Lời mở đầu. 1
Phần I
Những vấn đề cơ bản về cạnh tranh của doanh nghiệp 3
I. Thị trường quốc tế và cạnh tranh trên thị trường quốc tế của doanh nghiệp 3
1. Thị trường và thị trường quốc tế của doanh nghiệp 3
1.1. Các quan niệm về thị trường dưới các góc độ khác nhau 3
1.2. Cấu trúc của thị trường quốc tế 5
2. Nhận thức cơ bản về cạnh tranh 7
2.1. Cạnh tranh là gì 7
2.2. Phân loại cạnh tranh 8
II. Các hình thức cạnh tranh của doanh nghiệp hiện nay trên thị trường quốc tế 10
1. Tổng quan về doanh nghiệp 10
2. Cạnh tranh của các doanh nghiệp 11
2.1. Khái niệm 11
2.2. Phân loại cạnh tranh của các doanh nghiệp 12
2.3. Vai trò và ảnh hưởng của cạnh tranh tới doanh nghiệp, người tiêu dùng và nền kinh tế quốc dân 12
3. Các công cụ cạnh tranh của doanh nghiệp 14
3.1. Công cụ cạnh tranh là sản phẩm và chất lượng sản phẩm 15
3.2. Công cụ cạnh tranh là giá cả sản phẩm 16
3.3. Hệ thống phân phối (Kênh phân phối hàng hoá) 18
3.4. Các công cụ Marketing 20
III. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp 21
1. Khái niệm về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp 21
2. Vai trò của việc nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp 21
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế 22
3.1. Các yếu tố thuộc về bên ngoài doanh nghiệp 22
3.2. Các yếu tố thuộc về bản thân doanh nghiệp 26
4. Ý nghĩa của việc nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp 28
Phần II.
Thực trạng khả năng cạnh tranh của xí nghiệp TOCAN hiện nay 29
I. Quá trình hình thành và phát triển của xí nghiệp TOCAN 29
II. Một số đặc điểm về sản xuất kinh doanh của xí nghiệp 30
1. Đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý 30
2. Đặc điểm về cơ cấu lao động của xí nghiệp 33
3. Đặc điểm về tài chính của xí nghiệp TOCAN 33
4. Đặc điểm về sản xuất kinh doanh của xí nghiệp TOCAN 34
4.1. Nguyên vật liệu 34
4.2. Hệ thống máy móc, thiết bị của xí nghiệp TOCAN 36
5. Đặc điểm về sản phẩm và thị trường tiêu thụ 38
5.1. Về sản phẩm 38
5.2. Về thị trường tiêu thụ 39
III. Thực trạng khả năng cạnh tranh của xí nghiệp TOCAN 43
1. Các lợi thế của xí nghiệp 43
1.1. Các lợi thế thuộc về bản thân xí nghiệp 43
1.2. Lợi thế thuộc về bên ngoài xí nghiệp 43
2. Một số vấn đề cơ bản về thị trường chổi sơn và các đối thủ cạnh tranh 44
2.1. Về thị trường chổi sơn 44
2.2. Các đối thủ cạnh tranh chính trên thị trường 45
3. Các hình thức cạnh tranh sản phẩm hiện nay của xí nghiệp TOCAN trên thị trường quốc tế 46
3.1. Cạnh tranh dựa vào lợi thế vốn có 46
3.2. Cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm 46
3.3. Cạnh tranh bằng giá cả sản phẩm 47
3.4. Cạnh tranh bằng khả năng phục vụ khách hàng 50
3.5. Cạnh tranh bằng bao bì, nhãn hiệu hàng hoá 50
3.6. Cạnh tranh bằng xuất khẩu bán thành phẩm hoàn chỉnh 50
3.7. Cạnh tranh theo tính chất của phẩm cấp chất lượng sản phẩm 51
3.8. Cạnh tranh theo khu vực địa lý của thị trường 52
IV. Đánh giá chung về khả năng cạnh tranh sản phẩm của xí nghiệp TOCAN 53
1. Các kết quả đã đạt được 53
2. Những mặt hạn chế còn tồn tại 55
Phần III.
Một số giải pháp nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của xí nghiệp TOCAN trên thị trường quốc tế 57
I. Các giải pháp thuộc về bản thân xí nghiệp 57
1. Tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm 57
2. Tiếp tục đổi mới công nghệ 60
3. Nghiên cứu và triển khai sản phẩm mới 61
4. Đáp ứng nhanh chóng các nhu cầu của thị trường 62
5. Hoàn thiện một số thuộc tính về chất lượng của sản phẩm 65
6. Hạ giá thành sản phẩm 65
7. Xây dựng các chiến lược mở rộng thị trường nước ngoài 68
8. Tổ chức xây dựng và hoàn thiện đội ngũ lao động 69
9. Đảm bảo điều kiện và thời gian giao hàng 71
II. Một số kiến nghị với Nhà nước 72
Kết luận 75
Tài liệu tham khảo
79 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1221 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm của xí nghiệp Tocan trên thị trường quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rung Quốc. Khoảng thế kỷ thứ 15, người phương Tây đã học được cách làm chổi sơn và chổi sơn đã được áp dụng rộng rãi vào ngành xây dựng.
Năm 1987, công ty TOCONTAP của Việt Nam đã xuất một lô hàng nhỏ sang hãng Nour Trading House Inc. của Canada, trong đó có một Container cán chổi gỗ nhưng lô hàng đó không phù hợp với thị trường. Hãng Nour Trading House Inc. quyết định phải có sự kết hợp giữa hãng và công ty TOCONTAP trong sản xuất để tạo ra sản phẩm thích hợp với thị trường. Sau đó hai bên đã ký kết hợp đồng hợp tác sản xuất dài hạn tại Việt Nam vào năm 1992. Phía công ty TOCONTAP đã chọn thêm một doanh nghiệp trong nước có sẵn đất đai, nhà xưởng để tổ chức liên kết kinh tế.
Tháng 11 năm 1993, xí nghiệp TOCAN chính thức được thành lập theo nghị định 28 của Chính phủ về liên kết kinh tế giữa các tổ chức quốc doanh (Bộ thương mại và Sở lao động thương binh xã hội) và những công nhân đầu tiên được tuyển chọn vào xí nghiệp, máy móc thiết bị cũng được chuyển từ Canada vào Việt Nam.
Tháng 1 năm 1994, xí nghiệp chính thức đi vào hoạt động với sự điều hành trực tiếp của các bộ phận quản lý của xí nghiệp cùng với sự phối hợp chặt chẽ của các chuyên gia Canada. Các sản phẩm mà xí nghiệp TOCAN sản xuất để xuất khẩu ra thị trường nước ngoài là: cán chổi gỗ, đầu chổi sơn và chổi sơn hoàn chỉnh.
Căn cứ vào hợp đồng đã ký kết:
- Phía Nour Trading House Inc. có nghĩa vụ cung cấp máy móc, thiết bị, cung cấp nguyên vật liệu cần thiết mà phía Việt Nam chưa có. Chuyển giao toàn bộ dây chuyền công nghệ sản xuất cán gỗ, đầu chổi sơn và chổi sơn với tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng mà hãng đang chế tạo ở Canada và có đủ sức mạnh cạnh tranh trên thế giới.
- Phía Việt Nam có nghĩa vụ thiết lập bộ máy sản xuất, bộ máy điều hành, duy trì tốc độ sản xuất theo những yêu cầu của thị trường, phối hợp chặt chẽ với hãng Nour Trading House Inc. để duy trì sản phẩm cũ, tạo ra sản phẩm mới nhằm đẩy mạnh hơn nữa trong sản xuất chế tạo sản phẩm và loại dần các đối thủ cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Xí nghiệp TOCAN hiện đang trực thuộc công ty TOCONTAP, nằm trên địa bàn thuộc làng Nhân Chính, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
II. Một số đặc điểm về sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp.
1. Đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý.
Tổ chức bộ máy quản lý của xí nghiệp TOCAN được dựa trên mô hình quản lý của Bắc Mĩ. Việc thiết lập tổ chức bộ máy quản lý của xí nghiệp TOCAN khá đơn giản, gọn nhẹ. Gồm:
- Về quản lý: Giám đốc, phó giám đốc, chuyên viên xuất - nhập khẩu và tài chính - kế toán.
- Về bộ phận sản xuất: Quản đốc, chuyên viên kỹ thuật sản xuất và 7 tổ sản xuất.
Sơ đồ 1 – tổ chức bộ máy quản lý của xí nghiệp TOCAN.
Tổ nồi hơi cắt xếp gỗ
Tổ cơ khí
Tổ đóng gói
Tổ đầu chổi
Tổ chế biến lông
Tổ hoàn chỉnh
Tổ làm cán
Phó giám đốc
Quản đốc
Chuyên viên kỹ thuật sản xuất
Chuyên viên XNK
Giám đốc
Tài chính
kế toán
Mối quan hệ chỉ đạo.
Mối quan hệ phối hợp cộng tác và hỗ trợ nghiệp vụ.
Việc vận hành tổ chức bộ máy quản lý của xí nghiệp TOCAN là khá linh động, nhịp nhàng, các bộ phận ít xẩy ra sự cố làm ảnh hưởng chung đến toàn xí nghiệp.
Chức năng của từng bộ phận trong xí nghiệp:
- Giám đốc: là người có thẩm quyền cao nhất trong xí nghiệp. Ngoài trách nhiệm của một giám đốc xí nghiệp Việt Nam (lo toàn bộ hoạt động của xí nghiệp, chế độ của xí nghiệp...), còn chịu trách nhiệm trực tiếp giao dịch với phía nước ngoài, điều tiết sản xuất thích ứng trước những biến động của thị trường, phối hợp với hãng Nour Trading House Inc. để tăng sức cạnh tranh của xí nghiệp.
- Phó giám đốc: là cộng sự đắc lực của giám đốc, thực hiện chức năng quản lý toàn diện xí nghiệp. Phụ trách kế hoạch sản xuất và các chế độ đối với người lao động, chịu trách nhiệm về tổ chức và phối hợp quá trình sản xuất từ khâu kiểm tra, đánh giá kết quả sản xuất, đồng thời được uỷ quyền khi giám đốc vắng mặt.
- Chuyên viên xuất - nhập khẩu: phụ trách công việc cung cấp sản phẩm đầy đủ, kịp thời cho phía nước ngoài và đảm bảo nguyên liệu nhập từ nước ngoài vào đúng số lượng, chất lượng.
- Tài chính - kế toán: có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán tại xí nghiệp.
- Quản đốc: có nhiệm vụ triển khai cụ thể kế hoạch sản xuất theo thứ tự ưu tiên của sản phẩm, quản lý kiểm tra chất lượng sản phẩm.
- Chuyên viên kỹ thuật sản xuất: có nhiệm vụ quản lý kỹ thuật công nghệ, kiểm định nguyên liệu trước khi đưa vào sản xuất.
- Các tổ sản xuất theo đúng chức năng hoạt động.
2. Đặc điểm về cơ cấu lao động của xí nghiệp.
Nguồn lực lao động của xí nghiệp được bố trí một cách hợp lý, đúng người, đúng việc, phù hợp với trình độ và khả năng của mỗi người. Tổng số lao động chính thức của xí nghiệp TOCAN đến quý I năm 2000 là 150 người và được chia làm hai bộ phận chính: bộ phận trực tiếp làm ra sản phẩm chiếm khoảng 96% (144 người) trong đó bộ phận làm việc thủ công chiếm 30% (45 người) và bộ phận làm việc bằng máy chiếm 66% (99 người); bộ phận quản lý chung chiếm 4% (6 người). Thu nhập bình quân đầu người của mỗi lao động là 560.000 đồng/tháng. Lao động có trình độ đại học, trung học và phổ thông tăng. Ngoài ra, khác với các ngành lao động khác, số công nhân được phân bổ vào các tổ sản xuất phụ thuộc vào nhu cầu của thị trường. Nếu nhu cầu nhiều, sản phẩm nằm trong vòng kiểm soát thì số lượng công nhân tăng và ngược lại. Trong thực tế, thời điểm cao nhất lực lượng lao động của xí nghiệp là 220 người (năm 1998).
Biểu 1: Kết cấu lao động của xí nghiệp qua các năm 1997, 1998, 1999, quý I năm 2000.
Chỉ tiêu
1997
1998
1999
Quý I-2000
Tổng số lao động
160
220
140
150
Đại học
8
12
7
9
Phổ thông trung học
105
143
91
96
Phổ thông
47
65
42
45
Thu nhập bình quân
460.000
485.000
520.000
560.000
Nguồn: Theo báo cáo tổng kết tình hình hoạt động của xí nghiệp TOCAN năm 1997, 1998, 1999, quý I năm 2000.
3. Đặc điểm về tài chính của xí nghiệp TOCAN.
Căn cứ vào hợp đồng đã ký kết, căn cứ vào khả năng tài chính của hãng Nour Trading House Inc. và xí nghiệp TOCAN, căn cứ vào nhu cầu thay đổi theo từng giai đoạn, 2 bên đã thống nhất: hãng Nour Trading House Inc. chuyển tiền cho xí nghiệp TOCAN dưới hình thức ứng trước tiền thanh toán. Xí nghiệp TOCAN có trách nhiệm bảo toàn và phát triển nguồn vốn này, đồng thời làm tăng nguồn vốn tự có của xí nghiệp.
Tính đến quý I năm 2000, tổng số vốn sản xuất kinh doanh của xí nghiệp là: 9.638.460.000 VNĐ, trong đó:
- Vốn cố định: 8.433.652.000 VNĐ
- Vốn lưu động: 1.204.808.000 VNĐ
4. Đặc điểm về sản xuất kinh doanh của xí nghiệp TOCAN.
Thị trường, sự cạnh tranh, tồn tại, phát triển, tác động gián tiếp của khách hàng... đều quyết định toàn bộ đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
4.1. Nguyên vật liệu.
Nguyên liệu để sản xuất chổi sơn được cung ứng từ 2 nguồn:
- Từ nước ngoài: lông được nhập từ Thượng Hải, á Khẩu, Trùng Khánh của Trung Quốc, sợi hoá học (gồm sợi nilông, sợi polyeste) được nhập tại hãng Dupont của Mỹ, keo được nhập từ Anh Quốc, hoá chất, sơn đặc biệt, đinh và các vật liệu phụ như ghim, cúc... được nhập từ nhiều nước trên thế giới.
- Trong nước: Gỗ được lấy tại Lào Cai, Yên Bái, Nghệ An, mực in được các hãng liên doanh cung cấp, đai chổi, bao bì nhãn mác... đã được nội địa hoá và đây cũng là hướng phát triển mới của xí nghiệp TOCAN.
Nguyên liệu chính của chổi sơn hoàn chỉnh được xí nghiệp sử dụng là: lông, sợi, gỗ, đai chổi, sơn đặc biệt, keo, đinh... Sản phẩm chổi sơn có nhiều loại, kích cỡ khác nhau (từ chiếc rộng 1 cm, dài 7 cm cho đến chiếc to nhất rộng 10 cm, dài 45 cm) nên kết cấu nguyên liệu của sản phẩm cũng khác nhau.
Biểu 2: Kết cấu nguyên vật liệu theo công thức trong một sản phẩm chổi sơn hoàn chỉnh.
STT
Loại nguyên liệu
Tỷ trọng (%)
1
Lông, sợi
38
2
Gỗ
19
3
Đai chổi
2
4
Keo
1,2
5
Đinh
0,3
6
Hoá chất, sơn đặc biệt
0,2
Qua biểu trên thì lông, sợi, gỗ là 2 nguyên liệu chính, chiếm tỷ trọng lớn trong các thành phần cấu tạo nên sản phẩm. Tổng hợp nguyên liệu chứa trong giá trị của một sản phẩm chổi sơn chiếm 60,7%, còn lại 39,3% là: lao động: 25%; điện nước, khấu hao máy móc, tiền đầu tư...: 12%; bao bì, nhãn mác...: 2,3%.
Ngoài nguyên liệu chính, xí nghiệp còn sử dụng nguyên liệu phụ để tạo ra sản phẩm chổi sơn hoàn chỉnh.
Biểu 3: Nguyên vật liệu phụ.
STT
Loại nguyên liệu
Công dụng
1
Điện, nước
Vận hành máy móc và rửa vật liệu.
2
Mực in
In lên cán chổi, nhãn mác, bao bì.
3
Paraphin
Làm lớp bảo vệ bề mặt trên cán chổi gỗ, ngăn chặn sự hồi ẩm của gỗ sau khi sấy.
4
Bao bì, nhãn mác
Chứa đựng, bảo quản sản phẩm.
5
Ghim, cúc
Làm hộp, bao bì.
4.2. Hệ thống máy móc, thiết bị của xí nghiệp TOCAN.
Dựa trên cơ sở yêu cầu của thị trường về từng mức của chất lượng sản phẩm, dựa trên hệ thống máy móc đang triển khai tại Canada, dựa vào tính chất khí hậu của Việt Nam, cộng với trình độ lao động và kỹ xảo vốn có của người Việt Nam, Hãng Nour Trading House Inc. và xí nghiệp TOCAN đã thống nhất chọn một hệ thống máy móc thoả mãn được những yêu cầu nêu trên.
Hệ thống máy móc của xí nghiệp hiện nay gồm:
- Hệ thống làm cán gồm: Hệ thống sấy, hệ thống bảo ôn. Dây chuyền chế biến gỗ, gồm: máy bào, máy cưa cắt, máy cưa lượn, máy phay. Hệ thống hoàn thiện cán chổi. Công suất tối đa của hệ thống làm cán là 12500 sản phẩm/ ngày (3 ca).
- Hệ thống chế biến lông, sợi gồm: Hệ thống luộc, sấy lông sợi, gồm: máy mài; máy chẻ đầu sợi, hệ thống chộn các loại sợi theo công thức. Công suất tối đa là 12000 sản phẩm/ ngày. Việc lắp đầu chổi hoàn toàn thủ công. Hệ thống máy móc hoàn thiện đầu chổi, gồm: máy bắn keo; máy xén lông và sợi; máy đập sạch đầu chổi. Công suất tối đa là 14000 sản phẩm/ ngày.
- Hệ thống máy hoàn thiện sản phẩm chổi sơn gồm: Máy tra cán đóng đinh; máy in trên cán gỗ. Công suất tối đa 16000 sản phẩm/ ngày. Máy hoàn thiện bao bì: máy đóng bao bì và in bao bì, nhãn mác. Công suất tối đa là 14500 sản phẩm/ ngày.
Với hệ thống máy móc hiện tại của xí nghiệp, công suất tối đa (căn cứ vào cồn suất của máy thấp nhất) sẽ đạt được từ 12000 sản phẩm đến 15000 sản phẩm một ngày (3 ca).
Quy trình sản xuất chổi sơn của xí nghiệp là liên tục, nhiều công đoạn. Sản phẩm chổi sơn được tạo trên 2 khu vực: Khu vực cán và khu vực đầu chổi.
Sơ đồ 2: Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất chổi sơn.
Gỗ
Lông, sợi
Máy mài
Hệ thống sấy
Hệ thống bảo ôn
Máy bào
Máy chộn lông , sợi
Máy chẻ đầu lông, sợi
Cán chổi gỗ
Máy bắn keo
Lắp đầu chổi
Máy xén lông, sợi
Đầu chổi hoàn chỉnh
Máy đập sạch đầu chổi
Máy hoàn thiện cán
Máy phay
Máy cưa lượn
Máy cưa, cắt
Máy đóng bao bì
Máy đóng gói
Máy in trên cán chổi
Máy tra cán đóng đinh
Chổi sơn hoàn chỉnh
Làm thủ công
Chế biến:
- Quy trình chế biến gỗ:
Gỗ được đưa qua hệ thống sấy để giảm độ ẩm tương đối của gỗ xuống còn 50% đến 55% và độ ẩm tuyệt đối còn 9%. Sau đó đưa qua hệ thống bảo ôn để duy trì độ ẩm này. Gỗ sau khi được sấy sẽ đưa vào máy làm cán chổi. (hệ thống làm cán cho phép sản xuất nhiều loại cán to, nhỏ khác nhau). Máy bào: theo yêu cầu độ dầy của sản phẩm. Máy cưa, cắt: cắt gỗ thành từng đoạn theo yêu cầu của sản phẩm. Máy cưa lượn: tạo phôi. Máy phay: định hình cán chổi. Khâu cuối cùng là qua máy hoàn thiện cán.
- Lông, sợi: Lông, sợi được đưa vào hệ thống luộc, sấy lông: qua máy mài, máy chẻ đầu lông, sợi và hệ thống chộn lông sợi. Lắp đầu chổi: được làm thủ công (máy móc không thể thay làm được). Hệ thống hoàn thiện đầu chổi: Sau khi lắp đầu chổi thì được đưa qua máy bắn keo, máy xén lông, sợi, máy đập sạch đầu chổi.
- Máy tra cán và đóng đinh dùng để ghép cán chổi gỗ và đầu chổi để tạo thành sản phẩm chổi sơn hoàn chỉnh.
- Máy in, máy đóng bao bì và máy đóng gói là khâu cuối cùng để hoàn thiện sản phẩm.
5. Đặc điểm về sản phẩm và thị trường tiêu thụ.
5.1. Về sản phẩm.
Hiện nay xí nghiệp TOCAN đang sản xuất chổi sơn hoàn chỉnh và 2 bán thành phẩm hoàn chỉnh là cán chổi gỗ và đầu chổi. Cả 3 loại sản phẩm này đều được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.
5.1.1. Cán chổi gỗ.
Thành phẩm cán chổi gỗ khi xuất khẩu được thể hiện dưới 3 dạng khác nhau: gỗ trơn (Plain Wood), cán được bảo vệ bên ngoài bởi lớp paraphin mỏng để giữ nguyên mầu sắc tự nhiên của gỗ và cán được sơn dưới nhiều mầu sắc và cách trang trí khác nhau.
Cán chổi gỗ cũng có nhiều kích thước khác nhau: chiếc to nhất dầy 2,5 cm, rộng 10 cm, dài 20 cm cho đến loại nhỏ nhất dầy 0,8 cm, rộng 1 cm, dài 7 cm. Những đặc điểm này cho phép xí nghiệp tận dụng nguyên liệu tối đa để đạt được hiệu quả trong cạnh tranh.
5.1.2. Đầu chổi.
Nguyên tắc chung của đầu chổi là: tỷ lệ của cấp lông cao càng nhiều thì đầu chổi càng cứng và độ ngậm sơn càng tốt. Đầu chổi được cấu tạo bởi 3 bộ phận: lông, keo và đai chổi. Mầu sắc của đầu chổi cũng rất khác nhau, mầu sắc này được thống nhất với khách hàng và trở thành đặc trưng riêng của xí nghiệp TOCAN.
5.1.3. Chổi sơn.
Được lắp ráp từ đầu chổi và cán chổi, sau đó được đóng đinh hai mặt. Chổi sơn sau khi được lắp ráp thì trên cán phải in mác của hãng, của nhóm hàng và kí mã hiệu của loại. Bao bì của sản phẩm phải thể hiện mã vạch và nước xuất xứ. Đối với chổi sơn khách hàng nước ngoài rất quan tâm tới kiểu dáng, chất lượng.
5.2. Về thị trường tiêu thụ.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm của xí nghiệp TOCAN được tập trung vào 4 loại thị trường sau:
5.2.1. Thị trường Bắc Mĩ (Khối NAFTA).
Đây là thị trường cao nhất thế giới về kinh tế - xã hội. Thị trường này đòi hỏi chổi sơn phải có chất lượng cao, tiêu thụ sản phẩm với số lượng lớn. Hoạt động cạnh tranh trên thị trường này rất khốc liệt. Sản phẩm của xí nghiệp chủ yếu được tiêu thụ ở Mĩ và Canada, tuy nhiên mức độ tiêu thụ Canada lớn hơn Mĩ do các chính sách thương mại của Mĩ áp dụng đối với hàng Việt Nam. Thị trường Bắc Mĩ chiếm khoảng 80% mức tổng sản phẩm tiêu thụ của xí nghiệp TOCAN (năm 1999), năm 1998 là 82,5%.
5.2.2. Thị trường Tây Âu.
Là thị trường xếp loại cổ điển trong lĩnh vực chổi vì đây là nơi thị trường sản phẩm có từ lâu đời và khá bảo thủ với những hình dáng của sản phẩm, nguyên liệu cũ. Trước những sản phẩm mới khách hàng hay dè dặt. Năm 1997 xí nghiệp TOCAN phối hợp với hãng Nour Trading House Inc. mới phá thủng hàng rào cạnh tranh và xâm nhập vào thị trường này (nhưng tốc độ còn chậm). Trung tâm buôn bán là London. Thị trường Tây Âu chiếm khoảng 15% mức tổng sản phẩm tiêu thụ của xí nghiệp TOCAN (năm 1999), năm 1998 là 15,5%.
5.2.3. Thị trường Australia.
Là thị trường có giới hạn, trước đây bị chia sẻ bởi 4 hãng độc quyền của nước úc. Năm 1999 thế độc quyền bị phá vỡ, hiện tại người tiêu dùng chưa quen sử dụng các sản phẩm và nguyên liệu mới chất lượng cao. Tuy nhiên đến tháng 5 năm 2000 xí nghiệp TOCAN đã nhận được 1 lượng đơn hàng đáng kể (gấp 7,5 lần năm 1999). Thị trường Australia chiếm khoảng 3% mức tổng sản phẩm tiêu thụ của xí nghiệp TOCAN (năm 1999).
5.2.4. Thị trường Trung Đông.
Đây là thị trường thấp nhất so với các thị trường trên, là thị trường phức tạp, có nhiều quốc gia hồi giáo, có tập quán riêng, tầng lớp dân cư đa dạng. Sản phẩm tiêu thụ đòi hỏi mọi cấp chất lượng từ cao đến thấp. Thị trường Trung Đông chiếm khoảng 2% mức tổng sản phẩm tiêu thụ của xí nghiệp TOCAN (năm 1999), năm 1998 là 2%.
Biểu 4: Mức tiêu thụ sản phẩm tại các thị trường của xí nghiệp TOCAN năm 1998 - 1999.
Thị trường
Đơn vị tính
1998
1999
1. Thị trường Bắc Mĩ
Chiếc
2.117.340
2.250.160
- Chổi sơn
"
1.159.510
1.217.490
- Đầu chổi
"
773.000
811.670
- Cán chổi
"
184.830
221.000
2. Thị trường Tây Âu
"
397.000
421.910
- Chổi sơn
"
217.410
228.280
- Đầu chổi
"
144.940
152.190
- Cán chổi
"
34.650
41.440
3. Thị trường Australia
"
84.380
- Chổi sơn
"
45.660
- Đầu chổi
"
30.440
- Cán chổi
"
8.280
4. Thị trường Trung Đông
"
52.940
56.250
- Chổi sơn
"
28.990
30.440
- Đầu chổi
"
19.330
20.280
- Cán chổi
"
4.620
5.530
Nguồn: Theo báo cáo tổng kết tình hình hoạt động của xí nghiệp TOCAN năm 1998, 1999.
Qua biểu trên cho thấy số lượng sản phẩm tiêu thụ ở thị trường Bắc Mĩ là rất lớn: 2.250.160 chiếc năm 1999. Thị trường Australia tuy là thị trường mới của xí nghiệp TOCAN nhưng trong năm 1999 cũng đã tiêu thụ được 84.380 chiếc. Điều đó chứng tỏ nhu cầu về chổi sơn ngày càng nhiều và hoạt động cạnh tranh trên các thị trường đó cũng rất gay go, ác liệt.
Tổng sản phẩm tiêu thụ của xí nghiệp TOCAN được thể hiện qua biểu sau.
Biểu 5: Tiêu thụ sản phẩm của xí nghiệp TOCAN năm 1998 - 1999.
Tên sản phẩm
Đơn vị tính
1998
Tỷ trọng (%)
1999
Tỷ trọng (%)
Tổng sản phẩm
Chiếc
2.567.280
100
2.812.700
100
1. Chổi sơn
Nt
1.405.910
54,8
1.521.870
54,1
2. Đầu chổi
Nt
937.270
36,5
1.014.580
36,07
3. Cán chổi
Nt
224.100
8,70
276.250
9,83
Nguồn: Theo báo cáo tổng kết tình hình hoạt động của xí nghiệp TOCAN năm 1998, 1999.
Qua biểu 5 cho thấy mức tiêu thụ sản phẩm năm 99 tăng so với năm 98, trong đó chổi sơn tăng từ 1.405.910 chiếc (54,8%) lên tới 1.521.870 chiếc (54,1%). Đầu chổi tăng từ 937.270 chiếc (36,5%) lên tới 1.014.580 chiếc (36,07%), cán chổi từ 224.100 chiếc (8,7%) lên tới 276.250 chiếc (9,83%). Trong năm 99, chổi sơn giảm về tỷ trọng là do xí nghiệp tập trung vào sản xuất cán chổi, khi cán chổi và đầu chổi đem xuất khẩu sẽ tránh được kì thị về sản phẩm, còn chổi sơn bị ảnh hưởng bởi xuất xứ của nước sản xuất (made in Việt Nam trên cán chổi). Đây cũng là hình thức cạnh tranh mới hướng vào các thị trường hiện tại của xí nghiệp TOCAN.
III. Thực trạng khả năng cạnh tranh của xí nghiệp TOCAN.
1. Các lợi thế của xí nghiệp.
1.1. Lợi thế thuộc về bản thân xí nghiệp.
- Lợi thế về quy mô và năng lực sản xuất: Xí nghiệp được xây dựng dựa trên công nghệ, hệ thống máy móc, thiết bị đang được triển khai tại Canada. Do đó thiết bị máy móc không bị lạc hậu. Công suất máy móc hiện nay của xí nghiệp khoảng 3.744.000 sản phẩm/ năm, chất lượng sản phẩm tương đương với sản phẩm sản xuất tại Canada.
- Việc kết hợp khai thác nguyên liệu ở các nước với nguyên liệu tại chỗ làm cho khả năng thích ứng nhu cầu mới nhanh hơn, chất lượng sản phẩm vẫn được đảm bảo, chi phí cho sản xuất giảm.
- Bộ máy quản lý và điều hành gọn nhẹ, sản xuất chỉ đạo trực tiếp, đạt được hiệu quả nhanh trong sản xuất. Đáp ứng được yêu cầu của khách hàng nhỏ, duy trì sản xuất ổn định cho những khách hàng lớn. Kế hoạch sản xuất được xác lập cho từng tháng vì thế trong sản xuất luôn đảm bảo tính cân đối giữa công suất của máy móc thiết bị, lao động, nguyên vật liệu...
- Trong bất kỳ một doanh nghiệp nào, vốn luôn là yếu tố quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nguồn vốn của xí nghiệp TOCAN được hãng Nour Trading House Inc. cung cấp dưới hình thức thanh toán trước vì thế xí nghiệp chỉ phải sử dụng nguồn vốn này để thu mua nguyên vật liệu và duy trì hoạt động sản xuất.
- Do sản phẩm có nhiều chi tiết kỹ thuật mà máy móc không thể làm được, cần phải có độ khéo léo thủ công của người lao động, đây là cái mà người Việt Nam vốn có sẵn.
1.2. Lợi thế thuộc về bên ngoài xí nghiệp.
- Chính phủ Việt Nam ban hành những chính sách khuyến khích hàng xuất khẩu, cụ thể là áp đặt mức thuế thấp.
- Xí nghiệp phối hợp hết sức chặt chẽ với hãng Nour Trading House Inc. và được họ coi là một bộ phận cung ứng sản phẩm cho hệ thống khách hàng.
- Các kế hoạch đánh vào thị trường mới cũng được bàn thảo và chia sẻ với xí nghiệp. Đối với những thị trường mà Việt Nam được hưởng ưu đãi "tối huệ quốc" thì do xí nghiệp đảm nhiệm cung ứng sản phẩm. Ví dụ như thị trường Tây Âu, thị trường Australia.
- Tại những thời điểm vấp phải sự cạnh tranh khốc liệt, mặc dù hàng của xí nghiệp bị giảm mạnh về số lượng nhưng xí nghiệp không bị đóng cửa vì đã được sự hỗ trợ của các kế hoạch khác nhằm duy trì sản xuất.
2. Một số vấn đề cơ bản về thị trường chổi sơn và các đối thủ cạnh tranh.
2.1. Về thị trường chổi sơn.
Hiện nay trên thị trường thế giới có khoảng 185 hãng sản xuất chổi sơn phục vụ cho nhiều khách hàng khác nhau. Do lĩnh vực chổi sơn phát triển tương đối phức tạp, vì thế mỗi hãng đều đặt ra những chính sách, chiến lược để dành mở rộng thị phần của mình, mỗi hãng đều dựa trên những lợi thế riêng như về nguyên liệu, nhân công... hay các chính sách của thị trường, mối quan hệ...
Trên thị trường chổi sơn thì có thể thấy được những nước có chất lượng sản phẩm cao như Canada, Mĩ... và những nước có chất lượng sản phẩm thấp những giá rẻ như Trung Quốc, Indonesia, Malaisia, Philipin, Ai Cập... Tại Canada và Mĩ đều có những tập đoàn lớn, có hệ thống phân phối sản phẩm khắp toàn cầu. Trung Quốc, Indonesia... tuy không có những tập đoàn lớn nhưng lại có rất nhiều công ty, xí nghiệp nhỏ, sản phẩm của họ được tập trung lại thành một khối lượng lớn trước khi xuất khẩu. Như vậy vô hình chung trên thị trường chổi sơn không phải là cạnh tranh nhỏ lẻ giữa các công ty, xí nghiệp mà là cạnh tranh giữa các tập đoàn với nhau, giữa các quốc gia với nhau, giữa các tập đoàn với các quốc gia và lớn hơn nữa là giữa các châu lục với nhau.
Biểu 6: Khả năng cung ứng sản phẩm của các hãng và quốc gia trên thế giới năm 1999.
STT
Các hãng và quốc gia sản xuất chổi sơn
Triệu sản phẩm
Tỷ trọng (%)
1
Nour Trading House Inc.
30
4,22
2
PURDY
30
4,22
3
SCHWARZ
20
2,82
4
CLIDDEN
20
2,82
5
Trung Quốc
250
35,21
6
Indonesia
80
11,27
7
Malaisia
70
9,86
8
Các hãng và quốc gia khác
210
29,58
Tổng cộng
710
100
Nguồn: Theo tạp chí Market Review 1999 - Home Hardware of Canada.
Qua biểu trên cho thấy mức độ cung ứng sản phẩm của các hãng và quốc gia ra thị trường là rất lớn. Vì vậy để đứng vững trên thị trường thì bắt buộc xí nghiệp phải tăng cường các biện pháp cạnh tranh, đồng thời phối hợp chặt chẽ với hãng Nour Trading House Inc. trong các kế hoạch sản xuất, cung ứng tiêu thụ sản phẩm trên các thị trường truyền thống và thị trường mới.
2.2. Các đối thủ cạnh tranh chính trên thị trường.
- Hãng PURDY: Đây là hãng đứng đầu nước Mĩ về sản xuất chổi sơn, năm 1999 hãng cung ứng cho thị trường 30 triệu chổi sơn.
- Hãng SCHWARZ: Đây là hãng đứng thứ 2 nước Mĩ, khả năng cung ứng của hãng là 20 triệu chổi sơn
- Hãng CLIDDEN: Là hãng đứng thứ 2 của Canada, khả năng cung ứng của hãng là 20 triệu chổi sơn/ năm.
- Trung Quốc: Số lượng chổi sơn cung ứng cho thị trường là 250 triệu (do có sự tập hợp của nhiều công ty, xí nghiệp trong nước). Đây là đối thủ rất “khó chơi” đối với bất kỳ hãng sản xuất nào.
3. Các hình thức cạnh tranh sản phẩm hiện nay của xí nghiệp TOCAN trên thị trường quốc tế.
3.1. Cạnh tranh dựa vào các lợi thế vốn có.
Xí nghiệp áp dụng hình thức cạnh tranh này đối với các nước đang phát triển vì hệ thống máy móc, trang thiết bị của họ lạc hậu hơn. Xí nghiệp đưa ra chất lượng sản phẩm cao hơn hẳn so với sản phẩm của họ. Với hình thức cạnh tranh này, sẽ cho phép xí nghiệp xâm nhập vào thị trường mới, loại bỏ được các đối thủ mới còn đang bỡ ngỡ bước vào thị trường chổi sơn.
3.2. Cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm.
Để có thể cạnh tranh được, xí nghiệp TOCAN luôn đặt chất lượng lên hàng đầu và luôn có những biện pháp thích hợp để bảo đảm chất lượng chổi sơn như kiểm soát, kiểm tra nguyên liệu đúng tiêu chuẩn quy định trước khi được đưa vào sản xuất hay kiểm tra sản phẩm trước khi xuất... Do đó trong những năm vừa qua, đứng trước sự cạnh tranh vô cùng gay gắt, sản phẩm chổi sơn của xí nghiệp luôn đảm bảo chất lượng cao nhất, tạo được uy tín trên thị trường. Có được những thành quả như vậy là do:
- Về chỉ tiêu kỹ thuật: đây là yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng chổi sơn.
Biểu 7: Hệ thống chỉ tiêu chất lượng chổi sơn của xí nghiệp.
STT
Chỉ tiêu
Đầu chổi
Cán chổi
Ghi chú
1
Lông:
- Hankow 76
- Tsingtao 76
- Hankow 70
- Tsingtao 70
60%
25%
7,5%
7,5%
80% High
10% Medium
5% Low
5% Low
2
Sợi:
- Natural Nylon 3 inch
- Natural Nylon 23/4 inch
- Brown Poly 21/2 inch
- Brown Poly 21/4 inch
40%
10%
27,5%
27,5%
70% High
20% Medium
5% Low
5% Low
3
Gỗ:
- Độ ẩm tương đối
- Độ ẩm tuyệt đối
50 - 55%
9%
Gỗ sử dụng loại nhóm 5 và nhóm 6 (là những loại có hồng sắc).
4
Tỷ lệ sản phẩm sai, hỏng
0,1%
0,1%
- Về hình thức của chổi sơn:
+ Mầu sắc: Xí nghiệp sử dụng gam mầu nhẹ kết hợp với vân hoa vốn có của gỗ tạo nên sự bắt mắt.
+ Hình dáng: Cán chổi được làm nhã, gia công tinh xảo, đuôi cán không nhọn quá, cạnh cán không sắc nên cảm giác khi cầm vào cán rất vừa vặn thoải mái khi sử dụng. Đầu chổi không cứng quá và cũng không mềm quá, độ ngậm và nhả sơn tốt. Đầu chổi có thể là chéo hoặc bằng với mục đích phát huy hết tính năng sử dụng của chổi.
+ Kích cỡ: Có nhiều kích cỡ phù hợp với từng mục đích sử dụng.
3.3. Cạnh tranh bằng giá cả sản phẩm.
Để cạnh tranh có hiệu quả, bên cạnh việc đảm bảo chất lượng, xí nghiệp đã sử dụng chính sách giá để nâng cao khả năng cạnh tranh. Chổi sơn được phân cấp chất lượng vì thế mỗi cấp đều có mức giá riêng. Chúng ta có thể khảo sát giá bán lẻ chổi sơn của một số hãng và quốc gia trên thế giới về loại hàng Lines Consumer và Line Banff.
Biểu 8: Giá bán lẻ hàng Lines Consumer của các hãng và quốc gia.
Đơn vị : USD
STT
Tên hãng và quốc gia
Ký hiệu chổi
100513mm
75510mm
50510mm
30510mm
15510mm
1
PURDY
135
2,12
1,35
1,15
0,70
0,50
2
CLIDDEN
225
2,05
1,32
1,15
0,65
0,40
3
SCHWARZ
5
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- J0034.doc