồn: Phòng Kế Hoạch Đầu Tư )
5.Nguồn vốn kinh doanh.
Vốn là yếu tố cơ bản và quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường.Trước đây, vốn của công ty chủ yếu do Nhà nước cấp. Ngày nay, chuyển sang cơ chế thị trường, cơ chế hoạch toán, độc lập tự chủ về tài chính. Công ty phải chủ động tìm kiếm huy động vốn đáp ứng nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Vốn của công ty được hình thành chủ yếu từ hai nguồn:
- Nguồn do Nhà nước cấp.
- Nguồn tự có của công ty (được trích từ các quỹ đầu tư phát triển, quỹ phúc lợi xã hội…)
Tuy nhiên, hiện nay nguồn vốn do Nhà nước cấp không còn, công ty phải chủ động trong vấn đề này. Nhìn chung, không chỉ riêng công ty mà hầu hết các doanh nghiệp ở nước ta đang hoạt động trong tình trạng thiếu vốn và chiếm dụng vốn lẫn nhau, vấn đề này càng trở nên khó khăn với công ty Dệt 8/3.
Bảng 6 :Cơ cấu vốn của công ty
ĐVT: 1000Đ
Các chỉ tiêu
31/12/2000
31/12/2001
A.Nợ phải trả
I.Nợ ngắn hạn
1.Vay ngắn hạn
2.Phải trả người bán
3.Người mua trả tiền trước
4.Thuế và các khoản phải nộp NN
5.Phải trả CBCNV
6.Phải trả, phải nộp khác
II.Nợ dài hạn
177.801.330
170.601.330
89.168.208
62.575.920
214.920
2.552.538
10.094.280
5.995.464
7.200.000
178.736.088
172.856.088
87.027.972
67.804.548
491.544
2.903.664
9.653.394
4.974.966
5880.000
B.Nguồn vốn chủ sở hữu
I.Nguồn vốn quỹ
1.Nguồn vốn kinh doanh
2.Quỹ đầu tư phát triển
3.Quỹ dự phòng tài chính
4.Quỹ dự phòng trợ cấp mất VL
5.Lợi nhuận chưa phân phối
6.Quỹ khen thưởng phúc lợi
7.Quỹ đầu tư XDCB
II.Nguồn kinh phí
98.258.652
97.908.192
71.440.488
2.229.708
144.318
62.982
902.880
427.128
22.700.688
350.460
98.577.870
98.227.410
71.440.488
2.229.708
144.318
62.982
1.207.860
441.366
22.700.688
350.460
Tổng nguồn vốn
276.059.982
277.313.958
(Nguồn: Phòng Kế Toán- Tài Chính)
Nhìn vào cơ cấu vốn của công ty ta thấy tổng nguồn vốn tăng lên:1.253.976 nghìn đồng, tương ứng là 0,4 %. Trong tổng nguồn vốn thì vốn vay chiếm tỷ lệ gần 64%. Vốn chủ sở hữu cũng tăng 319.218 nghìn đồng. Và trong nguồn vốn chủ sở hữu nguồn vốn kinh doanh chiếm tỷ lệ 72%.
Với lượng vốn vay lớn, một mặt công ty có thể chủ động đầu tư vào máy móc thiết bị có giá trị lớn mà không bị bó hẹp trong nguồn vốn tự có cũng như ngân sách cấp còn hạn chế. Song mặt khác nguồn vốn vay lớn khiến công ty phải trả một lượng lãi vay cao hàng năm làm tăng chi phí kinh doanh từ đó làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh của công ty.
III/ Phân tích thực trạng khả năng cạnh tranh của công ty Dệt 8/3 .
1. Cạnh tranh trên phương diện thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Dệt may là một trong những nghành kinh tế quan trọng, không chỉ tạo việc làm cho hơn nửa triệu lao động trong nước mà còn đáp ứng nhu cầu may mặc và tăng kim nghạch xuất khẩu. Từ khi nền kinh tế Việt Nam chuyển sang cơ chế thị trường, mặc dù còn nhiều khó khăn về thị trường trong và ngoài nước, thị trường hạn ngạch (EU, Canada ) chỉ đáp ứng tỷ lệ thấp so với năng lực hiện có. Thị trường không hạn ngạch như Nhật Bản, Hàn Quốc…đang giảm sút và biến động nhất là các mặt hàng cấp thấp. Thị trường truyền thống SNG và Đông Âu chưa khôi phục, thị trường nội địa sức mua thấp lại bị cạnh tranh gay gắt bởi hàng nhập lậu trốn thuế… song nghành dệt may Việt Nam đã có những khởi sắc và đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Các doanh nghiệp Dệt may đã từng bước tìm được phương thức đầu tư thích hợp, đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ để chế tạo ra các sản phẩm có đủ sức cạnh tranh .
Hiện nay, công ty Dệt 8/3 đang chịu sự cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp cùng ngành trong nước và hàng may mặc Trung Quốc, hàng nhập lậu trốn thuế. Các đối thủ mà cạnh tranh mạnh với công ty trong lĩnh vực này có thể kể đến là: công ty Dệt 19/5, công ty dệt Hà Nội, công ty dệt Thắng Lợi, các công ty dệt Miền Nam...
Bảng 7: Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của công ty
Hàng
ĐV
Tính
1999
2000
2001
KH
TH
%
KH
TH
%
KH
TH
%
Sợi toàn bộ
Tấn
5150
5719
111
5850
6074
103
6500
6608
102
Sợi bán
Tấn
2820
4520
160
4270
4826
113
4926
4905
99
Vải mộc
1000m
10620
11757
110
11300
13156
116
11821
11409
96
Vải TP
1000m
13000
11198
86
12300
12674
103
13436
14437
107
SP may
1000SP
390
372
95
547
615
112
900
945
105
(Nguồn :Phòng KH-TT)
Nhìn vào bảng trên ta thấy, nhìn chung tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ của công ty chưa tốt lắm. Hầu như năm nào cũng có những sản phẩm chưa đạt kế hoạch. Duy chỉ có năm 2000 là hoàn thành vượt mức kế hoạch một cách đầy đủ các mặt hàng. Còn lại các năm 1999, năm 2001 còn một số mặt hàng chưa đạt kế hoạch như vải thành phẩm, sản phẩm may năm 1999; sợi bán, vải mộc năm 2001. Điều này dẫn đến công ty không hoàn thành kế hoạch tiêu thụ đặt ra
Trong những năm qua, với thị trường rộng lớn và đang phát triển mạnh mẽ theo sự đổi mới của đất nước, công ty luôn đặt ra câu hỏi phải làm thế nào để kích cầu trong nước, gợi mở nhu cầu của người tiêu dùng để phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh.
Bảng 8: Tình hình tiêu thụ một số loại vải chủ yếu cho một số khách hàng quen thuộc .
ĐV:1000m
Khách Hàng
1999
2000
2001
Bán
(%)
Bán
(%)
Bán
(%)
Quốc Phòng
6902
35
8739
37
8461
35
May Thăng Long
1775
9
2834
12
3143
13
May Đức Giang
986
5
1653
7
1934
8
May MiềnNam
1775
9
2599
11
2642
11
Vải Sợi SG
1972
10
3071
13
2176
9
Công Ty khác
6310
32
4724
20
5802
24
Tổng cộng
19721
100
23620
100
24176
100
(Nguồn phòng Kế Hoạch –Tiêu Thụ)
Sản phẩm vải của công ty cũng tiêu thụ rất nhiều và chủ yếu là thị trường trong nước, xuất khẩu còn ít. Khách hàng tiêu thụ vải của công tỷ rất đa dạng. Qua bảng trên ta thấy có sự thay đổi về số lượng mua của mỗi khách hàng. Vì qua mỗi năm lượng mua của mỗi khách hàng là khác nhau, có những khách hàng giảm đi.
Đối với thị trường nước ngoài: số lượng sản phẩm tiêu thụ của công ty ra thị trường nước ngoài chiếm tỷ lệ ít chủ yếu là các sản phẩm may mặc như: áo jacket, áo sơ mi nam , nữ bảo hộ lao động, quần âu nam, pyzama, quần soóc, đến các thị trường như : Hà Lan, Tây Ban Nha, Italia, Anh, Đức, Nhật, Đài Loan. Đây là những sản phẩm có chất lượng chưa cao, những mặt hàng có giá trị cao còn rất ít. Trước đây, việc xuất khẩu chủ yếu thông qua các xí nghiệp may, có nghĩa là công ty bán vải cho các công ty may và họ may theo yêu cầu của khách hàng. Theo phương thức này công ty chỉ thu được lãi từ vải còn các khoản khác bên may được hưởng, nhưng vào đầu năm 2001 công ty đã khánh thành xí nghiệp may mới với hơn 500 máy may nên công ty đã khắc phục được phần nào những hạn chế trên.
Bảng 9: Kim nghạch xuất khẩu sản phẩm may của công ty giai đoạn 1998 - 2001
Khách hàng
1998
1999
2000
2001
Pháp
42,522
30,170
-
-
Đức
1.244,530
1.143,420
1.523,250
2.763,710
Nhật
-
-
1.530,950
1.220,520
Anh
-
721,635
906,078
1.312,064
Nga
1.798,562
1.442,012
1.057,451
1.205,260
HồngKông
1.255,063
1.626,790
1.912,072
2.487,065
Thuỵ sỹ
311,128
292,109
202,210
1.195,191
Đài Loan
955,603
1.856,602
2.000,12
3.796,21
Nước khác
771,59
8.846,06
9.545,99
2.816,38
Tổng cộng
6.379
15.959,5
18.678,12
16.796,9
( Phòng: KH- TT)
Bảng 10 : Kết quả hoạt động XK của công ty
ĐV:TrĐ
1998
1999
2000
2001
DTXK
7.171
11.924
21.202
23.231
TDT
181.377
199.791
245.639
268.595
DTXK/TDT
3,95 %
5,97 %
8,63 %
8,65 %
Qua bảng trên ta thấy doanh thu xuất khẩu của công ty ngày càng cao chứng tỏ công ty luôn nỗ lực vươn sản phẩm của mình ra thị trường, đáp ứng nhu cầu cạnh tranh trong thời kỳ mới và đã có những thành công nhất định.
Cạnh tranh trên phương diện chất lượng sản phẩm.
Chất lượng sản phẩm ngày nay đã trở thành một trong những điều kiện hàng đầu để khách hàng lựa chọn sản phẩm. Trong những năm qua, công ty đã cố gắng không ngừng trong các khâu từ nghiên cứu, thiết kế đến chế tạo sản phẩm để tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, phục khách hàng tốt hơn, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh.
ở xí nghiệp Sợi, chất lượng sợi được đánh giá qua các chỉ tiêu:
- Sợi lệch tương đối cho phép về độ mảnh (%)
- Độ bền kéo đứt tương đối
- Hệ số biến sai theo độ mảnh (%)
- Số điểm bông kết, tạp chất trong một gam sợi
- Độ săn của sợi (xoắn /mét )
Nhờ việc lắp đặt thiết bị hiện đại, tìm được nguồn cung bông với chất lượng tốt, tăng cường công tác quản lý nên chất lượng của sản phẩm được nâng lên.
Bảng 11 : Chất lượng một số loại sợi năm 2000-2001
Loại sợi
2000
2001
Loại I
(%)
LoạiII
(%)
Loại III
(%)
Loại I
(%)
Loại II
(%)
Loại III
(%)
Ne21 cotton
90.6
9.4
0
61
18
21
Ne23 cotton
72.1
27.9
0
50
42
8
Ne30 cotton
100
0
0
90
5
5
Ne32d cotton
33.6
66.4
0
35
60
5
Ne32n cotton
59.3
33.8
6.9
45
35
20
Ne21d cotton
100
0
0
100
0
0
Ne30ckcotton
70.0
20.0
10
78
22
0
Ne40ckcotton
55.4
44.6
0
80
20
0
Ne30Ctcotton
0
100
0
85
15
0
Ne45PCCK
0
100
0
50
50
0
Xí nghiệp Dệt là xí nghiệp chủ đạo của công ty dệt 8/3. Sản phẩm của xí nghiệp là các loại vải. Tuỳ theo từng loại vải có thể có các chỉ tiêu chất lượng cho vải mộc xuất xưởng như sau:
- Dung sai cho phép của khổ rộng vải.
- Trọng lượng.
- Mật độ sợi dọc.
- Mật độ ngang.
- Độ dày dọc
- Độ dày ngang.
- Độ bền sợi dọc, ngang.
Bảng 12: Chất lượng một số sản phẩm chính của xí nghịêp Dệt
Mặt hàng
1999
2000
2001
Loại I
(%)
Loại III
(%)
LoạiI
(%)
LoạiIII
(%)
LoạiI
(%)
LoạiIII
(%)
Ga 7648
74.0
5.0
77.0
4.3
77.0
4.0
Fin 3925
93.4
0.8
85.2
4.2
85.0
4.2
Láng 7140
70.6
5.4
76.3
2.0
80.0
3.0
Nỉ 3415
70.7
0.8
72.8
0.8
74.5
3.0
Kaki 5430
73.6
1.4
74.5
4.3
76.5
4.3
Si 7635
29.9
13.9
86.0
6.2
87.0
6.2
Fin 3423
86.6
2.0
87.0
4.5
90.0
2.0
(Theo số liệu trung tâm TN và KCS)
Về phẩm may: Công ty đã đầu tư mở rộng và nâng cấp xí nghiệp may. Năm 2000 đã đưa vào hoạt động dây chuyền may gần 500 máy với sản lượng đạt 900000 sản phẩm /năm và vào tháng2 năm 2001 công ty đã khánh thành xí nghiệp may mới với hơn 300 máy móc hiện đại nhập từ Nhật Bản nhằm phục vụ tốt hơn nữa cho thị trường trong nước cũng như thị trường xuất khẩu.
Đặc điểm quản lý chất lượng sản phẩm may khác với các sản phẩm khác. Sản phẩm may chủ yếu cho xuất khẩu và một phần đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng trong nước. Do vậy việc quản lý phân loại chất lượng sản phẩn tuỳ theo yêu cầu của khách hàng nước ngoài. Có thể tóm lại ở mấy điểm chính sau:
- Chuẩn về kích thước
- Chuẩn về chất lượng nguyên vật liệu
- Chuẩn về tỷ lệ phối cỡ phối màu
- Chuẩn về quy cách giặt là, gấp, đóng gói
- Đảm bảo vệ sinh công nghiệp
Trong những năm trở lại đây, công ty Dệt may 8/3 đã dần lấy lại được uy tín trên thị trường nội địa cũng như thị trường xuất khẩu về hàng may mặc đặc biệt năm 2001 công ty đã xuất khẩu với doanh thu trên 1,5 triệu USD tăng 1,1 lần so với năm 2000 thể hiện phần nào chất lượng sản phẩm của xí nghiệp may nói riêng và chất lượng sản phẩm vải sợi của công ty nói chung đáp ứng được nhu cầu và khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Trong công tác quản lý chất lượng, công ty đã đạt được những kết quả đáng kể: việc kiểm tra chất lượng sản phẩm của công ty đã được thực hiện nghiêm túc và đều đặn trên tất cả các khâu của quá trình sản xuất. Và được thực hiện ở nhiều cấp trong công ty từ sự kiểm tra của công nhân trong các phân xưởng, kiểm tra của các bộ phận KCS ở các xí nghiệp cho đến kiểm tra của trung tâm thí ngnhiệm và KCS cho tất cả các sản phẩm sản xuất của công ty. Khi có biến động về chất lượng sản phẩm thì dễ dàng được phát hiện và xử lý và ngăn chặn kịp thời góp phần hạn chế các thiệt hại về vật chất, giảm các chi phí về tái chế sản phẩm, giảm được giá thành sản phẩm xuất xưởng. Nhờ đó mà chất lượng sản phẩm của công ty ổn định, tăng trưởng và đáp ứng được nhu cầu của thị trường góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty.
3. Cạnh tranh trên phương diện giá thành sản phẩm của công ty
Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và là căn cứ quan trọng để định giá bán sản phẩm. Phấn đấu giảm thấp chi phí sản xuất và giảm giá thành sản phẩm luôn là phương hướng chủ yếu và lâu dài để tăng lợi nhuận và hiệu quả trong các doanh nghiệp hiện nay. Chính vì vậy, công ty Dệt 8/3 đã không ngừng phấn đấu hạ giá thành sản phẩm bằng những biện pháp: sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu, bố trí lao động khoa, nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí cố định. Chi phí nguyên vật liệu cho sản xuất phần lớn thường chiếm trên 70% trong tổng giá thành.
Trong năm 2001 công ty đã tổ chức sắp xếp lại lao động, bố trí hợp lý bộ máy gián tiếp, cắt giảm các chi phí không cần thiết…do đó đã giảm được chi phí trong giá thành sản phẩm. Bên cạnh đó, mà trực tiếp là phòng kế hoạch thường xuyên kiểm tra theo dõi việc thực hiện các định mức về tiêu hao nguyên vật liệu đối với từng loại sợi, vải và từ đó có nhứng điều chỉnh thích hợp tránh lãng phí nguyên vật liệu.
Ngoài ra, công ty còn có chế độ thưởng phạt vật chất để khuyến khích công nhân tiết kiệm nguyên vật liệu, các yếu tố đầu vào khác, nâng cao ý thức trách nhiệm trong sản xuất, hạn chế sản phẩm hỏng từ đó tiết kiệm được chi phí.
Bảng 13 : Giá thành sản lượng hàng hoá năm 2001
ĐV:1000Đ
Khoản mục
Kế hoạch
Thực hiện
Giá trị
%
Giá trị
(%)
Nguyên vật liệu
107.745.611
50.52
106.600.314
52.51
Vật liệu phụ
16.811.306
7.88
14.720.611
7.25
Nhiên liệu
5.078.122
2.38
4.869.372
2.40
Năng lượng
12.699.759
5.95
11.512.678
5.67
Tiền lương CNSXC
17.445.416
8.18
15.838.235
7.8
BHXH
2.353.501
1.10
2.004.123
0.99
Khấu hao TSCĐ
12.961.665
6.07
11.738.892
5.78
CFQLSXC
21.934.762
10.28
20.147.814
9.92
CFQLDN
16.109.907
7.55
15.402.739
7.59
CF Lưu thông
189.565
0.09
178.423
0.09
Giá thành toàn bộ
213.231.804
100.00
203.013.201
100.00
(Phòng KH-TT)
Gọi Q là số lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ
Z0 , Z1 là giá thành đơn vị kế hoạchvà thực tế
Q x Z1
Ta có tỷ lệ % thực hiện giá thành kế hoạch = ----------- x 100
Q x Z0
Theo số liệu trên ta có :
203.013.201
Tỷ lệ % thực hiện giá thành kế hoạch = ------------------ x 100 = 95,21 %
213.231.804
Như vậy, công ty đạt mức tương đối giảm giá thành là : 4,79 %
Tương ứng mức tuyệt đối là :
213.231.804 – 203.013.201 = 10.218.603 (1000Đ).
Do sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ khác nên công ty Dệt 8/3 đã xác định: muốn đứng vững trong nền kinh tế thị trường một mặt công ty phải nâng cao được chất lượng, một mặt phải giảm chi phí sản xuất nhằm thu hút khách hàng. Trên cơ sở đó công ty có kế hoạch chủ động hạ giá thành trong từng khâu, từng bộ phận sản xuất.
Bảng 14: Giá thành một số sản phẩm may năm 1999 -2001.
Mặt hàng
ĐVT
1999
2000
2001
I. Hàng nội địa
1000Đ
áo sơ mi
45
55
55
Quần âu
65
75
70
Quần soóc
42
45
35
Quần áo trẻ em
35
20
20
áo jackét
125
120
80
BHLĐ
50
52
52
II. Hàng xuất khẩu
USD
áo sơ mi
3,3
3,5
3,0
Quần âu
4,5
4,0
3,0
Quần soóc
3,0
2.0
1,7
BHLĐ
4,1
3,8
3,7
Quần áo trẻ em
3,2
2,5
1,6
áo jackét
7,5
7,0
6,0
Vỏ chăn
9,0
8,5
8,5
(Phòng KH-TT)
Qua biểu trên ta thấy giá thành sản phẩm may của công ty có xu hướng giảm xuống. Đây là một thành công rất lớn cuả công ty trong điều kiện giá cả nguyên vật liệu, các yếu tố đầu vào khác đều tăng một cách tương đối, máy móc thiết bị của công ty lạc hậu, năng suất thấp, chất lượng chưa cao. Việc hạ được giá thành sản phẩm đã giúp công ty có thể cạnh tranh tốt hơn với các DN khác trong ngành và với hàng dệt may nhập ngoại đặc biệt là hàng dệt may của Trung Quốc với giá cả rất thấp.
4. Cạnh tranh về mẫu mã mặt hàng.
Trong hoạt động cạnh tranh của mình, công ty luôn cố gắng tập trung nghiên cứu thị trường, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng, càng cao của người tiêu dùng nâng cao khả năng cạnh tranh. Các loại sợi vừa là bán thành phẩm của công ty vừa là đầu vào cho một số doanh nghiệp dệt khác trong nước như: công ty dệt vải công nghiệp, công ty 19/5, công ty dệt may Hà Nội…Các loại vải thành phẩm của công ty đáp ứng được một phần nhu cầu tiêu dùng cá nhân trong và ngoài nước, một phần phục vụ cho sản xuất như may áo sơ mi nam nữ, quần âu, áo jackét, bảo hộ lao động. Các sản phẩm may của công ty từ khi ra đời tới nay đã phát triển khá nhanh, nắm bắt thị hiếu thời trang của thị trường, dần tạo được uy tín trên thị trường.
- Danh mục chi tiết các sản phẩm sợi chủ yếu: Ne10cotton, Ne16cotton, Ne20CT, Ne30CK, Ne40CK, Ne45PE, Ne46PE, Ne20PES, 32pc, 20pc, 32pc83/17, 20pc83/17, 40/2CotCKD, Ne32A, Ne20CTB, Ne45PEDK, Ne 20a, Ne20b, Ne21N, Ne21d, Ne23d…
Danh mục một số các sản phẩm vải chủ yếu:
Tên vải Khổ vải (mét)
Chéo 5146 1,57
Chéo 5430 1,57
Chéo 6842 0,81
Chéo chun 6842 1,60
Phin 3925-1 0,9
Katê 7640 0,96
Nỉ 3415 trắng 1,25
Si 7635 1,5
Danh mục chi tiết các sản phẩm may mặc: áo sơ mi nam nữ , quần âu nam nữ , quần soóc, quần áo trẻ em, quần yếm, pyzama, bảo hộ lao động, áo jackét, vỏ chăn , ga gối, khăn bàn.
Có thể nói số lượng mặt hàng của công ty là khá đa dạng phục vụ cho nhiều thành phần đối tượng khác nhau, Công ty đã thực hiện tốt việc nghiên cứu thiết kế mẫu mã mặt hàng, đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng.
Về mẫu mốt, công ty đã phân tích các đặc tính, đặc thù riêng của từng nhóm nhu cầu về màu sắc, kiểu dáng, phong tục tập quán…Để tạo được sự phong phú về kiểu mẫu mốt quần áo, công ty đã cải tiến các kiểu dáng đã bị lạc hậu trong qúa khứ, lấy ý kiến người tiêu dùng nhằm tung ra các sản phẩm mới trên thị trường.
5. Cạnh tranh trên phương diện marketing
Là công ty có bề dày truyền thống trong ngành dệt may Việt Nam nhưng hiện nay công ty đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Hơn thế nữa, công ty cũng đang bị cạnh tranh gay gắt với nhiều đối thủ có lợi thế về năng lực sản xuất, máy móc thiết bị, thị trường… cả trong nước và ngoài nước. Việc yêu cầu đặt ra và phát triển một chiến lược marketing cạnh tranh thích hợp để dần lấy lại vị thế của mình trên thị trường sao cho xứng đáng với quy mô, truyền thống của công ty là cần thiết.
Công ty Dệt 8/3 cũng như nhiều doanh nghiệp khác luôn có sự tìm hiểu thị trường nắm bắt các nhu cầu của khách hàng nhằm phục vụ họ một cách tốt nhất và ngày càng hoàn thiện. Căn cứ vào báo cáo bán hàng, báo cáo thu chi, báo cáo về nhân sự, các loại hoá đơn chứng từ … Các cán bộ quản lý sau khi xem xét, tổng hợp sẽ dự báo mức sản xuất và tiêu thụ trong thời gian tới.
Thông tin về thị trường, khách hàng, các đối thủ cạnh tranh được thu thập từ việc nghiên cứu tìm hiểu thị trường, từ ấn phẩm xuất bản, báo tạp chí,…từ khách hàng, từ trực tiếp đối thủ cạnh tranh. Công tác này đã và đang được công ty thực hiện khá hiệu quả. Thông qua mạng lưới bán buôn, bán lẻ công ty đã nhận được những ý kiến bổ ích từ phía khách hàng về sản phẩm của công ty, những điểm mạnh cần phát huy, những điểm yếu cần khắc phục để cải tiến và hoàn thiện.
Ngoài ra công ty còn cử cán bộ đi tìm hiểu thị trường. Sau thời gian tìm hiểu, các cán bộ luôn đóng góp những ý kiến bổ ích nhằm giúp công ty đưa ra những quyết định đúng đắn. Các thông tin thu thập được từ thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh được công ty tập trung phân tích, đánh giá từ đó rút ra kết luận. Từ đó, giúp công ty xây dựng những chiến lược sản xuất kinh doanh, chiến lược cạnh tranh hữu hiệu.
Trong những năm gần đây công tác quảng cáo được đặc biệt chú trọng. Phương tiện quảng cáo được công ty sử dụng là các tập chí chuyên ngành dệt may, thư quảng cáo gửi đến các khách hàng tiềm năng. Công ty còn tổ chức quảng cáo bằng việc bán sản phẩm tại các cửa hàng giới thiệu sản phẩm, quảng cáo tại công ty thông qua biển hiệu, biểu tượng.
Hàng năm công ty còn tổ chức hội nghị khách hàng. Đây là cuộc họp mặt rất cần thiết và có ý nghĩa nhằm thu thập được những ý kiến của khách hàng về sản phẩm của công ty, giải đáp những thắc mắc. Đồng thời, đây cũng là dịp để công ty giới thiệu những sản phẩm mới của mình, thắt chặt mối quan hệ với khách hàng.
Tham gia hội trợ triển lãm hàng chất lượng cao luôn được công ty quan tâm chú ý. Đây không chỉ là dịp công ty chứng minh sản phẩm của mình với người tiêu dùng mà là dịp để công ty trao đổi, tìm kiếm đối tác, khách hàng mới, xác định chỗ đứng của mình trên thương trường.
IV/ Đánh giá khả năng cạnh tranh của công ty Dệt 8/3
1. Những mặt được.
- Giá trị sản xuất công nghiệp và doanh thu không ngừng tăng lên trong những năm qua.
- Duy trì được thị trường truyền thống (các công ty Dệt vải trong nước, các khách hàng nước ngoài mua hàng may mặc, vải…); tìm kiếm được những thị trường mới.
- Chất lượng sản phẩm được nâng lên rõ rệt, công tác quản lý chất lượng sản phẩm được thực hiện một cách đồng bộ và nghiêm túc .
- Sản phẩm của công ty không những được nâng lên về chất lượng mà còn đa dạng về chủng loại, mẫu mã.
- Giá thành sản phẩm đã hạ xuống.
- Bước đầu đầu tư thành công một số máy móc thiết bị công nghệ hiện đại, cải thiện cơ sở vật chất kỹ thuật.
Những kết quả mà công ty đạt được trong thời gian qua đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao vị thế của công ty và tăng sức cạnh tranh của công ty trên thị trường .
2.Một số tồn tại chủ yếu về khả năng cạnh tranh của công ty Dệt 8/3.
Bên cạnh những mặt đạt được, thì công ty vẫn còn một số tồn tại chủ yếu về khả năng cạnh tranh và cần phải được khắc phục trong thời gian tới:
a.Chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng
Để có thể đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng và khả năng cạnh tranh trên thị trường buộc công ty phải quan tâm tới chất lượng sản phẩm.
Trong thời gian gần đây chất lượng sản phẩm của công ty đã có những tiến bộ đáng kể nhưng so với các doanh nghiệp khác cùng ngành như: dệt vải công nghiệp, dệt 19/5, May 10…thì chất lượng chưa bằng được. Nguyên nhân là do:
- Máy móc, thiết bị công nghệ đã lạc hậu, thiếu đồng bộ.
- Chất lượng nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào (bông, xơ) chưa được đảm bảo.
- Do trình độ công nhân viên còn hạn chế về vận hành máy móc, đặc biệt là những máy móc mới, hiện đại .
- Do chưa áp dụng, triển khai được hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn.
- Việc phân cấp chức năng nhiệm vụ cụ thể cho từng người, từng bộ phận đôi khi chưa rõ ràng.
b. Giá thành sản phẩm còn cao so với đối thủ cạnh tranh.
Mặc dù đã cố gắng áp dụng các biện pháp hạ giá thành sản phẩm nhưng so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường thì giá thành sản phẩm của công ty còn cao. Nguyên nhân là :
- Công tác quản lý định mức nguyên vật liệu chưa tốt, mức sử dụng chưa hợp lý và tiết kiệm, phế liệu nhiều.
- Công ty chưa tận dụng được quy mô sản xuất lớn, máy móc quá lạc hậu, đôi khi sản xuất còn phải gián đoạn do làm theo đơn đặt hàng của khách hàng .
- Chi phí nhân công cao hơn các nơi khác, cùng với nó là các chế độ phúc lợi, bảo hiểm xã hội…làm tăng cao mức giá thành .
c. Công tác marketing còn yếu.
Công ty bỏ ngỏ nhiều phần thị trường do công ty chưa tìm được cách thức tổ chức sản xuất, tiêu thụ hoặc chưa có khả năng đáp ứng. Hoạt động marketing còn gặp nhiều khó khăn. Phòng KH-TT chỉ có một số ít cán bộ làm maketing nên việc thu thập thông tin thị trường, khách hàng chưa đầy đủ. Công ty chưa có phòng marketing nên các hoạt động xúc tiến và hỗ trợ bán hàng, công tác quảng cáo chưa phát huy hết hiệu quả .
Phần III
Một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty dệt 8/3
I/ Phương hướng phát triển của công ty trong những năm tới
Phát triển và không ngừng tối đa hoá lợi nhuận là mục tiêu mà bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào hoạt động trong cơ chế thị trường đều hướng tới. Để đạt được những mục tiêu đó, doanh nghiệp phải tìm cách khẳng định vị thế của mình trên thị trường, nói một cách khác là doanh nghiệp (DN) phải đưa ra những biện pháp hữu hiệu nhằm chiến thắng các đối thủ cạnh tranh .
Xuất phát từ chỗ khó khăn lớn nhất và rõ nét nhất là khả năng cạnh tranh của các sản phẩm dệt may Việt Nam còn rất hạn chế trên thị trường. Sự yếu kém này không chỉ về chất lượng, giá cả mà còn ở phương thức bán hàng, phương thức thanh toán, ở các dịch vụ sau bán hàng, khả năng phối hợp giữa các DN trong một chiến lược cạnh tranh thống nhất. Đằng sau năng lực cạnh tranh là trình độ công nghệ và trình độ quản lý của các DN còn yếu kém là sự phối hợp thiếu đồng bộ quản lý vĩ mô và quản lý vi mô.
Mặt khác, năng lực tài chính của công ty còn rất hạn chế. Trong khi đó uy tín kinh doanh tuy đã lâu năm nhưng chưa rõ nét, chưa có những sản phẩm, những nhãn hiệu hàng hoá giữ vị trí đáng kể trên thị trường. Hơn nữa thị trường trong nước bị cạnh tranh gay gắt bởi các sản phẩm ngoại nhập.
Trên cơ sở nhận thức rõ những khó khăn và thuận lợi của môi trường kinh doanh cũng như các nguồn lực nội bộ, công ty Dệt 8/3 đã đề ra chiến lược phát triển đến năm 2005 như sau:
+ Đẩy mạnh nhịp độ phát triển sản xuất kinh doanh, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- J0016.doc