Với việc áp dụng thường xuyên các biện pháp trên, việc học môn Tiếng Việt của học sinh lớp 1A2 đã đạt được một số tiến bộ, tiết học đạt hiệu quả hơn thể hiện qua một số điểm sau:
+ Học sinh hăng hái giơ tay phát biểu ý kiến trong các tiết học.
+ Học sinh hào hứng, tự tin, mạnh dạn trong các tiết học; tích cực tham gia các hoạt động cô giáo giao.
+ Học sinh tìm từ nhanh, số lượng từ nhiều và không trùng với từ trong SGK.
+ Các em: Đỗ Hoàng Anh, Nguyễn Đức Hậu, Vũ Lâm Hùng, Từ Kiếu Anh, Ngà Tuấn Đạt, Cầm Văn Minh, Phạm tiến Đạt.đã đọc được (to, rõ ràng, đúng tốc độ), chữ viết rõ ràng, biết trình bày bài đúng.
27 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 14345 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong giờ Học vần, nhằm nâng cao chất lượng học Tiếng Việt lớp Một, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c ,kĩ năng đã học một cách tích cực và sáng tạo.
+ vần on: bón, đòn, gọn, lon ton...
+ vần an: can, cạn, cản, bạn, lan can, đàn ngan, bàn tán...
Sử dụng bộ thực hành Tiếng Việt không những giúp học sinhnắm được cấu tạo của từ, viết được từ mà còn phát triển tư duy, các em được sử dụng tát cả các giác quan như mắt nhìn, tay cầm do đó các em sẽ ghi nhớ lâu; không những thế việc sử dụng bộ thực hành Tiếng Việt còn làm giảm bớt sự khô khan của việc tìm từ mà còn làm lớp học thêm sinh động.
c.Sử dụng sách giáo khoa:
Ngoài việc cho học sinh quan sát tranh ảnh, mẫu chữ trên bảng, thì việc khai thác các kênh hình, kênh chữ trong SGK là việc làm rất cần thiết. Sách giáo khoa là một đồ dùng học tập không thể thiếu được trong mỗi tiết học.
Việc hướng dẫn các em biết cách sử dụng SGK, giúp các em phát huy được tính tích cực chủ động trong học tập; phat triển năng lực tự học - tạo nền móng cho việc học ở các lớp trên. Việc dùng SGK còn giúp các em tiếp cận trực tiếp với văn bản, hiểu đúng văn bản.
Sách giáo khoa còn giúp viên tiện lợi hơn trong việc thiết kế các hoạt động dạy học theo hướng đổi mới phương pháp dạy học.
* Ví dụ: Khi dạy đọc từ (câu) ứng dụng, giáo viên có thể cho học sinh đọc theo nhóm đôi các từ, câu trong sách giáo khoa, để nhiều em được luyện đọc hơn.
hay khi luyện nói, học sinh có thể dựa vào tranh ảnh trong sách giáo khoa để nói theo định hướng của tranh trong sách giáo khoa.
Biện pháp 2: Sử dụng hệ thống câu hỏi.
1.Tầm quan trọng của việc sử dụng câu hỏi:
Việc sử dụng câu hỏi trong dạy học giúp phát huy trí lực của học sinh; là cơ hội để giáo viên hiểu học sinh của mình.
-Làm giờ học đỡ đơn điệu, tạo mối quan hệ tương tác giữa thầy và trò.
- Giúp giáo viên kịp thời điều chỉnh nội dung phù hợp với các đối tượng học sinh; đưa ra những câu hỏi gợi ý tuỳ theo câu trả lời của học sinh mà không thoát ly khỏi mục tiêu bài học.
- Trẻ em ham hiểu biết, hiếu động, việc đưa câu hỏi sẽ giúp các em suy nghĩ và hứng thú khi được trả lời ý kiến của mình.
2. Khi thiết kế câu hỏi, cần chú ý những điểm sau:
- Xuất phát từ mục đích yêu cầu của nội dung bài, giáo viên xây dựng hệ thống câu hỏi chính và câu hỏi phụ kèm theo.
- Câu hỏi phải có nội dung rõ ràng, dễ hiểu, chính xác phù hợp với trình độ của học sinh.
- Câu hỏi phải thể hiện phân hoá đối tượng học sinh, tạo điều kiện cho học sinh yếu kém được trả lời, phát huy tính tích cực của tất cả học sinh trong lớp.
- Sắp xếp câu hỏi từ dễ đến khó.
3.Các loại câu hỏi thường sử dụng.
3.1.Câu hỏi yêu cầu tái hiện:
* Ví dụ dạy bài 66: uôm - ươm
Sau khi học xong bài, giáo viên hỏi: Hôm nay các em học hai vần mới nào?
- HS trả lời: Hôm nay con học hai vần là vần uôm và vần ươm.
3.2.Câu hỏi yêu cầu so sánh.
* Ví dụ dạy bài 26: y - tr
Khi dạy chủ đề luyện nói ''Nhà trẻ '', giáo viên đặt câu hỏi để học sinh so sánhviệc học ở nhà trẻ và học ở lớp 1 có gì giống và khác nhau.
+ Nhà trẻ khác lớp Một ở chỗ nào? ( Đi nhà trẻ khác với đi học lớp Một là ở nhà trẻ giờ chơi nhiều hơn, có nhiều đồ chơi hơn, các con vừa học lại vừa chơi...)
* Ví dụ dạy bài 66: uôm - ươm
Sau khi học xong vần ươm, giáo viên yêu cầu học sinh so sánh vần uôm và vần ươm.
3.3.Câu hỏi yêu cầu suy luận.
* Ví dụ dạy bài 37: Ôn tập, phần kể chuyện '' Cây kế ''.
Sau khi học xong câu chuyện, giáo viên hỏi: ''Vì sao người em trở nên giàu có?'' -HS phải suy luận từ các sự việc để trả lời: Người em hiền lành, chăm chỉ nên trở nên giàu có.
* Ví dụ dạy bài 27: Ôn tập
Sau khi hình thành xong bảng ôn vần, để học sinh phân biệt khi nào viết gh, khi nào viêt g. Giáo viên hỏi: Nhìn vào bảng ôn tập, ta thấy gh đứng trước âm nào?Còn g đứng trước âm nào?
Học sinh phải quan sát bảng ôn để nêu được gh đứng trước âm ( i, e, ê ), còn g đứng trước các âm còn lại.
Câu hỏi suy luận dùng để yêu cầu học sinh tìm hiểu nguyên nhân sự việc,vận dụng kiến thức vào bài học, khái quát hoá kiến thức.
3.4. Câu hỏi yêu cầu liên hệ.
* Ví dụ bài 7: ê - v: khi học chủ đề luyện nói '' bế bé '' giáo viên hỏi:
+ Mẹ thường làm gì khi bế bé? Còn em bé nũng nịu mẹ như thế nào?
+ Mẹ rất vất vả, con có thể làm gì để giúp đỡ mẹ?
4.Khi nêu câu hỏi cho học sinh giáo viên cần chú ý:
- Thu hút sự chú ý của học sinh.
- Sau khi nêu câu hỏi, giành thời gian cho học sinh suy nghĩ.
- Chú ý phân bố hợp lý số học sinh được chỉ định trả lời.
- Chú ý khuyến khích những học sinh rụt rè, chậm chạp.
Biện pháp 3: Tổ chức '' Trò chơi học tập ''
Trò chơi học tập là hình thức học tập thông qua trò chơi. Hình thức này rất phù hợp với lứa tuổi học sinh lớp Một, giúp các em tránh được những căng thẳng thần kinh do phải đột ngột thay đổi cách học ở mẫu giáo (chơi là hoạt động chủ đạo). ''Học mà chơi, chơi mà học '' tạo cho các em hứng thú và niềm tin trong học tập, duy trì được khả năng chú ý của các em trong tiết học.
1.Tác dụng của trò chơi học tập.
- Trò chơi học tập không chỉ nhằm giải trí mà còn góp phần củng cố tri thức, kĩ năng học tập cho học sinh.
- Viẹc sử dụng trò chơi học tập trong quá trình dạy học nhằm làm cho việc tiếp thu tri thức, rèn kĩ năng bớt đi khó khan, có thêm sự sinh động, hấp dẫn, phát huy tính tự giác, tích cực của học sinh, rèn cho học sinh tính mạnh dạn,tính thi đua, tính kỉ luật... do đó hiệu quả học tập cuả học sinh cao hơn.
2.Điều kiện đảm bảo cho sự thành công của việc sử dụng trò chơi trong học tập.
- Nội dung trò chơi phải gắn với mục tiêu của bài học.
- Luật chơi rõ ràng, đơn giản, dễ nhớ, dễ thực hiện.
- Điều kiện và phương tiện tổ chức trò chơi phong phú, hấp dẫn.
- Sử dụng trò chơi đúng lúc, đúng chỗ.
- Kích thích sự thi đua giánh phần thắng cho các em bên tham gia.
3. Cách tổ chức trò chơi học tập.
- Giới thiệu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, thời gian chơi và phổ biến luật chơi (Có thể tiến hành nhiều cách khác nhau nhưng yêu cầu giáo viên nói ngắn gọn rõ ràng, dễ hiểu, sao cho tất cả học sinh nắm được cách chơi).
- Cho học sinh chơi thử ( nếu cần ).
- Tiến hành chơi ( giáo viên điều khiển trò chơi phải nắm vững tiến trình và theo dõi chặt chẽ ).
- Đánh giá kết quả chơi ( động viên là chủ yếu ). Nhận xét thái độ của người tham dự và rút kinh nghiệm.
4.Các hình thức trò chơi thường sử dụng trong giờ học vần.
4.1.Loại 1: Trò chơi tô chữ trên tranh
+ Mục đích: Nhận được dạng chữ ghi âm, ghi vần mới, đọc tiếng có âm(vần) mới.
+ Cách chơi: Một hoặc một nhóm hai em dùng bút chì màu tô vào chữ có âm hoặc vần mới học; sau khi tô, học sinh phải nói rõ ô chữ ở hình vẽ nào (gọi tên con vật, đồ vật, người trong hình vẽ ) có chữ ghi âm (vần) mới. 5 học sinh tô đúng và xong sớm sẽ chỉ định nói kết quả và nhận thưởng.
+ Chuẩn bị và tổ chức: Giáo viên sao chép hình ảnh một số con vật, đồ vật, người...có tên gọi là từ chứa âm (vần) mới. Nên sao cả một vài hình ảnh của người, vật mà tên gọi không có âm, vần mới để học sinh lựa chọn. Ghi tên gọi dưới mỗi hình, kẻ khung cho từng chữ ghi mỗi tên gọi. Chụp các hình này vào một trang giấy rồi nhân bản cho mỗi học sinh hoặc một nhóm một bản để chơi.
Minh hoạ bài 12: i - a
Hình con ong
Hình cái lá
Hình
ngã ba đường
Hình
ngôi nhà ngói
ong
lá
ngã
ba
nhà
lá
* Nên dùng trò chơi này ở những bài đầu của phần học âm và chữ cái.
4.2. Loại 2: Trò chơi thi ghép vần, tiếng,từ.
+ Mục đích: Nhớ mặt chữ ghi vần mới, ghép vần mới với phụ âm đầu và thanh để tạo tiếng mới; đọc trơn; nêu ý nghĩa của tiếng hoặc từ tìm được.
+ Cách chơi: Giáo viên tổ chức cho học sinhchơi ghép vần, tiếng từ, theo nội dung bài học, có chú ý dẫn dắt, mở rộng vốn từ và vốn hiểu biết của học sinh.
* Ví dụ bài 44: on - an, sau khi học xong bài GV cho học sinh ghép tiếng ngoài bài có chứa vần on, vần an theo hai dãy ( dãy 1 ghép tiéng chứa vần on, dãy 2 ghép tiếng chứa vần an) vào bảng gài. HS ghép xong, GV yêu cầu học sinh từng tổ gắn từ lên bảng hỏi thêm để từng em nêu rõ tiêng tìm được có trong từ (hoặc cụm từ) nào, như: man (lan man), than (than đá), đan (đan lưới), gan (gan dạ), tan (tan học), bán (bán hàng)...Tổ nào ghép được nhiều từ đúngvà hay sẽ là tổ chiến thắng.
* Nên tổ chức cho cả lớp cùng chơi, trò chơi này nên dùng cho các bài học âm, vần mới ở cuối tiết 2.
4.3. Loại 3:Trò chơi hái hoa
+ Mục đích: Luyện nhẩm đánh vần nhanh để đọc trơn cả tiếng, cả từ. dùng từ đẫ học để tạo từ ngữ hoặc câu ngắn.
+ Cách chơi: HS tự chọn cho mình một bông hoa giấy gắn trên cành rồi tự giơ bông hoa ra đọc từ ghi ở mặt giấy phía trong. Đọc xong học sinh phải nói một cụm từ hoặc một câu trong đó có các từ đã học.
+ Chuẩn bị và tổ chức: Cắt khoảng 10 đến 20 bông hoa giấy gắn vào một cành cây,trên mỡi bông hoa ghi một từ có âm hoặc vần mới học. Sau khi học sinh hái một bông hoa thì cần đổi vị trí gắn bông hoa đó.
* Nên tổ chức cho cả lớp cùng chơi, trò chơi này nên dùng cho các bài học âm, vần mới và các bài ôn tập.
4.4. Loai 4: trò chơi nhìn ra xung quanh
+ Mục đích: Luyên nhớ vần mới, tìm nhanh các tiếng có vần mới, đọc và viết các tiếng, từ đó.
+ Cách chơi: HS quan sát trong không gian lớp học xem có đồ vật nào, người nào, chữ viết nào trên tường, trên bảng có từ chứa vần mới học. Viết những từ tìm được lên bảng đen của lớp rồi đọc các từ này cho cả lớp cùng nghe kết hợp với việc chỉ vật hoặc người mà từ đó gọi tên. Ai tìm được nhiều từ nhất sẽ được thưởng.
+ Chuẩn bị và tổ chức: Bố trí nhiều vật, tranh ảnh, hình vẽ những người và vật có tên gọi là từ chứa vần mới học treo trên các bức tường của lớp học.
* Nên tổ chức cho cả lớp cùng chơi, trò chơi này có thể dùng ở các bài học âm, vần mới và bài ôn tập.
4.5. Loại 5: Trò chơi viết thư
+ Mục đích: Luyện tập những từ chứa âm, vần mới học để tạo lời nói; viết ra được một cách chính xác.
+ Cách chơi: Nhóm 3-4 cùng chơi. Em đầu tiên viết một tiếng có nghĩa (có thể là từ đơn) vào một mẩu giấy rồi gấp lại đưa cho bạn bên cạnh, bạn này viết tiếp một hoặc vài tiếng ở trước hoặc ở sau từ đã có rồi chuyển thư cho bạn cuối cùng viết xong phần mình thì ghi câu đó lên bảng. Nhóm nào có câu đúng và dài nhất sẽ được nhận phần thưởng.
* Nên tổ chức cho cả lớp cùng chơi. trò chơi này có thể dùng ở các bài học âm, vần mới và bài ôn tập hoặc trong các tiết hoạt động tập thể.
Trên đây là minh hoạ một vài trò chơi mà tôi đã áp dụng. Trong quá trình áp dụng tôi nhận thấy để trò chơi có hiệu quả, ngoài việc chuẩn bị trò chơi thì việc lựa chọn sao cho phù hợp với nội dung bài cũng là điều quan trọng.
Biện pháp 4: Vận dụng linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học.
1. Các hình thức tổ chức luyện đọc, luyện viết, luyện nói trong tiết học vần:
1.1. Luyện đọc:
Đọc thành tiếng (Trên bảng lớp, trong sách giáo khoa, ở bìa ghép chữ hay ''bảng quay âm - vần tiếng''...),đọc nhẩm - đọc thầm (qua sử dụng vở bài tập Tiếng Việt 1, trong SGK...), với các hình thức: đọc theo cá nhân -theo tổ -theo nhóm - cả lớp.
1.2. Luyện viết:
Viết vào bảng tay, viét trên bảng lớp, viết trong vở tập viết.
1.3. Luyện nói:
Nói câu, nói theo chủ đề với các hình thức: Nói cá nhân - nói trong nhóm.
2. Tác dụng của việc vận dụng linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học.
- Tạo môi trường thuận lợi cho việc giao tiếp, cho việc rèn luyện 4 kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (đọc, viết, nghe, nói).
- Tạo điều kiện cho mọi học sinh đều luyện đọc, luyện viết, luyện nói.
- Tạo điều kiện cho các em cách làm việc tập thể theo nhóm, học cách phối hợp với bạn bè trong học tập.
- Học sinh được luyện tập kĩ năng đọc, viết theo nhiều hình thức.
- Chống học vẹt.
- Ghi nhớ bằng nhiều giắc quan cách đọc, cách viết giúp học sinh không nhàm chán và ghi nhớ hơn bài học.
3.Một số lưu ý khi tổ chức các hình thức học tập.
- Cần kết hợp sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, tận dụng thễ mạnh của mỗi hình thức
học tập trong quá trình dạy học.
- Tổ chức dạy học theo nhóm chỉ thích hợp với các nội dung học tập cần có sự thảo luận, bàn bạc... giữa học sinh với nhau. Tránh lạm dụng chia nhóm một cách hình thức, không cần thiết, không hiệu quả, mất thời gian.
- Giáo viên cần đưa ra mệnh lệnh rõ ràng (chia nhóm nhỏ, lớn); giap việc cụ thể cho từng nhóm, phân công nhiệm vụ cho các em.
* Ngoài các biện pháp trên, tôi còn sử dụng hình thức động viên, khen thưởng:
+ Học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 1 nói riêng rất thích được khen.
+ Hình thức khen thưởn tạo không khí lớp học than thiện, cởi mở.
+ Kích thích sự hứng thú, ham học hơn ở các em.
+ Giúp học sinh tự tin hơn trong học tập.
Để động viên học sinh tích cực hơn trong học tập, giáo viên cần:
- Kiên trí, kiên nhẫn trứoc những vứng mắc của học sinh.
- Cần thể hiện sự gần gũi vơi học sinh.
- Luôn có thái độ ghi nhận những tiến bộ của học sinh.
- Đối với các em kém, giáo viên nên lắng nghe và động viên các em trính bày, tránh nôn nóng. Khi các em có tiến bộ về một mặt nào đó, giáo viên khen ngay. Có thể thưởng bằng hình thức : Tặng cho bạn một tràng pháo tay để khích lệ các em.
- Đối vơi học sinh ít nói, thụ động giáo viên nên đặt câu hỏi dễ, động viên các em cùng tham gia. Khi các em trả lời được chỉ cần một ý nhỏ giáo viên cũng khen ngay và đông viên em đó tiếp tục phát huy.
- Đối với các em khá giỏi nên khuyến khích, gợi mở bằng những câu hỏi khái quát hơn.
- Giáo viên nên tổ chức thi viết chữ đẹp theo tháng, treo bài viết đẹp trên lớp để động viên các em đó và các em khác cũng lấy đó làm gương.
Giáo án minh hoạ:
Bài 44: iu -êu
I. Mục đích - yêu cầu:
- Học sinh đọc được: iu, êu, lưỡi rìu, cái phễu, từ và câu ứng dụng trong bài.
- Học sinh viết được iu. êu, lưỡi rìu, cái phễu.
- Luyện nói từ 2 - 4 câu theo chủ đề luyện nói: Ai chịu khó?
II. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Tranh minh hoạ cây nêu, vườn quả, ai chịu khó, chữ mẫu, cái phễu, mô hình lưỡi rìu.
- Học sinh: Bộ thực hành Tiếng Việt, bảng con.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Tiết 1
T.gian
dự kiến
Nội dung
các h. đ dạy học
phương pháp - hình thức tổ chức
các hoạt động dạy học tương ứng
Ghi chú
ĐDDH
5 phút
2 phút
10 phút
5-7 phút
5 phút
5-7 phút
5-7 phút
5-7 phút
5 phút
10 phút
2 phút
I Kiểm tra bài cũ
- Viết:
rau cải lau sậy
châu chấu sáo sậu
-Đọc từ: rau cải, lâu sậy, sáo sậu, châu chấu
Chào mào có áo mầu nâu. Cứ mùa ổi tới tự bay về
II. Bài mới
1. Giới thiẹu bài mới: iu, êu
2. Dạy vần
a. Vần iu
Giới thiệu vần iu
Giới thiệu tiếng: rìu
Giới thiệu từ khoá
Lưỡi rìu
b. Vần: êu
Tiếng: phễu
Từ: cái phễu
3. Viết bảng: iu,êu, lưỡi rìu, cái phễu
Nghỉ giữa tiết
4. Đọc từ ứng dụng líu lo, cây nêu, chịu khó kêu gọi
GV kết hợp giảng
III Luyện tập
1. Luyện đọc
Câu ứng dụng: Cây bưởi, cây táo nhà bà đều sai quả
2. Luyện viết vở
Nghỉ giữa tiết
3. Luyện nói theo chủ đề
Ai chịu khó
IV. Củng cố dặn dò
- Giáo viên đọc cho học sinh viết vào bảng con theo 3 dãy ( mỗi dãy 1 từ)
- GV nhận xét sửa lỗi
- HS đọc cá nhân ( 4-5 HS) kết hợp phân tích tiếng
- 1HS đọc; cả lớp đọc đồng thanh
- GV nhận xét chung
- GV nói: Hôm nay cô dạy các con vần: iu, êu và viết bảng
- GV đọc mẫu
- HS đọc - phân tích
- HS ghép vần: iu- so sánh iu và ui
- HS đánh vần đọc trơn vần: iu
- GV yêu cầu lấy thêm r dấu huyền để ghép tiếng rìu
- HS phân tích cấu tạo tiếng
- HS đánh vần, đọc trơn
- GV đưa mô hình cái rìu và hỏi: " Đố các con biết đây là cái gì? HS TL: Cái rìu
- GV hỏi tiếp: Rìu dùng để làm gì? HS TL: Dùng để chặt cây, chặt củi
-GV giảng kết hợp chỉ trên mô hình: Đây là phần cán rìu thường làm bằng gỗ, còn đây là phần lưỡi rìu làm bằng thép và được mài sắc, dùng để chặt cây, chặt củi
Hôm nay chúng ta học từ mới thứ nhất là từ lưỡi rìu
- Từ lưỡi rìu có mấy tiếng là tiếng nào? Tiếng nào chứa vần vừa học?
- 4 HS đọc cá nhân, tổ, nhóm đọc đồng thanh
( tương tự ) So sánh iu và êu
Cái phễu dùng để làm gì?
Cái phễu dùng để rót chất lỏng như rượu, nước mắm... vào chai cho khỏi rớt ra ngoài
- GV hướng dẫn HS viết:
Đưa mẫu chữ iu, êu, lưỡi rìu, cái phễu cho học sinh nhận xét các chữ có độ cao 2li, 5li
- GV đưa bảng phụ
- HS tìm tiếng chứa vần vừa học ( phân tích)
- HS đọc cá nhân, đồng thanh
Líu lo: tiếng hót của chú chim hoặc tiếng nói thơ ngây của em bé
Cây nêu: Theo phong tục của một số đồng bào dân tộc, vào những ngày tết, người ta thường cắm một cây tre cao trước nhà. Trên thường có treo trầu cau và bùa để cầu bình an trong một năm. Cây đó chính là cây nêu.
Kêu gọi: Lời yêu cầu động viên mọi người cần làm một việc gì đó. Ví dụ trường chúng ta đang kêu gọi HS hãy giữ vệ sinh không ăn quà vặt để đề phòng bệnh tả
Tiết 2
- HS đọc bài tiết 1
- GV gắn nội dung câu ứng dụng yêu cầu HS đọc thầm và gạch dưới tiếng chứa vần vừa học
- Đánh vần, đọc trơn: Trĩu, đều
- GV hướng dẫn cách đọc
GV treo tranh: " vườn cây nhà bà " và nói: Đây là bức tranh vẽ cảnh vườn cây nhà bà. Các con hãy quan sát bức tranh và cho cô biết: Quả của các cây trong vườn nhà bà như thế nào? HS trả lời: Quả của các cây trong vườn nhà bà đều rất nhiều quả
GV chỉ tranh nói: Các cây trong vườn nhà bà đều sai trĩu quả và giảng thêm: Sai trĩu quả cây rất nhiều quả đến nỗi trĩu cả cành xuống
- Đọc theo tổ - đồng thanh - thi đọc cá nhân
- GV hướng dẫn
- HS viết vở
- GV yêu cầu HS đọc chủ đề luyện nói; tìm tiếng chứa vần vừa học
- GV đưa tranh luyện nói, yêu cầu HS quan sát tranh, nêu nội dung bức tranh theo câu hỏi gợi ý.
+ Trong tranh vẽ gì?
+ Trong tranh, ai chịu khó? tại sao?
- 2 HS khá nói một câu về chủ đề " Ai chị khó "
- HS nói trong nhóm đôi
- HS trình bày trước lớp
GV hỏi:
- Là HS, có cần chịu khó không? Vì sao?
- Liên hệ: Trong lớp mình ai đã chịu khó? Ai chưa chịu khó?
- HS đọc toàn bài trên bảng
- Trò chơi tìm từ hoặc tiếng có chứa vần iu hoặc vần êu
Bảng con
BTHTV
Bộ TH
Mô hình lưỡi rìu
Cái phễu
tranh
SGK
Tranh vườn quả
Tranh Ai chịu khó
BTHTV
Trong giáo án trên tôi đã áp dụng thành công việc sử dụng tranh ảnh, vật thật vào việc giải nghĩa từ, giảng nội dung câu ứng dụng và gợi ý cho học sinh khi luyện nói. Ngoài ra việc sử dụng hệ thống câu hỏi khai thác bài hợp lí và tận dụng các hình thức tổ chức lớp phong ph, sử dụng trò chơi ghép tiếng tù có hiệu quả đã giúp tôi thành công trong tiết học này.
IV. Kết quả đạt được:
* Về phía học sinh:
Với việc áp dụng thường xuyên các biện pháp trên, việc học môn Tiếng Việt của học sinh lớp 1A2 đã đạt được một số tiến bộ, tiết học đạt hiệu quả hơn thể hiện qua một số điểm sau:
+ Học sinh hăng hái giơ tay phát biểu ý kiến trong các tiết học.
+ Học sinh hào hứng, tự tin, mạnh dạn trong các tiết học; tích cực tham gia các hoạt động cô giáo giao.
+ Học sinh tìm từ nhanh, số lượng từ nhiều và không trùng với từ trong SGK.
+ Các em: Đỗ Hoàng Anh, Nguyễn Đức Hậu, Vũ Lâm Hùng, Từ Kiếu Anh, Ngà Tuấn Đạt, Cầm Văn Minh, Phạm tiến Đạt...đã đọc được (to, rõ ràng, đúng tốc độ), chữ viết rõ ràng, biết trình bày bài đúng.
+ Điểm kiểm tra định kì môn Tiếng Việt qua các đợt kiểm tra như sau:
Các đợt
kiểm tra
Điểm 9 + 10
Điểm 7+8
Điểm 5+6
Điểm 3+4
Điểm 1+2
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Giữa kỳ I
9
33,3
9
33,3
6
22,3
3
11,1
0
Cuối kỳ I
13
48,2
11
40,7
3
11,1
0
0
Giữa Kỳ II
15
55,6
9
33,3
3
11,1
0
0
Cuối Kỳ II
19
70,3
7
26
1
3,7
0
0
*Về phía giáo viên:
+ Đề tài này giúp tôi giảng dạy tốt hơn, hiệu quả giờ học vần cao hơn.
+ Nâng cao năng lực chuyên môn.
+ Đề tài này được các bạn đồng nghiệp đồng tình và áp dụngvào giảng dạy, góp phần năng cao chất lượng dạy học của giáo viên và học sinh.
Phần kết luận và kiến nghị
Sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước trên con đường tién vào thế kỉ 21 bằng cạnh tranh trí tuệ đang đòi hỏi phải có sự đổi mới về nội dung và phương pháp trong dạy học nói chung và trong bộ môn Tiếng Việt nói riêng. để nâng cao chất lượng học Tiếng Việt cần phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong giờ học.
Từ kinh nghiệm thực tiễn dạy học và kết quả nghiên cứu, tôi rút ra một số kết luận sau:
*Để học sinh phát huy tính tích cực, chủ động cần:
+ Sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả.
+ Tổ chức '' Trò chơi học tập ''
+ Có hệ thống câu hỏi hợp lí.
+ Tổ chức dạy học với nhiều hình thức, làm cho lớp học thêm sinh động.
+ Động viên, khen thưởng kịp thời.
* Để các tiết dạy thành công, người giáo viên phải nắm chắc mục đích, yêu cầu bộ môn, phải hiểu tâm lí của trẻ mới đến trường, phải có sự chuẩn bị chu đáo cho bài dạy của mình. Khi thực hiện phải vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, các hình thức dạy học.
* Người giáo viên phải có lòng yêu nghề mến trẻ, tận tâm với nghề nghiệp.
Để các biện pháp như đã nêu ở trên được thực hiện có hiệu quả, tôi xin đề xuất một số kiến nghị sau:
+ Tăng cường các chuyên đề thực hành môn Tiếng Việt.
Than Uyên , ngày 23 tháng 5 năm 2010
Người viết
Hoàng Thị Thu
2. Mô tả tóm tắt nội dung của giải pháp, kết quả thử nghiệm:
* “ Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong giờ học vần nhằm nâng cao chất lượng học Tiếng Việt lớp 1”
a. Sử dụng đồ dùng dạy học.
b. Sử dụng hệ thống câu hỏi
c. Tổ chức trò chơi học tập.
d. Vận dụng linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học.
3. Điểm mới - Điểm sáng tạo;
- Điểm mới: “ Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong giờ học vần Học vần lớp 1”.
- Điểm sáng tạo: Đưa ra nhiều ví dụ ở các dạng bài khác nhau trong phân môn Tiếng Việt.
4. Hiệu quả kinh tế – xã hội:
- Được giáo viên trực tiếp giảng dạy ủng hộ
- Được Ban giám hiệu, tổ khối, phụ huynh học sinh đóng góp ý kiến.
5. Khả năng áp dụng:
- Bước đầu áp dụng cho 131 học sinh lớp 1 trường Tiểu học Thị trấn Than Uyên.
6. Tình hình áp dụng, triển vọng áp dụng giải pháp.
- Có thể áp dụng cho tất cả học sinh trong khối lớp 1 ở trường Tiểu học Thị trấn Than Uyên trong năm học này và các năm học tiếp theo.
c. phần mô tả nội dung chính của giải pháp
1. Tên giải pháp: Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong giờ học vần Học vần lớp 1”.
2. Mô tả giải pháp kĩ thuật đã biết:
* Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong giờ học vần Học vần lớp 1”.
* Biện pháp 1: Sử dụng đồ dùng dạy học.
Đồ dùng dạy học là yếu tố không thể thiếu được trong quá trình dạy học. trong quá trình dạy học, học sinh nhận thức bài học dưới sự tổ chức, dẫn dắt của giáo viên có sự hỗ trợ của các đồ dùng dạy học. đồ dùng dạy học đảm bảo cho học sinh lĩnh họi tốt nhất các biểu tượng, quy tắc, hình thành kĩ năng, kĩ xảo.
Đối với học sinh tiểu học nói chung, học sinh lớp 1 nói riêng đồ dùng dạy học đặc biệt quan trọng vì nó giúp các em quan sát sự vật, hiện tượng một cách trực quan cụ thể, giúp học sinh nhận thức sâu hơn nội dung bài học, hình thành tốt kĩ năng, kĩ xảo.
1.Các loại đồ dùng dạy học môn Tiếng Việt lớp Một:
- Tranh ảnh (Tranh vẽ, tranh sưu tầm, tranh động, tranh trong sách giáo khoa...)
- Mô hình.
- Vật thật.
- Chữ mẫu.
- Bộ thực hành Tiếng Việt.
- Băng đĩa.
- Sách giáo khoa....
2.Tác dụng của việc sử dụng đồ dùng dạy học:
- Đảm bảo được các thông tin chủ yếu về các hiện tượng, sự vật liên quan đến nội dung bài học.
- Làm tăng hứng thú nhận thức của học sinh.
- Đảm bảo tính trực quan, tạo cho học sinh tiếp cận nội dung bài học.
- Tạo điều kiện mở rộng nội dung SGK cho học sinh.
- Tạo điều kiện cho học sinh chủ động chiếm lĩnh kiến thức, hình thành kĩ năng,
kĩ xảo.
3. Một số lưu ý khi sử dụng đồ dùng dạy học:
Việc sử dụng đồ dùng dạy học cần:
- Gắn với nội dung của bài học.
- Phù hợp với hình thức dạy học bộ môn.
- Phù hợp với kế hoạch bài học: + Đúng mục đích.
+ Đúng lúc, đúng chỗ.
- Khi sử dụng: + Cần định hướng cho HS quan sát.
+ Khai thác triệt để đồ dùng dạy học.
4.Cách sử dụng:
Đồ dùng dạy học đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện yêu cầu đổi mới phương pháp dạy họ. Sử dụng đồ dùng dạy học hợp lí, có hiệu quả sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Sau đây là một vài cách sử dụng đồ dùng dạy học trong giờ học vần lớp 1.
4.1.Cách sử dụng tranh ảnh, mô hình, vật thật.
a. Sử dụng tranh ảnh, mô hình, vật thật để giải nghĩa từ.
* Ví dụ dạy bài 9: o - b
Sau khi hướng dẫn học âm -tiếng - từ mới o -bò - bò.Giáo vien giới thiệu ảnh
'' con bò'' để học sinh tái hiện về hình ảnh con vật (nếu chưa biết ).Giáo viên có thể nói thêm đôi nét sơ lược: Con bò thường ăn cỏ, được nuôi để kéo cày dùng trong việc nhà nông.
* Ví dụ dạy bài 40: iu - êu
Để giảng từ '' Cái phễu '',giáo viên cái phễu ra và hỏi: Cái phễu dùng để làm gì?
- HSTL: Cái phễu dùng để rót chất lỏng như rượu, nước mắm ...vào chai cho khỏi rớt ra ngoài.
Sử dụng tranh, mô hình, vật thật khi giải nghĩa từ giúp học sinh mường tượng ra sự vật hay hoạt động được nói đến trong từ khoá, từ ứng dụng, hiểu đúng hơn về sự vật, hoạt động.
b. Sử dụng tranh ảnh để minh hoạ câu ứng dụng.
* Ví dụ dạy bài 40: iu -êu
Khi học câu ứng dụng: Cây bưởi cây táo nhà bà đều sai trĩu quả .
Giáo viên treo tranh: '' vườn cây nhà bà '' và nói: Đây là bức tranh vẽ cảnh vườn cây nhà bà. Các em hãy quan sát bức tranh và cho cô biết: Quả của các cây trong vườn nhà bà như thế nào? - Học sinh trả lời: Quả của các cây trong vườn nhà bà đều rất nhiều quả. Giáo viên chỉ tranh nói: " Các cây trong vườn nhà bà đều sai trĩu quả '' và giảng thêm: Sai trĩu quả cây rất n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- SANG KIÊN KINH NGHIỆM HỌC VÀN LỚP 1 TH THI TRẤN THAN UYÊN.doc