LỜI NÓI ĐẦU 1
PHẦN I: 2
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CHỦ YẾU Ở TỔNG CÔNG TY LICOGI ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG ĐẤU THẦU 2
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY LICOGI 2
1. Quá trình ra đời và phát triển của Tổng cổng ty LICOGI 2
2. Vai trò và vị trí của Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng LICOGI 6
II. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC ĐẤU THẦU XÂY LẮP CỦA TỔNG CÔNG TY LICOGI 7
1. Đặc điểm sản phẩm và thị trường của Tổng công ty 7
2. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý điều hành của Tổng công ty 8
2.1. Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát 8
2.2. Tổng giám đốc và bộ máy giúp việc 9
2.3. Đơn vị thành viên Tổng công ty 10
3. Đặc điểm máy móc thiết bị của Tổng công ty LICOGI 13
4. Quản lý và sử dụng nguyên vật liệu 14
5. Hệ thống quản lý chất lượng 15
6. Lao động của toàn Tổng công ty 15
6.1. Tình hình lao động trong Tổng công ty 15
6.2. Công tác tuyển dụng và đào tạo 17
7. Tình hình tài chính của Tổng công ty LICOGI 18
PHẦN II: 19
THỰC TRẠNG VỀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU XÂY LẮP TẠI TỔNG CÔNG TY LICOGI 19
I. Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng cạnh tranh của Tổng công ty (2000-2002) 19
1. Các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng 19
2. Các nhà cung cấp đầu vào 20
2.1. Ảnh hưởng đến mức giá đưa ra 20
2.2. Ảnh hưởng đến tiến độ thi công 21
3. Khách hàng 22
4. Sự cạnh tranh của các nhà thầu hiện tại 25
5. Năng lực bản thân của Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng LICOGI 27
5.1. Năng lực về vốn và tài chính 27
5.2. Năng lực về công nghệ, thiết bị và xe máy thi công 27
5.3. Trình độ cán bộ và tay nghề công nhân 28
5.4. Uy tín, kinh nghiệm của Công ty 28
II. Phân tích năng lực sản xuất thực tế 28
1. Nhân lực 28
2. Máy móc thiết bị 31
3. Năng lực tài chính 33
III. Đánh giá công tác đấu thầu của Tổng công ty 36
1. Thực trạng hoạt động đấu thầu xây dựng ở nước ta hiện nay 36
2. Các giai đoạn của một quá trình tham gia đấu thầu của Công ty 38
2.1. Nội dung chuẩn bị hồ sơ dự thầu xây lắp 38
2.2. Lập phương án thi công cho gói thầu 39
2.3. Công tác xác định giá bỏ thầu 39
2.4. Hiệu chỉnh hồ sơ 46
2.5. Tham gia mở thầu 46
2.6. Ký và thực hiện hợp đồng sau khi có thông báo trúng thầu 46
3. Một số công trình lớn mà Tổng công ty đã trúng thầu và được giao thiết kế thi công trong những năm gần đây 47
4. Hồ sơ kinh nghiệm của Tổng công ty 49
5. Phân tích ma trận SWOT về khả năng cạnh tranh trong hoạt động đấu thầu xây lắp của Tổng công ty 50
5.1. Phân tích mặt mạnh, mặt yếu 50
5.2. Phân tích cơ hội, nguy cơ của Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng LICOGI 55
5.3. Ma trận SWOT của Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng LICOGI 57
5.4. Những hạn chế về khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp của Tổng công ty LICOGI 58
6. Đánh giá về quá trình hoạt động đấu thầu của Tổng công ty 59
6.1. Những thành tích Tổng công ty đã đạt được chung cho cả nước 59
6.2. Những hạn chế trong công tác đấu thầu 59
6.3. Tính phù hợp, khả thi của phương án so với các nhà thầu khác 60
6.4. Các loại chi phí cho một gói thầu 61
PHẦN III: 62
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU XÂY LẮP TẠI TỔNG CÔNG TY LICOGI 62
I. Các giải pháp từ phía Công ty 62
1. Hoàn thiện phương pháp lập giá dự toán thầu, xây dựng chính sách đặt giá cạnh tranh linh hoạt 62
2. Đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn và các kiến thức về đấu thầu, tin học, ngoại ngữ cho cán bộ để nâng cao chất lượngcủa công tác lập hồ sơ dự thầu, thực hiện kế hoạch hóa nguồn nhân lực 64
3. Nâng cao năng lực tài chính 64
4. Tăng cường công tác Marketing, sử dụng các chính sách Marketing để nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu 67
5. Nâng cao uy tín của Tổng công ty đối với các chủ đầu tư , tạo mối quan hệ tốt với các chủ đầu tư, các ngân hàng, các nhà cung cấp, các cơ quan chính quyền Nhà nước, các địa phương 69
6. Tăng cường công tác quản lý chất lượng trong thi công công trình và nâng cao công tác quản lý 70
7. Tăng cường công tác thu thập thông tin về các gói thầu 71
8. Tăng cường liên danh trong đấu thầu 72
II. Một số kiến nghị đối với Nhà nước 73
1. Kiến nghị về pháp luật đấu thầu 73
2. Nhà nước cần có chế độ thanh quyết toán công trình nhanh chóng giúp doanh nghiệp thu hồi vốn sớm đảm bảo công bằng trong sản xuất kinh doanh 76
KẾT LUẬN 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
81 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1334 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp ở tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng Licogi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
20
3
Máy đào bánh lốp
22
22
22
4
Máy đào bánh xích
66
67
70
5
Ô tô tự đổ
390
392
392
6
Cạp lốp D357
53
53
53
7
Cạp xích CX 130
19
19
19
8
Máy san
20
20
20
9
Đầm rung SW 500
03
03
03
10
Đầm SAKAI
06
06
06
11
Đầm cừu DY26
18
18
18
12
Đầm lốp
09
09
09
13
Máy lu
35
35
35
14
Máy khoan đá
65
65
65
15
Máy nén khí
54
54
54
16
Máy đóng cọc
47
48
48
17
Máy đóng cọc rung
09
09
09
18
Máy đóng cọc bản nhựa
02
02
02
19
Máy ép cọc cừ KGK130
01
01
02
20
Máy khoan cọc nhồi
08
10
13
21
Trạm trộn bê tông
07
08
08
22
Trạm trộn cấp phối
02
02
02
23
Trạm trộn bê tông nhựa
02
02
02
24
Máy trộn bê tông
31
31
31
25
Máy rải bê tông nhựa
02
02
02
26
Xe bơm bê tông
07
07
07
27
Máy nghiền đá
07
08
09
28
Máy cắt bê tông
04
04
04
29
Bơm cố định
03
03
03
30
Xe vận chuyển bê tông.
11
11
11
31
Cần cẩu tháp (MC80,K31E...)
10
10
10
32
Cần cẩu (ADK, Krupp...)
30
40
45
33
Cần cẩu TADANO- TG 500E
02
02
03
34
Máy cắt tôn
02
02
02
35
Máy sấn tôn
01
01
01
36
Vận tải thuỷ
08
08
08
37
Các thiết bị phụ
134
151
165
38
Sản xuất khác
16
17
19
Với gần 1.300 máy móc thiết bị các loại tăng đều trong 3 năm 2000-2002, Tổng công ty có thể đáp ứng mọi đòi hỏi của các công trình về thiết bị thi công. Việc nâng cao năng lực thiết bị kỹ thuật của Tổng công ty có liên quan nhiều đến các hoạt động đấu thầu và xây lắp. Tổng công ty cần xác định đúng mức độ trang bị cơ giới, các loại máy móc thiết bị phù hợp với yêu cầu của từng công trình và có các biện pháp quản lý, đại tu sửa chữa kịp thời để nâng cao tuổi thọ của máy móc thiết bị. Đặc biệt, năm 2002 Tổng công ty đã lắp đặt dây chuyền làm khuôn đúc tự động DISAMATIC của Hà Lan.
3. Năng lực tài chính
Năng lực tài chính của Tổng công ty được thể hiện ở khả năng tài chính tự có, hiệu quả sử dụng vốn, khả năng huy động các nguồn vốn cho phát triển kinh doanh của Tổng công ty.
Tổng sản lượng những năm gần đây
Năm 1997
876,00 tỷ VND
Năm 1998
912,00 tỷ VND
Năm 1999
920,00 tỷ VND
Năm 2000
1.030,00 tỷ VND
Năm 2001
1.300,00 tỷ VNĐ
Năm 2002
1.600,00 tỷ VNĐ
Biểu đồ thể hiện Tổng sản lượng của Tổng công ty qua các năm từ 1998-2002
Bảng tổng kết Tài sản và Nguồn vốn của Tổng Công ty qua 3 năm 1999-2001
Đơn vị: Triệu đồng
TÀI SẢN
2000
2001
2002
A.Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
592 889
668 864
721.877
I. Tiền
23 240
27 010
28 050
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
15
15
15
III. Các khoản phải thu
391 035
454 203
465 201
IV. Hàng tồn kho
145 525
167 768
151 011
V. Tài sản lưu động khác
33 070
19 850
77 600
VI. Chi sự nghiệp
3
-
-
B.Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
292 953
340 717
394.362
I.Tài sản cố định
-Nguyên giá
-Hao mòn luỹ kế
176 368
468 176
291 808
212 078
511 454
299 374
232.234
550.125
317.891
II.Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
103 759
103 647
103 690
III.Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
12 625
24 791
58.238
IV.Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn
200
200
200
Tổng cộng tài sản
885 842
1 009 581
1.116.239
NGUỒN VỐN
A. Nợ phải trả
597 564
707 666
683.196
Nợ ngắn hạn
524 810
616 100
637.166
Nợ dài hạn
69 545
89 252
44 792
Nợ khác
3 208
2 313
1 238
B. Nguồn vốn chủ sở hữu
288 278
301 915
433.043
Nguồn vốn quỹ
289 220
301 789
433.031
Nguồn kinh phí
-942
126
12
Tổng cộng nguồn vốn
885 842
1 009 581
1.116.239
Từ bảng cân đối kế toán trên, về mặt Tài sản, ta thấy Tài sản lưu động của Tổng công ty là tương đối lớn và tăng đều qua 3 năm. Nhưng các khoản phải thu lại quá lớn sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của Tổng công ty. Về Nguồn vốn, nhận thấy nợ phải trả của Tổng công ty rất lớn chiếm 63,13% Tổng nguồn vốn năm 1999; 67,63% năm 2000; 70,07% năm 2001, điều này đã tạo không ít khó khăn trong công ty trong năm 2002 và các năm tiếp theo.
Về Tài sản cố định, Tổng công ty theo dõi tình hình tăng giảm qua nguyên giá và mức độ khấu hao. Số liệu cho thấy công ty không ngừng thay mới máy móc thiết bị, tái đầu tư nên nguyên giá tài sản cố định không ngừng tăng, cùng với nó là mức độ khấu hao, như năm 1999 nguyên giá là 450 626 triệu, khấu hao 242 456 triệu thì đến năm 2001 nguyên giá đã tăng lên 511 454 triệu và khấu hao lên tới 299 374 triệu và năm 2002 nguyên giá là 550 125 triệu đồng và khấu hao cũng tăng lên 317.891 triệu đồng. Cùng với nó ta xem xét các chỉ tiêu tổng hợp thì thấy sức sinh lợi, sức sản xuất tương đối tốt. Sức sinh lợi của vốn cố định năm 2000 đã tăng mạnh so với năm 1999 hơn 3 lần, cho thấy 1 đ vốn cố định có thể sản xuất ra 0,023 đ lợi nhuận (năm 1999) tăng lên 0,073 đ (năm 2000). Năm 1999, sức sản xuất và sức sinh lợi của vốn lưu động là lớn nhất. Còn năm 2000, Tổng công ty đã mạnh dạn đầu tư cải tiến tài sản cố định nên sức sinh lợi và sức sản xuất của vốn cố định là lớn nhất. Nhưng hệ số doanh thu/vốn sản xuất và doanh lợi theo vốn sản xuất của năm 2000 lại lớn gấp đôi năm 1999 nên năm hiệu quả sản xuất kinh doanh của năm 2000 là tốt hơn. Điều này đã tạo điều kiện cho hiệu quả sản xuất kinh doanh của năm 2002 đi vào ổn định.
Năng suất lao động của Tổng công ty cũng tăng đều trong 3 năm chứng tỏ Tổng công ty sử dụng lao đông là hợp lý và tiết kiệm.
Ngoài ra, Tổng công ty trong các năm qua cũng đã chấp hành nghiêm chỉnh các nghĩa vụ đối với nhà nước, điều đó thể hiện qua việc công ty đã có các bảng khai và nộp thuế đầy đủ, đúng theo quy định của nhà nước. Đi cùng với nó thì lợi nhuận côngty sau khi đã trích nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đã đượcphân phối theo đúng chế độ hạch toán, đó là tái phân phối cho người lao động qua các quỹ dự phòng mất việc làm, quỹ khen thưởng, phúc lợi. Một phần được đưa vào vốn đầu tư sản xuất kinh doanh,quỹ đầu tư phát triển, nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản...
Về đầu tư, chuyển giao công nghệ thì như trên đã trình bày công ty chú trọng tới việc mua sắm mới máy móc thiết bị, đào tạo đội ngũ lao động lành nghề, lựa chọn các đối tác là các viện nghiên cứu cơ khí, động lực trong nước và các cơ sở sản xuất tốt của nước ngoài như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức...Tài trợ vốn cho các hoạt động này công ty có dùng các quỹ như nguồn vốn khấu hao, quỹ đầu tư phát triển, nguồn đầu tư xây dựng cơ bản...và theo như số liệu trên thì số tiền các quỹ ngày càng tăng cho thấy quyết tâm của công ty trong việc theo đuổi mục tiêu trở thành một trong những nhà thầu xây dựng hàng đầu về công nghệ.
Để quản lý chi phí trong quá hoạt động sản xuất kinh doanh thì Tổng công ty ngoài việc tổ chức tốt các quy trình sản xuất, hoạt động thu mua, tổ chức lao đọng thì việc theo dõi số liệu qua các tài liệu thống kế cũng được Tổng công ty coi trọng, trong đó là sự theo dõi về biến động nguyên vật liệu, lao động tiền lương, BHXH, chi phí quản lý...từ đó hình thành nên tổng chi phí theo khoản mục và được xem xét để đạt tới mức chi phí hợp lý.
III. Đánh giá công tác đấu thầu của Tổng công ty
1. Thực trạng hoạt động đấu thầu xây dựng ở nước ta hiện nay
Là một nước đang phát triển có tốc độ tăng trưởng khá cao trong nhiều năm gần đây nguồn vốn dành cho xây dựng cơ bản nước ta tương đối lớn. Hiện nay để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng đã chọn phương thức đấu thầu để tìm đối tác. Nhà nước đã ban hành quy chế đấu thầu theo nghị định 42/CP ngày 16/7/1996 và văn bản bổ sung theo nghị định 92/CP ngày 23/8/1997 và nghị định 52/1999 NĐ - CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ, công tác tổ chức đấu thầu đã diễn ra tốt hơn, các công trình xây dựng có chí phí hợp lý tiết kiệm, đồng thời đạt yêu cầu về chất lượng kỹ thuật, mỹ quan, tính năng sử dụng. Giá trúng thầu công trình thường sát với giá dự toán đề ra. Tuy nhiên, công tác đấu thầu và giao thầu các công trình xây dựng ở nước ta vẫn còn nhiều vấn đề bất hợp lý gây không ít bức xúc cho các nhà đầu tư lẫn các nhà thầu và là một đề tài được dư luận xã hội quan tâm.
Đối với các dự án có vốn đầu tư trong nước thì vẫn có tình trạng đấu thầu chiếu lệ gây tốn kém chi phí cho các nhà thầu và đặc biệt là chứng tỏ môi trường cạnh tranh không lành mạnh. Mặc dù chưa có trường hợp nào bị phát hiện là có sự móc ngoặc giữa nhà thầu và cơ quan tư vấn của chủ đầu tư hoặc sự liên kết giữa các nhà thầu nhưng đây là một thực trạng đáng buồn trong công tác đấu thầu xây dựng ở nước ta hiện nay.
Vấn đề thứ hai là hiện tượng có một số nhà thầu tham gia đấu thầu với giá thầu cực thấp làm bất ngờ các đối thủ khác. Không hiểu làm sao mà có thể đưa ra giá thầu thấp như vậy, mà việc giá dự thầu hơn các đối thủ đảm bảo 60% thắng thầu. Bởi vì hiện nay tiềm lực kinh tế, kỹ thuật và hồ sơ kinh nghiệm của các tổ chức xây dựng không có sự chênh lệch lớn nữa.
Thực trạng này tồn tại được bởi hai nguyên nhân:
- Thứ nhất là nhà thầu cố gắng trúng thầu bằng mọi giá để sau khi trúng thầu thì tìm cách xoay xở để được chủ đầu tư tăng giá dự toán lớn bằng các biện pháp như phát sinh công việc, thay đổi thiết kế.
Điều này có thể ngăn chặn được nếu như đầu tư thực hiện tốt các công tác đấu thầu, chuẩn bị hồ sơ khảo sát, thiết kế chính xác, lập dự toán hợp lý. Và trong khi xét thầu nên có thang điểm hợp lý có cân nhắc đến các yếu tố mà dự tính nhà thầu sẽ dựa vào đó để nâng cao chi phí khi thi công xây dựng.
- Thứ hai khi trúng thầu với giá thấp nhà thầu sẽ cho ra sản phẩm kém chất lượng, không đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật rồi lại dùng các hoạt động tiêu cực khi nghiệm thu bàn giao công trình để được chủ đầu tư chấp nhận. Đây chính là lý do tại sao rất nhiều công trình xây dựng vừa hoàn thành bàn giao chưa được bao lâu đã xuống cấp phải sửa chữa, cải tạo gây tốn kém tiền của, sức lao động.
2. Các giai đoạn của một quá trình tham gia đấu thầu của Công ty
Sơ đồ: Trình tự đấu thầu trong nước.
Giai đoạn sơ tuyển.
- Nộp hồ sơ pháp nhân của Công ty xin dự sơ tuyển.
- Mua hồ sơ mời thầu.
Giai đoạn chuẩn bị và nộp hồ sơ dự thầu.
- Soạn thảo tài liệu đấu thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
- Các ứng thầu thăm công trường.
- Sửa bổ sung tài liệu đấu thầu.
- Nộp hồ sơ dự thầu và bảo lãnh dự thầu
Mở và đánh giá đơn thầu.
- Đánh giá hồ sơ dự thầu.
- Công bố trúng thầu và nộp bảo lãnh hợp đồng.
- Ký hợp đồng giao thầu.
2.1. Nội dung chuẩn bị hồ sơ dự thầu xây lắp
Theo nghị định số 88/1999/ NĐ_CP, nội dung chuẩn bị hồ sơ dự thầu xây lắp gồm:
* Các nội dung về hành chính, pháp lý.
- Đơn dự thầu hợp lệ (phải có chữ ký của người có thẩm quyền).
- Bản sao giấy đăng ký kinh doanh.
- Tài liệu giới thiệu năng lực và kinh nghiệm cuả Tổng công ty.
- Bảo lãnh dự thầu.
* Các nội dung về kỹ thuật:
- Biện pháp và tổ chức thi công đối với gói thầu.
- Tiến độ thực hiện hợp đồng
- Đặc tính kỹ thuật , nguồn cung cấp vật tư, vật liệu xây dựng.
- Các biện pháp đảm bảo chất lượng.
* Các nội dung về thương mại, tài chính.
- Giá dự thầu kèm theo thuyết minh và biểu giá chi tiết.
- Điều kiện tài chính (nếu có)
- Điều kiện thanh toán.
2.2. Lập phương án thi công cho gói thầu
Trong hồ sơ dự thầu đây là phần “biện pháp thi công tổng thể và chi tiết các hạng mục công trình”. Phần này do các chuyên gia kỹ thuật lập. Căn cứ vào tình hình thực tế hiện trường khi khảo sát, căn cứ vào bản vẽ bố trí mặt bằng, các chuyên gia kỹ thuật lập sơ đồ, thiết kế các bản vẽ và lập phương án thi công cho công trình.
Phương án thi công không phải là yếu tố quan trọng nhất trong đánh giá cho điểm, nhưng nó cũng ảnh hưởng nhất định đến khả năng trúng thầu của Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng LICOGI. Vì vậy việc lập các phương án thi công công trình cần phải được thực hiện kỹ càng, cẩn thận, và phải tính đến những chi tiết nhỏ nhất để đảm bảo tính chặt chẽ của phương án. Thường những dự án đấu thầu do Tổng công ty tham gia sẽ có bản vẽ hoặc thiết kế sẵn của bên mời thầu. Tổng công ty sẽ xem xét bản thiết kế này và đề xuất các giải pháp kỹ thuật nếu phát hiện sai sót để điều chỉnh, đây là cơ sở để nâng cao uy tín của Tổng công ty đối với chủ đầu tư.
2.3. Công tác xác định giá bỏ thầu
Trong tổng công tác cho toàn bộ hồ sơ thầu thì điểm cho giá thầu thường chiếm tỷ lệ 50%. Trong thực tế có những doanh nghiệp xây dựng thắng thầu trong đấu thầu xây dựng nhưng đã quyết định không ký hợp đồng hoặc không thực hiện hợp đồng xây dựng đã ký kết. Nguyên nhân thực tế này có nhiều nhưng một nguyên nhân quan trọng phải kể đến là việc tính giá bỏ thầu xây dựng không hợp lý. Giá dự thầu hợp lý là mức giá phải vừa được chủ đầu tư chấp nhận nhưng phải đảm bảo đủ bù đắp chi phí và đạt được mức lãi như dự kiến của doanh nghiệp xây dựng. Do đó việc xác định giá bỏ thầu xây dựng một cách hợp lý có tầm quan trọng đặc biệt đối với Tổng công ty khi tham gia đấu thầu.
Ở nước ta hiện nay vai trò quản lý giá xây dựng của Nhà nước còn tương đối lớn bởi vì hai lý do. Thứ nhất phần lớn các công trình xây dựng hiện nay là nhờ vào nguồn vốn của Nhà nước và thứ hai là Nhà nước phải can thiệp vào giá xây dựng các công trình của các chủ đầu tư nước ngoài để tránh thiệt hại chung cho cả nước. Công tác xác định giá bỏ thầu của Tổng công ty dựa vào phương án và biện pháp tổ chức thi công và các định mức tiêu hao, đơn giá nội bộ của Tổng công ty trên cơ sở căn cứ vào hệ thống định mức và đơn giá của Nhà Nước.
Để giá dự thầu có sức cạnh tranh thì nó phải phù hợp với giá xét thầu của chủ đầu tư và thấp hơn của đối thủ cạnh tranh, mà giá xét thầu của chủ đầu tư thường căn cứ vào các định mức mà Nhà Nước quy định. Do đó khi lập giá dự thầu Tổng công ty cũng phải căn cứ vào các định mức mà Nhà nước quy định. Tuy nhiên, do sản phẩm xây dựng có tính chất cá biệt phụ thuộc vào loại công trình, địa điểm xây dựng, phụ thuộc vào phương án thi công của Tổng công ty. Vì vậy, không thể thống nhất cách tính giá dự thầu cho các công trình mà Tổng công ty chỉ có thể dựa trên một nguyên tắc tính toán chung sau đó có điều chỉnh cho phù hợp với từng loại công trình. Việc tính giá bỏ thầu được tính cho công trình, từng công việc cụ thể sau đó tổng hợp lại thành giá bỏ thầu.
Về nguyên tắc, giá dự thầu được tính dựa trên khối lượng công việc xây lắp trong bảng tiên lượng hồ sơ mời thầu. Tính toán những khối lượng chính theo Bản vẽ TK - TC được giao so sánh với tiên lượng mời thầu, nếu phát hiện có sự chênh lệch lớn thì yêu cầu chủ đầu tư xem xét và bổ sung (vì tiên lượng dự toán do chủ đầu tư cấp sẽ quyết định giá bỏ thầu của Tổng công ty) .
“Giá gói thầu” được cấp có thẩm quyền phê duyệt căn cứ vào Đơn gía XDCB số 24/1999/QĐ - UB của Thành phố Hà Nội. Dựa trên mặt bằng giá vật liệu chung tại thời điểm xây dựng đơn giá.
Nội dung chi tiết của giá dự thầu trong xây lắp gồm các khoản mục:
- Chi phí trực tiếp.
- Chi phí chung.
- Thu nhập chịu thuế tính trước.
Giá trị dự toán xây lắp trước thuế: là mức giá để tính thuế VAT bao gồm các chí phí trực tiếp, chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước. Các chi phí này được xác định theo mức tiêu hao về vật tư, lao động, sử dụng máy và mặt bằng giá khu vực từng thời kỳ (dựa vào đơn gía xây dựng do ủy ban nhân dân Tỉnh, Thành phố ban hành).
a. Chi phí trực tiếp của các loại công tác
Loại chi phí này bao gồm: các loại chi phí vật liệu, chi phí nhân công và chi phí sử dụng máy thi công.
a.1.Chi phí vật liệu
Bao gồm vật liệu chính, vật liệu phụ - kỹ thuật căn cứ vào bảng tiêu lượng khối lượng công tác của chủ đầu tư, định mức sử dụng vật tư và mức giá vật liệu địa phương có công trình để xác định chi phí vật liệu. Chi phí vật liệu trong giá dự toán bỏ thầu phụ thuộc vào khối lượng công trình xây lắp được duyệt và chi phí vật liệu cho từng công tác xây lắp. Đồng thời nó cũng phụ thuộc vào chi phí vận chuyển và chênh lệch giá vật liệu giữa thực tế và đơn giá định mức và Tổng công ty cũng đã lập riêng một đơn giá để áp dụng việc chi đấu thầu của Tổng công ty. Tổng công ty xác định chi phí vật liệu: VI
VI = SQi x Dvi
Trong đó:
- Qi: Khối lượng công tác xây lắp thứ i.
- Dvi: Chí phí vật liệu trong đơn giá của Tổng công ty dự toán xây dựng của công việc xây lắp thứ i do Tổng công ty lập.
a.2.Chi phí máy thi công
Chi phí này được tính theo bảng giá ca máy, thiết bị thi công do Bộ xây dựng ban hành (quyết định số 1260/1998/QĐ - BXD ngày 28/11/1998). Trong đó chi phí nhân công thợ điều khiển, sửa chữa máy móc, thiết bị thi công được tính như chi phí thi công. Một số chi phí thuộc các thông số tính trong giá ca máy, thiết bị thi công (như xăng, dầu, điện năng,...) chưa tính giá trị gia tăng đầu vào.
Công tác xác định máy chi phí máy thi công:
M = SQi x Dvi
Trong đó: - Qi: khối lương công việc xây lắp thứ i.
- Dmi: Chi phí máy thi công trong đơn giá XDCB của Tổng công ty lập trên năng lực thực tế máy móc thiết bị của mình.
a.3.Chi phí nhân công
Chi phí nhân công được tính cho công nhân trực tiếp sản xuất. Nếu thuê nhân công ngoài dựa vào mặt bằng giá nhân công tại vị trí của công trình.
Chi phí nhân công ( ký hiệu là NC): Được tính theo công thức.
NC= SQi x Dni (1+F1/h1n+F/h2n)
Trong đó:
- Qi: khối lượng công việc xây lắp thứ i.
- Dni: chi phí nhân công nằm trong đơn giá xây dựng chi tiết cho công việc thứ i do Tổng công ty lập.
- F1: các khoản phụ cấp tính theo lương (nếu có) tính theo tiền lương cấp bậc mà chưa được tính hoặc chưa đủ trong đơn xây dựng hiện hành.
- F2: Các khoản phụ cấp lương (nếu có) tính theo tiền lương cấp bậc mà chưa được tính hoặc chưa đủ trong đơn giá xây dựng cơ bản.
- h1n: Hệ số biểu thị quan hệ giữa chi phí cho nhân công trong đơn giá so với tiền lương tối thiểu của nhóm lương thứ n.
- h2n: Hệ số biểu thị quan hệ giữa chi phí cho nhân công trong đơn giá so với tiền lương tối thiểu của nhóm lương thứ n.
Như vậy, chi phí trực tiếp (T) được tính:
T = VL + M + NC
b.Chi phí chung
Loại chi phí này được tính theo tỷ lệ (%) so với chi phí nhân công trong giá dự toán bỏ thầu cho từng loại công trình hoặc lĩnh vực xây dựng chuyên ngành theo quy định của Bộ xây dựng.
C = P x NC
Trong đó:
- C: chi phí chung.
- NC: chi phí nhân công.
- P: Định mức chi phí chung (%) cho các loại công trình.
c. Thu nhập chịu thuế tính trước
Trong giá trị dự toán bỏ thầu, mức thu nhập chịu thuế tính trước bằng tỷ lệ phần trăm (%) so với chi phí trực tiếp và chi phí chung cho từng loại công trình. Khoản thu nhập chịu thuế tính trước sử dụng để nộp, phải trừ khác. Phần còn lại được trích lập các qũy theo quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp Nhà nước ban hành kèm theo nghị định số 59 - CP ngày 3/10/1996.
d. Thuế giá trị gia tăng đầu ra
Thuế giá trị gia tăng đầu ra sử dụng để trả số thuế giá trị gia tăng đầu vào mà Tổng công ty đã ứng trả trước khi mua vật tư, nhiên liệu năng lượng chưa được tính và chi phí vật liệu, chi phí máy thi công và chi phí chung trong dự toán xây lắp trước thuế và phần thuế giá trị gia tăng mà Tổng công ty phải nộp. Mức thuế suất thuế giá trị gia tăng áp dụng cho Tổng công ty là 5%.
Công tác xác định giá dự toán xây lắp như sau:
Đây là phần có tính chất định lượng quyết định đơn vị trúng thầu nên yêu cầu xác định giá bỏ thầu đối với Tổng công ty rất quan trọng. Tổng công ty sau khi nhận được hồ sơ mời thầu thì căn cứ vào các định mức Nhà nước kết hợp với việc sử dụng vật tư tối thiểu mà Tổng công ty đúc kết được sau 30 năm thi công các công trình xây dựng. Kết hợp với việc khai thác các nguồn vật tư trên thị trường với giá rẻ nhất tại thời điểm lập hồ sơ dự thầu mà vẫn đảm bảo được yêu cầu chất lượng vật tư của chủ đầu tư nêu trong hồ sơ mời thầu nhằm giảm giá thành công trình. Bên cạnh đó tận dụng các loại máy móc ván khuôn định hình sẵn có của Tổng công ty, hạn chế các chi phí khác để có giá thấp hợp lý nhất.
Cách lập giá cụ thể như sau:
Ví dụ: 1m3 Xây tương 220 VXM 50#, cao £ 4m.
Theo đơn giá Xây dựng 24 của UBND Thành phố Hà Nội.
1. Chi phí vật liệu: 656.064
2.Chi phí nhân công: 25.553
3.Chi phí máy: 3.811
685.428
4.Chi phí chung 58% NC 14.821
700.249
5.Thu nhập chịu thuế tính trước: 5,5%: 38.514
738.763
6.Thuế GTGT 5% 36.197
Giá XL 774.960
Theo Tổng công ty lập:
Chi phí vật liệu: 643.323
Chi phí nhân công: 25.553
Chi phí máy: 3.811
Chi phí trực tiếp: 672.596
Chi phí chung: (58% chi phí nhân công) 14.821
687.417
Thu nhập trước thuế: 37.808
(5,5% chi phí trực tiếp và chi phí chung)
Giá thành: 725.225
Thuế GTGT: giá thành x 5%: 36.261
Đơn giá bỏ thầu: 751.486
= = 0,96
Như vậy với 1m3 tường xây thì giá của Tổng công ty đã giảm được 4% so với giá của Nhà nước. Với cách lập giá như vậy mỗi công trình tham gia dự thầu Tổng công ty có thể giảm giá từ 12- 15% so với giá trần.
Năng lực tài chính của Tổng công ty phải được thể hiện qua sự chuẩn bị và cung cấp vốn đầu tư. Phòng tài vụ căn cứ vào kế hoạch nhu cầu sử dụng vốn của các đơn vị (do phòng kế hoạch kỹ thuật lập), căn cứ vào kế hoạch cấp vốn của chủ đầu tư, căn cứ vào hạn mức vay ngân hàng và các nguồn vốn huy động khác để lập kế hoạch cung ứng vốn chi tiết cho thi công công trình. Công tác quản lý tài chính trong Tổng công ty được thực hiện thống nhất và tuân theo quy định của Nhà nước theo nguyên tắc chi phí đến đâu thì cập nhật chứng từ đầy đủ và đúng chế độ đến đó. Nếu chứng từ nào không hợp lệ hoặc không đủ phải yêu cầu các đội sửa chữa, bổ sung ngay để khi hoàn thành công trình phải có đủ chứng từ hợp lệ hạch toán chi phí cho công trình. Khi công rình hoàn thành, Tổng công ty phải nhanh chóng chuẩn bị hồ sơ quyết toán, đối chiếu công nợ và thanh quyết toán công trình với chủ đầu tư để thu hồi vốn sớm.
Hiện nay nguồn vốn cho đầu tư sản xuất của Tổng công ty còn chưa mạnh. Nguyên nhân là do chủ đầu tư không có vốn thanh toán hoặc thanh toán không kịp thời. Nhiều công trình Tổng công ty phải tập trung một lượng vốn lớn cho thi công trong thời gian ngắn nhưng các thủ tục nghiệm thu thanh toán của chủ đầu tư lại rườm rà, chậm trễ dẫn đến việc thu hồi vốn và quay vòng vốn chậm. Nguyên nhân nữa là hạn mức ngân hàng cho vay có hạn, những khó khăn về vốn đã tác động không nhỏ đến điều hành sản xuất và hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty nói chung và hiệu quả đấu thầu nói riêng.
2.4. Hiệu chỉnh hồ sơ
Trong khoảng thời gian từ khi nhận được hồ sơ mời thầu đến khi nộp hồ sơ dự thầu, bất cứ nhà thầu nào cũng có thể hỏi bên mời thầu những điểm chưa rõ ràng. Bên mời thầu có trách nhiệm phải trả lời những thắc mắc của các nhà thầu và trả lời của bên mời được gửi công khai đến tất cả các nhà thầu. Hiệu chỉnh hồ sơ là công việc cần thết trong chuẩn bị hồ sơ dự thầu, giúp Tổng công ty chuẩn bị chính xác những yêu cầu của bên mời thầu, nâng cao khả năng cạnh tranh của Tổng công ty trong đấu thầu xây lắp. Quá trình hiệu chỉnh hồ sơ còn là hiệu chỉnh giá. Nếu sau khi bóc giá mà kết quả quá cao thì Tổng công ty phải bóc lại giá để dự thầu hợp lý hơn. Vì vậy, việc hiệu chỉnh giá thường được giao cho các chuyên gia có kinh nghiệm thực hiện và có sự giám sát thường xuyên của lãnh đạo Ban Dự án.
2.5. Tham gia mở thầu
Đến thời điểm mà bên mời thầu đã công bố trong hồ sơ mời thầu, hội đồng xét thầu tổ chức mời đại diện của Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng LICOGI cùng đại diện của các đơn vị tham gia đấu thầu khác có mặt để dự xét thầu, làm rõ thắc mắc của Hội đồng xét thầu.
Hội đồng xét thầu sau khi xem xét các tiêu chuẩn kỹ thuật tiến độ ước tính, tiêu chuẩn tài chính các hồ sơ dự thầu để nhất trí ra quyết định Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng LICOGI là nhà thầu được chọn.
2.6. Ký và thực hiện hợp đồng sau khi có thông báo trúng thầu
Đại diện của Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng LICOGI cùng với chủ đầu tư ký kết hợp đồng kinh tế giao nhận thầu thi công, nội dung hợp đồng phản ánh đúng những cam kết của hai bên trong quá trình đấu thầu.
Sau khi đã thỏa thuận được hợp đồng, Tổng công ty bước vào giai đoạn thực hiện hợp đồng. Mỗi đơn vị thuộc Tổng công ty có một thế mạnh riêng, do đó trong quá trình thực hiện thi công công trình, lĩnh vực thi công nào phù hợp với thế mạnh của đơn vị nào thì sẽ do đơn vị đó thực hiện. Sự phân công này được thực hiện ngay từ lúc chuẩn bị tham gia đấu thầu. Mỗi đơn vị sẽ đảm nhiệm phần thi công mà mình có khả năng thực hiện tốt nhất trong Tổng công ty. Điều này không những giúp tăng hiệu quả của quá trình thi công mà còn có tác dụng tốt trong quá trình làm giá, bởi Tổng công ty có khả năng lập dự toán công trình với giá cạnh tranh nhất nhờ vào những am hiểu sâu sắc của mình trong lĩnh vực đảm nhiệm.
3. Một số công trình lớn mà Tổng công ty đã trúng thầu và được giao thiết kế thi công trong những năm gần đây
Tên công trình
Địa điểm
Chủ đầu tư
Giá trị HĐ (tỷ đồng)
Năm thi công
Khu công nghiệp Thăng Long
Hà Nội
Cty LD KCN Thăng Long
100.000
1998 - 2000
Khu Công nghiệp Hà Nội - Đài Tư
Hà Nội
LD CSHT KCN Hà Nội- Đài Tư
32.500
1999-2000
Nhà ga hành khách sân bay quốc tế T1 Nội bài
Nội bài-
Hà nội
Cụm Cảng HK sân bay miền Bắc
363.500
1996 - 2001
Thoát nước Hà Nội CP2
Hà Nội
Sở GTCC Hà Nội
17.000
2001
Hội sở NH Công thương Việt Nam
Hà Nội
NH Công thương Việt Nam
14.890
1998-1999
Nhà làm việc TT lưu trữ Quốc gia III - Hà Nội
Hà Nội
Cục lưu trữ Quốc gia
40.000
1998- 1999
Xử lý nước thải Bắc Thăng Long ( Khu CN)
Hà Nội
Ban QLDA cấp nước Hà nội
8.800
2002
Xử lý n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BQT1176.doc