Đề tài Một số biện pháp thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam hiện nay

Mục lục

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA 3

I. Vai trò và nhiệm vụ của xuất khẩu hàng hóa. 3

1. Vai trò của xuất khẩu hàng hóa 3

2. Nhiệm vụ của xuất khẩu hàng hóa 4

II. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa. 4

1. Những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp. 4

1.1. Hàng rào thương mại thuế quan. 4

1.2. Hàng rào thương mại phi thuế quan 6

2. Những nhân tố ảnh hưởng gián tiếp 8

2.1. Xu thế tự do hoá thương mại, khu vực hoá và toàn cầu hoá kinh tế 8

2.2. Quá trình đổi mới nền kinh tế Việt Nam theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập. III. Tiêu chí đánh giá tiềm năng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam 10

CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÁC MẶT HÀNG CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY 12

I. Quan điểm về xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam 12

1. Phân loại hàng hóa xuất khẩu 12

2. Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu chủ lực 13

II. Những thuận lợi và khó khăn cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam 15

1. Những thuận lợi 15

2. Những khó khăn 15

III. Những thành tựu và hạn chế của hoạt động xuất khẩu của Việt Nam 17

1. Những thành tựu đã đạt được 17

1.1. Giai đoạn từ năm 1991- 2000 17

1.2. Giai đoạn từ năm 2000 đến nay 19

2. Những hạn chế 21

IV. Thị trường xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam hiện nay 22

1. Một số thị trường xuất khẩu chủ yếu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam 22

1.1. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương : 23

1.2. Khu vực Châu Âu : 27

1.3. Khu vực Châu Mỹ 30

1.4. Châu Úc 32

1.5. Nam Á, Trung Đông, châu Phi 33

2. Một số vấn đề về phát triển thị trường mới cho xuất khẩu 35

CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẨT KHẨU CÁC MẶT HÀNG CHỦ LỰC 38

I. Định hướng xuất khẩu các mặt hàng xuất khẩu chủ lực. 38

II. Một số giải pháp thúc thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng chủ lực trong điều kiện hiện nay. 39

1. Giải pháp chung đối với hoạt động xuất khẩu hàng hóa 39

1.1. Giải pháp cơ bản để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng hóa 39

1.2. Giải pháp từ phía cơ quan quản lý Nhà nước 40

2. Giải pháp riêng đối với từng mặt hàng chủ lực. 45

2.1. Dầu thô 45

2.2. Lúa gạo 46

2.3. Cà phê 47

2.4. Cao su 48

2.5. Thuỷ sản 49

2.6. Dệt may 49

2.7. Giày dép: 51

2.8. Gỗ và sản phẩm gỗ gia dụng: 51

 

 

doc54 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1842 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch xuất khẩu trong tháng 1/2007 là 77 triệu USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2006. Nhóm hàng linh kiện điện tử và máy tính, sản phẩm gỗ, sản phẩm nhựa, dây điện và cáp điện… bước vào năm 2007 với tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu cao. Trong hai tháng đầu năm 2007, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đạt 431 triệu USD, tăng 29,8% so với cùng kỳ năm 2006. Nhìn chung mặt hàng này đang đạt tốc độ tăng trưởng tích cực trên các thị trường chủ lực. Đối với mặt hàng cà phê, trong hai tháng đầu năm 2007, kim ngạch xuất khẩu đạt 565 triệu USD, tăng 149% về lượng và 223% về giá trị so với cùng kỳ năm trước nhờ cà phê vào vụ thu hoạch và giá xuất khẩu tăng mạnh (đạt bình quân 1.434 USD/tấn). Trong tháng 1/2007, kim ngạch xuất khẩu gạo giảm 76,6% so với cùng kỳ năm 2006 nhưng trong tháng 2 cả nước đó xuất khẩu thêm 250 ngàn tấn gạo, nâng kim ngạch xuất khẩu của cả nước lên 101 triệu USD, giảm gần 40% so với cùng kỳ năm 2006. Ước thực hiện xuất khẩu tháng 4 năm 2007 đạt 3,95 tỷ USD, tăng 2,3% so với tháng 3 năm 2007, trong đó xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) ước đạt 1,58 tỷ USD. 4 tháng đầu năm 2007 xuất khẩu đạt 14,5 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2006 và đạt 31% so với kế hoạch năm 2007. Trong đó, xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) ước đạt 5,74 tỷ USD, tăng 35,2% so với cùng kỳ năm 2006. Đa số các mặt hàng xuất khẩu đều tăng so với cùng kỳ năm 2006, trong đó, tăng khá cả về giá trị tuyệt đối và tương đối, đóng góp cho tăng trưởng chung của tổng kim ngạch xuất khẩu là các mặt hàng dệt may (tăng 530 triệu USD, tương đương +31,8%), cà phê (tăng 540 triệu USD, tương đương +84,6% về lượng và 135% về kim ngạch), sản phẩm gỗ (tăng 151 triệu USD, tương đương +24%), giày dép (tăng 120 triệu USD, tương đương +11,2%). Riêng đối với cà phê, do vào vụ thu hoạch và giá tăng, nên kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh; tuy nhiên, cần đặc biệt lưu ý việc phân loại, quản lý chất lượng cà phê xuất khẩu, để tránh trường hợp bị trả lại những lô hàng có lẫn phẩm cấp thấp; tăng cường xuất khẩu sản phẩm cà phê chế biến. Các mặt hàng xuất khẩu giảm bao gồm: dầu thô (-5,4% về lượng và -10,5% về giá trị); gạo (-19,4%), cao su (-8,3%) và xe đạp (-37%). Về thị trường xuất khẩu, thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam vẫn là EU, Mỹ, Nhật Bản. Trong đó, tỷ trọng xuất khẩu vào thị trường EU chiếm khoảng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước và tăng 27% so với cùng kỳ năm 2006; xuất khẩu vào thị trường Mỹ chiếm 20% và tăng 28%. 2. Những hạn chế Trong 9 mặt hàng chủ lực trên 1 tỷ USD chỉ có một mặt hàng thuộc lĩnh vực công nghệ (điện tử, linh kiện máy tính) có hàm lượng tri thức cao, còn lại các sản phẩm khác nói chung là được xuất khẩu ở dạng thô, chỉ được sơ chế (như cà phê, cao su, gạo), lệ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu (đồ gỗ, dệt may, da giày) hoặc phần lớn chỉ thực hiện gia công theo những đơn đặt hàng của các đối tác nước ngoài (dệt may, da giày), đó làm cho giá trị gia tăng trong số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam còn thấp. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của nước ta đang chậm lại như: đồ gỗ tăng 17,9% - quá thấp so với chỉ tiêu tăng trưởng 70% cả năm; dệt may chỉ tăng 2,9%; giày dép tăng 3,6% và thủy sản tăng 8%. Với tốc độ này, các mặt hàng chủ lực trên sẽ rất khó khăn để đạt được mục tiêu xuất khẩu đề ra cho cả năm, thực tế cho thấy khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu Việt Nam chưa hoàn toàn khả quan do khả năng cạnh tranh về chất lượng hàng hoá xuất khẩu của chúng ta còn thấp bởi lực lượng sản xuát trong các doanh nghiệp hướng về xuất khẩu trong giai đoạn phân tích nói chung là thấp, hàng hoá thô và sơ chế chiếm gần 60%, cơ sở hạ tầng căn bản và cơ sở hạ tầng công nghệ cao chưa được đầu tư đúng mức. Khả năng cạnh tranh về giá cũng gặp nhiều khó khăn do giá đầu vào của sản xuất cao. Ngoài ra, khía cạnh dịch vụ trước, trong và sau xuất khẩu của Việt Nam chưa cao do hệ thống ngân hàng trong thời kỳ đánh giá nói chung kém phát triển và hệ thống viễn thông quốc tế mới hình thành. IV. Thị trường xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam hiện nay 1. Một số thị trường xuất khẩu chủ yếu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam Thị trường xuất khẩu hàng hóa của nước ta trong trong thời gian qua đã không ngừng tăng lên về số lượng và quy mô thị trường. Từ 70 thị trường năm 1991 đã mở rộng tới 221 thị trường năm 2003. Bảng dưới đây cho thấy sự phát triển ấn tượng của thị trường xuất khẩu giai đoạn 1991-2003. Số lượng thị trường xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 1985 - 2006 Khu vực/Số lượng thị trường 1985 1991 1995 2000 2006 Tổng số 40 70 105 185 229 Châu Á 29 46 58 Châu Âu 23 41 52 Châu Mỹ 19 33 47 Châu Phi 27 53 57 Châu Đại dương 7 12 15 Nguồn: Niên giám Thống kê & Thống kê Hải quan 1985-2007 Đồng thời quy mô thị trường xuất khẩu hàng hóa Việt Nam cũng không ngừng lớn mạnh. Điều này thể hiện trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào từng khu vực thị trường đã có những bước phát triển vững chắc. 1.1. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương : Thời kỳ 1996-2000, xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực Châu Á đạt 32,1 tỷ USD, chiếm gần 62% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Trong đó, khu vực thị trường Đông và Đông Nam Á chiếm vị trí quan trọng nhất. Trong thời kỳ 1996-2003, xuất khẩu của nước ta sang khu vực Đông và Đông Nam Á đạt 30,5 tỷ USD, chiếm 58,9% kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, các thị trường Đông Á đạt 19,6 tỷ USD, chiếm 37,9% tổng kim ngạch xuất khẩu; thị trường các nước Đông Nam Á đạt 10,9 tỷ USD, chiếm 21% tổng kim ngạch xuất khẩu. Khu vực này được coi là thị trường trọng điểm đến năm 2010, tiếp tục là khu vực phát triển tương đối năng động. Kim ngạch xuất khẩu tập trung vào các thị trường chủ yếu theo thứ tự sau đây: Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc, Đài Loan, Philippine, Hàn Quốc... Dưới đây là tình hình cụ thể về quy mô của một số thị trường xuất khẩu lớn ở châu Á. Nhật Bản Hiện nay, Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, tỷ trọng của Nhật Bản trong xuất khẩu của Việt Nam đang giảm dần qua các năm. Nếu như năm 1991 Nhật còn chiếm 34,5% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam thì đến giai đoạn 1997-2005 tỷ lệ này đã hạ xuống còn 18% và năm 2006 chỉ còn 14%: Bảng kim ngạch và tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản Đơn vị tính: triệu USD Năm 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Kim ngạch 1615 1481 1786 2621 2510 2438 2909 3542 3728 3952 Tỷ trọng (%) 17,7 15,8 15,5 18,1 16,7 14,6 14,4 13,37 13,5 13,1 Nguồn: Niên giám Thống kê & Thống kê Hải quan 1997-2006 Ta và Nhật cần có sự trao đổi, bàn bạc để đi đến ký kết thoả thuận về việc Nhật Bản dành cho hàng hoá của Việt nam quy chế MFN đầy đủ. Các doanh nghiệp cần tăng cường tìm hiểu các thông tin có liên quan đến phương thức phân phối, thủ tục xin dấu chứng nhận chất lượng JIS, JAS và Ecomark cũng như chế độ xác nhận trước về thực phẩm nhập khẩu của Nhật. Đây là việc hết sức quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với việc đẩy mạnh xuất khẩu nông sản và thực phẩm, mặt hàng mà ta có thế mạnh. Các mặt hàng chủ lực xuất khẩu sang Nhật là: hải sản, hàng dệt may, giày dép và sản phẩm da, than đá, cao su, cà phê, rau quả, thực phẩm chế biến, chè, đồ gốm sứ và sản phẩm gỗ. Trung Quốc Giai đoạn 1991-1997, xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc tăng đều hàng năm. Năm 1991, Việt Nam mới xuất khẩu sang Trung Quốc 19,3 triệu USD thì đến năm 1997 đạt 474,1 triệu USD và đến năm 2006 đạt 2741.1 triệu USD. Năm 1998, mặc dù có cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á, tuy không trực tiếp gây ra những thiệt hại lớn về tài chính, kinh tế đối với Việt Nam song đã ảnh hưởng tới quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước, nhất là các nước Châu Á nhưng quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn tăng đều. Bảng kim ngạch và tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc Đơn vị tính: triệu USD Năm 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Kim ngạch 474,1 440,1 746,4 1536,4 1417,4 1518 1883 2899 2955,4 2741,1 Tỷ trọng (%) 5,16 4,70 6,47 10,61 9,43 9,09 9,35 10,95 10,2 9,54 Nguồn: Niên giám Thống kê & Thống kê Hải quan 1997-2006 Trung Quốc là một thị trường lớn, lại ở sát nước ta đồng thời lại là một nước có khả năng cạnh tranh cao không những trên thị trường thế giới mà còn ngay trên thị trường nước ta, do đó Trung Quốc vừa là bạn hàng quan trọng đầy tiềm năng của nước ta, vừa là đối thủ cạnh tranh. Cần chú trọng thị trường Hồng Kông - một thị trường tiêu thụ lớn và vốn là một khâu trung chuyển quan trọng nhưng gần đây có xu hướng thuyên giảm trong buôn bán với ta. Mặt hàng chủ yếu đi vào hai thị trường này là hải sản, cao su, rau hoa quả, thực phẩm chế biến và hoá phẩm tiêu dùng. Hàn Quốc Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc sau khi đạt mức tăng trưởng khá vào các năm 1995 và 1996 (chủ yếu nhờ xuất khẩu dầu thô) đã lại sụt giảm trong các năm 1997 và 1998 do kinh tế nước này lâm vào tình trạng khủng hoảng. Hàn Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam (năm 1997 là thị trường thứ 7) với tỷ trọng chiếm 2,4% tỷ trọng xuất khẩu của Việt nam: Bảng kim ngạch và tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc Đơn vị tính: triệu USD Năm 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Kim ngạch 417,0 239,1 320 352,6 406,1 468,7 492,1 408,1 429,5 457,1 Tỷ trọng (%) 4,54 2,55 2,77 2,43 2,70 2,81 2,44 1,54 1,9 2,01 Nguồn: Niên giám Thống kê & Thống kê Hải quan 1997-2006 Hàn Quốc là thị trường nhập khẩu lớn trong khu vực. Tuy nhiên, ta vẫn nhập siêu lớn, hàng xuất của ta vẫn chưa có chỗ đứng vững chắc trên thị trường này, chủ yếu là do Hàn Quốc vẫn duy trì hàng rào thuế và phi thuế ở mức khá cao. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của ta sang Hàn quốc là dệt may, hải sản, giày dép, cà phê, rau hoa quả, than đá, dược liệu, cố len vào thị trường nông sản. Đài Loan Biểu dưới đây cho thấy kim ngạch xuất khẩu sang Đài Loan không ổn định từ năm 1997 đến năm 2006. Kim ngạch xuất khẩu sang Đài Loan dao động trong khoảng từ 650 - 900 triệu USD. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sang Đài Loan trên tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giảm dần qua các năm. Nhưng Đài Loan lại là bạn hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam sau Nhật Bản và Singapore. Bảng kim ngạch và tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam sang Đài Loan Đơn vị tính: triệu USD Năm 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Kim ngạch 814.5 670.2 682.4 756.6 806.0 817.7 749.2 890.6 902.5 930,1 Tỷ trọng (%) 8.87 7.16 5.91 5.22 5.36 4.89 3.72 3.36 3,5 3,11 Nguồn: Niên giám Thống kê & Thống kê Hải quan 1997-2006 Đài Loan hiện là bạn hàng xuất khẩu quan trọng của Việt nam sau EU, Nhật Bản và Singapore. Quan hệ thương mại trong những năm tới có thể có thêm một số thuận lợi. Làn sóng di chuyển sản xuất từ Đài Loan ra nước ngoài đang tăng lên do giá nhân công trong nước tăng và do chính sách tăng cường hợp tác với phía Nam của chính quyền Đài Bắc. Ta có thể lợi dụng xu thế này để nâng cao năng lực sản xuất trong các ngành da giày, may mặc, cơ khí, chế biến gỗ, sản phẩm nhựa và đồ điện. Ngoài ra, sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, Đài Loan cũng sẽ gia nhập WTO với những cam kết về mở cửa thị trường rộng hơn cả Trung Quốc. Đây sẽ là một thuận lợi cho việc đẩy mạnh việc thâm nhập thị trường Đài Loan. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là sản phẩm gỗ, hải sản, cao su, dệt may, giày dép, rau quả và chè. Thị trường các nước ASEAN Biểu dưới đây cho thấy kim ngạch xuất khẩu sang ASEAN trong thời kỳ 1997-2006: Đơn vị tính: triệu USD Năm 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Singapore 1215.9 740.9 876.4 885.9 1043.7 961.1 1024.7 1485.3 1712,2 1905,5 Philippines 240.6 401.1 393.2 478.4 368.4 315.2 340 498.6 451,6 480,1 Indonesia 47.6 317.2 420.0 248.6 264.3 332 467.2 452.9 441,2 412,6 Thailand 235.3 295.4 312.7 372.3 322.8 227.3 335.4 518.1 480,55 450,3 Malaysia 141.6 115.2 256.5 413.9 337.2 347.8 453.8 624.3 500,2 548,8 Campuchia 108.9 75.2 90.2 141.6 146.0 178.4 267.3 384 400,5 412,4 Lào 30.4 73.4 165.3 70.7 64.3 64.7 51.8 68.4 71,9 72,3 Myanma 0.1 1.5 1.5 5.7 5.4 7.1 12.5 14 15,1 17,9 Bruney 0.2 0.0 0.01 0.9 1.5 1.4 5 2,1 2,8 ASEAN 1913.5 1945.0 2516.3 2619.0 2553.6 2434.9 2953.3 4056.1 4075,35 4302,7 Tỷ trọng (%) 20.83 20.78 21.80 18.08 16.99 14.58 14.66 15.31 14.2 13,7 Nguồn: Niên giám Thống kê & Thống kê Hải quan 1997-2006 ASEAN là một thị trường lớn với hơn 500 triệu dân, ở gần nước ta và ta là một thành viên. Đây là khu vực có tiềm năng phát triển lớn, lâu nay chiếm khoảng trên dưới 1/3 kim ngạch buôn bán của nước ta. Khi AFTA hình thành ta càng có thêm điều kiện xuất khẩu vào thị trường này. Mặt khác, ASEAN có nhiều mặt hàng giống ta nhưng đều hướng ra các thị trường khác chứ không phải là buôn bán trong khu vực là chính. Trong những năm tới, khả năng xuất gạo, dầu thô cho khu vực này sẽ giảm, trong khi đó với việc áp dụng biểu thuế AFTA, hàng của ASEAN có điều kiện thuận lợi hơn trong việc đi vào thị trường ta, do đó càng phải ra sức phấn đấu gia tăng khả năng cạnh tranh để đi vào thị trường ASEAN, cải thiện cán cân thương mại. 1.2. Khu vực Châu Âu : Chiến lược thâm nhập và mở rộng thị phần tại châu Âu được xác định trên cơ sở chia châu Âu thành 2 khu vực cơ bản : Tây Âu và Đông Âu. Tại Tây Âu, trọng tâm sẽ là EU mà chủ yếu là các thị trường lớn như Đức, Anh, Pháp và Italia. EU là thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 thế giới sau Mỹ, nhu cầu nhập khẩu hàng năm rất lớn. EU nhập khẩu rất nhiều các mặt hàng nông sản, khoáng sản, thuỷ hải sản và dệt may. Đây là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Hàng giày dép, dệt may, thuỷ hải sản, đồ gốm, đồ gỗ gia dụng, cà phê, chè và gia vị của Việt Nam đang được ưa chuộng tại thị trường Châu Âu và triển vọng xuất khẩu những mặt hàng này rất khả quan. Vì vậy, có thể nói rằng EU là thị trường xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam. Quan hệ thương mại Việt Nam - EU ngày càng phát triển, xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường này không ngừng tăng trong những năm qua: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU 1997-2006 Đơn vị: Triệu USD Năm 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Kim ngạch 1607,8 2079,0 2515,3 2845,1 3002,9 3162,5 3852,6 4968,4 5318,7 5681,4 Tỷ trọng (%) 17,51 22,21 21,79 19,64 19,98 18,93 19,12 18,76 19,8 19,1 Nguồn: Niên giám Thống kê & Thống kê Hải quan 1997-2006 Số liệu trên cho thấy kim ngạch xuất khẩu hàng năm của Việt Nam sang EU tăng lên rất nhanh, đến năm 2006 kim ngạch xuất khẩu sang EU đạt triệu USD tăng 7,5 lần so với 1997. Trong thời kì 1997 - 2000 (thời kỳ hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang EU được điều chỉnh bởi Hiệp định khung về hợp tác), kim ngạch xuất khẩu tăng trung bình hàng năm là 36,13%, còn từ 2000 - 2006 kim ngạch xuất khẩu chỉ tăng trung bình 15,4 %/năm. Thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong khối EU là Đức, chiếm 22,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU, tiếp đến là Pháp (16,8%), Anh (14,9%), Hà Lan (14,7%), Bỉ (8,6%), Italia (7,1%), Tây Ban Nha (5,5%), Thuỵ Điển (2,6%), Đan Mạch (2,4%), Phần Lan (1,2%), áo (1,2%), Bồ Đào Nha (0,7%), Hy Lạp (0,6%), Ai Len (0,6%) và Lúc Xăm Bua (0,4%). Từ năm 1997, Anh đã vượt Pháp và Hà Lan vươn lên chiếm vị trí thứ hai sau Đức. Do đòi hỏi cao về chất lượng và luật lệ phức tạp ở EU nên để phát triển hơn nữa xuất khẩu vào thị trường EU, ta cần tăng cường thu thập và phổ biến thông tin cho các doanh nghiệp; chú trọng nâng cao chất lượng hàng hoá, nhất là hải sản và thực phẩm chế biến; tranh thủ việc EU coi Việt nam là "nước có nền kinh tế thị trường" để bảo đảm cho hàng hoá Việt nam được đối xử bình đẳng với hàng hoá của các nước khác khi EU điều tra và thi hành các biện pháp chống bán phá giá; tranh thủ EU nâng mức chuyển hạn ngạch giữa các nước ASEAN , gia tăng cạnh tranh trong việc thâm nhập thị trường này sau khi đã bỏ hạn ngạch vào năm 2005. Còn các doanh nghiệp Việt Nam không những phải nắm vững nhu cầu thị trường, thị hiếu tiêu dùng và đảm bảo sản phẩm có sức cạnh tranh về chất lượng cũng như giá cả, mà còn phải thông thạo kênh phân phối và hệ thống pháp luật của EU, nắm được hệ thống quản lý xuất nhập khẩu. Nhìn chung, nhiều mặt hàng có thể tăng xuất khẩu vào EU nhưng trọng tâm vẫn sẽ là dệt may, giày dép, hải sản, rau hoa quả, cao su, sản phẩm nhựa, sản phẩm gỗ và sản phẩm cơ khí. Liên bang Nga Sau khi Liên Xô tan rã, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Liên bang Nga đã thay đổi một cách căn bản. Từ năm 1991 hai nước chuyển sang buôn bán trên nguyên tắc bình đẳng, theo cơ chế thị trường và thông lệ quốc tế, mọi ưu đãi trước đây của Liên Xô dành cho Việt Nam đều bị bãi bỏ. Những thay đổi cơ bản và đột ngột đó đã làm cho quan hệ thương mại giữa hai nước bị giảm sút nghiêm trọng, kim ngạch thương mại hai chiều giảm mạnh. Từ năm 1992, hai nước đã có nhiều biện pháp để khôi phục và phát triển quan hệ thương mại song phương như ký các Hiệp định mang tính chất nền móng, các hiệp định nhằm tạo thuận lợi cho thương mại,... nên kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nga đã bắt đầu tăng trở lại, song tốc độ tăng vẫn còn rất thấp, bình quân trong những năm 1992 - 1995 chỉ ở mức 3,25%. Trong những năm cuối của thập kỷ 90, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nga đã có những bước tiến nhất định, tăng bình quân 52%/năm. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Liên bang Nga từ năm 1997 đến 2006 Đơn vị: Triệu USD Năm 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Kim ngạch 124,6 126,2 114,9 122,9 194,5 187,4 159,6 215,8 250,6 297,5 Nguồn: Niên giám Thống kê & Thống kê Hải quan 1997-2006 Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu bình quân trong giai đoạn 1997-2006 là 12%/năm. So với tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu chung của Việt Nam trong thời gian này thì đây là tốc độ tăng khá, thể hiện sự nỗ lực cố găng của Việt Nam trong việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nói chung và xuất khẩu sang thị trường Nga nói riêng. Đông Âu Đây là thị trường quen thuộc đối với Việt Nam. Ngay từ khi chuyển đổi cơ chế, các nước như Hungari, Séc, Slovac đã dành cho hàng hoá Việt Nam chế độ ưu đãi thuế quan (GSP) tạo điều kiện khá thuận lợi để khôi phục và phát triển quan hệ thương mại song phương. Thời kỳ 1996-2006, Việt Nam xuất khẩu sang các nước Đông Âu 673 triệu USD (trong đó: Ba Lan là 226 triệu, Sec là 132 triệu USD, Ucraina 176 triệu USD, Hungari là 89,5 triệu USD, Slovakia là 18,2 triệu, Rumani là 15 triệu USD, Bungari là 5,6 triệu USD). Trọng tâm về hàng hoá xuất khẩu là cao su, chè, thực phẩm chế biến, rau quả, hoá phẩm tiêu dùng, dệt may, giày dép và thủ công mỹ nghệ.. 1.3. Khu vực Châu Mỹ Thời kỳ 1996-2000, Việt Nam xuất khẩu vào thị trường châu Mỹ đạt 3,0 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 5,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Chỉ riêng 3 năm 2001-2003 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang 3 thị trường lớn nhất ở châu Mỹ là Hoa Kỳ, Canađa và Mexico đã đạt 9.482 triệu USD, gấp hơn 3 lần kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này thời kỳ 1996-2006. Một số thị trường có quan hệ ngoại thương lớn với Việt Nam thời kỳ 1996-2006 như sau: Hoa Kỳ Trọng tâm tại khu vực này là thị trường Hoa Kỳ. Đây là nước nhập khẩu lớn hàng đầu thế giới (mỗi năm nhập khẩu tới trên 1000 tỷ USD hàng hoá) với nhu cầu rất đa dạng, nắm những đỉnh cao về khoa học - công nghệ, công nghệ nguồn. Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ được ký kết và phê chuẩn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu hàng hóa của ta, đồng thời thúc đẩy các nước đầu tư vào Việt Nam để xuất sang Hoa Kỳ. Xuất khẩu vào thị trường Bắc Mỹ, mà chủ yếu là thị trường Hoa Kỳ, có thể và cần phải đạt tỷ trọng khoảng 15-20% vào năm 2010. Mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ Đơn vị: Triệu USD Mặt hàng 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Kim ngạch XK sang Hoa Kỳ 504,039 732,440 1.065 2.421 3.938,5 4799,615 4077,61 5464,98 Hải sản 125,595 304,359 482,424 673,748 775,173 823.11 877,35 900,65 Dầu thô 99,604 91,370 225,164 147,126 213,625 250,5 261,47 300,14 Giầy dép 102,692 87,793 114,23 196,554 282,563 351,55 395,9 436,78 Cà phê 59,211 69,932 60,016 39,513 73,079 81,2 87,6 98,54 Hàng dệt may 34,708 49,569 47,461 975,77 1973,609 2100,5 2314,25 2910,3 Gạo 4,951 10,656 7,156 5,691 0 4,125 5,89 6,35 Cao su 1,612 1,563 2,13 10,107 10,842 11,74 12,5 12,87 Nguồn: Niên giám Thống kê & Thống kê Hải quan 1997-2006 Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu vào Hoa Kỳ sẽ là dệt may, giày dép, sản phẩm nhựa, sản phẩm cơ khí - điện, sản phẩm gỗ, thủ công mỹ nghệ, hải sản, cà phê, hạt tiêu, nhân điều, chè, gia vị, rau quả và thực phẩm chế biến. Các ngành hàng trên, nhất là chế biến gỗ, chế biến thực phẩm, sản xuất đồ nhựa cần bắt tay ngay vào việc nghiên cứu thị trường Hoa Kỳ để thâm nhập và đẩy mạnh xuất khẩu. Riêng một số ngành như dệt may, giày dép, chế biến hải sản đó dành sự quan tâm khá thích đáng trong việc nghiên cứu thị trường Mỹ từ trước khi ký kết Hiệp định nên hầu như đó ở thế sẵn sàng để xuất phát. Canada Thời kỳ 1997-2006 Việt Nam đã xuất khẩu sang Canađa đạt 1781,9 triệu USD, tăng bình quân 34 %/năm Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Canada từ năm 1997 đến 2006 Đơn vị: Triệu USD Năm 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Kim ngạch 63,9 80,2 91,1 98,7 107,3 138,1 171,3 270,1 310,7 450,5 Nguồn: Niên giám Thống kê & Thống kê Hải quan 1997-2006 Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là giầy dép, sản phẩm dệt may, hải sản chế biến, rau quả chế biến, cao su và sản phẩm cao su, hàng thủ công mỹ nghệ, cà phê, chè... trong đó giầy dép (chiếm 32,3%), hàng dệt may (25,8%). Ngoài ra, Canada còn có nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng như: quạt điện các loại, xe đạp , săm lốp xe đạp, đèn điện các loại. Đây đều là các mặt hàng mà Việt Nam có khả năng xuất sang Canada. Thị trường các nước Mỹ La tinh Các nước Mỹ La tinh là thị trường mới đối với Việt Nam. Tuy vậy, các nước này rất quan tâm tới thị trường Châu Á, trong đó có Việt Nam. Những năm qua, kim ngạch xuất khẩu của nước ta vào khu vực này không ngừng tăng, năm 2006 đạt trên 200 triệu USD. Các mặt hàng xuất khẩu chính là: gạo, cao su, than đá, hàng may mặc, giầy dép, gốm sứ, thủ công mỹ nghệ, mây tre đan... Mỹ La tinh là khu vực có nhu cầu nhập gạo từ 0.8-1 triệu tấn/năm, nhưng gạo Việt Nam xuất khẩu vào khu vực này vẫn còn rất hạn chế. 1.4. Châu Úc Trọng tâm tại khu vực châu Đại dương là Australia và New Zealand. Bảng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Châu Úc từ năm 1997 đến 2006 Đơn vị: Triệu USD Năm 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Australia 230,4 471,5 814,6 1272,5 1041,8 1328,3 1420,9 1884,7 2001,2 2165,1 New Zealand 20,2 25,7 17,7 18,2 18,5 21,2 25 46,9 62,4 70,1 Nguồn: Niên giám Thống kê & Thống kê Hải quan 1997-2006 Quan hệ thương mại với 2 thị trường này phát triển tốt trong những năm gần đây chứng tỏ tiềm năng không nhỏ nhưng mức khai thác vẫn còn thấp. Do đó, cần kiên trì tìm kiếm, tạo lập và củng cố quan hệ bạn hàng. Hàng hoá đi vào khu vực này chủ yếu là dầu thô, dệt may, giày dép, thủ công mỹ nghệ, sản phẩm nhựa, sản phẩm gỗ và sản phẩm cơ khí-điện. 1.5. Nam Á, Trung Đông, châu Phi Hàng hoá của Việt nam hiện đó xuất hiện trên các thị trường này nhưng chủ yếu là qua thương nhân nước thứ ba; kim ngạch do ta xuất trực tiếp còn khỏ nhỏ bộ. Một điểm cần lưu ý là toàn bộ các nước trong khu vực, kể cả những nước đó từng phát triển theo đường lối kế hoạch hoá tập trung, điều đó áp dụng cơ chế thị trường và hiện đang có sự gắn kết với nhau thông qua việc hình thành các liên kết kinh tế khu vực như khối liên minh quan thuế Nam Châu Phi, khối các nước sử dụng đồng Franc ở Tây Phi, khối Maghreb tại Bắc Phi, khối các nước vùng Vịnh, Hiệp hội SAFTA ... Thương mại giữa các nước trong khối được áp dụng những ưu đãi đặc biệt. Với lý do đó, trong chiến lược thâm nhập thị trường, cần chọn thị trường trọng điểm cho từng khối và lấy đó làm bàn đạp để tiến vào các nước trong khối. Tại khu vực Nam Á, thị trường trọng điểm là Ấn Độ. Với dân số hơn 1 tỷ người, có quan hệ hữu nghị đặc biệt với Việt nam, Ấn Độ luôn là một đối tác quan trọng. Bảng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Ấn Độ từ năm 1997 đến 2006 Đơn vị: Triệu USD Năm 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Kim ngạch 13,2 12,6 17,0 47,2 45,4 52 32,3 78,6 81 87,5 Nguồn: Niên giám Thống kê & Thống kê Hải quan 1997-2006 Chênh lệch thương mại này có thể được cải thiện thông qua biện pháp gắn nhập khẩu với xuất khẩu, yêu cầu bạn mua lại hàng của ta khi ta có nhu cầu mua hàng của bạn. Tại khu vực Trung Đông, thị trường trọng điểm là Đubai (Các Tiểu vương quốc A-rập Thống nhất). Là cửa ngõ của khu vực Trung Cận Đông và là địa điểm trung chuyển hàng hoá đi Xi-ri, A-rập Xê-út, châu Phi, châu Âu ...Các Công ty của Đubai làm ăn nói

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc334.doc
Tài liệu liên quan