MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 4
1. Lý do chọn đề tài 4
2. Mục đích nghiên cứu 5
3. Đối tượng nghiên cứu 5
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 5
5. Phương pháp nghiên cứu 5
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 6
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC 6
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 6
1.2. Khái niệm chung 6
1.2.1. Khái niệm chung về giáo dục thẩm mĩ 6
1.2.2. Nội dung của giáo dục thẩm mĩ 7
Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ GIÁO DỤC CÁCH ĂN MẶC CHO HỌC SINH Ở MỘT SỐ TRƯỜNG THPT 10
2.1. Khái quát về tình hình giáo dục cách ăn cho học sinh phổ thông hiện nay: 10
2.2. Thực trạng về giáo dục cách ăn mặc hiện nay 11
2.3. Nguyên nhân của thực trạng 13
Chương 3: BIỆN PHÁP GIÁO DỤC CÁCH ĂN MẶC 16
CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG 16
3.1. Hiểu và nắm vững đặc điểm tâm lý của học sinh 16
3.2. Biện pháp tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho học sinh 17
Chương 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 20
4.1. Kết luận 20
4.2. Kiến nghị 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO 21
26 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 14746 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp nhằm nâng cao việc giáo dục thẩm mỹ cho học sinh ở các trường Trung học phổ thông trong Thị xã Thủ Dầu Một - Tỉnh Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của nhận thức, tình cảm và được biểu hiện bằng hành vi văn hóa, đạo đức, bằng lời ăn, tiếng nói hàng ngày.
Thẩm mĩ là phạm trù triết học nói về cái đẹp khách quan của tự nhiên, xã hội và con người mà chúng ta đang đề cập tới.
Cái đẹp là cái trung tâm, bên cạnh cái đẹp là cái tốt, cái cao thượng, cái anh hùng. Những khái niệm tương phản là cái xấu, cái thấp hèn, cái hài, cái bi.
Thẩm mĩ là giá trị khách quan vốn có của các đối tượng có trong tự nhiên, xã hội và con người(đối tượng thẩm mĩ) được con người nhận thức, đánh giá, thưởng thức và sáng tạo.
Thẩm mĩ có ý nghĩa rất lớn trong đời sống con người. Nhu cầu thẩm mĩ là một trong những nhu cầu quan trọng của đời sống xã hội. Mỗi con người đều có xu hướng vươn tới cái đẹp hoàn hảo, mong muốn cho cuộc sống của mình ngày càng tốt hơn. Xã hội ngày càng phát triển nhu cầu thẩm mĩ càng cao và con người càng sáng tạo ra nhiều giá trị thẩm mĩ mới.
Cái đẹp thâm nhập vào cuộc sống của con người và tạo nên thị hiếu thẩm mĩ. Thị hiếu thẩm mĩ là sở thích của con người, là cái gout trong thưởng thức và nó lan tỏa từ người này qua người khác, từ nơi này đến nơi kia tạo thành một làn sóng thị hiếu: Thị hiếu thời trang, thị hiếu nghệ thuật, âm nhạc, sân khấu, du lịch và thị hiếu tiêu dùng… Thị hiếu thay đổi theo thời gian, không gian, thị hiếu có tính lịch sử.
Cuộc sống là sáng tạo, “mỗi con người là một nghệ sỹ” luôn tạo ra giá trị thẩm mĩ cho mình và cho xã hội. Đó là một quy luật.
Trong công tác giáo dục học sinh, nhà trường rất coi trọng nội dung giáo dục thẩm mĩ, coi đó là một bộ phận không thể thiếu được của quá trình giáo dục toàn diện. Con người có trí tuệ thông minh, có sức khỏe cường tráng, nếu thiếu óc thẩm mĩ vẫn không được coi là con người toàn diện trong một xã hội hiện đại. Óc thẩm mĩ có vai trò to lớn trong nhận thức và trong lao động sáng tạo của con người.
Giáo dục thẩm mĩ trở nên hết sức quan trọng vì nó có tác động mạnh đến trí tuệ, đến tình cảm đạo đức, đến quá trình hình thành những nét đẹp trong hành vi, thói quen của học sinh, đến khả năng sáng tạo – một phẩm chất cực kỳ quý báu của con người hiện đại.
1.2.2. Nội dung của giáo dục thẩm mĩ
Giáo dục thẩm mĩ là quá trình hình thành cho học sinh năng lực nhận thức, thưởng ngoạn, đánh giá, sáng tạo và hành động theo cái đẹp.
Trong phạm vi giáo dục ở trường trung học phổ thông, giáo dục thẩm mĩ có các nhiệm vụ sau đây:
+ Bồi dưỡng cho học sinh năng lực tri giác, cảm thụ, thưởng thức cái đẹp trong tự nhiên, trong cuộc sống và trong nghệ thuật.
+ Bồi dưỡng cho học sinh năng lực đánh giá cái đẹp cái đẹp trong tự nhiên, xã hội và nghệ thuật, nhận biết cái chân, thiện mỹ trong đời sống con người.
+ Bồi dưỡng cho học sinh tình cảm và thị hiếu thẩm mĩ làm sao cho phù hợp với các giá trị văn hóa dân tộc và văn minh của thời đại.
+ Bồi dưỡng cho học sinh năng lực sáng tạo cái đẹp trong cuộc sống hằng ngày, trong lao động, học tập và sinh hoạt tập thể: cái đẹp vật chất, cái đẹp tinh thần, cái đẹp nghệ thuật.
+ Làm cho mỗi học sinh luôn hướng tới cái đẹp và hành động theo cái đẹp, quan trọng nhất là tu dưỡng đạo đức tạo cái đẹp trong phẩm giá nhân cách.
Như vậy, giáo dục thẩm mĩ có liên quan trực tiếp đến giáo dục văn hóa, thẩm mĩ là một bộ phận của văn hóa, trong văn hóa có thẩm mĩ, văn hóa lấy thẩm mĩ làm trung tâm. Giáo dục văn hóa và giáo dục thẩm mĩ gắn liền với nhau như hình với bóng không thể tách rời.
Mục đích của giáo dục văn hóa – thẩm mĩ cho học sinh là giúp họ nâng cao trình độ nhận thức, cảm thụ, thưởng thức và sáng tạo cái đẹp vật chất và tinh thần, hình thành thói quen, nếp sống, hành vi văn minh trong giao tiếp xã hội. Như vậy, giáo dục văn hóa – thẩm mĩ phục vụ cho mục tiêu phát triển văn hóa cá nhân, xã hội và công đồng.
Giáo dục văn hóa – thẩm mĩ ở trường THPT được thực hiện thông qua các con đường cơ bản sau đây:
+ Thông qua dạy và học các môn khoa học, đặc biệt là khoa học xã hội và nhân văn. Các môn học này giúp học sinh nhận thức được những khái niệm cơ bản về văn hóa – thẩm mĩ, nhận ra những giá trị đích thực của văn hóa, văn minh nhân loại trên cơ sở đó có ý thức đối với những truyền thống văn hóa và hình thành thói quen hành vi văn hóa.
+ Thông qua xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong gia đình, nhà trường và xã hội.
- Môi trường là nơi sống và hoạt động của con người, môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của cá nhân.
- Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh là xây dựng nếp sống mọi người chăm lo đến nhau. Cha mẹ, thầy cô giáo quan tâm đến cuộc sống, học tập của các em và các mối quan hệ xã hội.
+ Thông qua giáo dục nghệ thuật: Nghệ thuật là biểu hiện cao nhất của các quan hệ thẩm mĩ trong đời sống xã hội. Nghệ thuật có hai bộ phận quan trọng là đối tượng thẩm mĩ và chủ thể thẩm mĩ. Đối tượng thẩm mĩ là hiện thực, chủ thể thẩm mĩ là nghệ sĩ. Nghệ thuật là quá trình chủ thể hóa đối tượng thẩm mĩ và khách thể hóa tình cảm, thẩm mĩ.
- Giáo dục nghệ thuật trong nhà trường được thực hiện thông qua giảng dạy các bộ môn văn học, nghệ thuật: thơ ca, âm nhạc, hội họa…
- Giáo dục nghệ thuật thông qua tổ chức các cuộc thi văn nghệ; hội thi học sinh thanh lịch, thời trang học đường, nữ công, gia chánh, khéo tay hay làm…
- Giáo dục nghệ thuật thông qua hệ thống tin đại chúng, các chương trình “Trò chơi âm nhạc”, “Nốt nhạc vui”, “Ai là triệu phú”, “Hành trình văn hóa”, “Rung chuông vàng”, “Đấu trường 100”… trên đài truyền hình có ý nghĩa giáo dục to lớn.
+ Thông qua tiếp xúc với thiên nhiên: Ở trường THPT, giáo dục văn hóa – thẩm mĩ có thể được thực hiện thông qua các hoạt động du lịch, tham quan, cắm trại tiếp xúc với thiên nhiên, đây là những hình thức rất phù hợp với tâm lý lứa tuổi của học sinh.
Chương 2:
THỰC TRẠNG VỀ GIÁO DỤC CÁCH ĂN MẶC CHO HỌC SINH Ở MỘT SỐ TRƯỜNG THPT
2.1. Khái quát về tình hình giáo dục cách ăn cho học sinh phổ thông hiện nay
Qua hơn 20 năm đổi mới của nước, việc thâu nhận và tiếp biến các tinh hoa văn hóa, văn minh nhân loại trở nên sôi nổi và phổ biến hơn, hệ giá trị dân tộc đã được bổ sung các giá trị mới, bao gồm cái đẹp, cái đúng, cái tốt, cái có ích, cái cao cả, cái hiện đại, những hình tượng nghệ thuật mới làm cho đời sống tinh thần của nhân dân thêm phong phú, đa dạng hơn. Sự tác động đó vào giới trẻ là biểu hiện rõ ràng nhất, mạnh mẽ nhất. Sự xâm nhập của các làn sóng văn hóa mới cũng làm cho văn hóa truyền thống bộc lộ những nhược điểm, những mặt lạc hậu so với xu thế đương đại, đòi hỏi nước ta phải sớm nhận ra để khắc phục. Trong giáo dục thẩm mĩ, cách đây 10 năm Nghị quyết TW 5 khoá VIII của Đảng về “Xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” đã chỉ rõ những tồn tại hạn chế: “Việc giáo dục thẩm mĩ, giáo dục thị hiếu nghệ thuật cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng, học sinh chưa được coi trọng”.
Trong giáo dục thẩm mĩ thì giáo dục Cái Đẹp giữ vị trí then chốt. Cái đẹp được hiểu là những giá trị thẩm mĩ, xã hội khách quan của các sự vật hiện tượng toàn vẹn, cụ thể, cảm tính trong hiện thực, được con người thụ cảm cảm tính và đánh giá về phương diện thẩm mĩ. Cái đẹp có tính giai cấp, tính dân tộc, tính nhân loại, do đó cũng có cái đẹp giai cấp, cái đẹp dân tộc và cái đẹp nhân loại. Giáo dục cái đẹp luôn hướng tới mục tiêu phát triển các cảm xúc, thị hiếu thẩm mĩ và lý tưởng thẩm mĩ cao đẹp. Nhận diện và xác định rõ cái đẹp sẽ tạo ra cơ sở vững chắc chống lại nguy cơ khủng hoảng giá trị và niềm tin.
Cái đẹp nhân loại bao trùm lên các giá trị của con người. Cái đẹp nhân loại mà chúng ta cần chiếm lĩnh là các giá trị thẩm mĩ đã được cộng đồng thế giới thừa nhận, mong muốn, quý trọng, giữ gìn và chiếm lĩnh, đó là cái đẹp mang trong nó các chuẩn mực, mục đích hay lý tưởng của nhân loại. Phải giúp thanh thiếu niên (TTN) nhận diện được cái đẹp nhân loại để họ có thể thưởng thức, đánh giá, lựa chọn, tiếp thu, biểu hiện, biến đổi và sáng tạo đúng hướng, góp phần làm giàu thêm, tiên tiến thêm nền văn hoá dân tộc.
Giáo dục thẩm mĩ cho TTN cần nhất là giáo dục qua thực tiễn và qua lao động, đó là quá trình hình thành nhận thức thẩm mĩ đúng đắn và tự nhiên.
Chính vì điều đó, trong các trường phổ thông hiện nay khi quy định về nền nếp học sinh đều có hẳn một phần ghi cụ thể về cách ăn mặc của học sinh. Cụ thể như:
- Ở trường THPT Nguyễn Đình Chiểu (Bình Dương), ngay trong phần đầu về quy định nền nếp đã ghi rõ:
QUY ĐỊNH VỀ ĐỒNG PHỤC:
1.- Học sinh nam: Mặc áo trắng mang phù hiệu trường có thêu tên trên ngực trái, áo bỏ trong quần, quần màu xanh dương hoặc đen, mang giày bata đến trường. Học sinh không được mặc quần jean, kaki đến lớp; đầu tóc phải gọn gàng tuyệt đối không được nhuộm.
2.- Học sinh nữ: Mặc áo dài trắng có cổ, bên trong có áo lá, quần trắng hoặc đen và may phù hiệu trường có thêu tên trên ngực trái, mang giày hoặc dép có quai hậu (không mang guốc).
Lưu ý: Học sinh đến trường ngoài giờ học, sinh hoạt ngoại khóa : Phải đảm bảo quy định đồng phục, thuận tiện. Trong giờ học TDTT học sinh phải mặc đồng phục thống nhất theo quy định, mang giày bata.
- Ở trường THPT Võ Minh Đức (Bình Dương) trong nội quy học sinh quy định:
Haønh vi, ngoân ngöõ öùng xöû, trang phuïc (theo Ñieàu 40 Ñieàu leä tröôøng trung hoïc):
- Haønh vi, ngoân ngöõ öùng xöû cuûa hoïc sinh phaûi coù vaên hoaù, phuø hôïp vôùi ñaïo ñöùc vaø loái soáng cuûa löùa tuoåi hoïc sinh trung hoïc;
- Khoâng ñöïôc boâi son, ñaùnh phaán; sôn moùng tay, chaân; nhuoäm toùc, ñeo ñoà trang söùc ñeå trang ñieåm.
- Trang phuïc cuûa hoïc sinh phaûi saïch seõ, goïn gaøng, thích hôïp vôùi ñoä tuoåi, thuaän tieän cho vieäc hoïc taäp vaø sinh hoaït ôû tröôøng;
Nam: quaàn taây, aùo sô mi boû vaøo quaàn, mang deùp coù quai haäu.
Nöõ : aùo daøi traéng, quaàn traéng, mang giaày hoaëc deùp coù quai haäu.
Và ngày từ đầu năm học tất cả các trường đều sinh hoạt với học sinh về nội quy, quy định nề nếp trong các buổi sinh hoạt chủ nhiệm, sinh hoạt dưới cờ cũng như trong các buổi họp cha mẹ PHHS . Đồng thời trong các giờ sinh hoạt lớp, giáo dục ngoài giờ lên lớp, GVCN cũng thường xuyên nhắc nhỡ các em về trang phục khi đi học cũng như đi sinh hoạt ngoại khóa v.v…
2.2. Thực trạng về giáo dục cách ăn mặc hiện nay:
Tuy nhiên mặc dù đã có quy định về nề nếp, giáo viên và Đoàn thanh niên thường xuyên giáo dục, nhắc nhỡ các em trong các buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt đoàn, mặc dù đại đa số các em đều chấp hành khá tốt nội qui của nhà trường. Đặc biệt là trong những năm gần đây, việc ăn mặc của học sinh trong các giờ học, giờ ngoại khóa trở thành vấn đề đáng quan tâm trong nhà trường , và điều đáng lo ngại là nhu cầu về thẩm mỹ - cái đẹp trong ăn mặc - của học sinh đang có xu thế xuống cấp. Vấn đề đặt ra ở đây là vì sao cách ăn mặc của học sinh càng ngày lại càng khó nhìn như thế, trong khi môn giáo dục công dân, giáo dục đạo đức, giáo dục mỹ thuật vẫn được dạy liên tục từ tiểu học đến các bậc học cao hơn? Chỉ riêng cách ăn mặc của các nữ sinh ngày nay đang khiến không ít giáo viên phải "nhức nhối" khi chứng kiến những kiểu biến tướng của các bộ đồng phục khi các em đi học các giờ ngoại khóa. Cùng là áo trắng, quần sẫm màu nhưng nhà trường khó có thể kiểm soát được "kiểu dáng" của những bộ đồng phục này.
Theo em Nguyễn Thị Thu Hà, học sinh trường Lớp 12A1 Trường THPT Võ Minh Đức TX TDM (Bình Dương), kiểu quần cạp trễ, áo ngắn vẫn là xu hướng thời trang được đa số các nữ sinh chọn làm phong cách cho những bộ đồng phục khi đi học các giờ ngoại khóa của mình. Bộ đồng phục này cũng không mấy khác biệt so với những bộ đồng phục thông thường khi những nữ sinh này đi lại.
Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn sẽ được thấy rõ nếu nữ sinh cử động mạnh hay chỉ đơn giản là ngồi xuống ghế trong lớp. "Tôi không thể không quay mặt đi khi phải nhìn thấy những chiếc cạp trễ hết mức của các bạn nữ sinh trong lớp" - một giáo viên trường THPT Nguyễn Đình Chiểu (Bình Dương) bức xúc.
"Nhưng thử hỏi bạn học sinh nam ngồi sát bên cạnh bạn nữ đó sẽ nghĩ như thế nào?" - cô giáo đặt câu hỏi. Giới tính đang là vấn đề rất nhạy cảm trong trường học nhưng làm sao yêu cầu học sinh phải trong sáng khi mà ngồi sát bên mình là một bạn nữ đang "khoe" cơ thể cũng như nội y của mình một cách chủ động như vậy?
Và hàng tuần trong các buổi sinh hoạt dưới cờ giám thị, Đoàn TN nhà trường vẫn phải thường xuyên đọc tên và nhắc nhỡ những em học sinh vi phạm nề nếp, tác phong đặc biệt là vi phạm về ăn mặc không đúng đồng phục theo quy định nhà trường. Giám thị cũng đã nhiều lần mời phụ huynh các em vi phạm vào trường để nhắc nhỡ về vấn đề này.Và cũng chính những em vi phạm về ăn mặc trong nhà trường là những em thường xuyên vi phạm về đạo đức, tác phong.
Viện Nghiên cứu và Phát triển giáo dục Việt Nam dẫn chứng: càng ở cấp học cao, biểu hiện vi phạm đạo đức của HS càng đáng lo ngại. Nếu như ở cấp tiểu học, có 22% HS từng nói dối cha mẹ, thì lên THCS, tỷ lệ này là 50%, và khi học THPT, con số ấy lên tới 64%; tỷ lệ HS THCS không chấp hành Luật Giao thông là 35%, nhưng lên cấp THPT thì số HS phạm lỗi tăng gấp đôi..., 68% HS mê game, chat, 46,6% ảnh hưởng từ phim: thích quen "hoàng tử" trong phim, có trang phục giống trong phim, thích chơi đô vật kiểu Mỹ…, 38,8% cho biết thường xuyên chửi thề, nói tục; 53,6% thỉnh thoảng nói tục, 32,2% thường xuyên vô lễ với thầy cô. Nhiều HS chỉ chào thầy cô trong trường, còn ra đường thì... không quen biết. Và những em này thường là những em có cách ăn mặc không đúng với nề nếp quy định của nhà trường.
Đồng thời qua kết quả khảo sát việc vi phạm của HS về ăn mặc ở một số trường THPT ở địa bàn Thị Xã Thủ Dầu Một Tỉnh Bình Dương trong 3 tháng 9,10,11 năm học 2008 – 2009, ta nhận thấy: vì các em lớp 10 mới vào trường còn bở ngỡ nên các em chấp hành tốt quy định và ít vi phạm hơn học sinh lớp 11, 12. Đến tháng 10 khi nhà trường bắt đầu tăng cường kiểm tra hai khối 11, 12 thì các em khối 10 bắt đầu vi phạm vì các em đã bắt đầu quen với môi trường mới và một phần nào chịu ảnh hưởng của các anh chị lớp 11,12. Đến tháng 11 khi nhà trường tăng cường các hoạt động ngoại khóa hầu như tất cả các em đã giảm bớt hẳn tình hình vi phạm về ăn mặc không đúng quy định trong nhà trường.
2.3. Nguyên nhân của thực trạng:
Những đặc thù về lứa tuổi và sự phát triển riêng, học sinh luôn muốn khẳng định mình và thể hiện phong cách bản thân, và con đường nhanh nhất các em lựa chọn đó là từ trang phục. Không ít học sinh đưa ra “tuyên ngôn”: Thời trang là một phần đời sống của chính họ. Đặc biệt là giới nữ, thời trang cũng đồng hành với việc dùng hàng “độc”, cũng từ đó thời trang du nhập vào môi trường học đường với những cách tân không chấp nhận được.
Nói về vấn đề trang phục đặc biệt là trang phục của nữ sinh, chúng ta vẫn luôn nghĩ ngay đến tà áo dài - vẻ đẹp truyền thống của dân tộcViệt Nam. Những tà áo dài dịu dàng tha thiết đã đi vào tâm trí bao nhiêu người, vẻ đẹp truyền thống riêng của người con gái đã đi vào thơ ca nhạc hoạ của biết bao nhà văn, nhà thơ, nhạc sỹ, họa sỹ trong nước cũng như trên thế giới.
Và nếu áo dài mang vẻ đẹp của bản sắc thì đồng phục quần tây áo trắng lại mang vẻ đẹp khỏe khoắn và gọn gàng. Mục đích khi mặc đồng phục là tránh sự phân biệt giàu nghèo và hoàn cảnh gia đình. Thế nhưng mục đích tốt đẹp đó đã bị làm mờ đi với những cách tân khó chấp nhận.
Đó là một điều tế nhị nhưng mỗi khi ta trốn tránh và không dám đối mặt thì ngày một phát triển lên.
Những chiếc quần đáy quá ngắn, quá chật, áo sơ mi thì quá mỏng lại bó sát người, đôi khi để lộ những “khoảng hở” không thể chấp nhận được. Có em nói không xấu? Nhưng đẹp thì không hẳn. Một trang phục đẹp thực sự khi nó ở đúng hoàn cảnh, có thể là trong một buổi tiệc hoặc đi chơi nhưng một khi đã đến trường thì phải bình đẳng và lành mạnh. Có khi nào các em tự hỏi: “mình có thực sự thấy thoải mái và tự tin không khi có biết bao ánh mắt không thiện cảm đang nhìn vào?”
Đằng sau cách ăn mặc đó là biết bao nhiêu vấn đề, trước hết là cái nhìn thiếu thiện cảm từ phía Thầy cô và bạn bè. Chính nhà trường cũng can thiệp vào vấn đề tế nhị này, bằng chứng là nó nghiễm nhiên chiếm một vị trí đặc biệt trong nội qui của nhà trường. Đứng trên cái nhìn của một người trẻ, em cũng nhận thấy rằng tự do trong cách ăn mặc và thể hiện bản thân của giới trẻ cần được tôn trọng. Tuy nhiên ở một mức độ cho phép, học trò phải chính là học trò đã chứ không phải người mẫu trên sàn diễn.
Rất nhiều ý kiến cho rằng chương trình giáo dục thẩm mĩ nói chung rất phong phú, rất nhiều bài học nhưng chương trình chưa xác định rõ những phẩm chất cơ bản của nhân cách con người Việt Nam như thế nào. Các bài học nặng lý thuyết, thiếu kỹ năng sống, chưa tạo được dấu ấn trong lòng trẻ, hình thành nhân cách không rõ nét, trẻ dễ bị tác động hoàn cảnh xã hội.
Việc giáo dục thẩm mĩ cho học sinh đã và đang trở thành một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu cấp bách nhưng vai trò không chỉ của gia đình, nhà trường mà còn là của toàn xã hội.
Về phía các trường học, việc giáo dục thẩm mĩ từ bậc phổ thông đến đại học có nhiều bất ổn. Nhiều giáo viên lên lớp chỉ lo truyền giảng kiến thức chuyên môn, không có thì giờ để uốn nắn chỉnh sửa những sai trái của học sinh. Chương trình giáo dục đạo đức; giáo dục Công dân thì quá ôm đồm nặng nề, xem nhẹ giáo dục kỹ năng sống – kỹ năng ứng xử hàng ngày cho học sinh. Cùng quan điểm này, Thầy Đoàn Công Quan – Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Đình Chiểu (Bình Dương) nhấn mạnh: “Nhiều năm qua, chúng ta giáo dục thẩm mĩ theo kiểu quan liêu, giáo điều. Nội dung giáo dục nào cũng có, nhưng lại chưa quan tâm đầy đủ đến phương thức giáo dục, hình thức giáo dục phù hợp. Trong giáo dục thẩm mĩ cho học sinh, các em phải được tôn trọng thật sự, phải từ bỏ cách giáo dục áp đặt, nhồi nhét, khô cứng.”
Nhiều nhà giáo dục cũng chỉ rõ hiện nay hình ảnh người thầy ít nhiều bị lu mờ trong nền kinh tế thị trường đầy biến động hết sức phức tạp. Việc tuyển chọn sinh viên vào các trường sư phạm, việc tuyển dụng giáo viên đang nặng về trình độ học lực, xem nhẹ lòng yêu nghề, chưa chú trọng rèn luyện kỹ năng sư phạm và nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo. Tấm gương sáng về tinh thần vượt khó tự học tự rèn, hết lòng vì học sinh thân yêu, lối sống gương mẫu, ý thức kỷ luật, năng lực chuyên môn... của người thầy đã – đang và mãi mãi có sức hút lớn nhất, mạnh mẽ nhất, cao quý nhất đối với tất cả học sinh, sinh viên.
Chương 3:
BIỆN PHÁP GIÁO DỤC CÁCH ĂN MẶC CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG
3.1. Hiểu và nắm vững đặc điểm tâm lý của học sinh
* Đặc điểm tâm lý của học sinh trung học phổ thông:
Tuổi học sinh THPT là thời kì đạt được sự trưởng thành về mặt thể lực, nhưng sự phát triển cơ thể còn kém so với sự phát triển cơ thể của người lớn. Tuổi thanh niên bắt đầu thời kì phát triển tương đối êm ả về mặt sinh lý
Hoạt động của thanh niên ngày càng phong phú và phức tạp nên vai trò xã hội và hứng thú xã hội của thanh niên không chỉ mở rộng về số lượng và phạm vi mà còn biến đổi cả về chất lượng. Ở thanh niên ngày càng xuất hiện nhiều vai trò của người lớn và họ thực hiện vai trò ấy ngày càng có tính độc lập và tinh thần trách nhiệm cao hơn.
Và ở độ tuổi này các em càng ngày càng trưởng thành kinh nghiệm sống phong phú, phát triển tư duy lý luận, do vậy thái độ có ý thức của các em đối với học tập ngày càng phát triển. Đó là lí do sự tự ý thức hình thành rõ rệt ở học sinh THPT.
Ở giai đoạn này đời sống tình cảm của các em rất phong phú, đặc điểm đó được thể hiện rõ nhất trong tình bạn, và nhu cầu về tình bạn tâm tình cá nhân tăng lên rõ rệt.
Như vậy tuổi thanh niên là một hiện tượng tâm lý xã hội nên việc giáo dục đạo đức cho các em càng trở nên cần thiết hơn cả.
Học sinh ở Trung học phổ thông, lứa tuổi vị thành niên, về tâm sinh lý là lứa tuổi có biến động rất mạnh. Vì thế, mức độ ổn định trong quá trình hình thành nhân cách chưa cao. Các em dễ nghe lời cha mẹ, thầy cô giáo, người lớn tuổi, song lại cũng rất dễ nhiễm các tác động tiêu cực từ gia đình, bạn bè, xã hội, đặc biệt trong thực tế xã hội hiện nay, cơ hội cái xấu tác động vào quá trình rèn luyện nhân cách, vào tư tưởng, tình cảm của các em là rất nhiều. Bởi vậy nếu không có nề nếp tốt từ trong gia đình, ở trường lớp học sinh sẽ rất dễ có những thay đổi bất thường, tiêm nhiễm những tệ nạn xã hội rất nhanh, nhiều khi đi ngược lại mong muốn của người lớn.
Gia đình là nơi sinh ra con người, nuôi dưỡng chăm sóc con người trưởng thành, nhưng con người ấy sau này ra đời như thế nào, họ có thể hòa nhập được với nhịp độ phát triển không ngừng của xã hội không, có đảm đương nổi vai trò của mình, trách nhiệm của mình trước tập thể, trước xã hội và trước chính bản thân mình hay không thì lại phụ thuộc rất lớn vào sự giáo dục của nhà trường, nhân cách của các thầy cô giáo, vào phương pháp làm việc của các thầy cô đối với học sinh lửa tuổi đến trường, đặc biệt là ở trường Trung học phổ thông
Như vậy nhà trường là “chiếc cầu” nối giữa gia đình và xã hội và người đi trên chiếc cầu ấy chính là các em học sinh thân yêu của chúng ta mà người thiết kế xây dựng nó chính là các thầy cô giáo trong nhà trường nói chung, các thầy cô trực tiếp giảng dạy học sinh nói riêng và đặc biệt quan trọng, quyết định phần lớn lại chính là các thầy cô giáo làm công tác chủ nhiệm lớp. Tâm hồn học sinh, nhân cách học sinh khởi đầu như “một tờ giấy trắng”, các em sẽ là đối tượng trực tiếp nhận sự dạy dỗ, chăm sóc, giáo dục của nhà trường. Nhân cách các em phát triển như thế nào đều phụ thuộc vào cách giáo dục, chất lượng, hiệu quả của các lực lượng giáo dục này. Nhờ vậy học sinh sẽ được tiếp thu trực tiếp các tri thức văn hóa tiến bộ, được giáo dục đạo đức, giáo dục thể chất, thẩm mĩ một cách khoa học…
Song để trở thành con người toàn diện về mọi mặt ngay từ khi còn nhỏ, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, bản thân học sinh phải là những học sinh có ý thức tự giác cao, với một tập thể lớp, có ý thức phong trào tự quản tốt trong quá trình rèn luyện của mình
3.2. Biện pháp tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho học sinh
* Sự phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng xã hội
Bồi dưỡng, nâng cao nhận thức, xác định vai trò nhiệm vụ nội dung của việc tổ chức phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội nhằm giáo dục thẩm mĩ cho mọi đối tượng trong và ngoài nhà trường
- Gia đình:
Cần chủ động liên kết với nhà trường, với giáo viên chủ nhiệm để nắm vững mục tiêu, nội dung giáo dục, học tập cho con em. Gia đình tham gia cùng nhà trường tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, tham gia các buổi trao đổi về học tập rèn luyện, việc chấp hành nội quy về nề nếp của con em mình mà giáo viên chủ nhiệm yêu cầu hoặc triệu tập. Gia đình còn phải tham gia vào việc đánh giá kết quả học tập rèn luyện cho con em mình và quá trình hoạt động giáo dục của học sinh ở nhà trường, lớp học. Chính những hoạt động trao đổi mật thiết giữa gia đình với nhà trường đã góp phần nâng cao giáo dục thẩm mĩ cho học sinh
- Nhà trường:
+ Lập kế hoạch công tác phối hợp quản lí
+ Chủ động và chủ đạo cùng các lực lượng trong cộng đồng tổ chức các loại hình hoạt động cho học sinh.
+ Phối hợp với cộng đồng để nắm tình hình học sinh. Chính những nguồn thông tin trao đổi từ cộng đồng là những nguồn thông tin đáng tin cậy để giúp giáo viên đánh giá đúng học sinh đồng thời tìm ra biện pháp hữu hiệu giúp các em hình thành nhân cách.
+ Phối hợp động viên khuyến khích học sinh: dư luận và sự đánh giá của cộng đồng giúp các em học sinh tự điều chỉnh hành vi một cách hữu hiệu.
+ Nhà trường cần tổ chức liên kết các lực lượng giáo dục sống trong cộng đồng, hướng vào những lĩnh vực giáo dục mà cộng đồng có ưu thế:
Giáo dục truyền thống
Nhà trường cần có các biện pháp thích hợp: mời chứng nhân lịch sử, nghệ nhân nổi tiếng trò chuyện với các em về cái đẹp trong ăn mặc, tổ chức cho các em tham quan di tích lịch sử ...sẽ giúp học sinh tiếp cận đối tượng, hình thành các biểu tượng đúng đắn.
Giáo dục bản sắc văn hoá địa phương
+ Nhà trường góp phần xây dựng cụm dân cư nơi trường đóng thành môi trường văn hoá
+ Tuyên truyền giáo dục cho các bậc cha mẹ về đường lối giáo dục, mục tiêu giáo dục, phương pháp dạy con về thẩm mĩ và việc chấp hành nội quy nề nếp của nhà trường.
+ Đề cao truyền thống hào hùng của dân tộc, biết ơn những người có công với cách mạng, đất nước, địa phương, với các giai đoạn lịch sử khác nhau, thức tỉnh lương tri của cộng đồng trong những hoạt động từ thiện.
Thống nhất mục tiêu, nội dung phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục thẩm mĩ cho học sinh trung học phổ thông
Để tạo ra sự thống nhất mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục thẩm mĩ chúng ta cần:
+ Tổ chức các hội nghị chuyên đề để trao đổi và bàn bạc phương pháp tổ chức thiết thực, thực hiện việc tổ chức phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội nhằm giáo dục thẩm mĩ cho học sinh trung học phổ thông
+ Tổ chức các hội nghị liên tịch để quán triệt và bàn bạc việc chỉ đạo xây dựng một kế hoạch chung cho việc giáo dục thẩm mĩ cho học sinh
+ Phát huy vai trò của giáo viên đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm trong việc quan tâm tổ chức giáo dục thẩm mĩ cho học sinh
+ Tổ chức kiểm tra đánh giá, khen thưởng, biểu dương, chấn chỉnh tạo ra sự thống nhất trong việc tổ chức phối hợp nhà trường và xã hội nhằm giáo dục thẩm mĩ cho học sinh
* Xây dựng cơ chế tổ chức phối hợp nhà trường gia đình và xã h
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- MH37t.doc