Đề tài Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty gạch ốp lát Hà Nội

LỜI NÓI ĐẦU

CHƯƠNG I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG .

1. Khái quát về hoạt động tiêu thụ sản lịksdfj;ladfjgljfdsioippophẩksdfklaksdfkl;;ghtrm ccủa doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.SDF;;LDSG;.

1.1. Khái niệm về hoạt động tiêu thụ sản phẩm.

1.2. Vai trò của hoạt động tiêu thụ sản phẩm.

2. Nội dung cơ bản của tiêu thụ hàng hoá trong nền kinh tế thị trường.

2.1. Nghiên cứu và xác định cầu thị trường về loại hàng hoá và dịch vụ.

2.2. Nghiên cứu cầu về sản phẩm.

2.3. Nghiên cứu cung (cạnh tranh) .

2.4. Nghiên cứu mạng lưới tiêu thụ.

2.5. Các phương pháp nghiên cứu thị trường.

2.5.1. Nghiên cứu chi tiết thị trường.

2.5.2. Nghiên cứu tổng hợp thị trường.

2.5.3. Phương pháp nghiên cứu trực tiếp.

2.5.4. Phương pháp nghiên cứu gián tiếp.

2.6. Tổ chức các hoạt động tiêu thụ và dịch vụ sau tiêu thụ.

2.6.1. Xác định hệ thống kênh tiêu thụ.

2.6.2. Trang thiết bị nơi bán hàng.

2.6.3. Tổ chức bán hàng.

2.6.4. Chính sách giá cả trong kinh doanh.

2.6.5. Các hình thức dịch vụ trong bán hàng.

3. Sự cần thiết phải tăng cường hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở doanh nghiệp nước ta hiện nay.

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở CÔNG TY GẠCH ỐP LÁT HÀ NỘI.

1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Công ty gạch ốp lát Hà Nội.

1.1. Một vài nét về quá trình hình thành và phát triển.

1.2. Chức năng nhiệm vụ quyền hạn.

1.1.1. Chức năng của Công ty quy định trong điều lệ.

1.1.2. Nhiệm vụ của Công ty.

1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý.

1.2.1. Bộ máy quản trị và cơ cấu sản xuất của Công ty.

1.2.2. Nhiệm vụ chức năng các phòng ban.

2. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty gạch ốp lát Hà Nội.

2.1. Đặc điểm về máy móc thiết bị và dây chuyền sản xuất.

2.2. Đặc điểm về nguyên vật liệu sản xuất.

2.3. Đặc điểm về lao động.

2.4. Đặc điểm về thị trường.

2.4.1. Thị trường trong nước.

2.4.2. Thị trường nước ngoài.

2.5. Đặc điểm về khách hàng.

2.6. Thực trạng đối thủ cạnh tranh.

3. Thực trạng công tác tiêu thụ sản phẩm ở Công ty gạch ốp lát Hà Nội.

3.1. Đánh giá thực trạng tiêu thụ sản phẩm của Công ty gạch ốp lát Hà Nội.

3.1.1. Đánh giá chung tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty theo mặt hàng.

3.1.2. Thực trạng tiêu thụ sản phẩm của công ty theo khu vực thị trường.

3.2. Thực trạng về công tác thực hiện chính sách sản phẩm của công ty.

3.3. Thực trạng kênh phân phối và mạng lưới tiêu thụ sản phẩm.

3.4. Thực trạng công tác ký kết hợp đồng kinh tế tiêu thụ sản phẩm.

3.5. Thực trạng công tác tổ chức bán hàng.

3.5.1. Phương thức thanh toán.

3.5.2. Thực trạng công tác giao tiếp khuyếch trương, yểm trợ bán hàng.

4. ưu nhược điểm và nguyên nhân.

4.1. Những thành tích đã đạt được trong công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty.

4.2. Những hạn chế.

4.3. Những tồn đọng cần khắc phục trong công tác tiêu thụ sản phẩm.

CHƯƠNG III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY GẠCH ỐP LÁT HÀ NỘI.

1. Những phương hướng nhằm hoàn thiện công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty gạch ốp lát hà nội.

2. Các biện pháp đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty gạch ốp lát Hà Nội.

2.1. Tăng cường công tác điều tra, nghiên cứu thị trường và mở rộng thị trường.

2.2. Các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm.

2.3. Phát triển mạng lưới tiêu thụ sản phẩm.

2.4. Tăng cường các biện pháp xúc tiến hỗ trợ cho công tác tiêu thụ sản phẩm.

2.4.1. Quan tâm đến thông tin quảng cáo.

2.4.2. Quan tâm đến công tác chào hàng.

2.4.3. Tổ chức hội nghị khách hàng.

2.4.4. Hoàn thiện các dịch vụ bán hàng của Công ty.

2.4.5. Thực hiện việc tính điểm cho khách hàng.

3. Các kiến nghị đối với nhà nước.

Kết luận.

Tài liệu tham khảo.

 

 

Trang

 

7

 

7

7

8

 

11

11

11

12

12

13

13

13

13

13

14

14

18

18

19

21

 

24

 

26

 

26

26

29

29

29

29

30

31

 

34

34

37

38

39

39

39

40

40

 

41

 

41

 

42

 

43

46

46

49

50

50

51

52

 

52

53

 

54

 

55

 

55

 

56

 

56

59

60

 

62

62

63

66

67

68

69

71

74

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

doc75 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1368 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty gạch ốp lát Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vốn nhà nước giao; nhận sử dụng có hiệu quả tài nguyên, đất đai và các nguồn lực khác để thực hiện mục tiêu kinh doanh và đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên và làm nghĩa vụ với nhà nước. Có nhiệm vụ thực hiện: Các khoản nợ phải thu, phải trả ghi trong bảng cân đối tài sản của Công ty tại thời điểm thành lập Công ty Trả các khoản tín dụng Quốc tế mà Công ty sử dụng theo quyết định của chính phủ. Trả các khoản tín dụng do Công ty trực tiếp vay. Công ty có nghĩa vụ thực hiện đúng chế độ và các qui định về quản lý vốn, tài sản, các quỹ, kế toán, hạch toán, chế độ kiểm toán và các chế độ khác Nhà nước qui định; chịu trách nhiệm xác thực của các hoạt động tài chính của Công ty. Phải công bố công khai báo cáo tài chính hàng năm, các thông tin để đánh giá đúng đắn khách quan về hoạt động tài chính của Công ty, đồng thời có nghĩa vụ khai báo tài chính hàng năm, nộp các khoản thuế và các khoản nộp ngân sách khác theo qui định của nhà nước. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Bộ máy quản trị và cơ cấu sản xuất của Công ty Xuất phát từ quy mô và đặc điểm quy trình công nghệ, sản xuất kinh doanh, Bộ máy quản lý của Công ty Gạch ốp lát Hà Nội được tổ chức theo kiểu trực tuyến – chức năng thi hành chế độ thủ trưởng ở tất cả các khâu. Mọi công nhân viên và các phòng ban đều chấp hành mệnh lệnh chỉ thị của Giám đốc. Giám đốc có quyền hạn và chịu trách nhiệm cao nhất trong Công ty, các phòng ban có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc, hướng dẫn các bộ phận thực hiện quyết định của Giám đốc theo đúng chức năng của mình. Sơ đồ 3. bộ máy tổ chức quản lý của Công ty gạch ốp lát Hà nội phòng kế toán phòng kế hoạch sx phòng kỹ thuật - kcs phòng kinh doanh phân xưởng cơ điện phân xưởng sản xuất văn phòng tổng hợp phòng tclđ Giám đốc phó Giám đốc thiết bị phó Giám đốc s x phó Giám đốc kinh doanh Nhiệm vụ chức năng các phòng ban Ban Giám Đốc: Gồm 4 người (1 Giám đốc và 3 phó Giám đốc) chịu trách nhiệm quản trị vĩ mô và đưa ra quyết định chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của toàn Công ty, đề ra phương hướng và chính sách kinh doanh của Công ty. Giám đốc: là người lãnh đạo cao nhất điều hành mọi hoạt động của Công ty và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Công ty, tổ chức sắp xếp việc làm cho công nhân viên, đại diện cho quyền lợi và nghĩa vụ của Công ty trước pháp luật,... Phó Giám đốc phụ trách kinh doanh: Phụ trách tiêu thụ sản phẩm, tổ chức mạng lưới các đại lý tiêu thụ sản phẩm cho Công ty, được uỷ quyền ký kết các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm. Phó Giám đốc phụ trách sản xuất : Phụ trách về sản xuất của Công ty. Phó Giám đốc phụ trách về cơ điện: Phụ trách về máy móc thiết bị của Công ty. Phòng Tổ chức lao động tiền lương: Có chức năng sắp xếp nhân sự, thực hiện các chính sách, chế độ của Đảng và Nhà nước đối với cán bộ công nhân viên, đảm bảo các quyền lợi về văn hoá, tinh thần, quyền lợi về vật chất và sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên, tổ chức bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản trị và công nhân kỹ thuật... Xây dựng kế hoạch công tác tổ chức, lao động tiền lương, định mức lao động, bảo hiểm xã hội, các chế độ liên quan đến người lao động, xây dựng nội qui, qui chế của Công ty. Quản trị công tác đào tạo, công tác nâng bậc lương của cán bộ công nhân viên, theo dõi việc ký kết hợp đồng lao động. Quản trị hồ sơ cán bộ cùng nhân viên, giải quyết thủ tục tuyển dụng, thôi việc,... Phòng Hành chính: Quản trị, thực hiện toàn bộ công tác hành chính trong Công ty theo qui định chung về pháp lý hành chính hiện hành của nhà nước. Quản trị theo dõi việc sử dụng tài sản của Công ty như: nhà xưởng đất đai, phương tiện, thiết bị văn phòng,... Thực hiện công tác đối nội, đối ngoại, giao dịch hàng ngày, phục vụ hội họp, ăn ca, đảm bảo công tác an ninh trật tự trong Công ty. Quản lý công tác y tế cơ sở. Tổ chức công tác bảo vệ tài sản, hàng hoá, vật tư, thiết bị. Phòng Kinh doanh: Có nhiệm vụ nắm bắt khả năng nhu cầu thị trường để xây dựng và tổ chức các phương án kinh doanh có hiệu quả, bảo đảm nguồn hàng hoá chất lượng tốt, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Thực hiện các công việc về thương mại nhằm tiêu thụ tối đa số lượng sản phẩm của Công ty sản xuất ra. Thực hiện các công tác nghiên cứu thị trường và đề ra các chiến lược kinh doanh của Công ty. Phối hợp với các đơn vị của công ty để hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty. Tổ chức điều phối, nghiên cứu thị trường, đề xuất các mẫu mã được khách hàng ưa chuộng, kết hợp với phòng kỹ thuật tạo ra các mẫu mã và thực hiện dịch vụ sau bán hàng. Thiết lập và quản lý mạng lưới đại lý, đề xuất các phương án, mạng lưới bán hàng, các hình thức quảng cáo, khuyến mại,...nhằm đẩy mạnh tiêu thụ. Phòng Kế toán: Thực hiện hạch toán kế toán theo qui định của nhà nước và theo điều lệ hoạt động của Tổng Công ty, của Công ty, tổ chức lập và thực hiện các kế hoạch tài chính, cung cấp những chỉ tiêu kinh tế tài chính và lập báo cáo kế toán phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh hàng tháng, quí, năm của Công ty, cung cấp những chỉ tiêu kinh tế tài chính cần thiết cho Giám đốc Công ty, trên cơ sở đó giúp cho Giám đốc nhìn nhận và đánh giá 1 cách toàn diện và có hệ thống tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty, từ đó đề ra phương hướng, biện pháp chỉ đạo sát sao hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được hiệu quả hơn. Giúp Giám đốc quản lý, theo dõi về mặt tài chính, thực hiện việc chi tiêu, hạch toán kinh doanh, nộp thuế và các khoản đóng góp khác, chi trả lương, tiền thưởng và xác định lỗ lãi trong quá trình sản xuất kinh doanh. Phòng kế hoạch sản xuất: Lập kế hoạch sản xuất và kế hoạch giá thành sản phẩm theo tháng, quý, năm. Lập kế hoạch cung ứng dự trữ vật tư, nguyên liệu, cung cấp đầy đủ, kịp thời đúng số lượng, chất lượng theo kế hoạch sản xuất của Công ty. Lập kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản, theo dõi giám sát việc thực hiện xây dựng cơ bản, công tác sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị, nhà xưởng, nhà làm việc và các công trình kiến trúc khác trong Công ty. Phân tích, đánh giá và lập báo cáo sản xuất hàng ngày cho ban Giám đốc và báo cáo định kỳ việc thực hiện kế hoạch sản xuất, kế hoạch cung ứng vật tư nguyên liệu, tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty cho ban Giám đốc Công ty, Tổng Công ty và các cơ quan chức năng. Thực hiện điều độ sản xuất và công tác an toàn vệ sinh lao động trong Công ty. Phòng kỹ thuật - KCS Xây dựng và hoàn thiện qui trình công nghệ sản xuất. Nghiên cứu cải tiến công nghệ mẫu mã sản phẩm, lập qui trình công nghệ mới, mẫu mã sản phẩm mới phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của khách hàng theo từng thời kỳ. Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng cho các loại vật tư nguyên liệu sản xuất, sản phẩm của Công ty. Xác định các thông số kỹ thuật cơ lý của nguyên liệu bán thành phẩm và thành phẩm để kịp thời có biện pháp điều chỉnh quá trình sản xuất. Phân tích thành phần hoá học của các loại vật tư nguyên liệu phục vụ cho công nghệ sản xuất và cho nghiên cứu sản phẩm mới. Kết hợp với phòng kế hoạch sản xuất trong việc khảo sát, đánh giá nguồn cung ứng nguyên liệu cho công nghệ sản xuất hiện có và cho công nghệ mới. Xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật cho các loại sản phẩm của Công ty. Tham gia biên soạn tài liệu, giáo trình giảng dạy các lớp đào tạo và nâng cao tay nghề của công nhân. Kiểm tra, đánh giá chất lượng vật tư nguyên liệu nhập kho. Kiểm tra giám sát việc thực hiện qui định trình công nghệ. Tham gia thành viên nhập kho sản phẩm và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm nhập kho. Kết hợp với phòng kinh doanh làm công tác dịch vụ sau bán hàng. Phân xưởng sản xuất: Tổ chức sản xuất có hiệu quả theo kế hoạch của công ty giao cho về số lượng và chất lượng. Chịu trách nhiệm quản trị, sử dụng có hiệu quả về tài sản cố định, vật tư nguyên liệu, công cụ dụng cụ theo định mức. Quản trị điều hành trực tiếp công nhân thuộc lĩnh vực mình quản lý, thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động và vệ sinh an toàn lao động theo qui định của Công ty. Giữ bí mật công nghệ và các số liệu khác trong quá trình sản xuất. Phân xưởng cơ điện: Quản trị kỹ thuật về thiết bị máy móc của Công ty, bảo quản hồ sơ thiết bị, lập hồ sơ theo dõi tình trạng hoạt động của máy móc thiết bị. Theo dõi, giám sát việc thực hiện qui trình vận hành máy móc thiết bị của công nhân phân xưởng sản xuất. Tiến hành bảo dưỡng định kỳ máy móc thiết bị, kịp thời sửa chữa các sự cố xảy ra hàng ngày đảm bảo dây chuyền hoạt động liên tục và hiệu quả. một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty gạch ốp lát hà nội Đặc điểm về máy móc thiết bị và dây chuyền sản xuất Sơ đồ 4. công nghệ và bố trí công nhân công nghệ sản xuất Chở ra dây chuyền Nguyên liệu men nhập kho Cân và lĩnh men Nạp phối liệu vào máy nghiền Nghiền men Xả cà bảo quản men Sàng men, chở ra dây chuyền Tổ sơ chế, bốc xếp Công nhân bốc dỡ nguyên liệu từ phương tiện vận tải vào kho Công nhân sơ chế nguyên liệu Tổ phối liệu xương Công nhân cân nguyên liệu Công nhân nạp phối liệu Công nhân nghiền phối liệu xương Công nhân xả hồ xương Tổ phối liệu men Công nhân cân nguyên liệu và lĩnh men. Công nhân nạp phối liệu men Công nhân nghiền phối liệu men Công nhân xả bảo quản men Công nhân sàng và vận chuyển men ra dây chuyền tráng men Công nhân vận hành hệ thống thiết bị sấy bột xương Tổ sấy phun Các nguyên liệu nhâp kho Sơ chế nguyên liệu Cân phối liệu Xả và bảo quản hồ Nạp phối liệu Nghiền phối liệu xương Sấy phun bột xương ép mộc bán thành phẩm Sấy bán thành phẩm mộc Tráng men In lưới Công nhân vận hành máy ép Công nhân vận hành thiết bị sấy Công nhân tráng men Công nhân in lưới Công nhân vận hành thiết bị xếp tải Tổ ép, tráng men Xếp tải mộc vào goòng Công nhân vận hành thiết bị sấy, nung sơ bộ Công nhân vận hành thiết bị dỡ tải, dỡ mộc đầu lò Công nhân vận hành lò nung Tổ lò nung Sấy, nung sơ bộ Dỡ tải (dỡ mộc vào lò) Nung sản phẩm Công nhân dỡ gạch cuối lò Công nhân phân loại Công nhân vận hành thiết bị phân loại và đóng hộp sản phẩm Công nhân co màng và đóng kiện sản phẩm Tổ phân loại sản phẩm Dỡ gạch cuối lò Phân loại trên bàn chọn Phân loại đóng hộp sản phẩm Co màng và đóng kiện sản phẩm Bốc xếp sản phẩm lên phương tiện Công nhân bốc xếp Tổ bốc xếp kinh doanh Công ty gạch ốp lát Hà nội là Công ty đầu tiên ứng dụng công nghệ sản xuất gạch Ceramic ở nước ta. Đây là kết quả của việc nghiên cứu học tập công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp ở các nước CHLB Đức, ITALIA, Tây ban nha. Sự ra đời của Công ty là một bước tiến mạnh mẽ vào lĩnh vực sản xuất các mặt hàng vật liệu xây dựng cao cấp. Với dây chuyền thiết bị công nghệ ITALIA, đây là dây chuyền gạch ốp lát Tây Âu đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam khởi đầu cho ngành công nghiệp ốp lát của nước ta trong những năm vừa qua. Quy trình sản xuất gạch men Ceramic mang tính chất liên hoàn. Công nghệ sản xuất các sản phẩm gạch Ceramic là công nghệ khép kín. Từ năm 1994 đến nay Công ty đã liên tục đầu tư đổi mới thêm 2 dây chuyền với các thiết bị chủ yếu được nhập từ ITALIA, Đức, Tây Ban Nha nâng công suất toàn Công ty hiện nay là 5.000.000 m2/năm. với ý thức tiết kiệm tận dụng hết năng lực của từng công đoạn, kết hợp với sự sáng tạo trên cơ sở khoa học của tập thể CBCNV trong Công ty đã nâng cao công suất =130% so với công suất thiết kế. Tóm lại máy móc thiết bị của Công ty được trang bị khá hoàn thiện, kết quả mang lại khả quan. Nguồn gốc trang thiết bị chủ yếu nhập từ nước ngoài thông qua việc mua hoặc được chuyển giao công nghệ từ nhiều nước phát triển. Nhưng với nhu cầu ngày càng đa dạng, người tiêu dùng đòi hỏi chất lượng sản phẩm ngày càng cao, mẫu mã đẹp, phong phú, do đó Công ty cần phải khai thác tốt hơn nữa công suất máy móc thiết bị, nâng cao chất lượng của công tác kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa để đảm bảo cho máy móc thiết bị hoạt động liên tục với năng lực sản xuất ngày càng tăng. Do dây chuyền sản xuất hiện đại mang tính chất liên hoàn, máy móc thiết bị luôn được đầu tư đổi mới đã tác động tích cực tới việc nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Đây là một trong những yếu tố quan trọng tạo sự uy tín của doanh nghiệp trên thị trường, đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Đặc điểm về nguyên vật liệu sản xuất Cùng với máy móc thiết bị và dây chuyền sản xuất thì nguyên vật liệu là yếu tố cơ bản của quá trinhf sản xuất. Căn cứ vào sản phẩm chính của Công ty mà nguyên vật liệu chính bao gồm: feldspar, đất sét, caolin, Quartz, frit Engobe, màu, men, dung môi,...và nguyên vật liệu khác như Sỏi, bi nghiền hồ. Trong cơ chế thị trường hiện nay để đáp ứng đủ nguyên vật liệu cho sản xuất và mức độ tồn kho ảnh hưởng thấp nhất đến giá thành sản phẩm là bài toán khó đối với mỗi Công ty nên kế hoạch dự trữ nguyên vật liệu đã được Công ty lập kế hoạch chi tiết chủ động trong quá trình sản xuất. Nguyên liệu xương Các nguyên liệu: Quartz, feldspar, Caolin được lấy từ mỏ Yên Bái, Lào cai đã qua sơ chế đặc biệt về thành phần hoá học, thành phần hạt được chuyển về Công ty bằng đường bộ. Riêng đất sét được lấy từ mỏ đất Kim Sen, mỏ đất Sóc Sơn để chủ động cho sản xuất kinh doanh Công ty đã chủ động tìm được nguồn đất sét mới thay thế ở Hà Bắc có trữ lượng trên 4 triệu tấn đủ cho sản xuất liên tục trong 10 năm. Nguyên liệu men Ngoài các nguyên liệu dẻo gầy tuyển chọn từ nguyên liệu làm xương phải sử dụng thêm một số hoá chất nhập ngoại để nâng cao chất lượng men. Trong đó có hoá chất phải nhập ngoại như Frit Engobe, CMC, STTP, màu, men, dung môi, Nepheline,.. Là một nhân tố đầu vào quan trọng, nguyên vật liệu ảnh hưởng khá lớn tới đầu ra của Công ty. Do đó kế hoạch mua vận chuyển quản trị sử dụng nguyên vật liệu là cả chính sách kinh tế của Công ty để đảm bảo sản xuất liên tục với chi phí dự trữ nhỏ nhất. Đặc điểm về lao động Để phù hợp với quy trình sản xuất máy móc hiện đại, Công ty thường xuyên tổ chức đào tạo nâng cao tay nghề, kỹ thuật cho cán bộ công nhân viên toàn Công ty. Đồng thời tuyển dụng đúng người đúng việc, từng bước hoàn thiện công tác trả lương, thưởng cho người lao động để khuyến khích người lao động trong công việc. Công ty gạch ốp lát Hà nội có đội ngũ cán bộ quản trị giỏi, giàu kinh nghiệm và tận tuỵ với công việc. Đội ngũ cán bộ nghiệp vụ tại các phòng ban có chuyên môn cao, yêu nghề. Tập thể cán bộ công nhân viên từ trên 200 người với thu nhập bình quân 400.000 đ /tháng đến nay đã lên gần 600 người với thu nhập bình quân trên 1.500.000 /tháng Bảng 2. Lao động và thu nhập của người lao động năm 2001 Lao động (người) Bình quân LĐ năm 2001 (ngươì) Thu nhập bình quân năm 2001(triệu đồng) TN bình quân 1 người 1 tháng (1000đ) Lao động đến cuối kỳ báo cáo(kể cả HĐ) Trong đó Tổng thu nhập Chia ra Nữ TĐ:LĐ không có việc làm Tiền lương & các khoản co t/c lương BHXH trả thay lương Các khoản thu nhập khác Tổng số T.Đ nữ Tổng số Nữ 589 125 0 0 0 517 8,598,071 8,598,071 10,951 1,603 Lao động gián tiếp của Công ty chiếm 15%, lao động trực tiếp là 85% đây là tỉ lệ tương đối hợp lý. Do tính chất công việc lao động nam ở Công ty chiếm đa số 80% lao động nữ chiếm 20%. Thông qua thực trạng lao động của Công ty ta thấy bộ máy quản trị của Công ty tương đối gọn nhẹ đảm bảo tính linh hoạt trước cơ chế mới. Công ty đã chú trọng nhiều đến lao động trực tiếp sản xuất. Công ty có nhiều công nhân có trình độ cao, hầu hết cán bộ quản trị đều có trình độ trên đại học. Tuy nhiên trong thời gian phát triển khoa học kỹ thuật Công ty phải tiếp tục nâng cao trình độ cho công nhân để nắm bắt những tiến bộ khoa học của nhân loại. Bảng 3.Cơ cấu về lao động tại công ty Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 1 - Đại học và trên đại học 53 78 85 120 2- Cao đẳng 27 20 38 59 3- Trung cấp 30 42 50 49 4- Sơ cấp 16 25 20 17 5- Công nhân kỹ thuật 136 168 185 290 6- Lao động phổ thông 61 55 57 54 Tổng số CBCNV 323 388 435 589 Biểu này cho ta thấy, hiện nay tổng số lao động của công ty là 589 người, trong đó số cán bộ công nhân viên đại học và trên đại học là 120 người chiếm 20 % tổng số cán bộ công nhân viên trong đơn vị. Đa số cán bộ công nhân viên trong Công ty là những người có trình độ cao, có kinh nghiệm, phẩm chất đạo đức và có khả năng thích ứng nhanh nhạy với cơ chế thị trường tạo nhiều điều kiện cho công ty trong quá trình sản xuất kinh doanh . Đối với một số nhân viên bán hàng vật liệu xây dựng thì được huấn luyện về thái độ, phong cách cư xử với khách hàng. Tóm lại, với lực lượng lao động đầy tiềm năng như hiện nay Công ty có nhiều thuận lợi để phát triển sản xuất kinh doanh. Đặc điểm về thị trường Thị trường trong nước Công ty gạch ốp lát Hà nội là một doanh nghiệp lớn. Tuy mới thành lập nhưng Công ty đã có một hệ thống mạng lưới tiêu thụ khá lớn bao gồm gần 200 tổng đại lý phân phối cho 5000 cửa hàng vật liệu xây dựng trên toàn quốc chiếm khoảng 35% thị phần trong nước về mặt hàng Ceramic. Mặt khác Công ty rất có uy tín về chất lượng sản phẩm và khả năng tài chính vững mạnh tạo tiền đề cho việc cạnh tranh và mở rộng thị phần. Các sản phẩm của Công ty được phân phối và tiêu thụ dễ dàng, mặc dù có sự cạnh tranh mạnh mẽ của Công ty gạch ốp lát Đồng Tâm, Công ty gạch ốp lát Long Hầu, CMC, Vĩnh phúc, Taicera, Thanh Thanh,... và rất nhiều sản phẩm Ceramic của nước ngoài. Thị trường nước ngoài Công ty gạch ốp lát Hà Nội với uy tín và chất lượng sản phẩm và giá cả cạnh tranh đã làm chủ được thị trường trong nước tranh chấp được với các sản phẩm nhập khẩu, từng bước mở rộng thị trường, tìm kiếm đối tác nước ngoài. Thực tế đã chứng minh sản phẩm gạch ốp lát của Công ty đã được thị trường nước ngoài chấp nhận. Từ cuối năm 2000 sản phẩm của Công ty đă được xuất sang Myanma, Bangladesh, Israen, Hàn Quốc, Nga,... một điều khẳng định thêm uy tín của Công ty là cuối năm 2001 đă được thị trường Mỹ chấp nhận. Đây là cơ hội để hoà nhập để khẳng định tài năng và sức mạnh của thị trường Việt Nam. Hiện nay việc tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu vẫn là mục tiêu lớn của công ty sản phẩm của Công ty đã được tín nhiệm và ngày càng ổn định ở các thị trường như Bangladesh, Israen, Hàn Quốc, Nga,... xu hướng của Công ty là mở rộng thêm đại lý ở thị trường Tây Âu. hiện Công ty đang đầu tư xây dựng một nhà máy gạch Ceramic tại Nga. Đẩy mạnh công tác xuất khẩu hướng tới mục tiêu toàn cầu hoá là định hướng của Công ty nói riêng và Tổng Công ty nói chung trong thời gian tới. Đặc điểm về khách hàng Sản phẩm cuả Công ty gạch ốp lát Hà Nội được sản xuất ra nhằm phục vụ các công trình xây dựng. Vì vậy mục tiêu chính của Công ty là ký kết được các hợp đồng với các Công ty xây dựng nhận ốp lát gạch của Công ty tại các công trình mà họ đang xây dựng. Đây là những khách hàng lớn, thường xuyên, lâu dài của Công ty. Ngoài ra khách hàng của Công ty còn là những bạn hàng nước ngoài. Các bạn hàng này yêu cầu rất khắt khe về chất lượng sản phẩm. Vì vậy Công ty phải tăng cường đầu tư về máy móc thiết bị hơn nữa để ngày càng hoàn thiện sản phẩm của mình với mục tiêu là giữ vững được mối quan hệ làm ăn lâu dài với khách hàng này. Thực trạng đối thủ cạnh tranh Công ty gạch ốp lát Hà Nội hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền KTTT. Đây là một môi trường cạnh tranh khốc liệt giữa các đối thủ sản xuất cùng loại mặt hàng: Công ty gạch Đồng tâm là đối thủ mạnh của Công ty cũng xuất phát từ nguồn nguyên liệu trong nước cùng với dây chuyền trang bị hiện đại Italia. Sản phẩm gạch lát của Công ty gạch Đồng Tâm có phần trội hơn gạch Công ty gạch ốp lát Hà Nội. Giá bán có cao hơn so với Công ty gạch ốp lát Hà Nội nhưng sản phẩm của Công ty gạch ốp lát Đồng Tâm lại có mẫu mã kiểu dáng được người tiêu dùng ưa chuộng hơn. Công ty gạch Long Hầu-Thái Bình: công suất thiết kế 2 triệu m2/năm Công ty gạch Vĩnh Phúc: công suất thiết kế 2 triệu m2/năm Công ty gạch Ameircan : công suất thiết kế 2 triệu m2/năm Các đối thủ này đều có công suất thiết kế tương đối lớn nhưng để giành thắng lợi trong cạnh tranh về giá cả và chất lượng thì Công ty gạch ốp lát Hà Nội vẫn có vị trí xứng đáng trên thị trường. Công ty gạch ốp lát Hà Nội đã và đang từng bước hội nhập và phát triển vào thị trường các nước trong khu vực & quốc tế bắt đầu từ các nước trong khu vực Đông Nam á như Lào, Thái lan, Philipin, Malaixia, Singapore. Nhưng gặp phải sự cạnh tranh của các Hãng lớn của các nước có quan hệ truyền thống (Như : Italia, Tây Ban Nha, Thai Lan, Trung Quốc...). Nhất là tới đây trong quá trình hội nhập Quốc tế (khi thời hạn thực thi AFTA có hiệu lực). Các doanh nghiệp trong việc thực hiện cam kết với AFTA, lộ trình bỏ hàng rào phi thuế và cắt giảm thuế nhập khẩu sẽ gặp nhiều đối thủ cạnh tranh khó gấp khăn gấp nhiều lần so với những gì các doanh nghiệp đã vượt qua. Thực trạng công tác tiêu thụ sản phẩm ở Công ty gạch ốp lát Hà Nội Sơ đồ 5. Cơ cấu tổ chức tiêu thụ sản phẩm Giám Đốc Phó phòng TTSP Trưởng phòng TTSP Phó GĐ Kinh doanh Bộ phận kho Bộ phận tiếp thị Bộ phận nghiệp vụ Bộ phận công trình Đông Bắc Hà Nội Bắc Tây Bắc Nam Hà Nội Bắc Đông Bắc Đánh giá thực trạng tiêu thụ sản phẩm của Công ty gạch ốp lát Hà Nội Đánh giá chung tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty theo mặt hàng Bảng 4. Hiện nay Công ty sản xuất kinh doanh 4 loại mặt hàng chủ yếu TT Mô tả Trọng lượng (Kg/hộp) Kích thước (mm) Đóng gói (viên/hộp) Ghi chú 1 Gạch lát 16.8 300x300x8 11 2 Gạch lát 18.2 400x400x9 6 3 Gạch chống trơn 15.4 200x200x8 25 4 Gạch lát 33.5 500x500x10 06 (Số liệu lấy từ phòng kinh doanh của công ty) Cơ chế thị trường tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty gạch ốp lát Hà Nội vươn lên tự khẳng định mình, sản xuất liên tục phát triển, thị trường ngày càng mở rộng, khối lượng sản phẩm tiêu thụ ngày càng tăng và có mặt ở mọi nơi từ thành thị đến nông thôn từ miền xuôi đến miền ngược từ Bắc vào Nam. Nhiệm vụ đặt ra của Công ty là sản xuất hàng hoá theo nhu cầu của thị trường, lập kế hoạch sản xuất theo khả năng tiêu thụ từng loại sản phẩm theo mức tồn kho. Bên cạnh đó Công ty còn tập trung nâng cao năng suất đồng thời mạnh dạn đầu tư dây chuyền công nghệ hiện đại đảm bảo luôn cung cấp ra thị trường những sản phẩm cao cấp đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng. Bảng 5.Ta có số liệu tình hình sản xuất của Công ty trong thời gian qua Loại sp đơn vị tính 1998 1999 2000 2001 Gạch 200x200 m2 25.434 45.634 44.533 331.423 Gạch 300x300 m2 1.543.642 1.992.572 2.340.953 2633.836 Gạch 400x400 m2 _ _ 274.953 557.876 Gạch 500x500 m2 _ _ _ 31.995 (Số liệu lấy từ phân xưởng sản xuất của công ty) Bảng 6.Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo cơ cấu mặt hàng TT Chỉ tiêu ĐV 2000 2001 % tăng giảm Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) 2.555.483 100 3.514.974 100 137.5 Gạch 200x200 m2 40.651 0.8 330.077 9.4 740 Gạch 300x300 m2 2.289.941 89.6 2610.543 74.2 114 Gạch 400x400 m2 244.891 9.6 545.900 15.6 222.9 Gạch 500x500 m2 _ 28.454 0.8 _ (Số liệu lấy từ phòng kinh doanh của công ty) Qua bảng trên ta thấy: Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty năm 2001 so với năm 2000 tăng mạnh. Sản phẩm tiêu thụ gạch 200x200 của Công ty chênh lệch khá lớn do sức tiêu thụ của thị trường về mặt hàng này tăng mạnh. Các sản phẩm còn lại đều có tỷ trọng tương đối ổn định. Trong những năm gần đây, khi công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hoá đang được tiến hành với nhị độ khẩn trương, cơ sở hạ tầng kỹ thuật được cải thiện thì sản phẩm gạch Ceramic cũng được tiêu thụ rất nhanh. Do đó với từng chủng loại gạch thì việc nhận biết mặt hàng nào tiêu thụ nhanh, mặt hàng nào tiêu thụ chậm cũng là điều cần thiết vì nó giúp Công ty có cơ cấu mặt hàng tối ưu. Thực trạng tiêu thụ sản phẩm của công ty theo khu vực thị trường Mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của Công ty đã được triển khai hầu hết ở các tỉnh thành trong cả nước. Bên cạnh những tổng đại lý lớn tại các thành phố với tỷ lệ tiêu thụ lớn, Công ty đă mở thêm mạng lưới tiêu thụ về tuyến huyện. Việc triển khai thị trường thông qua nhiều kênh phân phối và tuyển những nhân viên tiếp thị có năng lực nằm vùng tại các thị trường đă mang lại kết quả cao. Sản phẩm VIGLACERA đã đến được tất cả các vùng sâu vùng sa. Sản lượng và doanh thu tiêu thụ ngày một tăng trưởng và nâng cao tính chủ động về sản phẩm của công ty . Phân vùng thị trường: Công ty phân đoạn thị trường ra thành 3 miền (Bắc – Trung – Nam). Miền Nam: Gồm 25 tỉnh thành do Chi nhánh Tổng Công ty tại Tp.HCM phụ trách. Mạng lưới bán hàng tại Miền Nam do các nhà phân phối lớn đảm nhiệm; chi nhánh chịu trách nhiệm hỗ trợ thúc đảy bán hàng. Trung bình thị trường Miền Nam tiêu thụ 25% sản lượng sản xuất của Công ty. Miền Trung: gồm 10 tỉnh thành là Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đắc lắc, Qui nhơn, Phú yên, Khánh hoà. Thị trường này do chi nhánh Công ty tại Đà nẵng quản lý, trung bình tiêu thụ 20% sản lượng chung. Tại miền Bắc: 55% sản lượng chung. Bảng 7.phân vùng thị trường tại miền Bắc TT Khu vực Thị trường Cán bộ quản lý 1 Nguyễn trãi, Đường láng 2 Trường Chinh, Giảt phóng, Trương định, Văn điển, Thường tín 3 Hoàng Quốc Việt, Cầu diễn, Hoàng Hoa Thám Hà

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0206.doc
Tài liệu liên quan