Đề tài Một số biện pháp phát triển thị trường nhập khẩu của Công ty cổ phần vật tư nông sản

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I 3

LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP 3

1.1. THỊ TRƯỜNG NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP 3

1.1.1. Sự cần thiết và ý nghĩa của nhập khẩu hàng hóa ở nước ta 3

1.1.2. Khái niệm và phân loại thị trường nhập khẩu hàng hóa ở nước ta 6

1.1.3. Vai trò của thị trường nhập khẩu hàng hóa đối với doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu 7

1.2. NỘI DUNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP 8

1.2.1. Sự cần thiết phải phát triển thị trường nhập khẩu của doanh nghiệp 8

1.2.2. Nội dung của hoạt động phát triển thị trường nhập khẩu 9

1.3. ĐẶC ĐIỂM CỦA THỊ TRƯỜNG NHẬP KHẨU PHÂN BÓN HÓA HỌC VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG 17

1.3.1. Đặc điểm của thị trường nhập khẩu phân bón 17

1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thị trường nhập khẩu phân bón của doanh nghiệp 19

CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ NÔNG SẢN 22

2.1 .KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ NÔNG SẢN 22

2.1.1. Lịch sử hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần vật tư nông sản 22

2.1.2. Tình hình sản xuất kinh doanh chung của Công ty cổ phần vật tư nông sản 30

2.1.3. Đặc điểm nguồn lực của Công ty cổ phần vật tư nông sản 33

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ NÔNG SẢN 34

2.2.1. Khái quát về tình hình nhập khẩu của Công ty 34

2.2.2. Thực trạng phát triển thị trường nhập khẩu của Công ty 42

2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ NÔNG SẢN 45

2.3.1. Mức độ và khả năng phát triển thị trường nhập khẩu của Công ty 45

2.3.2. Đánh giá những hạn chế trong phát triển thị trường nhập khẩu của Công ty 46

CHƯƠNG III : ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ NÔNG SẢN TRONG THỜI GIAN TỚI 48

3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ NÔNG SẢN TRONG THỜI GIAN TỚI 48

3.1.1. Thuận lợi và khó khăn của Công ty 48

3.1.2. Phương hướng sản xuất và kinh doanh của Công ty trong thời gian tới 53

3.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ NÔNG SẢN 57

3.2.1. Biện pháp nâng cao năng lực nghiên cứu và dự báo thị trường nhập khẩu 57

3.2.2. Biện pháp bảo đảm khách hàng ổn định 62

3.2.3. Biện pháp phát triển thị trường theo chiều rộng 64

3.2.4. Biện pháp phát triển thị trường theo chiều sâu 67

3.2.5. Biện pháp bảo đảm chất lượng hàng hóa nhập khẩu 69

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 71

3.3.1. Đối với Công ty 71

3.3.2. Đối với các đơn vị thành viên 71

3.3.3. Đối với Nhà nước 72

KẾT LUẬN 73

 

 

doc76 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1314 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp phát triển thị trường nhập khẩu của Công ty cổ phần vật tư nông sản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g sản phẩm. Vì vậy để đạt được những mục tiêu đề ra thì việc phải sử dụng phân bón hóa học là điều tất yếu. - Công tác nghiên cứu thị trường phân bón, nắm bắt thông tin của Công ty đang từng bước được hoàn thiện ngày càng tốt hơn do vậy việc xác định thời điểm nhập và khối lượng nhập khẩu cho thị trường trong nước ngày càng kịp thời và chính xác hơn. Tuy nhiên sang đến năm 2006 do tình hình trong nước và thế giới diễn biến vô cùng phức tạp, giá phân bón dao động với biên độ mạnh, giá xăng dầu tăng dẫn đến giá cả các mặt hàng khác cũng tăng theo gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Chính vì vậy hoạt động tiêu thụ phân bón trong nước của Công ty trong năm 2006 là rất khó khăn, tổng doanh thu giản xuống chỉ bằng 85,51% so với năm 2005. Do tình hình thị trường trong nước và thế giới ngày càng có những biến đổi phức tạp và khó nắm bắt nếu không theo dõi thường xuyên, vấn đề này đòi hỏi Công ty cần phải có những biện pháp thich hợp nhằm khắc phục những khó khăn trước mắt và lâu dài. Nộp ngân sách nhà nước Nhìn vào bảng ta thấy khoản nộp ngân sách Nhà nước của Công ty từ năm 2003 và 2005 tăng năm sau cao hơn năm trước tuy nhiên đến năm 2006 hoạt động kinh doanh của Công ty có giảm và biểu hiện là tổng doanh thu giảm do đó khoản nộp ngân sách Nhà nước cũng giảm xuống còn 53.012 triệu chỉ đạt 85,51% so với năm 2005. Sang đến năm 2007 Công ty đề ra kế hoạch phải nộp ngân sách Nhà nước 63.600 triệu, để đạt được mục tiêu đó Công ty sẽ phải cố gắng nỗ lực rất nhiều trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đưa doanh thu của Công ty tăng hơn so với năm 2006 vừa qua. Lợi nhuận Lợi nhuận các năm 2003, 2004, 2005 đều tăng hơn so với năm trước, mặc dù tốc độ tăng không cao nhưng đó là dấu hiệu tốt cho Công ty. Điều đó chứng tỏ rằng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đã phần nào thích ứng được với những thay đổi của thị trường và làm ăn có hiệu quả, có được kết quả đó là từ những cố gắng lớn của tập thế CBCNV trong Công ty. Điều này cũng gáp phần nâng cao thu nhập cho đời sống các nhân viên trong Công ty. Năm 2006 hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty gặp nhiều khó khăn do đó lợi nhuận của Công ty cũng trực tiếp bị ảnh hưởng, giảm xuống còn 1.255 triệu, chỉ bằng 85,49% so với năm 2005. Trong báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh cuối năm 2006 Công ty đề ra mục tiêu về lợi nhuận phải đạt 1.500 triệu, để đạt được con số này Công ty sẽ phải nỗ lực rất nhiều và cần có những kế hoạch, chiến lược cụ thể nhằm hướng vào kinh doanh có hiệu quả. 2.1.3. Đặc điểm nguồn lực của Công ty cổ phần vật tư nông sản Hiện nay số lao động của Công ty gồm 69 người, trong đó 14 người có trình độ đại học và trên đại học chiếm 20,29%, 13 người tốt nghiệp phổ thông trung học chiếm 13,84%, 18 người tốt nghiệp các trường dạy nghề chiếm 26,09% và 16 lao động xã hội chiếm 23,18%. Đội ngũ cán bộ này được đào tạo kỹ, có cơ sở vững chắc và kinh nghiệm lâu năm, đây chính là lực lượng lao động nòng cốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, ưu điểm nổi bật của lực lượng này là có trí tuệ, có trình độ học thức, sẵn sàng tiếp thu những cái mới và nhanh nhạy trong kinh doanh. Muốn nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh phải lấy yếu tố con người là chính, đưa con người vào trung tâm, Công ty đã luôn coi trọng nguyên tắc này trong mọi hoạt động kinh doanh của mình, do đó nên hang năm đều có chương trình đào tạo nâng cao trình độ tay nghề cho các CBCNV trong Công ty, đặc biệt tại văn phòng Công ty hiện nay có 88% số người đã tốt nghiệp đại học và trên đại học, trong đó có nhiều người nắm giữ trọng trách quan trọng của Công ty như Tông giám đốc có trình độ tiến sĩ, hai Phó giám đốc có trình độ Thạc sĩ kinh tế. Về thu nhập bình quân của CBCNV trong Công ty: Mặc dù năm 2006 có phần giảm xuống do lợi nhuận giảm nhưng nhìn chung thu nhập bình quân của CBCNV trong công ty vẫn được giữ vững và có chiều hướng tăng, tốc độ tăng tuy chậm nhưng đó là dấu hiệu đáng mừng cho Công ty. Để đạt được những kết quả đó phải kể đến nhưng cố gắng rất lớn của toàn thể cán bộ và lãnh đạo trong Công ty, kết quả đó góp phần cải thiện đời sống cho CBCNV trong Công ty, là nguồn động lực để người lao động trong Công ty gắn bó hơn với các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Hiện nay Công ty cổ phần vật tư nông sản có số vốn khoảng 31 đồng. Trong đó: Vốn lưu động 13 tỷ đ ồng chiếm 41,94%. Vốn DDTXDCB 14 tỷ đồng chiếm 45,16%. Vốn cố định và dự trữ lưu thông 4 tỷ đồng chiếm 12,9%. Công ty có một số cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối mạnh. Hiện nay, diện tích kho của Công ty tại các đơn vị cơ sở trong cả nước gần 3000m2, với sức chứa 50.000 tấn hàng. 2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ NÔNG SẢN 2.2.1. Khái quát về tình hình nhập khẩu của Công ty 2.2.1.1. Khối lượng hàng nhập khẩu Bảng 03. Khối lượng nhập khẩu phân bón qua các năm Đơn vị: tấn Chỉ tiêu Năm 2003 2004 2005 2006 2007(KH) KL hàng NK 324.941 246.173 256.466 279.336 300.000 Tăng(+) giảm(-) +5,7 -24,24 +4,18 +8,92 - Tỷ trọng NK so với tổng lượng mua (%) 67,21 60,00 53,30 60,32 - Nguồn: phòng kế hoạch kinh doanh Khối lượng phân bón nhập khẩu của Công ty đã liên tục tăng trong những năm gần đây, năm 2003 khối lượng phân bón nhập khẩu của Công ty là 324.941 tấn, tăng 5,7%. Sang đến năm 2004 do tình hình trong nước và thế giới có nhiều biến động do vậy lượng phân bón nhập về chỉ bằng 75,76% so với năm 2003, tuy nhiên từ năm 2005 khối lượng phân bón nhập khẩu của Công ty tăng dần, dự kiến sang năm 2007 Công ty sẽ cố gắng nhập khẩu 300.000 tấn phân bón các loại nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu trong nước. Về tỷ trọng hàng nhập khẩu so với hàng hóa mua vào của Công ty hàng năm có xu hướng giảm xuống còn 60,32% vào năm 2006 mà nguyên nhân chủ yếu là do Công ty đang tập trung mở rộng sản xuất phân bón trong nước thông qua việc liên doanh với các đối tác trong và ngoài nước và tại các đơn vị trực thuộc của Công ty cũng đang tự đầu tư để xây dựng các nhà máy trong nước. Trong năm 2006 Công ty đã mở rộng nhập khẩu phân bón ở Móng Cái, Lào Cai và mở rộng địa bàn kinh doanh vào miền Trung bước đầu có hiệu quả. 2.2.1.2. Mặt hàng nhập khẩu Đa dạng hóa các mặt hàng nhập khẩu là chủ trương quan trọng của việc thâm nhập và mở rộng thị trường nhập khẩu của Công ty. Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của Công ty rất đa dạng, bao gốm các loại phân URE, Kali Clorua. DAP, SA, NPK, … tình hình nhập khẩu theo mặt hàng của Công ty được thể hiện qua bảng sau: Bảng 04. Các mặt hàng nhập khẩu của Công ty Đơn vị: tấn STT Loại phân Năm 2004 2005 2006 KLNK % KLNK % KLNK % 1 URE 157.526 63,99 156.214 60,91 161.841 57,94 2 KCl 41.111 16,7 18.106 7,06 49.974 17,89 3 DAP 33.283 13,52 65.527 25,55 48.576 17,39 4 SA 14.25 5,79 14.208 5,54 16.469 5,89 5 NP - - 2026 0,79 2.240 0,79 6 Lân TQ - - 465 0,15 - - 7 Tổng 246.173 100 256.466 100 279.336 100 Nguồn: phòng kế hoạch kinh doanh Hiện nay Công ty đang thực hiện việc đa dạng hóa các mặt hàng nhập khẩu, tìm kiếm nhiều nguồn hàng mới có chất lượng tốt hơn, chủng loại phong phú hơn, nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng trong nước, từng bước tạo vị trí vững chắc của Công ty trên thị trường nội địa và từ đó việc kinh doanh nhập khẩu của Công ty sẽ ổn định hơn và hiệu quả hơn. Nhìn vào bảng trên, ta thấy mặt hàng URE, SA, DAP là những mặt hàng chiếm tỷ trọng cao nhất trong những năm gần đây của Công ty vì nhu cầu sử dụng trong nước rất lớn, thích hợp với nhiều loại cây và loại đất khác nhau. Mặt hàng URE có xu hướng giảm vào năm 2006. Năm 2003 tỷ trọng mặt hàng URE trong tổng khối lượng hàng nhập khẩu của Công ty là 63,99% ( năm 2004 ), 60,91% ( năm 2005 ) và năm 2006 chỉ còn 57,94%. Tiếp đến là mặt hàng DAP, mặt hàng này nhập về chủ yếu phục vụ cho thị trường phia Nam, tuy nhiên nhìn vào bảng trên ta thấy việc nhập khẩu mặt hàng này cõ xu hướng giảm xuống, cụ thể năm 2004 chiếm 13,52% năm 2005 lên đến 25,55% nhưng năm 2006 giảm xuống còn 17,39%. Trong khi đó mặt hang KCl lại có xu hướng ổn định do nhu cầu về loại phân này không tăng trong những năm gần đây. Về tỷ trọng từng mặt hàng nhập khẩu so với tổng khối lượng từng mặt hàng nhập vào hàng năm của Công ty được minh họa dưới bảng sau: Bảng 05. Tỷ trọng các mặt hàng nhập khẩu Đơn vị: tấn STT Loại Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1 Urê 60,35 55,69 71,56 2 KCl 65,92 33,72 70,32 3 DAP 67,55 66,71 25,61 4 SA 85,74 49,60 34,47 5 NPK 0 50,79 52,10 6 Lân TQ 0 31,11 0 Nguồn: phòng kế hoạch kinh doanh Nhìn vào bảng trên ta thấy các mặt hàng URE, KCl, DAP, SA là các mặt hàng Công ty phải nhập chủ yếu trong những năm gần đây do khối lượng trong nước sản xuất ra còn quá thấp so với nhu cầu tiêu dùng, tuy nhiên gần đây lại có xu hướng giảm từ 67,55% năm 2004 xuống còn 25,61% năm 2006. Đây có thể là một trong những chiến lược tìm nguồn hàng mới của Công ty. Về giá nhập khẩu bình quân và giá bán trung bình của từng loại phân bón qua các năm có nhiều thay đổi, cụ thể như sau: Bảng 06. Giá nhập khẩu và giá bán bình quân từng mặt hàng Năm Loại Giá NK BQ (USD) Giá bán BQ (VNĐ) Tỷ giá VNĐ/USD 2004 URE 123,00 2.016.000 15.719 KCl 130,27 2.100.000 NP 169,32 2.680.000 DAP 216,40 3.550.000 SA 60,10 1.286.000 2005 URE 110,70 1.827.000 15.868 KCl 121,15 1.961.000 NP 153,21 2.617.000 DAP 205,10 3.376.000 SA 58,90 1.256.000 2006 URE 113,25 1.874.000 15.988 KCl 119,38 1.942.000 NP 149,55 2.360.000 DAP 201,11 3.120.000 SA 58,53 1.290.000 Nguồn: phòng kế hoạch kinh doanh Nhìn vào bảng trên ta thấy Công ty nhập khẩu phân bón hàng năm có sự biến động về giá cả từng loại mặt hàng, đặc biệt là sự thay đổi của tỷ giá hối đoái đã tác động trực tiếp đến việc xác định giá bán của từng loại phân bón trên thị trường nội địa kéo theo đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường, chính vì vậy Công ty phải tính toán kỹ lưỡng để đảm bảo kinh doanh có lãi. Hiện nay Công ty đang chủ trương phát triển thêm mốt số mặt hàng mới mà thị trường đang có nhu cầu mặc dù tỷ trọng các mặt hàng này vẫn nhỏ nhưng có thể thấy rằng đa dạng hóa sản phẩm là một hướng đi đúng đắn và hiệu quả trong quá trinh phát triển thị trường nhập khẩu của Công ty. 2.2.1.3. Thị trường nhập khẩu chủ yếu của Công ty 2.2.1.3.1. Thi trường nhập khẩu chung của Công ty Hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty trên các thị trường được thể hiện quan bảng sau Bảng 07. Tỷ trọng thị trường nhập khẩu qua các năm STT Tên nước Năm Năm Năm Lượng (tấn) Tỷ trọng (%) Lượng (tấn) Tỷ trọng (%) Lượng (tấn) Tỷ trọng (%) 1 Hàn Quốc 18.832 7,65 18.235 7,11 17.207 6,16 2 Nhật Bản 6.179 2,51 6.617 2,58 8631 3.09 3 Mỹ 4.185 1,70 4.103 1,60 0 0 4 Đức 5.736 2,33 8.002 3,12 8.436 3,02 5 Arập 0 0 2.719 1,06 0 0 6 Nga 31.042 12,61 33.315 12,99 13.660 4,89 7 Inđônêsia 102.408 41,6 116.256 45,33 125.589 44,96 8 Trung Đông 48.570 19,73 42.727 16,66 61.063 21,86 9 Philippin 20.950 8,51 19.876 7,75 32.515 11,64 10 Trung Quốc 8.271 3,81 4.356 1,70 12.235 4,43 11 Tổng Cộng 246.173 100 256.466 100 279.336 100 Nguồn: phòng kế hoạch kinh doanh Nhìn vào bảng trên ta thấy thị trường nhập khẩu của Công ty không ngừng được mở rộng trong những năm qua. Thị trường chiếm tỷ trọng tỷ trọng lớn nhất trong tổng lượng nhập khẩu của Công ty vẫn là thị trường Inđônêsia, Philippin và Nga ngoài ra Công ty vẫn đang duy trì việc nhập khẩu của mình tại Nhật, Tây Âu và một số nước khác, đồng thời từng bước thâm nhập và khai thác các thị trường nhập khẩu mới như Trung quốc, Mỹ. Đức….với mục đích là nhằm ổn định nguồn hàng nhập khẩu của mình. 2.2.1.3.2. Thị trường nhập khẩu theo mặt hàng của Công ty Mặt hàng URE Bảng 08. Thị trường nhập khẩu URE của Công ty Đơn vị: tấn STT Thị trường 2004 2005 2006 KL % KL % KL % 1 Inđônesia 81.914 52,00 95.400 61,07 82.046 50,70 2 Nga 15.390 9,77 14.528 9,3 9.114 5,63 3 Trung Đông 36.215 22,99 20.886 13,37 53.918 33,32 4 Nhật 6.191 3,93 6.623 4,24 5.159 3,19 5 Mỹ 4.174 2,65 4.093 2,62 0 0 6 Hàn Quốc 7813 4,96 6.217 3,98 6.493 4,01 7 Đức 5.289 3,7 8.467 5,42 5.051 3,15 8 Tổng 157.526 100 156.214 100 161.841 100 Nguồn: phòng kế hoạch kinh doanh Trong các loại phân bón nhập khẩu của Công ty, mặt hàng phân URE chiếm một tỷ trọng lớn ( trên 60% tổng lượng nhập khẩu hàng năm ) và là mặt hàng được Công ty chú trọng hơn trong công tác nhập khẩu. Do vậy, Công ty không ngừng nâng cao hiệu quả nhập khẩu mặt hàng này, như tìm kiếm thị trường mới, các sản phẩm mới có chất lượng cao hơn, phù hợp với thị hiếu tiêu dùng trong nước và từng loại đất, cây trồng khác nhau, đồng thời Công ty luôn chú ý đến những biến động về giá cả phân URE ở từng thị trường nhập khẩu để từ đó đưa ra các dự báo chính xác về giá phân URE trên thị trường thế giới và lựa chọn các thời điểm nhập khẩu với giá thấp nhất mà vẫn bảo đảm cung cấp kịp thời vụ cho thị trường trong nước. Trước những năm 90 tỷ trọng phân URE nhập từ Nga chiếm hơn 90% tổng lượng phân bón nhập khẩu, tuy nhiên vào những năm gần đây lượng phân URE nhập từ Nga có xu hướng giảm xuống, năm 2004 chiếm 9,77% nhưng đến năm 2006 chỉ còn có 5,63%. Trong khi đó lượng phân URE nhập từ Inđônêsia lại là chủ yếu( chiếm hơn 60% tổng lượng nhập hàng năm), nguyên nhân của vấn đề trên là do phân của Inđônêsia có chất lượng tốt hơn, được người tiêu dùng ưa chuộng và thời gian vận chuyển từ Inđônêsia về cảng Việt Nam ngắn hơn nhiều so với vận chuyển từ Nga về Việt Nam do đó sẽ giúp Công ty hạn chế được nhiều rủi ro trong quá trình vận chuyển, đồng thời các hiệp định về thương mại giữa hai chính phủ Việt Nam và Inđônêsia đã được thông qua, do vậy càng tạo điều kiện thuận lợi cho các hợp đồng mua bán giữa hai bên được dễ dàng và nhanh chóng hơn. Ngoài lượng phân URE được nhập khẩu từ hai thị trường trên Công ty còn mở rộng thị trường nhập khẩu mặt hàng này sang một số thị trường mới như Mỹ, Nhật, Đức….nhằm đáp ứng thị hiếu tiêu dùng trong nước và đảm bảo nguồn nhập khẩu ổn định cho Công ty. b) Mặt hàng KCl Bảng 09. Thị trường nhập khẩu KCl của Công ty Đơn vị: tấn STT Thị trường 2004 2005 2006 KL % KL % KL % 1 Nga 14.782 35,85 10.723 59,22 4.546 10,11 2 Inđônesia 8.759 21,30 3.125 17,26 32.494 72,25 3 Trung Đông 5.623 13,7 1.782 9,84 0 0 4 Philippin 7.935 19,39 1.504 8,51 6.127 13,62 5 Trung Quốc 4.012 9,76 972 5,17 1.807 4,02 6 Tổng 41.111 100 18.106 100 44.974 100 Nguồn: phòng kế hoạch kinh doanh Ngoài URE còn có một mặt hàng khác chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng khối lượng phân bón nhập khẩu hàng năm của Công ty là mặt hàng KCl. Đối với KCl Công ty nhập khẩu chủ yếu từ Nga bằng hai con đường thằng từ Nga về Việt Nam hoặc chở hàng qua Trung Quốc rồi mới tái xuất tại nước ta. Tuy nhiên tỷ trọng lượng phân KCl nhập về từ Nga trong những năm gần đây lại có xu hướng giảm xuống: năm 2004 chiếm 35,85% nhưng đến năm 2006 chỉ còn 10,11% trong khi lượng phân KCl nhập về lai co xu hướng tăng len rõ rệt: từ 21,3% năm 2004 lên 72,25% vào năm 2006, nguyên nhân là thời gian vận chuyển từ Inđônêsia về cảng Việt Nam ngắn hơn nhiều so với vận chuyển từ Nga về Việt Nam do đó sẽ giúp Công ty hạn chế được nhiều rủi ro trong quá trình vận chuyển, đồng thời các hiệp định về thương mại giữa hai chính phủ Việt Nam và Inđônêsia đã được thông qua, do vậy càng tạo điều kiện thuận lợi cho các hợp đồng mua bán giữa hai bên được dễ dàng và nhanh chóng hơn. Mặt hàng DAP Bảng 10. Thị trường nhập khẩu DAP của Công ty Đơn vị: tấn STT Thị trường 2004 2005 2006 KL % KL % KL % 1 Hàn Quốc 11.185 34,54 11.872 18,12 8.714 36,96 2 Trung Quốc 4.125 12,39 4.179 6,38 5.123 21,73 3 Nga 918 2,83 7.981 12,18 0 0 4 Philippin 12.789 38,42 18.572 28,34 5.218 22,13 5 Trung Đông 1.038 3,19 11.712 17,87 2.172 9,21 6 Inđônêsia 3.128 0,63 11.211 17,71 2.349 9,97 7 Tổng 33.283 100 65.527 100 23.576 100 Nguồn: phòng kế hoạch kinh doanh Đối với mặt hàng DAP được Công ty nhập về ít do ngoài miền Bắc ít dùng, mặt hàng này được Công ty nhập khẩu chủ yếu từ Mỹ, Philippin, Hàn Quốc, Trung Quốc….trong đó tỷ trọng mặt hàng này nhập về từ Philippin và Hàn Quốc có xu hướng tăng vào năm 2006 là 22,13% và 36,96%, nguyên nhân là hàng của hai nước này được đánh giá cao nhất. Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy khối lượng mặt hàng này nhập khẩu về Công ty co xu hướng giảm rõ rệt năm 2004 tổng khối lượng DAP nhập về là 33.283 tấn nhưng đến năm 2006 chỉ còn 23.576 tấn mà nguyên nhân chủ yếu là do nhu cầu về mặt hàng này trong thời gian gần đây giảm. 2.2.2. Thực trạng phát triển thị trường nhập khẩu của Công ty 2.2.2.1. Về hoạt động nghiên cứu và dự đoán xu hướng biến động của thị trường Trong giai đoạn nền kinh tế nước ta còn chưa chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, chưa thực hiện chính sách mở cửa kinh tế và hệ thống XHCN ở Liên Xô và Đông Âu chưa tan rã thì hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu phân bón nói riêng chủ yếu được nhập từ thị trường các nước này. Hoạt động nhập khẩu trong thời kỳ này hoàn toàn nằm trong sự quản lý của Nhà nước. Chuyển sang một giai đoạn mới, khi mà Nhà nước ta áp dụng nền kinh tế thị trường và thực hiện chính sách mở cửa, cả nền kinh tế tham gia hội nhập quốc tế thì hoạt động nhập khẩu của nhiều doanh nghiệp Việt Nam được tự do hơn, Nhà nước cho phép các doanh nghiệp được tự hạch toán kinh tế và tự tìm kiếm bạn hàng cả trong và ngoài nước. Giai đoạn này đã mở ra cho Công ty cổ phần vật tư nông sản một thời kỳ phát triển đầy triển vọng. Sau khi hệ thống XHCN ở Liên Xô và Đông Âu tan rã đã gây ra một biến động lớn trong hoạt động xuất nhập khẩu phân bón của Công ty. Tuy nhiên sau một thời gian phát triển, nhờ có công tác mở rộng và thâm nhập thị trường, Công ty đã và đang khôi phục lại những thị trường truyền thống và mở rộng địa bàn kinh doanh vào những thị trường mới. Hiện nay Công ty đang thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình với gần 10 nước trên thế giới và trong tương lai thị trường của Công ty còn được mở rộng hơn nữa. 2.2.2.2. Lựa chọn chiến lược và thị trường nhập khẩu Hiện tại việc lựa chọn chiến lược phát triển thị trường nước ngoài đối với Công ty chưa xác định được rõ do một số nguyên nhân sau : - Hoạt động nghiên cứu và dự báo thị trường chưa có điều kiện để thu thập đầy đủ những thông tin cần thiết cho Công ty trong việc quyết định nên áp dụng chiến lược tập trung hay phân tán. - Hoạt động nhập khẩu không phải hoàn toàn do Công ty đảm nhận. Mà thường do các đơn vị thành viên của Công ty trực tiệp thực hiện hoạt động nhập khẩu mà không cần phải thông qua Công ty, do đó việc thống nhất áp dụng một chiến lược phát triển thị trường cho toàn Công ty là rất khó có thể thực hiện được. Hiện nay Công ty đang quan hệ kinh doanh nhập khẩu phân bón tại một số thị trường trọng điểm sau: *) Thị trường Nga Bảng 11. Nhập khẩu của Công ty từ thị trường Nga Đơn vị: tấn STT Loại phân Năm 2004 2005 2006 KLNK % KLNK % KLNK % 1 URE 15.390 48,58 14.528 43,61 9.114 66,72 2 KCl 14.734 47,46 10.723 32,19 4.546 33,28 3 DAP 918 2,96 7.981 23,95 - - 4 SA - - 83 0,25 - - 5 NP - - - - - - 6 Lân TQ - - - - - - 7 Tổng 31.042 100 33.315 100 13.660 100 Nguồn: phòng kế hoạch kinh doanh Nhìn vào bảng trên ta thấy Công ty nhập khẩu chủ yếu từ Nga hai mặt hàng URE và KCl. Tuy nhiên tổng khối lượng phân bón nhập khẩu từ thị trường này trong thời gian gần đây co xu hướng giảm xuống, chủ yếu là do khoảng cách vận chuyển xa và chất lượng hàng không cao so vớ Inđônêsia. *) Thị trường Inđônêsia Bảng 12. Nhập khẩu của Công ty từ thị trường Inđônêsia Đơn vị: tấn STT Loại phân Năm 2004 2005 2006 KLNK % KLNK % KLNK % 1 URE 81.914 79,99 95.400 82,06 82.046 65,32 2 KCl 8.759 8,55 3.125 2,69 32.494 25,87 3 DAP 3.128 3,05 11.712 10,07 2.349 1,87 4 SA 8.607 8,41 4.238 3,65 6.783 5,40 5 NP - - 1.781 1,53 1.917 1,54 6 Lân TQ - - - - - - 7 Tổng 102.408 100 116.256 100 125.589 100 Nguồn: phòng kế hoạch kinh doanh Khối lượng phân bón nhập khẩu của Công ty trong những năm gần đây tại thị trường Inđônêsia co xu hướng tăng lên rõ rệt( 102.408 tấn năm 2004 lên 125.589 tấn vào năm 2006 ), nguyên nhân chủ yếu la do khối lượng URE nhập về Công ty trong những năm gân đây tăng lên vì hàng của Inđônêsia có chất lượng cao, khoảng cách vận chuyển ngắn, ngoài ra lượng KCl nhập khẩu của Công ty từ thị trường này trong những năm gần đây cũng tăng lên: 8.759 tấn vào năm 2004 lên 32.494 tấn vào năm 2006, trước đây Công ty thường nhập khẩu mặt hàng này từ Nga. Như vậy có thể thấy Inđônêsia là một thị trường quan trọng của Công ty trong thời gian gân đây, khối lượng phân bón nhập khẩu của Công ty từ thị trường này chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng khối lượng phân bón nhập về hàng năm của Công ty ( khoảng hơn 40% ). 2.2.2.3. Công tác thâm nhập thị trường nước ngoài Hiện nay thị trường nhập khẩu của Công ty có ở gần 10 quốc gia, trong đó nguồn hàng nhập khẩu chủ yếu của Công ty là của Inđonêsia, Nga, Trung Đông…. Trong những năm tới ngoài việc sẽ tiếp tục giữ vững mối quan hệ với những thị trường truyền thống, Công ty sẽ tiếp tục tìm kiếm thêm, thâm nhập vào những thị trường tiềm năng khác đế tăng thêm nguồn cung về phân bón nhập khẩu cho doanh nghiệp. Tuy nhiên trong thời gian qua, thị trường phân bón trên thế giới thường xuyên có những biến động rất lớn do nhiều nguyên nhân khác nhau, giá cả phân bón cũng dao động với biên độ mạnh khiến công tác nhập khẩu của Công ty gặp không ít khó khăn. Chính vì vậy Công ty cần nhanh chóng mở rộng thị trường nhập khẩu của mình nhằm tìm thêm những nguồn cung ứng khác, ổn định lượng phân bón nhập về hàng năm. Trong những năm qua do chưa nhận thấy được tầm quan trọng của công tác thâm nhập thị trường nước ngoài và tìm kiếm những thị trường tiêm năng nên hoạt động thâm nhập thị trường nước ngoài của Công ty còn có nhiều hạn chế, ngân sách hàng năm chi cho hoạt động này cũng không đủ để tiến hành hoàn thiện việc thâm nhập thị trường của Công ty. Vì vậy những kết quả nghiên cứu của hoạt động này đều chưa đưa ra được những nội dung chi tiết, cần thiết cho công tác thâm nhập thị trường nước ngoài của Công ty, thông tin con sơ sài và chưa cập nhật kịp với những thay đổi của thị trường, làm chậm kế hoạch kinh doanh của Công ty. Trong những năm qua, Công ty không ngừng tìm kiếm những mặt hàng nhập khẩu mới ở các nước trên thế giới nhằm đáp ứng phục vụ nhu cầu ở trong nước như các loại nông sản, thức ăn gia súc, thuốc trừ sâu…. Nhưng do điều kiện nghiên cứu dự báo thị trường trong nước và thế giới của Công ty vẫn còn nhiều hạn chế nên hoạt động trên chưa thực sự có hiệu quả. Trong những năm tới Công ty sẽ cố gắng nắm bắt được nhu cầu của thị trường trong nước để lựa chọn cho mình những mặt hàng nhập khẩu mới và những hình thức nhập khẩu phù hợp cho từng mặt hàng nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu trong nước. 2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ NÔNG SẢN 2.3.1. Mức độ và khả năng phát triển thị trường nhập khẩu của Công ty Tuy mới chỉ tham gia kinh doanh nhập khẩu phân bón trên thị trường gần 20 năm nhưng cho đến nay Công ty cổ phần vật tư nông sản đã đạt được nhưng thành tựu rất đáng kể, gáp phần không nhỏ vào hoạt động sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam. Các sản phẩm hàng hóa mà Công ty cung ứng có uy tín trên thị trường và được đông đảo người dân tin tưởng và sử dụng. Qua các giai đoạn thăng trầm của nền kinh tế thị trường, Công ty đã dần hoàn thiện được tổ chức bộ máy quản lý hợp lý, các phòng ban, các đơn vị, các đơn vị trực thuộc có mối quan hệ mật thiết với nhau, không có tình trạng chồng chéo chức năng hay ngồi chơi xơi nước, các công việc của Công ty đều được giải quyết nhanh chóng và giúp cho Công ty thích nghi được với sự biến động của thị trường. Tổ chức Đảng, Đoàn, Công đoàn Công ty vững mạnh, luôn là nguồn cổ vũ động viên, là chỗ dựa vững chắc của CBCNV trong Công ty, chính vì vậy môi trường, điều kiện làm việc luôn được đảm bảo tốt, tạo tinh thần đoàn kết, sự tin cậy, gắn bó trong Công ty. Hàng năm, Công ty luôn làm tròn nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước nên đã tạo dựng được lòng tin đối với cấp trên. Hiện nay, Công ty đã xây dựng được một hệ thống đại lý phân phối trong phạm vi cả nước, tiếp tục mở thêm chi nhánh tại các tỉnh, thành phố trong cả nước. Số lượng các đại lý ngày càng tăng và doanh thu từ các đại lý và từ các đơn vị thành viên cũng chiếm một phần không nhỏ trong tổng doanh thu của Công ty. Để thu hút khách hàng về phía mình Công ty đã áp dụng nhiều hình thức thanh toán và có chế độ khuyến khích linh hoạt cho các đại lý trả tiền ngay để quay vòng vốn kinh doanh, trên cơ sở đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giảm lãi ngân hàng, tăng cường đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. 2.3.2. Đánh giá nh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0445.doc
Tài liệu liên quan