Đề tài Một số biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Lào của công ty xuất nhập khẩu nam Hà Nội (Simex)

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ TRONG NỀN KINH TẾ

THỊ TRƯỜNG 3

I. BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ. 3

1. Bản chất của xuất khẩu 3

2. Vai trò của xuất khẩu. 4

2.1. Đối với sự phát triển nền kinh tế của một quốc gia. 4

2.2. Đối với một doanh nghiệp. 6

II. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG. 6

1. Nghiên cứu thị trường. 6

2. Tạo nguồn hàng cho xuất khẩu. 9

3. Giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng. 12

3.1. Các hình thức giao dịch 12

3.2. Đàm phán, nghệ thuật đàm phán. 13

3.3. Ký kết hợp đồng xuất khẩu hàng hoá. 13

4. Thực hiện hợp đồng. 14

III. SỰ CẦN THIẾT ĐẨY MẠNH QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT-LÀO VÀ THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ VIỆT NAM SANG

THỊ TRƯỜNG LÀO. 18

IV. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ NÓI CHUNG VÀ XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ SANG THỊ TRƯỜNG LÀO NÓI RIÊNG. 21

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT - LÀO VÀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG

VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG LÀO 26

I. ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU LÀO VÀ ĐẶC ĐIỂM

HÀNG XUẤT SANG THỊ TRƯỜNG LÀO. 26

1. Đặc điểm thị trường Lào. 26

1.1 Đẩy mạnh phát triển cơ cấu kinh tế thị trường có sự điều tiết

của nhà nước. 26

1.2 Cải cách cơ cấu, mở rộng và động viên các thành phần tham

gia phát triển kinh tế - xã hội. 28

1.3 Vận dụng quan hệ hàng hoá - tiền tệ. 28

1.4 Mở rộng hợp tác với nước ngoài. 29

1.5 Những vấn đề và thách thức phía trước. 30

2. Đặc điểm hàng xuất khẩu sang thị trường Lào. 32

II. TÌNH HÌNH QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT - LÀO TRONG THỜI GIAN QUA VÀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY SIMEX SANG THỊ TRƯỜNG LÀO. 34

1. Tình hình quan hệ thương mại Việt - Lào trong thời gian qua. 34

2. Biện pháp trao đổi hàng với Lào. 39

3. Tình hình xuất khẩu của công ty SIMEX sang thị trường Lào

trong thời gian qua. 41

III. ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA

VIỆT NAM CỦA CÔNG TY SIMEX SANG THỊ TRƯỜNG LÀO TRONG THỜI GIAN QUA. 45

CHƯƠNG III : BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG LÀO 48

I. TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT - LÀO

VÀ SỰ CẦN THIẾT THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU. 48

1. Về đầu tư của nhà nước. 49

2. Sự phát triển kinh tế trong từng lĩnh vực. 50

2.1 Phát triển sản xuất. 50

2.2 Lĩnh vực dịch vụ: 51

2.3 Những khó khăn và triển vọng. 54

2.4 Triển vọng xuất khẩu. 55

2.5 Kiến nghị nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - Lào phát triển. 55

II. BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU SANG

THỊ TRƯỜNG LÀO CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU NAM

HÀ NỘI (SIMEX). 56

1. Hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường xuất khẩu. 56

2. Nâng cao hiệu quả công tác thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu. 61

3. Nâng cao hiệu quả công tác bán hàng xuất khẩu tại công ty. 62

4. Nâng cao sức cạnh tranh hàng xuất khẩu tại công ty. 66

5. Xây dựng và củng cố tiềm lực vô hình của công ty

trong hoạt động xuất khẩu. 68

6. Nâng cao hiệu quả công tác huy động và sử dụng vốn

trong hoạt động xuất khẩu. 70

7. Hạn chế rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu. 72

8. Nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên. 73

III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CỤ THỂ VỀ PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT - LÀO. 74

KẾT LUẬN 76

TÀI LIỆU THAM KHẢO 77

 

doc83 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1726 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Lào của công ty xuất nhập khẩu nam Hà Nội (Simex), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xuất khẩu chiếm 70-80% trong xuất nhập khẩu. Có 60%tổng số người trong độ tuổi 16-60 được thoát nạn mù chữ. Với những chỉ tiêu mang tính khả thi nêu trên, dó là bước đi mới của Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hoàn toàn có thể trở thành một trong những quốc gia phát triển trong thế kỷ tương lai tại khu vực Đông Nam Á. 2. Đặc điểm hàng xuất khẩu sang thị trường Lào. - Mặt hàng chủ yếu của Việt Nam xuất sang Lào theo nghị định thư quy định 39 mặt hàng của các ngành lương thực thực phẩm, dệt may, giầy da, sắt thép, ximăng, vật liệu xây dựng, thuỷ, hải sản đóng hộp và đông lạnh, trâu bò sống và lợn sữa.... vài năm gần đây trong cơ chế thị trường ngoài trao đổi hàng nông thuỷ sản và hàng tiêu dùng ở chợ đường biên có thêm mặt hàng giấy vở học sinh, đồ nhựa các loại và một số hàng tiêu dùng thiết yếu khác. - Hàng hoá của Việt Nam xuất khẩu sang Lào vừa nhiều về số lượng, vừa phong phú, đa dạng về chủng loại, chất lượng bảo đảm, gây được lòng tin đối với người tiêu dùng Lào. Trên thực tế hàng hoá của Việt Nam xuất hiện ở Lào đã và đang tăng lên rõ rệt. Đồng thời qua Lào hàng hoá Việt Nam cũng thâm nhập ngày càng nhiều vào Thái Lan, đặc biệt là 6 tỉnh Đông Bắc Thái Lan. - Trong năm 2001, việc xuất khẩu đổi hàng với Lào thực hiện theo quy định: khuyến khích các doanh nghiệp (không kể doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, xuất khẩu hàng hoá do Việt Nam sản xuất sang Lào, theo danh mục hàng hoá. + Hàng cơ khí, kim khí. + Hàng thủ công mỹ nghệ. + Muối. + Sản phẩm chăn nuôi. + Hàng nông sản. + Dược liệu thực phẩm. + Sản phẩm cao su. + Hàng điện, điện tử gia dụng có tỷ lệ nội địa hoá trên 60%. + Hàng dệt, may, tơ tằm. Bộ thương mại hướng dẫn cụ thể danh mục các mặt hàng xuất khẩu đổihàng với Lào nêu trên. Từ đầu năm 2001 do sự phối hợp tốt hơn giữa các ngành và tiếp tục duy trì việc đổi hàng, 6 tháng đầu năm 2001 kim ngạch XNK 144 triệu USD tăng 4,5 lần so với cung kỳ năm 2000. Trong đó Việt Nam xuất sang Lào khoảng 79,6 triệu USD gồm các nhóm hàng chính như. + Nhóm hàng nông sản: hạt tiêu, lạc tỏi... 31 triệu USD. + Nhóm hàng thuỷ sản: tôm, cá đông lạnh....7 triệu USD. + Nhóm hàng công nghệ phẩm: vải, quần áo, đồ dùng gia đình 25,3 triệu USD. + Nhóm hàng mỹ nghệ: đồ gốm1,2 triệu USD. + Nhóm khoáng sản: thiếc thỏi 1,3 triệu USD. Với chủ trương mong muốn hàng Việt Nam chiếm lĩnh thị trường Lào, ngày 02/6/1997 Thủ tướng Chính phủ Lào cho phép các công ty nhà nước của các doanh nghiệp sớm hợp tác mua bán với Trung Quốc và Việt Nam những mặt hàng mà thị trường Lào và Thái Lan có nhu cầu. Được nộp thuế một tại cửa khẩu và thu giảm xuống để giảm giá hàng hoá. Ngày 18/9/1997 Thủ tướng Chính phủ Lào có văn bản số 1577/TT cho phép các mặt hàng nhập khẩutừ Việt Nam và Trung Quốc được giảm 50% thuế với điều kiện. “Trong tờ khai thuế nhập khẩu phải tính giá trị nộp thuế đúng theo giá trị nộp thuế đúng theo giá trị thực tế và theo mức giá quy định trong luật hiện hành, nhưng khi thu tiền thực tế với các công ty có liên quan sẽ chỉ thu có một nửa (1/2) của tổng giá trị nộp thuế”. II. TÌNH HÌNH QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT - LÀO TRONG THỜI GIAN QUA VÀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY SIMEX SANG THỊ TRƯỜNG LÀO. 1. Tình hình quan hệ thương mại Việt - Lào trong thời gian qua. Cơ sở pháp lý đầu tiên của quan hệ thương mại giữa Việt - Lào là hiệp định thương mại ngày 13/7/1961. Tuy vậy trong thời kỳ 1961 -1975 quan hệ giữa hai nước chỉ mới phát triển dưới hình thức đổi hàng giữa nhân dân hai nước vùng biên giới. Nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào (CHDCND Lào) được thành lập (tháng 12/1975) tiếp tục ký các hiệp định 5 năm và các Nghị định thư thương mại hàng năm. Kim ngạch xuất khẩu thời kỳ này giữa hai nước trung bình đạt từ 3,5 - 4 triệu rúp clearing, chủ yếu là trao đổi mậu dịch chính ngạch, phía Lào nhập siêu của Việt Nam khoảng 11,5 triệu USD từ năm 1982 - 1992 Lào vẫn tiếp tục nhập siêu của Việt Nam trên 0,5 triệu rúp. Mặt hàng Việt Nam xuất chủ yếu là hàng nông sản như cà phê, cao su, gạo, giầy dép các loại, hải sản hàng dệt may, hạt điều, rau quả các loại. Tháng 2/1993, hiệp định thương mại 1993 - 1997 được ký giữa hai chính phủ, hai bên thoả thuận chấm dứt hình thức ký Nghị định thư trao đổi hàng hoá hàng năm, xzoá bỏ tình trạng bao cấp của nhà nước, mở ra thời kỳ mới cho quan hệ thương mại hai nước Việt - Lào. Hiệp định thương mại trong thời kỳ này cho phép mở rộng đối tượng trao đổi, không hạn chế các tổ chức, cá nhân tham gia trao đổi hàng hoá, không hạn chế kim ngạch trao đổi hàng hoá, mở rộng danh mục trao đổi trừ các mặt hàng cấm xuất và cấm nhập. Với cơ chế phù hợp với tình hình mới. Kim ngạch xuất khẩu nhập khẩu hai chiều Việt Nam - Lào có sự thay đổi tăng nhanh hơn so với trước đây. BIỂU 2: TỔNG KIM NGẠCH XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM - LÀO THỜI KỲ 1993 - 1997 Đơn vị: 1.000 USD 1993 1994 1995 1996 1997 S.L K.N S.L K.N S.L K.N S.L K.N S.L K.N I. Tổng kim ngạch 2 chiều 45.035 73.000 56.258 138.275 80.000 II. Việt Nam xuất khẩu sang Lào 36.710 61.400 14.390 18.427 20.000 Các mặt chủ yếu: - Gạo (+) 2000 383 200 38 1.970 443 1.905 514 300 95 - Thịt lợn, thịt bò (+) 400 305 700 534 37.22 942 3.404 1.984 - Thực phẩm công nghệ (đường, rượu bia...) 44 100 85 116 110 - Trâu bò (con) 8.580 4.073 9.800 4.655 1.280 610 2.300 1.100 - Vải (1000m) 5.200 5.600 7.300 7.718 2.214 1.370 580 354 500 310 - Dụng cụ gia đình (1000 USD) 4.200 6.500 500 720 700 - Xi măng các loại (tấn) 96.652 5.314 70.000 45.000 1.920 141 - Sắt thép xây dựng (+) 9.300 3.200 14.000 4.700 5.300 1.252 3.842 1.502 7.500 27.800 - xăng dầu (+) 24.900 8.774 10.768 2.750 7.779 2.310 9.600 2.500 - Hàng mỹ nghệ 432 220 34 50 30 - Ôtô vận tải (chiếc) 174 1.372 35 276 56 345 36 275 260 3.458 III. việt Nam nhập khẩu từ Lào 8.325 11.600 41.868 119.848 60.000 Các mặt hàng chủ yếu: - Thạch cao (1000 +) 25 400 17 14 20 320 - Cà phê (+) 932 705 808 1.350 - Thép xây dựng (+) 6.030 2.912 37 - Xe máy (chiếc ) 120 171 2.316 3.370 29.933 38.718 76.386 116.217 37.000 56.200 - Gỗ dán (m3) 38 500 46 418 500 - Phụ tùng xe máy 398 132 230 623 300 - ôtô tải, ôtô du lịch (chiếc) 23 394 46 398 36 479 56 492 1.500 Theo từng giai đoạn, tính chất, số lượng các mặt hàng nhóm mặt hàng xuất, nhập khẩu cũng được tăng giảm phù hợp với nhu cầu thị trường của mỗi nước. Giai đoạn từ năm 1993 - 1997 các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu sang Lào chủ yếu là: gạo, thịt lợn, thịt bò, trâu bò, chiếm tỷ trọng kim ngạch khá thấp (Bảng 1). Giai đoạn 1998 - 2001 các mặt hàng nông nghiệp được tăng lên đáng chú ý là: cà phê, lạc nhân, hạt tiêu hoa quả tươi khô với số lượng đáng kể. Đặc biệt là năm 2001 hải sản của Việt Nam đã chiếm được thị phần khác lớn so với các mặt hàng mà Việt Nam xuất sang Lào (Bảng 2) làm cho giá trị hàng xuất khẩu của nông, lâm, ngư nghiệp tăng lên đáng kể so với những năm trước đây. về giá trị hàng xuất khẩu chủ yếu là các sản phẩm công nghiệp và chế biến như: sắt, thép, ximăng, vải, xăng. Các mặt hàng xuất khẩu của Lào là xe máy nguyên chiếc, phụ tùng xe máy, ôtô vận tải, ô tô du lịch trong giai đoạn (1993 - 1997) và linh kiện xe máy dạng CKD, SKD và xe máy nguyên chiếc (giai đoạn 1998 - 2001) là gỗ, các sản phẩm từ gỗ, sắt, ximăng, máy móc phụ tùng, thạch cao được nhập với khối lượng thấp và không được điều đặn. BIỂU3: KIM NGẠCH XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM - LÀO THỜI KỲ 1998 - 2001 Đơn vị: 1000 USD 1998 1999 2000 2001 S.L KN SL KN SL KN SL KN Tổng kim ngạch hai chiều 188.000 110.000 216 359 Việt nam xuất sang Lào 120.000 46.135 73.291 164.263 - Hàng dệt may 666 3.151 2.246 8.867 - Cà phê 1.592 2.395 54 50 - Hải sản 13.321 - Gạo 30 5.571 2.867 823 494 107 - Chè 59 60 - Quế 0,350 - Lạc nhân 18.667 12.401 - Hạt tiêu 6816 26.426 - Thiếc 484 2.485 - Hàng thủ công mỹ nghệ 3.981 - Linh kiện vi tính và phụ kiện 8 - Hoa quả tươi khô 629 211 4.456 9.234 - Giầy dép các loại 234 2.730 - Hạt điều 103 Việt Nam nhập khẩu từ Lào 68.000 53.700 144.308 195.000 - máy móc thiết bị phụ tùng 105 NPL dệt may da 5 - ôtô nguyên chiếc các loại 98 965 4 133 19 -Linh kiện xe máy dạy GKD, SKD 38.082 52.429 23.332 28.806 173.487 (bộ) 173.016 -Phân bón các loại 5000 584 - Sắt thép các loại 1 230 - Xe máy nguyên chiếc 5252 7.502 2190 2.925 - Xi măng các loại 2516 (tấn) 125 Nguồn: - Vụ quan hệ Lào và cămpuchia - Bộ kế hoạch và Đầu tư Để giải quyết vấn đề này chính phủ, ngành thương mại các cơ quan hữu quan hai nước đã phối hợp trao đổi cùng đưa ra chính sách ưu tiên lẫn nhau cho hoạt động thương mại mà đặc biệt là giai đoạn khủng hoảng kinh tế ASEAN. Quá trình lịch sử của hai nước cũng như mối quan hệ Việt - Lào đều có điểm tương đồng và điều kiện thuận lợi để thúc đẩy kinh tế thương mại phát triển. Hiện nay cả hai nước cùng quy định con đường XHCN cùng đổi mới, cùng chuyển từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, tiến hành sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá. Việt Nam - Lào cùng thể hiện chính sách đối ngoại mở rộng quan hệ quốc tế, hợp tác nhiều mặt song phương với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vựuc trên nguyên tắc của mình. Hai nước chuẩn bị gia nhập khub vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA). Hai nước từng bước hội nhập quốc tế với vị thế ngày càng được nâng cao. 2. Biện pháp trao đổi hàng với Lào. Căn cứ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp ngày 08/01/1999. Bàn về hợp tác đổi hàng với Lào, trên cơ sở các ý kiến của Bộ, ngành qua phân tích các mặt được cũng như tồn tại của việc thực hiện phương thức đổi hàng với Lào Bộ thương mại xin: Đề nghị Thủ tướng chính phủ cho phép tiếp tục chủ trương đổi hàng với Lào để nhập khẩu lại một số mặt hàng nhập khẩu có điều kiện trong đó cso xe máy hoặc linh kiện trên cơ sở bảo đảm nguyên tắc bình đẳng hai bên cùng có lợi. Để phát huy nữa những mặt tích cực, đồng thời giảm thiểu những yếu tố có thể gây vướng mắc trong điều hành hoặc làm phát sinh gian lận thương mại, cơ chế quản lý đổi hàng với Lào trong năm 2002 cần có một số điều chỉnh được trình bày trong phụ lục kèm theo. Năm 2002 theo dự kiến của Bộ thương mại, với cơ chế đổi hàng nếu được nhà nước cho phép tiếp tục thì số lượng xe máy đổi bằng cũng chỉ ở mức 150.000 bộ/năm đạt kim ngạch 180 triệu USD. Ngoài xe máy hàng của bạn mà ta có thể đổi chỉ còn gỗ nhưng hàng năm Bạn chỉ có thể xuất sang ta khoảng 2 triệu USD. Ngoài ra bạn dự kiến sẽ nhờ ta mua hàng dầu tái xuất và thanh toán bằng ngoại tệ (khoảng 70 triêụ USD). Trừ đi phần kim ngạch xuất khẩu đổi hàng và khoản xăng dầu Bạn thanh toán bằng ngoại tệ ta cần xuất khẩu tăng thêm khoảng 200triệu USD. Một số biện pháp khác: Để thực hiện đẩy mạnh xuất khẩu sang Lào, ngoài đổi hàng Bộ thương mại xin kiến nghị thêm một số biện pháp hỗ trợ, khuyến khích như sau: (*) Cho phép doanh nghiệp bán hàng trên đất Lào thu tiền kíp được chuyển đổi qua ngân hàng liên doanh Lào - Việt. Căn cứ Hiệp định thanh toán đã đăng ký giữa ngân hàng Nhà nước Việt Nam và ngân hàng Nhà nước CHDCND Lào, căn cứ chức năng nhiệm cụ của ngân hàng liên doanh Lào - Việt, để Ngân hàng liên doanh sau khi nhận tiền gửi của doanh nghiệp, chuyển đổi sang tiền kíp hoặc tiền đồng theo tỷ giá công bố tại thời điểm nhận tiền để chuyển về nước cho doanh nghiệp. Nếu ngân hàng làm tốt được khâu chuyển đổi tiền, giá hàng hoá có thể giảm 20% do doanh nghiệp không phải cộng thêm % lạm phát củ tiền kíp. (*) Áp dụng cơ chế ưu đãi tín dụng. - Định mức vòng quay vốn 2 tháng, không tính lãi vay Ngân hàng đối với khoản vay mua hàng xuất khẩu, sau khi xuất khẩu có bộ chứng từ và khế ước vay tiền được kho bạc Nhà nước cho thoái thu laic vay ngân hàng. - Cơ chế cho Lào trả chậm 90, 120, 180, 270 và 360 ngày với lãi suất cho vay thấp nhất đối với các mặt hàng như: ximăng, sắt thép, phân bón, máy nông nghiệp. Trong đàm phán dịp Hôi chợ Thạt Luổng 99, phía Lào đã có được sử dụng tín dụng của Việt Nam. Với cơ chế này cần có bảo lãnh của ngân hàng và cao hơn là đảm bảo của chính phủ hai nước. (*) Miễn mọi loại thuế. - Miễn thuế xuất khẩu đối với những mặt hàng có thể xuất khẩu. - Thủ tục nhanh chóng cho doanh nghiệp được thoái thu thuế VAT đối với hàng xuất khẩu khi đã xuất trình đầy đủ chứng từ. - Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các lô hàng xuất sang Lào. (*) Chính sách đối với doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài. Đối với doanh nghiệp Việt Nam đầu tư 100% vốn sang Lào, đề nghị chính phủ cho phép đưa sản phẩm về tiêu thụ trong nước, những sản phẩm này được giảm 50% thuế nhập khẩu như đối với những mặt hàng có C/O Lào theo Bản thoả thuận Cửa Lò 1999. Quy định và thủ tục xuất nhập khẩu đổi hàng. - Căn cứ luật Thương mại, Nghị định số 57/1998/NĐ - CP. Ngày 31 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ và các quy định tại văn bản này, Bộ Thương mại quy định mẫu Hợp đồng xuất khẩu theo phương thức hàng đổi hàng với Lào trong đó có quy định bảo đảm cho các doanh nghiệp Việt Nam tránh được rủi ro. - Căn cứ các qui định tại văn bản này, hợp đồng mẫu do Bộ Thương mại quy định, các doanh nghiệp thực hiện việc ký hợp đồng giá làm thủ tục với Hải quan cửa khẩu để giao hàng theo hợp đồng đã ký. 3. Tình hình xuất khẩu của công ty SIMEX sang thị trường Lào trong thời gian qua. Trong thời gian qua nhờ phát huy được lợi thế của các mặt hàng mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường quốc tế, đồng thời dựa vào tiềm lực của mình công ty đã tiến hành hoạt động kinh doanh xuất khẩu và đạt được đạt được những kết quả đáng kể. Thể hiện qua bảng sau. BIỂU 4: KẾT QUẢ KINH DOANH XUẤT KHẨU CÁC MẶT HÀNG 1999 - 2002 Đơn vị: 1000 USD Mặt hàng xuất khẩu 1999 2000 2001 2002 Giá trị TH Tỉ trọng (%) Giá trị TH Tỉ trọng (%) Giá trị TH Tỷ trọng (%) Giá trị TH Tỉ trọng (%) Cà phê 13055,7 33,8 9.310,4 38,8 5438,78 19,5 1965,1 6,3 Hạt điều thô Hạt điều nhân 246,5 0,7 422,2 1,8 602,1 2,16 531,4 1,7 Hạt tiêu 11579,4 30,0 5358,2 22,3 5027,34 18,0 5852,2 18,76 Đậu các loại 420,3 1,9 107,3 0,4 1209,16 4,33 638,2 2,05 Hải sản các loại 6648,9 17,42 3155,3 13,2 8587,18 30,57 16633,2 53,33 Da trâu bò muối 754,9 2,0 472,7 2,0 343,7 1,23 478,2 1,35 Thủ công mỹ nghệ 127,9 0,3 692,5 2,9 920,1 3,29 1368,5 4,39 Trà 945,5 2,5 899,4 3,8 360,61 1,29 219,2 0,7 Dược liệu Gỗ thành phẩm 1958,3 5,1 2309,2 9,6 2127,69 7,62 2279,7 7,31 Dụng cụ thể thao 32,0 0,08 99,1 0,4 233,33 0,83 222,9 0,71 Củ hành khô 413,2 1,1 71,9 0,3 1302,84 4,66 428,8 0,8 TP chế biến 318,2 1,3 803,87 2,87 246,5 0,79 Da, thịt trăn 132,7 0,5 137,15 0,49 Tơ ren 468,2 1,9 519,0 1,85 Đậm xe hơi 26,7 0,09 Bánh tráng 181,58 0,65 Ơt khô 25,48 0,09 Hạt dưa 19,46 0,06 Dầu vỏ hạt điều 22,44 0,03 Hàng khác 2309,1 5,98 197,9 0,8 32,38 0,11 507,72 1,63 Tổng 38.589,7 100 23978,4 100 27.921,34 100 31.191,62 100 Nguồn: Báo cáo thực hiện xuất khẩu của công ty SIMEX BIỂU 5: GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU TRÊN TỪNG THỊ TRƯỜNG CỦACÔNG TY SIMEX THỜI KỲ 1999-2002 Đơn vị: 1000 USD Mặt hàng 1997 1998 1999 2000 Xuất khẩu Giá trị TH Tỉ trọng (%) Giá trị TH Tỉ trọng (%) Giá tr TH Tỷ trọng (%) Giá trị TH Tỷ trọng (%) Singapore 16417,3 42,5 8007,2 33,4 6302,99 22,57 4348,22 13,78 Thái Lan 4900,8 12,7 752,3 3,2 1081,28 3,87 130,505 0,41 Nhật 1949,1 5,05 976,0 4,07 1014,67 3,63 1409,182 4,46 Hồng Kông 618,9 1,6 581,2 2,4 455,29 1,63 529,901 1,68 Hàn Quốc 2770,7 7,18 664,3 2,8 3863,43 13,83 5479,527 17,36 Pháp 2081,0 5,4 1278,0 5,3 1464,92 5,24 119,619 0,38 Anh 512,6 1,3 56,3 0,23 Bỉ 95,4 0,2 216,99 0,77 230,117 0,73 Mỹ 2275,5 5,9 808,9 3,4 38,79 0,13 338,765 1,07 Úc 99,3 0,25 1588,8 6,6 1961,89 7,02 921,734 2,92 Hà Lan 2492,4 6,45 266,0 1,1 76,56 0,27 34.507 0,11 Đức 1759,9 4,6 488,3 2,0 237,7 0,85 198,019 0,63 Đan Mạch 28,3 0,07 86,4 0,4 Ý 534,0 1,4 727,9 3,0 677,09 2,42 193,079 0,61 Ba Lan 74,8 0,19 232,98 0,83 387,485 1,23 Thuỵ sĩ 450,7 1,2 17,461 0,05 Indonesia 400,0 1,04 1485,72 5,15 952,414 3,02 Malaysia 265,0 0,7 752,15 0,83 1782,537 5,65 Philippin 124.6 0,32 525,6 2,2 145,22 0,44 350,106 1,11 Lào 27.2 0,07 71,5 0,3 321,38 1,25 Pakistan 16.3 0,04 Trung Quốc 220.3 0,57 409,5 1,7 1102,68 4,95 10524,026 33,34 Tây Ban Nha 220.0 0,57 110,0 0,5 39,56 0,24 Nga 276.0 0,7 Đài Loan 4771,7 19,9 5934,98 21,25 3614,366 11,45 Phần Lan 11,2 0,05 Tiệp Khắc 123,8 0,5 Thuỷ Điển 1221,0 5,1 64,4 0,23 Tổng 38589,7 100 23976,5 100 27921,94 100 31561,57 100 Nguồn: Báo cáo thực hiện xuất khẩu của cong ty SIMEX Thị trường xuất khẩu đã được công ty chia thành thị trường truyền thống và thị trường mới. Trên hai thị trường này công ty đều xác định cho mình thị trường trọng điểm, nơi mà công ty có thể tập trung mọi nguồn lực cho kinh doanh. Thị trường truyền thống của công ty bao gồm: Singapore, Nhật, Thái Lan, Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc. Các nước này có sự gần gũi về văn hoá cũng như về truyền thống với nước ta do đó tạo điều kiện thuận lợi cho công ty mở rộng thị phần của mình trên thị trường này. Trong thị trường truyền thống, trị giá xuất khẩu sang Singapore một tỉ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu. Thị trường mới bao gồm các nước thuộc cộng đồng kinh tế Châu Âu như: Hà Lan, Pháp, Ý, Anh ... và các nước thuộc các khu vực khác trên thế giới như Ấn Độ, Philippin, Trung Quốc.... trị giá hàng xuất khẩu sang các thị trường này không lớn trong kim ngạch xuất khẩu của công ty. Nhưng với quy mô lớn của thị trường thì đây là những tiềm năng công ty có thể khai thác. III. ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM CỦA CÔNG TY SIMEX SANG THỊ TRƯỜNG LÀO TRONG THỜI GIAN QUA. Trong suốt 10 năm qua, từ năm 1993 - 2002, mặc dù buôn bán giữa hai nước ngày càng được thuc đẩy hơn nhưng nếu xét về cán cân thương mại giữa Việt Nam và Lào thì chúng ta nhập siêu lớn với thời gian khả dài (7 năm trong giai đoạn10 năm), đặc biệt như năm 1996 và năm 2000. Ta nhập siêu/ kim ngạch xuất, nhập khẩu tương ứng là 101.421.000 USD/139.848.000 USD và 71.017.000 USD/ 217.599.000 USD. Tuy nhiên, nếu chỉ nhìn về một khía cạnh nói trên thì chưa thể đánh giá đầy đủ vấn đề khi mà chưa đề cập tới tiềm năng, nhu cầu của thị trường mỗi nước. Nhìn chung các mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Lào có chủng loại đa dạng hơn so với các mặt hàng nhập từ Lào về. Số lượng hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Lào là khá lớn so với nhu cầu tiêu thụ của Lào. Tuy nhiên, kim ngạch buôn bán giữa Việt Nam - Lào chưa tương xứng với tiềm năng, với mối quan hệ đặc biệt và lâu đời giữa hai nước. Để giải quyết vấn đề này Chính phủ, ngành thương mại, các cơ quan hữu quan hai nước đã phối hợp trao đổi cùng đưa ra những chính sách ưu tiên lẫn nhaucho hoạt động khủng hoảng kinh tế ASEAN; khi mà đồng kíp Lào bị phá giá và mất ổn định; từ chỗ lạm phát trước khủng hoảng dưới 10% có lúc lên tới 19,4% năm 1997, 13% năm 1998 và hiện nay ở mức 15% hàng năm. Năm 1999, Chính phủ Lào đã quyết định thực hiện giảm 50% thuế các mặt hàng nhập từ Việt Nam (Văn bản 1577/TT, ngày 18/9/1999). Đáp lại chính phủ Việt Nam cũng đã quyết định cho phép giảm 50% thuế xuất, nhập khẩu thông thường đối với hàng hoá sản xuất tại Lào. Theo đó, các bộ tài chính thương mại, Tổng cục hải quan có thông tư liên bộ hướng dẫn cho phép 5 nhóm mặt hàng chủ yếu được miễn 50% thuế xuất, nhập khẩu. Sau một năm thực hiện, ngày 23/8/1999, Chính phủ Việt Nam đã đồng ý giảm 50% thuế cho các hàng hoá có xuất xứ từ Lào với 6 nhóm 38 mặt hàng nhập khẩu vào Việt Nam. Trong những năm qua, bằng sự nỗ lực và cố gắng không ngừng của mình, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Nam Hà đã thu được những thành tựu đáng ghi nhận thể hiện: * Quy mô thị trường của Công ty không ngừng được mở rộng. Nếu như năm 1998, công ty mới chỉ có quan hệ buôn bán với 16 quốc gia khác nhau với tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thu được là 22.889.900 USD thì năm 2001 công ty đã thiết lập được quan hệ buôn bán ở 22 quốc gia với tổng kim ngạch xuất khẩu thu được là 27.921.340 USD tăng 21,98% so với năm 1998. Mặt khác, nếu như trước đây, thị trường của Simex tập trung chủ yếu ở khu vực Châu Á thì giờ đây, ngoại khu vực thị trường truyền thống này, thị trường EU, thị trường Mỹ và Úc dần trở thành những bạn hàng quen thuộc của Simex, đóng góp đáng kể vào tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của công ty. Đây không chỉ đơn thuộc là sự lớn mạnh về quy mô mà còn thể hiện sự chiếm lĩnh được lòng tin của khách hàng trong quan hệ làm ăn buôn bán của công ty. Điều này là nền tảng vững chắc tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của Simex sau này. Để có kết quả như vậy, Công ty đặc biệt chú trọng và quan tâm đến công tác tìm kiếm và mở rộng thị trường, ưu tiên hàng đầu vào việc nghiên cứu và tìm kiếm những nguồn hàng có chất lượng cao giá rẻ, mạnh dạn đầu tư vào hoạt động sản xuất, chế biến và bảo quản hàng hoá, nghiêm chỉnh thực hiện đầy đủ mọi cam kết với khách hàng. Đối với một công ty cổ phần thương mại kinh doanh trong lĩnh vực xuất khẩu như Simex thì đây là một kết quả đáng được nhà nước khen thưởng và khích lệ. * Không ngừng phát triển danh mục mặt hàngkinh doanh và chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu theo hướng giảm tỷ trọng hàng sơ chế, tăng tỷ trọng hàng tinh chế. Đi liền với quy mô thị trường ngày càng mở rộng là sự gia tăng các mặt hàng xuất khẩu. Tính đến nay, trong danh mục mặt hàng bên cạnh các mặt hàng truyền thống là sản phẩm của các ngành , nông lâm, thuỷ hải sản một số mặt hàng là sản phẩm của các ngành, nông lâm, thuỷ hải sản một số mặt mặt hàng là sản phẩm của các ngành công nghiệp nhẹ như: dụng cụ thể thao, hàng may mặc, hàng thêu ren, đệm, xe hơi, thực phẩm chế biến cũng được công ty đưa vào danh mục hàng hoá kinh doanh của mình. CHƯƠNG III BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG LÀO I. TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT - LÀO VÀ SỰ CẦN THIẾT THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU. Trong thời gian gần đây tình hình phát triển kinh tế xã hội Lào đã từng bước phát triển đạt được kết quả đáng kể. Năm 2000, sự phát triển kinh tế xã hội Lào đã đạt được những mục tiêu sau: - Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng 7,2% (1). So với năm 1999 là 6,9%, như vậy là tăng một chút so với năm trước. - Tổng sản phẩm nông - lâm nghiệp tăng 5, %(2) CHIếM 50,3% GDP, tăng hơn so với năm 1999 (4,9%). - Tổng số lượng công nghiệp tăng 10%, chiếm 21,7% GDP, giảm so với 1999 (12,3%). - Dịch vụ tăng 10%, chiếm 28% GDP (năm 1999 tăng 9,8%) - Năm 2000, xuất khẩu đạt 0,3 tỷ USD, bằng mức tăng 1999. - Cán cân thanh toán trong tài khoản vãng lai 0,3 tỷ USD. - Dự trữ không kể vàng năm 2000 là 0,2 tỷ USD, tiết kiệm đạt 12% của GDP. - Năm 2000 nợ nước ngoài là 2,2 tỷ USD. - Lạm phát trung bình cả năm là 19,5(3) cao hơn so với năm 1999 (14,2%). - Năm 1998, nguồn thu ngân sách đạt 338,6 tỷ kíp tăng khoảng 32,3%, chiếm 14,4% GDP. - Năm 2000, dân số tăng 2,9% bằng mức tăng năm ngoái thu nhập bình quân đầu người đạt gần 370 USD(4). - Chú ý khuyến khích và đẩy mạnh các thành phần kinh tế khác, đầu tư phát triển nhiều hơn nữa kể cả đầu tư cỡ nhỏ vào lĩnh vực thủ công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ nông nghiệp. Trong năm 2000 đầu tư của tư nhân trong nước đạt mức 3 - 6% GDP. 1. Về đầu tư của nhà nước. Trong năm 2000 tổng số vốn đầu tư ngân sách trong nước là 75,5 tỷ Kíp, nếu cộng cả vốn nước ngoài là 215 tỷ Kíp thì tổng số vốn đầu tư của nhà nước là 290,5 tỷ Kíp. Riêng 75,5 tỷ Kíp vốn trong nước phân bổ cho trung ương quản lý 52,7 tỷ Kíp, chiếm 69,87% tổng số vốn. Đối với 215 tỷ Kíp vốn nước ngoài, đã tập trung thực hiện các dự án nằm trong kế hoạch đã ký thoả thuận. Khoảng 87% vốn nước ngoài do Trung ương quản lý, vì vậy trong việc sử dụng vốn trên, các bộ và các cơ quan vẫn tiếp tục nghiên cứu xem nếu các dự án nào có đủ điều kiện chuyển giao về cho tính quản lý được thì sẽ giao vốn về cho địa phương quản lý và tổ chức thực hiện, còn trung ương tập trung đi sát, theo dõi kiểm tra, thúc đẩy và hướng dẫn địa phương tổ chức thực hiện. BIỂU 6: TỔNG VỐN ĐẦU TƯ ĐÃ PHÂN BỔ CHO CÁC NGÀNH KINH TẾ QUỐC DÂN CỦA NƯỚC CHDCND LÀO (2000) Các ngành Cơ cấu (%) Tổng số vốn (Tỷ Kíp) Vốn trong nước Vốn nước ngoài (tỷ Kíp) - Nông, lâm nghiệp 14,28 41,48 23,30 18,18 - Công nghiệp 12,41 36,05 3,40 32,65 - Giao thông 42,31 122,90 20,39 102,51 - Giáo dục 11,00 31,95 6,67 25,28 - Y tế 6,42 18,76 3,54 15,22 - Thông tin văn hoá 1,94 5,65 3,46 1,19 - Lao động phúc lợi xã hội 3,70 10,76 1,71 9,05 - Cơ quan văn phòng 3,07 8,92 8,66 0,26 - Phát triển nông thôn 4,83 14,03 4,37 9,66 100 290,50 75,50 215,00 Nguồn: Hội nghị thường kỳ lần thứ II: Quốc hội Khoá IV năm 2000. Đã xây dựng 69% số vốn đầu tư vào lĩnh vực sản xuất và xây dựng hạ tầng cơ sở, 23% vào lĩnh vực văn hoá xã hội, 31% vào việc xây dựng trụ sở cơ quan; 48% vào việc phát triển nông thô

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1 số biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của VN sang thị trường Lào của Công ty XNK nam Hà nội - SIMEX.DOC
Tài liệu liên quan