MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 3
I-/ TẦM QUAN TRỌNG CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ: 3
1-/ Khái niệm thương mại điện tử: 3
2-/ Thương mại điện tử là thách thức và cơ hội cần lợi dụng
để thực hiện thương mại: 3
3-/ TMĐT đang phát triển nhanh trên bình diện toàn cầu: 4
4-/ TMĐT với bối cảnh Việt Nam đang tham gia hội nhập
khu vực và quốc tế. 6
II-/ NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ. 6
1-/ Nhận thức về TMĐT. 6
2-/ Lợi ích về TMĐT: 11
3-/ Các đòi hỏi của TMĐT: 13
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TMĐT TRÊN THẾ GIỚI
VÀ Ở VIỆT NAM 15
A-/ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TMĐT TRÊN THẾ GIỚI: 15
I-/ THỰC TRẠNG: 15
1-/ Khái quát chung: 15
2-/ Sơ lược TMĐT ở một số nước: 17
B-/ THỰC TRẠNG VỀ TMĐT Ở VIỆT NAM: 18
I-/ HẠ TẦNG CƠ SỞ CHO TMĐT: 18
1-/ Hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin cho TMĐT: 18
2-/ Hạ tầng cơ sở nhân lực cho TMĐT: 20
3-/ Hạ tầng cơ sở kinh tế, pháp lý cho TMĐT: 22
4-/ Hạ tầng cơ sở chính trị, xã hội cho TMĐT: 24
II-/ VIỆT NAM ĐÃ LÀM GÌ ĐỂ HƯỚNG TỚI TMĐT: 24
III-/ NHỮNG KẾT QUẢ BAN ĐẦU ĐẠT ĐƯỢC VÀ NHỮNG BẤT CẬP CÒN
TỒN TẠI TMĐT Ở VIỆT NAM: 25
1-/ Siêu thị bách hoá Việt Nam Cybermall: 25
2-/ Siêu thị Blue sky - siêu thị điện tử chuyên về máy tính
và thiết bị văn phòng: 27
IV-/ ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH TMĐT Ở VIỆT NAM: 29
1-/ Triển vọng tương lai: 29
2-/ Thách thức tồn tại: 30
CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN TMĐT
Ở VIỆT NAM 31
I-/ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
CỦA VIỆT NAM ĐỂ ĐÁP ỨNG ĐÒI HỎI CỦA TMĐT: 31
1-/ Những kiến nghị đối với cơ quan quản lý vĩ mô
của Nhà nước: 31
2-/ Phương hướng hoạt động của các doanh nghiệp
để ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin
vào quá trình kinh doanh: 32
II-/ MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HOÀN THIỆN MÔI TRƯỜNG THUẬN LỢI CHO TMĐT: 34
1-/ Xây dựng hạ tầng cơ sở kinh tế và pháp lý cho TMĐT: 34
2-/ Phát triển nâng cấp công nghệ thông tin: 36
3-/ Đào tạo nguồn nhân lực cho TMĐT: 38
III-/ XÂY DỰNG TỔ CHỨC CHUYÊN TRÁCH TƯ VẤN: 40
IV-/ TRIỂN KHAI TMĐT CÓ THỬ NGHIỆM: 40
KẾT LUẬN 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO 43
45 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1755 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp thúc đẩy phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơ sở cho TMĐT:
1-/ Hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin cho TMĐT:
Công nghệ thông tin gồm hai nhánh: Tính toán và truyền thông trên cơ sở của một nền công nghiệp điện lực vững mạnh, là nền tảng của “kinh tế số hoá” nói chung và “thương mại điện tử” nói riêng.
1.1-/ Công nghệ tính toán:
ở Việt Nam máy tính điện tử được sử dụng đầu tiên vào 1968 khi chiếc máy tính đầu tiên do Liên Xô viện trợ được lắp đặt tại Hà Nội. 1970 ở phía Nam sử dụng một số máy tính lớn của Mỹ. Cuối 1970 cả nước có 40 dàn máy tính vạn năng thuộc các dòng Minsk và ES ở Hà Nội, và IBM 360 ở Thành Phố Hồ Chí Minh. 1980 máy tính được nhập khẩu vào Việt Nam.
Từ 1995 bắt đầu triển khai chương trình quốc gia về công nghệ thông tin. Lượng máy tính nhập khẩu tăng vọt với tốc độ +50%/năm.
Cho tới nay máy vi tính nhập vào Việt Nam lên tới trên 500 nghìn chiếc, ngoài ra có 1 số máy tính thế hệ mới loại lớn, và khoảng 200 máy mini.
Máy tính cá nhân lắp ráp trong nước đang phát triển nhanh và theo ước tính đã chiếm khoảng 70% thị phần, với khối lượng sản xuất 80-100 nghìn máy một năm, doanh số năm 1998 là 65 triệu USD, dự báo 1999 là 100 triệu USD.
Tại nhiều cơ quan và doanh nghiệp, dữ liệu có cấu trúc đã được quản lý bằng nhiều hệ quản trị cơ sở dữ liệu khác nhau (chủ yếu là DBase, Fox, Access, Oracle, SQL server), cũng đã sử dụng một số phần mềm nhóm như: MS Office, Teammoric, Lotus Notes. Đang xây dựng 6 cơ sở dữ liệu quốc gia cỡ lớn phục vụ mục tiêu tin học hoá quản lý Nhà nước.
Một số mạng máy tính (LAN, Intranet) chạy trên các nền khác nhau (Novell Netuare UNIX, Linux, Windows NT,...) đã được triển khai như: mạng của văn phòng Chính phủ, mạng của Bộ quốc phòng, mạng của Bộ tài chính, Bộ thương mại,...
Tới năm 1993, gần 99% máy tính nằm trong các tổ chức Nhà nước, hiện nay bức tranh này đã thay đổi đáng mừng 75% ở các cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp, 10% ở các cơ quan nghiên cứu và quốc phòng, 10% ở các cơ sở giáo dục, 5% ở hộ gia đình.
Do máy tính nhập vào nhiều loại rất kém chất lượng, hỏng hóc. Nên thực tế hiện nay số máy đang hoạt động khoảng 350 nghìn chiếc, tức là cường độ trang bị máy mới đạt khoảng gần 5 máy/1.000 người, với mác máy bình quân tương đối thấp (ở Tổng cục bưu điện 90% là máy 486 trở xuống).
Cường độ sử dụng máy còn thấp, hầu như ở nhiều cơ quan xí nghiệp máy vi tính được sử dụng như một máy đánh chữ là chính.
Trang bị công nghệ thông tin mất cân đối lớn, phần cứng chiếm tới 80% tổng chi phí (lẽ ra trong giai đoạn này phần mềm phải chiếm 35%, nếu tính cả xây dựng đề án, đào tạo, triển khai, bảo hành,... cũng là yếu tố phần mềm thì tỷ trọng phải là 60%).
Công nghiệp phần mềm ở ta ít phát triển chủ yếu là dịch vụ cài đặt và hướng dẫn sử dụng, sản phẩm phần mềm chủ yếu là các chương trình văn bản Tiếng Việt, giáo dục, văn hoá, kế toán, thống kê,... Các công ty trong nước mới đạt 10% phần mềm và thị phần.
Nguyên nhân chính của tình hình phần mềm trên:
ã Do khách hàng chưa quan niệm phần mềm là quan trọng nên rất khó bán.
ã Phần mềm của nước ngoài và của các công ty khác trong nước sản xuất ra bị sao chép bất hợp pháp một cách lan tràn, khiến người làm phần mềm nản lòng sáng tạo, không muốn đầu tư lĩnh vực này.
Thị trường công nghệ thông tin Việt Nam năm 1997 đạt tổng doanh số khoảng 450 triệu USD bằng 1,7% GDP, và bằng 1,5% doanh số thị trường công nghệ tin học Châu á, và là 0,2% toàn thế giới.
Trong đó phần cứng là 80%, phần mềm 5% truyền dữ liệu 5%, dịch vụ 10%.
Năm 1998, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực, doanh số sụt còn khoảng 300 triệu USD. Năm 1999 ước khoảng trên 500 triệu USD.
Về dung lượng thị trường công nghệ tin học Việt nam mới đứng hàng thứ 13-15 trong khu vực Châu á - Thái Bình Dương.
Việt Nam ra nhập mạng toàn cầu tương đối chậm tháng 11-1997 mới chính thức nối mạng Internet. Tới đầu năm 1999 mới có khoảng 17 nghìn thuê bao, chủ yếu thông qua 3 nhà cung cấp dịch vụ Internet lớn nhất là VDC, FPT và Netnam.
Internet đang tăng với tốc độ mỗi tháng 600-700 thuê bao, dự báo 2.000 tổng số thuê bao vượt 100 nghìn. Có thể lấy ví dụ trong quí I/1999 như sau:
Thời điểm
28/2/1999
31/3/1999
30/4/1999
Mạng VDC
12.912
14.599
15.821
Mạng FPT
6.120
6.810
7.340
Mạng Netnam
1.470
1.509
1.528
Mạng Saigon Postel
675
750
763
Tổng số thuê bao
21.927
23.668
25.454
Tóm lại: Tuy tốc độ phát triển cao trong vài năm gần đây song nền công nghệ tính toán của Việt Nam còn rất nhỏ bé, đặc biệt là công nghệ phần mềm.
1.2-/ Công nghệ truyền thông:
Ngành truyền thông Việt Nam những năm gần đây tăng trưởng tới 70%/năm. Năm 1992 có 45 triệu phút đàm thoại, năm 1996 có 300 triệu phút dự báo 2000 là 1000 triệu phút liên lạc viễn thông qua vệ tinh đã được ứng dụng, sử dụng vệ tinh của nước ngoài. Các thiết bị và công nghệ điều khiển tự động tiên tiến đã được áp dụng trong ngành địa chính (công nghệ định vị vệ tinh toàn cầu GPS: Global Positioning System), ngành hàng không.
Năm 1993, tổng cục Bưu chính viễn thông thiết lập một mạng toàn quốc truyền dữ liệu trên X25, gọi là VietPac, nối 32 tỉnh và thành phố, nhưng mạng này không đủ đáp ứng nên gần đây Tổng cục đã phát triển một mạng khung toàn quốc tên là VNN nối với Internet và các mạng nội bộ của các cơ quan và tư nhân.
VNN là mạng quốc gia đường dào có 2 cổng đi quốc tế, một ở Hà Nội, và một ở TP. HCM. Cổng Hà Nội có 2 đường quốc tế, một đượng vận tốc 256 Kb/sec nối với Ôxtrâylia qua vệ tinh, một có vận tốc 2 Mb/sec nối với Hồng Kông bằng cáp quang.
Cổng ở TP. HCM cũng có đường nối với Mỹ, vận tốc 64 KB/sec bằng cáp quang.
Mạng khung Bắc - Nam có hai đường trung tuyến vận tốc 2 Mb/sec (hướng là 8-10 Mb/sec và một đường dự phòng 192 Kb/sec nối với mạng X. 25).
VNN có thể cung cấp dịch vụ nối mạng khung cho khoảng 30 mạng biệt lập và các dịch vụ nối mạng Internet với vận tốc 64 Kb/sec.
Nhờ mạng nội bộ và mạng quốc gia Bộ Tài chính có thể nhận được thông tin hàng ngày từ các điểm thu thuế trong 61 tỉnh, thành, Tổng cục hải quan thu được thông tin hàng ngày về hoạt động xuất nhập khẩu từ 131 cơ sở.
Hãng hàng không có trên 20 nghìn máy liên kết các phòng vé, sân bay và kho hàng.
Tuy vậy, tính tin cậy của dịch vụ truyền thông còn thấp, và chi phí còn rất cao so với mức sống trung bình của dân chúng nên tính phổ cập cũng rất thấp.
1.3-/ Ngành điện lực:
Là nền của cả ngành tính toán và truyền thông lại đang gặp khó khăn. Những năm gần đây tiêu thụ điện toàn quốc tăng khoảng 15%/năm, nhưng do hạn hán nên thiếu điện. Năm 1998 sản xuất ở mức 60 triệu Kwh/ngày thiếu hụt 200 triệu Kwh. Năm 1999 thiếu hụt tới 400 triệu Kwh. Tình trạng này sẽ khó khăn hơn trong những năm sắp tới. Hệ thống phân phối còn chắp vá, cung cấp không ổn định gây khó khăn cho tính toán và truyền thông.
2-/ Hạ tầng cơ sở nhân lực cho TMĐT:
2.1-/ Chuyên gia công nghệ thông tin:
Cho tới 1980 ở nước ta chưa có khoa tin học tại các trường đại học, cũng chưa có hệ thống đào tạo chuyên gia cho các ngành này.
Người làm tin học trước năm 1980 bao gồm: (1) một số nhà toán học chuyển hướng sang tin học, (2) một số du học tin học ở nước ngoài.
Từ 1980 một số trường đại học đã mở khoa tin học, một số đã đào tạo sâu.
Cùng với đào tạo trong nước, Nhà nước tiếp tục gửi đi học ở nước ngoài.
Lực lượng chuyên gia tin học của Việt Nam hiện nay có thể phân thành:
ã Các chuyên gia có kiến thức cao, được đào tạo ở nước ngoài hoặc các nhà toán học nhiều năm qua đã chuyển hướng sang tin học. Hiện nay số này là khoảng 15 nghìn người, dự báo 2000 là khoảng 20 nghìn người.
ã Các cán bộ được đào tạo từ khoa tin học tại các trường đại học. Theo đánh giá trình độ của các sinh viên ở đây khá cao, và để tiếp thu thực tế, mỗi năm ra trường trên 1 nghìn người.
ã Một lực lượng đông đảo thanh niên học thêm các trung tâm tin học, số này khoảng vài vạn người.
ã Đội ngũ Việt kiều tin học, có tới khoảng 50 nghìn người. Đây là lực lượng giỏi, nhiều người có trình độ cao và rất cao, một số còn là chuyên gia đầu đàn của các tổ chưc tin học thế giới.
Lực lượng người làm tin học ở ta có:
- Ưu điểm:
+ Thông minh, sắc sảo, sáng tạo.
+ Khả năng nhận biết, thích ứng nhanh.
+ Cần cù chịu khó, ý chí tự học để nâng cao trình độ.
- Nhược điểm:
Cho đến nay các trường đại học trong nước chủ yếu đào tạo phần mềm, do lĩnh vực phần cứng đòi hỏi hạ tầng cơ sở mà ta chưa có và cũng thiếu thầy để dạy. Do đó ta bị thiếu chuyên gia phần cứng.
ã Trong lĩnh vực phần mềm, các chuyên gia Việt Nam chưa có đủ năng lực xử lý các hệ thống và các phần mềm ứng dụng toàn cục quy mô lớn.
ã Lực lượng cán bộ tin học đào tạo từ các trường khá phong phú nhưng chưa tận dụng được. Vì thế lực lượng qua đào tạo không thể tập hợp nhau lại trong các đề án lớn để phát triển mà ngược lại, kiến thức kém dần đi, tới một lúc không phát huy được nữa.
2.2-/ Dân chúng đông đảo:
ứng dụng Internet/Web, tỷ lệ người sử dụng Internet trên 1.000 dân mới đạt 0,02 (bằng 1/10 ở Brunây) cả nước chỉ có công ty VDC là nhà cung cấp duy nhất đầu vào mạng (IAP) và 4 nhà cung cấp dịch vụ ISP (so với 16 ở Thái Lan và 120 ở Philippine). Hiệu quả sử dụng Internet ở các cơ quan rất thấp, không khai thác được nhiều thông tin trên Internet.
Có thể nói việc sử dụng máy vi tính ngày càng phổ biến nhưng ít nhiều vẫn mang tính tự phát. Thực tế Việt Nam chưa có ngành công nghệ tin học.
Nguyên nhân:
ã Thiếu một chiến lược Nhà nước để phát triển ngành tin học. Tuy Nhà nước đã có nhiều nỗ lực: Năm 1975 ban hành hàng loạt Nghị định liên quan đến phát triển và ứng dụng tin học, thành lập tổng cục điện tử tin học, viện tin học, xây dựng các chương trình quốc gia về nghiên cứu ứng dụng tin học.
Tháng 8/93, ra quyết định số 49/CP về việc phát triển công nghệ thông tin đến năm 2000 và thành lập Ban chỉ đạo quốc gia. Song tới nay vẫn chưa có một chiến lược được công bố về phát triển ngành điện tử tin học.
ã Thiếu đầu tư đầy đủ và cân đối, nhánh truyền thông được đầu tư nhiều hơn tính toán.
ã Bắt cập về chính sách: các chính sách cụ thể không thể hiện được ý đồ phát triển công nghệ thông tin trái lại nhiều chính sách bắt cập về thuế (quá cao), về lập nghiệp (thủ tục), về bảo hộ, chính sách Việt kiều.
3-/ Hạ tầng cơ sở kinh tế, pháp lý cho TMĐT:
Nước ta là nước “nông nghiệp lạc hậu”, 80% dân số làm nông nghiệp, công nghiệp mới chiếm 32%, chi phí dịch vụ cao.
Xét riêng về buôn bán hàng hoá và dịch vụ thì thương mại ở mức phát triển thấp. Tổng doanh số hàng hoá bán lẻ hàng năm chỉ đạt 180-190 nghìn tỷ đồng.
Năm 1998 kim ngạch xuất khẩu đạt 11 tỷ USD, hàng xuất khẩu chủ yếu là nguyên liệu thô và hàng công nghiệp mức độ chế biến thấp. Chỉ riêng bốn mặt hàng dầu thô, gạo, hải sản và cà phê chiếm khoảng 40% kim ngạch xuất khẩu, dệt may và giày dép chiếm trên 20% hàng chế biến sâu và hàng chế tạo chưa tới 25% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Hoạt động buôn bán hàng hoá và dịch vụ của ta, mức độ giao dịch thấp, cả ở trong và ngoài nước. Về buôn bán đối ngoại, tuy có trao đổi buôn bán với trên 100 nước và địa khu, nhưng vẫn tập trung chủ yếu vào các bạn hàng truyền thống trong vùng (ASEAN).
Mạng lưới bạn hàng trong và ngoài nước của các công ty rất hẹp; đa số công ty thiếu thông tin về thị trường hàng hoá, bạn hàng nên cơ hội kinh doanh bị hạn chế.
Đi tìm nguyên nhân:
3.1-/ Năng lực kinh tế:
Năng lực yếu kém, hệ thống tiêu chuẩn theo đúng nghĩa chưa hình thành, hệ thống thông tin kinh tế quốc gia cũng không tương thích với hệ thống tiêu chuẩn quốc tế, bản thân hệ thống này cũng có mâu thuẫn và không thống nhất, hệ thống mã quốc gia chưa có, là điều sẽ gây trở ngại lớn cho việc chuyển sang một nền “kinh tế số hoá”.
3.2-/ Năng suất lao động thấp, tổ chức lao động:
Lạc hậu, tỷ lệ thất nghiệp thực còn ở mức cao 6,85% ở cả nước (năm 1998). Trong đó ở Hà Nội 9,09%, Hải Phòng 8,43%, TP. HCM 6,76%, Đà Nẵng 6,35%; chưa tạo được động lực thực tế thúc đẩy tiết kiệm cao độ chi phí vật chất và thời gian (là mục tiêu cơ bản nhất của TMĐT).
3.3-/ Mức sống liên quan đến sử dụng TMĐT:
Mức sống thấp GDP đầu người không cho phép dân chúng và đông đảo doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng với các phương tiện của “kinh tế số hoá”. Phương tiện điện tử lại quá cao so với mức sống (giá máy tính điện tử và các trang bị phụ trợ gần 1.000 USD, phí hoà mạng Internet 250 nghìn đồng, phí thuê bao hàng tháng 50 nghìn đồng, phí truy cập 290 đ/phút đều rất cao so với thu nhập đầu người, và còn rất cao so với phí dịch vụ Internet trong khu vực. ở Việt Nam theo VDC một người dùng Internet 30 giờ trong 1 tháng phải trả 54 USD, còn ở Thái Lan là 25,5 USD).
3.4-/ Thiếu tự động hoá:
Chưa có hệ thống thanh toán tài chính tự động tức là thiếu một trong những nhân tố quan trọng nhất của TMĐT, là nhân tố không chỉ đảm bảo cho tính kinh tế mà cả tính khả thi của TMĐT. Xây dựng hệ thống này đồng thời phải khắc phục thói quen dùng tiền mặt trong dân chúng.
3.5-/ Chưa hình thành và thực thi được việc tiêu chuẩn hoá toàn bộ nền kinh tế:
Đa số hàng hoá vẫn còn trao đổi theo mẫu và theo quan sát trực tiếp, hàng giả còn phổ biến, chưa nói tới thống nhất mã thương mại với các nước trong khu vực và trên thế giới (liên quan tới TMĐT qua biên giới). Riêng mã vạch tới nay mới thể hiện trên thị trường và theo dự kiến sau 5 năm nữa mới đạt tỷ lệ 80%.
Thiếu chiến lược mã quốc gia làm cơ sở phát triển công nghệ mã hoá phục vụ mục đích bảo đảm an toàn dữ liệu thông tin.
* Luật pháp:
Hệ thống luật pháp hiện đại đang mới ở giai đoạn hình thành đầu trên và còn chưa hoàn thiện; đặc biệt là hàng loạt vấn đề pháp lý của các giao dịch TMĐT chưa được phản ánh trong “Bộ luật thương mại”, “Bộ luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ”, “Bộ luật hình sự” và các bộ luật khác có liên quan. Trong đó các vấn đề như: luật pháp về giá trị pháp lý của các giao dịch điện, về xác thực và chứng nhận chữ ký điện tử, về chống xâm nhập trái phép vào các dữ liệu,... vẫn chưa hoàn thiện.
Hiệu lực thi hành và do đó hiệu lực điều chỉnh của các luật đã ban hành còn thấp, ngay cả trong hoàn cảnh kinh tế và thươg mại còn đang được vận hành trên cơ sở giấy tờ.
4-/ Hạ tầng cơ sở chính trị, xã hội cho TMĐT:
Việt Nam là một nước xã hội chủ nghĩa - một hệ thống đối lập với tư bản chủ nghĩa. Các nước thù địch tìm mọi cách chống phá chế độ ta. Về mặt chính trị, Internet/Web đã là một phương tiện tuyệt vời cho bạn phản chế hoạt động, và thâm nhập, đòi hỏi Nhà nước phải có biện pháp bảo vệ thích hợp. Ngay từ 1996, đã có chỉ thị về tăng cường chỉ đạo, quản lý, đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch dùng phương tiện thông tin điện tử để chống phá ta, trong đó đã đề cập đến phương tiện điện thoại, fax, kênh truyền hình TURO, kết nối mạng thông tin Internet và các hoạt động mua bán, trao đổi thông tin giữa một số cơ quan trong và ngoài nước.
Ngoài ra, còn phải đề phòng phim ảnh không lành mạnh, các lối sống thực dụng, bạo lực thâm nhập qua Internet/Web.
Về cách sống và làm việc dân ta còn quan giao dịch trên văn bản giấy tờ, muc hàng phải qua các giác quan thử nghiệm, trả bằng tiền mặt,... không phù hợp với TMĐT.
Về mặt xã hội, người Việt Nam chưa xây dựng được tác phong “làm việc đồng đội” ở tầm toàn xã hội và tầm quốc tế, chưa có lối sống theo pháp luật chặt chẽ, chưa có thói quen “công nghiệp” và tiêu chuẩn hoá. Đều là những yếu tố cản đường tiến tới “kinh tế số hoá” và TMĐT.
Tóm lại, từ 4 hạ tầng cơ sở trên cho thấy, môi trường điển hình cho “kinh tế số hoá” nói chung và TMĐT nói riêng chưa hình thành đầy đủ ở Việt Nam, đòi hỏi ngay bây giờ phải có kế hoạch chuẩn bị kỹ càng, không được chậm nhưng không được nóng vội.
II-/ Việt Nam đã làm gì để hướng tới TMĐT:
Việt Nam đã hội nhập APEC, là thành viên ASEAN và quan sát viên WTO, cho dù chúng ta còn kém về mọi mặt môi trường TMĐT. Song cùng với yêu cầu của xu thế thế giới, kết hợp với sự thông minh sáng tạo vốn có của người Việt Nam chúng ta có được mức độ nhất định.
Việc sử dụng điện thoại, Fax, thư điện tử và sử dụng máy tính điện tử như một công cụ làm việc ở tầm dùng hạn chế đều đã được thực thi từ lâu (tuy mức độ còn hạn chế). Nhưng nếu xét theo nghĩa chặt chẽ của TMĐT là tiến hành trao đổi dữ liệu điện tử giữa các doanh nghiệp và mua bán dung liệu, hàng hoá, dịch vụ qua mạng Internet và các phân mạng của nó thì sự tham gia của Việt Nam mới ở bước đầu gồm:
ã Từ cuối 1997 đến nay, khái niệm TMĐT đã được đề cập trên các tài liệu sách báo (thương mại, diễn đàn doanh nghiệp, thời báo kinh tế,...); hội thảo tin học, và trên truyền hình, dù còn sơ lược.
ã Đã tham gia thảo luận và cam kết quốc tế về TMĐT:
- Trong ASEAN: Việt Nam tham gia hội nghị ASEAN về TMĐT (10-97 tại Mã Lai), tham gia hoạt động trong tiểu bản điều phối về TMĐT (CCEC) của ASEAN.
- Trong APEC: Khi gia nhập APEC (14/11/98) Việt Nam thoả thuận tham gia vào “chương trình hành động về thương mại điện tử APEC”.
ã Một số tổ chức chuyên trách về TMĐT ra đời:
- Tháng 6/1998. Bản chỉ đạo quốc gia về công nghệ thông tin được thành lập. Tổ công tác TMĐT nằm trong ban này và đã cử một đoàn đi Ôxtrâylia khảo sát về TMĐT. Đã tổ chức hội thảo về TMĐT.
- Tháng 12/1998. Bộ Thương mại thành lập ban TMĐT trực thuộc Bộ trưởng để xúc tiến các công việc có liên quan trong phạm vi Bộ Thương mại.
- Tháng 3/1999. Bộ Thương mại đã tổ chức một cuộc hội thảo quốc tế về TMĐT.
ã Một số đơn vị ở TP. HCM đã sử dụng phương tiện Internet để quảng cáo hàng ra nước ngoài nhờ đó đã tìm được khách hàng.
ã Các công ty triển khai hoạt động bán hàng qua mạng: Công ty FPT chuẩn bị mở một siêu thị trên Internet/Web với 15 nghìn mặt hàng làm việc theo kiểu đặt hàng qua Internet thanh toán bằng tiền khi giao hàng.
ã Ngày 22/11/1999 tại Hà Nội Hội nghị Bưu chính viễn thông giữa Việt Nam - Lào - Campuchia diễn ra. Thảo luận bốn vấn đề liên quan tới viễn thông trong đó có vấn đề thể lệ với TMĐT.
ã Ngày 2-3/12/199 tại Hà Nội diễn ra hội thảo Comnet Việt Nam 99 bàn về TMĐT.
Như vậy hoạt động về TMĐT ở Việt Nam còn rất sơ khai và đang chuẩn bị bắt đầu có quy mô. Ngay cả hiểu biết về TMĐT trong dân chúng còn chưa rõ ràng, thậm chí có người hiểu biết còn sai lệch.
III-/ Những kết quả ban đầu đạt được và những bất cập còn tồn tại TMĐT ở Việt Nam:
Phần này giới thiệu 2 siêu thị điện tử đang hoạt động tại Việt Nam.
1-/ Siêu thị bách hoá Việt Nam Cybermall:
- Giới thiệu:
Ngày 19/12/1998. Siêu thị điện tử đầu tiên ở Việt Nam trên Internet tên gọi “VietNam Cybermall” chính thức khai trương. Siêu thị ảo VietNam Cybermall là một bước phát triển mới trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào TMĐT.
Trên siêu thị điện tử khách hàng có thể thấy chiếc xe hơi Debus cho tới lọ tương ớt. Hiện nay siêu thị có trên 500 mặt hàng với nhiều nhà cung cấp thuộc các lĩnh vực khác nhau từ hàng cao cấp đến hàng tiêu dùng.
- Giải pháp tổ chức:
Với tư cách là một khách hàng, ta có thể sử dụng máy tính (có nối mạng Internet) truy cập vào địa chỉ của Internet ngay trang Web chủ đầu tiên (của VDC), chỉ cần nháy chuột vào Cybermall một thị trường phong phú đầy màu sắc hiện ra trước mắt để ta chọn lựa. Các mặt hàng được phân loại và người mua tìm kiếm dễ dàng công cụ tìm kiếm “Search” có sẵn trên đó. Dưới mỗi sản phẩm đều có giá cụ thể. Đối với các mặt hàng có giá là ngoại tệ thì tỷ giá được cập nhật thường xuyên. Siêu thị bán hàng 24/24 khi đăng ký mua hàng, ta điền thông tin vào mẫu đơn đặt hàng, sau đó siêu thị sẽ có người giao hàng đến tận nơi. Siêu thị ký hợp đồng phân phối tới các nhà phân phối địa phương nên khi nhận được yêu cầu của khách hàng tại địa phương nào thì sẽ nối mạng Internet liên lạc với nhà phân phối hay sản xuất ở địa phương đó để họ giao hàng.
- Kết quả hoạt động và một số tồn tại:
Trong 6 tháng đầu năm 1999 siêu thị đã nhận được trên 15.000 đơn đặt hàng từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Mỹ, Pháp, Canađa, Australia,... Siêu thị đã giải quyết gần 12.000 trường hợp chủ yếu là TP. HCM và các vùng lân cận.
Hiện nay, số lượng truy cập vào trang siêu thị điện tử đạt hơn 7.600 lượt/ngày.
Vào dự triển lãm Việt Nam Computer World Expo ’99 (21/4/1999) UASC kết hợp với một số nhà cung cấp đưa ra một số dịch vụ mới trên siêu thị như: bán sách báo tạp chí Tin học và đời sống, Bưu chính viễn thông, bán vé máy bay và đặt chỗ cho Pacific Airlines với mục tiêu ban đầu là tạo ra một cái “chợ” trên mạng giúp cho các doanh nghiệp tổ chức các dịch vụ và giới thiệu sản phẩm hàng hoá tạo ra kênh phân phối trên thị trường.
Cybermall đã thực sự mang lại những hiệu quả thiết thực cả về thương mại và công nghệ.
Do số lượng nhà cung cấp còn ít, số mặt hàng chưa nhiều nên với các đơn đặt hàng xa chưa đáp ứng được. Các nhà tổ chức siêu thị hy vọng rằng trong tương lai, khi các nhà cung cấp trên siêu thị tăng lên, hệ thống đại lý của các nhà cung cấp mở rộng hơn thì việc khai thác thị trường tiềm năng này sẽ thuận lợi hơn nhiều.
Theo đánh giá của các chuyên gia tin học cũng như các nhà phân tích thị trường kết quả ban đầu của Việt Nam Cybermall như vậy là khả quan, mặc dù tốc độ tăng trưởng doanh thu của các nhà cung cấp trên mạng quy mô còn nhỏ, nhưng tốc độ tăng trưởng doanh thu qua các tháng thì lớn hơn bất kỳ phân đoạn thị trường nào khác (khoảng 50%/tháng). Điều này chứng tỏ khả năng phát triển TMĐT ở Việt Nam rất lớn, nếu như có hình thức khai thác và có chính sách hợp lý.
- Khó khăn tồn tại:
Số lượng người Việt Nam sử dụng máy tính và kết nối Internet còn quá ít. Trong khi phương thức thanh toán trực tiếp hiện nay bất tiện cho cả người mua và người bán, dất rễ xảy ra đặt hàng khống.
Khác với siêu thị điện tử ở nước ngoài hiện nay thanh toán bằng thẻ tín dụng ở nước ta còn rất ít. Theo VietCombank đến 12/99 mới chỉ phát hành được trên 6000 thẻ tín dụng trong cả nước.
Ngoài ra vào siêu thị điện tử phải mất cước phí truy nhập Internet, nên nhiều người e ngại.
Giải quyết khó khăn trên theo các chuyên gia VASC, hệ thống ngân hàng cần sớm hoàn thiện hệ thống thanh toán và đưa vào sử dụng rộng rãi tiền điện tử. Nhà nước có chính sách ưu đãi với cước phí truy nhập. Mặt khác, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ, ưu đãi về thuế để khuyến khích các nhà cung cấp lựa chọn kênh phân phối mới này.
2-/ Siêu thị Blue sky - siêu thị điện tử chuyên về máy tính và thiết bị văn phòng:
- Giới thiệu:
Ngày 9/5/99 tại Hà Nội siêu thị máy tính Blue sky đã chính thức mở dịch vụ bán hàng trực tuyến qua mạng Internet. Các khách hàng sử dụng Internet có thể truy nhập trang chủ của Blue sky theo địa chỉ Bluesky.COM.VN để nghiên cứu thông tin và đặt hàng các chủng loại máy tính cũng như thiết bị tin học, văn phòng mà Blue sky đang cung cấp trên thị trường.
Khai trương 4/98 sau hơn một năm hoạt động siêu thị Blue sky đã trở thành một trong những công ty kinh doanh tin học lớn tại Hà Nội với doanh số 1998 đạt hơn 25 tỷ đồng. Khách hàng trọng điểm của siêu thị là các Bộ, các ban ngành của Nhà nước, các doanh nghiệp, các công ty liên doanh các đại sứ quán và các tổ chức quốc tế.
Thế mạnh của siêu thị là khả năng nhập hàng chính gốc với số lượng lớn nên giá cả không cao so với cửa hàng có quy mô nhỏ. Siêu thị đảm bảo hệ thống bảo hành và hậu mãi tốt. Và việc chuyên nghiệp hoá đội ngũ bán hàng là một yếu tố thành công của siêu thị.
- Giải pháp tổ chức:
Hiện nay trang Web của siêu thị Blue sky được xây dựng bằng hai giao diện tiếng Việt và tiếng Anh. Cơ sở dữ liệu trên máy tính quản lý được cập nhật các thông tin về sản phẩm, về khách hàng, và về đơn đặt hàng. Từ đây siêu thị phân tích để thu đươc các thông tin hữu ích từ sản phẩm nào bán chạy nhất khách hàng nào mua nhiều nhất,...
Trên trang chủ có hàng ngàn mặt hàng mà khách hàng có thể chọn lựa từ máy in, máy tính, các thiết bị ngoại vi, các thiết bị văn phòng. Đối với từng sản phẩm khách hàng có thể chọn lựa theo hãng sản xuất hoặc chọn lựa theo mức giá mà khách hàng có đủ khả năng chi trả. Khi một đơn hàng được cập nhật thì chỉ khoảng 10-15 phút đơn hàng đó được chuyển tới một trung tâm xử lý các yêu cầu của khách hàng. Từ đây nhân viên sẽ liên lạc với khách hàng qua điện thoại để khẳng định về giá cả, hình thức thanh toán cũng như vận chuyển mặt hàng đó đến tận nhà. Phương thức thanhtoán là thẻ tín dụng, chuyển khoản, tiền mặt, séc,... Nhưng khách hàng chưa thực hiện thanh toán trực tiếp qua mạng bằng thẻ tín dụng. Đây là trở ngại chính cho việc phát triển loại dịch vụ mua sắm trên mạng ở Việt Nam.
Mô hình mua hàng trực tiếp ở siêu thị Blue sky
Trang chủ
Tìm kiếm
Sản phẩm
Đặt hàng
Danh sách sản phẩm
Các mặt hàng đã chọn
Gửi đơnđặt hàng
ã Trang chủ: khách hàng có thể xem các thông tin mới nhất về khuyến mại, hàng hoá ưu chủng nhất, các tin tức về lĩnh vực máy tính.
ã Sản phẩm: khách hàng có thể tra cứu những thông tin đầy đủ nhất về các mặt hàng hiện đang có tại Blue sky.
ã Tìm kiếm: tìm kiếm thông tin về hàng hoá.
ã Đặt hàng: đặt hàng trực tiếp và siêu thị xác nhận đơn đặt hàng.
ã Danh sách sản phẩm: tra cứu thông tin cụ thể về giá cả cũng như chất lượng cụ thể của hàng hoá.
ã Các mặt hàng đã chọn: tại mỗi trang Web giới thiệu sản phẩm, nếu thấy muốn mua khách hàng kích chuột vào biểu tượng giỏ mua hàng. Khách hàng hoàn toàn có thể thay đổi số lượng hàng hoá đã chọn hoặc huỷ bỏ các mặt hàng không cần thiết. Tại mỗi trang Web siêu thị sẽ chia ra kết quả tính toán tạm thời số tiền mà khách hàng đã chọn, tỷ giá được cập nhật theo tỷ giá của ngân hà
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 74479.DOC