Đề tài Một số biện pháp tăng cường quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 118

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I.: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP XÂY LẮP 2

I. CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP 2

1. Khái niệm và đối tượng tính chi phí sản xuất 2

1.1 Khái niệm chi phí sản xuất 2

1.2 Đối tượng tính chi phí sản xuất 2

2. Vai trò của chi phí sản xuất và sự cần thiết phải quản lý chi phí sản xuất trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 3

3. Phân loại chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp 3

3.1 Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí 3

3.2 Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích và công dụng của chi phí 4

3.3 Phân theo cách thức kết chuyển chi phí 5

3.4 Phân theo quan hệ của chi phí với khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành 5

4. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp 5

4.1 Phương pháp trực tiếp: 5

4.2 Phương pháp phân bổ gián tiếp 5

II. GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP 6

1. Khái niệm và đối tượng tính giá thành sản phẩm 6

1.1 Khái niệm giá thành sản phẩm 6

1.2 Đối tượng tính giá thành trong doanh nghiệp xây lắp 6

1.3 Kỳ tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp 6

2. Vai trò của việc tính giá thành sản phẩm 7

3. Phân loại giá thành sản phẩm 7

3.1 Phân loại theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành: chia làm 3 loại: 7

3.2 Phân loại theo phạm vi phát sinh chi phí 8

4. Phương pháp tính giá thành sản phẩm 8

4.1 Phương pháp trực tiếp (giản đơn) 8

4.2 Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng 9

4.3 Phương pháp tổng cộng chi phí: 9

4.4 Tính giá thành theo phương pháp hệ số: 9

4.5 Tính giá thành theo phương pháp tỷ lệ: 9

4.6 Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm tiêu thụ: 9

4.7 Phương pháp liên hợp: 10

5. Phương hướng và biện pháp hạ giá thành sản phẩm 10

5.1 Các nhân tố ảnh hưởng tới chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 10

5.2 Một số biện pháp hạ giá thành sản phẩm 11

III.PHÂN BIỆT GIỮA CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM. MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 12

1. Phân biệt giữa chi phí sản xuất và giá thành sản xuất. 12

2. Mối quan hệ giữ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. 12

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CTGT 118 14

I. VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 118. 14

1.Quá trình hình thành và phát triển 14

2 Đặc điểm sản xuất, tổ chức và quản lý công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông118. 15

2.1 Đặc điểm sản xuất: 15

2.2 Đặc điểm tổ chức và quản lý ở công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 118. 17

3. Tổ chức công tác kế toán ở công ty. 18

ii. Tình hình thực hiện công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 118 20

1. Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất ở công ty cổ phần xây dựng CTGT 118. 20

1.1. Chi phí sản xuất . 20

1.2. Phân loại chi phí sản xuất ở Công ty cổ phần xây dựng CTGT118. 21

1. Chi phí trực tiếp 24

1.1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 24

1.2. Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất 25

1.3. Chi phí máy thi công 26

1.4. Chi phí sản xuất chung 27

2. Chi phí gián tiếp (chi phí quản lý ) 27

2.1. Nhân viên quản lý: 27

2.2. Chi phí vật liệu quản lý, công cụ dụng cụ quản lý. 28

2.3. Chi phí đồ dùng văn phòng 28

2.4. Chi phí khấu hao TSCĐ 29

2.5. Thuế, phí và lệ phí 29

2.6. Chi phí dịch vụ mua ngoài. 29

2.7. Chi phí bằng tiền khác. 29

3. Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh theo yếu tố chi phí 29

3.1. Chi phí nguyên vật liệu 30

3.2. Chi phí nhân công 32

3.3. Chi phí khấu hao TSCĐ. 32

3.4. Chi phí mua ngoài 32

3.5. Chi phí khác bằng tiền (chi phí quản lý) 32

2. Giá thành sản phẩm 33

2. 1. Đối tượng và kỳ tính giá thành trong công ty cổ phần xây dựng CTGT 118 33

2. 2. Phương pháp tính giá thành ở công ty cổ phần xây dựng CTGT118 34

3. Kết hợp hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty xây dựng CTGT 118. 34

4. Thực trạng công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở cầu bắc giang. 38

CHƯƠNG 3 40

Một số biện pháp tăng cường quản lý chi phí và hạ giá thành sản phẩm ở Công ty cổ phần xây dựng CTGT 118. 40

I. Vấn đề cấp thiết phải tăng cường quản lý chi phí và giá thành sản phẩm xây lắp. 40

II. Đánh giá tình quản lý và giá thành của Công ty. 40

1 .Về ưu điểm . 40

2. Nhược điểm: 41

3 Phương pháp phấn đấu giảm chi phí và hạ giá thành của công ty. 42

III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP VỀ CÔNG TÁC VỀ KHOẢN MỤC CHI PHÍ TRỰC TIẾP . 42

1.Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp . 43

2. Quản lý chi phí nhân công . 43

3. Chi phí quản lý chung . 44

Quản lý máy thi công . 44

Chi phí sản xuất chung khác . 44

IV.MỘT SỐ BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP . 45

V. ĐẨY NHANH ÁP DỤNG THÀNH TỰU KHOA HỌC KỸ THUẬT VÀ SẢN XUẤT. 45

VI. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÁC ĐỊNH KẾ HOẠCH GIÁ THÀNH VÀ KIỂM TRA KẾ HOẠCH GIÁ THÀNH. 46

VII. BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG. 46

Kết luận 48

 

doc51 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1308 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp tăng cường quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 118, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o văn bản... - Về các đơn vị sản xuất: khi có công trình thì các đơn vị này có nhiệm vụ thi công. Sơ đồ: 2 Sơ đồ tổ chức và quản lý công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 118. Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Giám đốc điều hành PGĐ điều hành PGĐ điều hành PGĐ điều hành Các đơn vị sản xuất Bộ máy quản lý Xưởng sửa chữa Các đội thi công độc lập Các BĐH dự án Các đội thi công dự án Văn phòng Phòng tài chính kế toán Phòng kinh tế kỹ thuật Phòng quản lý thiết bị Phòng tổ chức hành chính 3. Tổ chức công tác kế toán ở công ty. Phòng tài chính kế toán là một bộ phận quan trọng trong bộ máy quản lý của công ty, là một bộ phận hỗ trợ đắc lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong những năm qua, phòng TC-KT đã có những đóng góp không nhỏ đối với những thành quả mà công ty đã đạt được. Tổ chức kế toán được áp dụng theo mô hình tập trung, tức là việc hạch toán được thực hiện ở phòng kế hoạch của công ty, ở các đội thi công có các nhân viên kinh tế làm nhiệm vụ thống kê, hạch toán ban đầu. Sơ đồ: 3 sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Kế toán trưởng Phó phòng kế toán Thủ quỹ Kê toán tiền gửi ngân hàng KT vật liệu, tiền lương tài sản KT công nợ kiêm kế toán thuế Các nhân viên kinh tế ở đội -Kế toán trưởng: làm nhiệm vụ bao quát chung, theo dõi giám đốc tình hình sử dụng vốn, huy động vốn cho các phương án sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm trước Giám đốc, cấp trên về mọi mặt hoạt động kinh tế. - Phó phòng tài chính kế toán: thay mặt kế toán trưởng điều hành công tác kế toán khi kế toán trưởng vắng mặt. Đôn đốc thực hiện công tác kế toán ở công ty. Phó phòng kế toán đóng vai trò là một kế hoạch tổng hợp. - Kế toán vật liệu (kiêm kế toán tài sản cố định, tiền lương): làm nhiệm vụ ghi chép, phản ánh, xử lý và cung cấp thông tin kế toán về vật liệu, tính lương hàng tháng cho công nhân viên. - Kế toán công nợ kiêm kế toán thuế:theo dõi các nghiệp vụ liên quan đến công nợ, thuế phát sinh. - Kế toán tiền gửi ngân hàng: là người theo dõi phản ánh tình hình biến động của tiền gửi Ngân hàng, chịu trách nhiệm giao dịch với các Ngân hàng. -Thủ quỹ: căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi để thu, chi phí tiền mặt, quản lý tiền mặt trong quỹ. - Các nhân viên kinh tế đội: làm nhiệm vụ thu thập chứng từ và hạch toán ban đầu, có nhiệm vụ gửi các chứng từ về phòng kế toán ở công ty. Hình thức kế toán công ty áp dụng: hiện nay,Công ty áp dụng hình thức Nhật ký-Chứng từ và thực hiện công tác kế toán trên máy. Vì thế, các loại sổ chủ yếu Công ty sử dụng trong hạch toán vật liệu là: - Sổ chi tiêu vật liệu - Báo cáo vật liệu - Nhật ký chứng từ - Sổ cái - Bảng phân bổ ii. Tình hình thực hiện công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 118 Quản lý chi phí hoạt động sản xuất và tính giá thành sản phẩm là vấn đề vô cùng quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào. Đối với công ty cổ phần xây dựng CTGT 118 thì để quản lý tốt chi phí sản xuất và tính giá thành là một nỗ lực lớn của cán bộ công nhân viên và đặc biệt là phòng kế toán. Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của ngành xây dựng nên chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty phát sinh thường xuyên, lớn với nhiều công trình và hạng mục công trình. Việc quản lý tốt chi phí không những làm tăng lợi nhuận cho công ty mà còn có ý nghĩa rất lớn trong việc xây dựng kế hoạch và quản lý chi phí cho các hoạt động kinh tế tiếp sau. Trong đó phân tích tình hình đánh giá thực hiện chi phí hoạt động sản xuất là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý chi phí và tính giá thành. Qua việc phân tích này chúng ta có thể nhận thức và đánh giá toàn diện khách quan tình hình quản lý và sử dụng chi phí của công ty trong kỳ kinh doanh. Từ đó, có thể thấy được tác dụng và ảnh hưởng của công tác quản lý chi phí tới quá trình sản xuất kinh doanh và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu việc quản lý chi phí kinh doanh được đánh giá là tốt thì nó góp phần tích cực vào việc thúc đẩy hoạt động sản xuất, tăng năng suất lao động, tiết kiệm được chi phí. Cũng qua công việc phân tích này có thể tìm ra những tồn tại bất hợp lý trong công tác quản lý chi phí sản xuất, nguyên nhân gây ra những lãng phí của các nhân tố khách quan tác động từ đó kịp thời tìm ra các biện pháp để sửa chữa, xử lý, không để ảnh hưởng xấu đến chất lượng và hiệu quả trong công việc kinh doanh. 1. Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất ở công ty cổ phần xây dựng CTGT 118. 1.1. Chi phí sản xuất . Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về vật chất và doanh nghiệp phải bỏ ra để sản xuất sản phẩm trong một thời kỳ nhất định 1.2. Phân loại chi phí sản xuất ở Công ty cổ phần xây dựng CTGT118. Dựa vào nội dung, tính chất kinh tế của chi phí, toàn bộ chi phí sản xuất của công ty được chia thành các loại sau: + Chi phí nguyên vật liệu: gồm toàn bộ chi phí về các loại vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, nhiên liệu mà công ty đã sử dụng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ. + Tiền lương và các khoản phụ cấp: bao gồm tiền lương và các khoản phụ cấp trong công ty. + Khấu hao TSCĐ và chi phí sử dụng máy: bao gồm chi phí khấu hao tất cả TSCĐ trong công ty, các chi phí liên quan đến sử dụng máy thi công. + Chi phí dịch vụ mua ngoài: là toàn bộ số tiến phải trả về các dịch vụ mua ngoài: tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại... phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong kỳ. Cách phân loại này là cơ sở để công ty lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố trong báo cáo tài chính. Bên cạnh đó còn giúp công ty xây dựng định mức vốn lưu động, kế hoạch mua sắm vật tư, tổ chức lao động, thuê máy thi công.... - Dựa vào mục đích, công dụng của chi phí: + Chi phí NVL trực tiếp: bao gồm toàn bộ giá trị vật liệu cần thiết được sử dụng cho thi công công trình như: giá trị thực tế của vật liệu chính (cát, đá, xi măng, sắt, thép...) vật liệu phụ, vật liệu luân chuyển... cần thiết để tạo nên vật liệu xây lắp. + Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm toàn bộ các khoản phải trả cho công nhân lao động trực tiếp của công ty và lao động thuê ngoài. Khoản mục này không bao gồm tiền lương các khoản trích theo lương của các đội trưởng xây dựng và công nhân điều khiển máy thi công. + Chi phí sử dụng máy thi công: gồm chi phí khấu hao máy thi công, chi phí sửa chữa máy, các dịch vụ mua ngoài chi lương công nhân điều khiển máy và các chi phí khác bằng tiền. + Chi phí sản xuất chung: gồm các khoản phục vụ cho sản xuất nhưng không tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất ở các đơn vị, công trình xây dựng như: lương công nhân quản lý đội, các khoản BHYT, BHXH, KPCĐ tính theo tỷ lệ quy định trên tiền lương của công nhân trực tiếp xây lắp, nhân viên quản lý đội, công nhân điều khiển máy thi công, tiền ăn giữa ca của nhân viên quản lý đội xây dựng, khấu hao TSCĐ dùng chung cho hoạt động của đội và các chi phí khác liên quan đến hoạt động của đội và các chi phí khác liên quan đến hoạt động đội (chi phí không có thuế VAT đầu vào nếu được khấu trừ). Cách phân loại này là cơ sở để xác định giá thành, phân tích tình hình thực hiện giá thành cũng như là căn cứ để kiểm soát và quản lý chi phí. Biểu 1: Chi phí hoạt động trực tiếp của công ty Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 2000/1999 2001/2000 Tiền % Tiền % Tiền % Tiền % Tiền % 1. Chi phí trực tiếp 62.646.326.781 85,5 69.713.917.832 92,0 113.437.000.000 94,0 7.067.591.051 11,3 43.723.082.168 62,7 - Nguyễn vật liệu 35.565.247.182 48,5 43.877.118.706 58,0 64.346.000.000 53,3 8.311.871.524 23,4 20.468.881.294 46,5 - Nhân công 5.181.024.067 7,0 7.986.468.037 10,5 10.128.000.000 8,4 2.798.443.970 53,9 3.141.531.963 31,0 - Chi phí máy 15.490.618.452 20,4 29.705.000.000 24,6 14.214.381.548 91,7 - Chi phí sản xuất chung 21.893.055.622 30,0 2.359.712.637 3,1 9.258.000.000 7,7 -20.466.657.015 -93,4 7.168.287.363 103,7 2. Chi phí gián tiếp 10.651.864.599 14,5 6.052.118.603 8,1 7.095.000.000 6,0 -5.400.254.004 50,7 1.042.881.397 17,2 - Nhân viên quản lý 2.548.156.851 3,5 1.417.773.509 1,9 2.374.000.000 2,0 -1.130.383.342 -44,3 956.226.491 67,4 - Vật liệu quản lý 77.708.418 0,2 245.909.789 0,3 167.000.000 0,1 168.201.371 216,4 -78.909.789 -32,1 - Đồ dùng văn phòng 68.343.782 0,1 364.457.959 0,5 65.000.000 0,1 296.144.177 433,3 -229.457.959 -62,9 - Khấu hao TSCĐ 424.715.625 0,5 281.346.268 0,4 577.000.000 0,5 -143.369.357 -33,7 295.653.732 105,0 - Thuế, phí và lệ phí 98.547.188 0,1 29.187.215 0,04 1.134.000.000 1,0 -69.466.973 -70,5 1.104.919.732 3799,0 - Dịch vụ mua ngoài 609.776.869 0,8 575.187.530 0,76 865.000.000 0,7 -33.989.339 5,6 289.812.470 50,3 - Chi phí bằng tiền khác 6.825.197.866 9,3 3.138.363.603 4,1 1.913.000.000 1,6 -3.686.834.263 -54,0 1.225.363.603 -39,0 Cộng 6.825.197.866 100,0 75.766.096.435 100,0 120.532.000.000 100,0 2.467.862.965 3,4 46.765.963.565 61,7 Nhìn vào biểu 1 ta thấy, chi phí hoạt động sản xuất của công ty qua 3 năm đều tăng. Chi phí hoạt động sản xuất năm 2000 là 75.766.036.435 (đ) tăng 2.467.862.965 (đ) so với 1999 với tốc độ tăng là 3,4%. Năm 2001, chi phí hoạt động là 120.532.000.000 (đ) tăng 46.765.963.565 (đ) so với tốc độ tăng là 61,7%. Nguyên nhân làm chi phí hoạt động của công ty tăng là do: 1. Chi phí trực tiếp 1.1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu bao gồm tất cả chi phí về nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ trực tiếp dùng cho thi công công trình. Do đặc điểm sản xuất của công ty là thuộc ngành xây dựng nên tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu trong chi phí hoạt động sản xuất là rất lớn. Các sản phẩm mang tính đơn chiếc nên danh mục của công ty rất đa dạng, có những vật liệu mang giá trị nhỏ, nhưng cũng có những vật liệu mang giá trị rất lớn và do đó nhiệm vụ đặt ra cho các nhà quản lý là phải đảm bảo nguyên vật liệu ít bị hao hút, thất thoát, góp phần tiết kiệm chi phí cho công ty. - Nguyên vật liệu chính bao gồm: xi măng, vôi, gỗ, sắt, thép, cát, sỏi, nước, đá.... - Nguyên vật liệu phụ bao gồm: sơn, đinh, bột màu.... Tại công ty áp dụng phương pháp kế toán sử dụng giá thực tế phản ánh và theo dõi các nghiệp vụ về nhập kho nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất. Giá thực tế của NVL nhập kho = Giá mua ghi trên hoá đơn của người bán (chưa VAT) + Giá dịch vụ mua ngoài phục vụ cho thu mua (chưa bao gồm VAT) Để theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn nguyên vật liệu ở mỗi kho, kế toán theo dõi tình hình tăng giảm từng loại vật liệu và nhập bảng kê khai chi tiết cùng với phiếu nhập, xuất kho. Kế toán của công ty dựa trên những chứng từ này kèm theo báo cáo sử dụng NVL trong kỳ của bộ phận thi công để tính chi phí NVL phát sinh trong kỳ đồng thời phòng tài chính kế toán của công ty cũng cử người xuống kiểm tra tình hình nguyên vật liệu tồn kho thực tế để so sánh với số liệu ghi trên sổ sách. Từ đó có thể thấy được tình hình quản lý nguyên vật liệu ở kho có tốt hay không, có bị hao hụt mất mát hay không. Năm 1999 chi phí nguyên vật liệu là 35.565.326.781. năm 2000 chi phí này là 43.877.118.706 (đ) tăng 8.311.871.524 (đ) so với năm 1999. Năm 2001 là 64.346.000.000 (đ) tăng 20.468.881.294 (đ) so với năm 2000. So với doanh thu tốc độ tăng của chi phí là rất lớn. Để nắm rõ được tình hình và có thể ra kết luận ta sẽ đi sâu vào phân tích. Theo số liệu biểu 1 cho thấy năm 1999 chi phí NVL là 35.565.247.182 (đ) chiếm 48,5% trên tổng chi phí hoạt động sản xuất. Năm 2000 chi phí nguyên vật liệu là 43.877.188.706 đ chiếm 58% trên tổng chi phí sản xuất. So với năm 1999, năm 2000 chi phí tăng lên 8.311.871.524 đ với tốc độ tăng 46,5 % trong khi đó doanh thu năm 1999 là 73.988.520.036 năm 2000 là 74.404.571.708, năm 2000 so với năm 1999 doanh thu tăng 416.054.672 (đ) với tốc độ tăng 0,6%. Điều này cho thấy chi phí tăng mạnh doanh thu tăng nhưng không đáng kể. Công ty đã không hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý chi phí sản xuất để xảy ra tình trạng hao hụt và mất nguyên liệu do không kiểm tra thường xuyên và quản lý chặt chẽ. Chi phí nguyên vật liệu năm 2001 là 64.346.000.000 chiếm 53,3% tổng chi phí hoạt động sản xuất, so với năm 2000 chi phí NVL năm 2001 tăng 20.468.881.294 với tốc độ tăng là 29,4% (tốc độ tăng lên). Bên cạnh đó doanh thu năm 2001 là 94.272 so với năm 2000 tăng 19.867.786.436 với độ tăng 26,7 %. Tuy năm 2001 doanh thu tăng nhanh và mạnh nhưng bên cạnh đó chi phí cũng tăng nhanh có nghĩa là Công ty vẫn chưa thể bù đắp được chi phí và thanh toán các khoản nợ đúng hạn. Vì chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí và đóng vai trò quan trọng trong các doanh nghiệp nhất là đối với doanh nghiệp xây dựng nên việc đặt ra kế hoạch đúng đắn về công tác xuất nhập kho, coi giữ, bảo quản nguyên vật liệu là hết sức quan trọng và cần thiết. Ngoài ra doanh nghiệp còn cố gắng tìm các nguồn cung ứng thuận lợi nhất cho việc vận chuyển và giao trả nguyên vật liệu đúng thời hạn, tránh tình trạng lãng phí về cả thời gian và tiền bạc. Những công việc này tuy không khó khăn nhưng vô cùng cần thiết vì chúng ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí và lợi nhuận của Công ty. 1.2. Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất Chi phí nhân công bao gồm các khoản tiền phải trả, phải thanh toán cho công nhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm (công trình) ở trong biên chế hoặc công nhân làm theo hợp đồng có thể chia chi phí nhân công ra làm hai bộ phận: - Tiền lương cho công nhân trực tiếp sản xuất: = x - Các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn. Các khoản này trích theo quy định của Nhà nước. Mỗi hoạt động kinh tế của con người đều có mục đích, có ý thức và phải được bù đắp để tái tạo sức lao động. Vì vậy, để nâng cao năng suất lao động thì biện pháp thích hợp nhất là cải tiến kỹ thuật sản xuất và sử dụng đòn bẩy kinh tế thích hợp như chính sách về lương là quan trọng nhất. Lương của công nhân trực tiếp sản xuất trong Công ty xây dựng CTGT 118 được chia theo trình độ học vấn, tay nghề, thời gian công tác, năng suất lao động... do họ làm ra. Nhìn vào biểu 1 ta thấy. - Chi phí nhân công trực tiếp của Công ty trong 3 năm 1999 – 2000-2001 chiếm tỷ trọng không lớn. Năm 1999 là 5.188.024.067 chiếm 7% tổng chi phí. Năm 2000 là 7.986.468.037 chiếm 10,5% tổng chi phí. Năm 2000 so với năm 1999 tăng 2.798.445.970 tăng 416.000.000. Điều đó chứng tỏ doanh nghiệp đã lãng phí nhân công và quản lý nhân công không hiệu quả dẫn đến tình trạng làm chi phí của doanh nghiệp tăng mạnh và lợi nhuận giảm xuống. Năm 2001 là 10.128.000.000 chiếm 8,4% tổng chi phí. So với năm 2000, năm 2001 tăng 3.141.534.963 với tốc độ tăng 31% và doanh thu của doanh nghiệp tăng 19.867.786.436 với tốc độ tăng 26,7%. Tức là so với năm 2000 , năm 2001 chi phí nhân công giảm xuống 22,9% doanh nghiệp đã biết kết hợp kịp thời phát hiện sai lệch trong quản lý chi phí nhân công và có nhiều nỗ lực trong việc kinh doanh, ký kết hợp đồng và hoàn thành nhiều hợp đồng lớn có giá trị đưa lợi nhuận của doanh nghiệp lên cao. Biện pháp của Công ty là kết thúc hợp đồng hoặc không ký tiết hợp đồng với công nhân thuộc diện thừa sản xuất không mong hiệu quả khi họ hết hạn hợp đồng. Tuy đặc điểm kinh tế của ngành sản xuất của nước ta còn yếu kém về nhiều mặt, mang tính thủ công nhưng bằng sự học hỏi và tính mạnh dạn, Công ty đã đầu tư mua các công cụ dụng cụ máy móc, trang thiết bị hiện đại để hạn chế việc sản xuất mang tính chất thủ công. 1.3. Chi phí máy thi công Đối với những ngành sản xuất, máy móc đóng vai trò rất quan trọng. Trong ngành sản xuất cơ bản cũng vậy, máy móc có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tiến độ thi công cũng như chất lượng công trình. ở Công ty, toàn bộ máy móc được quản lý tập trung ở phòng vật tư thiết bị. Chi phí sử dụng máy bao gồm: Trong năm 2000 và 2001 chi phí sử dụng máy có chiều hướng tăng lên. Năm 2000 là 15.490.618.452 chiếm 20,4% tổng chi phí, năm 2001 là 290.705.000.000 chiếm 24,6% tổng chi phí. Trong năm 2000 đầu tư mua sắm máy không lớn nhưng phí trong việc đi thuê lại tăng vọt dẫn đến việc Công ty phải trả một khoản lãi suất cho thuê tài sản lớn và thiếu tự chủ trong việc đầu tư. Năm 2001/2000, chi phí sử dụng máy tăng lên đáng kể 14.214.381.548 với tốc độ tăng 91,7%. Như vậy Công ty vẫn chưa thực hiện tốt công tác quản lý chi phí máy dẫn đến tình trạng chi phí tăng vọt như hiện nay. Nguyên nhân một phần cũng do các đội thi công công trình sử dụng máy móc lãng phí. Ví dụ như ở đội cầu 1, năm 2000 đội chỉ sử dụng máy là 12.415.000, đến năm 2001 chi phí sử dụng máy của đội đã lên tới 254.000.000 tăng 241.585.000 (đ). Điều đó chứng tỏ việc quản lý chi phí sử dụng máy ở các đội chưa được tốt, còn nhiều bất cập (Biểu 1). Xét về lâu dài việc mua sắm máy móc thiết bị hoàn toàn đúng đắn vì không những mang lại sự phát triển bền vững cho Công ty trong khoảng thời gian nhất định mà còn góp phần vào việc làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp nhờ những tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Tuy nhiên, nó cũng đồng thời làm giảm đi một số vốn nhất định và không phục vụ kịp thời cho việc nhập nguyên vật liệu để đưa vào sản xuất thi công dẫn tới việc ngừng trệ thi công hoặc tăng chi phí thuê ngoài gây thiệt hại nặng nề cho Công ty. Vì vậy, Công ty phải thật sáng suốt để lựa chọn phương án mua hay thuê máy phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. 1.4. Chi phí sản xuất chung Nhìn vào biểu 1 ta thấy chi phí sản xuất chung qua 3 năm có sự tăng giảm. Năm 1999 là 21.893.055.622 chiếm 30% năm 2000 giảm xuống còn 2.359.711.637 chiếm 31%. Năm 2000 so với năm 1999 giảm 20.466.657.015 với tốc độ giảm là 93,4%. Đây là một tín hiệu đáng mừng bởi với các chi phí khác như NVL, nhân công hay chi phí máy thì chi phí tăng lên làm ảnh hưởng đến lợi nhuận cũng như doanh thu của Công ty. Tuy vậy đến năm 2001 chi phí lại tăng lên tới 9.258.000.000 chiếm 7,7%, tăng 7.168.287.363 so với năm 2000 với tốc độ tăng 103,7%. Đây là một điều đáng lo ngại khi doanh thu chỉ chiếm 26,7 % so với năm 2000. Công ty cần phải củng cố lại công tác quản lý chi phí sản xuất chung, tìm cách giảm bớt chi phí và gây lãng phí Công ty. Sau khi nghiên cứu và phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới chi phí sản xuất của Công ty ta thấy chi phí này có xu hướng tăng lên tuy không cao (năm 2000 so với 1999) là 11,3%; năm 2001 so với năm 2000: 62,7 nhưng cũng ảnh hưởng đến kết quả sản xuất của Công ty. Vì vậy Công ty cần phải có biện pháp để giảm chi phí và tránh gây lãng phí về NVL, nhân công, chi phí máy cũng như các chi phí khác. 2. Chi phí gián tiếp (chi phí quản lý ) Là những khoản liên quan đến toàn bộ quá trình hoạt động của các Công ty mà không thể tách riêng cho bất kỳ một hoạt động nào. 2.1. Nhân viên quản lý: Chi phí nhân viên quản lý năm 1999 chiếm 3,5%, đến năm 2000 chỉ còn 1,9 % chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Như vậy là rất thích hợp bởi chi phí nhân viên giảm nghĩa là Công ty đã giảm bớt được số nhân viên dư thừa trong Công ty. Năm 2000 so với năm 1999 giảm 1.417.773.509, năm 2001 là 2374.000.000 chiếm 2%. So với năm 2000, năm 2001 tăng 956.226.491 với tốc độ tăng 67.4% năm 2000, nhân viên quản lý của Công ty giảm nhưng đến năm 2001 đã tăng lên với tốc độ tương đối nhanh. Sự tăng giảm này báo hiệu sự quản lý không chặt chẽ của đội ngũ cán bộ trong Công ty. Công ty nhận thêm nhiều nhân viên trong khi đó chi phí nhân viên quản lý tương đối chiếm tới 2% trong tổng số 6% của chi phí gián tiếp trong năm 2001. Biểu 1. Chi phí nhân viên quản lý cũng giống như nhân công trực tiếp, bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương và các khoản trích theo lương (BHYT, BHXH, KDCĐ). Cách tính lương của nhân viên quản lý: Lcq = 0,006 x Sct x Hcq Lcq: Lương gián tiếp phục vụ cơ quan, Công ty được hưởng trong 1 tháng hoặc quý 0,006: Là hệ số tính lương cho cơ quan Công ty trong tháng hoặc quý. Sct: Sản lượng của toàn Công ty thực hiện trong tháng hoặc quý. Hcq: Là hệ số xét đến việc hoàn thành nhiệm vụ của gián tiếp, phục vụ cơ quan Công ty trong tháng hoặc quý. 0,9 < Hb4 < 1,1 Hệ số này do giám đốc Công ty quyết định. 2.2. Chi phí vật liệu quản lý, công cụ dụng cụ quản lý. Từ biểu 1 cho ta thấy năm 1999 chi phí vật liệu quản lý là 77.708.418 chiếm 0,2%, năm 2000 là 245.909.789 chiếm 0,3% tổng chi phí. Năm 2001 là 167.000.000 chiếm 0,1%. Sự biến động nhỏ về tỷ trọng của chi phí giúp chúng ta xác minh được nguyên nhân và tình hình biến động của bộ phận này và sự ảnh hưởng của nó tới toàn bộ chi phí quản lý. So sánh năm 2000/1999 ta thấy bộ phận chi phí này tăng 168.201.371 với tốc độ tăng là 216,4%. Năm 2001 / 2000 giảm 78.909.789 với tốc độ giảm là 32,1% so với năm 1999, năm 2000 chi phí của bộ phận này tăng mạnh do Công ty chi mua sắm một số thiết bị mới như máy vi tính, máy in, máy photocopy, bàn ghế nhằm giảm lao động chân tay cho họ, nâng cao năng suất lao động. Năm 2001 so với năm 1999 giảm xuống khi Công ty đã mua đầy đủ vật liệu, công cụ cần thiết cho Công ty. Việc giảm chi phí vật liệu xuống nghĩa là giảm bớt được một phần chi phí cho Công ty tuy không lớn. 2.3. Chi phí đồ dùng văn phòng Năm 1999, chi phí đồ dùng văn phòng là 68.343.782 chiếm 0,1% tổng chi phí; năm 2000 là 433,3% với mức tăng là 296.144.177. Có sự tăng vọt này là do Công ty phải chi mua đồ dùng để phục vụ cho các máy in, máy photocopy, máy vi tính... Năm 2001 là 65.000.000 chiếm 0,1 % tổng chi phí. Tỷ lệ 2001/2000 là 62,9% với mức giảm 229.457.959 (đ). Đến năm 2001 Công ty đã có biện pháp khắc phục tình trạng tăng chi phí ở bộ phận này và chi phí đã giảm đáng kể. Sự cố gắng của Công ty đã góp phần tiết kiệm được chi phí tuy không lớn nhưng cũng rất quan trọng của bộ phận này. 2.4. Chi phí khấu hao TSCĐ Chi phí khấu hao TSCĐ năm 1999 là 424.715.625 chiếm 0,5%, năm 2000 so với năm 1999 là +143.369.357 (33,7%) giảm là không hợp lý bởi trong quá trình quản lý tài sản cố định, tài sản đã qua thời gian khấu hao và không được dùng ở trong Công ty nữa sẽ thanh lý và nhập quỹ. Sang năm 2001 chi phí khấu hao là 557.000.000 chiếm 0,5% tăng 295.653.732 (105%) so với năm 2000. Điều này hoàn toàn hợp lý vì công ty đã mua sắm một số TSCĐ trong năm 2001 phục vụ cho quản lý. 2.5. Thuế, phí và lệ phí Thuế, phí và lệ phí trong năm 2000 chiếm 0,04% giảm so với năm 1999 (0,1%). Tỷ lệ giảm là 70,5% với mức giảm 69.466.973. Chi phí này giảm ảnh hưởng không tốt đến việc quản lý của Công ty vì thế giảm, lệ phí giảm nghĩa là doanh thu và lợi nhuận giảm. Năm 2001 1.134.000.000 chiếm 0,7% tăng lên so với năm 2000 là 1104.919.785 với tốc độ tăng 3799%. Điều này hoàn toàn thích hợp cho doanh nghiệp bởi thuế tăng, lệ phí tăng tức là doanh thu và lợi nhuận tăng. 2.6. Chi phí dịch vụ mua ngoài. Chi phí dịch vụ mua ngoài trong năm 1999 là 609.176.869 chiếm 0,8% năm 2000 là 575.187.530 chiếm 0,76%. Năm 2000 so với năm 1999 giảm 33.989.339 với tốc độ giảm 5,6%. Năm 2001 là 865.000.000 chiếm 0,7% so với năm 2000 tăng 289.812.470 với tốc độ tăng 50,5%. Năm 2000 so với năm 1999 chi phí dịch vụ mua ngoài giảm nhưng không lớn, đến năm 2001 thì chi phí này tăng mạnh điều đó chứng tỏ Công ty còn lại là trong quản lý dẫn đến việc lãng phí. 2.7. Chi phí bằng tiền khác. Chi phí bằng tiền khác năm 1999 là 6.825.197.866 chiếm 9,3% tổng chi phí. Năm 2000 là 3.138.363.603 chiếm 4,1% tổng chi phí; năm 2001 là 1.913.000.000 chiếm 1,6% tổng chi phí. Chi phí bằng tiền qua 3 năm giảm.: 2000 / 1999 là 54%, với mức giảm 3.686.834.263; năm 2001/2000 giảm 39% với mức giảm 1.225.363.603. Sự giảm chi phí này là do công ty đã có kế hoạch làm giảm chi phí khảo sát thực tế, khánh thành bàn giao công trình hoàn thành trong các năm. Nếu tính đến doanh thu thì việc giảm chi phí này có ảnh hưởng tốt và công ty cần duy trì. Quá trình phân tích các nguyên nhân làm biến đổi chi phí ta kết luận rằng chi phí này biến động chủ yếu cho chi phí hành chính và chi phí phục vụ có sự biến động lớn. Xét năm 2001 điều này không được tốt khi các chi phí tăng khá lớn so với năm 2000. 3. Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh theo yếu tố chi phí Tình hình thực hiện chi phí sản xuất theo các yếu tố chi phí của Công ty qua 3 năm 1999 - 2000 - 2001 được thể hiện qua bảng 2. Ta có thể nhận thấy rằng tổng chi phí của Công ty qua 3 năm tăng là do các nguyên nhân sau. 3.1. Chi phí nguyên vật liệu Năm 2000 tăng so với năm 1999 là 80,1% với số tiền là 28.866.811.508. Năm 2001 tăng 4.568.307.200 với tốc độ tăng là 46,5%. Tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu trong tổng chi phí qua các năm lần lượt là 49,1%, 58%, 853,3% cho ta thấy bộ phận chi phí này có biến động nhỏ trong tổng chi phí. Mức tăng chi phí qua các năm là do công ty phải đầu tư vào nhiều công trình đang thi công. Tỷ trọng của chi phí nguyên vật liệu trong tổng chi phí còn cho ta thấy tầm quan trọng của bộ phận chi phí NVL đối với tổng chi phí sản xuất của Công ty và gián tiếp ảnh hưởng tới lợi nhuận chung của doanh nghiệp. Vì vậy tiết kiệm chi phí NVL là phương án tối ưu để giảm chi phí. Biểu 2 Bảng chi phí sản xuất theo yếu tố Đơn vị: đồng Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2000/1999 2001/2000 Tiền % Tiền % Tiền % Tiền % Tiền % 1. Chi phí nguyên vật liệu 36.010.307.198 49

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3146.doc
Tài liệu liên quan