Đề tài Một số biện pháp nhằm thu hút khách Nhật tại công ty du lịch Thế Giới

Mục lục

Chương I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẶC ĐIỂM TIÊU DÙNG CỦA KHÁCH DU LỊCH VÀ CÁC BIỆN PHÁP THU HÚT KHÁCH 4

I.1 Khách du lịch 4

I.2 Phân loại nguồn khách của công ty lữ hành 5

I.2.1 Căn cứ vào mục đích chuyến đi 5

I.2.2 Căn cứ vào hình thức tổ chức chuyến đi 5

I.2.3 Căn cứ vào phương tiện mà khách sử dụng 6

I.2.4 Căn cứ vào độ dài thời gian đi du lịch của khách 6

I.2.5 Căn cứ vào khả năng thanh toán của khách 6

I.2.6 Căn cứ vào độ tuổi 6

I.2.7 Căn cứ vào nghề nghiệp 6

I.2.8 Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ 7

I.3 Các chỉ tiêu nghiên cứu nguồn khách 7

I.3.1 Các chỉ tiêu thống kê khách du lịch 7

I.3.2 Các chỉ tiêu nghiên cứu thống kê kết cấu khách du lịch 8

I.3.3 Các chỉ tiêu phân tích thống kê khách du lịch: 8

I.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút khách của công ty lữ hành 9

I.4.1 Các nhân tố khách quan 9

I.4.2 Các nhân tố chủ quan 11

I.5 Các biện pháp thu hút khách 13

I.5.1 Hoàn thiện và đa dạng hóa sản phẩm 13

I.5.2 Định giá linh hoạt 17

I.5.3 Phân phối hiệu quả 19

I.5.4 Xúc tiến dựa trên sự uy tín của doanh nghiệp 20

Chương II: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY DU LỊCH THẾ GIỚI 22

III.1 Quá trình hình thành và phát triển 22

III.2 Bộ máy cơ cấu tổ chức quản lý 23

III.3 Điều kiện kinh doanh 26

III.3.1 Lao động 26

III.3.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật 27

III.4 Kết quả kinh doanh 27

Chương III: ĐẶC ĐIỂM TIÊU DÙNG CỦA KHÁCH NHẬT C ỦA CÔNG TY DU L ỊCH THẾ GIỚI 31

III.1 Thực trạng hoạt động thu hút khách Nhật tại công ty 31

III.1.1 Thực trạng về nguồn khách 31

III.2 Thị trường mục tiêu 34

III.3 Các nhân tố ảnh hường đến việc thu hút khách Nhật tại công ty 36

III.3.1 Các nhân tố khách quan 36

III.3.2 Các nhân tố chủ quan 39

III.4 Những đặc điểm tiêu dùng du lịch của khách Nhật tại công ty 41

III.4.1 Những đặc điểm tâm lý chung 41

III.4.2 Những đặc điểm tiêu dùng du lịch của người Nhật tại công ty 45

III.5 Phân tích, đánh giá và nhận xét 55

III.6 Những biện pháp công ty đã sử dụng để khai thác thị trường khách du lịch Nhật 57

Chương IV 60

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM THU HÚT KHÁCH NHẬT 60

TẠI CÔNG TY DU LỊCH THẾ GIỚI 60

IV.1 Phương hướng kinh doanh và mục tiêu của công ty trong những năm tới 60

IV.1.1 Phương hướng kinh doanh của công ty trong những năm tới 60

IV.1.2 Kế hoạch cụ thể 62

IV.2 Kiến nghị một số biện pháp thu hút khách Nhật 63

IV.3 Một số biện pháp thu hút khách Nhật tại công ty du lịch Thế giới 67

IV.3.1 Chính sách sản phẩm 68

IV.3.2 Chính sách giá 70

IV.3.3 Chính sách phân phối 71

IV.3.4 Chính sách xúc tiến 73

 

 

doc78 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1667 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp nhằm thu hút khách Nhật tại công ty du lịch Thế Giới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y được nâng cao trên thị trường và được nhiều bạn hàng biết đến cùng với thị trường truyền thống của công ty được khôi phục và tiếp tục phát triển. Đây là một kết quả đáng mừng cho dấu hiệu tăng trưởng số lượng khách đến công ty cũng như số lượt khách. Tốc độ tăng trưởng này không những được giữ vững mà còn tiếp tục phát huy sang năm 2004 vẫn duy trì ở mức khá cao: năm 2004 so với năm 2003 tăng 132,08% tăng 2.129 lượt khách. Như vậy nếu xét một cách tương đối thì tình hình khách đến công ty năm sau đều tăng so với năm trước cụ thể tốc độ tăng trưởng năm 2003 so với 2002 tăng 7%, năm 2004 so với năm 2003 tăng 135,08%. Tuy vậy, xét một cách tuyệt đối hàng năm số lượt khách đến công ty tăng tương đối đều nhau khoảng trên 100 lượt khách. Đây cũng là một dấu hiệu khách quan để có thể tin tưởng rằng trong những năm tới số lượng khách của công ty sẽ tăng cao và đạt được mục tiêu đề ra. Xét tình hình kinh doanh trong những năm qua, ta nhận thấy thị trường Inbound luôn chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng số khách của công ty. Cụ thể năm 2002 tổng số khách Inbound là 382 lượt khách chiếm tới 25,93% tổng số khách của công ty, năm 2003 là 429 chiếm 27,22% và năm 2004 là 570 lượt chiếm 15,38% tổng số khách của công ty. Mặc dù tỷ lệ khách Inbound giảm trong năm 2004 nhưng nó vẫn chiếm trên 15% tổng số khách của công ty và đem lại doanh thu và lợi nhuận nhiều nhất so với các bộ phận còn lại cho nên có thể nói Inbound là đối tượng chính của công ty. Số lượng khách Inbound đến công ty từ nhiều nước khác nhau nhưng lượng khách Nhật chiếm gần 20% tiếp đó là khách đến từ Tây Âu, Pháp, Hà Lan và khách Châu Á. Và tỷ lệ khách Nhật trong tổng thị trường tăng dần qua các năm: năm 2001 là 6,43%, năm 2002 là 7,1% và năm 2003 là 16,6%, đến năm 2004 tỷ lệ là 19,65%. Biểu đồ 3 - Cơ cấu khách theo khu vực đến công ty qua các năm Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh công ty trong 5 năm qua Theo số liệu thống kê, trong những năm qua khách Inbound của công ty có sự thay đổi rõ rệt. Năm 2001, số lượt khách inbound chính của công ty là khách thuộc Châu Âu chiếm tới 59,8% trên tổng số khách inbound là 311 lượt khách. Nhưng con số này đã giảm mạnh vào năm 2003 chỉ còn 49,4% trên tổng số 506 lượt khách Inbound. Nguyên nhân của sự giảm sút này là do sự cạnh tranh khốc liệt các công ty lữ hành quốc tế khác trong nước và khu vực đã làm cho lượng khách chính của thị trường này bị giảm sút. Sự suy giảm này đã dừng lại khi lượng khách tăng vào năm 2004 con số này là 52,28% trên tổng số 570 lượt khách. Bên cạnh sự tăng trưởng của các thị trường khách khác thị trường của Nhật lại tăng mạnh hơn. Nếu như năm 2001 số lượt khách Nhật chỉ chiếm khoảng 6,43% trên tổng số 311 lượt khách Inbound thì đến năm 2002 con số đó là 7,1% trên tổng số 394 lượt khách, con số này đã không dừng lại và tiếp tục tăng tới 16,6% trên tổng số lượt khách là 506 lượt khách inbound vào năm 2003 và 19,65% trên tổng số 570 lượt khách Inbound vào năm 2004. III.2 Thị trường mục tiêu Những ngày đầu thành lập của công ty gặp không ít những khó khăn. Những khó khăn này khiến công ty chưa tìm ra được hướng đi đúng cho mình. Thời kỳ đầu công ty đầu tư khai thác 3 thị trường lớn là thị trường khách quốc tế chủ động, thị trường khách quốc tế bị động và thị trường khách nội địa. Với những bước đi đầu tiên đó đã giúp cho công ty gặt hái được không ít những thành công và cũng có không ít những thất bại chính nhờ điều này đã đóng góp kinh nghiệm quý báu cho công ty thành công sau này. Cho đến khi trên thế giới có những diễn biến có chiều hướng thuận lợi cho Việt Nam và đặc biệt là chính sách cấm vận của Mỹ được huỷ bỏ với nước ta, nhu cầu đi du lịch với nhiều mục đích khác nhau của khách nước ngoài vào Việt Nam ngày càng nhiều. Vì thế Việt Nam đã chú trọng và phát triển thị trường khách du lịch là người nước ngoài vào Việt Nam trong đó thị trường khách du lịch Nhật Bản là một trong những thị trường mà công ty cũng như chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh xác định là thị trường mục tiêu của mình. Thời gian này thị trường khách du lịch là người Châu Á được công ty chú trọng đầu tư vì nó phù hợp với điều kiện kinh doanh và khả năng đáp ứng của công ty. Khách du lịch Nhật Bản trong thời gian này đến du lịch ở Việt Nam là tương đối nhiều. Nhu cầu đi du lịch của khách Nhật vào Việt Nam cao với mục đích đi du lịch và cũng để khảo sát thị trường. Cho nên thị trường khách Nhật là một trong những thị trường lớn mà công ty định hướng để khai thác. Đây chính là cơ hội để công ty phát triển công việc kinh doanh của mình và đến nay thị trường này là một thị trường truyền thống của công ty. Tuy nhiên, ở thị trường inbound, sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty lữ hành cùng với sự ra đời của hàng loạt công ty mới đã làm thị trường truyền thống của công ty bị ảnh hưởng nặng nề. Trước tình hình đó công ty đã tìm cách đầu tư mở rộng thị trường mới và khai thác thị trường có khả năng chi trả cao và khách Nhật là một trong những đối tượng đầy tiềm năng. Công ty đã không bỏ lỡ cơ hội đầu tư thu hút khách Nhật tìm mọi biện pháp để mở rộng thị trường khách du lịch là người Nhật. Kết quả là khách Nhật tăng lên một cách đáng kể với tốc độ cao. Nếu như năm 2001 số lượt khách Nhật chỉ chiếm khoảng 6,43% trên tổng số 350 lượt Inbound thì đến năm 2002 con số đó là 7,1% trên tổng số 382 lượt khách. Con số này không dừng lại ở đây và tiếp tục tăng lên 16,6% trên tổng số lượt khách là 429 lượt vào năm 2003 và 19,65% trên tổng số 570 lượt khách Inbound vào năm 2004. Đây có thể là một thuận lợi nhưng có thể là một nguy cơ khi mà các đối thủ cạnh tranh tăng lên, lượng khách Nhật giảm thì tình hình kinh doanh của công ty ảnh hưởng không nhỏ. Bảng 2 - Số lượt khách Nhật đến Việt Nam và đến công ty từ năm 2001 đến năm 2004 Đơn vị tính: Lượt người Năm 2001 2002 2003 2004 Số lượt khách Nhật đến Việt Nam 205.113 279.769 209.730 267.210 Số lượt khách Nhật đến Hà Nội 64.106 93.925 79.621 95.545 Số lượt khách Nhật đến công ty 20 28 84 112 Nguồn: Sở du lịch Hà Nội & Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty Như vậy có thể nói tình hình thu hút khách Nhật của công ty tương đối tốt. Trong các năm tiếp theo là 2005 mặc dù không có số liệu nhưng chắc chắn số lượng khách Nhật của công ty tăng. Theo các nguồn tin nội bộ, tốc độ tăng trưởng năm 2005 so với năm 2004 gần bằng năm 2003 so với năm 2002. Trong số khách Nhật đến với công ty hiện nay phần lớn sử dụng tour du lịch trọn gói nhưng bên cạnh đó cũng có những khách sử dụng các dịch vụ lẻ như đặt phòng, đăng ký những tour tuỳ chọn (opentour), thuê xe, đặt vé phù hợp với sở thích của họ. Có thể nói bên cạnh những tour du lịch trọn gói những dịch vụ lẻ cũng là một hướng kinh doanh mở ra công ty hiện nay. Với sự non trẻ về tuổi đời nhưng có kinh nghiệm về thu hút khách Nhật, công ty có thể coi những dịch vụ lẻ này là cầu nối giữa công ty và khách du lịch là người Nhật. Thông qua sự hoàn hảo về các dịch vụ mà khách được phục vụ, công ty được khách biết đến như một ấn tượng khó quên và được quảng cáo miễn phí thông qua những người khách này. Bên cạnh việc tiếp tục dùng mọi biện pháp nhằm mở rộng và khai thác những thị trường đang có, công ty tiếp tục đẩy mạnh khai thác những thị trường có mức chi tiêu lớn mà Nhật là một trong những thị trường công ty đã và đang hướng tới. Hiện nay khách của công ty hằng năm chiếm khoảng gần 20% là khách Nhật, 65% là khách Châu Âu và Châu Mỹ, 15% là Châu Á. Ngoài việc khai thác những thị trường khách du lịch nước ngoài, công ty luôn luôn nghĩ tới một thị trường gần gũi hơn, thực tế hơn và tìm mọi cách để có thể thu hút khách tối đa đó là thị trường nội địa, một thị trường cũng rất quan trọng đối với công ty. Đối tượng khách chính của công ty hiện nay là các doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh doanh, những khách hàng quen thuộc. Công ty luôn quan tâm chăm sóc kỹ lưỡng các đối tượng này. Như vậy đối với một công ty có bề dầy lịch sử chưa dài như công ty du lịch Thế giới, với một thị trường khách rất đa dạng và phong phú như vậy phải đòi hỏi một cách hợp lý các biện pháp để có thể thu hút tối đa lượng khách của từng thị trường mà công ty đã từng khai thác và sẽ khai thác. III.3 Các nhân tố ảnh hường đến việc thu hút khách Nhật tại công ty III.3.1 Các nhân tố khách quan Kinh tế ổn định. Tình hình kinh tế trong nước ổn định các chính sách mở cửa thính hợp của nhà nước tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển của ngành du lịch. Ngoài ra tổng cục du lịch đã có nhiều chương trình quảng bá giới thiệu du lịch Việt Nam cho bạn bè trên thế giới tạo xu hướng phát triển mới cho du lịch. Bên cạnh đó các thủ tục hành chính cũng từng bước được đơn giản hoá tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch. Nền kinh tế Việt Nam luôn tăng trưởng ở mức cao trên 7%/năm, các ngành kinh tế bổ trợ cho ngành du lịch liên tục phát triển như: giao thông, xây dựng, bưu chính viễn thông, vận tải,…Do đó mức sống trung bình của người dân Việt Nam ngày càng được nâng cao. Bên cạnh đó tỷ giá hối đoái giữa đồng Việt Nam và đồng yên Nhật Bản thấp, tạo một sức mua đồng tiền tương đối lớn, rất hấp dẫn đối với những người Nhật ưa mua sắm Chính trị an toàn. Điều đầu tiên mà khách du lịch Nhật quan tâm là tìm hiểu về chế độ chính trị, an ninh nơi mà họ dự định đi du lịch. Đối với khách du lịch Nhật, điều quan tâm hàng đầu của họ là chế độ chính trị tại điểm đến và an toàn đối với bản thân. Đối với Việt Nam đây thực sự là một thuận lợi không chỉ cho ngành du lịch mà đối với các công ty lữ hành quốc tế của Việt Nam. Đối với một thủ đô được công nhận là “Thành phố vì hoà bình” và được WTO công nhận Việt Nam là “Điểm đến an toàn và kỳ diệu”. Chính vì lẽ đó, khách du lịch cảm thấy yên tâm, nơi họ đến không có bạo loạn, khủng bố… Công nghệ. Trong những yếu tố còn lại có những yếu tố quan trọng như mạng lưới giao thông, các phương tiện vận chuyển, mức độ an toàn tiện nghi của phương tiện vận chuyển. Trong năm 2002, cùng với việc mở thêm các đường bay thẳng tới Hà Nội từ các thành phố lớn của Nhật Bản như Tokyo, Osaka,…lượng khách Nhật vào nước ta và Hà Nội chắc chắn sẽ tăng trưởng mạnh. Hệ thống cơ sở hạ tầng ngày càng được mở rộng và nâng cấp tại khắp các vùng Bắc, Trung, Nam không những để phục vụ mục đích vận chuyển nội hạt mà tăng khả năng thu hút khách tại các điểm đến du lịch mới. Công nghệ bưu chính viễn thông nhanh, rẻ, thuận lợi nhờ sự cải tiến phương thức thanh toán, gọi quốc tế trực tiếp. Hệ thống ngân hàng phát triển giúp việc thanh toán của khách dễ dàng hơn nhờ thông quan các loại tín dụng quốc tế được chấp nhận hầu hết ở các cửa hàng phục vụ khách nước ngoà. Tuy vậy, Việt Nam còn có nhiều thiếu sót trong việc thu hút khách Nhật. Trong thời đại công nghệ thông tin như hiện nay tốc độ đường truyền của Internet của Việt Nam còn chậm mặc dù đã được cải tiến nhiều. Do vậy nó đã hạn chế số người truy cập mạng thông tin. Dẫn đến hạn chế số người biết đến Việt Nam. Mặt khách số lượng thông tin cũng như các trang Web giới thiệu về du lịch Việt Nam rất hạn chế trên mạng. Điều này cũng ảnh hưởng ít nhiều tới quyết định đi du lịch và lựa chọn điểm đến của khách du lịch Nhật. Ngoài ra thủ tục visa, hộ chiếu cho khách mặc dù đã được đơn giản nhưng còn phức tạp, mức phí visa còn cao so với các nước khác đây cũng là một khó khăn. Bên cạnh đó mức thuế mà nhà nước dành cho du lịch chưa hợp lý, mức thuế VAT đối với doanh nghiệp lữ hành là 20% và hệ thống giá đối với các dv vẫn áp dụng hệ thống hai giá: giá cho người Việt Nam và giá cho người nước ngòai. Văn hóa. Việt Nam với các giá trị truyền thống (trong quan hệ gia đình, làng xóm, thầy trò…; các lễ hội, phong tục tập quán tốt đẹp…) đang được khôi phục; các di sản văn hóa vật chất đang được Nhà nước và nhân dân chú trọng tu bổ, tôn tạo. Nhiều hình thức hoạt động văn hóa đa dạng, phong phú, sinh động đang thu hút và đáp ứng được phần nào nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân và khách du lịch. Văn hóa Việt Nam được bảo tồn nhờ sự quan tâm của toàn xã hội thể hiện trong khẩu hiệu: “Xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Tài nguyên du lịch. Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi với hệ động thực vật phong phú và đa dạng, với những khu bảo tồn thiên nhiên cùng vớii những loài động vật quí đã kích thích trí tò mò của người Nhật. Cùng với nền văn hóa tương đồng với Nhật Bản, và những nét đặc sắc từ sự tổng hợp văn hóa của 54 dân tộc anh em, cũng như các di tích lịch sử và văn hóa đã được UNESCO công nhận. Trên đây chỉ là một số các ảnh hưởng tới quyết định đi du lịch ra nước ngoài của người Nhật. Cho nên ngành du lịch Việt Nam nói chung và các công ty lữ hành nói riêng khi tuyên truyền quảng cáo cần để ý tới sao cho mang lại hiệu quả cao trong việc thu hút khách du lịch là người Nhật. III.3.2 Các nhân tố chủ quan Sản phẩm chất lượng, đa dạng và phong phú. Một điều quan trọng đã quyết định đến uy tín của công ty trên thị trường du lịch trong nước và quốc tế đó là công ty luôn luôn chú ý tới chất lượng của toàn bộ chương trình luôn đảm bảo chất lượng một cách tốt nhất thoả mãn nhu cầu tối đa của khách hàng. Ngoài ra công ty luôn đầu tư vào việc xây dựng thiết kế các chương trình mới, thiết kế lại các chương trình sao cho phù hợp, đa dạng và phong phú đảm bảo khách hàng có thể lựa chọn theo yêu cầu. Theo xu hướng hiện nay khách du lịch Nhật rất thích các tour khám phá các vùng mới lạ với những nét văn hoá phong tục của những dân tộc ít người, những tour du lịch nghỉ biển đặc biệt là những tour khám phá đáy đại dương ở những nơi có cảnh đẹp hùng vĩ như Mũi Né, Nha Trang, Phú Quốc, việc thực hiện các tour này đối với công ty là điều không khó. Đối với công ty tại Hà Nội thì những tour về miền Tây Bắc, những vùng dân tộc thiểu số với những nét văn hoá độc đáo rất phù hợp với khách du lịch là người Nhật. Giá cả linh hoạt. Trên cơ sở đánh giá mối tương quan giữa giá và chất lượng sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, và sự đánh giá từ phía khách hàng công ty đưa ra hai mức giá chính, đó là mức giá dành cho khách đoàn và giá dành cho khách lẻ. Trong đó giá cho khách đoàn có các mức tùy theo số lượng của đòan (10-15 người, 16-20 người, 20-30 người, 30-40 người), cách định giá của công ty lựa chọn định giá theo mức giá hiện hành, nghĩa là có dựa trên giá của các đối thủ cạnh tranh kết hợp việc xác định mức giá cơ bản cộng 25% lợi nhuận: Giá thành cho một khách z = b + A/N z: giá thành/khách A: Tổng chi phí cố định N: Tổng chi phí biến đổi Giá bán cho một khách: G = z + P + Cb + Ck + T G: giá bán/khách P: Khoản lợi nhuận dành cho công ty Cb: Chi phí bán bao gồm hoa hồng cho đối tác, chi phí khuếch trương v.v.. Ck: Các chi phí khách như chi phí quản lý, phí thiết kế chương trình, chi phí dự phòng v.v.. T: Các khoản thuế Công ty quy định P + Cb + Ck + T = 25%G trong đó P = 10% G Và phần còn lại Cb + Ck + T = 15%G Giá bán của công ty được tính theo công thức sau: G = z + 0,25G G(1 – 0,25) = z G = z/0,75 Phân phối đồng bộ và hiệu quả. Công ty có trụ sở chính ở Thủ đô của cả nước với trung tâm đầu mối giao thông sẽ là điều kiện thuận lợi giúp công ty có những cơ hội để kinh doanh và phát triển một cách tốt nhất. Hơn nữa do có thời gian kinh doanh khá lâu trên thị trường, công ty là xây dựng và duy trì rất nhiều các mối quan hệ với các đối tác và nhà cung cấp. Điều này góp phần tạo nên uy tín của công ty đối với khách Nhật nói riêng và mối quan hệ lâu dài trong kinh doanh của công ty nói chung. Uy tín và danh tiếng của công ty. Qua gần 7 năm hoạt động và phát triển (1998-2005) công ty đã tạo dựng được những mối quan hệ tốt đẹp với khách, củng cố được uy tín và nâng cao được vị thế của mình trong nước và trên thế giới. Công ty đã được các tổ chức du lịch lớn biết đến thông qua các tổ chức du lịch trên thế giới mà công ty đã từng tham gia là thành viên như: ASTA, JATA, PATA. Những mối quan hệ tốt đẹp này là một điều kiện thuận lợi giúp giới thiệu về công ty cũng như các sản phẩm du lịch đối với các bạn hàng quốc tế, tạo dựng lòng tin, nâng cao uy tín đối với họ. Đây thực sự là một thuận lợi lớn của công ty. Bên cạnh đó cơ cấu tổ chức của công ty và chi nhánh được bố trí hợp lý với đội ngũ nhân viên năng động nhiệt tình có trình độ hiểu biết cao về du lịch đặc biệt là trình độ ngoại ngữ đã giúp cho công ty thành công hơn trong việc tạo ra các ấn tượng tốt đẹp đối với khách. Trên đây là một số chủ quan và khách quan tác động đến việc khai thác thị trường nói chung và thị trường khách du lịch Nhật nói riêng của công ty. Qua đó, công ty cần nhận ra được những thuận lợi và khó khăn để phát huy thuận lợi và khắc phục khó khăn nhằm khai thác tốt nguồn khách Nhật cũng như các đối tượng khách khác. III.4 Những đặc điểm tiêu dùng du lịch của khách Nhật tại công ty III.4.1 Những đặc điểm tâm lý chung Đặc điểm mang tính dân tộc. Yêu lao động và nhiệt tình trong mọi lĩnh vực, lao động là đặc điểm quan trọng nhất trong tính cách dân tộc Nhật. Người Nhật lao động quên mình, hứng thú. Họ thể hiện cái mỹ cảm vốn có của mình ngay trong quá trình lao động. Tính truyền thống đã ăn sâu vào cách xử thế, ý nghĩ và nguyện vọng của dân tộc Nhật, trở thành một đặc điểm quan trọng nhất trong tính cách của dân tộc này. Các truyền thống đã được hình thành trong xã hội Nhật vừa thể hiện hết sức rõ rệt tư tưởng kế thừa trong sinh hoạt xã hội, vừa củng cố các yếu tố dân tộc, văn hóa và đời sống. Người Nhật tỏ thái độ trân trọng đối với di sản văn hóa của quá khứ, họ bảo vệ sân khấu cổ điển, trà đạo, nghệ thuật cắm hoa. Trong xã hội năng động của thế kỷ XXI, người Nhật tìm chỗ dựa trong tính không thay đổi và tìm nó trong các hình thức nghệ thuật cổ truyền. Những đặc điểm hành vi của nhóm người. Ở Nhật bản, mức độ đoàn kết ấy rất cao nổi bật trước hết là tính kỷ luật, tính trung thành với con người có uy tín và ý thức nghĩa vụ. Những đặc điểm trong cuộc sống thường ngày. Lịch sự, chu đáo, nhẫn nại, tằn tiện, ham học hỏi với những đặc điểm mang tính chất cuộc sống thường ngày khác gần gũi với chúng đều tập hợp xung quanh một đặc điểm chủ yếu: tính tự chủ mang các sắc thái hết sức đa dạng như tính tự chủ và điềm tĩnh, ôn hòa và tự kiềm chế. Do vậy, những nguyên tắc sống mà người Nhật phải tuân theo rất đáng chú ý: 1) Hãy cam chịu hoàn cảnh, dù hoàn cảnh đó ra sao đi nữa; 2) Hãy tìm cơ hội tuân theo những nguyên tắc đã định; 3) Hãy kiềm chế mình, trong các trò tiêu khiển; 4) Hãy coi chính mình là nguyên nhân của sự bất hạnh. Với việc tuân theo các nguyên tắc đó, người Nhật đã có thái độ đặc biệt đối với việc đánh giá thực tế khách quan: bộc lộ rõ “thuyết định mệnh” trong tính cách và thế giới quan của họ. Lịch sự là một trong những chuẩn tắc quan trọng nhất của cuộc sống thường ngày trong tính cách dân tộc của người Nhật. Bất kỳ lời nói, cử chỉ, hành vi nào của người Nhật, kể cả sự thúc giục, cũng đều mang dấu ấn lịch sự. Trên đường phố, trong công viên và ở các nơi công cộng có thể bắt gặp những tấm bảng nhỏ kêu gọi mọi người giữ phép lịch sự. “Con người chẳng phải lệ thuộc một cái gì khác, ngoài điều tốt và phép lịch sự”. Tính cẩn thận và tính ưa sạch sẽ kết hợp với tính tằn tiện là cơ sở để có được những công nghệ nổi tiếng trong thực tiễn sản xuất của người Nhật- những công nghệ cho phép họ tạo ra các sản phẩm với độ chính xác và hoàn hảo đáng kinh ngạc. Văn hóa giao tiếp của người Nhật. Cách thức người Nhật sử dụng để nhận diện nhau trong giao tiếp. Sự nhận diện con người trong giao tiếp bắt đầu từ việc đánh giá về mặt. Từ xa xưa, người Nhật đã biết xem mặt để xác định ý đồ, thậm chí cả số phận. Đồng thời, họ cũng là những người muốn giấu bộ mặt của mình, bởi thế, theo thường lệ họ giữ vẻ mặt điềm tĩnh, bình thản, bất kể trạng thái cảm xúc nội tâm như thế nào. Tuy nhiên, thế hệ những người Nhật trước kia cho tuổi dù thế nào, cũng vẫn có thể nhận biết được đằng sau cái vẻ mặt trầm tĩnh kia những tình cảm thật sự của con người và những người trẻ tuổi khó giữ được cái ranh giới giữa hai vẻ mặt: vẻ mặt ở nhà và vẻ mặt ngoài đường. Vẻ mặt ngoài đường, đó là khuôn mặt đúc (khung mặt), sau cái khuôn mặt đúc ẩn giấu cái thầm kín, cái thật sự. Vẻ mặt ngoài đường dành cho tất cả những người bên ngoài, vẻ mặt ở nhà dành cho bản thân mình và những người thân. Nụ cười và tiếng cười, chúng ta quen cho rằng đó là sự thể hiện sự dễ chịu, niềm vui, tâm trạng phấn khích, nhưng đối với người Nhật lại không phải thế. Nụ cười hay tiếng cười ở Nhật có nhiều ý nghĩa khác nhau, có thể phân chia thành mấy loại: nụ cười ẩn giấu nỗi buồn (người vợ đón chồng vừa đi đám ma về); nụ cười kiêu kỳ, mập mờ (ngay em bé lên sáu cũng biết cách cười này); cười “xã giao”(đúng phép); nụ cười nghề nghiệp (bác sĩ mỉm cười với bệnh nhân); nụ cười mãn nguyện của người đứng tuổi; nụ cười của nhà kinh doanh ở bàn tiệc. Các cử chỉ, cử chỉ và động tác thân thể của người Nhật hầu như khó nhận thấy. Như thường thấy trong các cuộc giao tiếp, những người đối thoại thường gật dầu. Ở một số dân tộc, đó là dấu hiệu đồng ý, ở một số dân tộc khác lại không đồng ý. Ở người Nhật, những cái nhịp đầu nhanh không phải là “tôi đồng ý với ngài” mà đúng hơn là “tôi đang lắng nghe ngài”. Để gọi ai đó đến cho mình, người Nhật đưa tay về phía trước, lòng bàn tay úp xuống, mấy ngón tay khẽ cong lại, có nghĩa “lại đây”. Cũng một cử chỉ như thế nhưng cánh tay nâng lên ngang vai thì lại có nghĩa là “tạm biệt”. Một người đứng giữa đám đông làm một cử chỉ như thể chặt thẳng xuống, lập tức mọi người sẽ giãn ra nhường lối cho anh ta. Động tác ấy thậm chí còn buộc ôtô đang chạy nhanh thắng cháy đường. Các ngón tay đối với người Nhật cũng có những ý nghĩa xác định. Bàn tay nắm lại, với ngón tay út chĩa thẳng lên có nghĩa là “người phụ nữ” hay “người yêu”. Tương tự như thế nhưng ngón tay cái duỗi thẳng có nghĩa là “đàn ông” hay “bạn trai”. Nếu đồng thời ngón trỏ và ngón cái cong lại, chạm vào nhau thì có nghĩa là “một cảnh yêu đương”. Khi đầu hai ngón trỏ chạm vào nhau, những ngón còn lại duỗi thẳng đối với người Nhật, cử chỉ ấy chỉ “tiền”. Cái bắt tay của người Nhật không phổ biến mặc dù là nhà kinh doanh, nhà ngoại giao, sinh viên, đã từng sống nhiều năm ở phương tây và đã quen với cái bắt tay, người Nhật vẫn coi đó là một cử chỉ ngoại lai. Cử chỉ ấy càng không thể chấp nhận được đối với phụ nữ. Bởi vì trước hết, người Nhật muốn tránh cái nhìn trực diện, chăm chú, vốn không tránh khỏi khi bắt tay. Sau nữa, họ không thích đụng chạm với người khác. Dáng điệu, người Nhật thích dáng điệu gù gù, thu cằm về, vì dáng điệu đó làm họ trở nên hiền lành, để hòa đồng với mọi người, để khỏi trở nên xa lạ với số đông. Dáng điệu hiền lành tuyệt nhiên không mang màu sắc quỵ lụy, tư thế cúi làm cho người ta trở nên nhã nhặn hơn. Tác động qua lại giữa những người giao tiếp. Các cuộc nghiên cứu tâm lý cho thấy cách nhìn vào mắt trong quá trình giao tiếp ở các nền văn hóa khác nhau cũng khác nhau. Người ta đã thấy có những nền văn hóa có cái nhìn “tò mò”, ở đó, những người đối thoại nhìn thẳng vào nhau (Pháp, Ý, Cận Động, Nam Mỹ), có những nền văn hóa “ít tò mò hơn” (Mỹ, Xcăngđinavơ, Đông Âu) và những nền văn hóa “e thẹn” (Nhật Bản, Trung Quốc, Đông Nam Á). Nhìn sang bên là một trong những đặc điểm quan trọng của giao tiếp trực tiếp Nhật Bản. Người Nhật rất đỗi ngạc nhiên nếu một người nước ngoài vừa hỉ mũi vào khăn vừa nhìn thẳng vào họ, thậm chí trợn tròn mắt. Muốn làm điều đó, người Nhật thường quay đi và ngượng ngùng xin lỗi. Một người trong lúc trò chuyện cứ tò mò nhìn thẳng vào người khác, được xem là bất lịch sự. Khi người Nhật nói chuyện với nhau, họ thường tìm một vật trung gian nào đó để nhìn (cuốn sách, đồ trang sức, ikebana,..) Những đặc điểm trong giao tiếp ngôn ngữ. Người Nhật không đánh giá cao cung cách lấn lướt, nói thao thao bất tuyệt trong giao tiếp. Sự điềm tĩnh nói chung là tiêu chuẩn hành vi của họ. Ngoài ra, người Nhật rất bận tâm về vấn đề thanh danh và chú ý giữ gìn bản sắc của mình, bởi thế, họ cố gắng tránh tất cả những gì có thể đặt họ vào tình huống bất tiện. III.4.2 Những đặc điểm tiêu dùng du lịch của người Nhật tại công ty III.4.2.1 Động cơ, mục đích đi du lịch Việt Nam của người Nhật Đối với một quốc gia có tuổi thọ trung bình cao như người Nhật hiện nay thì nhu cầu đi du lịch là rất lớn, đối với những người già, họ thích những chương trình du lịch nhẹ nhàng mang tính thư giãn. Nhưng ngược lại đối với tầng lớp thanh niên thì nhu cầu đi du lịch khám phá được ưa thích hơn với khả năng tài chính hạn chế. Tính đến năm 2004, lượng khách Nhật đến Việt Nam là 267.210 lượt khách. Đứng đầu so với các nước khác chỉ sau Trung Quốc. Mục đính chính của khách du lịch Nhật khi đi du lịch là du lịch thuần tuý chiếm tới 65%, ngoài ra đi giao dịch làm ăn chiếm 30% còn lại với mục đích khác là 5%. Như vậy đây là một thuận lợi cho du lịch Việt Nam nói chung và công ty du lịch Thế giới nói riêng trong việc quảng bá các khu danh lam thắng cảnh, các khu vui chơi giải trí nhằm thu hút khách du lịch. Ngoài ra khách Nhật thường thích các loại hình du lịch thiên nhiên,du lịch sinh thái, du lịch chuyên đề, nghiên cứu lịch sử văn học nghệ thuật hay các lễ hội cổ truyền.,..và các loại hình du lịch khác trong đó đặc biệt là du lịch trường học. Du lịch sinh thái (cảnh quan thiên nhiên, bãi biển, hang động, cao nguy

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7 (2).doc
Tài liệu liên quan