Xây dựng tiêu chí và qui trình đánh giá xếp loại về hoạt động dạy học đối với giáo viên, học sinh.
Những nội dung cần quản lí đối với giáo viên.
- Quản lí ngày giờ công theo thời khoá biểu đã phân công.
- Quản lí tham gia sinh hoạt tổ chuyên môn.
- Quản lí việc thực hiện chuyên đề, công tác bồi dưỡng thường xuyên, viết SKKN.
- Quản lí việc thực hiện ra đề, trông kiểm tra và chấm, chữa bài.
- Quản lí xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém.
- Quản lí việc sử dụng đồ dùng, trang thiết bị dạy học có hiệu quả.
- Quản lí giáo viên tham gia bồi dưỡng, tự bồi dưỡng (chấm, nhân xét)
Nội dung và cách tiến hành:
- Vào đầu tháng tám, đầu năm học mới, bán giám hiệu yêu cầu các tổ chuyên môn bám vào đặc thù môn học của mình để xây dựng tiêu chí cụ thể việc đánh giá giáo viên theo thang điểm 100.
- Tổ chuyên môn học tập thảo luận hoàn thiện văn bản
16 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8977 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số biện pháp quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ở trường trung học cơ sở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iáo dục đang khô cằn ,làm cho nhiều mầm xanh đang hứa hẹn nhiều triển vọng tốt đẹp .
Cuộc vận động tác động lớn đến công tác quản lí của hiệu trưởng ở trường THCS. Hoạt động chủ yếu trong nhà trường là hoạt động dạy và học, do đó quản lí hoạt động dạy và học là nhiệm vụ hàng đầu đặc biệt quan trọng, là trọng tâm trong quản lý của người hiệu trưởng.
Hiện nay ngành GD-ĐT nước ta đang triển khai thực hện đổi mới toàn diện ở cấp THCS. Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lí cấp trên về lãnh đạo, điều khiển toàn bộ hoạt động của nhà trường theo mục tiêu đào tạo cấp học, chất lượng giáo dục các mặt trong nhà trường phần lớn phụ thuộc vào năng lực quản lí của người hiệu trưởng.
Hưởng ứng cuộc vận động "Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục", trong đó nhiệm vụ trọng tâm là đổi mới mạnh mẽ công tác thi và kiểm tra theo yêu cầu thực chất trong đánh giá.
Như vậy, để nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu kinh tế, xã hội trong giai đoạn hiện nay thì đổi mới công tác quản lí hoạt động dạy học phải được quan tâm một cách đúng mức.
Song nhìn chung, hoạt động dạy học hiện nay trong nhà trường chưa có sự thay đổi rõ rệt, sự tiếp cận với đổi mới giáo dục còn hạn chế, việc nghiên cứu đổi mới giáo dục nói chung chỉ mới dừng lại ở mức độ lý thuyết chưa được ứng dụng, kiểm nghiệm qua thực tế. Một trong những nguyên nhân chủ quan là do công tác quản lý hoạt động dạy học của nhà trường còn nhiều bất cập.
Thực trạng này đặt ra một yêu cầu cần thiết là phải đẩy mạnh công tác quản lí hoạt động dạy học trong nhà trường nói chung và các trường THCS nói riêng hoạt động dạy học cần có sự chuyển biến tích cực để đáp ứng những yêu cầu của giáo dục trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đồng thời không bị lạc hậu so với khu vực và thế giới.
Làm thế nào để khắc phục được tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp, giáo viên đứng nhầm lớp, làm thế nào để nâng cao một cách thực chất chất lượng dạy - học, quản lí một cách khoa học hoạt động dạy học, từ đó nâng dần chất lượng dạy học trong giáo dục hiện nay?
Để góp một phần nhỏ trong việc nâng cao chất lượng quản lí hoạt động dạy học nói chung và áp dụng thực tế ở đơn vị, tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp quản lí hoạt động dạy học bước đầu có hiệu quả ở đơn vị và đề xuất một số biện pháp thực hiện trong những năm học tới.
Còn ở mức độ sơ lược và phạm vi hẹp song tôi mong muốn được trao đổi cùng các đồng nghiệp và hi vọng được trao đổi trên diễn đàn quản lí ở huyện nhà, rất mong được các bạn đồng nghiệp trao đổi.
II- Thực trạng vấn đề nghiên cứu :
II.1 Thực trạng các biện pháp quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng.
Khảo sát thực tế tại đơn vị trường THCS N.G và một số đơn vị bạn trong huyện về thực trạng các biện pháp quản lí hoạt động dạy học của cán bộ quản lí ở nhà trường tôi nhận thấy :
Ưu điểm:
- Đa số cán bộ quản lí đã qua nghiệp vụ quản lí giáo dục, có sự nhiệt tình trong công tác.
- Cơ sở vật chất được cải thiện đáng kể, có nhiều trường đạt chuẩn quốc gia.
- Chất lượng đội ngũ giáo viên ngày càng nâng lên (hầu hết đã đạt chuẩn)
- Các tổ chức chi bộ Đảng, đoàn thanh niên, công đoàn cơ sở, hội khoa học hoạt động có hiệu qủa.
Hạn chế:
- Nhận thức của cán bộ quản lí về đổi mới hoạt động dạy học đáp ứng với yêu cầu của giáo dục trong giai đoạn mới chưa đồng đều.
- Nhân lực chưa thật nhạy bén trong quản lí hoạt động dạy và học.
- Việc đánh giá giáo viên về hoạt động dạy học ở một số trường chủ yếu đảm bảo chính xác, khách quan còn hình thức, chưa tạo động lực để thúc đẩy nhiệt tình, sáng tạo của giáo viên trong quá trình dạy học.
- Việc đánh giá chất lượng học tập văn hoá của học sinh chưa khách quan, vẫn còn mang tính thành tích.
- Cơ cấu đội ngũ giáo viên chuyên trách chưa đủ, chưa hợp lí.
- Hoạt động quản lí việc sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho giáo viên và học sinh trong hoạt động dạy học chưa đầy đủ, chưa đạt chiều sâu.
- Chất lượng đồ dùng dạy học, thiết bị thí nghiệm mới cấp kém, nhiều bộ không sử dụng được, việc mua bổ sung không thuận lợ, cơ sở vật chất đa số các trường đều không đảm bảo, thiếu phòng chức năng, thư viện, phòng thí nghiệm, hiệu quả khai thác chưa cao (nếu không phải giáo viên chính ban thì việc sử dụng thiết bị còn hạn chế hơn)
II.2- Thực trạng các biện pháp quản lí hoạt động dạy học Thông qua các nội dung:
- Nhận thức về tầm quan trọng của các nội dung quản lí hoạt động dạy học
- Quản lí việc thực hiện chương trình.
- Quản lí việc soạn và chuẩn bị lên lớp.
- Quản lí giờ dạy trên lớp.
- Quản lí việc dự giờ, phân tích sư phạm.
- Quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
- Quản lí hồ sơ giảng dạy của giáo viên.
- Quản lí việc sử dụng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên.
Thực tế các cán bộ quản lí đã chú ý đến nội dung trên song còn ở nhiều mức độ khác nhau.
Cụ thể:
a- Quản lí việc thực hiện chương trình: hầu hết quản lí chặt chẽ, dựa vào phân phối chương trình đã được thống nhất, thông qua tổ trưởng rà soát hàng tuần, hàng tháng, thông qua kiểm tra sổ báo giảng, ngăn chặn tình trạng cắt xén chương trình.
Biện pháp:
- Quán triệt
- Làm kế hoạch bộ môn, duyệt kế hoạch bộ môn.
- Theo dõi qua sổ báo giảng.
- Quản lí qua hiệu phó chuyên môn.
- Quản lí qua dự giờ, kiểm tra bài soạn, sổ đầu bài.
- Qua vở ghi của học sinh.
- Qua các tổ chuyên môn (biên bản tổ chuyên môn)
b- Quản lí bài và chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên.
- Bồi dưỡng nghiệp vụ về cách tiến hành, cách soạn bài.
- Qui định thống nhất về cách soạn và chuẩn bị lên lớp của giáo viên.
- Có kế hoạch kiểm tra thường xuyên việc soạn bài lên lớp của giáo viên.
- Góp ý về phương pháp, nội dung bài soạn.
Đã chỉ đạo các tổ chuyên môn sinh hoạt thường xuyên song sinh hoạt còn nặng nề về sinh hoạt hành chính, phổ biến kế hoạch nhà trường, bình xét thi đua, chưa dành thời gian thoả đáng cho sinh hoạt chuyên môn, công tác bồi dưỡng nghiệp vụ bài soạn còn hạn chế.
Các bài soạn chưa thể hiện đầy đủ các tiêu chí
c. Quản lí giờ lên lớp, nề nếp dạy học và dự giờ của giáo viên.
- Qui định cụ thể về việc thực hiện giờ lên lớp, về tổ chức, quản lí và điều khiển học sinh.
- Kiểm tra việc thực hiện lịch báo giảng, đối chiếu với sổ đầu bài.
- Tổ chức dạy thay, dạy bù.
- Kiểm tra việc đánh giá xếp loại về thực hiện qui chế chuyên môn.
- Dự giờ kiểm tra toàn diện giáo viên.
- Qui định về chế độ dự giờ cho các thành viên trong hội đồng sư phạm.
- Dự giờ có đổi mới về phương pháp giảng dạy.
Còn một số tiêu chí đánh giá xếp loại cụ thể chưa xây dựng đầy đủ, khen chê chưa chính xác.
d. Quản lí về kiểm tra, thi cử của giáo viên.
- Kiểm tra kết quả học tập của học sinh
- Kiểm tra bài soạn của giáo viên.
- Kiểm tra sổ báo giảng, sổ đầu bài.
- Kiểm tra vở ghi của học sinh.
- Kiểm tra biên bản sinh hoạt của tổ chuyên môn.
- Kiểm tra chuyên môn theo định kỳ.
- Tổ chức quán triệt giáo viên qui chế kiểm tra, thi học kỳ.
- Phân công giáo viên ra đề, coi thi, chấm thi.
- Tổ chức thi học kì nghiêm túc, dân chủ, công bằng.
- Đánh giá, xếp loại về hoạt động dạy học của giáo viên.
Ưu điểm:
- Đã thường xuyên kiểm tra sổ báo giảng, sổ đầu bài
- Kiểm tra bài soạn (duyệt) trước một tuần, có nơi kiểm tra định kỳ/tháng
Nhược điểm:
- Phân công coi thi chấm thi chưa có quy trình cụ thể, còn nhiều trường hợp chưa kiểm tra kết quả học tập của học sinh một cách nghiêm túc, BGH chưa nắm được kết quả cụ thể của từng bài kiểm tra của giáo viên, chưa bổ sung cụ thể những thiếu sót về chấm trả bài, về nội dung đề kiểm tra...
e. Biện pháp quản lí, sử dụng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên.
- Phân công chuyên môn hợp lí dựa vào trình độ đào tạo và năng lực quản lí.
- Phân công theo năng lực , trình độ đào tạo và nguyện vọng của giáo viên.
- Phân công chuyên môn sâu, chuyên môn hoá.
- Lập kế hoạch bồi dưỡng giáo viên, bồi dưỡng thường xuyên.
- Giới thiệu và cung cấp đầy đủ tài liệu cho giáo viên.
- Cử giáo viên đi học trên chuẩn.
II. 3 - Đánh giá chung:
- Ưu điểm: cán bộ quản lí nhà trường có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác, tận tụy tâm huyết với nghề, tích cực bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, nắm vững và am hiểu công việc được phụ trách.
- Xác định nhiệm vụ trọng tâm, cơ bản và lâu dài.
- Các chương trình được thực hiện nghiêm túc, có biện pháp theo dõi, kiểm tra thường cuyên, ngăn chặn hiện tượng dồn ép, cắt xén chương trình giảng dạy, thực hiện đúng tiến độ, đúng thời gian quy định của lịch báo giảng.
- Phát huy vai trò tích cực của tổ chuyên môn, đẩy mạnh hoạt động của tổ chuyên môn.
- Duy trì tốt chế độ kiểm tra đánh giá chuyên môn thường cuyên, phối hợp chặt chẽ các tổ chức chi đoàn - Đoàn thanh niên để kiểm tra nền nếp dạy học của thầy và trò.
- Đã chú ý biểu dương, khen thưởng kịp thời, đồng thời nhắc nhở phê bình những biểu hiện chưa nghiêm túc, những vi phạm về giờ giấc,chất lượng giảng dạy.
* Tồn tại:
- Nhận thức đổi mới còn ở mức độ thấp, chuyển đổi chưa mạnh mẽ.
- Một số thời điểm quản lí còn theo sự vụ, thụ động.
- Chưa xác định cụ thể trách nhiệm cho hiệu phó, tổ trưởng trong việc phụ trách công tác chuyên môn cũng như trong cách đánh giá, xếp loại.
- Còn máy móc, rập khuôn, chưa sáng tạo.
- Công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên chưa gắn liền với công tác thi đua, còn thiếu chính xác, thiếu khách quan, còn nể nang.
- Việc sử dụng, cải tiến và làm mới đồ dùng dạy học còn hạn chế.
Nguyên nhân tồn tại:
- Do nghiệp vụ quản lí ít được bồi dưỡng, tham quan, học tập kinh nghiệm điển hình, chưa thật giỏi về lý luận và khoa học quản lý.
- Còn nặng nề về quản lí hành chính, sự vụ, khoán.
Khách quan:
- Chất lượng đội ngũ chưa đồng đều, nhận thức chưa cao về công tác đổi mới hoạt động dạy học.
- Cơ sở vật chất trường học còn thiếu thốn, học 2 ca, thiếu phòng học chức năng, thời gian hội họp, sinh hoạt chuyên môn không đảm bảo.
b. Giải quyết vấn đề
(Đề xuất một số biện pháp quản lí
hoạt động dạy học có hiệu quả trong giai đoạn mới)
I- Cơ sở lí luận:
- Căn cứ các qui định văn bản của Nhà nước, của Uỷ ban nhân dân tỉnh, của Sở Giáo dục và Đào tạo.
- Luật giáo dục 2005
- Điều lệ trường THCS và trường THPT nhiều cấp học
- Chiến lược phát triển 2001 - 2010.
II- Cơ sở thực tiễn:
- Căn cứ vào kết quả tìm hiểu thực trạng công tác quản lý của đơn vị và của một số trường THCS trong huyện Thọ Xuân, thấy rằng CBQL các nhà trường đều đã nhận thức được tầm quan trọng của hoạt đọng dạy học và cũng đã đưa ra được nhiều biện pháp nhằm quản lý hoạt động này có hiệu quả . Tuy niên đứng trước yêu cầu đổi mới của thời kỳ CNH, HĐH , đặc biệt là giai đoạn phát triển GD-ĐT hiện nay để quản lý tốt hoạt động dạy học của giáo viên , Hiệu trưởng các trường THCS cần tăng cường bồi dưỡng nâng cao nhận thức đổi mới quản lý hoạt động dạy học hữu hiệu hơn phù hợp với hoàn cảnh điều kiện từng trường để chất lượng và hiệu quả giáo dục ngày càng ổn định và phát triển bền vững.
III- Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường THCS :
1. Nâng cao nhận thức về quản lí hoạt động dạy học cho cán bộ lãnh đạo, cán bộ giáo viên trong nhà trường.
2. Xây dựng tiêu chí và qui trình đánh giá xếp loại về hoạt động dạy học đối với giáo viên, học sinh.
3. Xây dựng qui trình kiểm tra đánh giá học sinh.
4. Tăng cường kiểm tra quản lí thực hiện quy chế chuyên môn, cơ sở vật chất thiết bị.
5. Tăng cường quản lí cơ sở vật chất, thiết bị dạy học trong hoạt động dạy học.
Cụ thể :
Biện pháp 1. Nâng cao nhận thức về quản lí hoạt động dạy học cho cán bộ lãnh đạo, cán bộ giáo viên trong nhà trường.
Nội dung:
- Quán triệt cán bộ giáo viên nắm vững chủ trương của Đảng, nhà nước, luật giáo dục, đặc biệt là công tác đổi mới quản lí giáo dục theo tinh thần nghị quyết đại hội Đảng lần thứ IX và nghị quyết trung ương 6 lần II.
- Nắm vững về nội dung, phương pháp, mục tiêu, phương tiện.
Cách thức tiến hành:
- Lập kế hoạch cụ thể cho hiệu trưởng và phó hiệu trưởng.
- Không ngừng học tập lí luận, chuyên môn, nghiệp vụ
- Sưu tầm các văn bản chỉ thị.
- Tổ chức sinh hoạt chuyên đề, học tập nhiệm vụ năm học.
=> Quản lí chặt chẽ việc dạy của giáo viên và việc học của học sinh.
Biện pháp 2. Xây dựng tiêu chí và qui trình đánh giá xếp loại về hoạt động dạy học đối với giáo viên, học sinh.
Những nội dung cần quản lí đối với giáo viên.
- Quản lí ngày giờ công theo thời khoá biểu đã phân công.
- Quản lí tham gia sinh hoạt tổ chuyên môn.
- Quản lí việc thực hiện chuyên đề, công tác bồi dưỡng thường xuyên, viết SKKN.
- Quản lí việc thực hiện ra đề, trông kiểm tra và chấm, chữa bài.
- Quản lí xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém.
- Quản lí việc sử dụng đồ dùng, trang thiết bị dạy học có hiệu quả.
- Quản lí giáo viên tham gia bồi dưỡng, tự bồi dưỡng (chấm, nhân xét)
Nội dung và cách tiến hành:
- Vào đầu tháng tám, đầu năm học mới, bán giám hiệu yêu cầu các tổ chuyên môn bám vào đặc thù môn học của mình để xây dựng tiêu chí cụ thể việc đánh giá giáo viên theo thang điểm 100.
- Tổ chuyên môn học tập thảo luận hoàn thiện văn bản
Biểu điểm cụ thể về tiêu chí chấm điểm cho các hoạt động dạy học áp dụng cho năm học 2006-2007; 2007-2008 :
TT
Nội dung
Điểm
Ngày giờ công ( ra vào lớp, tiết dạy, sinh hoạt tổ , nhóm CM
10
Hồ sơ thực hiện chuyên môn ( Tốt,Khá ,TB)
15
Công tác giảng dạy
- Chất lượng giờ dạy
- Kết quả học tập của học sinh
30
10
20
Thực hiện đúng việc ra đề, trong kiểm tra, chấm chữa bài
10
Bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu
10
Thực hiện chuyên đề ,SKKN
5
Sử dụng TBDH có hiệu quả
5
Tham gia bồi dưỡng, tự bồi dưỡng CMNV
5
Điểm thưởng( Có HSG,đạt GVGiỏi các cấp,có thành tích đặc biệt khác )
10
Đánh giá xếp loại cụ thể từng GV cuối HK I và cuối năm:
Tốt: 90 trở lên
Khá: 70-89
TB: 50-69
Yếu: <50
- Đề nghị cấp trên khen: giáo viên đạt điểm cao nhất (>90đ)
- Tôn vinh, tuyên dương trong lễ Sơ kết học kỳ và tổng kết cuối năm
- Phê bình : Đối với những GV mức điểm trug bình từ 60-69 điểm ghi vào Hồ sơ chuyên môn, nhức tên trong các buỏi họp hội đồng hàng tháng;Đối với những GVcó số điểm dưới 50 điểm nhức nhở phê bình lần 1, chỉ rõ biện pháp khắc phục trong HK II, nếu không tiến bộ thì yêu cầu viết cam kết khắc phục , nếu không thể khắc phục đwocj thì yêu cầu cấp trên cho chuyển sang công tác khác ( Thư viện, VTHC)
Biện pháp 3. Xây dựng qui trình kiểm tra đánh giá học sinh.
1- Ra đề :
Tổ chức ra đề và duyệt đề kiểm tra hiện nay là một nội dung quản lý rất quan trọng đáp ứng tình hình mới của ngành Giáo dục và Đào tạo trong phong trào nói không với tiêu cực trog thi cử và bệnh thành tích trog giáo dục , tạo ra nếp học thực chất,dạy thực chất đánh giá thực chất ,tuy nhiên chưa được các HT quan tâm một cách đúng mức, vì vậy cần tổ chức một cách khoa học , khách quan vả quản lý nghiêm ngặt cần xây dựng quy trình phù hợp với tình hình cụ thể của đơn vị mình :
- Ra đề kiểm tra theo nhóm chuyên môn,thực hiện phân cấp quản lý cụ thể : BGH nhà trường chịu trách nhiệm về đề kiểm tra 1 tiết và những đề kiểm tra HK mà Phòng hoặc Sở không ra( Tổ trưởng kiểm tra, BGH duyệt); Tổ trưởng CM chịu trách nhiệm về đề kiểm tra dưới 1 1tiết ( Nhóm trưởng kiểm tra, tổ trưởng duyệt ) , nên có kế hoạch xây dựng ngân hàng đề kiểm tra của nhà trường ( Lưu đề KT hàng năm, sưu tầm trên mạng ,sưu tầm đề các đơn vị tiên tiến) tiến tới thực hiện tổ chức rút thăm đề kiểm tra trong ngân hàng đề kiểm tra của nhà trường ( Giao cho Phó HT CM phụ trách,tổ chức sao in và bảo quản đề kiểm tra cẩn thận tại tủ quản lý của Phó HT đúng quy trình bảo mật )
2- Trông kiểm tra : Có thể phân công trông chéo trong nhóm, tổ chức phân công kiểm tra HK theo từng phòng ( Xếp theo thứ tự A,B,C)
3- Chấm kiểm tra: Tổ chức chấm cheó trong nhóm, BGH tổ chức chấm xác suất 5%-10% số bài kiểm tra.
4- Quản lí điểm : GV chấm báo kết quả và yêu cầu bộ phận tin học nhập điểm vào máy VT, GV bộ môn nhận kết quả bản in và chịu trách nhiệm cập nhật vào sổ GT&GĐ theo đúng quy định sau khi chữa bài cho HS và trả bài yêu cầu HS ký vào bài kiểm tra( Có thể thu lại bài hoặc yêu cầu HS lưu giữ, GV thường xuyên kiểm tra việc lưu giữ ); Phần tính điểm TBmôn/HK và TBmôn/CN, TBcác môn học HK và CN thực hiện bằng máy VT( do bộ phận tin học đảm nhận), GV chủ nhiệm nhận kết quả bằng bản in và chịu trách nhiệm vào Sổ GT&GĐ.
Biện pháp 4. Tăng cường kiểm tra quản lí thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên :
Kiểm tra đánh giá là một khâu vô cùng quan trọng, quản lí lãnh đạo mà không kiểm tra đánh giá thì cũng như không có quản lí lãnh đạo.
Mục đích của công tác kiểm tra: nắm được việc thực hiện chương trình, kế hoạch, tiến độ giảng dạy của giáo viên, từ đó đánh giá tinh thần, thái độ làm việc, chất lượng công tác chuyên môn để kịp thời chấn chỉnh những thiếu sót lệch lạc của giáo viên trong việc thực hiện các qui chế chuyên môn nghiệp vụ, giúp đỡ giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục và giảng dạy.
- Chỉ ra cho giáo viên biện pháp khắc phục những tồn tại thiếu sót để hoạt động chuyên môn đi vào nền nếp, kỷ cương, chất lượng.
- Bồi dưỡng những kinh nghiệm hay về chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên.
- Đánh giá khách quan, công bằng chính xác đến với từng giáo viên.
- Kiểm tra, đánh giá, xem xét hoạt động giảng dạy của giáo viên trong hoàn cảnh cụ thể của đơn vị mình.
* Nội dung, cách thức tiến hành:
- Lập kế hoạch kiểm tra, xây dựng tiêu chí đánh giá từng hoạt động cụ thể của giáo viên.
Các nội dung cụ thể của kế hoạch:
- Kế hoạch kiểm tra hồ sơ giảng dạy của giáo viên (kế hoạch cá nhân, kế hoạch bộ môn, bài soạn, sổ báo giảng, sổ dự giờ, sổ điểm nhà trường, sổ bồi dưỡng thường xuyên…)
Bằng các hình thức: kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất.
- Kế hoạch kiểm tra thực hiện nền nếp dạy học.
- Kế hoạch tổ chức dự giờ thăm lớp.
- Kế hoạch kiểm tra việc sử dụng thiết bị thí nghiệm.
Hình thức:
- Thành lập ban kiểm tra nội bộ gồm các thành phần: Hiệu trưởng, Hiệu phó, Ban thanh tra nhân dân, Tổ trưởng chuyên môn, giáo viên cốt cán(đạt giáo viên giỏi), kiểm tra chéo…
Qui định rõ trách nhiệm và quyền hạn của người kiểm tra, người được kiểm tra ngay từ đầu năm học.
Nội dung kiểm tra bao gồm:
- Kiểm tra nghiệp vụ chuyên môn: dự giờ 2 tiết, xếp loại theo 10 tiêu chuần của Bộ.
- Kiểm tra việc thực hiện qui chế chuyên môn: thực hiện phân phối chương trình, kế hoạch giảng dạy, hồ sơ chuyên môn, giáo án, kế hoạch sử dụng đồ dùng - thiết bị dạy học, các tiết thực hành, kiểm tra việc chấm trả bài, sổ báo giảng, sổ đầu bài, vở ghi của học sinh trên lớp, sổ điểm cá nhân và sổ điểm chính của lớp.
- Kiểm tra thực hiện nền nếp ra vào lớp, thực hiện đúng, đủ phân phối chương trình, sinh hoạt nhóm, sinh hoạt chuyên đề, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém, viết SKKN, dự giờ thăm lớp.
- Kiểm tra kết quả, chất lượng giảng dạy: kết quả học tập của học sinh sau mỗi đợt kiểm tra học kỳ, kết quả cả năm học, kết quả thi học sinh giỏi các cấp. Khi kiểm tra có sự so sánh, đối chiếu với kết quả đầu năm, năm học trước để đánh giá sự vươn lên của mỗi giáo viên, đánh giá từ xuất phát điểm và theo chiều hướng đi lên, trân trọng sự nỗ lực cố gắng vươn lên của giáo viên.
Sau khi kiểm tra phải có đánh giá, xếp loại, nhận xét những ưu, khuyết điểm chính.
Tóm lại công tác kiểm tra đánh giá cần được chú trọng và duy trì thường xuyên đồng thời cũng là sự xác nhận của hiệu trưởng đối với những năng lực, phẩm chất và đóng góp của giáo viên, phát hiện và khắc phục những khuyết điểm, tạo điều kiện cho hoạt động dạy học đi vào nền nếp, nâng cao chất lượng của hoạt động dạy học.
Biện pháp 5. Tăng cường quản lí cơ sở vật chất, thiết bị dạy học trong hoạt động dạy học.
Thực tế việc quản lí, sử dụng thiết bị ở nhà trường còn nhiều bất cập: chưa được sử dụng đầy đủ, số lần sử dụng chưa nhiều thậm chí có bài chưa được sử dụng, chỉ sử dụng khi thao giảng, khi có thanh tra.
Sở dĩ có tình trạng trên vì do nhiều nguyên nhân: việc sắp xếp đồ dùng chưa khoa học, mất nhiều thời gian để lấy, để chuẩn bị, mặt khác nhận thức của nhiều giáo viên chưa coi trọng đến phương tiện này, còn ngại sử dụng các thiết bị dạy học (do phải mất công mượn, trả, lắp ráp, lau rửa)
Do vậy, cần phải tăng cường quản lí, kích thích việc sử dụng trang thiết bị hỗ trợ cho hoạt động dạy học. Hiệu trưởng giữ vai trò quyết định trong việc thực hiện hiện đại hoá vai trò của trang thiết bị dạy học
Nội dung và cách thức tiến hành:
- Hệ thống trang thiết bị dạy học ở trường THCS hiện tại cũng rất đa dạng, nó được phân thành các hệ phương tiện cho từng môn học, mỗi hệ thống phương tiện dạy học theo môn lại bao gồm nhiều loại hình: vật thật, các phương tiện dùng để tái tạo các hiện tượng của tự nhiên hoặc sản phẩm lao động.
Quản lí tốt thiết bị kĩ thuật hỗ trợ giảng dạy có hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng giờ dạy nói riêng, chất lượng dạy học nói chung, góp phần tích cực vào quan điểm dạy học tích cực, chống dạy chay, đọc chép.
Hàng năm, hiệu trưởng phải xây dựng kế hoạch sử dụng, mua sắm và nâng cấp trang thiết bị dạy học, kế hoạch trước mắt và lâu dài.
Những biện pháp quản lí chính:
- Yêu cầu giáo viên đưa việc sử dụng phương tiện dạy học vào kế hoạch chuyên môn của mình theo từng chủ đề giảng dạy trong từng học kì (thông qua tổ chuyên môn)
- Thường xuyên phát động thi đua sử dụng phương tiện dạy học theo tinh thần của các phương pháp dạy học tiên tiến. Đây là một tiêu chuẩn đánh giá chất lượng công tác chuyên môn, từng học kì nên tổ chức hội thảo, hội giảng về sử dụng phương tiện dạy học.
- Thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ thuật sử dụng các phương tiện dạy học của giáo viên qua nhiều hình thức: đi tập huấn, tham gia thi giáo viên sử dụng đồ dùng cấp huyện, tổ chức huấn luyện cho tổ chuyên môn.
- Xây dựng những quy trình sử dụng trang thiết bị kỹ thuật dạy học và yêu cầu tất cả giáo viên phải thực hiện.
Biện pháp cụ thể của cán bộ quản lí :
- Nhận báo cáo tình định kỳ và đột xuất từ các cán bộ trực tiếp phụ trách trang thiết bị.
- Kiểm tra sổ sách đăng ký sử dụng và bảo quản trang thiết bị.
- Dự giờ lên lớp của giáo viên, kiểm tra đột xuất giờ dạy có sử dụng thiết bị theo sổ báo giảng.
- Phỏng vấn trực tiếp giáo viên, học sinh việc sử dụng trang thiết bị.
- Trực tiếp kiểm tra hệ thống trang thiết bị, giám sát việc kiểm kê tài sản định kỳ.
Các nhóm biện pháp trên đây đều có mối quan hệ đặc chặt chẽ với nhau, nhóm biện pháp này là cơ sở tiền đề cho nhóm biện pháp kia. Muốn quản lí tốt hoạt động dạy học ở trường THCS người cán bộ quản lí cần phải xây dựng hệ thống các biện pháp đồng bộ, thực hiện kiên trì và linh hoạt.
c. Kết luận :
I- Kết quả bước đầu :
Trong hai năm học : 2006-2007, 2007-2008 bản thân áp dụng một số biện pháp trên ở nhà trường và bước đầu đã thu được một số kết quả :
- Về mặt nhận thức : Toàn bộ CBGV nhà trường đều có nhận thức tốt về việc cần cải tiến công tác quản lí HĐDH của giaó viên coi đây là một nhiệm vụ tất yếu trong giai đoạn đổi mới GD hiện nay, đồng thời tham gia thực hiện cố hiệu quả các biện pháp do HT đề xuất
-Về kết quả công tác dạy học : Chất lượng dạy học thực chất của giáo viên được nâng lên một bước, thể hiện ở nội dung bài soạn, việc sử dụng TBDH, ở giờ dạy trên lớp , đặc biệt là công tác quản lý việc đánh giá học sinh đã có nề nếp ( Các khâu ra đề – trông và chấm kiểm tra – quản lý điểm số đều thực hiện nghiêm túc , đánh giá chất lượng thực chất)
Năm học
Tổng số giáo viên
Số giáo viên được thanh tra, kiểm tra toàn diện
Kết quả
Tốt
Khá
TB
Yếu
2005-2006
29
15
5
7
3
0
2006-2007
27
14
6
7
2
0
2007-2008
25
16
8
7
1
0
Hai năm học trên trường đều đạt trường tiên tiến cấp huyện, chất lượng học sinh ra trường được xếp thứ 10, 11/ 42 của huyện, kết quả xét tốt nghiệp THCS đảm bảo khách quan,thực hiện tốt cuộc vận động “ Hai không” trong toàn ngành do Bộ trưởng phát động .
2- Đề xuất , kiến nghị :
Dựa trên thực trạng giáo dục, thực trạng hoạt động dạy học và thực trạng quản lí hoạt động dạy học ở đơn vị, bản thân đề xuất và ứng dụng một số biện pháp bước đầu có hiệu quả. Quá trình quản lí không phải là ngày một ngày hai mà là phải xác định lâu dài cả nhiệm kỳ quản lí, vì vậy để áp dụng các biện pháp trên đây một cách có hiệu quả đề nghị được tiếp tục ở lại đơn vị xây dựng lâu dài góp phần vào việc tăng thêm thực tế cho cơ sở, thực tiễn của lí luận để quản lí giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
+ Đối với Cấp trên ( Bộ –Sở GD&ĐT) :-Tăng nguồn ngân sách dàu tư cho giáo dục THCS dặc biệt là những vung kinhtế khó khăn, vùng đang phát triển.
-Tăng cường nghiên cứu , phổ biến khoa học quản lý giáo dục cho các hiệu trưởng THCS ; Biên soạn tài liệu về phươngpháp dạy học mới phù hợp với mục tiêu , nội dung GD-ĐT mới của nhà trường phổ thông , đưa hệ thống phương pháp giảng dạy mới vào nội dung chương trình đào tạo của các trường sư phạm ; Cần thống nhất các mẫu hồ sơ quản lý , đánh giá hoạt động dạy học phù hợp và thống nhất.
-Có chế độ khen thưởng và đãi ngộ xứng đáng cho cán bộ quản lý giỏi; có chính sách thích hợp nâng caodơìi sống , điều kiện của giáo viênđể họ toàn tâm toàn ý với công việc;
-Cần biên chế đầy đủ giáo viên, cán bộ cho các nhà trường để đảm bảo các hoạt động giáo dục toàn diện được thực hiện
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một số biện pháp quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ở trường trung học cơ sở.doc