LỜI NÓI ĐẦU 1
PHẦN THỨ NHẤT :LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG 3
1. TIỀN LƯƠNG 3
1.1 Các khái niệm 3
1.1.1 Tiền lương 3
1.1.2 Tiền lương tối thiểu 3
1.1.3 Tiền lương danh nghĩa 3
1.2 Bản chất tiền lương 4
1.2.1 Về mặt kinh tế 4
1.2.2 Về mặt xã hội 4
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới tiền lương 5
1.3.1 Bản thân công việc 6
1.3.2 Thị trường lao động 6
1.3.3 Bản thân nhân viên 7
1.3.4 Môi trường Công ty 8
1.4 Ý nghĩa của tiền lương 9
2. CHẾ ĐỘ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG 10
2.1 Các chế độ chính sách tiền lương của Nhà nước ta hiện nay 10
2.1.1 Chế độ tiền lương cấp bậc 10
2.1.1.1 Thang lương 10
2.1.1.2 Mức lương 10
2.1.1.3 Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật 11
2.1.2 Chế độ tiền lương chức vụ 11
2.2 Các khoản phụ trợ và thu nhập khác 11
2.2.1 Phụ cấp khu vực 11
2.2.2 Phụ cấp độc hại nguy hiểm 12
2.2.3 Phụ cấp trách nhiệm 12
2.2.4 Phụ cấp làm đêm 12
2.2.5 Phụ cấp thu hút 12
2.2.6 Phụ cấp đắt đỏ 12
2.2.7 Phụ cấp lưu động 12
2.2.8 Phu trội 12
2.3 Các hình thức trả lương 13
2.3.1 Hình thức trả lương theo sản phẩm 15
2.3.1.1. Chế độ trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân 15
2.3.1.2 Chế độ trả lương theo sản phẩm tập thể 16
2.3.1.3 Chế độ trả lương theo sản phẩm gián tiếp 16
2.3.1.4 Trả lương theo sản phẩm có thưởng 17
2.3.1.5 Trả lương theo sản phẩm luỹ tiến 18
2.3.1.6 Chế độ trả lương khoán 19
2.4 Hình thức trả lương theo thời gian 20
2.4.1 Chế độ trả lương theo thời gian đơn giản 20
2.4.2 Chế độ trả lương theo thời gian có thưởng 21
3. LẬP KẾ HOẠCH QUỸ LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP 21
3.1 Quỹ lương và thành phần quỹ lương 21
3.2 Những yêu cầu và nguyên tắc khi trả công cho người lao động 24
3.3 Lập kế hoạch quỹ lương 24
PHẦN THỨ HAI : THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG Ở CÔNG TY CƠ ĐIỆN CÔNG TRÌNH HÀ NỘI 27
1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CƠ ĐIỆN CÔNG TRÌNH HÀ NỘI 27
1.1 Quá trình hình thành và phát triển 27
1.2 Chức năng nhiệm vụ của Công ty 28
1.3 Các đơn vị thành viên 28
1.4 Đặc điểm về bộ máy quản lý 29
1.5 Đặc điểm về nguồn nhân lực 30
1.6 Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh 37
1.7 Đặc điểm về cơ cấu tài sản, nguồn vốn của công ty 38
2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG Ở CÔNG TY CƠ ĐIỆN CÔNG TRÌNH HÀ NỘI 41
2.1 Sự hình thành quỹ lương và cơ chế quản lý quỹ lương của Công ty 41
2.2 Phương pháp xây dựng đơn giá tiền lương ở Công ty 46
2.2.1 Đơn giá tiền lương 46
2.2.2 Phương pháp xác định đơn giá tiền lương 48
2.3 Các hình thức trả lương và thanh toán lương ở Công ty Cơ điện Công trình Hà Nội 53
3. MỘT SỐ NHẬN XÉT CHUNG VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY CƠ ĐIỆN CÔNG TRÌNH HÀ NỘI 57
3.1 Những thành tích đã đạt được 57
3.2 Những tồn tại trong công tác tổ chức tiền lương 58
PHẦN THỨ BA : CÁC GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY CƠ ĐIỆN CÔNG TRÌNH HÀ NỘI 59
1. Hoàn thiện công tác xây dựng định mức lao động 60
2. Xây dựng hệ thống đơn giá tiền lương 61
3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 62
4. Hoàn thiện hệ thống lương ở Công ty Cơ điện Công trình Hà Nội .63
KẾT LUẬN 65
69 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1149 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp nhằm tăng cường công tác quản lý tiền lương tại công ty Cơ điện Công trình Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
viên chức khác trong doanh nghiệp tương đối ổn định, trên cơ sở biên chế và kết cấu lương của viên chức đã được cấp trên xét duyệt.
3.1.4. Kết cấu quỹ tiền lương
Quỹ tiền lương của công nhân sản xuất được chia làm 4 loại như sau:
Quỹ tiền lương cấp bậc.
Quỹ tiền lương giờ.
Quỹ tiền lương ngày.
Quỹ tiền lương tháng (năm).
3.1.5. Tổng quỹ tiền lương
Là toàn bộ các khoản tiền lương mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động để họ thực hiện chương trình sản xuất, kinh doanh cua doanh nghiệp.
Lương chính: Là tiền lương phải trả cho người lao động theo tiêu chuẩn cấp bậc công việc và theo chức danh mà doanh nghiệp đã thoả thuận với họ trong các hợp đồng lao động.
Lương phụ: Là khoản tiền trả thêm do công việc đòi hỏi như:
Phụ cấp làm thêm, trách nhiệm
Phụ cấp độc hại, ca 3
Các phụ cấp khác.
3.2. Những yêu cầu và nguyên tắc khi trả công cho người lao động
3.2.1. Khi trả công cho người lao động cần đảm bảo những nguyên tắc sau
Tiền lương phải dựa trên số lượng và chất lượng lao động, đảm bảo tái sản xuất mở rộng sức lao động cho người lao động.
Tiền lương phải được tiền tệ hoá, xoá bỏ bao cấp ngoài lương dưới mọi hình thức hiện vật. Mức lương phải luôn cao hơn hoặc bằng mức lương tối thiểu do Nhà nước ban hành.
Thực hiện mối tương quan hợp lý về tiền lương và thu nhập của các bộ phận trong một ngành và các ngành trong nền kinh tế quốc dân.
3.2.2. Các mục tiêu, yêu cầu khi trả lương cho người lao động.
Tiền lương phải trở thành thu nhập chính của người lao động, làm công ăn lương và tăng cường được chức năng đòn bẩy của nó.
Tiền lương phải kích thích người lao động làm việc, tăng cường hiệu lực bộ máy Nhà nước, thực hiện điều tiết tiền lương, lập lại trật tự trong tiền lương, bảo đảm công bằng xã hội.
Mức lương phải gắn với trình độ phát triển kinh tế, với hiệu quả sản xuất kinh doanh, quan hệ cung cầu về lao động và sự biến động của giá cả và lạm phát.
3.3. Lập kế hoạch quỹ lương
Tính quỹ tiền lương cơ bản (quỹ lương cấp bậc và lương chức vụ).
3.3.1. Căn cứ vào doanh thu
Phương pháp này dựa vào doanh thu kỳ báo cáo để xác định quỹ lương cho kỳ kế hoạch. Công thức tính như sau:
QTL = TR x K%.
Trong đó:
TR : Tổng doanh thu kỳ báo cáo.
K%: Tỷ lệ % tiền lương trong doanh thu.
3.3.2. Tính theo lương bình quân và số lao động bình quân kỳ kế hoạch
Phương pháp này dựa vào lương bình quân cấp bậc hay chức vụ thực tế của kỳ báo cáo và tiến hành phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tiền lương bình quân kỳ kế hoạch. Sau đó dựa vào số lao động bình quân kỳ kế hoạch để tính quỹ tiền lương kỳ kế hoạch.
Công thức tính như sau:
QTL1= L1 x T1; L1= L0 x ITl1
QTL1 : Quỹ tiền lương kỳ kế hoạch.
L1 : Tiền lương bình quân kỳ kế hoạch.
T1 : Số lao động bình quân kỳ kế hoạch.
L0 : Tiền lương bình quân kỳ báo cáo.
ITl1 : Chỉ số tiền lương bình quân kỳ kế hoạch.
3.3.3. Tính theo đơn giá sản phẩm kỳ kế hoạch
QTLSF =
Phương pháp này dựa vào số lượng từng loại sản phẩm trong kỳ kế hoạch và đơn giá kế hoạch của từng sản phẩm, để tính tiền lương từng loại. Sau đó cộng tiền lương của tất cả các loại sản phẩm lại sẽ có quỹ lương:
QTLSF =
QTLSF : Quỹ lương làm theo lương sản phẩm.
ĐGi : Đơn giá của sản phẩm i.
SPi : Số lượng sản phẩm i.
3.3.4. Tính theo lượng chi phí lao động
Phương pháp này dựa vào chi phí lao động (tính theo giờ, mức của từng loại sản phẩm trong kỳ kế hoạch) và suât lương giờ bình quân từng loại sản phẩm để tính tiền lương sản phẩm của từng loại rồi tổng hợp lại.
QTLSF =
Công thức tính:
QTLSF : Quỹ tiền lương cấp bậc công nhân làm theo lượng sản phẩm.
ti : Lượng chi phí lao động của sản phẩm.
Sgti : suất lương giờ bình quân của sản phẩm.
Chú ý:
Lượng chi phí lao động cho 1 đơn vị sản phẩm lấy theo kế hoạch.
Suất lương giờ bình quân được tính căn cứ vào hệ số lương bình quân công việc và suất lương giờ bậc 1.
3.3.5. Tính theo mức chi phí bình quân cho 1 đơn vị sản phẩm
MTLo =
ΣSLo
QTLo
Phương pháp này dựa vào mức chi phí tiền lương thực tế cho 1 đơn vị sản lượng trong kỳ báo cáo, chỉ số tiền lương và chỉ số năng suất lao động trong năm kế hoạch để xác định mức chi phí tiền lương kỳ kế hoạch.
Cách tính như sau:
MTL0 : Mức chi phí tiền lương cho 1 đơn vị sản lượng kỳ báo cáo.
QTL0 : Quỹ tiền lương kỳ báo cáo.
SSL0 : Tổng sản lượng kỳ báo cáo (tính băng 1000đ).
Sau đó tính mức chi phí tiền lương cho 1 đơn vị sản lượng kỳ kế hoạch:
MTL1 =
Iw1
MTlo x ITL1
Công thức tính:
ITL1: Chỉ số tiền lương bình quân kỳ kế hoạch.
IW1: Chỉ số năng suất lao động kỳ kế hoạch.
Sau cùng tính quỹ tiền lương kế hoạch theo công thức:
QTL1 = MTL1 x SSL1
SSL1:Tổng sản lượng kỳ kế hoạch.
Phần Thứ Hai
Thực trạng quản lý tiền lương ở công ty cơ điện công trình hà nội
Giới thiệu chung về công ty cơ điện công trình hà nội
1.1 Quá trình hình thành và phát triển.
Công ty Cơ điện Công trình là doanh nghiệp Nhà nước thuộc Sở Giao thông công chính Hà Nội. Công ty được Uỷ ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội phê duyệt về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy theo quyết định số: 2723 QĐ/UB ngày 07/11/1992, giấy phép kinh doanh số 105895 ngày 17/11/1995 do Trọng tài kinh tế thành phố Hà Nội cấp.
Trụ sở Công ty : Số 4 phố Trần Hưng Đạo – Hà Nội.
Tên giao dịch: Mechanic, Antomobile, products, im – exrport Company
Viết tắt : MESC
Điện thoại: 9332423 Fax: 9332225
Email: MESCVN@hn.vnn.vn
Từ một quy mô kinh doanh nhỏ bé ban đầu, đến nay, qua hơn 10 năm xây dựng và phát triển, Công ty đã mở rộng phạm vi, lĩnh vực kinh doanh theo như giấy phép đã đăng ký, tổng vốn của Công ty đến nay là 70,8 tỷ đồng.
Năm 2001, công ty xây dựng xí nghiệp sản xuất gạch Block với dây truyền công nghệ hiện đại nhập từ Tây Ban Nha.
Năm 2000 Công ty được thành phố giao nhiệm vụ làm chủ đầu tư hai dự án lớn: dự án xây dựng nhà máy xử lý rác thải thành phân vi sinh vật tại Thanh Trì - Tổng vốn đầu tư là 209,968 tỷ đồng và dự án xây dựng công viên Yên Sở, diện tích 300ha phía nam thành phố, tổng vốn đầu tư 2188,930 tỷ đồng.
Năm 2002, công ty cơ điện công trình đang tiếp tục triển khai công tác chuẩn bị đầu tư dự án khu tái định cư Tứ Hiệp, dự án nhà chiếu hình vũ trụ.
Hiện tại, công ty tiếp tục được giao nhiều dự án lớn trong lĩnh vực xây dựng cơ bản và sản xuất kinh doanh,
Chức năng nhiệm vụ của công ty
Theo quyết định được UBND thành phố phê duyệt, Công ty có chức năng hoạt động kinh doanh trên các ngành nghề sau đây:
Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng
Nhận thầu xây dựng, lắp đặt các công trình hạ tầng thuộc ngành Giao thông Công chính.
Thi công các công trình đê, kè và các công trình thuỷ lợi.
Xây lắp các công trình điện dân dụng và công nghiệp
Sản xuất và kinh doanh vật tư thiết bị chuyên ngành Giao thông Đô thị và Xây dựng.
Xây lắp các công trình nguồn và trạm, đường dây 220KV
Tổ chức các dịch vụ vui chơi và lắp đặt các thiết bị vui chơi.
Kinh doanh bất động sản và đầu tư xây dựng kinh doanh nhà đất.
Trồng cây xanh đường phố – vườn hoa, công viên và các khu vui chơi.
Các đơn vị thành viên
Xí nghiệp gạch Block Hà Nội
Xí nghiệp gạch Block là một đơn vị thành viên của Công ty Cơ điện Công trinh.
Trụ sở : Phường Sài Đồng – Quận Long Biên – Hà Nội
Điện thoại : 8276393 Fax : 8750998
Nhiệm vụ và chức năng
Xí nghiệp sản xuất là đơn vị trực thuộc Công ty , hạch toán nội bộ, được phép mở tài khoản chuyên chi, chuyên thu.
Có trách nhiệm quản lý, bảo quản, sử dụng cơ sở vật chất, tiền vốn để tiến hành sản xuất kinh doanh có hiệu quả, thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước, đóng góp lợi nhuận cho công ty, đảm bảo quyền lợi cho người lao động và sự tăng trưởng của toàn xí nghiệp.
Được quyền tổ chức các phòng ban và đơn sản xuất trực thuộc phù hợp với nhu cầu sản xuất kinh doanh. Được quyền tuyển dụng nhân viên và lao động ngắn hạn phục vụ cho nhu cầu sản xuất và quản lý.
Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chính trị nghiệp vụ, chuyên môn kỹ thuật cho cán bộ công nhân viên. Chấp hành pháp luật, thực hiện các chỉ thị nghị quyết của cấp trên.
Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh: Chuyên sản xuất và kinh doanh gạch Block các loại.
Xí nghiệp xây lắp
Chuyên xây dựng lắp đặt các công trình hạ tầng thuộc ngành Giao thông Công chính. Thi công các công trình đê kè, các công trình thuỷ lợi, xây lắp các công trình dân dụng và công nghiệp. Thi công xây dựng và lắp đặt các trên cơ sở giấy phép hành nghề kinh doanh của công ty.
Sửa chữa gia công cơ điện, sản xuất các thiết bị chuyên ngành do công ty giao hoặc do công ty tư khai thác. Xây lắp các công trình điện nguồn và trạm đường dây 220 KV. Trồng cây xanh đường phố, vườn hoa, công viên và các khu đô thị.
Ban quản lý dự án
Chủ đầu tư xây dựng Nhà Máy xử lý rác thải thành phân vi sinh. Tổng vốn đầu tư gần 280 tỷ đồng.
Chủ đầu tư dự án xây dựng công viên Yên Sở, diện tích 330 ha phía Nam thành phố. Tổng vốn đầu tư gần 350 tỷ đồng.
Công ty liên doanh Mặt trời Sông Hồng
Trụ sở tại: 23 Phan Chu Trinh
Điện thoại : 9330661 Fax : 9330678
Toà nhà 15 tầng. Diện tích sàn 6200m2. Chuyên cho thuê căn hộ và văn phòng cao cấp. Tổng đầu tư 600 tỷ đồng.
Công ty cổ phần Sông Hồng
Cho thuê văn phòng và các dịch vụ thể thao Tenis, bể bơi bốn mùa.
Đặc điểm về bộ máy quản lý
Công ty cơ điện công trình là một doanh nghiệp Nhà nước, việc tổ chức bộ máy được quy định tại khoản 1 điều 28 luật doanh nghiệp Nhà nước do Chủ tịch nước ký ngày 30/04/1995: bao gồm Giám đốc và bộ máy giúp việc. Bộ máy giúp việc bao gồm các phòng ban, tổ chức, công đoàn.
Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của công ty theo mô hình quản lý trực tuyến chức năng. Quyết định quản lý được đưa ra từ trên xuống, các bộ phận chức năng có trách nhiệm thực hiện triển khai đến đối tượng thực hiện. Mỗi bộ phận có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn dược quy định cụ thể bằng văn bản. Để nâng cao hiệu quả quản lý, hiện nay bộ máy quản lý tại công ty được chia làm hai cấp, trong đó cấp 1 là cấp quản ký giữa ban Giám đốc đối với các đơn vị, còn cấp 2 là cấp quản lý giữa các đơn vị đối với tổ sản xuất.
Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của các đơn vị.
Lãnh đạo Công ty: Công ty có Giám đốc và hai phó Giám đốc giúp việc cho giám đốc.
Giám đốc có trách nhiệm về toàn bộ công tác của Công ty cũng như các đơn vị thành viên, Giám đốc trực tiếp thiết kế bộ máy quản trị doanh nghiệp, chỉ đạo công tác tuyển dụng nhân sự, bố trí nhân sự và thiết lập mối quan hệ làm việc trong bộ máy chỉ huy điều hành toàn bộ công tác tổ chức quá trình kinh doanh. Giám đốc chỉ đạo công tác hoạch định chiến lược và các kế hoạch kinh doanh. Khi chiến lược và kế hoạch được phê chuẩn, Giám đốc trực tiếp triển khai định hướng trong phạm vi toàn doanh nghiệp. Giám đốc doanh nghiệp trực tiếp tổ chức và chỉ đạo công tác kiểm tra mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Các phó giám đốc thực hiện các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc cụ thể là phó Giám đốc phụ trách kinh doanh và phó giám đốc chịu trách nhiệm quản lý dự án.
Các phòng ban:
Phòng kinh tế tổng hợp hoạt động đưới sự chỉ đạo của Giám đốc và phó giám đốc phụ trách kinh doanh. Có 3 chức năng chính
+ Chức năng tài chính kế toán.
+ Chức năng kỹ thuật.
+ Chức năng kế hoạch
Dựa trên ba chức năng đó, phòng kinh tế tổng hợp trực tiếp điều hành hoạt động của ba xí nghiệp là xí nghiệp gạch, xí nghiệp xây lắp và xí nghiệp công viên Yên Sở. Phòng kinh tế tổng hợp bao quát các hoạt động của hai đơn vị là Xí nghiệp gạch Block và Xí nghiệp xây lắp. Hai xí nghiệp này có sự kiên hệ trao đổi thông tin trong các hoạt động của mình.
Phòng kinh tế tổng hợp bao quát các hoạt động của hai đơn vị là Xí nghiệp gạch Block và Xí nghiệp xây lắp. Hai xí nghiệp này có sự liên hệ trao đổi thông tin trong các hoạt động của mình.
- Phòng hành chính – tổ chức
Hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc công ty.
- Ban quản lý dự án
Nhiệm vụ của ban dự án là quản lý và giám sát tất cả các dự án Công ty đang thực hiện bao gồm quản lý về tiến độ thi công và khai thác dự án, mặt khác doanh thu và chi phí cũng như lợi nhuận của dự án.
Ban dự án chịu sự điều hành của phó Giám đốc chịu trách nhiện quản lý dự án.
Hiện nay, ban quản lý dự án đang chỉ đạo ba dự án là dự án xây dựng Nhà máy xử lý rác thải thành phân vi sinh ỏ Thanh Trì - Hà Nội, dự án xây dựng công viên Yên Sở và dự án xây dựng khu nhà ở tái định cư Thanh Trì.
- Các xí nghiệp : Tiến hành hạch toán nội bộ, có tư cách pháp luật không đầy đủ, có con dấu riêng, kinh doanh sản xuất trên các lĩnh vực theo các quy định của công ty. Xí nghiệp trực thuộc nằm trong cơ cấu tổ chức của công ty, đồng thời có mối quan hệ ràng buộc với các phòng ban nghiệp vụ. Các xí nghiệp có nghĩa vụ bảo quản tài sản và vốn được phân tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Chủ động khai thác, ký kết hợp đồng. Được quyền ký hợp đồng thuê lao động thời vụ ngắn hạn dưới ba tháng; thực hiện khen thưởng, kỷ luật đối với công nhân viên. Ban giám đốc xí nghiệp phải báo cáo hàng ngày về việc thực hiện tổ chức sản xuất, tiêu hao nguyên vật liệu, tình trạng máy móc thiết bị về phòng kinh tế tổng hợp. Cuối tháng tập hợp chứng từ, kèm theo báo cáo khối lượng sản xuất, chi phí, phân tích nguyên nhân của việc tăng giảm giá thành, báo cáo Giám đốc xí nghiệp và gửi về phòng kinh tế tổng hợp.
Phòng tài vụ :
Chức năng thanh toán, duyệt các khoản thanh toán bằng tiền và tiền lương tương đương của công ty.
Như vậy, theo sơ đồ ta thấy hệ thống tổ chức của doanh nghiệp là hệ thống quản trị theo nhóm. Có hai nhóm chính là kinh doanh và nhóm dự án. Mỗi nhóm được xây dựng hệ thống quản trị kiểu trực tuyến việc xây dựng cơ cấu quản trị này xuất phát từ các đặc điểm của công ty.
+ Nhiệm vụ chức năng của các đơn vị: Do có sự khác biệt lớn về nhiệm vụ và chức năng đòi hỏi phải có sự phân nhóm khác biệt về chức năng nhiệm vụ dẫn đến sự khác biệt về trình độ kỹ thuật và loại công nghệ sản xuất; khác biệt về lĩnh vực quản trị chuyên môn. Sự khác biệt lớn đó, nếu giải quyết bằng mô hình quản trị theo chức năng kiểu ma trận thì sẽ rất phức tạp, đòi hỏi khối lượng thông tin luân chuyển giữa các bộ phận. Do vậy, công ty lựa chọn cơ cấu quản trị như trên.
+ Do đặc điểm quy mô và phân bổ không gian của doanh nghiệp trên địa bàn rộng nên việc phân cấp, phân bộ phận triệt để làm tăng hiệu quả hoạt động giám sát, quản lý.
Tuy có những ưu điểm như trên nhưng hệ thống quản trị này có một số hạn chế sau:
Đòi hỏi trưởng các cấp, bộ phận phải có trình độ tổng hợp, xử lý được vướng mắc, điều khiển các hoạt động hậu cần kinh doanh, tài chính, quản trị, tiêu thụ sản xuất.
Đường ra quyết định quản trị dài ( Công nhân, tổ trưởng, giám đốc xí nghiệp, phòng kinh tế tổng hợp, phó giám đốc phụ trách kinh doanh, giám đốc), hao phí lao động quá lớn.
Tính chuyên môn hoá của nhà quản trị không cao. Mặc dù trong công ty số lao động công nhân viên có trình độ khá lớn ( 01 tiến sĩ, 01 thạc sĩ, 60 kỹ sư và cử nhân, 09 người có trình độ trung cấp ) nhưng việc chuyên môn hoá không cao dẫn đến khó phát huy hết năng lực làm việc của mỗi cá nhân ( tính chuyên môn hoá thấp hơn so với mô hình quản trị theo chức năng).
Như vậy, mỗi cách tổ chức đều có ưu và nhược điểm. Công ty đã xây dựng cơ cấu tổ chức theo đặc thù của doanh nghiệp minh, trên cơ sở cân nhắc tính toán ưu và khuyết điểm. Trong tương lai, trước những biến động của môi trường kinh doanh và chiến lược phát triển của mình, Công ty cần thiết phải tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện hơn nữa cơ cấu bộ máy quản lý.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty Cơ điện Công trình
Giám đốc
P.GĐ phụ trách kinh doanh
P.GĐ phụ trách dự án
Phòng
Kinh tế – Tổng hợp
Phòng
Tài vụ
Ban
Quản lý Dự án
Xí nghiệp Xây lắp
Dự án Công viên Yên Sở
Dự án MN Xử lý rác
Dự án nhà ở tái định cư Thanh Trì
XN CV
Yên Sở
XN
Gạch
Đặc điểm về nguồn nhân lực
Công ty Cơ điện Công trình có một đội ngũ lao động đông đảo và biến động về số lương, lao động ở công ty phức tạp do một số lượng lớn lao động được thuê ngắn hạn phục vụ cho các công việc mùa vụ. Ví dụ năm 2002 bình quân cả năm có 171 lao động, nhưng chỉ trong tháng 12 thì bình quân tháng có 158 lao động, tại thời điểm cuối tháng có mặt 172 lao động. Tháng 6 năm 2003, tổng lao động bình quân là 192 người, tại thời điểm cuối tháng số lao động có mặt là 200 người. Tháng 2 năm 2004 tổng lao động bình quân là 203 người. Sự biến động phức tạp trên đòi hỏi phải liên tục theo dõi, điều chỉnh quản lý.
Biểu 1: Số lượng lao động Đơn vị: người.
Năm
2000
2001
2002
2003
2/2004
LĐ bq
110
124
171
192
203
Về cơ cấu lao động về số lượng như trên nên việc tính toán cơ cấu lao động chỉ mang tính tương đối. Nếu phân theo trình độ, ta có bảng sau (chú ý rằng việc phân chia dựa trên số lao động bình quân ).
Biểu 2: Cơ cấu lao động theo trình độ của Công ty Cơ điện Công trình Hà Nội
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Số lượng
Trình độ
124
172
200
Trên đại học
2
2
2
Đại học và cao đẳng
41
60
60
Trung cấp và sơ cấp
81
100
158
Nguồn : Công ty cơ điện công trình
Nếu phân theo giới tính thì:
Biểu 3: Cơ cấu lao động của Công ty Cơ điện Công trình Hà Nọi theo giới tính
Năm
2001
2002
2003
Tổng số
124
171
192
Nam
102
132
136
Nữ
22
39
56
Nếu theo bộ phận chức năng thì tại thời điểm 12/2002
+ Ban giám đốc 3 người
+ Phòng kế hoạch – tổng hợp 20 người
+ Phòng tài vụ 5 người
+ Ban quản lý dự án 23 người
+ Xí nghiệp xây lắp 20 người
+ Xí nghiệp công viên Yên Sở 54 người
+ Xí nghiệp gạch 47 người
Nếu phân theo lao động trực tiếp và gián tiếp
+ Năm 2001 có 24 lao động quản lý, 100 lao động trực tiếp
+ Năm 2002 có 21 lao động quản lý, 150 lao động trực tiếp
Một số chỉ tiêu kinh tế phản ánh kết quả sản xuât kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây.
Báo cáo kết quả kinh doanh đv: trđ
Năm
1999
2000
2001
2002
2003
Doanh thu
15373,72
12868,64
11466,09
16980,80
18678,88
Chí phí toàn bộ
15263,51
12702,92
10870,12
16274,549
17902,10
Lợi nhuận sau thuế
110,21
165,72
595,97
706,295
776,92
Như vậy, năm 2000/1999 lợi nhuận công ty tăng 50,36%, năm 2001/2000 lợi nhuận tăng 259,62%, năm 2002/2001 lợi nhuận tăng 15,44%, năm 2003/2002 lợi nhuận tăng 10%. Sự gia tăng liên tục của lợi nhuận chứng tỏ sự phát triển không ngừng của công ty trong thời gian qua. Các chỉ tiêu doanh thu, nộp ngân sách, sản lượng thường xuyên vượt kế hoạch đề ra. Cụ thể năm 2002 công ty nộp ngân sách 331 triệu đồng, vượt 10% so kế hoạch (301 triệu đồng).
1.7 Đặc điểm về cơ cấu tài sản, nguồn vốn của công ty.
Từ các số liệu trên bảng cân đối kế toán của công ty trong ba năm 2001, 2002, 2003 cho biết tình hình khái quát về các chỉ tiêu tài sản và nguồn vốn của công ty. Quy mô và cơ cấu tài sản nguồn vốn được thể hiện:
Đv : triêu đồng.
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Trị giá
%
Trị giá
%
Trị giá
%
1. TSLĐ và ĐTNH
23734,152
42,26
36608,633
51,67
36844,106
50,98
2. TSCĐ và ĐTDH
32432,798
57,74
34245,966
48,33
35427,584
49,02
Cộng Tài Sản
56166,950
100
70854,599
100
72271,690
100
3. Nợ phải trả
22470,033
40,01
26653,598
37,62
27714,568
38,35
4. Nguồn vốn CSH
33696,917
59,99
44201,001
62,38
44557,122
61,65
Cộng nguồn vốn
56166,950
100
70854,599
100
72271,690
100
Qua bảng trên ta thấy: Quy mô vốn của Công ty tăng dần qua các năm, đồng thời có sự thay đổi cả về cơ cấu.
Về lượng, năm 2002 tăng so với năm 2001 là 14687,649 triệu đồng với tốc độ tăng là 26,15%; năm 2003 so với năm 2002, tăng tuyệt đối là 1417,091 triệu đồng tăng tương đối là 1,99%. Như vậy, đây là một tín hiệu khá tốt cho tình hình sản xuất kinh doanh của công ty xét về mục tiêu tăng trưởng và phát triển. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng chưa đều đặn và ổn định.
Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn cũng có sự biến động qua 3 năm về cả số tương đối và số tuyệt đối. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn năm 2002 tăng so với năm 2001 là 33874,481 trđ, tốc độ tăng là 54,24%. Cũng chỉ tiêu này ở năm 2003 tăng so với năm 2002 là 235,473 trđ tương ứng với tỷ lệ tăng 0,64%. Mặc dù quy mô tăng nhưng tốc độ tăng có giảm và không đều đặn. Tỷ trọng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn trên tổng tài sản năm 2001 là 50,98% kèm theo đó cũng có sự biến động về tài sản cố định và đầu tư dài hạn của công ty. Tỷ trọng của tài sản cố định và đầu tư dài hạn so với tổng tài sản qua các năm ( năm 2001 là 57,74%, năm 2002 là 48,33%, năm 2003 là 49,02% ).
Sự biến động cả về quy mô và tỷ lệ của tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn cũng như tài sản cố định và đàu tư dài hạn cho thấy đây là một cố gắng lớn của công ty trong việc điều chỉnh cơ cấu tài sản để hướng đến một tỷ lệ hợp lý hơn vì theo chỉ tiêu trung bình của ngành: tỷ số giữa tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn so với tài sản cố định và đầu tư dài hạn là 50:50.
Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty tăng lên qua các năm : năm 2001 chỉ tiêu này là 33696,917 trđ, năm 2002 con số này là 44201,001 trđ, đến năm 2003 là 44557,122 trđ.
Tỷ trọng của nguồn vốn chủ sở hữu so với tổng nguồn vốn cũng có sự thay đổi năm 2001 chỉ tiêu này là 59,99%, năm 2002 là 62,38%, năm 2003 là 61,65%. Điều này cho thấy tình hình tài chính của công ty khá tốt, tuy nhiên cũng còn nhiều tồn tại cần khắc phục trong hoạt động tài chính.
Tình hình bảo toàn và phát triển vốn của công ty qua các năm :
Đv: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Trị giá
%
Trị giá
%
Trị giá
%
1. Vốn lưu động
23734,152
42,26
36608,633
51,67
36844,106
50,98
2. Vốn cố định
32432,798
57,74
34245,966
48,33
35427,584
49,02
Tổng VKD
56166,950
100
70854,599
100
72271,690
100
Qua bảng trên ta thấy, vốn kinh doanh của công ty không những được bảo toàn mà còn tăng khá nhanh. Nhờ có sự năng động sáng tạo và sự thích ứng khá nhanh chóng với cơ chế mới, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Được sự chỉ đạo và giúp đỡ của Sở Giao thông Công chính Hà Nội, lãnh đạo Công ty cùng tập thể cán bộ công nhân viên đã khắc phục khó khăn, phát huy nội lực, thực hiện tốt đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước, hoàn thành vượt mức các kế hoạch đề ra. Do vậy, vốn kinh doanh của Công ty đã có mức tăng trưởng đáng kể về quy mô và biến đổi cơ cấu.
Năm 2001, tổng số vốn kinh doanh là 56166,950 triệu đồng sang năm 2002 con số là 70854,599 trđ, tổng mức vốn đã tăng tuyệt đối là 14687,649 trđ - một mức tăng khá lớn, tương đương với tốc độ tăng là 26,15%. Trong đó : Vốn lưu động năm 2001 là 23734,152 trđ chiếm tỷ lệ 42,26% trong tổng vốn. Năm 2002, vốn lưu động là 36608,633 trđ, chiếm tỷ lệ 51,67% trong tổng vốn. Vậy là vốn lưu động đã tăng lên 12874,481 trđ, tương đương với tốc độ tăng là 54,24% một tỷ lệ rất lớn.
Vốn cố định trong năm 2001 của Công ty là 32432,798 trđ, chiếm tỷ lệ là 57,74% trong tổng vốn. Sang năm 2002 con số đó là 34254,966 trđ, chiếm tỷ lệ 48,33% trong tổng vốn , tăng so với năm 2001 là 1813,168 trđ, tốc độ tăng về quy mô nhưng tỷ trọng so với tổng số vốn có giảm so với năm 2001.
Tại thời điểm năm 2001, vốn lưu động chiếm 42,26% trong tổng vốn, vốn cố định chiếm 57, 74% trong tổng vốn. Kết cấu này chưa thực sự hợp lý vì theo chỉ tiêu trung bình của ngành : tỷ lệ giữa vốn lưu động so với vốn cố định là 50:50 như vậy mới đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Trong năm 2002, tỷ trọng vốn lưu động trong tổng vốn là 51,67%, tỷ trọng ốn cố định trong tổng vốn giảm xuống còn 48,33%. Việc đầu tư thêm vào vốn lưu động thể hiện xu hướng tiến hành phát triển mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của công ty trong điều kiện hiện nay. Đồng thời việc điều chỉnh cơ cấu vốn cho thấy công ty đang phấn đấu thực hiện mọt cơ cấu hợp lý phù hợp với đặc điểm lĩnh vực sản xuất kinh doanh của mình. Sự chênh lệch giữa vốn cố định và vốn lưu động trong tổng vốn không phải là lớn, điều này giúp công ty thích ứng tốt với mọi thời kỳ và nắm bắt các cơ hội kinh doanh.
Bước sang năm 2003, quy mô vốn kinh doanh của công ty tiếp tục tăng đạt 72271,690 trđ, tăng tuyệt đối so với năm 2002 là 1417,091 trđ, tỷ lệ tăng là 1,99%. Cả vốn lưu động và vốn cố định đều tăng về quy mô nhưng tỷ trọng vốn lưu động trong tổng vốn giảm xuống còn 50,98%, tỷ trọng vốn cố định trong tổng vốn tăng lên 49,02%. Điều đó càng chứng tỏ một cơ cấu vốn hợp lý, phù hợp đang được xây dựng và củng cố, đảm bảo tình hình tài chính cho công ty, hứa hẹn những thành tựu mới công ty sẽ đạt được.
2. Phân tích thực trạng Quản lý tiền lương ở Công ty Cơ điện Công trình Hà Nội
2.1. Sự hình thành quỹ lương và cơ chế quản lý quỹ lương của Công ty
Quỹ tiền lương kế hoạch của Công ty được xác định trên cơ sở tổng hợp quỹ lương của từng loại lao động, thể hiện qua công thức :
Trong đó: QTL : Tổng quỹ tiền lương kế hoạch của công ty
QTLi : Quỹ tiền lương kế hoạch của bộ phận i (lao động i )
Từng loại lao động (khối lao động ) xác định quỹ tiền lương theo một cách riêng. Hiện nay, quỹ tiền lương kế hoạch của công ty phân thành 4 bộ phận như sau:
Quỹ lương cho khối lao động trực tiếp :
Khối lao động trực tiếp gồm các xưởng, phân xưởng, xí nghiệp trực tiếp sản xuất, chế tạo ra sản phẩm. Quỹ tiền lương kế hoạch của khối này được xác định theo phương pháp dựa vào định mức tiền lương tổng hợp
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Q0061.doc