Khoản thu hoa hồng nhượng tái bảo hiểm nghiệp vụ bảo hiểm hàng không luôn đạt ở mức cao. Đồng thời khoản thu bồi thường nhượng tái bảo hiểm của nghiệp vụ bảo hiểm hàng không là: Năm 1995 thu bồi thường nhượng là 88.550USD thì năm 1999 con số này lên đến 581.340 USD Khoản thu bồi thường nhượngtái bảo hiểm cho sự trưởng thành dần của VINARE trong việc thu xếp chuyển nhượng tái bảo hiểm hàng không đã đạt hiệu quả hơn đồng thời các nhà nhận tái bảo hiểm nghiệp vụ bảo hiểm hàng không đã thực sự phân tán bớt rủi ro cho VINARE.
Bên cạnh các khoản thu ta thấy tổng chi tái bảo hiểm nghiệp vụ bảo hiểm hàng không cũng không ngừng tăng. Trong các khoản chi kinh doanh tái bảo hiểm nghiệp vụ bảo hiểm hàng không chỉ có năm khoản chi đầu là chi thực sự còn khoản chi bổ sung dự phòng nghiệp vụ thực chất là bổ sung quỹ dự trữ tăng vốn của công ty.Ở năm 1995 khoản chi này chính là khoản chích lập dự phòng nghiệp vụ, còn các năm tiếp theo thì nó được bổ sung thêm cho tương ứng với phí bảo hiểm giữ lại của công ty.
95 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1312 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động nhận tái bảo hiểm nghiệp vụ bảo hiểm hàng không ở công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam- VINARE, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
không còn một số tồn tại :
Một là, hoạt động bảo hiểm hàng không bị động, phụ thuộc vào thị trường bảo hiểm hàng không thế giới, phí bảo hiểm hoàn toàn do nước ngoài định. Do cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp, hơn nữa hoạt động của Bảo việt mang tính chất là một cơ quan độc quyền của Việt Nam. Với cơ chế này hoạt động của bảo hiểm hàng không cũng nằm trong sự ràng buộc và kiểm soát đó, hàng năm Hàng không Việt Nam có nhu cầu đề nghị Bảo việt, Bảo việt đề nghị nước ngoài cung cấp phí bảo hiểm, sau khi nhận được yêu cầu này nước ngoài yêu cầu bảo hiểm ( Bảo việt) cung cấp các thông tin số liệu, cũng như tình hình hoạt động của Hàng khôngViệt Nam.
Bảo việt căn cứ vào đó đề nghị Hàng không Việt Nam cung cấp mọi tình hình cho đến khi xác nhận tái bảo hiểm, các nhà môi giới bảo hiểm hàng không hiểu rõ. Phí bảo hiểm (chủ yếu là phí bảo hiểm về trách nhiệm) của Hàng không thường được gửi vào trung tuần tháng 12 (tháng cuối cùng của năm bảo hiểm) và Hàng không Việt Nam chỉ còn chấp nhận các yêu cầu của Bảo việt để đảm bảo cho ngày 01 tháng 01 năm sau phải được tái tục bảo hiểm cho mọi máy bay tham gia hoạt động của mình.
Giai đoạn 1980- 1989 là giai đoạn thị trường bảo hiểm hàng không trên thế giới hoạt động rất kém, tai nạn máy bay lớn liên tục xảy ra, phí bảo hiểm trong năm không đủ bù đắp bồi thường các vụ tai nạn phát sinh và phải tăng phí bảo hiểm liên tục, Hàng không cũng chịu sự tăng phí bảo hiểm này mà không được đàm phán và hiểu rõ tận tường về nguyên nhân tăng phí.
Hai là, bảo hiểm hàng không nắm bắt không kịp thời và thường xuyên các thông tin về tình hình bảo hiểm hàng không trên thị thường quốc tế, đồng thời bảo hiểm, phía nước ngoài (các nhà nhận tái bảo hiểm và các nhà môi giới) không hiểu rõ về thực trạng hoạt động cuả Hàng không Việt Nam. Do hạn chế về thông tin trong lĩnh vực kinh tế giữa Việt Nam và thế giới nên các nhà kinh tế thế giới nói chung và các nhà nhận tái bảo hiểm hàng không nói riêng ít có điều kiện hiểu về nền kinh tế Việt Nam, hiểu về hoạt động Hàng không Việt Nam. Cán bộ làm nghiệp vụ bảo hiểm hàng không Việt Nam không nắm bắt được thông tin về thị trường bảo hiểm hàng không thế giới, thậm chí các tài liệu ở nước ngoài gửi về cũng không có đủ điều kiện để đọc ( do hạn chế về ngoaị ngữ ) chẳng hạn. Chính vì lẽ đó thông tin của thị trường bảo hiểm Hàng không thế giới không được nắm bắt một cách thường xuyên nên đã hạn chế trong việc đàm phán để giành được quyền bảo hiểm, phí bảo hiểm có lợi cho Việt nam. Ngược lại sự hiểu biết về số liệu thông tin về Hàng không Việt Nam của các nhà nhận tái bảo hiểm Hàng không, các nhà môi giới bảo hiểm hàng không rất ít ỏi, mơ hồ, do vậy họ thường đưa ra số phí bảo hiểm cao và điều kiện bảo hiểm không sát với hực tế Hàng không Việt Nam.
Ba là, thời điểm tái tục lại hợp đồng bảo hiểm chưa thích hợp. Hoạt động của bảo hiểm hàng không cũng như các hoạt động của nền kinh tế khác ở Việt Nam phát triển theo kế hoạch chung của nhà nước( đầu năm giao kế hoạch, cuối năm xét hoàn thành kế hoạch... ) và thời điểm của năm hợp đồng, năm bảo hiểm theo quy định bắt đầu từ ngày 01/01/ và kết thúc vào ngày 31/12/ hàng năm. Điều này nếu áp dụng cho nghiệp vụ bảo hiểm hàng không là hoàn toàn không thích hợp , bất lợi cho ta về điều kiện, điều khoản và tỷ lệ phí bảo hiểm, bởi vì nghiệp vụ bảo hiểm hàng không là nghiệp vụ bảo hiểm đối ngoại các dịch vụ hầu như phải tái bảo hiểm gần 100% trên thị trường bảo hiểm quốc tế.
Thực tiễn hàng năm trên thị trường bảo hiểm quốc tế diễn ra rất sôi động, các hãng Hàng không lớn trên thế giới thường lấy các thời điểm tái tục hợp đồng của họ vào thời điểm cuối năm (quý III và IV) đây là thời điểm làm ăn sôi động mà các nhận tái bảo hiểm chú ý nhất trong năm, khả năng nhận tái bảo hiểm của họ thường được quyết định chính trong giai đoạn này, họ có đặc biệt chú ý đến những hãng Hàng không lớn và có nhiều sự ưu đãi dài, lâu dài. Vào thời điểm cuối năm khi các nhà nhận tái bảo hiểm đã lo xong hợp đồng với các hãng Hàng không lớn (tổng số phí của mỗi hợp hãng tới 60-70 triệu USD/năm). Đây là thời điểm khả năng tài chính của họ bị hạn chế, hơn nữa đây cũng là thời điểm có nhiều ngày lễ, ngày nghỉ của các nước châu Âu ( thị trường bảo hiểm chính của nghiệp vụ bảo hiểm hàng không thế giới ). Trong khi đó đối với Hàng không Việt Nam là một hãng Hàng không nhỏ, tổng phí bảo hiểm hàng năm không cao (trên dưới1 triệu USD một năm ) đội máy bay do Liên Xô (cũ) chế tạo đã quá cũ và lạc hậu, lưu lượng hành khách trở trong năm ít (gần 1triệu hành khách một năm), thời gian tái tục hợp đồng vào ngày 01/01 hàng năm là hoàn toàn không thích hợp bất lợi cho ta.
Bốn là, việc xác định giá trị của đối tượng bảo hiểm, mức trách nhiệm chưa phù hợp với thị trường quốc tế, lực lượng máy bay trong giai đoạn này của Hàng không Việt Nam chủ yếu là máy bay của Liên Xô (cũ) sản xuất nên việc quản lý giá cả, quy định về khấu hao cơ bản hàng năm đã làm cho giá trị của các đối tượng bảo hiểm không phản ánh đúng giá trị thực của nó trên thị trường quốc tế. Có những máy bay có giá trị còn lại rất ít, thậm chí hết cả khâu hao, trong khi đó vẫn là máy bay đủ điều kiện bay và thậm chí còn có kế hoạch sử dụng lâu dài. Mỗi khi có tổn thất sảy ra (nhất là tổn thất bộ phận) giá trị khôi phục của bộ phận đó còn cao hơn giá trị của toàn máy bay đang tham gia bảo hiểm.
Việc bảo hiểm trách nhiệm cho nhà chuyên chở trong thời kỳ này được chia làm nhiều mức.
+ Trách nhiệm đối với hành khách vận chuyện trên đường bay quốc tế theo đúng công ước Vác sa va (1929) được bổ sung bằng nghị định La Hay (1955) là 250.000 fran vàng tương đương 20.000 USD/ 01 hành khách.
+ Mức trách nhiệm đối với hành khách vận chuyển trên các chuyến bay trong nước ( kể cả hành khách là người Việt Nam và người nước ngoài ) Mức trách nhiệm đều như nhau là 3.000đ/ người /vụ (1980), 5.000.000đ/người /vụ ( 1989)
+ Mức trách nhiệm đối với người thứ ba trên các chuyến bay quốc tế(giai đoạn này Hàng không Việt Nam chỉ bay từ Việt Nam tới Lào, Camphuchia, Thái Lan, Philippin... với tần xuất một tuần một chuyến ) Hàng không Việt Nam tham gia bảo hiểm thách nhiệm mức 5 triệu USD /01 vụ tổn thất và nâng dần lên tới 50 triệu USD /01 vụ tổn thất (năm 1990).Đối với đường bay trong nước mức trách nhiệm trên Hàng không Việt Nam bảo hiểm từ 10 triệu đồng /01 vụ (1980) và 1 tỷ đồng/01vụ (1990).
So với các nước trong khu vực, khai thác cùng loại máy bay có số chỗ ngồi như nhau thì mức trách nhiệm của ta thấp, thấp hơn thế nữa lại có sự phân biệt giữa hành khách bay trên đường bay trong nước và quốc tế. Như vậy rất phức tạp nếu tai nạn rảy ra trên đường bay trong nước có chuyên chở hành khách nước ngoài.
Năm là, giải quyết bồi thường chậm làm giảm lòng tin đối với khách hàng, mất uy tín của Hàng không Việt Nam và Bảo Việt. Hàng năm Bảo Việt ban hành tất cả điều khoản của quy tắc bảo hiểm hàng không liên quan đến việc giám định và bồi thường đối với thân máy bay, trách nhiệm của nhà chuyên trở đối với hành khách, hành lý, hàng hoá, bưu kiện và người thứ ba ... đều được đề cập đến tương đối đầy đủ nhưng chỉ trên nguyên tắc, còn việc cụ thể hoá để phù hợp với luật lệ, thông lệ quốc tế và các quy định của Việt Nam thì không được nhắc tới.
Do đó khi có tai nạn, vấn đề giám định, giải quyết bồi thường gặp nhiều khó khăn lúng túng, bị động, các phương án bồi thường chắp vá, vận dụng không đúng luật lệ quốc tế . Hành khách đi máy bay, các gia đình nạn nhận phàn nàn thắc mắc trong việc giải quyết bồi thường chậm, giải quyết không thoả đáng của Hàng không Việt Nam và Bảo việt. Chẳng hạn, vụ tai nạn máy bay TU 134A-VNA102 xảy ra tại Bangkok năm 1988 mà mãi tới 4-5 năm sau vẫn chưa giải quyết xong, điều này ảnh hưởng lớn đến uy tín của Hàng không Việt Nam và Bảo Việt.
Sáu là, phí bảo hiểm cao qua nhiều khâu nhiều trung gian không cần thiết. Phí bảo hiểm cho các loại hình bảo hiểm Hàng không hàng năm được các nhà nhận tái bảo hiểm mà trực tiếp là những người đứng đầu nhận tái bảo hiểm hàng không đưa ra để áp dụng cho Hàng không Việt Nam thường rất cao do không hiểu biết về hoạt động của Hàng không Việt Nam, cũng như sự phát triển trong tương lai của đội bay. Phí bảo hiểm này được các nhà môi giới cộng chi phí và thuế của mình sau đó chuyển cho Bảo việt. Sau khi nhận phí bảo hiểm từ các nhà môi giới, Bảo việt sẽ tính toán để cộng thêm chi phí, thuế và thông báo cho Hàng không Việt Nam. Số phí bảo hiểm hàng không hàng năm phaỉ đóng cho Bảo việt so với số phí thực mà các nhà nhận tái bảo hiệm nhận được có sự chênh lệch đáng kể, nguyên nhân là phí bảo hiểm không có sự thương lượng giữa Hàng không Việt Nam -Bảo Việt-- các nhà môi giới ... Việc tính toán các khoản thuế, chi phí thường áp dụng theo tính toán riêng của Bảo việt mà không có sự quy định của nhà nước hay cơ quan chủ quản của bảo hiểm.
Bảy là, nghiệp vụ bảo hiểm hành không là một lĩnh vực còn non trẻ, trình độ cán bộ nghiệp vụ còn còn non kém chưa theo kịp sự phát triển thế giới. Hàng không Việt Nam tham gia bảo hiểm từ năm 1979 với đội ngũ máy bay chủ yếu do Liên Xô (cũ) sản xuất và một số máy bay thu được do chính quyền nguỵ sài gòn ( cũ) để lại như DC3- DC6 ( các máy bay này do Mỹ sản xuất ), giai đoạn 1980- 1990 khi các nước trong hệ thống XHCN còn tồn tại nghiệp vụ bảo hiểm thân máy bay hoàn toàn tuân theo tỷ lệ cố định 1,75% trong xuốt cả thời kỳ bất kể có tai nạn hay không. Nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm chủ yếu dựa vào thường bảo hiểm hàng không quốc tế và nhận phí bảo hiểm một chiều từ bên ngoài .
Bối cảnh này đã tạo ra một sức ỳ cho cán bộ nghiệp vụ họ làm cho việc thụ động theo lối mòn có sẵn như những người chuyển công văn giấy tờ. Bên cạnh đó công tác cán bộ trong nghiệp vụ bảo hiểm của Bảo Việt không được chú trọng, cán bộ nghiệp vụ bảo thay đổi liên tục, cán bộ bảo hiểm của Hàng không Việt Nam chỉ một người tồn tại trong nhiều năm.Việc đào tạo nâng cao trình độ của các nghiệp vụ hầu như không có, việc trao đổi nghiệp vụ với các đồng nghiệp trên thị trường bảo hiểm thế giới thực hiện không thường xuyên chỉ diễn ra vào thời điểm tháng 12 là thời điểm chuẩn bị cho việc tái hợp đồng.
Hoạt động bảo hiểm hàng không của các bộ nghiệp vụ của Bảo Việt và HKVN chủ yếu dành nhiều thời gian cho công tác đề phòng hạn chế tổn thất, công tác bảo hiểm phi Hàng không và công tác giám định, bồi thường các tổn thất. Chính vì vậy cách thức hoạt động riêng của nghiệp vụ bảo hiểm hàng không đã dẫn đến tình trạng lúng túng, bị động, lạc hậu của cán bộ với sự phát triển của thị trường bảo hiểm hàng không thế giới.
2. Hoạt động bảo hiểm HKVN từ năm 1989 đến nay.
Do chính sách đổi mới của Đảng cộng sản Việt Nam khởi xướng từ Đại hội VI, nền kinh tế nước ta chuyển sang giai đoạn phát triển theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cùng với sự phát triển của các ngành kinh tế, hoạt động bảo hiểm nói chung có những chuyển biến cơ bản, bước đầu có những chuyển biến đáng ghi nhận.
a. Về công tác khai thác bảo hiểm hàng không :
Trong giai đoạn phát triển toàn diện của ngành HKĐVN từ 1989 đến nay nói chung cũng như sự ra đời và lớn mạnh nhanh chóng của hãng Hàng không quốc gia việt nam nói riêng, bảo hiểm HKVN đã có bước tiến nhanh và vững chắc để đáp ứng với yêu cầu chung của HKVN, bảo đảm một mắt xích không thể thiếu được trong giây truyền vận tải hàng không.
Cùng với sự phát triển chung của ngành, đội bay của HKVN không ngừng lớn mạnh, cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ kinh doanh sản xuất liên tục được đổi mới hiện đại hoá, bảo hiểm hàng không đã có những bước tiến nhanh chóng cả về quy mô lẫn chất lượng, về chiều rộng lẫn chiều sâu, đa dạng hoá các loại hình bảo hiểm thích hợp, đáp ứng với yêu cầu thực tiễn, đồng thời đào tạo lại đội ngũ cán bộ chuyên trách có năng lực, trình độ.
Số lượng máy bay được bảo hiểm tăng lên, từ 16 máy bay năm 1980, lên đến 30 năm 1990 đến nay lên là 50 máy bay, với các loại máy bay đa dạng, phí bảo hiểm lên đến 70 tỷ VNĐ ; giới hạn trách nhiệm chung lên đến 800 triệu USD cho các chuyến bay quốc tế, giới hạn trách nhiệm đối với hành khách, 50.000VNĐ/01 hành lý năm ( 1991-1992), bảo hiểm HKVN đã chủ động tăng lên 10 triệu VNĐ/01 hành khách, 100.000VNĐ/01 kg hành lý năm 1993. Sau đó đã áp dụng mức trách nhiệm theo công ước Vacsava (1929) được bổ sung bằng Nghị định LaHay(1955) cho các chuyến bay trong nước năm 1994-1995 (20.000 USD/01 hành khách, 20USD/01kg hành lý, hàng hoá ) điều này đã góp năng cao uy tín của HKVN trong nước và quốc tế.
Theo xu hướng chung của Bộ Hàng không quốc tế và trong khu vực, bảo hiểm HKVN đã nghiên cứu và đề xuất mức bảo hiểm 100.000SDR (tương đương với 150.000 USD/1hành khách) đưa vào áp dụng từ ngày 1/1/1996, góp phần đưa HKVN sánh ngang với hãng Hàng không tên tuổi trong khu vực về lĩnh vực bảo hiểm. Bảo hiểm HKVN đã xây dựng và duy trì mối quan hệ chặt chẽ với các công ty bảo hiểm và tái bảo hiểm, môi giới trong nước và quốc tế từ đó có thêm thông tin, cơ sở để so sánh đối chiếu rút ra những kinh nghiệm cần thiết cho các kết quả hợp đồng bảo hiểm hàng không từ năm 1994 đến nay.
b. Về công tác bồi thường :
Đi đôi với triển khai nghiệp vụ bảo hiểm nói chung, bảo hiểm HKVN cũng rất chú trọng làm tốt công tác giải quyết bồi thường, hạn chế đề phòng tổn thất, tai nạn và sự cố máy bay. Phối hợp giám định tai nạn máy bay với công ty bảo hiểm cũng như chủ động giải quyết bồi thường về tai nạn hành khách và trách nhiệm đối với hành khách theo hợp đồng bảo hiểm cũng như thương lượng ngoài hợp đồng, bồi thường tổn thất cho HKVN.
Bảng : Kết quả hoạt động của bảo hiểm HKVN từ năm 1995-1999.
Đơn vị : USD
Năm
1995
1996
1997
1998
1999
Tổng phí
4.235.353,5
4.951.515,1
5.185.858,5
4.444.444,4
5.656.565,5
Tiền BT
90.213,0
1.883.556,3
14.368.495,0
6.371.999,9
59.620,2
Tỷ lệ TT
2, 13%
38, 04%
277, 09%
143, 37%
10, 54%
Nguồn : VinarE Phòng tái bảo hiểm hàng không.
c. Những tồn tại trong cơ chế hoạt động bảo hiểm HKVN từ năm 1989 đến nay.
Với sự phát triển nhanh chóng của lực lượng máy bay và khối lượng hành khách, hành lý, hàng hoá chuyên chở trong nước cũng như nước ngoài của HKVN đã kéo theo sự gia tăng của phí bảo hiểm hàng không hàng năm. Trong gia đoạn này, nghiệp vụ bảo hiểm hàng không vẫn tồn tại và hoạt động theo cơ chế của những năm trước.
Song trong những năm cơ chế thị trường đã mở, giao lưu về kinh tế đã phát triển mạnh mẽ giữa Việt Nam và quốc tế, vì vậy các nhà nhận tái bảo hiểm hàng không đã ít nhiều hiểu được về kinh tế Việt Nam nói chung cũng như bảo hiểm hàng không nói riêng. Trình độ các bộ nghiệp vụ bảo hiểm hàng không dần dần được nâng cao bước đầu đáp ứng được nhu câù của công việc. Tuy vậy cơ chế, cơ chế hoạt động này vẫn còn một số tồn tại :
Một là, bảo hiểm hàng không Việt Nam bị động, phụ thuộc vào thị trường bảo hiểm hàng không thế giới, phí bảo hiểm do nước ngoài quy định phía Việt Nam đàm phán để giảm phí rất hạn chế.
Hai là, các nhà nhận tái bảo hiểm ở nước ngoài bước đầu đã hiểu về HKVN nhưng còn tình trạng bị động vì HKVN không trực tiếp cung cấp thông tin.
Ba là, thời điểm tái tục hợp đồng bảo hiểm của HKVN chưa hợp lý vẫn duy trì như nhiều năm trước đây (bắt đầu từ 01/01 và kết thúc vào 31/12 hàng năm) không phù hợp với thị trường bảo hiểm nước ngoài.
Bốn là, phí bảo hiểm phải qua nhiều khâu trung gian không cần thiết, HKVN phải chịu phí cao.
Năm là, bảo hiểm hàng không thực hiện giải quyết bồi thường còn chậm làm giảm lòng tin với khách hàng, ảnh hưởng đến uy tín của HKVN và nhà tái bảo hiểm .
Sáu là, thị trường bảo hiểm hàng không phát triển mạnh, nhiều loại hình bảo hiểm mới ra đời trong khi đó trình độ nghiệp vụ cán bộ chưa theo kịp. Mọi hoạt động về nghiệp vụ phát sinh đều trông chờ vào các nhà nhận tái bảo hiểm nước ngoài.
II. tình hình hoạt động tái bảo hiểm nghiệp vụ bảo hiểm hàng không ở vinare từ năm 1995 đến nay.
1. Vài nét về công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam Venare.
Trong xu hướng quốc tế hoá và toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, thì mở cửa nền kinh tế đòi hỏi hết sức cần thiết. Việt Nam trong mấy năm gần đây đã đạt được những thành tựu kinh tế đáng khích lệ, đã khẳng định được rằng chỉ có mở cửa nền kinh tế thì Việt Nam mới có cơ hội hội nhập vào nền kinh tế thế giới tranh thủ được sự hợp tác giúp đỡ của bạn bè quốc tế , đồng thới phát huy lợi thế của mình để có thể rút ngắn khoảng cách tăng trưởng với các nước trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên quá trình hội nhập không chỉ đơn thuần mang đến toàn những cơ hội thuận lợi lớn mà nó còn là những thách thức lớn lao đối với mọi ngành mọi lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân.
Nghị định 100CP ngày 18/12/1993 của Chính phủ về kinh doanh bảo hiểm đã mở ra con đường phát triển ngành bảo hiểm Việt Nam theo hướng mở cửa. Nhưng đối với những ngành mang tính chất dịch vụ tài chính như là bảo hiểm thì khả năng cạnh tranh sẽ phụ thuộc lớn vào kinh nghiệm và tiềm lực tài chính. Đây là khó khăn lớn nhất đối với quá trình mở cửa thị trường bảo hiểm ở nước ta.
ý thức được vấn đề này qua tham khảo của các nước đi trước có hoàn cảnh tương tự Việt Nam đã vận dụng phương thức tái bảo hiểm bắt buộc. tái bảo hiểm bắt buộc thường được áp dụng trong các nước đang phát triển, khi nền kinh tế đang trở nên sôi động nhu cầu về bảo hiểm ngày càng phong phú hơn, đồng thời yêu cầu về giám sát quản lý bảo hiểm cũng ngày càng cao hơn. tái bảo hiểm bắt buộc có tác dụng tốt trong việc bảo vệ sự phát triển của ngành bảo hiểm nội địa nâng cao thêm trình độ năng lực và khả năng nhận bảo hiểm của các doanh nghiệp trong nước, tăng cường sự trao đổi và hợp tác giữa các công ty bảo hiểm. Do vậy ngày 27/9/1994, công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam - VINARE là doanh nghiệp nhà nước thuộc bộ tài chính đã được thành lập theo quyết định số 920/ TC/QĐ/TCCB của Bộ trưởng Bộ tài chính với số vốn là 40 tỷ đồng.
Là công ty đầu tiên được thành lập sau nghị định 100/CP về kinh doanh bảo hiểm của chính phủ VINARE chính thức đi vào hoạt động kinh doanh ngày 1/1/1995 với những nhiệm vụ chính sau :
Nhận tái bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu, vận chuyển hàng hoá nội địa.
Nhận tái bảo hiểm các công trình trăm dò và khai khai thác dầu khí.
Nhận tái bảo hiểm xây dựng và lắp đặt.
Nhận tái bảo hiểm cáy và rủi ro đặc biệt
Nhận tái bảo hiểm thân tàu và P&
Nhận tái bảo hiểm hành khách
Sau khi VENARE được thành lập, ngày 21/12 1994 Bộ trưởng Bộ tài chính đã ban hành quyết định134/QĐ về việc tái bảo hiểm bắt buộc theo đó mà tỷ lệ tái bảo hiểm bắt buộc cho công ty bảo hiểm quốc gia Việt Nam được quy định bằng 30% giá trị bảo hiểm của các dịch vụ có tái bảo hiểm từ các công ty bảo hiểm gốc
Sau đó để phù hợp với tập quán quốc tế về tái bảo hiểm bắt buộc và để thuận lợi cho các doanh nghiệp bảo hiểm, ngày 9/12/1995 Bộ trưởng Bộ tài chính đã ban hành quyết định 1235/TC/ QĐ/TCNH nhằm thay thế cho quyết định về việc tái bảo hiểm trước đây theo quyết định mới này, tỷ tệ tái bảo hiểm bắt buộc cho công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam được quy định thống nhất chuyển đổi bằng 20% giá trị giá trị trách nhiệm của bảo hiểm gốc và theo hình thức hợp đồng số thành. Đồng thời quyết định này cũng quy định rằng sau khi thu xếp tái bảo hiểm bắt buộc tất cả các nghiệp vụ kể cả công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam phải ưu tiên tái bảo hiểm theo hình thức tự nguyện cho các doanh nghiệp trong nước trước khi thu xếp tái bảo hiểm ra nước ngoài.
Công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam đóng vai trò là trung tâm chi phối dịch vụ trên thị trường :
+ Kinh doanh nhận và nhượng tái bảo hiểm trong và ngoài nước.
+ Đầu mối điều tiết dịch vụ cho thị thường trong nước.
+ Hỗ trợ giúp đỡ, cho thị trường Việt Nam phát triển.
+ Hỗ trợ đào tạo cán bộ cho các doanh nghiệp bảo hiểm gốc
+ Đầu mối cung cấp thông tin bảo hiểm - tái bảo hiểm cho thị trường trong nước và quốc tế.
+ Đầu mối tổng hợp tình hình thị trường trong và ngoài nước giúp cho việc quản lý và hợp tác trong hợp đồng kinh doanh bảo hiểm.
Đến nay, VINARE đã đi vào hoạt động bộ máy tổ chức của công ty đã dần hoàn thiện và phát triển. Hiện nay công ty có trụ sở chính tại Hà Nội và một chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh. Trụ sở chính gồm có các phòng:
+ Phòng tổ chức - tổng hợp.
+ Phòng kế toán - tài vụ - kế toán - đầu tư.
+ Phòng tái bảo hiểm phi hàng hải.
+ Phòng tái bảo hiểm hàng hải.
+ Phòng tái bảo hiểm hàng không.
+ Phòng tái bảo hiểm kỹ thuật-dầu khí.
Trong đó phòng tái bảo hiểm hàng không thực hiện việc nhận, nhượng tái bảo hiểm các loại hình bảo hiểm sau:
- Bảo hiểm thân máy bay.
- Bảo hiểm phụ tùng máy bay
- Bảo hiểm thách nhiệm nhiệm pháp lý của nhà vận chuyển đối với hành khách, hành lý, hàng hoá, bưu kiện.
- Bảo hiểm mất khả năng sử dụng
- Bảo hiểm thách nhiệm pháp lý đối với người thứ ba.
- Bảo hiểm tai nạn nhân viên tổ bay.
VINARE nhận tái bảo hiểm bắt buộc và tự nguyện từ các doanh nghiệp trong thị trường nội địa, sau đó giữ lại cho phù hợp với khả năng tài chính của mình, phần vượt quá công ty sẽ ưu tiên chuyển nhượng tái bảo hiểm cho các công ty tái bảo hiểm trong nước sau đó mới thu xếp tái bảo hiểm ra nước ngoài. Do đó khi phân tích tình hình thu xếp tái bảo hiểm nghiệp vụ bảo hiểm hàng không ở VINARE cần tiến hành trên hai hoạt động là nhận tái bảo hiểm và chuyển nhượng tái bảo hiểm.
2. Nhận tái bảo hiểm nghiệp vụ bảo hiểm hàng không ở VINARE.
Tác dụng cơ bản quan trọng nhất của tái bảo hiểm là phân tán rủi ro nên hoạt động tái bảo hiểm luôn mang tính quốc tế tức là có thể nhận tái bảo hiểm cho cả công ty bảo hiểm trong nước cũng như các công ty bảo hiểm nước ngoài nhưng đối với VINARE do khả năng tài chính cũng như kinh nghiệm hoạt động còn hạn chế nên bước đầu việc kinh doanh nhận tái bảo hiểm chủ yếu từ các công ty bảo hiểm trong nước.
VINARE tiến hành hoạt động khi đã có quyết định bắt buộc đây là điều kiện thuận lợi cho công ty trong việc nhận tái bảo hiểm từ thị trường nội địa. Song hoạt động của công ty không chỉ dừng lại ở đó mà còn tiến xa hơn. Công ty đã nhận được tái bảo hiểm tự nguyện ngoài phần bắt buộc từ các công ty bảo hiểm gốc trong nước. VINARE hàng năm đã nhận được khoảng 80%-90% tổng chi phí bảo hiểm hàng không của thị trường (riêng đối với dịch vụ Vietnam Airlines, VINARE nhận từ 98%-99%). Do thị trường nhận lại dịch vụ này còn quá ít vì thế sau khi nhượng lại tối đa các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước VINARE đã quan hệ với các thị trường nhận tái bảo hiểm có uy tín và khả năng taì chính tốt trên thế giới để nhượng tái bảo hiểm cho họ, việc nhượng lại tái bảo hiểm của VINARE đều đảm bảo về thời gian an toàn về tài chính giúp ổn định kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm gốc và các khách hàng bảo hiểm. Vì sao VINARE lại nhận được khoản phí cao như vậy ? bởi vì VINARE đã cung cấp điều kiện, điều khoản phí bảo hiểm khi công ty gốc tham gia cạnh tranh đối với các đối thủ khác. Với những gì mà mình làm được công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam đã trở thành một bộ phận không thể thiếu được trong chu trình kinh doanh bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm và là chỗ dựa vững chắc cho các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam mà Hàng không Việt Nam là điển hình.
Do đặc điểm của bảo hiểm hàng không nên nguồn tái bảo hiểm hàng không mà phòng tái bảo hiểm hàng không của công ty chỉ thực hiện nhận tái bảo hiểm từ hai nguồn.
+ nguồn bắt buộc theo quy định của Bộ tài chính quy định rõ ràng trước khi chuyển tái bảo hiểm ra nước ngoài công ty, công ty bảo hiểm gốc phải chuyển cho VINARE theo quy định cũ là 30% giá trị bảo hiểm vượt quá mức giữ lại của công ty gốc và theo quy định hiện hành là 20% giá trị đơn bảo hiểm gốc những dịch vụ có liên quan đến tái bảo hiểm. Mỗi khi công ty bảo hiểm gốc cấp đơn bảo hiểm thì sẽ phải tự động chuyển tái bảo hiểm cho VINARE theo đúng tỷ lệ phần trăm quy định.
VINARE cũng sẽ trả cho công ty bảo hiểm gốc phần thủ tục phí tái bảo hiểm theo quy định của Bộ tài chính. Việc giải quyết bồi thường được tiến hành bình thường theo trách nhiệm đã được phân chia.
+ Ngoài nguồn tái bảo hiểm bắt buộc trên VINARE đã cố gắng và tăng cường nhận tái bảo hiểm tự nguyện. Để đạt được phần này, công ty phải nỗ lực rất lớn, đồng thời đấy cũng chứng tỏ tính chất chuyên nghiệp của công ty vì muốn giành được phần tự nguyện, công ty phải cạnh tranh với những nhà bảo, hiểm tái bảo hiểm nước ngoài là những gã khổng lồ về khả năng tài chính và kinh nghiệm. Để có cái nhìn về tổng thể về phía nhận tái bảo hiểm trong nghiệp vụ bảo hiểm hàng không ở VINARE chúng ta xem bảng sau.
Bảng CII.2. Cơ cấu doanh thu phí nhận tái bảo hiểm nghiệp vụ bảo hiểm hàng không theo hình thức tái bảo hiểm bắt buộc và tự nguyện của VINARE năm 1995-1999.
Đơn vị 1000 USD
Năm
1995
1996
1997
1998
1999
Tổng
4.193
4.902
5.134
4.400
5.600
Bắt buộc(1000)
Tỷ trọng %
900
21, 46
1100
22, 44
1168
22, 75
970
22, 05
1170
20, 89
Tự nguyện (1000USD)
Tỷ trọng %
3.293
78, 54
3.802
77, 56
3.966
77, 25
3.430
77, 95
4.430
79, 11
Nguồn : VINARE, phòng tái bảo hiểm hàng không .
Như vậy : Cả phí tái bảo hiểm bắt buộc và tự nguyện đều tăng từ năm 1995 đến 1997. Nếu năm 1995 số phí nhận tái bảo hiểm bắt buộc là 900.000 USD và số phí nhận tái bảo hiểm tự nguyện là 3.293.000 USD thì nă
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36783.doc