Lời mở đầu 1
Chương I: Lý luận chung về quản lý tiêu thụ trong các doanh nghiệp hiện nay 3
I. Tiêu thụ và nội dung của hoạt động tiêu thụ trong các doanh nghiệp hiện nay 3
1. Khái niệm tiêu thụ sản phẩm và vai trò của nó đối với các doanh nghiệp thương mại 3
1.1. Khái niệm tiêu thụ sản phẩm 3
1.2. Vai trò của hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong các doanh nghiệp 5
2. Nội dung của hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong các doanh nghiệp hiện nay 6
2.1. Nghiên cứu và dự báo thị trường 6
2.2. Tổ chức các hoạt động hỗ trợ, xúc tiến bán sản phẩm 9
2.3. Xây dựng và phát triển hệ thống kênh phân phối 13
2.4. Hoạt động bán hàng 17
2.5. Tổ chức dịch vụ hậu mãi 18
II. Quản lý hoạt động tiêu thụ trong các doanh nghiệp hiện nay 19
1. Quản lý hoạt động tiêu thụ hàng hoá và vai trò của nó trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thương mại 19
2. Chức năng của công tác quản lý tiêu thụ hàng hóa 20
2.1. Quản lý hoạt động nghiên cứu thị trường: 20
2.2. Quản lý việc tổ chức các hoạt động hỗ trợ, xúc tiến bán sản phẩm 21
2.3. Quản lý hệ thống kênh phân phối 22
2.4. Quản lý hoạt động bán hàng 25
2.5. Quản lý việc thực hiện các dịch vụ hậu mãi 28
III. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp: 29
Chương II: Thực trạng về quản lý tiêu thụ tại công ty cổ phần Pin Hà Nội 31
I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần Pin Hà Nội 31
1. Thông tin chung về công ty 31
2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần Pin Hà Nội 32
3. Nguyên tắc tổ chức và điều hành của công ty 34
4. Đặc điểm về công nghệ sản xuất Pin của công ty cổ phần Pin Hà Nội 37
5. Đặc điểm về nguồn nguyên vật liệu: 37
6. Đặc điểm về nguồn nhân lực của công ty: 37
7. Đặc điểm về nguồn vốn: 38
II. Thực trạng tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần Pin Hà Nội trong thời gian từ năm 2003-2005 38
1. Thực trạng tiêu thụ các loại sản phẩm của công ty 38
2. Thị trường tiêu thụ của công ty 41
3. Về đối thủ cạnh tranh: 45
III. Thực trạng công tác quản lý hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần Pin Hà Nội. 47
1. Thực trạng công tác quản lý: 47
1.1. Hoạt động nghiên cứu và dự báo nhu cầu thị trường: 47
1.2. Quản lý quá trình lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm: 50
1.3. Quản lý các hoạt động xúc tiến bán sản phẩm: 51
1.4. Quản lý hệ thống kênh tiêu thụ (hay quản lý chính sách về mạng lưới tiêu thụ của công ty): 55
1.5. Quản lý hoạt động bán hàng: 57
1.6. Quản lý thực hiện hoạt động cung cấp dịch vụ hậu mãi cho khách hàng hay dịch vụ sau bán hàng. 58
2. Một số chính sách mà công ty sử dụng để kích thích tiêu thụ sản phẩm của công ty. 59
3. Đánh giá kết quả của hoạt động quản lý tác động đến tiêu thụ sản phẩm 61
3.1. Kết quả 61
3.2. Tồn tại 62
Chương III. Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh công tác quản lý hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty cô phần Pin Hà Nội 64
1. Định hướng phát triển của công ty 64
2. Các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tiêu thụ sản phẩm tại công ty 65
Kết luận 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO 75
77 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1376 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp nhằm tăng cường công tác quản lý hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần Pin Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
không, hoạt động có quy củ hiệu quả không….
Các nhân tố thuộc về người tiêu dùng
Người mua tác động đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm thông qua các góc độ: nhu cầu tự nhiên, nhu cầu mong muốn, mức thu nhập, sở thích, thị hiếu tập quán…Trong đó mức thu nhập có vai trò quyết định lớn đến quyết định mua của doanh nghiệp.
Các nhân tố khách quan
Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô: kinh tế, chính trị, luật pháp, văn hoá xã hội, khoa học công nghệ, địa lý.
Các yếu tố thuộc về đối thủ cạnh tranh:
Đối thủ cạnh tranh gồm đối thủ cạnh tranh hiện tại và đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn của doanh nghiệp là một yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng tới sự sống còn của doanh nghiệp.
Hiểu biết sâu sắc về những gì đang xảy ra trong thị trường, những ai đang cạnh tranh với mình trên thị trường và đối thủ cạnh tranh của mình là ai, đang ở đâu và cần phải làm gì để cạnh tranh trên thị trường là một yêu cầu quan trọng cần thiết với tất cả các doanh nghiệp.
Theo dõi sát sao và phân tích những hành động về kinh doanh cũng như các chiến lược quảng bá của đối thủ cạnh tranh trực tiếp sẽ giúp doanh nghiệp phản ứng kịp thời với những chiến dịch lớn của đối thủ cạnh tranh và định hướng được chiến dịch tương lai cho phù hợp với doanh nghiệp mình.
Chương II: Thực trạng về quản lý tiêu thụ tại công ty cổ phần Pin Hà Nội
I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần Pin Hà Nội
1. Thông tin chung về công ty
Công ty cổ phần Pin Hà Nội thành lập vào ngày 01/01/1960 là nhà sản xuất cung cấp Pin lớn có uy tín trên thị trường trong và ngoài nước. Sản phẩm Pin với nhãn “Con Thỏ” được sản xuất theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 : 2000. Chất lượng Pin “Con Thỏ” không thua kém Pin ngoại.
Tên gọi: công ty cổ phần Pin Hà Nội
Tên giao dịch quốc tế: HÀ NỘI BATTERY JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt : HABACO
Trụ sở chính: Quốc lộ 70 - Thị Trấn Văn Điển – Thanh Trì - Hà Nội
Điện thoại: (04)8615364
Fax: (04)8612549
Các thành tích đã đạt được:
Đơn vị Anh Hùng Lực Lượng Vũ trang nhân dân năm 2001
Huân chương lao động Hạng I năm 2000
3 huân chương lao động Hạng II năm 1966; 1976; 1981
Huân chương kháng chiến Hạng II năm 1973
2 huân chương chiến công Hạng III năm 1996; 2000
Các sản phẩm pin R20 và R6 liên tục được tặng Huy chương vàng tại Hội chợ triển lãm Quốc tế Hàng công nghiệp Việt Nam từ năm 1993 tới nay.
Danh hiệu Hàng Việt Nam Chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn năm 1999 tới nay.
Sản phẩm được cấp dấu hiệu phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam.
Nghành nghề kinh doanh chính:
Sản xuất pin và kinh doanh pin các loại
Kinh doanh các loại nguyên vật liệu phục vụ sản xuất pin.
Xuất nhập khẩu trực tiếp nguyên vật liệu, sản phẩm pin các loại và máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh.
Sản phẩm chủ yếu: pin R20C(pin đại), R6P(pin tiểu), R14C(pin trung), R40(pin cối), Pin Kiềm Lr6
Thị trường tiêu thụ:
Thị trường trong nước: các tỉnh , thành phố trong cả nước.
Thị trường xuất khẩu: Lào và Campuchia.
Những đổi mới về công nghệ: các sản phẩm pin R20, R6, và R14 được sản xuất bằng công nghệ tiên tiến giấy tẩm hồ thay thế công nghệ lạc hậu chưng hồ trước kia.
2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần Pin Hà Nội
Công ty cổ phần Pin Hà Nội trước kia là công ty Pin Hà Nội (nhà máy Pin Văn Điển) trực thuộc Tổng công ty Hoá chất Việt Nam - Bộ công nghiệp.
Công ty cổ phần Pin Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 207/2003/QĐ-BCN ngày 03/12/2004.
Công ty được xây dựng từ năm 1958 đến tháng 1/1960 trên diện tích 3 ha tại thị Trấn Văn Điển – Thanh Trì – Hà Nội. Toàn bộ máy móc thiết bị ban đầu do Liên Xô và Trung Quốc giúp với công suất thiết kế ban đầu là 5 triệu chiếc Pin một năm. Sản phẩm là các loại Pin thuộc thế hệ MnO2/NH4CI/Zn, chủng loại pin thông dụng như R20(pin đại),R40(pin cối) và các loại Pin tổng hợp phục vụ quốc phòng, môi trường điện ly là công nghệ chưng hồ - một công nghệ cổ điển, lạc hậu. Dây chuyền máy móc thiết bị mang tính thủ công, nguyên vật liệu, vật tư ban đầu do Trung Quốc cấp 100%.
1/1/1960 nhà máy chính thức đi vào hoạt động theo kế hoạch là toàn bộ đầu vào, đầu ra do nhà nước cung cấp và tiêu thụ( chủ yếu phục vụ phát triển kinh tế và quốc phòng – Pin “ Con Thỏ” phục vụ kháng chiến chống Mỹ).
Để chủ động trong sản xuất, phấn đấu hạ giá thành sản phẩm nhà nước đã tích cực thay thế nhiều nguyên vật liệu ngoại nhập bằng nguyên vật liệu có sẵn trong nước. Năm 1962 được nhà nước cho phép nhà máy đã mở mỏ khai thác quặng mang gan thiên nhiên tại Hà Tuyên.
Năm 1983 tổng cục hoá chất quyết định xác nhập nhà máy Pin Xuân Hoà với nhà máy Pin Hà Nội. Mục đích của việc xác nhập là nhằm phối hợp tiềm lực hai nhà máy để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các xí nghiệp sản xuất, kinh doanh Pin Miền Bắc. Nhưng do nhiều bất hợp lý năm 1995 xí nghiệp đã bàn giao Pin điện cực Xuân Hoà và đến năm 1996 lại bàn giao mỏ MnO2 Hà Tuyên và mỏ MnO2 Cao Bằng. Cho đến nay liên hiệp Pin chỉ còn là nhà máy Pin Văn Điển.
Tháng 7/1996 nhà máy đổi tên thành Công ty Pin Hà Nội.
Trong những năm gần đây công ty rất chú trọng đầu tư vào những dây chuyền sản xuất tiên tiến hiện đại nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, cải thiện điều kiện lao động cho công nhân lao động.
Tính đến hết tháng 10/2002 toàn bộ dây chuyền sản xuất Pin hoá hồ được thay thế bằng dây chuyền thiết bị sản xuất Pin tẩm hồ đã tăng được năng suất lao động và cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động .
Những năm trước đây công ty có tới 1200 lao động với công suất 5 triệu chiếc một năm. Năm 2004 với 400 CBCNV đã sản xuất và tiêu thụ đạt 170 triệu chiếc/năm. Đời sống vật chất và tinh thần nhân dân ngày một nâng cao.
3. Nguyên tắc tổ chức và điều hành của công ty
Trong thời kỳ bao cấp, với sự bảo trợ của nhà nước công ty đơn thuần chỉ là một doanh nghiệp sản xuất vì thế bộ máy quản lý thời kỳ này làm việc trong tình trạng vừa bị động vừa bị ép từ nhiều phía đặc biệt là từ phía kế hoạch nhà nước giao cho. Công tác quản lý yếu kém, trình độ nhận thức của cán bộ quản lý còn hạn chế do đó bộ máy rất cồng kềnh và kém hiệu quả.
Từ khi chuyển sang cơ chế thị trường, đặc biệt là từ khi doanh nghiệp cổ phần hoá, sức cạnh tranh ngày càng gay gắt, tất yếu đòi hỏi công ty cần có một bộ máy hoạt động năng động, sáng tạo và có hiệu quả hay cần xây dựng tốt mối quan hệ giữa các bộ phận quản lý trong doanh nghiệp.
Nhận thức được tầm quan trọng đó, công ty hiện đang có một bộ máy quản lý doanh nghiệp theo kiểu trực tuyến chức năng, các bộ phận chức năng có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc vể mọi lĩnh vực hoạt động của công ty.
Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty:
Hội đồng quản trị: Cơ quan quản lý công ty , có quyền nhân danh công ty quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền đại hội đồng cổ đông.
Ban kiểm soát công ty: gồm 3 thành viên: có ít nhất một người có chuyên môn kế toán. Nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi sổ sách kế toán, báo cáo tài chính….
Ban điều hành: Giám đốc , cùng các phó giám đốc và kế toán trưởng
Giám đốc điều hành mọi hoạt động của công ty và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về việc thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Giám đốc công ty là người đại diện trước pháp luật của công ty do HĐQT bổ nhiệm, miễn nhiệm theo luật doanh nghiệp.
Phó giám đốc: Do HĐQT bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của giám đốc công ty. Phó giám đốc làm việc theo phân công hoặc uỷ nhiệm của giám đốc công ty.
Kế toán trưởng: giúp việc giám đốc về các hoạt động liên quan đến tài chính, tiền tệ và thuế của công ty.
Các phòng ban chức năng:
+ Phòng tổ chức- hành chính phục vụ: chịu trách nhiệm tổ chức điều hành, bố trí và sử dụng lao động trong công ty, đào tạo và phát triển tay nghề người lao động, ký kết các hợp đồng về lao động, quyết định khen thưởng kỷ luật, chịu trách nhiệm về các thủ tục hành chính, cung cấp, tiếp nhận, lưu trữ các hồ sơ giấy tờ công văn. Đồng thời quản lý cơ sở vật chất phục vụ các phòng ban phân xưởng. Chịu trách nhiệm về các vệ sinh công nghiệp và thực hiện quyền lợi cho người lao động.
Bảo vệ tài sản của công ty
Đảm bảo công tác y tế chăm sóc sức khoẻ cho người lao động
Quản lý khu tập thể và khu nhà ăn của công ty
+ Phòng kế hoạch- vật tư
Nhiệm vụ của bộ phận kế hoạch: xây dựng, triển khai quản lý kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của công ty theo đúng quy trình kế hoạch sản xuất.
Nhiệm vụ công tác lao động tiền lương: xây dựng định mức lao động, đơn giá tiền lương của công ty quyết toán quỹ lương của công ty với tổng công ty
+ Phòng TC – KT: Chịu trách nhiệm về các vấn đề tài chính, kế toán của công ty.
+ Phòng TT & TT: thực hiện chức năng của công tác tiêu thụ sản phẩm : Marketing, nghiên cứu thị trường, tổ chức các hoạt động trước, trong và sau bán hàng, các chương trình xúc tiến bán, tổ chức hệ thống kênh phân phối. Đảm bảo hoạt động tiêu thụ diễn ra một cách hiệu quả nhất.
+Phòng KTCN (phòng kỹ thuật công nghệ): Quản lý về công nghệ sản xuất Pin, cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm sao cho đáp ứng đủ nhu cầu thị trường và người tiêu dùng.
+ Phòng KTCĐ: Quản lý công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất Pin của công ty để luôn đảm bảo máy móc luôn được duy trì hoạt động ở trạng thái tốt nhất, tìm tòi, cải tiến máy móc để phục vụ sản xuất Pin tốt nhất.
Các phân xưởng sản xuất:
+ Phân xưởng Pin số 1
+ Phân xưởng Pin số 2
Phân xưởng Pin số 1 và số 2 sản xuất Pin R40, R14, R20C, R6P, LR6
+ Phân xưởng phụ kiện
+ Nghành Đ-H-N
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC TIÊU THỤ
Phòng
TCHC -PV
Phòng
KH-VT
Phòng
thÞ trêng&TT
Phòng
KTCN
Phòng
KTCĐ
PX.Pin số 1
PX.Pin số 2
PX.Phụ kiện
Ngành Đ-H-N
Mô hình cơ cấu tổ chức quản lý của công ty
4. Đặc điểm về công nghệ sản xuất Pin của công ty cổ phần Pin Hà Nội
Pin là sản phẩm có kết cấu phức tạp mỗi thành phần, mỗi bộ phận có đặc điểm kỹ thuật khác nhau. Trước kia với công nghệ chưng hồ lạc hậu, mỗi sản phẩm Pin phải qua nhiều dây chuyền công nghệ với các quy trình công nghệ khác nhau. Hiện nay công nghệ hồ điện đã được thay thế bằng những sản phẩm được tạo ra từ công nghệ giấy tẩm hồ, chất lượng sản phẩm tốt hơn: công nghệ cũ có công xuất 40 chiếc/phút, công nghệ mới có công xuất 100 chiếc/phút. Năm 2003 công ty đã nhập dây chuyền sản xuất Pin kiềm LR6, là công nghệ tiên tiến trên thế giới.
Ngoài ra công ty còn đầu tư các thiết bị quan trọng khác nhằm tăng năng lực sản xuất.
5. Đặc điểm về nguồn nguyên vật liệu:
Hiện tại nguồn nguyên vật liệu của công ty chủ yếu 80% là nhập ngoại do đó chịu chi phí cao do chịu tác động của thuế nhập khẩu và ảnh hưởng lớn biến động thị trường nhập khẩu, chi phí lớn, bảo quản cao…., do đó công ty gặp rất nhiều khó khăn trong đảm bảo nguyên vật liệu cho sản xuất. Do đó trong thời gian tới để nâng cao chất lượng nguyên vật liệu đầu vào là yêu cầu tất yếu đặt ra với công ty. Công ty cần có biện pháp cung ứng nguyên vật liệu kịp thời cả về số lượng và chất lượng để hoạt động sản xuất diễn ra liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng , giữ vững uy tín trên thị trường.
6. Đặc điểm về nguồn nhân lực của công ty:
Tổng hợp chung về trình độ lao động của công ty:
Tổng số cán bộ, CNV-LĐ: 390
Trong đó có: 243 nam và 147 nữ
Trực tiếp sản xuất: 344
Gián tiếp: 46
Bảng trình độ:
Trình độ
Số người
Tỷ lệ trên tổng số CBCNV(%)
Công nhân kỹ thuật
Trung cấp
Cao đẳng
Đại học
Thạc sĩ
Tiến sĩ
344
7
38
1
88
1.7
9.7
0.2
7. Đặc điểm về nguồn vốn:
Vốn điều lệ công ty khi thành lập là: 14 tỷ
Trong đó: Vốn nhà nước 51%
Vốn cổ đông: 49%
Phương pháp huy động vốn của công ty:
Gọi vốn từ các cổ đông hiện tại qua việc giữ lại lợi nhuận để chuyển thành cổ phần cho các cổ đông, trích quỹ dự trữ và phát hành cổ phiếu mới
Vay vốn, huy động vốn từ nguồn khác phục vụ sản xuất, kinh doanh, phát hành trái phiếu.
II. Thực trạng tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần Pin Hà Nội trong thời gian từ năm 2003-2005
1. Thực trạng tiêu thụ các loại sản phẩm của công ty
Đặc tính sản phẩm: khác với các sản phẩm khác, Pin là một loại sản phẩm mang tính kĩ thuật, kích thước sản phẩm đã được quốc tế tiêu chuẩn hoá. Pin là sản phẩm phụ thuộc vào sản phẩm sử dụng nó.
Bảng về các tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm Pin
Loại Pin
Kích thước
(mm)
Điều kiện phóng điện
Thời gian phóng điện
Thời gian bảo quản (tháng)
Điện áp
(V)
Điện trở
(W)
Phương pháp phóng điện (Min/day)
Điện áp cuối
(V)
Tiêu chuẩn quốc gia
(Min)
Thực tế phóng điện (Min)
R20C
34
61.5
4
30
0.9
530
>750
9
1.5
R14C
25
50
6.8
60
0.9
>500
9
1.5
R6P
14.5
50.5
10
60
0.9
240
>350
9
1.5
R6C
14.5
50.5
10
60
0.9
240
>350
9
1.5
LR6
14.5
50.5
10
Liên tục
0.9
720
>820
12
1.5
R40
66
165
10
Liên tục
0.9
>220h
6
1.5
Trước kia sản phẩm của công ty hết sức nghèo nàn, công nghệ chưng hồ lạc hậu công ty chỉ sản xuất một loại Pin truyền thống phục vụ tiêu dùng như Pin đại R20, Pin cối R40 phục vụ quốc phòng và thông tin liên lạc.
Từ khi chuyển sang cơ chế thị trường trước các điều kiện mới:
Đối thủ cạnh tranh ngày càng mạnh
Nhu cầu tiêu dùng ngày một cao do thu nhập người dân ngày một cao
Các sản phẩm sử dụng Pin ngày càng nhiều
Do đó đòi hỏi sản phẩm Pin không chỉ đa dạng chủng loại, chất lượng cao, giá cả phù hợp mà mẫu mã cũng phải đẹp thì mới có thể cạnh tranh được trên thị trường.
Nhận thức được tầm quan trọng đó và cũng để tồn tại đứng vững trên thị trường, mở rộng thị trường cho sản phẩm của mình, công ty đã tiến hành đổi mới công nghệ sản xuất từ công nghệ chưng hồ lạc hậu sang công nghệ tiên tiến – công nghệ giấy tẩm hồ có nhiều ưu việt hơn hẳn công nghệ cũ. Hiện tại sản phẩm của công ty có các loại: Pin đại (R20), Pin cối (R40), Pin tiểu (R6P), đặc biệt là từ năm 2004 công ty đã sản xuất thêm sản phẩm Pin LR6 – Pin kiềm Alkaline kích cỡ (AA và AAA) là loại Pin có chất lượng cao hơn hẳn, khả năng phóng điện mạnh hơn, thời gian bảo quản lâu hơn, mẫu mã đẹp hơn, sử dụng trong các sản phẩm công nghệ cao như : điều khiển quạt, ti vi, máy ảnhốnc thể cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của công ty cổ phần Pin Ắc quy Miền Nam và một số sản phẩm ngoại nhập. Nhìn chung công ty trong những năm qua đã đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng trong nước.
Bảng về tiêu thụ của một số sản phẩm chủ yếu của công ty qua các năm
Sản phẩm chủ yếu
Sản lượng tiêu thụ (1000 cái)
Tỷ lệ tăng trưởng so với năm 2004
2003
2004
2005
Pin R20
57469
67155
86618
1.29
Pin R6
60545
73192
83300
1.14
Tổng
118014
140347
169918
1.21
Như trong bảng ta thấy lượng tiêu thụ hai loại sản phẩm chính của công ty qua các năm vẫn liên tục tăng qua các năm. Pin R20 năm 2005 tăng 29% so với năm 2004, Pin R6 (Pin tiểu) tăng 14% so với năm 2004, tổng hai loại sản phẩm chủ yếu tăng 21% so với năm 2004. Điều đó có thể thấy sản phẩm của công ty vẫn được người tiêu dùng trong nước tin tưởng, hơn nữa giá cả sản phẩm cũng phù hợp với thu nhập của người dân Việt Nam hiện nay.
Hiện tại xét về chất lượng, mẫu mã thì nhìn chung các sản phẩm công ty có chất lượng tốt hơn, đa dạng hơn, phong phú hơn về chủng loại, mẫu mã đẹp hơn so với công ty sản xuất Pin trong nước.
Đối thủ cạnh tranh nặng ký nhất trong nước hiện tại của công ty là công ty cổ phần Pin ắc quy Miền Nam mang thương hiệu “Con Ó”, với chủng loại, mẫu mã đa dạng phong phú hơn, đẹp hơn, chất lượng cao hơn hẳn đang chiếm hầu như toàn bộ thị trường Miền Nam và một số thị trường Miền Trung, Miền Bắc.
Một điều đáng lo ngại là: Quá trình thương mại hoá, tự do hoá đang diễn ra mạnh mẽ , các sản phẩm ngoại nhập tràn vào ngày càng nhiều với nhiều chủng loại, mẫu mã bắt mắt, chất lượng cao, giá cả tuỳ thuộc chất lượng và nhu cầu người tiêu dùng. Như Kodak, Panasonic, Energiner.... được dùng trong các sản phẩm công nghệ cao như: máy ảnh, máy quay phim, máy tính, điều khiển. Đặc biệt là sản phẩm Pin R6 của Trung Quốc với nhãn hiệu như “555”, “aoxing” đang được tiêu thụ trên thị trường nước ta với giá cả rất rẻ.
Đời sống ngày càng cao, nhu cầu, đòi hỏi người dân ngày càng cao, tư tưởng xính đồ ngoại và quan niệm rằng : giá cả cao tương đồng với chất lượng tốt
Song phần lớn hiện nay thu nhập người dân Việt Nam còn thấp, do đó hiện tại sản phẩm của công ty vẫn đang đáp ứng tốt nhu cầu người dân trong nước bởi chất lượng, giá cả phải chăng.
Nhìn chung sản phẩm của công ty đã đạt một số yêu cầu kỹ thuật theo tiêu chuẩn Việt Nam và thế giới:
Pin R20C được sản xuất theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2747-93
Pin R6P, R6C sản xuất theo tiêu chuẩn TC 64-TCN 100-1947
R14C, R40 sản xuất theo tiêu chuẩn TC 03-2000 và TC 05-2000
Bên cạnh nâng cao chất lượng sản phẩm, công ty cũng chú ý tới mẫu mã, bao gói sản phẩm: Pin R20C, R6P, R6C, R14C, R40 được đóng gói trong thùng cacton sóng ba lớp. Trên sản phẩm có in hạn bảo quản (HBQ).
2. Thị trường tiêu thụ của công ty
Thị trường hiện tại của công ty phân bố rộng khắp cả nước, chủ yếu tập trung ở thị trường Miền Bắc, thị trường Miền Nam và Miền Trung còn rất ít và phân bố rải rác.
Hiện tại thị trường công ty chia thành 7 khu vực chính:
Khu vực 1: Từ Đà Nẵng đến An Giang (Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Gia Lai, Đắc Lắc, Kon Tum, Lâm Đồng, Sài Gòn và An Giang)
Khu vực 2: Từ Thanh Hoá đến Huế ( Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế)
Khu vực 3: Hưng Yên đến Quảng Ninh ( Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh)
Khu vực 4: Từ Bắc Giang đến Cao Bằng ( Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn)
Khu vực 5: Từ Phú Thọ đến Điện Biên ( Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Sơn La, Điện Biên)
Khu vực 6: Từ Hà Tây đến Ninh Bình ( Hà Tây, Hoà Bình, Sơn Tây, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình).
Khu vực 7: Gồm Hà Nội và xuất khẩu sang Lào và Cămpuchia.
Bảng Lượng tiêu thụ hai sản phẩm Pin chủ yếu R20C và R6P
Đơn vị (chiếc)
Khu vực thị trường
Năm 2004
Năm 2005
Tỉ lệ tăng trưởng
Khu vực I (Đà Nẵng-An Giang)
22495296
22621440
0.99
Khu vực II (Thanh Hoá-Huế)
24948114
32228880
1.29
Khu vực III (Hưng Yên-Quảng Ninh)
18126960
21319680
1.17
Khu vực IV (Bắc Giang- Cao Bằng)
18602720
23275920
1.25
Khu vực V (Phú Thọ-Điện Biên)
11128300
18707520
1.68
Khu vực VI (Hà Tây-Ninh Bình)
14328384
16189212
1.13
Khu vực VII (Hà Nội & Lào, Cămpuchia)
28940780
31740608
1.096
Tổng cộng
138570554
166083260
Nguồn: Phòng thị trường và tiêu thụ
Từ bảng trên ta thấy: thị trường tiêu thụ mạnh nhất hai loại Pin R6P và R20 là thị trường miền Bắc trong đó Hà Nội là khu vực tiêu thụ với số lượng lớn nhất, do đó doanh thu chủ yếu tập trung ở khu vực này.
Sở dĩ lượng tiêu thụ ở thị trường Hà Nội mạnh nhất là do các nguyên nhân sau:
Trụ sở công ty đặt tại Hà Nội do đó sẽ giảm được các chi phí vận chuyển và quá trình chuyển giao hàng hoá thuận tiện hơn.
Hà Nội là khu vực tập trung một lượng dân số khá đông, đời sống tương đối cao, nhu cầu sử dụng ngày càng nhiều các sản phẩm như: đồ chơi, máy ảnh, đèn pin, quạt,...Hơn nữa sản phẩm mang nhãn hiệu “Con Thỏ” từ lâu đã đi vào tiềm thức của người dân Hà Nội và giữ một vị trí quan trọng trong quyết định tiêu dùng của họ.
Song dù lượng tiêu thụ vẫn tăng nhưng ở khu vực Hà Nội tốc độ tăng thấp chỉ đạt 9,6% thấp hơn so với các thị trường khác, điều này có thể lý giải là do:
Thu nhập người dân Hà Nội tương đối cao, các sản phẩm sử dụng Pin ngày càng nhiều, tâm lý tiêu dùng của người dân Hà Nội cũng khác so với các khu vực khác, họ ưa chất lượng, ít quan tâm tới giá cả và cho rằng: giá cả cao tương ứng với chất lượng tốt.
Song nhìn chung với người dân Việt Nam thì giá cả, mẫu mã vẫn được coi trọng và quyết định phần lớn quyết định mua của người tiêu dùng.
Công ty cần cố gắng tìm hiểu thị trường, học hỏi công nghệ mới để sản xuất ra các sản phẩm mới và nâng cao chất lượng sản phẩm hiện có nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu người tiêu dùng.
Khu vực Miền Trung và Miền Nam sản lượng tiêu thụ nhỏ hơn khu vực Miền Bắc do một số nguyên nhân sau:
Ảnh hưởng khu vực địa lý, dẫn đến chi phí vận chuyển và các chi phí khác
Thị trường Miền Trung và đặc biệt là thị trường Miền Nam hiện đang bị nhãn hiệu “Con Ó” – sản phẩm của đối thủ cạnh tranh trong nước mạnh nhất của công ty hiện nay chiếm lĩnh- Công ty cổ phần Pin ắc quy Miền Nam.
Trong thời gian tới nhiệm vụ quan trọng của công ty là chiếm lĩnh thị trường miền Nam - một thị trường tiềm năng.
Ở thị trường xuất khẩu: hiện tại sản phẩm của công ty mới chỉ xuất khẩu sang hai nước láng giềng đang phát triển là Lào và Cămpuchia.
Bảng về giá trị xuất khẩu hai sản phẩm chủ yếu R20C và R6P sang Lào và Cămpuchia:
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Giá trị xuất khẩu (triệu đồng)
1.933
1.983
4.300
Nguồn : phòng thị trường và tiêu thụ
Từ bảng trên ta thấy giá trị xuất sang hai thị trường này đã có tăng trưởng qua các năm.
Đây là hai thị trường mà: thu nhập người dân còn thấp, hơn nữa họ chưa săn xuất pin do đó công ty đang tích cực đẩy mạnh xuất khẩu sang hai thị trường này.
Sản phẩm của công ty chưa xuất khẩu sang được các nước phát triển do sản phẩm của công ty chất lượng còn thấp và chưa đáp ứng được hai yêu cầu: thời gian bảo quản còn ngắn, vẫn còn chất thuỷ ngân gây ô nhiễm môi trường bị thế giới cấm. Hơn nữa sản phẩm của công ty còn ít, chủ yếu là các sản phẩm pin truyền thống, công ty vẫn chưa sản xuất được các sản phẩm chất lượng cao: Kodak (Mỹ), Panasonic(Nhật), Energiner (Singapo).... dùng trong các vật dụng công nghệ cao như: máy ảnh, máy tính, điều khiển quạt, ti vi....
Trong thời gian tới để mở rộng thị trường bên cạnh việc không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, bao bì sản phẩm hiện có để tạo ra khả năng lôi cuốn, thu hút khách hàng, công ty cần nghiên cứu, xem xét nhu cầu thị trường để có phương thức đầu tư thêm công nghệ mới để sản xuất ra các sản phẩm Pin như 6LR61, K233LA, RO3.....có kích cỡ đặc biệt như hình vuông, hình chữ nhật, hình trụ, hình cúc áo...
Khách hàng hiện tại của công ty chủ yếu là các đại lý và các nhà buôn, các đại lý kí kết các hợp đồng hằng năm với công ty. Công ty đang cố gắng làm sao cho đại lý, người mua trung thành với nhãn hiệu sản phẩm của công ty.
3. Về đối thủ cạnh tranh:
Đối thủ cạnh tranh hiện tại của công ty gồm:
Trong nước: Nhìn chung trong nước thì đối thủ nặng ký nhất của công ty là công ty cổ phần ắc quy Miền Nam còn lại các doanh nghiệp khác thì sản phẩm của công ty vẫn có ưu thế hơn, sức cạnh tranh mạnh hơn.
Công ty cổ phần Pin ắc quy Miền Nam với nhãn hiệu Pin “Con Ó” hiện đang là đối thủ cạnh tranh trong nước mạnh nhất của công ty. Sản phẩm “Con Ó” mẫu mã chủng loại phong phú, đẹp, chất lượng tốt hơn so với nhãn “Con Thỏ” của công ty. Hàng năm tiêu thụ khoảng 180 triệu chiếc, trong khi sản phẩm của công ty chỉ khoảng 170 triệu chiếc mỗi năm.
Từ bảng giá cả ta thấy nhìn chung các sản phẩm của công ty cổ phần ắc quy Miền Nam giá cả cao hơn so với sản phẩm của công ty, do: chất lượng tốt hơn, mẫu mã đẹp hơn, hấp dẫn hơn. Điều này rất thích hợp với nhu cầu tiêu dùng hiện nay vì người tiêu dùng đã giành sự quan tâm đặc biệt tới chất lượng sản phẩm.
Bảng thị phần của công ty và các đối thủ cạnh tranh năm 2005:
Các doanh nghiệp
Sản lượng tiêu thụ
(triệu chiếc)
% thị trường chiếm lĩnh
Công ty cổ phần Pin Hà Nội
170
41,8
Công ty cổ phần pin ắc quy Miền Nam
180
44,28
Công ty cổ phần Pin Xuân Hoà
40
9,84
Công ty ắc quy Vĩnh Phú
6
1,48
Công ty TNHH TM&SX Tân Dân
10
2,46
Công ty TNHH Pin Thăng Long
0,5
0,12
Tổng
406,5
100
Riêng với loại pin mới Alkaline thì do công nghệ sản xuất tương đồng nhưng giá cả của ta lại cao hơn do đó khả năng cạnh tranh sản phẩm của công ty kém hơn. Đây là vấn đề mà lãnh đạo công ty cần quan tâm, xem xét kỹ lưỡng.
Do có lợi thế về quy mô, công nghệ sản xuất hiện đại, mẫu mã sản phẩm đẹp mắt. Ưu thế về thị trường Miền Nam một thị trường dân số đông và đời sống cao.
Do đó trong thời gian tới công ty cần có các biện pháp thích hợp để khai thác, xâm nhập sâu hơn vào thị trường miền Nam này thông qua các công cụ đánh bật, ưu việt hơn hẳn đổi thủ cạnh tranh.
Pin đại (R20)
(đồng/đôi)
Pin tiểu (R6P)
(đồng/2đôi)
Pin trung (R14)
(đồng/đôi)
Pin kiềm LR6
(đồng/đôi)
Công ty cổ phần Pin Hà Nội “Con Thỏ”
3000
2000
2500
7500
Công ty cổ phần ắc quy Miền Nam “Con Ó”
4000
3000
6000
Bảng về giá cả các sản phẩm Pin của công ty với đối thủ cạnh tranh mạnh nhất trong nước.
Công ty cổ phần Pin Xuân Hoà lượng tiêu thụ hàng năm khoảng 40 triệu chiếc/năm.
Công ty Pin ắc quy Vĩnh Phú: lượng tiêu thụ hàng năm khoảng 6 triệu chiếc/năm
Công ty TNHH TM & SX Tân Dân : lượng tiêu thụ khoảng 10 triệu chiếc/năm
Công ty TNHH Pin Thăng Long đơn vị mới: lượng tiêu thụ khoảng 500 ngàn chiếc/năm.
Thị trường ngoài nước:
Ngoài ra còn các sản phẩm Pin ngoại tràn vào như: Trung Quốc (“555”,” aoxing”, Mỹ(Kodak), Nhật (Panasonic) Thái Lan, Indonesia với chất lượng tốt hơn, mẫu mã đẹp, chủng loại đa dạng phong phú hơn, đặc biệt là Trung Quốc với giá cả rẻ hơn so với các sản phẩm Pin trong nước.
Riêng với các sản phẩm ngoại nhập do điều kiện của công ty về nguồn lực còn hạn chế, nguyên vật liệu phần lớn là nhập từ nước ngoài, hơn nữa công nghệ sản xuất không tiên ti
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36374.doc