Đề tài Một số biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng Dệt may Việt Nam trên thị trường thế giới

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÀNH

DỆT MAY VIỆT NAM 3

I. VAI TRÒ. 3

II. ĐẶC ĐIỂM 4

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM 6

I. THỰC TRẠNG CỦA NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM 6

1. Về sản lượng. 7

2. Đầu tư nước ngoài : 7

3. Về thiết bị 8

4. Về lương 10

5. Về năng suất: 10

II. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU VÀ THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU: 11

III. NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

CỦA NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM 15

1. Triển vọng, khả năng cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam 15

2. Những vấn đề tồn tại 20

CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG

CẠNH TRANH CỦA HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM

TRÊN THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI 27

I. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHUNG 27

1. Đầu tư phát triển 28

2. Chính sách về thị trường xuất khẩu 28

3. Về nguyên liệu và phát triển sản phẩm 29

4. Về phát triển khoa học, kỹ thuật, và chuyển giao công nghệ. 30

II. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH 32

1. Phương hướng 32

2. Biện pháp 32

2.1. Nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá các loại sản phẩm-

biện pháp có tính chiến lược. 33

2.2. Thiết lập chính sách giá cả thích hợp 34

2.3. Nâng cao uy tín đối với khách hàng. 35

2.4. Các giả pháp về mở rộng thị trường. 36

KẾT LUẬN 38

TÀI LIỆU THAM KHẢO 39

 

doc40 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1279 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng Dệt may Việt Nam trên thị trường thế giới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trung Quốc, Indonesia, Thailand đều có một ngành dệt với quy mô xuất khẩu lớn, do đó với một môi trường chính sách hợp lý, Việt Nam cũng có thể đi theo hướng này. Như đã nêu ở trên, xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam chủ yếu là sang thị trường Châu Âu và Nhật Bản, hai thị trường này chiếm 43% và 42% tổng xuất khẩu trong năm 1996. Đây là mô hình không bình thường về xuất khẩu. Nét đặc trưng trong giai đoạn đầu về xuất khẩu hàng may mặc của Đông á là phụ thuộc chủ yếu vào thị trường Mỹ, trong khi đó thị trường Nhật Bản đóng vai trò không quan trọng. Mỹ là một thị trường rộng lớn, có thể tiêu thụ hàng hoá của hầu hết các loại thị trường (về mặt giá cả, chất lượng và mode) và khi được đảm bảo bằng hạn ngạch, đó là một thị trường tương đối mở và không phức tạp. mặc dù không có hạn ngạch, Nhật Bản được xem như một thị trường khó thâm nhập hơn về mặt tiêu chuẩn chất lượng và do các kênh tiếp thị phức tạp. Những khác biệt giữa các thị trường đang được thu hẹp dần, nhưng trên thực tế mô hình xuất khẩu của Việt Nam hoàn toàn khác so với các nước láng giềng. Các nhà xuất khẩu Việt Nam vẫn chưa thâm nhập được vào thị trường Mỹ, ban đầu là do chưa có quan hệ ngoại giao và gần đây là do chưa được hưởng quy chế tối huệ quốc của thị trường nay ( Most Favour Nation ). Chính vì vậy hàng Việt Nam bán sang Mỹ mới chỉ chiếm 2% giá trị xuất khẩu. Ngược lại, Nhật Bản là một thị trường lớn của Việt Nam ngay từ khi bắt đầu xuất khẩu trong những năm 90s kết quả hoạt động xuất khẩu của Việt Nam rất gây ấn tượng. Tuy được hưởng chế độ hạn ngạch khá ưu đãi của EU, nhưng nhìn chung các doanh nghiệp Việt Nam vẫn phải cạnh tranh với các nhà xuất khẩu lớn và không được hưởng một lợi thế nào về hạn ngạch XNK trên thị trường Đông á . Bảng 5 : Những thị trường lớn nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam (Đơn vị : triệu USD) Thị trường 1997 1998 9T/1999 Thị trường không Quota Nhật Bản 325 252 280 Đài Loan 198 200 160 Nga 42 52 53 Hàn Quốc 76 40 31 Singapore 56 26 38 Mỹ 23 24 23 Australia 17 10 14 Hồng Kông 27 13 7 Malaixia 8 4 6 Ba Lan 10 14 16 Lào 3 3 5 Thuỵ Sỹ 34 22 20 Thị trường cần Quota nước nhập khẩu Đức 165 182 177 Pháp 32 55 40 Anh 32 55 40 Hà Lan 43 43 35 Bỉ 18 25 32 Italia 27 30 22 Tây Ban Nha 14 24 20 Canada 18 22 18 Thuỵ Điển 11 11 10 Đan Mạch 6 19 7 Na Uy 6 6 4 III. Những vấn đề tồn tại trong hoạt động kinh doanh của ngành dệt may Việt Nam 1. Triển vọng, khả năng cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam - Quan điểm và mục tiêu phát triển ngành dệt may: Theo quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp dệt may đến năm 2010 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 4.9.1998 , mục tiêu phát triển của ngành công nghiệp dệt may đến năm 2010 là : Hướng ra xuất khẩu nhằm tăng nguồn thu ngoại tệ, đảm bảo cân đối trả nợ và tái sản xuất mở rộng các cơ sở sản xuất của ngành, thoả mãn nhu cầu trong nước về số lượng, chất lượng, giá cả và chủng loại, từng bước đưa ngành công nghiệp dệt may Việt Nam trở thành ngành xuất khẩu mũi nhọn, góp phần tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm , thực hiện đường lối CNH-HĐH đất nước. Quan điểm chung về phát triển ngành dệt may Việt Nam là : +Công nghiệp dệt may phải được ưu tiên phát triển và được coi là một trong những ngành trọng điểm trong quá trình CNH-HĐH đất nước. +Phát triển công nghiệp dệt may theo hướng hiện đại hoá và đa dạng hoá sản phẩm, đáp ứng được nhu cầu nội địa, thay thế nhập khẩu kết hợp với hướng ra xuất khẩu, hoà nhập vào sự phát triển thị trường khu vực và thế giới. +Phát triển công nghiệp dệt may theo hướng đa dạng sở hữu và tập trung vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp may và một số doanh nghiệp dệt. +Phát triển công nghiệp dệt may gắn liền với sự phát triển của ngành kinh tế khác: Trồng bông, dâu tơ tằm, ngành hoá chất, cơ khí... Trên cơ sở quan điểm và mục tiêu phát triển chung, các mục tiêu cụ thể đặt ra cho ngành dệt may từ nay đến năm 2010 như sau : Bảng 6 : Chi tiêu sản xuất và xuất khẩu đến năm 2010 Đơn vị Năm 2000 2005 2010 +Sản xuất Vải lụa Triệu mét 800 1330 2000 Sản phẩm dệt kim Triệu sản phẩm 70 150 210 Sản phẩm may(quy chuẩn) Triệu sản phẩm 580 780 1200 +Kim ngạch xuất khẩu Triệu USD 2000 3000 4000 Hàng dệt Triệu USD 370 800 1000 Hàng may Triệu USD 1630 2200 3000 Để đạt được những mục tiêu này , từ nay tới năm 2005, ngành dệt may phải có mức tăng trưởng bình quân 13%/năm từ năm 2005 đến 2010 tăng trưởng 14%/năm. Về sản phẩm, các sản phẩm của ngành dệt may dự kiến sẽ phát triển theo sản lượng các loại. Các sản phẩm phải phấn đấu theo hướng đạt yêu cầu của ngành may xuất khẩu. Trong những năm tới tập trung vào sản xuất những mặt hàng cao cấp như: mặt hàng sợi bông 100%, sơ mi, T-shirt, Polo-shirt, Jean vải, hàng len và giả len... cho thị trường EU, Nhật Bản, Mỹ ... và nội địa, vải kỹ thuật, vải không dệt cho các nhu cầu đặc biệt và phụ liệu cho ngành dệt may, tạo điều kiện tăng tỷ lệ xuất khẩu FOB ... Để đạt được những mục tiêu trên, ngành dệt may cần 3973,3 triệu USD bao gồm : 756,9 triệu USD đầu tư chiều sâu, trong đó 709 triệu USD cho nâng cấp thiết bị dệt và 47,9 triệu USD cho thiết bị may và 2516,4 triệu USD đầu tư mới, trong đó 2306,4 triệu USD cho lĩnh vực dệt và 210, 2 triệu USD cho may công nghiệp. Trong đó, từ nay đến năm 2000 tập trung đồng bộ thiết bị và hoàn chỉnh công nghiệp, tạo một số mặt hàng mũi nhọn có chất lượng, hiệu quả và uy tín trên thị trường, từ năm 2000-2005 là thời kỳ nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm, đa dạng hóa mặt hàng, phấn đấu tạo bước chuyển về chất của thiết bị và công nghệ; từ năm 2005 – 2010 là giai đoạn đầu tư tổng thể, tập trung đầu tư vào phần mềm thiết kế và công nghệ, theo tiêu chuẩn ISO 9000. Trên cơ sở hiện trạng củng cố và phát triển các trung tâm công nghiệp dệt của cả nước là vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long, Đồng bằng Sông Hồng và vùng duyên hải Miền Trung, các cơ sở may dự kiến được phân bổ rộng rãi trên địa bàn cả nước, ưu tiên phát triển cơ sở may xuất khẩu tại những vùng gần bến cảng, sân bay, trục giao thông chính thuận lợi cho xuất khẩu. -Về khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Ngành dệt may Việt Nam được đánh giá là ngành có lợi thế so sánh cao nhờ các yếu tố sau : +Nguồn lao động dồi dào và giá nhân công rẻ: có thể nói đây là lợi thế nổi bật của ngành dệt may Việt Nam . Tính đến năm 1997, dân số Việt Nam đã lên tới 73,355 triệu người trong đó có trên 42 triệu người đang trong độ tuổi lao động. Người lao động Việt Nam có truyền thống cần cù, khéo léo, ham học hỏi, tiếp thu nhanh các kỹ thuật và công nghệ mới. Mức lương hiện nay ở Việt Nam vẫn còn ở mức khá thấp so với các nước trên thế giới cũng như các nước trong khu vực. Theo số liệu điều tra của JETRO (Nhật Bản) năm 1997 mức lương ở một số thành phố trong khu vực Châu á , mức lương tối thiểu ở Hà Nội là 1,73USD / ngày, Jacácta là 1,65 USD / ngày, Băng Cốc 3,87 USD /ngày, Manila 5 USD/ ngày... Lao động dồi dào và tiềm năng lương thấp là lợi thế mạnh cơ bản của Việt Nam trong giai đoạn này để tiếp nhận sự chuyển dịch của ngành dệt may của các nước phát triển và các nước NICs , thu hút vốn đầu tư cho sự phát triển của ngành. Tuy cuộc khủng hoảng tài chính khu vực 1997-1998 đã làm cho Việt Nam mất đi phần nào lợi thế về giá nhân công so với các nước trong khu vực. Tuy nhiên, trong một hai năm tới lợi thế này có thể được khôi phục cùng với sự phục hồi kinh tế của các nước Châu á. Bên cạnh đó cũng cần phải nói rằng lợi thế về giá nhân công rẻ không phải là yếu tố ổn định trong cạnh tranh. Khi trình độ khoa học kỹ thuật nâng cao, lợi thế về lao động sẽ không còn sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nữa. +Vị trí địa lý và điều kiện giao lưu hàng hoá: Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam á, khu vực trong những năm đầu thập kỷ 90 có tốc tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới, mức tăng trưởng kinh tế bình quân 6-8%/năm, trong những năm qua và cũng là khu vực có dân số đông nhất thế giới. Nền kinh tế phát triển nhanh dẫn đến mức tiêu thụ hàng tiêu dùng trong đó hàng dệt may tăng với tốc độ vượt xa tốc độ tăng tiêu thụ của các nước Châu Mỹ hay Châu Âu. Vị trí của Việt Nam cũng thuận tiện cho việc phát triển giao lưu hàng hải quốc tế với các khu vực trên thế giới với bờ biển dài, có nhiều hải cảng nước sâu và có khí hậu tốt cũng như có điều kiện phát triển đường bộ và đường sắt theo dự án xây dựng đường sắt xuyên Âu - á theo dự án của ADB +Khả năng cung cấp nguyên liệu: Việt Nam có rất nhiều vùng có điều kiện khí hậu thổ nhưỡng phù hợp cho sự phát triển cây bông . Chương trình phát triển cây bông đến năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã được đưa vào thực hiện và có kết quả bước đầu. Nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa truyền thống của Việt Nam đã được phát triển với việc áp dụng kỹ thuật mới, cho ra đời các sản phẩm có chất lượng cao, được ưu chuộng trên thế giới tuy sản lượng còn thấp. Việt Nam cũng có nhiều tiềm năng để phát triển sản xuất sợi tổng hợp và vải không dệt với triển vọng hình thành và phát triển các cơ sở hoá dầu. +Khả năng đổi mới thiết bị công nghệ: Theo đánh giá của UNDP, trang thiết bị ngành dệt cảu Việt Nam mới chỉ ở mức 2/7, rất lạc hậu so với thiết bị ngành dệt thế giới. Ngành dệt đòi hỏi vốn đầu tư lơn, thời gina thu hồi vốn kéo dài nên khó có khả năng đổi mới nhanh thiết bị công nghệ, đòi hỏi phải có những chương trình đầu tư lớn, đổi mới trang thiết bị về cơ bản. Tuy nhiên, trong những năm qua, trang thiết bị ngành may đã có những thay đổi đáng kể với các thiết bị công nghệ mới của các nước tiên tiến, có thể sản xuất những mặt hàng chất lượng quốc tế. Phần lớn các doanh nghiệp may có quy mô vừa và nhỏ, có khả năng thích nghi linh hoạt, dễ dàng đổi mới trang thiết bị , công nghệ theo điều kiện biến động của thị trường. +Các chính sách hỗ trợ của Chính phủ : Ngành dệt may với đặc điểm có hàm lượng lao động lớn và có tỷ lệ sản phẩm xuất khẩu cao, được xếp vào lĩnh vực khuyến khích đầu tư phát triển. Nhiều chính sách thương mại và đầu tư được ban hành trong thời gian đã có tác dụng thiết thực trong việc tạo môi trường kinh doanh thuận lợi , tháo gỡ những khó khăn của doanh nghiệp dệt may và thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực này. Các quy định cho phép các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được XNK hàng hoá theo mã số kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và được phép nhận gia công, trực tiếp xuất khẩu thành phẩm , không phải đăng ký mã số kinh doanh xuất nhập khẩu theo tinh thần Nghị định số 02/1998/NĐ-CP và Nghị định số 57 / 1998 / NĐ-CP đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu. Luật khuyến khích đầu tư trong nước ( sửa đổi ) theo Nghị định số 07/.1998/NĐ-CP cũng như Luật đầu tư nước ngoại (sửa đổi ) theo nghị định 10/1998/NĐ-CP đã quy định các chế độ ưu đãi đầu tư, về giảm thuế; miễn thuế nhập khẩu nguyên vật liệu dùng để sản xuất hàng xuất khẩu; về tín dụng ưu đãi..., với các dự án sản xuất nguyên phụ liệu may, các dự án có tỷ lệ sản phẩm xuất khẩu cao đã thao gỡ phần nào những khó khănvề tài chính của doanh nghiệp cũng như khuyến khích về đầu tư vào ngành dệt may. Các thời hạn tăng thời hạn hoàn thuế, miễn thuế nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất hàng xuất khẩu; về đơn giản hoá thủ tục thanh lý hợp đồng gia công cũng như các quy định về hàng xuất khẩu, thưởng hạn ngạch cho các doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu cao và xuất khẩu sang các thị trường không hạn ngạch đã giải quyết được những khó khăn trong tổ chức kinh doanh xuất khẩu và khuyến khích các doanh nghiệp tìm kiếm thị trường xuất khẩu. +Khả năng cạnh tranh Xuất phát từ những lợi thế trên, mặc dù sản phẩm dệt may của Việt Nam hầu như chưa được biết đến trên thị trường thế giới nhưng sản phẩm may xuất khẩu của Việt Nam được đánh gí cao về nhiều phương diện. Chất lượng sản phẩm tốt và ổn định, thời gian giao hàng được xem vào loại tốt nhất so với các nước Châu á. 2. Những vấn đề tồn tại Bên cạnh những kết quả đạt được, ngành dệt may Việt Nam đang phải đương đầu với nhiều khó khăn và thách thức từ nhiều phía: -Ngành dệt có tốc độ tăng trưởng thấp, không theo kịp tốc độ tăng trưởng của ngành may. Chất lượng và chủng loại vải không đáp ứng được yêu cầu may hàng năm, ngành may phải nhập khẩu 80% vải nguyên liệu. Trang thiết bị lạc hậu, trên 50% thiết bị đã sử dụng trên 20 năm lại thiếu vốn đổi mới thiết bị công nghệ, không đáp ứng được yêu cầu của ngành may về chất lượng cũng như chủng loại sản phẩm. Nguyên liệu cho ngành dệt vừa thiếu vừa không đảm bảo chất lượng, 88-90% bông phải nhập khẩu. Sản phẩm nội địa không đáp ứng được các thông số kỹ thuật của dệt, tỷ lệ hao hụt cao 1,7 – 1,8 kg sợi/1kg vải so với 1,3-1,4 kg sợi/1kg vải đối với sợi nhập khẩu. Các loại nguyên phụ liệu khác – hoá chất, thuốc nhuộm... cũng phải nhập. Vì vậy, sản phẩm dệt Việt Nam vừa đơn điệu về chủng loại, chất lượng thấp, giá thành cao, kém sức cạnh tranh trên thị trường trong nước cũng như Quốc tế. -Những bất ổn trong nền kinh tế của nhiều nước trong khu vực như Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia , ... những nước đứng đầu trong đầu tư vào ngành dệt Việt Nam do tác động của khủng hoảng tài chính khu vực khiến các nước này giãn tiến độ đầu tư , chậm chễ trong cung cấp nguyên phụ liệu... cũng gây khó khăn đáng kể cho các doanh nghiệp dệt có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam . -Không chỉ phải nhập nguyên liệu do ngành dệt nội địa không đủ khả năng cung cấp, hầu hết các phụ liệu khác ngành may xuất khẩu cũng phải nhập ngoại, một phần do sản xuất phụ liệu trong nước chưa được chú trọng đúng mức, hiện mới chỉ cung được một số loại như chỉ của Coats-Tootal, dây kéo của Phong Phú, nhãn mác của Việt Tiến... với số lượng hạn chế, một phần do khách hàng nước ngoài yêu cầu phải sử dụng phụ liệu do bên họ cung cấp. Vì vậy, các doanh nghiệp thường rơi vào thế bị động do nguồn cung cấp nguyên phụ liệu chậm chễ, thiếu đồng bộ hay không đảm bảo quy cách phẩm chất. -Trình độ thiết kế kiểu mẫu còn rất yếu kém. Trong khi đó, khâu thiết kế mẫu đem lại giá trị gia tăng cao, xuất khẩu trực tiếp chỉ chiếm khoảng 20% hạn ngạch xuất khẩu. Do đó , kim ngạch xuất khẩu tuy lớn nhưng phần ngoại tệ thực tế thu được lại nhỏ. Bên cạnh việc thực hiện các hợp đồng gia công lại không ổn định, phụ thuộc vào giá nhân công và tình hình cung cấp nguyên phụ liệu. -Mặc dù gia công cho nước ngoài hiệu quả thấp, thường bị thua thiệt nhưng hiện nay khoảng 90 % các doanh nghiệp may vẫn tiếp tục gia công cho nước ngoài: Có nhiều nguyên nhân của tình trạng này: +Các doanh nghiệp không có đơn đặt hàng, không có tên tuổi và uy tín trên thị trường. Hầu hết các hạn ngạch được sử dụng để làm gia công cho nước ngoài, về thực chất là chuyển nhượng hạn ngạch. Ngay cả mặt hàng Việt Nam xuất theo hình thức FOB cũng mang nhãn hiệu của các nước khác : Pierne Cardin, Youth, Polo, Hangsin... Gia công xuất khẩu ít rủi ro cả về sản xuất lẫn tiêu thụ sản phẩm, lại không đòi hỏi phải có nhiều vốn. +Các chính sách quản lý (thuế, thủ tục Hải quan...) chưa thực sự có tác dụng khuyến khích xuất khẩu trực tiếp. -Về thị trường xuất khẩu, hàng dệt may cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, cả thị trường hạn ngạch và thị trường phi hạn ngạch. Từ năm 1993, sau khi hiệp định buôn bán hàng dệt may Việt Nam – EU được ký kết, nhiều doanh nghiệp, tỉnh , thành phố đã đầu tư mới để sản xuất hàng xuất khẩu sang EU. Tốc độ tăng năng lực sản xuất cao hơn nhiều so với mức tăng hạn ngạch theo Hiệp định xuất khẩu theo hạn ngạch ước tính chỉ sử dụng hết 40% năng lực sản xuất của ngành may xuất khẩu. Ngay cả Hiệp định 1998-2000 cũng chỉ sử dụng hết 50 % năng lực sản xuất hiện tại của ngành may. Mặt khác, hầu hết năng lực thiết bị mới đầu tư của ngành may là dây chuyền sản xuất “Cat” nóng, dẫn đến tình trạng hạn ngạch cho các mặt hàng này thì thiếu trong khi các “cat” lạnh, các mặt hàng đã được bỏ hạn ngạch cũng như sản phẩm xuất sang thị trường phi hạn ngạch không được đầu tư đúng mức. Bên cạnh đó, Việt Nam vẫn chưa được đối xử bình đẳng với các nước ASEAN. Số lượng chủng loại bị quản lý bằng hạn ngạch theo Hiệp định 1998-2000 của Việt Nam là 29 trong khi của các nước ASEAN là 20. Việc thiếu khả năng ký hợp đồng trực tiếp với bạn hàng đã dẫn đến tình trạng khê đọng các hạn ngạch công nghiệp trong khi các hạn ngạch thương mại rất thiếu. Xuất khẩu sản phẩm dệt may của Việt Nam sang EU thường chịu điều kiện ràng buộc về nhập khẩu nguyên phụ liệu từ thị trường này với mức giá cao hơn giá các sản phẩm tương đương của các nước trong khu vực, làm ảnh hưởng đến khả năng về giá của sản phẩm Việt Nam. Các yêu cầu về xuất xứ hàng hoá được GST của EU áp dụng với Việt Nam rất chặt chẽ ( trong khi đó những quy định nới lỏng với hàng dệt may của Lào, Bănglađet ... ) nên thực tế tỷ lệ hàng Việt Nam được giảm thuế nhập khẩu vào EU theo GST rất thấp. Xuất khẩu theo hạn ngạch của Việt Nam sang một số thị trường hạn ngạch khác như Canada, Thổ Nhĩ Kỳ ... còn rất thấp trong khi xuất khẩu sang hầu hết các thị trường không hạn ngạch đã giảm trong năm 1998 và còn nhiều khó khăn trong năm 1999 và thời gian tiếp theo. -Về cơ chế quản lý nhập khẩu : Mặc dù sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may được xác định là lĩnh vực được ưu tiên đầu tư phát triển với nhiều chính sách ưu đãi về đầu tư, về tín dụng, về thuế doanh thu cũng như thuế nhập khẩu, các quy định về quản lý sản xuất, nhập khẩu ban hành trong thời gịan qua, đặc biệt là năm 1998 đã có tác dụng thiết thực trong khuyến khích xuất khẩu và gia công xuất khẩu, tháo gỡ các khó khăn cho doanh nghiệp, tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất và kinh doanh hàng dệt may xuất khẩu. Tuy nhiên, bên cạnh những thay đổi đáng kể trong công tác quản lý XNK , nhiều hính sách biện pháp vẫn còn bất cập, gây khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất. Tuy nhiên bên cạnh những thay đổi đáng kể trong công tác quản lý XNK, nhiều chính sách hiện hành vẫn còn những bất cập gây khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất – XNK hàng dệt may. Nhiều quy định trở nên không còn hợp lý trong điều kiện sản xuất kinh doanh đã thay đổi: +Theo Nghị định 86/CP của Chính phủ, hàng hoá chỉ được thông qua khi có giấy chứng nhận đạt chất lượng của các cơ quan kiểm tra chất lượng Nhà nước. Tuy nhiên, khi hàng hoá luân chuyển ngày càng lớn, các cơ quan giám định không đảm bảo được thời hạn giám định hàng hoá để các doanh nghiệp thực hiện hợp đồng . +Trong tình hình thị trường xuất khẩu gặp nhiều khó khăn như hiện nay thì việc giữ nguyên quy định về tỷ lệ xuất khẩu theo giấy phép đầu tư đang làm các nhà đầu tư lo ngại. +Việc xin miễn giảm thuế theo giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư của các doanh nghiệp gặp nhiều phiền phức; ngành thuế quy định doanh nghiệp phải làm “ Đơn xin được hưởng ưu đãi.” Hoặc yêu cầu xem lại dự án đầu tư hoặc chỉ được miễn giảm thuế khi chứng nhận việc đầu tư có hiệu quả, lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước. Trong khi thị trường xuất khẩu đang gặp nhiều hó khăn, quy định này trở thành một trở ngại lớn đối với các doanh nghiệp . +Việc xin ưu đãi với lãi suất thấp cũng gặp nhiều trở ngại. Ngân hàng thường đối duyệt lại dự án đầu tư hoặc xét lại giấy chứng nhận ưu tiên đầu tư. +Việc thực hiện quy định thủ tục hoàn thuế nhập khẩu đối với các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên vật liệu sản xuất bán sản phẩm cho các doanh nghiệp khác để trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm xuất khẩu trên thực tế cũng gặp nhiều khó khăn. Theo quy định này doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, phải nộp đủ thuế nhập khẩu theo quy định và làm thủ tục xin hoàn thuế sau khi doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu đã xuất khẩu sản phẩm và chuyển lại chứng từ cho doanh nghiệp nhập khẩu. Thủ tục và chứng từ xin hoàn thuế khá phức tạp, mất nhiều thời gian lại phụ thuộc vào doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu. +Nghị định 57/CP yêu cầu mỗi doanh nghiệp sản xuất gia công hàng xuất khẩu có sử dụng nhãn hiệu nước ngoài phải xin giấy chứng nhận tại cục sở hữu công nghiệp Việt Nam về nhẫn hiệu đó không trùng lặp với nhãn hiệu đã đăng ký tại Việt Nam. Giấy chứng nhận này có hiệu lực 1 tháng nhưng thực tế doanh nghiệp phải xin giấy chứng nhận cho mỗi chuyến xuất khẩu và có khi phải mất 2 tháng mới nhận được giấy chứng nhận. +Doanh nghiệp cần ghi tên sản phẩm, tên doanh nghiệp, nơi sản xuất... lên sản phẩm của mình, phải xin 2 loại giấy phép . Giấy phép Bộ Văn hoá Thông tin để được in và giấy phép nhập khẩu máy in , gây rất nhiều phiền hà tốn kém cho doanh nghiệp. Thuế suất nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất trong nhiều trường hợp còn cao hơn thuế suất nhập khẩu sản phẩm hoàn chỉnh ( ví dụ thuế suất nhập khẩu nguyên liệu vải mộc và vải pha là 40% trong khi vải thành phẩm là 20%) là cản trở việc thực hiện nội địa hoá sản phẩm . Bên cạnh đó, các quy định mới được ban hành thường không được thông tin đầy đủ, kịp thời đến các doanh nghiệp hoặc không có một thời gian đệm hợp lý cho các nhà đầu tư chuẩn bị trước khi các quy định mới có hiệu lực. +Về chính sách phân bổ hạn ngạch: Việc phân bổ hạn ngạch theo nguyên tắc bình đẳng đảm bảo công ăn việc làm cho các cơ sở may xuất khẩu, tuy giải quyết được nhiều vấn đề về chính sách xã hội cũng dẫn đến nhiều vấn đề bất cập: Hạn ngạch phân tán trong khi khách hàng thường muốn ký hợp đồng với số lượng lớn với một doanh nghiệp , không phải ký hợp đồng với nhiều cơ sở nhỏ dẫn đến việc tăng ngoài dự kiến các chi phí giao dịch, chuyển tải về kho bãi và những khó khăn về kiểm tra chất lượng hàng hoá. Vì thế các doanh nghiệp Việt Nam có thể mất đi những khách hàng lớn, những hợp đồng có giá trị cao. Tháng 12/1998, một quy chế mới về hạn ngạch đấu thầu một phần hạn ngạch đã được tiến hành với các doanh nghiệp may của Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh . Đây có thể coi là một bước tiến trong việc phân bổ hạn ngạch , khuyễn khích các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh để từng bước hoà nhập với thị trường thế giới. Tuy nhiên, trên thực tế mức giá đấu thầu được đưa ra không phản ánh được những chi phí thực của các doanh nghiệp, một số doanh nghiệp đã đưa ra mức giá quá cao so với mức giá bình quân . Hầu hết các doanh nghiệp này là các doanh nghiệp Nhà nước lớn hoặc các liên doanh có tiềm năng về chính trị có thể bù lỗ cho các mặt hàng xuất khẩu hạn ngạch này để giữ thị phần, giữ khách hàng. Vô hình chung đã đưa các doanh nghiệp vừa và nhỏ vào tình trạng khó khăn vì thiếu hạn ngạch. Một mâu thuẫn là trong khi với các doanh nghiệp lớn, hạn ngạch xuất khẩu sang EU không phải là quá quan trọng vì họ có khả năng mở rộng thị trường xuất khẩu sang thị trường phi hạn ngạch... với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hạn ngạch xuất khẩu sang EU là yếu tố đảm bảo cho sự tồn tại . Có thể nói, sản phẩm dệt may của Việt Nam vẫn kém cạnh tranh hơn nhiều nước trong khu vực về nhiều mặt : a, Về giá: giá hàng dệt kim của Việt Nam tương đối có sức cạnh tranh do Việt Nam chủ động được từ sản xuất sợi đến may thành phẩm nhưng giá hàng dệt thoi của Việt Nam được đánh giá là quá đắt. Một mặt do từ nguyên phụ liệu đến công nghệ, thiết bị hầu hết phải nhập khẩu , một mặt do Việt Nam chỉ làm những khâu cắt, ráp , đóng góp ... có giá trị gia tăng thấp. Bảng 7 Bảng so sánh hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản (Yên / sản phẩm ) Tên nước Hàng dệt Hàng dệt thoi Các loại khác Việt Nam 390 1185,2 1345 Trung Quốc 436 867 1030 Inđônêsia 534 574 839,4 Thái Lan 397 1274,8 1438,6 Hàn Quốc 452 1376,4 1616 b, Về cơ cấu sản phẩm: sản phẩm dệt may Việt Nam vẫn còn đơn điệu. Khả năng đa dạng hoá mặt hàng không theo kịp với sự thay đổi của yêu cầu thị trường, đặc biệt là với các trang phục cao cấp. c, Về thị trường: Việt Nam đang tham gia vào thị trường thế giới khi thị trường đã khá định hình, phải cạnh tranh với các nước có cùng loại sản xuất xuất khẩu nhưng có trình độ phát triển cao hơn, có tên tuổi và uy tín trên thị trường , lại được ưu đãi hơn trong các Hiệp định song phương hay đa phương về hàng dệt may với các nước nhập khẩu . d, Về môi trường kinh doanh: Theo đánh giá của các nhà đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài , Việt Nam kém hấp dẫn hơn nhiều nước trong khu vực do các thủ tục quản lý hành chính trong đầu tư nước ngoài. Thời gian cấp giấy phép đầu tư thường bị phụ thuộc vào nhiều cấp quản lý. Khó khăn trong việc chuyển đổi ngoại tệ để mua vật liệu từ nước thứ 3 trong khi nguồn cung cấp trong nước hạn chế và chất lượng không đảm bảo. Bên cạnh các chính sách khuyến khích đầu tư, điều kiện cơ sở hạ tầng là một trong những nhân tố quan trọng để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. So với nhiều nước trong khu vực, cơ sở hạ tầng của Việt Nam kém cạnh tranh hơn về nhiều phương diện: Các dịch vụ tài chính, ngân hàng kém phát triển, điều kiện giao thông vận tải kho tàng, bến bãi vừa thiếu vừa yếu kém, chi phí điện nước, liên lạc viến thông cao,... Với mặt hàng dệt may , khối lượng nguyên liệu nhập khẩu cũng như xuất khẩu thành phẩm cần phải chuyển tải lớn thì các yếu tố trên càng trở nên quan trọng. Tuy nhiên, Việt Nam cũng đang cố gắng khắc phục dần những yếu điểm của mình để đi lên hoà nhập cùng nhịp với thế giới và ngành dệt may Việt Nam cũng như hàng dệt may của Việt Nam cũng đang từng bước chuyển đổi cho phù

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0676.doc
Tài liệu liên quan