LỜI NÓI ĐẦU
Chương I : TỔNG QUAN VỀ LỢI NHUẬN DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
I. Lợi nhuận của doanh nghiệp
1. Khái niệm, nguồn gốc lợi nhuận doanh nghiệp
2. Tỷ suất lợi nhuận
2.1. Tỷ suất lợi nhuận vốn
2.2. Tỷ suất lợi nhuận giá thành
2.3. Tỷ suất lợi nhuận doanh thu
3. Ý nghĩa, vai trò của lợi nhuận
3.1. Ý nghĩa của việc nghiên cứu lợi nhuận
3.2. Vai trò của lợi nhuận
II. Phương pháp xác định lợi nhuận và các chỉ tiêu tài chính đánh giá tình hình thực hiện lợi nhuận ở doanh nghiệp
1. Phương pháp xác định
1.1. Các bộ phận cấu thành lợi nhuận của doanh nghiệp
1.2. Phương pháp xác định lợi nhuận của doanh nghiệp
2. Các chỉ tiêu tài chính đánh giá tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp
2.1. Doanh thu tiêu thụ sản phẩm
2.2. Doanh lợi vốn
2.3. Doanh lợi vốn tự có
2.4. Phương pháp phân tích tài chính DUPONT
2.5. Phân tích điểm hoà vốn
III. Các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp
1. Các nhân tố bên trong
1.1. Chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hàng hoá
85 trang |
Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 776 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp nhằm nâng cao lợi nhuận ở công ty Điên máy - Xe đạp, xe máy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trường là một công việc hết sức phức tạp, nó bao gồm các hoạt động từ khâu nghiên cứu thị trường, tổ chức hoạt động sản xuất ra sản phẩm tới khâu tiêu thụ sản phẩm đó. Do đó, nó đòi hỏi sự tham gia tích cực của toàn thể cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp. Để hoàn thiện việc nghiên cứu thị trường cần:
- Doanh nghiệp tổ chức riêng phòng chuyên trách về nghiên cứu thị trường, đối với doanh nghiệp có quy mô nhỏ có thể tổ chức một bộ phận chuyên trách trong phòng kinh doanh.
- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ về nghiên cứu thị trường cho cán bộ nhân viên đặc biệt nhân viên chuyên trách về bộ phận maketing.
1.2. Nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ sau bán hàng.
Trong cơ chế thị trường luôn tồn tại sự cạnh tranh gay gắt, các doanh nghiệp không những canh tranh về giá mà chuyển sang canh tranh về chất lượng và dịch vụ sau bán hàng như tín dụng, sửa chữa, lắp đặt... Đòi hỏi doanh nghiệp phải:
-Nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân viên, cải tiến máy móc, dây chuyền công nghệ.
-Xây dựng và quản lý sản xuất theo hệ thống quốc gia và quốc tế.
-Xây dựng hệ thống dịch vụ sau bán hàng cho từng loại sản phẩm nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu thị trường.
1.3. Đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh.
Truớc hết doanh nghiệp phải xác định cho mình những mặt hàng nào sẽ kinh doanh, xu hướng biến động của nó ra sao. Điều này phụ thuộc vào khả năng của từng doanh nghiệp và thị trường doanh nghiệp kinh doanh.
Xác định một hoặc một số mặt hàng chủ lực, đây là các mặt hàng có khả năng tạo ra phần lớn thu nhập cho doanh nghiệp và ổn định trong tương lai. Những mặt hàng này cần được đầu tư nhiều hơn, tăng cường xúc tiến, khuếch trương, thâm nhập vào thị trường mới và mở rộng thị trường hiện có, thường xuyên đánh giá tình hình kế hoạch sản xuất và tiêu thụ để có biện pháp xử lý kịp thời.
2. Các biện pháp giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.
2.1. Tăng năng suất lao động.
Tăng năng suất lao động là tăng số sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian. Để tăng năng suất lao động cần thực hiện các biện pháp:
-Cải tiến đổi mới trang thiết bị cho phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp và đòi hỏi của thị trường về chất lượng sản phẩm.
- Nâng cao hiệu suất sử dụng máy móc thiết bị, sử dụng hết công suất của máy nhằm giảm chi phí khấu hao trên một đơn vị sản phẩm.
-Tổ chức sắp xếp lao động hợp lý, đảm bảo đúng người đúng việc, có biện pháp khen thưởng kịp thời nhằm khuyến khích công nhân nâng cao năng suất lao động .
2.2. Giảm chi phí trực tiếp.
Chi phí trực tiếp bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Đó là những khoản chi phí bỏ trực tiếp vào qúa trình sản xuất kinh doanh .
Sử dụng tiết kiệm hợp lý nguyên vật liệu, phải thông qua các biện pháp sau:
- Xây dựng kế hoạch khoa học, hợp lý từ khâu thu mua vật tư dự trữ trong doanh nghiệp tới việc cung ứng cho các đơn vị sản xuất đảm bảo qúa trình sản xuất diễn ra một cách liên tục.
- Thường xuyên, kiểm tra, rà soát định mức trực tiếp tiêu hao vật tư của đơn vị.
- Tăng cường quản lý các khâu trong qúa trình sản xuất, có biện pháp xử phạt nghiêm các trường hợp gây thất thoát lãng phí vật tư.
Tiết kiệm chi phí nhân công gồm các biện pháp sau:
- Sử dụng có hiệu quả đòn bẩy tiền lương, tiền thưởng khuyến khích khả năng sáng tạo của người lao động, tăng năng suất hiệu quả làm việc.
- Có kế hoạch đào tạo, nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên tổ chức sắp xếp lao động hợp lý nhằm phát huy mọi khả năng của người lao động.
2.3. Giảm chi phí gián tiếp.
Chi phí gián tiếp bao gồm chi phí khấu hao TSCĐ, tiền lương công nhân gián tiếp, chi phí văn phòng,tiếp khách...các khoản chi phí này không liên quan trực tiếp tới qúa trình tạo ra sản phẩm.Vì vậy cần phải giảm tỷ lệ của nó trong tổng chi phí, thông qua các biện pháp sau :
- Tinh giảm bộ máy quản lý, nâng cao trình độ, trang thiết bị làm việc cho các nhân viên quản lý, đảm bảo với số lượng cán bộ quản lý vẫn đảm bảo được kế hoạch sản xuất.
- Có kế hoạch dự toán chi phí sử dụng máy móc thiết bị trên cơ sở kế hoạch sửa chữa, khấu hao TSCĐ và các định mức sử dụng máy.
- Tiết kiệm các khoản chi phí như chi phí văn phòng, chi phí tiếp khách...
3. Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý.
Tổ chức tốt hoạt động quản lý sản xuất kinh doanh khâu cung ứng sản phẩm, hàng hoá, khai thác tối đa khả năng người lao động sẽ góp phần nâng cao kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần tổ chức bộ máy các phòng ban chức năng và sắp xếp lao động hợp lý đảm bảo sự quản lý chặt chẽ của cấp trên đối với cấp dưới và sự kiểm soát giữa các bộ phận với nhau.
Quản lý qúa trình sản xuất kinh doanh là điều kiện tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Do đó phải xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển, kinh doanh, tổ chức điều hành các khâu trong qúa trình sản xuất .
Chương II
Phân tích tình hình lợi nhuận
tại Công ty điện máy xe đạp xe máy
I. Giới thiệu sơ lược về Công ty
1. Qúa trình hình thành và phát triển của Công ty.
Vào năm 1960 do nhu cầu sử dụng hàng điện máy và một số mặt hàng khác, Cục Điện máy xăng dầu trung ương được thành lập đến năm 1970 do đòi hỏi của nền kinh tế, chính phủ ra quyết định thành lập tổng Công ty điện máy. Đầu tháng 6/1981 theo kế hoạch của Nhà nước và căn cứ vào yêu cầu thực tế của nền kinh tế , tổng Công ty điện máy bị giải thể. Bên cạnh đó thành lập hai Công ty Trung ương trực thuộc Bộ thương mại đó là
1. Công ty điện máy trung ương có trụ sở tại 163 Đại La - Hai Bà Trưng - Hà Nội.
2. Công ty xe đạp, xe máy có trụ sở tại 28 ái Mộ - Gia Lâm - Hà Nội.
Cả hai Công ty cùng chịu sự chỉ đạo của Bộ Thương mại cho đến tháng 12/1995 của hai Công ty sát nhập thành tổng Công ty điện máy xe đạp - xe máy. Lúc này thị trường tiêu thụ của Công ty đã được mở rộng ra nước ngoài với nhiều mặt hàng kinh doanh khá đa dạng.
Ngày 22/12/1995 căn cứ vào quyết định số 95 CP ngày 4/12/1993 chính phủ quy định quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Thương mại, căn cứ vào thông báo số 11/TB ngày 2/2/1995 của Chính phủ về thành lập lại Công ty điện máy xe đạp và xe máy Bộ trưởng bộ thương mại đã ra quyết định thành lập Công ty điện máy xe đạp xe máy trên cơ sở giải thể Công ty.
Công ty điện máy xe đạp - xe máy có trụ sở chính tại 209 Đại La - Hai Bà Trưng - Hà Nội. Công ty đã phát triển được mạng lưới kinh doanh khá rộng lớn. Hiện nay Công ty điện máy xe đạp - xe máy có 8 đơn vị kinh doanh chính trực thuộc Công ty.
1. Chi nhánh điện máy - xe đạp - xe máy Nam Định trụ sở tại 111 Quang Trung - Nam Định.
2. Xí nghiệp sản xuất và kinh doanh điện máy trụ sở 5 ái Mộ - Gia Lâm - Hà nội.
3. Cửa hàng kinh doanh điện máy kim khí số 1 trụ sở 163 Đại La - Hai Bà Trưng - Hà Nội.
4. Cửa hàng kinh doanh kim khí số 1 - Trụ sở 215 Phố Vọng - Hai Bà Trưng - Hà Nội.
5. Cửa hàng kinh doanh kim khí số 5 trụ sở chợ Mơ - Hai Bà Trưng - Hà Nội.
6. Chi nhánh kinh doanh xe đạp - xe máy trụ sở 21 ái Mộ - Gia Lâm - Hà Nội.
7. Chi nhánh kinh doanh xe đạp xe máy, trụ sở Lưu Hữu Khánh Quận 1 thành phố Hồ Chí Minh.
8. Cửa hàng điện tử điện lạnh trụ sở 92 Hai Bà Trưng - Hà Nội.
Trải qua 30 năm hoạt động cho đến nay Công ty đã lớn mạnh về mọi mặt, quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn lực của Công ty như : Tài sản, vốn vật tư, lao động, số lượng lao động toàn công ty là 680 cán bộ công nhân viên, đời sống ngày càng được cải thiện. Hàng năm đóng góp cho ngân sách hàng ngàn tỷ đồng, nguồn vốn không ngừng gia tăng cho đến cuối năm 2000 vốn kinh doanh của Công ty là 24 tỷ đồng trong đó
Vốn lưu động : 16 tỷ đồng
Vốn cố định : 8 tỷ đồng
2. Chức năng nhiệm vụ của Công ty
Nhiệm vụ chính của Công ty hiện nay là chuyên kinh doanh các mặt hàng điện máy dân dụng, ti vi, tủ lạnh xe đạp, xe máy...Đồng thời thực hiện nhiệm vụ kinh doanh, đa dạng hoá mặt hàng và tổ chức kinh doanh dịch vụ kinh tế kỹ thuật nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của các đối tượng và các thành phần kinh tế, góp phần thúc đẩy nền kinh tế quốc dân thực hiện tốt những nhiệm vụ chính của Công ty và cũng đồng thời đáp ứng nhu cầu thị trường, Công ty đã đề ra nội dung cho hoạt động tổ chức kinh doanh là :
- Tự tổ chức tìm nguồn hàng điện máy xe đạp - xe máy và một số mặt hàng tiêu dùng khác phục vụ bán buôn, bán lẻ.
- Tổ chức sản xuất gia công lắp ráp các mặt hàng thông thường thuộc phạm vi kinh doanh của Công ty.
- Thực hiện liên kết liên doanh với các đơn vị trong và ngoài nước để có hàng hoá nội địa và xuất khẩu.
3. Cơ cấu bộ máy công ty TOMIMAX
Đứng đầu Công ty là Giám đốc chịu trách nhiệm chỉ đạo chung mọi hoạt động của Công ty, giúp việc cho Giám đốc là hai phó Giám đốc và các phòng ban chức năng theo sơ đồ sau :
Cửa hàng Sơn
Cửa hàng 163
Cửa hàng Đức Giang
Cửa hàng 92
Cửa hàng 5
Trung tâm kho Đức Giang
XN sản xuất hàng điện lạnh
Trung tâm kho vọng
Chi nhánh TPHCM
Chi nhánh Nam Định
Trung tâm xe đạp, xe máy
P. tổ chức hành chính
P. Kế hoạch tài chính
Ban thanh tra bảo vệ
P. kinh doanh xe đạp - xe máy
P. kinh doanh điện tử - điện lạnh
P. kinh doanh nguyên vật liệu
Ban giám đốc
Trong đó :
Ban giám đốc Công ty có trách nhiệm kết hợp chặt chẽ với ban chấp hành Đảng uỷ và tổ chức công đoàn triển khai nghị quyết của Đảng uỷ trong việc định hướng kinh doanh, tổ chức bộ máy, công tác cán bộ, giải quyết khó khăn và đưa đơn vị vào thế ổn định. Giám đốc Công ty trực tiếp điều hành công tác tổ chức cán bộ, tổ chức kinh doanh và quản lý tài chính trong Công ty.
* Phòng tổ chức hành chính : Giúp Giám đốc trong việc tổ chức bộ máy quản lý các bộ phận, cơ sở vật chất phương tiện, tổ chức phục vụ hoạt động của cán bộ và cơ sở làm việc của cán bộ công nhân viên, viên chức.
Đề xuất các phương án tổ chức bộ máy công tác cán bộ, sắp xếp quản lý và sử dụng lao động, các phương án về phân cấp quản lý thuộc thẩm quyền đối với các đơn vị trực thuộc phù hợp với mô hình tổ chức của Công ty.
Phối hợp chặt chẽ với tổ chức công đoàn, phụ nữ, đoàn thanh niên. Giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động thực hiện kỷ luật lao động trong đơn vị, đề xuất các biện pháp và hình thức khen thưởng kỷ luật đối với người lao động nhằm động viên những tập thể cá nhân có thành tích tốt và ngăn ngừa những hành vi tiêu cực trong mọi hoạt động của Công ty.
* Trưởng phòng tổ chức hành chính : Có trách nhiệm điều hành hoạt động của phòng và chịu trách nhiệm trước giám đốc về kết quả hoạt động thực hiện nhiệm vụ của đơn vị.
* Các phòng kinh doanh, phòng quản lý kho và cơ sở vật chất .
- Giúp giám đốc trong việc tìm nguồn hàng, tìm đối tác kinh doanh, tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ các mặt hàng theo nhiệm vụ đã được phân cấp. Xây dựng kế hoạch tháng, quý, năm, lập phương án kinh doanh, phương án khai thác cơ sở vật chất, kho tàng và đảm bảo có hiệu quả.
Mọi hoạt động kinh doanh dịch vụ của các phòng đều phải đảm bảo nguyên tắc có hiệu quả, không vi phạm pháp luật, không để tồn đọng, dây dưa kéo dài ảnh hưởng xấu cho công tác quản lý.
Riêng về mặt hàng xuất nhập khẩu phòng nào đơn vị nào có phương án được ký duyệt, phòng đó, đơn vị đó có trách nhiệm hoàn tất các thủ tục hải quan, tờ khai hải quan phải được vào sổ quản lý tại bộ phận quản lý trước khi trình giám đốc và gửi về phòng kế toán một bản để kết hợp việc đôn đốc theo dõi việc tiếp nhận xuất nhập khẩu hàng hoá thực hiện quản lý trong và sau bán hàng.
* Thủ trưởng các phòng kinh doanh quản lý cơ sở vật chất chịu trách nhiệm điều hành hoạt động của phòng mình và trực tiếp báo cáo Giám đốc về các phương án kinh doanh, kết quả hợp đồng kinh tế và kinh doanh từng lô hàng, các biện pháp xử lý tồn đọng (nếu có). Định kỳ tháng, quý, báo cáo giám đốc tiến bộ và kết quả thực hiện, tiến độ được giao cho phòng.
* Phòng tài chính kế toán :
Giúp Giám đốc trong khâu quản lý toàn công ty tổ chức hạch toán đầy đủ và đúng pháp lệnh thống kê kế toán của nhà nước. Định kỳ báo cáo kết quả kinh doanh và tình hình tài chính đơn vị cho giám đốc và cơ quan quản lý cấp trên theo yêu cầu quản lý của Nhà nước.
Kết hợp với các phòng ban chức năng và các đơn vị trực thuộc trong việc xây dựng kế hoạch tài chính của đơn vị. Đề xuất các biện pháp và giám sát việc thực hiện kế hoạch đó theo dõi tiến độ thực hiện các hợp đồng kinh tế, xuất nhập hoá đơn bằng chứng từ, đôn đốc thu nộp tiền hàng, tiền thuế theo luật định và hoàn tất các thủ tục hành chính khi kết thúc thương vụ.
Giám sát chặt chẽ việc thực hiện các phương án kinh doanh của phòng kinh doanh từ khi ứng tiền cho tới khi kết thúc thương vụ, đề xuất các phương án, góp ý kiến với giám đốc để giải quyết kịp thời các vướng mắc phát sinh trong kinh doanh.
Trưởng phòng tài chính - kế toán có trách nhiệm bố trí cán bộ công nhân viên trong phòng phù hợp với năng lực, chuyên môn của mỗi người, đảm bảo nâng cao chất lượng của công tác hạch toán kế toán đáp ứng yêu cầu quản lý của hoạt động kinh doanh chịu trách nhiệm trước giám đốc và cơ quan quản lý cấp trên về toàn bộ hoạt động tài chính của đơn vị.
* Phòng thanh tra - bảo vệ :
Giúp giám đốc trong việc thanh tra kiểm tra mọi hoạt động của đơn vị, đảm bảo an toàn về hàng hoá và trật tự trong cơ quan.
Phát hiện các tiêu cực đề xuất các biện pháp xử lý ngăn ngừa đề phòng đảm bảo sự nghiêm minh trong việc chấp hành các chính sách chế độ của nhà nước về quản lý tài chính, quản lý kinh doanh và kỷ luật lao động.
Trưởng ban thanh tra bảo vệ có trách nhiệm báo cáo giám đốc và kết quả thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất, đề xuất các biện pháp đối với những sự việc đã được làm rõ.
* Các cửa hàng trực thuộc công ty.
Có trách nhiệm tổ chức mạng lưới bán lẻ tại đơn vị, tổ chức khai thác kinh doanh của đơn vị theo hình thức kết hợp bán lẻ với bán buôn vừa và nhỏ.
Trưởng các cửa hàng có trách nhiệm tổ chức bộ máy hoạt động cửa hàng, bố trí sắp xếp lao động hợp lý đảm bảo kinh doanh có hiệu quả.
* Giám đốc các xí nghiệp, trung tâm chi nhánh trực thuộc công ty trực tiếp điều hành hoạt động của đơn vị theo đúng điều lệ về tổ chức bộ máy và hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị theo đúng quyền hạn, chức năng nhiệm vụ đã được phân cấp và chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về mọi hoạt động cho mình quản lý điều hành.
Ngoài sự phân cấp quản lý, điều hành đơn vị, giám đốc các xí nghiệp trung tâm, chi nhánh có thể đề nghị giám đốc Công ty ủy quyền một số lĩnh vực để thực hiện nhiệm vụ và phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc về sự ủy quyền đó.
Định kỳ báo cáo kết quả kinh doanh và các mặt hoạt động khác của đơn vị kiến nghị các biện pháp để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn nhằm phát triển kinh doanh cho đơn vị mình.
4. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty.
Công ty Điện máy-Xe đạp-Xe máy là một doanh nghiệp thương mại lớn hoạt động trên địa bàn rộng, mặt hàng kinh doanh đa dạng, được tiêu thụ chủ yếu ở thị trường nội địa và Công ty thiên về nhập khẩu có xuất khẩu song số lượng xuất khẩu quá nhỏ và nếu có chỉ là hình thức tái xuất sản phẩm của công ty tiêu thụ theo phương châm kết hợp bán buôn với bán lẻ tập trung vào các thành phố lớn khu vực đông dân cư như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh... Nam Định... Hiện nay các mặt hàng chủ yếu của Công ty như sau :
+ Xe đạp, xe máy
+ Ô tô
+ Tủ lạnh, ti vi, điều hòa
+ Hoá chất
+ Vật liệu xây dựng và các hàng hoá khác
Trong đó mặt hàng xe máy Trung Quốc chiếm tỷ trọng lớn hơn (năm 2000 chiếm 70% tổng doanh thu bán hàng) và mang lợi nhuận chủ yếu cho công ty. Sang năm 2001 và những năm tiếp theo công ty có định hướng tiếp tục phát triển các mặt hàng truyền thống đồng thời mở rộng thêm một số mặt hàng mới như : nhựa, xăng dầu... Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Đông Âu và ASEAN.
II. Phân tích khái quát tình hình tài chính của Công ty điện máy xe đạp - xe máy.
Thông qua các báo cáo tài chính như bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh của công ty Điện máy-Xe đạp-Xe máy trong các năm 1998 - 2000 ta có thể tính toán và so sánh một số chỉ tiêu tài chính từ đó phác họa bức tranh khái quát về tình hình tài chính của công ty như sau:
Bảng 1 : Bảng cân đối kế toán công ty Điện máy-Xe đạp-Xe máy
cuối năm 1998 - 2000
Đơn vị tính : triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
Phần Tài sản
A. TSLĐ và đầu tư ngắn hạn
35.948,17
74.682
58.962,2
I. Tiền
4.468,8
9.246,6
8.360,4
1. Tiền mặt
687,5
1.536,4
1.396,6
2. Tiền gửi ngân hàng
3.961
7.704,2
6.963,8
3. Tiền đang chuyển
0
6
0
II. Đầu tư tài chính ngắn hạn
30
30
30
III. Các khoản phải thu
25.463,4
30.688,1
28.196,4
1. Phải thu khách hàng
10.175
14.237,8
11.961,5
2. Trả trước cho người bán
4.254
3.936,6
3.304,4
3. Phải thu khác
11.034
12.513,7
12.930,4
IV. Tồn kho hàng hoá
4.709
24.701
19.761
1. Hàng mua đang đi đường
0
0
0
2. Hàng hoá tồn kho
4.384
24.403
19.457
3. Hàng gửi bán
100
0
0
4. Tồn kho khác
225
298
304
V. Tài sản lưu động khác
1.096,9
10.016,7
4.808,36
B. TSCĐ và đầu tư dài hạn
9.224,8
8.776
11.550,56
I. TSCĐ
5.995,7
5.741
8.515,56
1. Nguyên giá
9.828,8
10.959,9
13.150,86
2. Hao mòn lũy kế
3.830,1
5.218,9
4.635,3
II. Đầu tư tài chính dài hạn
2.191,9
2.192
2.192
III. Chi phí XDCB
1.037
843
1.037
Cộng tài sản
45.172,97
83.458,4
70.512,76
Phần nguồn vốn
A. Nợ phải trả
43.359,4
81.645,4
67.333,8
I. Nợ ngắn hạn
42.766,6
80.741
66.128,3
1. Vay ngắn hạn
24.894,6
34.125
36.725,3
2. Nợ dài hạn tới hạn trả
1060
27.940
5.506
3. Phải trả người bán
5.069
16.663
7.825
4. Phải trả khác
11.743
1.773
16.072
III. Nợ dài hạn
592,8
1.174,4
1.205,5
1. Vay dài hạn
592,8
1.174,4
1.205,5
2. Nợ ngắn hạn
0
0
0
B. Nguồn vốn chủ sở hữu
1.813,57
1.813
3.178,96
1. Nguồn vốn kinh doanh
20.638
24.325
20.825
2. Lãi chưa phân phối
19.743
22.743
14.896
3. Qũy của doanh nghiệp
918,57
743
1.560
4. Chênh lệch tỉ giá
0
512
1.190
Cộng nguồn vốn
45.172,97
83.458,4
70.512,76
Nguồn : Báo cáo quyết toán công ty TODIMAX các năm 1998-2000
1. Tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn
1.1. Tình hình nguồn vốn của Công ty.
Bảng ngang
Qua bảng 2 ta thấy quy mô nguồn vốn của công ty không ổn định năm 1999 tăng 38.285,43 triệu đạt 185% so với năm 1998. Đến năm 2000 giảm 12.945,64 triệu đạt 85% so với năm 1999.
tỷ
tỷ
tỷ
1998 1999 2000
Tổng nguồn vốn
Năm
Bảng: Tổng nguồn vốn
Trong đó:
Bảng: Nợ phải trả
43
81
67
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
1998
1999
2000
nợ phải trả
Năm
Nợ phải trả
Đơn vị: Tỷ đồng
Bảng: Nguồn vốn chủ sở hữu
NV Chủ SH
Năm
Khoản vay nợ của công ty rất cao chiếm trên 90% tổng nguồn vốn và mang tính không ổn định, nó cho thấy mức độ phụ thuộc cao của công ty vào các chủ nợ (ở đây chủ yếu là ngân hàng). Tỷ trọng vốn chủ sở hữu thấp (khoảng 5%) so với tổng nguồn vốn và có xu hướng suy giảm, điều đó là do hoạt động thua lỗ các năm trước tích lũy lại làm suy giảm vốn chủ sở hữu.
Trong tổng công nợ thì nợ ngắn hạn chiếm tỉ trọng lớn (trên 90% tổng công nợ) điều đó cho thấy hầu hết tài sản của doanh nghiệp được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn mặc dù chi phí (trả lãi vay) thấp song thời gian đáo hạn nhanh sẽ gây khó khăn lớn cho công ty khi trả lãi và lãi vay.
Đánh giá chung tình hình cho thấy công ty Điện máy, xe đạp - xe máy đang nằm trong tình hình chung của các doanh nghiệp nhà nước ở nước ta hiện nay. Đó là thực trạng các doanh nghiệp hoạt động trên cơ sở vốn công nợ là chủ yếu, 90% vốn hoạt động là vốn vay từ bên ngoài, một tỉ lệ quá cao, cho thấy hoạt động của công ty không mấy ổn định.
Từ góc độ nhà quản lý doanh nghiệp và chủ sở hữu có thể lạc quan cho rằng khi mà nguồn vốn tự có nhỏ bé trong tổng nguồn vốn thì công ty có thể chuyển rủi ro sang các chủ nợ. Tuy nhiên, thực tế hoạt động công ty cho thấy tỉ lệ vay ngắn hạn quá cao, hơn nữa trong điều kiện sản xuất kinh doanh hiện nay tỉ lệ nợ cao công ty sẽ chịu gánh nặng về lãi suất tiền vay (thực tế lãi vay năm 2000 công ty phải trả hơn 2 tỷ đồng). Điều đó cho thấy kết quả kinh doanh đôi khi chỉ đủ trả nợ. Mặt khác đây cũng là yếu tố cản trở việc thu hút nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh trong tương lai.
1.2. Tình hình sử dụng nguồn vốn.
Việc sử dụng vốn của Công ty trong 3 năm gần đây được thể hiện qua bảng phân tích sau :
Bảng ngang
Cơ cấu sử dụng vốn có xu hướng tăng tỷ trọng tài sản lưu động và giảm tỷ trọng tài sản cố định (từ 20,4 năm 1998 xuống còn 17% năm 2000).
Bảng tổng tài sản:
Năm
Tổng tài sản
Đơn vị: Tỷ đồng
Trong đó:
Bảng tài sản lưu động:
Năm
Tài sản lưu động
Đơn vị: Tỷ đồng
Bảng tài sản cố định:
tài sản cố định
Năm
Đơn vị: Tỷ đồng
Tỷ trọng tài sản lưu động của Công ty giữ mức 80 - 85% tuy hơn cao so với mức trung bình ngành (70 - 80%) song đây cũng là tỉ lệ hợp lý với các doanh nghiệp thương nghiệp thương mại. Tuy nhiên khi xem xét tỷ trọng của từng khoản mục trong tài sản lưu động như : tiền, khoản phải thu... ta thấy khoản phải thu chiếm tỷ trọng cao hơn, chiếm 40% so với tài sản lưu động đặc biệt năm 1998 chiếm tới 56,36% kết hợp với tỷ lệ phải trả cao ở nguồn vốn cho thấy công ty thường xuyên bị chiếm dụng vốn và đồng thời cũng thường xuyên đi chiếm dụng vốn các doanh nghiệp khác. Đây là dấu hiệu không lành mạnh tồn tại phổ biến ở các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay, nợ đọng dây dưa, chiếm dụng vốn lẫn nhau, đó là những khó khăn mà công ty cần có biện pháp tháo gỡ.
2. Khả năng thanh toán của công ty.
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp thể hiện khả năng chi trả các khoản nợ và các chi phí phát sinh trong qúa trình sản xuất kinh doanh.
Một doanh nghiệp duy trì được thể hiện khả năng thanh toán tốt sẽ có điều kiện chủ động trong kinh doanh và có khả năng thu hút vốn bên ngoài đầu tư mở rộng sản xuất và ngược lại. Khả năng thanh toán của công ty được thể hiện thông qua hai chỉ tiêu cơ bản sau :
Hệ số thanh toán hiện hành
=
Tổng tài sản lưu động
Nợ ngắn hạn
Hệ số thanh toán nhanh
=
Vốn bằng tiền + Khoản phải thu
Nợ ngắn hạn
Bảng 4 : Khả năng thanh toán Công ty TODIMAX năm 1998 - 2000
Năm
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
Hệ số thanh toán hiện hành
0,84
0,93
0,89
Hệ số thanh toán nhanh
0,7
0,49
0,55
Thông qua số liệu bảng cân đối kế toán 1998 - 2000 ta có thể tính toán và so sánh hệ số thanh toán của công ty qua các năm như sau :
Khả năng thanh toán của công ty mặc dù còn yếu đặc biệt hệ số thanh toán nhanh còn thấp, công ty sẽ gặp khó khăn trong thanh toán các khoản nợ đến hạn, tuy nhiên cũng đã ghi nhận nỗ lực chung công ty trong việc duy trì hệ số thanh toán xấp xỉ bằng nhau trong khi tỷ trọng nợ ngắn hạn trong tổng vốn rất cao.việc
III. Phân tích tình hình lợi nhuận Công ty điện máy, xe đạP-XE Máy
1. Cơ cấu lợi nhuận công ty.
Lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa tổng doanh thu và chi phí trong một thời kỳ nhất định. Để hạn chế rủi ro các doanh nghiệp thường đa dạng hoá hoạt động sản xuất kinh doanh của mình và lợi nhuận là kết quả thu được từ các hoạt động như : Hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động bất thường... Sau đây ta xem xét tỷ trọng của từng bộ phận trong tổng lợi nhuận của công ty TODIMAX qua các thời kỳ 1998 - 2000.
Bảng 5 : Cơ cấu lợi nhuận Công ty TODIMAX 1998 - 2000
Đơn vị : Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
Giá trị
Tỷ trọng %
Giá trị
Tỷ trọng %
Giá trị
Tỷ trọng %
1. Lợi nhuận HĐKD
-5824
83,7
-114
-15,4
4873
83
2. Lợi nhuận HĐTC
7,5
-0,1
9,2
1,1
10,2
0,17
3. Lợi nhuận HĐBT
-1145
16,4
842,8
114
968
10,5
Tổng lợi nhuận
-6961
100
737,5
100
5852,4
100
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Công ty TODIMAX các năm 1998-2000
Nhìn vào cơ cấu lợi nhuận công ty trong 3 năm qua ta thấy lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng lợi nhuận đặc biệt là vào các năm 1998 và 2000, và nó quyết định phần lớn lợi nhuận công ty ngoại trừ năm 1999.
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính không đáng kể (dưới 2%), lợi nhuận bất thường không ổn định, lúc quá thấp, lúc thì rất cao nên đây không phải là yếu tố quyết định lợi nhuận của công ty.
Như vậy ta có thể kết luận hoạt động công ty chủ yếu tập trung vào kinh doanh và nó quyết định đến kết quả cuối cùng của công ty. Vì vậy mục đích của đề tài là tập trung phân tích tình hình lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty TODIMAX từ đó tìm các biện pháp tăng lợi nhuận cho công ty.
2. Phân tích chung tình hình lợi nhuận công ty Điện máy-Xe đạp- Xe máy.
Thực ra đây là sự đánh giá sự biến động lợi nhuận của toàn công ty, của từng bộ phận giữa thực tế và kế hoạch, giữa kỳ này so với kỳ trước để thấy khái quát tình hình lợi nhuận và những nguyên nhân ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty.
Thông qua báo cáo kết quả kinh doanh các năm 1998 - 2000 ta có thể đánh giá khái quát tình hình lợi nhuận của công ty như sau :
Bảng 6 : Báo cáo kết quả kinh doanh Công ty TODIMAX
năm 1998 - 2000
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
1. Doanh thu bán hàng
396203,7
256431
284832.8
2. Các khoản giảm trừ
1.192,4
1006
1000
+ Chiết khấu
42,8
323,7
110
+ Giảm giá
-
-
-
+ Hàng bán bị trả lại
7,5
682
17
+ Thuê TTĐB & thuế xuất khẩu
1.142
873
3. Doanh thu thuần
395038,2
255424
283832,8
4. Giá vốn hàng bán
390411,8
241639
267607,8
5. Lợi tức gộp
4.626
13784
16225
6. Chi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- QT1586.doc