Đề tài Một số biện pháp tăng cường công tác Đấu thầu xây lắp ở Công ty xây dựng số 6 Thăng Long

Lời Mở Đầu TRANG

Chương I. Vai Trò và nội dung của đấu thầu xây lắp trong 1

nền kinh tế thị trường

I. Những vấn đề cơ bản về đấu thầu xây lắp 1

1. Các khái niệm 1

2. Tính tất yếu khách quan của đấu thầu xây lắp các công trình 3

Doanh nghiệp xây dựng

3. Các hình thức đấu thầu 6

4. Các điều kiện của Doanh nghiêph xây dựng khi tham gia 7

đấu thầu

5. Các nhân tố ảnh hưởng đến đấu thầu xây lắp 8

II Trình tự thực hiện đấu thầu 11

1. Chuẩn bị thực hiện đấu thầu 12

2. Sơ tuyển nhà thầu (nếu có) 13

3. Mời thầu 13

4. Mộp hồ sơ dự thầu 14

5. Mở thầu 14

6. Đánh giá xếp hạng nhà thầu 14

7. Phê duyệt kết quẩ đấu thầu 16

8. Công bố kết quả đấu thầu và ký kết hợp đồng 17

III. Phương pháp định lượng khả năng thắng thầu của doanh nghiệp xây dựng 18

1. Xác định danh mục các chỉ tiêu ảnh hưởng đến khả năng thắng thầu của doanh nghiệp xây dựng 18

2. Xây dựng thang điểm 19

3. Xác định tầm quan trọng (trọng số) của từng chỉ tiêu 20

4. Tính toán chỉ tiêu tổng hợp cho gói thầu cụ thể 20

5. Đánh giá khả năng thắng thầu và ra quyết định 21

IV Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác đấu thầu xây lắp của doanh nghiệp xây dựng 23

1. Chỉ tiêu giá trị trúng thầu và số công trính trúng thầu 23

2. Xác suất trúng thầu 23

3. Chỉ tiêu thị phần của doanh nghiệp trên thị trường xây lắp 23

4. Chỉ tiêu về lợi nhuận đạt được 24

5. Chỉ tiêu về uy tín của doanh nghiệp 25

Chương II Khảo sát và phân tích tình hình thực hiện công tác đấu thầu xây lắp của công ty xây dựng số 6 Thăng Long 26

I. Quá trình hình thành, phát triển và những đặc điểm kinh tế- kỹ thuật chủ yếu của Công ty xây dựng số 6 26

I.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty công ty. 26

I.2.Những đặc điểm kinh tế- kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến đấu thầu của công ty 28

1. Đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý cuỉa công ty 28

2. Đặc điểm tổ chức sản xuất 31

3.Đặc điểm về nhân lực 32

4.Đặc điểm về máy móc thiết bị và công nghệ 34

5.Đặc điểm về nguyên vật liệu sử dụng 36

6 Đặc điểm về tài chính 37

III.Phân tích tình hình thực hiện công tác đấu thầu xây lắp của Công ty xây dựng số 6 Thăng Long 38

1.Tình hình tìm kiếm,điều tra và phát hiện dự án 39

2.Tổ chức dự thầu 42

IV.Đánh giá tình hình thực hiện công tác đấu thầu xây lắp của công ty 52

1. Những kết quả đạt được 52

2. Những khó khăn và tồn tại cần khắc phục 53

Chương III. Một số biện phap tăng cường công tác đấu thầu xây lắp ở Công ty xây dựng số 6 Thăng Long 55

1. Tích cực tìm kiếm, điều tra về các dự án 55

2. Tăng cường công tác quản lý chất lương, xây dựnghệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 trong xây lắp. 58

3. Xác định giá bỏ thầu hợp lý linh hoạt phù hợp với chiến lược của công ty và xu thế của thị trường 61

4. Thực hiện đúng hợp đồng để tạo uy tín 66

Kết Luận

Tài Liệu Tham Khảo

 

 

 

doc81 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1131 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp tăng cường công tác Đấu thầu xây lắp ở Công ty xây dựng số 6 Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiến hành tổ chức và sắp xếp lại bộ máy quản lý và định ra từng nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận tạo ra một bộ máy hoạt động nhịp nhàng đồng bộ. Hiện nay, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty bao gồm: (sơ đồ) - Đứng đầu là Giám đốc chịu trách nhiệm chung về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, trực tiếp quản lý phòng tổ chức cán bộ lao động, phòng tài vụ, phòng kế hoạch hợp đồng. - Phó giám đốc kỹ thuật : Phụ trách về công nghệ sản xuất, kỹ thuật thi công và chất lượng sản phẩm, các nguồn khai thác cung cấp vật liệu, công tác tiêu thụ sản phẩm, trực tiếp phụ trách phòng vật tư - thiết bị, kỹ thuật tổng hợp, các công trình xây ngoài. -Phó giám đốc kinh doanh : Phụ trách công tác tiếp cận thị trường xây dựng mới, quan hệ đôn đốc làm hồ sơ dự thầu các công trình, đưa ra những chiến lược kinh doanh mới. -Phó giám đốc nội chính : Nhân chính phụ trách đời sông vật chất cho cán bộ công nhân viên, trực tiếp phụ trách các phòng hành chính, bảo vệ, y tế, nhà trẻ. * Các phòng ban chức năng có một trưởng phòng quản lý và thực hiện các công việc theo chức năng. + Phòng TCCBLĐ : Đảm nhiệm công tác cán bộ, tổ chức bộ maý quản lý, tiền lương, quản lý lao động. + Phòng tài chính- kế toán : Nhiệm vụ là hạch toán tài sản cũng như quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty, cấp vốn và quản lý vốn, lập báo cáo tài chính, xây dựng kế hoạch tàI chính hàng năm, quản lý quỹ tiền mặt của Công ty. + Phòng vật tư thiết bị : Cung cấp nguyên vật liệu kịp thời cho quá trình sản xuất, đảm bảo đúng số lượng, chất lượng, chủng loại. Quản lý máy móc thiết bị, xây dựng kế hoạch sử dụng và bảo dưỡng định kỳ máy móc thiết bị. + Phòng kế hoạch hợp đồng : Lập kế hoạch sản xuất, giá thành sản phẩm, lập các hồ sơ dự thầu, tìm công ăn việc làm cho công nhân, ký kết hợp đồngsản xuất và tiêu thụ sản phẩm. + Phòng kỹ thuật tổng hợp : Phụ trách về vấn đề thi công, xây lắp và sản xuất theo thiết kế, đúng các quy trình quy phạm , nghiên cứu ứng dụng các quy trình, quy phạm mới để công trình đạt chất lượng cao. Kiểm tra chất lượng sản phẩm nhập kho, thei dõi thực hiện các quy phạm kỹ thuật sản xuất. + Phòng hành chính : Tiếp khách, theo dõi thi đua, làm công tác văn thư lưu trữ + Phòng bảo vệ : Bảo vệ tài sản trong hiện trường sản xuất, giữ gìn an ninh trật tự trong nội bộ Công ty. + Phòng y tế : Bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cho CBCNV Giám Đốc P.G.Đ Kinh Doanh P.G.Đ Nội Chính P.G.Đ Kỹ Thuật Phòng TCCBLĐ Phòng Tài Vụ Phòng Vật Tư-Thiết Bị Phòng Kế Hoạch Hợp đồng Phòng Kỹ Thuật Tổng Hợp Phòng Hành Chính Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Mỗi phòng ban đều có chức năng riêng biệt nhưng giữa chúng lại có mối quan hệ mật thiết với nhau đều chịu sự chỉ đạo của Ban Giám đốc công ty, tạo nên một chuỗi mắt xích trong guồng máy hoạt động sản xuất kinh doanh.Vị trí vai trò của mỗi phòng ban là khác nhau nhưng mục đích cuối cùng là sự sống còn và phát triển của Công ty. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Xuất phát từ quy mô của Công ty, cơ cấu vốn và yêu cầu quản lý, Công ty áp dụng hình thức kế toán nhật ký chứng từ. Phòng kế toán của Công ty có nhiệm vụ xử lý và thực hiện các nghiệp vụ kế toán. Tại các đội, thống kê kế toán đội có nhiệm vụ quản lý theo dõi thời gian lao động, tổng hợp khối lượng hoàn thành của đơn vị mình và chia lương cho người lao động, lập các chứng từ kế toán định kỳ gửi các chứng từ đã được phân loại kèm theo giấy đề nghị thanh toán về phòng kế toán. Phòng kế toán, sau khi nhận được các chứng từ, kế toán tiến hành kiểm tra, phân loại chứng từ ghi sổ chi tiết, sổ tổng hợp, sau đó cung cấp thông tin. Kế toán giúp lãnh đạo Công ty trong công tác quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, việc thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước.. và lậo báo cáo tài chính. Tổ chức bộ máy kế toán được thể hiện qua sơ đồ sau: Kế Toán trưởng Phó Phòng Kế toán Kế Toán Vật Tư TSCĐ Kế Toán Tiền Lương BHXH Kế Toán Ngân Hàng Thủ Quỹ Kế Toán Thanh Toán Công Nợ Kế toán các đội sản xuất 2. Đặc điểm tổ chức sản xuất Xuất phát từ đặc điểm sản xuất của ngành, việc tổ chức sản xuất của Công ty được thực hiện thông qua các Đội công trình. Tại địa bàn của Công ty có 5 đội công trình và 10 đội công trình khác đang thi công các công trình giao thông trong cả nước từ Móng cái, Lạng Sơn cho đến Cần Thơ, Sóc Trăng.Các đội công trình được thành lập tuỳ theo yêu cầu nhiệm vụ từng thời kỳ của đơn vị. Mỗi đội công trình có nhiệm vụ thi công một công trình cụ thể, ở từng công trình có Ban quản lý công trình, gồm có: Chỉ huy trưởng công trình hay chủ nhiệm công trình do ban Giám đốc Công ty cử xuống vàcác nhân viên kinh tế kỹ thuật chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp kinh tế kỹ thu của công trình. Ban quản lý dự án Tổ Sản Xuất Tổ Sản Xuất Trong mỗi đội công trình lại được tổ chức thành các tổ sản xuất, thể hiện qua sơ đồ: Tại địa bàn công ty có 5 đội công trình ,đó là: Đội công trình 1: Là đội chuyên đúc dầm với mọi khấu độ từ 17,9m đến 33m và cấu kiện như cống ặ1250 cho đường cao tốc Láng- Hoà Lạc, quốc lộ 1A đoạn Hà Nội -Lạng Sơn. Đội được phân cấp quản lý trên cơ sở nhiệm vụ củaCông ty kết hợp với sự tìm kiếm của đội. Đội công trình 2 : Là đội cho dây chuyền sản xuất cọc ặ550 đồng bộ cung cấp cho các công trình như cầu An thái, Cảng LOTUS và đúc các loạI cọc 35*35, 40 *40 cho cầu cạn Nội Bài, Cống Yên Sở Đội công trình 3: Là đội vật liệu xây dựng nhiệm vụ chình là sản xuất các sản phẩm, cấu kiện bê tông, xây dựng các công trình Đội Nội Bài : Thi công các hạng mục của sân bay quốc tế Nội BàI như: Móng trụ cầu cạn, hệ thống thoát nước, sân đỗ A1, cầu cạn nhà ga T1, rãnh KANIVO Đội Điện Máy : Là đội thực hiện bảo quản phục hồi máy móc thiết bị cho các đội trong công ty, hỗ trợ máy móc cho các đội trong thi công. Đội có nhiều bộ phận như tổ sửa chữa, tổ vận hành, tổ điện, tổ gia công cơ khí Đội được phân cấp quản lý trên cơ sở nhiệm vụ của Công ty giao và kết hợp với sự tìm kiếm của đôị. Phụ trách các tổ sản xuất là tổ trưởng. Khi côngtrình xây dựng hoàn thành đội công trình sẽ giải tán để thành lập đội công trình khác. Cách tổchức lao động, tổ chức sản xuất như trên sẽ tạo điều kiện quản lý chặt chẽ về mặt kinh tế, kỹ thuật với từng đội công trình từng tổ sản xuất. 3. Đặc điểm về nhân lực Với đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng, Công ty thường xuyên có kế hoạch cử cán bộ thạm gia các lớp học, khoá học đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật để từng bước đáp ứng được nhu cầu phát triển và phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Bên cạnh đó, theo báo cáo tổng kết- thực hiện nghị quyết đại hội CNVC năm 2000 của Công ty thì hiện nay, lực lượng CBCNV quá đông, tới 620 người nhưng thực tế số người mà sử dụng được vào công việc có hiệu quả thì lại quá ít. Như vậy rất mâu thuẫn, thậm chí có lúc thiếu người không đáp ứng được nhiệm vụ. Tìm được công trình lại không tìm ra được đội trưởng và công nhân chuyên nghiệp hợp với nghề mới của mình.Tuy nhiên, Công ty cũng có một đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khoa học- kỹ thuật được thử thách qua thực tế thi công các công trình hiện nay đã đủ năng lực để hoàn thành cácnhiệm vụ đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao, Công ty cũng thường xuyên quan tâm tới công tác đào tạo tại chỗ , công ty luôn khuyến khích và tiếp nhận đội ngũ cán bộ trẻ có tay nghề và tiếp thu được trình độ khoa học- công nghệ hiện đại. Tổng lực lượng lao động toàn Công ty đến 31/12/2000 là 618 người Trong đó : ã Cán bộ chuyên môn và kỹ thuật theo ngành nghề : 119 người - Cán bộ quản lý kinh tế : 29 người - Cán bộ kỹ thuật công trình : 77 người - Nhân viên nghiệp vụ : 13 người ã Công nhân kỹ thuật của Công ty : 499 người + Công nhân vận hành trạm trộn: 14 + Công nhân vận hành máy lu : 8 + Công nhân cơ khí : 26 + Công nhân điện : 36 + Công nhân kích kéo : 25 + Thợ hàn : 31 + CN trắc địa : 14 + CN vận hành máy ủi : 9 + CN vận hành máy rảI : 9 + CN vận hành máy san : 9 + CN vận hành máy xúc : 12 + CN lái xe : 18 + Thợ sắt : 38 + Thợ mộc : 8 + Thợ nề : 24 + CN điều khiẻn máy khoan : 9 + CN lái cẩu + CN làm đường : 78 +Thợ lắp ghép cầu : 32 + Thợ bê tông : 85 Nhìn chung công ty đã có nguồn lực lao động tương đối đảm bảo yêu cầu về năng lực, trình độ, kinh nghiệm để thực hiện các dự án. Đây là một yếu tố quan trọng giúp Công ty nâng cao khả năng thắng thầu khi kê khai năng lực của nhà thầu trong hồ sơ dự thầu của Công ty. Vì thế, Công ty cũng xác định lực lượng lao động là nhân tố quyết định sự phát triển cho hoạt động sản xuất kinh doanh lâu dài.Bảo đảm công bằng giữa quyền lợi với năng lực thực sự của người lao động là phương châm thực hiện. Quan tâm đến việc bồi dưỡng sức khoẻ cho lực lượng lao động tại các công trường, ưu tiên vật chất cho người lao động làm việc tại môi trường độc hại, nguy hiểm, để đảm bảo tái sản xuất sức lao động. II.4 Đặc điểm về máy móc thiết bị và công nghệ xây dựng Với mục tiêu từng bước nâng cao hiện đại hoá các trang thiết bị hiện đại đáp ứng được nhu cầu phát triển của công ty cũng như có đủ khả năng, năng lực tham gia các dự ánlớn đòi hỏi cao về tiêu chuẩn kỹ thuật, tiến độ thi công.Công ty đã không ngừng đỏi mới ,đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại, mặc dù vậy vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất và thị trường. Hệ thống máy móc thiết bị của Công ty còn chưa đòng bộ,chủ yếu là các máy móc của Liên Xô và Trung Quốc, Số máy móc này đã cũDo đó, Công ty cần phảI thanh lý các máy móc đã lạc hậu, không đảm bảo thông số kỹ thuật, đồng thời mua mới, nâng cấp tiến tới sử dụng một hệ thống máy móc cho năng suất cao, chất lượng đồng bộ, cân đối với khả năng tiêu thụ và lực lượng công nhân hiện có của Công ty. Tài sản cố định là cơ sở vật chất kỹ thuật phản ánh năng lực sản xuất hiện có, trình độ tiến bộ khoa học kỹ thuật của Công ty. Tài sản cố định, đặc biệt là máy móc thiết bị sản xuất là điều kiện quan trọng và cần thiết để tăng sản lượng, tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩmđiều này có ý nghĩa hết sức quan trọng đến khả năng thắng thầu của Công ty. Theo báo cáo tổng kết năm 2000, Công ty xây dựng số 6 Thăng Long đã đầu tư cho các thiết bị với giá trị đầu tư là 9,4 tỷ đồng với 68 đầu mục thiết bị thi công, thiết bị văn phòng, thiết bị phòng thí nghiệm, cụ thể là: * Thiết bị thi công : Trậm trộn bê tông tự động 20m3/h : 2 Cái Lu rung 25 tấn Trung Quốc : 2 Cái Xe bơm bê tông : 1 Cái Ô tô các loại : 5 Cái Cần cẩu 20- 25T : 3 Cái Máy ủi DZ 42 của Nga : 2 Cái Xe MIX chở bê tông : 1 Cái Máy phát điện 130 KVA : 3 Cái Xe đúc hẫng cân bằng cầu Hoà Bình : 1 bộ * Thiết bị phòng thí nghiệm : Trang bị đủ để thực hiện các chỉ tieu thí nghiệm trung tâm và phòng thí nghiệm tại công trường * Thiết bị văn phòng : Gồm các máy vi tính, máy vẽ phục vụ đấu thầu và quản lý. + Quy trình công nghệ sản xuất của công ty: (Sơ đồ) Nguyên vật liệu Tổ chức thi công Lắp ráp đổ bê tông Bảo dưỡng Thành phẩm II.5 Đặc điểm về nguyên vật liệu sử dụng Nguyên vật liệu là một nhân tố rất quan trọng trong cấu thành sản phẩm xây dựng, giá trị nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng 70á80 % trong giá dự toán xây lắp, ảnh hưởng trực tiếp đến giá bỏ thầu của các nhà thầu. Nhận thức được rõ tầm quan trọng của NVL, Công ty luôn thực hiện triệt để việc tiết kiệm và chi phí nguyên vật liệu góp phần hạ già bỏ thâù, tăng khả năng cạnh tranh của Công ty. Do đặc điểm của sản xuất kinh doanh xây dựng và sản phẩm xây dựng, NVL của Công typhảI huy độngtừ nhiều nơI khác nhau, tuỳ thuộc vàp từng công trình, chủng loạI, số lượng, chất lượng được quy định ở thiết kế kỹ thuật mà Công ty lựa chọn nguồn nhập đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của công trình và chủ đầu tư, ví dụ như nguồn nhập của một số loại NVL sau : Cáp thép : Malaixia Giấy dầu nhựa đường : trung quốc Xi măng : Chingfong- Hải Phòng, Bút Sơn-Nam Định, Lam Thạch -Quản Ninh Cát : Việt Trì , Đá : Hoà Bình Công ty luôn có chính sách NVL đúng đắn, trong quá trình xây dựng luôn tìm những nhà cung cấp có uy tín, đảm bảo về chất lượng của yếu tố đầu vào và thoả mãn yêu cầu của chủ đàu tư. Trong xây lắp chủ đầu tư yêu cầu cao về chất lượng mà NVL chính là một trong những yéu tố tác động trực tiếp đến chất lượng công trình. Như vậy quan tâm đến chất lượng NVL là công ty đã nâng cao chất lượng công trình, xây dựng uy tín cho chính mình, tạo ưu thế cạnh tranh, nâng cao cơ hội thắng thầu cho những công trình tiếp theo. II.6 Đặc điểm về tài chính Hoạt động tài chính là một trong những nội dung cơ bản thuộc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm giải quyết các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình kinh doanh được biểu hiện dươí hình thái tiền tệ. Nói cách khác tài chính doanh nghiệp là những quan hệ tiền tệ gắn trực tiếp với việc tổ chức, huy động, phân phối, sử dụng và quản lý vốn trong quá trình kinh doanh.Khi phân tích tình hình tài chính giúp cho những người ra quyết định lựa chọn phương án kinh doanh tối ưu và đánh giá chính xác thực trạng, tiềm năng của doang nghiệp, còn đối với người sử dụng thông tin thì nắm được hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó như thế nào.Vì vậy tình hiành tài chính là yếu tố quan trọng trong cạnh tranh đấu thầu xây lắp của Công ty xây dựng số 6 Thăng Long. Việc giải trình về các nguồn vốn huy động và tình hình tài chính để thực hiện hợp đồng xây lắp trong hồ sơ dự thầu luôn là một nội dung quan trọng mà các chủ đầu tư quan tâm. Sau đây là một số chỉ tiêu tài chính mà công ty đã đạt được trong những năm gần đây: Tài sản 1999 2000 Tổng số tài sản có. Trong đó : Tài sản lưu động 55.950 42.500 67.854 53.987 Tổng số tài sản nợ . Trong đó: Tài sản nợ lưu động 55.950 42.500 67.854 53.987 3. Lợi nhuận ròng 630 680 4. Tốc độ luân chuyển vốn 1,5 1,65 Qua bảng tổng kết tài sản ở trên ta thấy được dấu hiệu đi lên của công ty, các chỉ tiêu như tổng tài sản Có, lãi, tốc độ luân chuyển vốn,.. năm sau cao hơn năm trước một mức đáng kể. Từ những số liệu tài chính như trên giúp công ty đề ra được mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ trong những năm kế tiếp nhằm đưa công ty ngày càng phát triển lớn mạnh. Trong những năm qua, Công ty luôn giữ uy tín và quan hệ tài chính tốt với các ngân hàng , các tổ chức tín dụng góp phần tạo nên kết quả cao trong sản xuất kinh doanh. Tóm lại, nâng cao năng lực tài chính của Công ty là một vấn đề cần phát huy triệt để để tăng cường sức cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp. III.Phân tích tình hình thực hiện công tác Đấu thầu xây lắp của Công ty xây dựng số 6 Thăng Long Đấu thầu xây lắp là một hoạt động không thể thiếu được đối với các Doanh nghiệp xây dựng muốn tồn tại và phát triển trong thời điểm hiện tại và trong tương lai.Hiệu quả của hoạt động này nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Vậy trong những năm qua Công ty đã thực hiện công tác đấu thầu xây lắp như thế nào để có thể đứng vững trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt và đầy biến động của thị trường. Sau đây là Bảng liệt kê các công trình tiêu biểu có giá trị từ 1 tỷ đồng trở lên mà Công ty đã tham gia đấu thầu và trúng thầu: Đơn vị tính: triệu đồng Tên dự án và địa điẻm xây dựng Tổng gía trị Thời gian thi công Tên và địa chỉ của chủ đầu tư Khởi công Hoàn thành Sân đỗ A1 Nội Bài 50.000 8/1999 12/1999 Ban quản lý Nội Bài Đại lộ Hoà Bình 7.200 11/99 12/2000 BanQLDAQuảng Ninh Đường thị xã Sơn Tây-Hà Tây 1.350 2/1999 6/1999 BQLGT Hà Tây Đường ra cảng Núi Đỏ-Quảng Ninh 1.600 12/98 9/1999 Sở GTVT Quảng Ninh Đường du lịch Bãi Cháy 10.000 5/1999 8/2001 BQLDA Quảng Ninh Đường dẫn và cống bản chìm 3.700 11/99 6/2002 _ Đường và cầu Bà Mai-Trà Cổ –Qủang Ninh 2.500 12/99 10/2000 _ Mở rộng hai đầu cầu KALONG- Quảng Ninh 2.100 8/1999 7/2000 BQLDA TX Móng Cái Đường dẫn hai đầu cầu Quang Trung 11.700 10/99 4/2000 Tập đoàn Hạ Long Cầu Nậm Măng –Lào 15.000 3/1999 10/2000 CHDCND Lào Cầu Nậm Hy- Lào 15.000 3/1999 10/2000 _ Cầu Giẽ 50.000 9/1996 12/1999 PMU- 1 Cầu Quang Trung -Cần Thơ 8.000 9/1996 12/1999 Sở GTVT Cần Thơ Cầu Săng Trắng –Cần Thơ 25.000 6/1999 11/1999 _ Cầu Đồng Lốc 3.100 8/1998 5/1999 BQLDA Quảng Ninh Cầu Mái bằng 3.000 10/97 6/1999 _ Cầu An Thái 5.000 9/1996 12/1999 Sở GTVT Hải Hưng Cầu Cạn Nội Bài 54.000 6/1996 12/2000 PMU T1-Nội Bài Cầu Đuống mới 49.000 1/1999 12/1999 PMU 18 Cầu Trung Hà 20.000 9/1999 10/2001 BQLDA Thăng Long Cầu Sông Mã 25.000 7/1999 6/2000 PMU 118 Điện xã đảo Vĩnh Thực 2.500 9/1998 4/1999 BQLDA TX Móng Cái Trên đây là những công trình mà Công ty đã và đang thực hiện, nó đã đem đến một khôí lượng công việc không nhỏ tạo công ăn việc làm và thu nhập cho toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty. Vậy chúng ta sẽ phân tích tình hình cụ thể mà Công ty đã thực hện trong công tác Đấu thầu xây lắp trong thời gian qua : 1.Tình hình tìm kiếm, điều tra và phát hiện dự án 1.1 Nguồn và biện pháp tìm kiếm thông tin Trước hết để có các công trình tham gia Đấu thầu Công ty rất quan tâm tới vấn đề tìm kiếm thông tin và coi đó là công tác quan trọng tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình cạnh tranh sau này. Nguồn thông tin mà Công ty khai thác chủ yếu là: -Trên các phương tiện thông tin đại chúng, đó là việc quảng cáo Đấu thầu. Hiện nay nhờ uy tín của mình số công trình mà công ty biết và tham gia Đấu thầu chủ yếu qua hình thức thông báo mời thầu, thư mời thầu -Thông tin về những nguồn vốn, công trình dự định đầu tư trong tương lai. Nguồn thông tin có được nhờ quan hệ tốt với các cơ quan nhà nước , các cấp chính quyền. 1.2 Đánh giá thông tin về các gói thầu Sau khi thu thập được các thông tin, Công ty có bộ phận để đánh giá xêm xét lại đã chính xác chưa, còn hiệu lực không và có thể khai thác được không,phân tích xem công ty có thể dự thầu công trình nào, các đối thủ cạnh tranh của những công trình đó là ai. Việc đánh giá này thường có hai giai đoạn: Giai đoạn sơ lược : Bao gồm xem xét những thông tin thu thập được có chính xác không , còn hiệu lực không , cấp quyết định đầu tư, chủ đầu tư là ai, nguồn vốn có dự án từ đâu, tính hợp pháp của công trình Giai đoạn chi tiết : Trong giai đoạn này những người có trách nhiệm phảI tính toán chi tiết từng hạng mục công trình để tính giá thành xây lắp là bao nhiêu và xem xét những yêu cầu của dự án Công ty có thể đáp ứng được không về năng lực và kinh nghiệm. Từ việc đánh giá đó công ty quyết định tham gia Đấu thầu hay không, nếu tham gia thì sẽ tổ chức lập hồ sơ dự thầu Ta lấy một ví dụ cụ thể mà công ty đã tham gia đấu thầu và trúng thầu để xem việc thực hiện công tác này của công ty như thế nào. Gói thầu số 3: Đường ô tô Cao tốc Láng - Hoà Lạc. Những thông tin mà Công ty nắm được : *Về công trình Đấu thầu 'Trong qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội khu vực phía bắc vùng trọng điểm kinh tế Hà Nội và các khu vực lân cận đóng một vai trò đặc biệt quan trọng. Bằng quyết định số 132/CT ngày 18/4/1993 thủ tướng chính phủ đã phê duyệt qui hoạch tổng thể thủ đô Hà Nội, trong đó xác định qui mô dân số nội thành Hà Nội đến năm 2010 sẽ từ 1,5- 1,7 triệu người với quy mô đất đai khoảng 11.000 ha. Vùng đất lân cận nội thành Hà Nội chủ yếu là đất trồng láu nước có năng suất cao vì thế quy mô dân số nội thành trong tương lai cần khống chế dưới hai triệu người. Theo chủ trương của nhà nước để thu hút đầu tư nước ngoàI vào thực hiện chính sách dãn đân, cần khia thac sthế mạnh của vùng đất đai quanh khu vực Hà Nội. Khu vực Ba Vì- Xuân Mai- Sơn Tây là một vùng đát đồi thấp với hàng vạn hécta, từ lâu đã là một địa danh được Nhà nước lưu ý đến trong các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Theo quy hoach của Bộ xây dựng việc xây dựng một thành phố vệ tinh ở vùng này sẽ giải quyết được hàng loạt các vấn đề kinh tế- văn hoá - xã hội, tạo nên một trung tâm du lịch có khả năng thu hút du khách trong và ngoài nước. Do đó đặc điểm trên thành sự chú ý của Nhà nước. Để nối liền thủ đô Hà Nội và thành phố vệ tinh Ba Vì, đảm bảo một thời gian 13/7/1996 Thủ tướng Chính phủ đã quyết định đầu tư xây dựng đường ô tô cao tốc Láng- Hoà Lạc bằng văn bản phê duyệt số 441/TTg *Thông tin về đơn vị thi công xây lắp và chính thức Đấu thầu Thủ tướng chính phủ duyệt kế hoạch tổ chức Đấu thầu và danh sách các đơn vị tham gia dự thầu thi công đường Làng- Hoà Lạc. Ban quản lý dự án Thăng Long tiến hành việc tổ chức Đấu thầu xây lắp công trình. Với phương thức Đấu thầu là: " Đấu thầu 1 túi hồ sơ" và phương thức thực hiện hợp đồng " hợp đồng có đIều chỉnh giá" xác định trong" quy chế đấu thầu" ban hành kèm theo Nghị định 43/CP ngày 16/7/1996. Giá thầu công trình theo đơn giá bỏ thầu trên cơ sở bảng tiên lượng chủ đầu tư đưa ra. Toàn bộ phần xây lắp công trình (nền, mặt đường, cầu cống, cọc tiêu, biển báo, các khối lượng phụ ) đều chung một hợp đồng kinh tế. *Thông tin về vốn đầu tư và thanh toán: Vốn đàu tư cho công trình do nhà nước cấp 40%, vốn vay nước ngoài thông qua nhân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải 30%, các nguồn vốn trong nước khác trong đó có phát hành trái phiếu công trình 30%. Thanh toán : Trong 2 năm (1997- 1998) Phần trả chậm trong thời gian trên không được tính lãi. * Thông tin về Đấu thầu chọ thầu xây lắp +Quy trình thiết kế, thi công và nghiệm thu Quy phạm đường cao tốc TCVN 5279-1993 TCN 211-93 thiết kế mặt đường mềm Quy trình thiết kế cầu cống theo trạng thái giới hạn Những quy định kỹ thuật trong nội bộ hồ sơ Đấu thầu + Quy mô và tiêu chuẩn kỹ thuật chủ yếu của đường cao tốc Các tiêu chuẩn kỹ thuật tuân theo: TCVN 5720-1993 Tổng chiều dài tuyến : 28,1 km Mặt cắt ngang của đường cao tốc là 6 làn xe * Những thông tin khác Qua tìm hiểu ví dụ ở trên ta thấy việc nắm bắt và đánh gía thông tin ở công ty được thực hiện một cách nghiêm túc,những thông tin đưa ra có độ tin cậy cao, tạo thuận lợi cho công tác đấu thầu đạt hiệu quả cao. 2. Tổ chức dự thầu 2.1 Chuẩn bị hồ sơ dự thầu Sau khi nhận được thông báo mưòi thầu hoặc thư mời thầu Công ty sẽ cử người có năng lực, trình đọ chuyên môn, kinh nghiệm tới khảo sát thực địa công trình dể tìm hiểu các vấn đè như địa hình, mặt bằng thi công, nguồn nguyên vật liệu có thể khai thac rạI chỗ, đơn giá xây dựng tạI địa phương, khối lượng công việc của công trìnhTrên cơ sở báo cáo thực tế của cán bộ khảo sát và hồ sơ mời thầu, phòng kế hoạch của Công ty tiến hành bóc tách khối lượngnvà tính toán gáI dự thầu xâu lắp , đồng thời chuẩn bị các tàI liệu cho hồ sơ dự thầu. Nhà thầu thường phải chuẩn bị hai bộ hồ sơ dự thầu trở lên gồm một bộ gốc và các bản sao ngoài bià ghi rõ"Bộ gốc" hoặc "Bộ sao", tên gói thầu, tên dự án, tên nhà thầu và ghi rõ: Không được mở trước ..( ngày, giờ mở thầu). Các tài liệu trong hồ sơ dự thầu phải theo yêu cầu của bên mời thầu (đẫ nêu trong hồ sơ mời thầu hoặc thông báo mời thầu), nhưng thông thường phải có các tài liệu sau : -Đơn dự thầu -Giấy bảo lãnh dự thầu của ngân hàng -Các tài liệu xác nhận về tư cách pháp nhân của nhà thầu: ãThông tin chung ã Quyết định thành lập doanh nghệp ã Giấy phép hành nghề ã đăng ký kinh doanh -Các tài liệu giơí thiệu năng lực nhà thầu ã Số liệu về tài chính (đã được cơ quan kiểm toán hoặc cơ quan tài chính xác nhận) ãHồ sơ kinh nghiệm ã Bảng kê khai về thầu phụ ã Bảng kê khai phương tiện trang thiết bị thi công được huy động cho công trình ã Bảng kê dự kiến bố trí cán bộ và nhân lực cho công trình -Thiết kế tổ chức xây dựng, biện pháp tổ chức thi công tổng thể và chi tiết cho từng hạng mục công trình. ã Thuyết minh về phương án thi công ã Các bản vẽ thiết kế các bước thi công ã Phương pháp bảo đảm chất lượng thi công công trình -Sơ đồ tổ chức hiện trường - Biểu tiiến độ thi công -Bảng dự toán giá dự thầu 2.2 Công tác xác định giá bỏ thầu Giá của sản phẩm xây dựng có một vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình tái sản xuất vì nó là khâu cuối thể hiện kết quả của các khâu khác. Trong xây dựng giá cả được thể hiện bằng giá dự toán xây lắp. Giá cả trong xây dựng được lập theo hướng dẫn riêng về lập dự toán. Trong điều kiện hiện nay nền kinh tế đã chuyển sang cơ chế thị trường do vậy hình thức giao nhận thầu xây lắp cũ đã được thay thế bằng hình thức Đấu thầu xây lắp. Sau khi đạt tiêu chuẩn kỹ thuật thì đến việc xét giá dự thầu của các nhà thầu và đây là một yếu tố quan trọng quyết định doanh nghiệp có trúng thầu hay không, Vì mục đích của hình thức này đối với chủ đầu tư chủ yếu là tối thiểu hoá gía thành sản phẩm .Vì vậy trong việc lập giá để vừa đẩm bảo sản xuất có lãi, vừa thắng thầu là điều rất thiết thực đối với một tổ chức xây lắp hay một hãng thầu Khi tham gia Đấu thầu , phòng kế hoạch hợp đồng có nhiệm vụ lập giá dự thầu, dựa vào các định mức dự toán xây lắp và đơn giá ca máy của Nhà nước, đơn giá nguyên vật liệu tại thời điểm lập hồ sơ của địa phương hay của uỷ ban vật giá nhà nướcnhằm đưa ra mức giá có sức cạnh tranh cao. Tuy nhiên để giá dự thầu có sức cạnh tranh cao thì nó phải phù hợp với giá xét thầu của chủ đâù tư., mà giá xét thầu của chủ đầu tư chủ yếu được lập dựa vào giá dự toán xây lắp công trình trên cơ sỏ khối lượng công tác xây lắp và định mức đơn giá của nhà nước. Mặt khác do s

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6788.doc
Tài liệu liên quan