Đề tài Một số biện pháp phát triển dịch vụ logistics trong giao nhận vận tải ở Việt Nam

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TRONG GIAO NHẬN VẬN TẢI Ở VIỆT NAM 3

1.1 Cơ sở lí luận về logistics. 3

1.1.1 Khái niệm về logistics. 3

1.1.2.Một số loại hình dịch vụ logistics. 5

1.1.2.1. Giao nhận hàng hoá. 5

1.1.2.2. Kho bãi. 6

1.1.2.3. Vận tải. 8

1.1.2.4. Dịch vụ tư vấn ngoại thương. 10

1.1.3. Vai trò của logistics: 10

1.2 . Logistics là sự phát triển tất yếu của dịch vụ vận tải giao nhận. 12

1.3 . Lợi ích của Logistics mang lại cho người kinh doanh giao nhận vận tải. 14

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TRONG GIAO NHẬN VẬN TẢI Ở VIỆT NAM 17

2.1 Những thuận lợi cho việc phát triển dịch vụ logistics trong giao nhận vận tải ở Việt Nam. 17

2.1.1. Điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý. 17

2.1.2. Cơ sở hạ tầng. 18

2.1.2.1. Hệ thống cảng biển. 18

2.1.2.2. Hệ thống đường sông. 21

2.1.2.3. Hệ thống đường bộ. 22

2.1.2.4. Hệ thống cảng hàng không. 23

2.1.3. Nguồn nhân lực cho lĩnh vực logistics. 24

2.1.4. Môi trường pháp lý. 24

2.1.5. Công nghệ thông tin và thương mại điện tử ở Việt Nam. 25

2.2. Khái quát thực trạng ứng dụng và phát triển dịch vụ logistics ở các doanh nghiệp Việt Nam. 25

2.3. Những nhân tố cản trở đến sự phát triển dịch vụ logistics ở nước ta. 35

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TRONG GIAO NHẬN VẬN TẢI Ở VIỆT NAM 42

3.1. Định hướng phát triển dịch vụ logistics. 42

3.2. Một số biện pháp phát triển dịch vụ logistics ở Việt Nam. 43

3.2.1. Về phía nhà nước. 43

3.2.1.1. Đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, mạng lưới giao thông vận tải, phương tiện kỹ thụât. 43

3.2.1.2. Tăng cường sự quản lý của nhà nước. 47

3.2.1.3. Liên kết và phát huy vai trò của các hiệp hội có liên quan tới hoạt động logistics. 48

3.2.1.4. Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực. 49

3.2.1.5. Thúc đẩy, phát triển công nghệ thông tin trong hoạt động logistics. 50

3.2.2. Về phía các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics. 51

3.2.2.1 Nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng cho khách hàng. 51

3.2.2.2. Mở rộng, đa dạng các loại hình dịch vụ vận tải giao nhận để dần hướng tới phát triển toàn diện mô hình logistics. 52

3.2.2.3. Ứng dụng công nghệ hiện đại trong quản lý và khai thác: 54

3.2.2.4. Liên doanh, liên kết với các công ty logistics nước ngoài. 54

3.2.2.5. Tăng cường hoạt động marketing nhằm thu hút khách hàng. 54

KẾT LUẬN 57

 

 

doc61 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1370 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp phát triển dịch vụ logistics trong giao nhận vận tải ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vận tải, ngoại ngữVới thuận lợi là một nước có dân số trẻ, Việt Nam có nguồn lực dồi dào để phát triển các ngành kinh tế, trong đó việc áp dụng mô hình logistics trong giao nhận vận tải. 2.1.4. Môi trường pháp lý. Môi trường pháp lý là môi trường vĩ mô, có ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh trong mọi lĩnh vưc, trong đó có lĩnh vực logistics. Thật vậy doanh nghiệp chỉ hoạt động có hiệu quả khi có một hệ thống pháp lụât đầy đủ và chặt chẽ. Trong thời gian qua, Nhà nước và Quốc Hội đã xây dựng và ban hành một loạt các văn bản pháp luật như : Luật Hàng hải, luật Dân sự, luật Thương mại, Luật Doanh nghiệp, Luât Đầu tư, luật Bảo Hiểm, luật Hải Quan, luật Giao thông đường bộ... Ngoài ra, các Bộ, các ban ngành còn đưa ra các văn bản dưới dạng pháp lênh, quy chế, thông tư... có tính chất bổ sung và hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật. Một số luật khác đang được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện để ban hành trong thời gian không xa. Ngoài ra, Chính phủ còn tham gia phê chuẩn ,ký các hiệp định, công ước quốc tế liên quan đến các hoạt động buôn bán , giao nhận vận tải,...nhằm tạo điều kiện cho quá trình phát triển đáp ứng yêu cầu hội nhâp của nền kinh tế với thế giới. 2.1.5. Công nghệ thông tin và thương mại điện tử ở Việt Nam. Mạng thông tin toàn cầu làm thay đổi căn bản nền kinh tế thế giới và cùng với nó là các hoạt động hậu cần kinh doanh. Công nghệ thông tin cho phép doanh nghiệp kết nối dễ dàng và nhanh chóng tới các nhà cung ứng và khách hàng của mình. Khai thác hiệu quả công nghệ thông tin sẽ làm tăng khả năng hiện thực việc tối ưu hoá các quá trình nghiệp vụ logistics, đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách linh hoạt , chủ động với số lượng khách hàng lớn hơn và đa dạng hơn. Từ đó đạt được mục tiêu của logistics : cân đối giữa dịch vụ khách hàng và chi phí để có được lợi nhuận cao nhất trong khi vẫn duy trì được sự hài lòng của khách hàng. Ở Việt Nam, công nghệ thông tin và thương mại điện tử còn mới mẻ, song lại có tốc độ phát triển nhanh so với khu vực và thế giới. Số người dân sử dụng máy tính kết nối internet ngày một tăng. Các trường đại học, các cơ quan hành chính sự nghiệp, các đơn vị kinh doanh đều đã sử dụng máy tính và internet phục vụ cho hoạt động của mình, và bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế cao . Một số đơn vị giao nhận vận tải đã áp dụng thương mại điện tử trong lĩnh vực như marketing, ký kết hợp đồng mua bán, giao nhận vận tải hàng hoá, bảo hiểm, thánh toán...Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực logistics là rất quan trọng, vì vị trí của logistics trong toàn bộ quá trình phân phối vật chất là sử dụng và xử lý thông tin để tổ chức và quản lý chu trình vận chuyển của hàng hoá qua nhiêù công đoạn, chặng đường, phương tiên, địa điểm khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu kịp thời đúng lúc, nên nhờ áp dụng công nghệ thông tin sẽ nâng cao được chất lượng phục vụ khách hàng. 2.2. Khái quát thực trạng ứng dụng và phát triển dịch vụ logistics ở các doanh nghiệp Việt Nam. Theo Datamonitor, Global Logistics 5/2006 thì thị truờng dịch vụ logistics của Việt Nam có tổng giá trị khoảng 0.16 tỷ USD năm 2005 chiểm khoảng 0.3%GDP,phần lớn là dịch vụ vận chuyển. Mặc dù thị trường Logistics Việt Nam có quy mô tương đối nhỏ so với các nước Châu Á- Thái Bình Dương, nhưng có tốc độ tăng trưởng khoảng 20%-25%/ năm và đạt giá trị 0.36 tỷ USD vào năm 2009. Bảng 3:Quy mô thị trường Logistics và tốc độ tăng trưởng Việt Nam và thế giới năm 2005 Thị trường Trị giá ( tỷ USD) Tốc độ tăng trưởng Thế giới 591.1 5.1% Khu vực Bắc Mỹ 198.61 4.6% Khu vực Châu Âu 191.52 1.1% Khu vực Châu Á- Thái Bình Dương 201.35 8.1% -Trung Quốc 81.40 24% -Nhật Bản 67.10 0.20% -Úc+ Ấn Độ+ Hàn Quốc + Đài Loan 52.30 --- -Việt Nam 0.16 20%-25% Nguồn: Datamonitor, Gobal Logistics, 5/2006 Giá trị thị trường Logistics được tạo ra chủ yếu từ 4 ngành gồm ngành bán lẻ hàng tiêu dùng, hàng thiết bị công nghệ cao, thiết bị ôtô và dược phẩm. Theo một tổng hợp và ước tính dựa trên sự tương đồng với thị trường Logistics Trung Quốc thì ngành bán lẻ chiếm khoảng 90% giá trị thị trường logistics, đạt khoảng 0.114 tỷ USD, có tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 14.72%/1năm. Sau đó là ngành hàng thiết bị công nghệ chiếm khoảng 6% giá trị, đạt 0.0096 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng trung bình 5.72%/năm, còn lại là ngành thiết bị ôtô và dược phẩm. Tuy nhiên 2 ngành này sẽ là những ngành tiềm năng cho dịch vụ logistics Việt Nam trong tương lai với tốc độ tăng trưởng trên 10%/1năm trong giai đoạn 2005-2009. Phát triển logistics ở Việt Nam vẫn còn trong ý tưởng quy hoạch và triển khai một số dự án phát triển các cảng Container .Tuy nhiên chưa có một hệ thống mang tính quy hoạch và chưa hình thành được cơ chế chính sách khuyến khích, huớng dẫn phát triển hệ thống mặc dù chính phủ đã có những nghị định về vận tải đa phương thức. Theo tính toán mới nhất của Cục Hàng hải Việt Nam, lĩnh vực quan trọng nhất trong logistics là vận tải biển thì DN trong nước mới chỉ đáp ứng chuyên chở được 18% tổng lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, phần còn lại đang bị chi phối bởi các DN nước ngoài. Điều này thực sự là một thua thiệt lớn cho DN Việt Nam khi có đến 90% hàng hóa xuất nhập khẩu được vận chuyển bằng đường biển. Năm 2006 lượng hàng qua các cảng biển Việt Nam là 153 triệu tấn và tốc độ tăng trưởng lên đến 19,4%. Nếu dịch vụ logistics chiếm khoảng 15-20% GDP thì trong năm 2006 chi phí hậu cần đạt khoảng 8,6 đến 11,1 tỷ USD. Đây là một thị trường rất tiềm năng. Nếu chỉ tính riêng khâu quan trọng nhất trong dịch vụ logistics là vận tải chiếm từ 40-60% chi phí thì cũng là một thị trường dịch vụ khổng lồ. Cho đến nay, nước ta đã có trên một ngàn DN đăng ký làm logistics, nhưng chỉ có khoảng 800 DN thực sự có tham gia hoạt động, trong đó DN Nhà nước chiếm khoảng 20%, Công ty TNHH, DN cổ phần chiếm 70%, còn 10% là các gia đình, tư nhân làm nhỏ lẻ, tham gia làm từng phần, từng công đoạn.Một số doanh nghiệp nhà nước tham gia trong lĩnh vực logistics như : Vosco- kinh doanh vận tải giao nhận đường biển; Vietfracht – công ty vận tải, môi giới thuê tàu ; Vosa- công ty cung ứng tàu biển (làm các dịch vụ tại cảng) ; Vicoship – công ty container (làm dịch vụ container), Vitalco- làm dịch vụ kiểm đếm...Nổi lên là các doanh nghiệp lớn có vai trò chủ đạo trong hoạt động hậu cần và giao nhận vân tải đường biển là Tổng công ty Hàng hải –Vinaline với hơn 30 thành viên hoạt động trên mọi lĩnh vực hàng hải. Bên cạnh các doanh nghiệp nhà nước còn có các doanh nghiệp cổ phần như Gemandept, Safi, Vinatrans ... Một số chủ hàng lớn cũng mở cảng, làm đại lý cho hãng tàu như Vinacoal, Petrolimex,. Các doanh nghiệp của địa phương cũng ra đời như Shipchano của Hải phong, Danasco của Đà Nẵng...Các doanh nghiệp do các cơ quan nhà nước và lực lượng vũ trang quản lý như Masc...Các công ty tư nhân như công ty Đông Á, Oceanway, Kiến Hưng, Sao Bắc Đẩu, Tân Tiền Phong...Cùng với số lượng các doanh nghiệp tăng lên, quy mô của các doanh nghiệp cũng đựoc mở rộng. Các doanh nghiệp như Vietfracht, Germatrans, Vosco... cung ứng dịch vụ vận chuyển và giao nhận. Tuy nhiên các doanh nghiệp kinh doanh logistics hiện nay, chưa có doanh nghiệp nào hoạt động đúng nghĩa một ngành công nghiệp dịch vụ logistics. Quy mô hoạt động dịch vụ logistics cũng rất rộng, nó không phải chỉ là hoạt động vận tải biển hay một công đoạn của cảng sếp dỡ hàng hóa và kho bãi, nó cũng không phải chỉ là việc phân phối thông qua các đại lý, tổng đại lý bán buôn, bán lẻ, mà nó là cả một quá trình tổng hợp của tất cả các khâu Tuy nhiên, hoạt động logistics của chúng ta mới dừng lại ở khâu dịch vụ nội địa, chứ chưa vươn dược ra các nước khu vực và trên thế giới. Hoạt động Logistics của chúng ta cũng mới “giải quyết” được một vài công đoạn trong cả chuỗi dịch vụ Logistics khép kínCác doanh nghiệp Logistics hiên nay của chúng ta chủ yếu cung cấp một số dịch vụ chủ yếu sau đây: Dịch vụ vận tải giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu. Kể từ khi đất nước mở cửa, cùng với quá trình “container hoá” trong vận tải đường biển, hoạt động kinh doanh vận tải giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu thực sự phát triển mạnh. Ở việt nam hiện nay, vận tải giao nhận chủ yếu phát triển trên lĩnh vực đường biển và đường hàng không, trong đó đường biển chiếm ưu thế tuyệt đối hơn cả vì hàng hoá xuất nhập khẩu chủ yếu đi bằng đường biển. Luợng hàng hoá thông qua các cảng biển ngày càng gia tăng và trải rộng ở nhiều cảng, nhièu cửa khẩu khác nhau chứ không phải chỉ được thực hiện ở một số cảng chính như trước kia, trong đó có nhiều cảng mới được xây dựng, cảng chuyên dụng được xây dựng. Điều này đã giúp cho việc lưu thông hàng hoá không bị ứ đọng ùn tắc và tốc độ giải phóng hàng nhanh chóng hơn, đồng thời tạo ra sự cạnh tranh trong các lĩnh vực vận tải, giao nhân, bốc xếp lưu kho bãi, thu hút tàu cập cảng. Cơ sở vật chất kỹ thụât tại các cảng biển đươc tăng cường đặc biệt là hệ thống cầu cảng, trang thiết bị xếp dỡ và hệ thống kho bãi... Đến năm 2002 cả nước có tổng diên tích đất dành cho kho bãi và hoạt động của cảng đã lên tới hơn 10 triệu m2. Tổng chiều dài cầu cảng cả nước đạt trên 24000m, năng suất bình quân cầu cảng đạt 3,500 T/M. Các cảng đã đón 54062 lượt tàu ra vào tưong duơng với 202.858.000 GT. Những năm qua, ngành hàng hải Việt Nam đã đầu tư xây dựng mới và đưa vào khai thác có hiệu quả các công trình cảng như: nâng cấp và cải tạo phát triển cho các cảng biển trọng điểm như Hải phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn, Cân Thơ,Cửa Lò, Nha Trang, Quy Nhơn để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của hàng hoá thông qua cảng biển. Đồng thời xây dựng mới một số cảng biển đáp ứng cho các tàu có trong tải lớn từ 10.000DWT đến 40000ĐWT cập và làm hàng như :cầu cảng 5-6-7 cảng Cái Lân; cầu số 1 cảng Đình Vũ, Nghi Sơn ; cầu số 1 cảng Chân Mây; cầu số 1 Vũng Áng, Dung Quất Đến nay, ngành hàng hải đã có 126 bến cảng và 266 cầu cảng nên đã đáp ứng kịp thời yêu cầu hàng hoá thông qua cảng biển, đóng góp tích cực vào sự phát triển hoạt động xuất nhập khẩu và trao đổi hàng hoá qua các vùng miền. Khối lượng hàng hoá thôgn qua hệ thống cảng Việt Nam trong 5 năm (2001-2005) đạt 575.286.000 tấn, trong đó hàng container là 10.452.870 TEUs, hàng lỏng là 170.962.000 tấn tăng 8,91% so với nămg 2004 trong đó hàng khô là 60.584.571 tấn tăng 9,9% so với nămg 2004 hàng con tainer là 2.910.793 TEUs tăng 19.4% so với năm 2004. Đặc biệt trong những năm gần đây, ngành hàng hải thực hiện cải cách hành chính theo quyết định sos 178/2002/QĐ-TTG của thủ tướng chính phủ ban hành ngày 13/12/2002 thì thời gian làm thủ tục của tàu, hàng khi qua cản đã rút ngắn đáng kể, tối đa không quá 60phút. Các chứng từ thể hiện dưới hình thức photo , fax, thư điện tử... liên quan tới hồ sơ, giấy tờ của tàu, hàng hoá do chủ tàu và người khai hải quan cung cấp đều được các cơ quan liên quan chấp nhận. Điều này tạo điều kiện cho việc ứng dụng thương mại điện tử, công nghệ thông tin trong lĩnh vực giao nhận vận tải phát triển, nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp. Hoạt động giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường sắt và đưòng ôtô cũng dần khôi phục và phát triển nhưng với sản lượng không nhiều và chủ yếu là hàng hoá vào Việt Nam từ các nước lân cận như Trung Quốc, Lào, Campuchia. Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá thực hiện bằng đường hàng không cũng dần tăng với tốc độ khá nhanh tại các cửa khẩu Nội Bài, Tân Sơn Nhất và Đà Nẵng làm cho hoạt động giao nhận hàng hoá bằng đường hàng không phát triển mạnh. Các tuyến đường bay vận chuyển mới được hình thành trong đó có cả các đường bay chuyên chở hàng như Tân Sơn Nhất- Đài loan với tần suất chuyến/ tuần được thực hiện bằng máy bay Boing 757. Các chuyến bay chở hàng đột xuất theo yêu cầu khách hàng cũng được phát triển như Việt Nam- Nga hay một số nước khác. Dịch vụ vận tải giao nhận nội địa và phân phối hàng: Vận tải giao nhận nội địa ở Việt Nam thời gian qua chủ yếu là đưòng sắt và đưòng ôtô vì đường sắt và ôtô có cơ sở hạ tầng, bến bãi tương đối hoàn chỉnh. Hàng hoá được vận chuyển chủ yếu là hàng thủ công mỹ nghệ, nông sản..nên xe thùng đựoc phổ biến hơn cả. Các doanh nghiệp giao nhận đều có các đội xe tham gia vận tải nội địa, đồng thời để vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu từ các cảng, các sân bay về kho của khách hàng và ngược lại từ kho của khách hàng ra các sân bay, cảng để bắt đầu hành trình. Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải đựơc cải thiện cho nên vận tải giao nhận hàng hoá bằng container nội địa cũng đựoc phát triển. Ngoài các đội xe vận tải truyền thống thông thường, các doanh nghiệp đã trang bị xe chuyên dụng chở container đi từ Hải Phòng đi các tỉnh phía Bắc, Đà Nẵng đi các tỉnh miền Trung và Sài Gòn đi các tỉnh đồng bằng Nam Bộ. Ngoài ôtô, ngành đường sắt cũng tổ chức chuyên chở hàng hoá dọc tuyến bắc nam tạo nên sự liên kết chặt chẽ cho các địa phương, các vùng, các miền trong lưu thông hàng hoá và tích cực tham gia vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu. Về phân phối hàng hoá, nếu các doanh nghiệp nhà nước có thế mạnh trong việc vận chuyển hàng hoá có khối lượng lớn, hàng siêu trọng thì doanh nghiệp tư nhân có thế mạnh trong việc vân chuyển hàng thông thường như hàng bách hoá, hàng rời, hàng container có số lượng nhỏ và đặc biệt là thầu việc phân phối các sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ trong nội địa cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh như: hãng xe máy VMEP, hãng nước ngọt Coca Cola, Pepsi... hoặc vận chuyển máy móc thiết bị hàng công trình ra vào các cảng Viêt Nam theo yêu cầu của khách hàng. Dịch vụ đấu thầu phân phối có thời gian từng quý, từng năm và lượng hàng vận tải giao nhận khá ổn định cho nên hiệu quả kinh doanh cao. Dịch vụ phân loại và đóng gói bao bì hàng hoá: Đối vơi hàng phi mậu dịch, hàng hội chợ, triển lãm, hàng có khổi lượng nhỏ, nguồn hàng không thường xuyên, hàng của các văn phòng đại diện hay các cơ quan ngoại giao, sứ quán... chủ hàng thường sử dụng dịch vụ :door to door- từ cửa đến cửa”. Trường hợp này các nguyên liệu phục vụ đóng gói bao bì đựoc tận dụng tối đa bằng những thứ sẵn có trong nước như giấy, gỗ, bao nylon, nhựa tái chế... để giảm chi phí. Ngoài ra tuỳ theo yêu cầu cũng như đặc điểm của hàng hoá, các nguyên liệu cao cấp sản xuất tại chỗ cũng đựoc đưa vào sử dụng như bao xốp khi, kệ xốp... để đóng gói cho những sản phẩm có giá trị cao như hàng công nghiệp, hàng điện tủ của các khu công nghiệp, khu chế xuất. Đối với hàng mậu dịch có khối lượng lớn, nhu cầu xuất nhập khẩu thường xuyên, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thường sử dụng trọn gói các dịch vụ từ việc đóng gói bao bi, kiểm đếm.. cho đến việc làm thủ tục hải quan cho hàng hoá. Dịch vụ gom hàng lẻ: Gom hàng là một dịch vụ phát triển mạnh ở Việt Nam. Dịch vụ gom hàng ra đời mang lại lợi ích cho tất cả các bên có liên quan. Các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ này có thể gom nhiều lô hàng của nhiều chủ, đóng chung trong một container để gửi đi cho nhiều người nhận ở các địa chỉ khác nhau qua đại lý phân phối hàng của họ ở nơi đến. Người gom hàng ngày nay có thể gom nhiều lô hàng lẻ đi nhiều tuyến khác nhau đóng chung một container từ một quốc gia và gom container từ các cảng khác nhau đi các tuyến khác nhau trong khu vực. Hàng gom được từ các quốc gia trong khu vực được vận chuyển về trung tâm container , tại đó ngừoi ta phân tuyếnđưa lên tàu mẹ để thực hiện hành trình đến nơi đến. Ở trung tâm nơi đến hàng hoá sẽ lại đựoc phân loại theo các tuyến phụ để đưa hàng tới tay ngưòi nhận theo các địa chỉ đã đựoc sắp đặt trước. Dịch vụ gom hàng lẻ của Việt Nam hiện nay đựoc phát triển cả đường biển và đưòng hàng không, nhưng chủ yếu được phát triển mạnh mẽ ở đưòng biển. Mặc dù dịch vụ gom hàng mới xuất hiện ở Việt Nam trong thời gian gần đây, nhưng đến nay đựoc nhiều doanh nghiệp triển khai với một quy trình khác hoàn thiện so với các dịch vụ khác. Dịch vụ kinh doanh kho bãi: Hiện nay hơn 90% kho bãi thuộc quyền quản lý của các doanh nghiệp Nhà nước. Hệ thống kho bãi của các công ty cổ phần và doanh nghiệp tư nhận còn rất hạn chế. Các công ty Logistics nước ngoài thì chủ yếu thuê lại và hoạt động dựa trên chiến lược “ít đầu tư vào cơ sở hạ tầng”. Hệ thống kho bãi của Việt Nam nhìn chung chưa được trang bị hiện đại. Các kho chủ yếu được xây dựng ngang bằng với mặt đất – đây là một kiểu kho truyền thống và rất khó khăn để làm hàng đóng trong container- và rất kho mở rộng trong tương lại. Kho bãi của các doanh nghiệp phần lớn tập trung ở các cảng biển lớn, phần còn lại có thể nằm sâu trong đất liền. Các chủ hàng xuất nhập khẩu có rất ít kho bãi riêng của mình để thực hiện lưu giữ hàng hoá vì vậy phải thường thuê kho bãi. Hệ thống kho bãi phát triển ở các cảng lớn như Sài Gòn, Đà Nẵng, Hải Phòng, còn các cảng khác quy mô kho bãi còn rất khiêm tốn. Sau đây là đánh giá một số kho tại Thành phố Hồ Chí Minh. Bảng 4: Đánh giá một số kho tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Vị trí kho Hồ Chí Minh( Bình Thạnh) Hồ Chí Minh( Q9) Hồ Chí Minh ( Q7) Hồ Chí Minh( Gò Vấp) Hồ Chí Minh (Q7) Tên kho Đại Việt Phước Bình SAFI Kho G Tân Thuận Hình thức thuê/sở hữu Thuê Thuê Sở hữu Sở hữu Thuê Diện tích sàn sử dụng (sq.m.): 1500 7000 2000 1000 1800 Diện tích sử dụng với pallet 1250 5833 1667 833 1500 Số lượng sàn Đơn Đơn Đơn Đơn Đơn Hệ thống giá xếp hàng Không Không Sẽ lắp đặt/03 lớp Có/ 04lớp Không Số lượng sàn dùng để làm hàng 2 4 4 2door 3door-rear 2, fron 1 Loại kho Bằng với mặt đất Bằng với mặt đất Cao hơn so với mặt đất Bằng với mặt đất Bằng với mặt đất- cao 4,68m 72x26m Tình trạng kho Không còn sẵn Còn sẵn Sẽ xây trong vòng 4 tháng Còn sẵn Còn sẵn Tuổi kho 10 năm 5 năm Mới Mới 5năm Cách trung tâm thành phố 3km,10phút Khoảng 12km, 25 phút Khoảng 8km, 20phút Khoảng 7km, 20phút Khoảng 7km, 20phút Điểm mạnh Có khả năng thực hiện dịch vụ phân phối Có khả năng thực hiện dịch vụ phân phối Hiện đại, có khả năng thực hiện dịch vụ phân phối, gần cảng VICT( Viet Nam International Container Terminal) Hiện đại, có khả năng thực hiện dịch vụ phân phối, gần cảng Cát Lái Có khả năng thực hiện dịch vụ phân phối, gần cảng VICT, có sẵn đất để mở rộng Điểm yếu Sàn không sạch Quá lớn- Sàn ngang bằng với mặt đất Hạn chế trong việc mở rộng trong tương lai Khu vực xung quanh kho nhỏ khó làm hàng cho container 40 và không có khả năng mở rộng trong tương lai Sàn không sạch Nguồn: Vietnam Shipper 9/2007 Dịch vụ đại lý: dịch vụ đại lý cũng là một thế mạnh của các doanh nghiệp kinh doanh logistics của Việt Nam trong thời gian qua. Hoạt động đại lý hiện nay đa dạng dưới nhiều hình thức theo từng lĩnh vực tham gia.Các doanh nghiệp Việt Nam có thể làm đại lý cho các hãng giao nhận và logistics quốc tế như vinatran là đại ý cho hãng Panalapina, Geologistics, Burlington Expres, Kuhn & Nagel. Safi là đại lý cho các hãng MSAS, Panasia Maritime. TWT transworld. Vietfracht là đại lý cho SCAC, Kenney, Maersk logistics. Transimex là đại lý cho Nippon Express, Fritz, New Guinea Pacigic line. Ngoài việc triển khai dịch vụ đại lý cho các hãng giao nhận và logistics quốc tê, các doanh nghiệp giao nhận vận tải Việt Nam còn phát triển các dịch vụ đại lý tàu biển. Các doanh nghiệp triển khai dịch vụ đại lý tàu biển có uy tín và hiệu quả ở Việt Nam như: Vosa, Vietfracht, Vietrans, Viconship, Germatrans, Inlaco, Falcon, Safi, Vinatrans... Cho đến nay, ra vào các cảng biển Việt Nam có khoảng hơn 30 hãng tàu lớn từ khắp nơi trên thế giới như Evergreen, Cosco, K-line, APL, P&O...Các hãng tàu này thông qua đại lý tàu biển sử dụng dịch vụ của các doanh nghiệp để khai thác phát triển nguồn hàng , khách hàng cho minh. Nói cách khác, các hãng tàu nước ngoài tích cực tham gia vào thị trường vận tải biển Việt Nam thông qua hoạt động của các đại lý tàu, làm cho hoạt động của các đại lý tàu ngày càng gia tăng và sôi động. Dịch vụ vận tải đa phương thức: Vận tải đa phương thức là phương thức vận tải tiên tiến ưu việt trong hệ thống vận tải liên vận quốc tế, nó phục vụ rất hiệu quả cho buôn bán quốc tế. Thời gian qua, có một số doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận triển khai dịch vụ vận tải đa phương thức và phát hành vận đơn vận tải như Vietfracht và Viettrans. Một số doanh nghiệp còn lại tham gia với tư cách là đại lý cho các hãng vận tải đa phương thức quốc tế, thực hiện các nhiệm vụ như :làm thủ tục giao nhân hàng hoá ở cảng, sân bay, tổ chức vận chuyển và giao hàng cho các chủ hàng ở điểm nhận hoặc sử dụng vận đơn, chứng từ vận tải đa phương thức của các hãng để thực hiện việc gom hàng, chuyên chở hàng tới ga, cảng , sân bay... Việc áp dụng vận tải đa phương thức để vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian qua chủ yếu do các hãng vận tải, giao nhận nuớc ngoài khai thác. Phía các doanh nghiệp Việt Nam chỉ đảm nhiệm với tư cách là đại lý giao nhận hoặc thực hiện một cung đoạn trong vận chuyển nội địa. Hơn 90% lượng hàng hoá được thực hiện bằng vận tải đa phương thức theo hình thức trên, nhất là đối với hàng hoá nhập khẩu. Các hãng nước ngoài với tư cách là nhà vận tải đa phương thức ký hợp đồng vận chuyển với các chủ hàng nước ngoài và vận chuyển đến cảng Việt Nam, sau đó các đại lý của họ là các công ty vận tải giao nhận của Viêt Nam như Vietfrach, Viettrans, Viconship, Transimex, Vinatrans... tiếp tục thực hiện các công đoạn vận chuyển nội địa từ cảng biển vào sâu trong đất liền tới các điểm nhận hoặc chở quá cảnh cho các nước láng giềng. Ở Việt Nam hàng hoá xuất khẩu vận chuyển bằng vận tải đa phưong thức chủ yếu là những mặt hàng động lạnh và một số mặt hàng tiêu dùng khác còn hàng nhập khẩu là nguyên vật liệu gia công như vải, sợi ,len , dạ ...hay các máy moc thiết bị. Các loại hàng này đều đựơc đóng vào container chuyên chở.... Theo nghiên cứu của Viện Nomura (Nhật Bản), các DN logistics VN mới chỉ đáp ứng được ¼ nhu cầu thị trường logistics. Các công ty giao nhận vận tải Việt nam mặc dù trong thời gian qua đã áp dùng dịch vụ Logistics nhưng mức độ còn rất đơn giản. Các công ty giao nhận Việt Nam chưa thực sự có dịch vụ logistics của riêng mình mà cung cấp dịch vụ logisitcs thông qua các doanh nghiệp nước ngoài bằng cách trở thành đại lý của họ, thực hiện một khâu, một công đoạn nào đó trong quá trình chu chuyển hàng hoá. Như vậy, các công ty Việt Nam mới chỉ tham gia vào chuỗi hoạt động logistics chứ chưa trở thành ngưòi tổ chức, kinh doanh dịch vụ logistics theo đúng nghĩa của nó. Trong kinh doanh logistics, vốn đầu tư ban đầu vào cơ sở vật chất doanh nghiệp phải bỏ ra ít hơn rất nhiều so với các ngành kinh doanh khác trong xã hội cho nên hàng loạt các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics nước ngoài đã xâm nhập vào thị trường vận tải Việt Nam để khai thác lĩnh vực mà bản thân người Việt Nam chưa động tới, một lĩnh vực hứa hẹn nhiều thành công nhất. Hiện nay thị truờng vận tải giao nhận của Việt Nam có tới gần 40 hãng tàu container của các tập đoàn, các quốc gia trên thế giới ra vào cảng của Việt Nam và đang cung cấp dịch vụ logistics cho gần 90% khối lượng hàng hoá xuất khẩu và 100% khối lượng hàng công trình. Đối với các loại hàng gia công xuất khẩu các dịch vụ logistics hầu như toàn bộ do các doanh nghiệp nước ngoài cung cấp. Hiện nay đã có 25 công ty cung cấp dịch vụ logistics hàng đầu thế giới có mặt tại Việt Nam dưới nhiều hình thức khác nhau như Maersk Logistics, SCAC, Kênney, NYK Logistics, APL, Logitem...Tháng 9/1994 công ty Logitem chuyên kinh doanh dịch vụ Logistics được thành lập, đây là doanh nghiệp liên doanh giữa đoàn xe 14 của Việt Nam với công ty Logitem International của Nhật. Thời gian đầu, công ty này chỉ cung cấp dịch vụ vận tải hàng hoá và hành khách nội đia, dịch vụ gom hàng, nhưng chỉ một thời gian sau, Logitem đã thực sự bước vào lĩnh vực kinh doanh dịch vụ logistics trên thị trường giao nhận vận tải Việt Nam. Ngoài ra còn có công ty Dragon Logistics là một công ty liên doanh giữa Nhật Bản và công ty Vinafco của Việt Nam. Công ty phát triển tiếp vận số 1 là doanh nghiệp liên doanh giữa Watco của Việt Nam với Mitorient của Singapore. Ngày càng nhiều doanh nghiệp logistics nước ngoài muốn đầu tư vào lĩnh vực này của Việt Nam vì đây là một lĩnh vực khá triển vọng, thu đựơc nhiều lợi nhuận mà không tốn nhiều vốn đầu tư. 2.3. Những nhân tố cản trở đến sự phát triển dịch vụ logistics ở nước ta. Trong bảng xếp hạng thế giới, Việt Nam đứng thứ 53 về hiệu quả hoạt động logistics. So với Singapore, Việt Nam vẫn còn ở vị trí tương đối xa. Còn nếu so sánh riêng trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam xếp ở vị trí thứ 5 sau cả Malaysia, Thái Lan và Indonesia. Bảng 5: Xếp hạng về chỉ số hiệu quả hoạt động Logistics của các nước ASEAN. Quốc Gia Thế giới Khu vực Số điểm Singapore 1 1 4.19 Malaysia 21 2 3.48 Thailand 31 3 3.31 Indonesia 43 4 3.01 Vietnam 53 5 2.89 Philippines 65 6 2.69 Cambodia 81 7 2.5 Lao 117 8 2.25 Myanmar 147 9 1.86 Timor Leste 149 10 1.71 Nguồn: Connecting to compete- Trade Logistics in the Global Economy, Logistics Performance Index Report, The Word Bank 2007 Không thể phủ nhận rằng, so với các nước ASEAN , Việt Nam còn thua kém nhiều mặt để phát triển ngành dịch vụ Logistics theo kịp với các nước trong khu vực. Những hạn chế đó là những mặt cơ sở hạ tầng, hệ thống thông tin, nguồn nhân lực

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDa-49 (Logistic).doc
Tài liệu liên quan