Đề tài Một số biện pháp quản lý các hoạt động chuyên môn ở trường THCS vùng đặc biệt khó khăn

Khuyến khích giáo viên tìm hiểu phong tục tập quán của địa phương ,học tiếng dân tộc để giúp cho việc tiếp cận , tuyên truyền nhiệm vụ giáo dục đến các bậc cha mẹ học sinh một cách dễ dàng ,thuận lợi vì ngoài nhiệm vụ lo cho chất lượng giảng dạy thì còn phải lưu ý đến công tác phát triển số lượng , việc duy trì sĩ số cũng không kém phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng . Học sinh nghỉ học nhiều sẽ ảnh hưởng đến việc tiếp thu kiến thức vì vậy GVCN kết hợp với giáo viên bộ môn thường xuyên kiểm diện học sinh báo cáo kịp thời lên BGH về các trường hợp học sinh nghỉ học nhiều để nhà trường tham mưu với cấp uỷ chính quyền có các biện pháp hỗ trợ tuyên truyền vận động . Thường xuyên phát động thi đua chuyên cần trong tuần , trong các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp hoặc trong bài dạy giáo viên nên sưu tầm các trò chơi kích thích trí thông minh, sáng tạo của học trò đồng thời tạo sự thoải mái khi đến trường ,đến lớp , giúp duy trì số lượng học sinh . Sĩ số ổn định thì việc tiếp thu kiến thức của các em mới đạt kết quả .

 

doc27 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 9551 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp quản lý các hoạt động chuyên môn ở trường THCS vùng đặc biệt khó khăn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quyết định đối với chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trong thời gian tới. Vì vậy trước và ngay trong quá trình đào tạo, xây dựng nguồn nhân lực là việc xây dựng đội ngũ nhà giáo vừa hồng vừa chuyên đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Nghị quyết 40/2000/QH10 ngày 09/12/2000 của Quốc hội khoá X về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đã khẳng định mục tiêu của việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông lần này là “ Đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” Để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Nghị quyết TW2 ra đời đã thổi luồng sinh khí mới cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo, đã đề ra nhiệm vụ quan trọng cho ngành giáo dục phải quan tâm tới việc đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên – lực lượng quyết định chất lượng giáo dục đào tạo. coi trọng nghề thầy giáo cũng có nghĩa là phải coi trọng sự nghiệp đào tạo và bồi dưỡng thầy giáo. Chỉ thị số 40/CT-TU ngày 15/6/2004 của Ban bí thư và chỉ thị 22/2003/CT-BGD&ĐT của Bộ trưởng về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nhằm nâng cao trình độ về chính trị, chuyên môn và quản lý giáo dục để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục. */ Kết luận : Muốn đạt được mục tiêu giáo dục thì trước hết người quản lý phải quan tâm đén công tác chỉ đạo chuyên môn bởi hoạt động chuyên môn có tầm quan trọng và quyết định đến hoạt động Sư phạm của nhà trường . Xây dựng được đội ngũ giáo viên có phẩm chất có năng lực là chúng ta đã góp phần xây dựng được một thế hệ có đủ đức và tài phục vụ đất nước , phục vụ nhân dân . Nhà bác học CoMenx ky đã nói : “ Thời thơ ấu là thời kỳ quan trọng nhất của đời người , đó không phải là chuẩn bị cho cuộc sống thực sự mà đứa trẻ hôm nay sau này trở thành người như thế nào ? Thế giới quanh em đi vào trái tim và khối óc em ra sao ? Phụ thuộc vào những người dìu dắt em ” do đó việc nâng cao trình độ năng lực chuyên môn của người là vô cùng cần thiết . Chương II: Thực trạng của đề tài 1. Sơ lược lịch sử của đề tài Trường THCS Tô Hiệu là một trường có chức năng giáo dục và đào tạo học sinh cấp THCS của xã Hát Lừu – Một xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn của huyện Trạm Tấu –Năm 2004 trường được tách ra từ trường PTCS Bản lừu . Trong những năm qua với sự chỉ đạo sát sao của các cấp các ngành - đặc biệt là sự chỉ đạo của phòng GD&ĐT - trường đã có nhiều chuyển biến. Gần đây trường đã cơ bản ổn định về số biên chế giáo viên nhưng chưa đồng bộ về cơ cấu. Đội ngũ giáo viên trẻ khoẻ ,năng động , nhiệt tình trong công tác song còn thiếu kinh nghiệm . Từ nhận thức về vai trò của đội ngũ giáo viên như trên, trong những năm qua BGH đã tập trung nhiều biện pháp quản lý có hiệu quả để xây dựng đội ngũ giáo viên và nền nếp chuyên môn trong nhà trường, góp phần tạo nên chất lượng giáo dục của nhà trường ngày càng ổn định, phát triển. Nhìn chung, chất lượng của đội ngũ nhà giáo đã ngày càng được nâng cao, có đạo đức tốt, tận tuỵ với nghề nghiệp, có tinh thần và ý thức phấn đấu nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu đổi mới , phát triển của ngành. 2. Khảo sát chất lượng đội ngũ giáo viên đầu năm : Tổng số giáo viên : 14 */ Xếp loại về đạo đức ,lối sống : - Tốt : 14 đạt 100% */ Xếp loại chuyên môn : Giỏi : 4 đạt Khá : 4 TB : 6 Tôi thực sự chưa hài lòng với kết quả trên vì xã hội ngày một thay đổi và phát triển mạnh mẽ đòi hỏi chuyên môn của người thày cũng phải thay đổi và ngày càng nâng cao đáp ứng yêu cầu của xã hội . Các Mác đã nói “ Con người là một thực thể tự tạo ra mình bằng hoạt động của chính mình ”. Để nâng cao chất lượng trong nhà trường phổ thông nói chung và của trường Tô Hiệu nói riêng thì cần phải làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục nhưng quan trọng nhất là nâng cao chất lượng đội ngũ . Giáo viên cần vững phương pháp theo đặc thù bộ môn và đối tượng học sinh.Qua thực tế quản lý chỉ đạo chuyên môn ở nhà trường và qua tìm hiểu ,tôi nhận thấy : Nguyên nhân chủ yếu của dẫn đến tình trạng chất lượng giáo viên nhà trường chưa đảm bảo là : Đội ngũ giáo viên còn trẻ cả về tuổi đời lẫn tuổi nghề , còn thiếu kinh nghiệm . Chất lượng chuyên môn của một bộ phận giáo viên còn chưa chuyển biến mạnh, còn yếu về phương pháp giảng dạy, tình trạng giáo viên vừa thừa vừa thiếu, không đồng bộ về cơ cấu bộ môn đang diễn ra ở các bậc học. Sự hiểu biết của giáo viên về phương pháp đổi mới còn hạn chế . Việc giảng dạy lồng ghép tích hợp đan cài giữa các môn chưa phù hợp . Tài liệu cho giáo viên tham khảo và môi trường để giáo viên cọ sát bồi dưỡng chuyên môn chưa nhiều. Thiết bị phục vụ giảng dạy còn quá ít và thiếu thốn. Vai trò của chính quyền địa phương và phụ huynh về vấn đề giáo dục chưa mang tầm chiến lược… vì vậy đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục Ngoài ra một số giáo viên còn có tâm lý ngại đổi mới hoặc không cập nhật được công nghệ thông tin áp dụng trong dạy học, một bộ phận giáo viên còn có hoàn cảnh khó khăn chưa theo kịp được yêu cầu nhiệm vụ. Trường THCS Tô Hiệu mới được tái thành lập, đội ngũ cán bộ, giáo viên được chia tách ra từ trường PTCS nên cơ sở vật chất còn chưa ổn dịnh ,các phòng chức năng chưa có , sân chơi ,bãi tập chưa đảm bảo, trang thiết bị còn thiếu nhiều . Về trình độ đào tạo chủ yếu đạt chuẩn THCS, , một số mới ra trường kinh nghiệm giảng dạy còn ít, cuộc sống còn nhiều khó khăn ít nhiều có ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy .học sinh chủ yếu là con nông dân nên điều kiện học tập còn nhiều khó khăn. Là một xã thuần nông nên nhận thức của một bộ phận CMHS còn hạn chế. Trước thực trạng về tình hình nhà trường, địa phương, đội ngũ giáo viên, trước yêu cầu và nhiệm vụ giáo dục trong tình hình mới, từ nhận thức về vai trò của đội ngũ giáo viên như trên, trong những năm qua trường tôi đã tập trung thực hiện những biện pháp quản lý có hiệu quả để xây dựng đội ngũ giáo viên và nền nếp chuyên môn trong nhà trường góp phần tạo nên chất lượng giáo dục của nhà trường ổn định, ngày càng phát triển. Sau đây tôi xin trình bày một số biện pháp mà chúng tôi đã thực hiện trong quản lý, chỉ đạo chuyên môn của trường THCS Tô Hiệu trong năm vừa qua như sau: Chương III: Giải quyết vấn đề 1. Nâng cao công tác tư tưởng, nhận thức : Muốn có được kết quả khả quan thì người cán bộ quản lý phải có năng lực , bản lĩnh ,óc phán đoán linh hoạt ,nhạy bén . Trong thực tế ,hiện nay đội ngũ giáo viên chưa đồng đều vè trình độ chuyên môn nghiệp vụ , nhu cầu tâm lý của mỗi người khác nhau cộng thêm đời sống kinh tế gia đình chi phối phần nào đến hoạt động chuyên môn . Để quản lý tốt hoạt động chuyên môn tôi đã phải thường xuyên học hỏi nâng cao hiểu biết về kĩ năng quản lý , nắm bắt và chỉ đạo kịp thời các công văn , nghị quyết , quyết định của cấp trên đưa xuống đồng thời tìm hiểu tâm tư nguyện vọng và khả năng của giáo viên để phân công nhiệm vụ hợp lý , động viên chia xẻ những khó khăn của nhân viên giúp họ tự tin hơn trong khi thực hiện nhiệm vụ chuyên môn Thông qua các buổi sinh hoạt, hội họp và các hoạt động chỉ đạo khác phải làm cho mọi thành viên trong nhà trường nắm vững đường lối, quan điểm giáo dục, chính sách của Đảng và nhà nước qua việc tổ chức cho giáo viên học tập các Nghị quyết, Chỉ thị, Thông tư về chiến lược, giải pháp, mục tiêu giáo dục đào tạo đối với bậc THCS.. Từ đó xác định và làm cho mọi thành viên trong hội đồng nhà trường hiểu rõ trách nhiệm, quyền hạn của mình để mọi người có ý thức học hỏi kinh nghiệm, tự học, tự rèn, cùng nhau xây dựng một tập thể sư phạm đoàn kết, nhất trí.Tổ chức cho giáo viên học tập Nghị quyết đại hội Đảng các cấp, nâng cao việc tuyên truyền, giáo dục truyền thống nhà trường, địa phương, khơi dậy niềm tự hào là giáo viên của ngôi trường đang giảng dạy để mọi người có ý thức giữ vững và phát huy được truyền thống của nhà trường. Tổ chức cho giáo viên nhà trường ký cam kết , hưởng ứng cuộc vận động “hai không” do Bộ trưởng Bộ GD-ĐT phát động ngay từ đầu năm học bằng các việc làm cụ thể, thiết thực trong công tác chuyên môn và các hoạt động tập thể khác trong nhà trường. Thông qua các hoạt động cụ thể trong công tác chuyên môn, mỗi tháng chúng tôi tổ chức một buổi để giáo viên nghiên cứu các, tài liệu và trao đổi thảo luận trực tiếp về những vấn đề liên quan đến thực trạng đội ngũ giáo viên nhà trường, rút kinh nghiệm về chất lượng học tập của học sinh, việc dạy của thầy – so với yêu cầu, nhiệm vụ được giao để giáo viên nhận thức rõ được vấn đề, từ đó mà tự giác học hỏi, rèn luyện, phấn đấu theo kịp yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục. 2. Xây dựng- củng cố hoạt động của tổ, nhóm chuyên môn Xác định tổ chuyên môn là cơ sở hạt nhân của công tác chuyên môn trong nhà trường – nơi diễn ra các hoạt động chuyên môn. Tôi rất coi trọng các hoạt động của tổ, nhóm chuyên môn và xác định việc xây dựng, củng cố hoạt động của tổ, nhóm chuyên môn là một nội dung quan trọng của công tác quản lý, có vai trò rất lớn trong công tác bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ giáo viên và nâng cao chất lượng dạy học.Hoạt động của tổ, nhóm chuyên môn có hiệu quả thì sẽ tạo ra các điều kiện tốt, tạo ra môi trường tốt để mỗi giáo viên tự học hỏi lẫn nhau về kiến thức chuyên môn và ứng sử sư phạm, từ đó nâng cao trình độ và năng lực của mình. Với vai trò quan trọng như vậy, đòi hỏi tổ, nhóm chuyên môn phải được tổ chức hợp lý và hoạt động có nền nếp, khoa học và hiệu quả. *)Nhà trường phân chia, sắp xếp tổ, nhóm chuyên môn Căn cứ vào tình hình thực tế đội ngũ giáo viên nhà trường, cũng như yêu cầu nhiệm vụ các bộ môn tôi phân chia tổ theo nhóm liên bộ môn. Trường có hai tổ là tổ khoa học tự nhiên và tổ khoa học xã hội. Tổ khoa học tự nhiên gồm giáo viên giảng dạy các môn : Toán- Lý- Công nghệ - Hoá- Sinh- Thể dục. Tổ khoa học xã hội gồm giáo viên dạy các môn : Ngữ văn- Sử- Địa – GDCD -Tiếng Anh- Nhạc- Hoạ. Tổ trưởng, tổ phó và các nhóm trưởng là các giáo viên có chuyên môn vững vàng, có tinh thần trách nhiệm cao được giáo viên trong tổ tín nhiệm. Chuyên môn nhà trường lên kế hoạch cho các tổ sinh hoạt vào chiều thứ sáu trong tuần ; Tổ trưởng 2 tổ xây dựng kế hoạch – Chuyên môn nhà trường duyệt kế hoạch vào chiều thứ năm . Lịch hoạt động chuyên môn cụ thể cho các tổ thể hiện trên thời khoá biểu. Về việc phân công giảng dạy : Tôi luôn chỉ đạo tổ chuyên môn phân công giáo viên dạy các môn, lớp theo đúng chuyên môn được đào tạo,phù hợp với khả năng , năng lực và trình độ , đảm bảo có giáo viên khá ,giỏi cùng nhóm kèm cặp, giúp đỡ giáo viên mới vào nghề, giáo viên còn hạn chế về chuyên môn. Thực hiện nghiêm túc các quy định trong dạy học. Tạo điều kiện để giáo viên phát huy được khả năng của mình, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Ngay từ đầu năm học , yêu cầu các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch hoạt động của mình sát với giáo viên và học sinh tình hình thực tế của nhà trường . */ Về bồi dưỡng năng lực chuyên môn: Để đánh giá giáo viên tôi chỉ đạo thực hiện xếp loại giờ dạy theo công văn số 906/2006/GDTrH ngày 05/9/2006 của SGD&ĐT, tổ chức việc đánh giá, phân loại giáo viên nghiêm túc làm cơ sở cho việc sắp xếp,sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng lại một cách khoa học, chính xác. Để nâng cao chất lượng giáo dục tôi luôn xác định: Đội ngũ giáo viên phải có kỹ năng vận dụng tốt các phương pháp dạy học sáng tạo, kỹ năng giảng dạy thực hành, am hiểu các thao tác sử dụng các phương tiện dạy học mới hiện đại, sử dụng và khai thác có hiệu quả các phương tiện thông tin điện tử, mạng Internet…Để làm được những yêu cầu trên, tôi thường xuyên chỉ đạo các tổ chuyên môn tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên dưới nhiều hình thức như bồi dưỡng theo chuyên đề, bồi dưỡng thường xuyên, tự bồi dưỡng qua các phương tiện thông tin, trong đó coi trọng bồi dưỡng tại chỗ qua dự giờ, sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn, giáo viên được bồi dưỡng những nội dung mình còn thiếu, còn yếu, thực hiện khẩu hiệu “thầy là ta, trò là ta” . Chúng tôi luôn coi trọng việc tự học, tự bồi dưỡng, khôi phục và phát huy phong cách người giáo viên với phong trào “tự học – tự rèn”. Điều quan trọng là để người giáo viên tự soi rọi , tự tu dưỡng thông qua nghiên cứu sách giáo khoa , sách giáo viên , các tạp chí chuyên san , sách tham khảo , khai thác mạng Internet… Triển khai kế hoạch học tập bồi dưỡng chuyên môn, thể hiện qua các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học và các buổi sinh hoạt của tổ mỗi tuần một buổi, tăng cường chất lượng sinh hoạt chuyên môn nhóm, tổ, chú trọng vào việc định hướng phương pháp dạy học trong tiết này là gì? cách thức tổ chức các hoạt động như thế nào? bàn cụ thể chi tiết , tránh hình thức. Phân công giáo viên có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin bỗi dưỡng cho giáo viên , đảm bảo giáo viên có thể sử dụng tương đối thành thạo máy vi tính . Đối với giáo viên đứng lớp: Chỉ đạo giáo viên thường xuyên học hỏi những phương pháp tốt ,cách làm hay để có tiết dạy thành công . Lấy tư tưởng động viên khích lệ là chính ,tránh gây ức chế , áp đặt vì đối tượng học sinh là người dân tộc thiểu số ,các em rất dễ mặc cảm ,tự ty . Mỗi lời động viên , khuyến khích của cô giáo sẽ giúp các em tự tin , hứng thú trong học tập ngược lại nếu giáo viên không khéo léo học sinh sẽ chán nản dẫn đến nghỉ học … Yêu cầu giáo viên tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt chuyên môn ,sinh hoạt chuyên đề để bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ… Hồ sơ sổ sách đảm bảo , nội dung khoa học chính xác . Việc khai thác mạng phải đầu tư thời gian chính sửa sao cho phù hợp với đối tượng học sinh mà vẫn đảm bảo yêu cầu đặc trưng môn học , tránh lối sao chép tràn lan , kệch cỡm, không phù hợp */ Đối với giáo viên chủ nhiệm: Tổ chức chuyên đề kinh nghiệm giáo dục học sinh cá biệt, kĩ năng điều tra- nắm bắt đối tượng học sinh, kĩ năng giao tiếp- xử lý công việc với cha, mẹ học sinh và học sinh. Khuyến khích giáo viên tìm hiểu phong tục tập quán của địa phương ,học tiếng dân tộc để giúp cho việc tiếp cận , tuyên truyền nhiệm vụ giáo dục đến các bậc cha mẹ học sinh một cách dễ dàng ,thuận lợi vì ngoài nhiệm vụ lo cho chất lượng giảng dạy thì còn phải lưu ý đến công tác phát triển số lượng , việc duy trì sĩ số cũng không kém phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng . Học sinh nghỉ học nhiều sẽ ảnh hưởng đến việc tiếp thu kiến thức vì vậy GVCN kết hợp với giáo viên bộ môn thường xuyên kiểm diện học sinh báo cáo kịp thời lên BGH về các trường hợp học sinh nghỉ học nhiều để nhà trường tham mưu với cấp uỷ chính quyền có các biện pháp hỗ trợ tuyên truyền vận động . Thường xuyên phát động thi đua chuyên cần trong tuần , trong các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp hoặc trong bài dạy giáo viên nên sưu tầm các trò chơi kích thích trí thông minh, sáng tạo của học trò đồng thời tạo sự thoải mái khi đến trường ,đến lớp , giúp duy trì số lượng học sinh . Sĩ số ổn định thì việc tiếp thu kiến thức của các em mới đạt kết quả . Tổ chức lớp bồi dưỡng tập huấn chung cho giáo viên về tin học, soạn thảo văn bản, soạn- giảng bằng giáo án điện tử, sử dụng phần mềm tính điểm trên máy tính giúp cho việc tính điểm của giáo viên chính xác . những giáo viên của trường khả năng sử dụng máy tính thành thạo sẽ giúp đỡ giáo viên trong khi học . Trong quá trình chỉ đạo tôi luôn nhận thức rõ: Công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn là con đường, biện pháp chủ yếu để nâng cao chất lượng giáo dục trong đó đào tạo là cơ bản, bồi dưỡng là thường xuyên – coi trọng công tác tự bồi dưỡng của bản thân từng giáo viên. *)Tổ, nhóm chuyên môn + Yêu cầu tổ chuyên môn phải có nội dung sinh hoạt cụ thể bằng kế hoạch tuần, tháng, từng học kỳ và cả năm học. Tuỳ tình hình từng tổ để xây dựng kế hoạch riêng cho mtừng tổ . Trong kế hoạch phải chỉ ra được các đầu mục công việc, người (bộ phận) thực hiện, thời gian thực hiện, ai phụ trách, kết quả, điều chỉnh kế hoạch. + Xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên đề và phải coi đây là phương pháp tốt nhất để bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên . Tổ kết hợp với chuyên môn nhà trường xây dựng kế hoạch dạy các bài khó, xây dựng các chuyên đề trong từng học kỳ, phân công giáo viên dạy cụ thể, có dự giờ, rút kinh nghiệm + Có kế hoạch kiểm tra thường xuyên việc thực hiện quy chế chuyên môn của nhà trường .Trong kế hoạch chuyên môn tuần đặc biệt coi trọng sinh hoạt chuyên môn nhóm, ở đó giáo viên trong nhóm rút kinh nghiệm các nội dung đã triển khai dạy trong tuần trước và thống nhất cách thức dạy các bài trong tuần. Tôi thường xuyên cùng tổ chuyên môn tổ chức dự giờ thăm lớp bằng nhiều hình thức ,qua đó phát hiện được những thiếu sót , hạn chế về phương pháp , về cách thức tiến hành bài giảng của giáo viên . Yêu cầu góp ý nghiêm túc thẳng thắn ,giáo viên tiếp thu tích cực đảm bảo sau mỗi đợt rút kinh nghiệm giáo viên sẽ có những trang bị nhất định cho mình về chuyên môn Quy trình sinh hoạt chuyên đề trong các buổi snh hoạt chuyên môn :Bàn xây dựng bài dạy – thống nhất nội dung – kiến thức cơ bản- phương pháp – cử đại diện thể hiện- rút kinh nghiệm- triển khai dạy đại trà các lớp.Thông qua sinh hoạt chuyên môn nhóm thống nhất phương pháp chung cho từng kiểu bài, dạng bài. + Phát động sâu rộng trong giáo viên phong trào làm và sử dụng đồ dùng dạy học .Tích cực soạn giảng bằng đồ dùng dạy học hiện đại, thông qua khâu tự học, tự bồi dưỡng từng giáo viên có kế hoạch cụ thể soạn các tiết dạy bằng giáo án điện tử tập trung vào các loại bài khó, bài ôn tập chương, học kỳ, chủ động sử dụng các phần mềm dạy học các môn học để làm các thí nghiệm , mô phỏng, tái hiện …Khai thác các thông tin trên mạng đưa vào bài giảng minh hoạ để tiết dạy sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn học sinh trong các giờ học . + Có kế hoạch kiểm tra hồ sơ, giáo án định kỳ để giúp đỡ lẫn nhau trong công tác chuyên môn. + Phân công cụ thể các cặp, nhóm giáo viên giúp đỡ những đồng nghiệp mới ra trường, hoặc những người còn yếu về từng mặt đảm bảo công việc các nhóm đều tay, thông suốt. 3. Tổ chức các hoạt động thi đua “dạy tốt” và hội thi các cấp Ngay từ đầu năm học, trong kế hoạch hoạt động cá nhân của mỗi giáo viên chúng tôi đã tổ chức cho giáo viên xây dựng kế hoạch của bản thân từng người theo nhiệm vụ năm học được phân công, trong đó chú trọng việc động viên giáo viên đăng ký thi đua các cấp, phấn đấu trở thành giáo viên giỏi, viết các chuyên đề kinh nghiệm của từng cá nhân. Trong hội nghị cán bộ công chức đầu năm học, các tổ chuyên môn đã đăng ký danh hiệu của tổ, cá nhân trong tổ và các chuyên đề làm trong năm học. Trong quá trình triển khai nhiệm vụ năm học, chúng tôi tổ chức các đợt thi đua “hai tốt” chào mừng các ngày lễ lớn như: Ngày TLHLH Phụ nữ Việt Nam (20/10), ngày nhà giáo Việt Nam (20/11), ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam (22/12), ngày thành lập Đảng (3/2), ngày thành lập Đoàn (26/3), ngày giải phóng hoàn toàn Miền Nam (30/4), ngày Quốc tế lao động (1/5), ngày sinh nhật Bác (19/5). Các giáo viên đăng ký các tiết dạy thể nghiệm các chuyên đề về đổi mới phương pháp hoặc các chuyên đề dạy bài khó, bài ôn tập theo phân công của tổ, nhóm chuyên môn. Chuyên môn nhà trường tổ chức hội thi giáo viên giỏi cấp trường với nội dung: Thi dạy trên lớp Thi hồ sơ, giáo án được phân công giảng dạy Thi chuyên đề sáng kiến kinh nghiệm giảng dạy Thi làm đồ dùng dạy học 4. Ban Giám hiệu và các tổ chuyên môn tăng cường công tác kiểm tra Các kế hoạch của chuyên môn, của tổ được triển khai ra nhưng nếu không có khâu thanh kiểm tra của ban Giám hiệu, cốt cán chuyên môn thì khó mà nắm bắt được diễn biến các hoạt động cũng như kết quả, do đó không thể có những biện pháp điều chỉnh kịp thời khi có kết quả không mong muốn xảy ra cũng như phát hiện những cái tốt, tích cực cần nhân rộng, phát huy. Do đó trong nhà trường việc thường xuyên thực hiện công tác thanh kiểm tra chính là nhắc nhở mọi người làm việc đúng, đồng thời chấn chỉnh các hoạt động đi vào nề nếp đúng theo yêu cầu quy định. Nhìn chung thói quen nghiêm túc, tính kế hoạch trong công việc không phải tự nhiên có được mà hầu hết được hình thành và phát triển trong suốt cả một quá trình mà lúc đầu thường là không tự giác. Như vậy nếu làm tốt công tác thanh, kiểm tra theo đúng nguyên tắc, thiết thực sẽ tạo nên một thói quen làm việc tự giác, có kế hoạch, sẽ tạo nên hiệu quả đích thực tốt hơn, giúp mỗi người thực hiện nghiêm túc công việc được giao. Nhận thức được vai trò, tác dụng của công tác thanh, kiểm tra như vậy nên chúng tôi tập huấn cho đội ngũ cốt cán chuyên môn về nội dung, phương pháp thanh, kiểm tra, rút kinh nghiệm việc thanh, kiểm tra từng năm học nhằm hoàn thiện hơn về các khâu kiểm tra để hiệu quả thanh kiểm tra thiết thực hơn đối với mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và chất lượng giáo dục học sinh, xây dựng kế hoạch kiểm tra nội vụ nhà trường, tổ, giáo viên theo từng kỳ, tháng đảm bảo 100% giáo viên đều được kiểm tra, xác định nội dung kiểm tra là việc thực hiện các quy định về quy chế chuyên môn như kế hoạch giảng dạy, soạn giáo án, thực hiện chương trình, thực hiện chế độ kiểm tra, cho điểm, chấm, chữa, trả bài cho học sinh, sử dụng đồ dùng dạy học, chú ý những tiết sử dụng đồ dùng dạy học hiện đại, việc dự giờ thăm lớp, chất lượng giảng dạy, việc tự học, bồi dưỡng thường xuyên, thực hiện các nhiệm vụ khác,… Để việc kiểm tra được chủ động trong năm học, tôi phân công trong ban Giám hiệu người phụ trách từng tổ, công khai kế hoạch kiểm tra của ban Giám hiệu: - Kiểm tra sổ điểm lớp, sổ điểm cá nhân, sổ mượn đồ dùng vào cuối tháng. - Kiểm tra sổ đầu bài các lớp vào cuối tuần thứ tư hàng tháng và tính điểm thi đua hàng tháng . - Kiểm tra toàn diện tổ chuyên môn1 lần/ tổ/ năm (có kế hoạch cụ thể từng tháng). - Kiểm tra toàn diện giáo viên theo kế hoạch kiểm tra nội vụ hàng tháng. Ngoài kiểm tra theo lịch, chúng tôi thực hiện việc kiểm tra theo chuyên đề, kiểm tra đột xuất, dự giờ không báo trước, … Sau mỗi lần kiểm tra chúng tôi đều tổ chức rút kinh nghiệm, phát huy những điểm mạnh, hạn chế những tồn tại, nhân rộng những điển hình tốt, tăng cường khảo sát học sinh để có thông tin ngược về kết quả học tập. Sử dụng kết quả kiểm tra với mục đích giáo dục nên với thiếu sót qua kiểm tra, trước tiên chúng tôi nhắc nhở, rút kinh nghiệm, khi vi phạm 3 lượt mà không sửa chữa mới tính vào điểm thi đua. 5. Kết quả Sau một thời gian áp dụng sáng kiến đến nay trường chúng tôi đã có đội ngũ giáo viên cơ trình độ và năng lực chuyên môn đảm bảo ,số giáo viên hạn chế về chuyên môn đã giảm , số giáo viên kgá giỏi tăng lên đáng kể . Chất lượng học tập của học sinh cũng từng bước được cải thiện chất lượng giáo dục dần ổn định. Cụ thể như sau : +/ Về Học sinh: - Kết quả kiểm tra chất lượng cuối học kỳI : Tổng số học sinh toàn trường : 209 Trong đó : Xếp loại hạnh kiểm tốt : Khá TB Xếp loại học lực : Giỏi : Khá : TB : +/ Về Giáo viên: Tổng số giáo viên : 14 */ Xếp loại về đạo đức ,lối sống : - Tốt : 14 đạt 100% */ Xếp loại chuyên môn : Giỏi : 7 đạt - Trong đó 2 GV được công nhận là GV dạy giỏi cấp huyện Khá : 5 TB : 2 Với nhận thức tư tưởng đúng đắn , đến nay 100% giáo viên đều yên tâm công tác , có phẩm chất đạo đức lối sống trong sạch ,lành mạnh. Thực hiện nghiêm túc các qui định về chuyên môn - Giảng dạy theo đúng PPCT- TKB - Đảm bảo tiến hành đầy đủ các tiết thực hành theo quy định của chương trình. Đã thực hiện dạy bài giảng điện tử ở các môn Lịch sử, Toán , Hoá,Công nghệ ;Ngữ văn . Các tiết dạy đã sử dụng đồ dùng trực quan hoặc thí nghiệm chứng minh một cách triệt để . Giáo viên trẻ mới ra trường được tổ phân công giúp đỡ nên đã có tiến bộ trong chuyên môn. Chất lượng giáo viên của trường khá đều, chấp hành quy chế chuyên môn và chất lượng giảng dạy đạt mức độ khá và tốt. Các tổ chuyên môn đều đạt thành tích tổ lao động giỏi. Hoạt động của tổ chuyên môn đã thực sự có tác dụng trong việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên . Trong thời gian qua tổ chuyên môn đã xây dựng được một ssó chuyên đề như : Đổi mới phương pháp dạy học tiết thực hành luyện tập theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; chuyên đề : Đổi mới phương pháp trong tiết làm bài tập lịch sử ; Tiết giảng bài :Tìm hiểu chung phần tập làm văn của môn ngữ văn ; Chuyên đề Sử dụng đồ dùng dạy học sao cho có hiệu quả. Đặc biệt trong năm học qua nhà trường đã xây dựng được chuyên đề : Xây dựng và giảng dạy giáo án điện tử. Mặc dù còn có những hạn chế trong việc xây dựng và triển khai chuyên đề song các buổi sinh hoạt chuyên đề đã thực sự có những đóng góp tích cực trong việc đổi mới phương pháp ,nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường Sau hội thi cấp trường chúng tôi tuyển chọn những giáo viên đủ điều kiện để dự thi giáo viên giỏi cấp huyện. Sau mỗi đợt thi đều có tổng kết, rút kinh nghiệm, trao giải thưởng – mặc dù kinh phí chi khen thưởng là không đáng kể song nó có tác dụng động viên, khích lệ tinh thần phấn đấu của anh, chị, em giáo viên lên rất nhiều.Qua hội thi giáo viên giỏi các cấp, giáo viên trong nhà trường được tham dự những đợt sinh hoạt chuyên môn rất sâu rộng và bổ ích, giúp mọi người trưởng thành lên về mọi mặt. Hoạt động đó thực sự lôi cuốn giáo viên tích cực tham gia, giúp ích cho công tác tự học, tự rèn của mỗi cá nhân. Với việc kiểm tra theo kế hoạch thường xuyên từ cấp tổ đến cấp trường nên không có giáo viên bị vi phạm quy chế soạn bài, kiểm tra, cho điểm. Một số tồ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số biện pháp quản lý các hoạt động chuyên môn ở trường THCS vùng đặc biệt khó khăn.doc
Tài liệu liên quan