LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 - XUẤT KHẨU VỚI XU THẾ HỘI NHẬP AFTA 3
1.1-/ VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN. 3
1.1.1-/ NGUỒN GỐC HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU. 3
1.1.2-/ VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ 5
1.2-/ XU THẾ HỘI NHẬP AFTA 9
1.2.1-/ XU THẾ TOÀN CẦU HOÁ VÀ LIÊN KẾT KINH TẾ KHU VỰC 9
1.2.2-/ SỰ RA ĐỜI CỦA AFTA 12
1.2.3-/ BỐI CẢNH NỀN KINH TẾ VIỆT NAM. 15
1.3-/ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ HƯỚNG MẠNH VÀO XUẤT KHẨU VÀ KINH NGHIỆM CỦA CÁC NƯỚC ASEAN. 17
1.3.1-/ CÁC QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN. 17
1.3.2-/ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN CỦA CÁC NƯỚC ASEAN 18
CHƯƠNG 2 - PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM
TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP VÀO AFTA 23
2.1-/ THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ. 23
2.1.1-/ THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TRƯỚC NĂM 1986. 23
2.1.2-/ THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY. 26
2.2-/ THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP AFTA. 36
2.2.1-/ CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP AFTA. 36
2.2.2-/ NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA CƠ CẤU HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM VỚI CÁC NƯỚC THÀNH VIÊN. 39
2.2.3-/ KIM NGẠCH THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC THÀNH VIÊN. 43
2.3-/ TÁC ĐỘNG CỦA AFTA ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM. 47
2.3.1-/ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI. 47
2.3.2-/ CƠ CẤU HÀNG XUẤT KHẨU. 48
2.3.3-/ THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU. 48
CHƯƠNG 3 - MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU TRONG QUÁ
TRÌNH HỘI NHẬP AFTA. 50
3.1-/ CÁC QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG HƯỚNG XUẤT KHẨU TỪ NAY ĐẾN NĂM 2010. 50
3.1.1-/ NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN ĐỔI MỚI CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG VÀ ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU Ở VIỆT NAM. 50
3.1.2-/ NỘI DUNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ HƯỚNG VỀ XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020. 52
3.1.3-/ MỤC TIÊU TĂNG TRƯỞNG XUẤT KHẨU TRONG GIAI ĐOẠN 1999 - 2003 VÀ 2005 - 2010. 55
3.2-/ MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP AFTA. 57
3.2.1-/ BIỆN PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU SẢN PHẨM XUẤT KHẨU. 58
3.2.2-/ BIỆN PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI. 59
3.2.3-/ THAM GIA CỘNG ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ. 61
3.2.4-/ NHÓM CÁC BIỆN PHÁP TÀI CHÍNH TÍN DỤNG. 62
3.2.5-/ ĐÀO TẠO MỘT ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ KINH DOANH. 64
3.2.6-/ TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG KINH TẾ XÃ HỘI. 64
KẾT LUẬN 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
69 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1297 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp thúc đẩy xuất khẩu ở Việt Nam trong quá trình hội nhập AFTA, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1353,2
2009,8
2552,4
2952,0
3571,0
5300,0
8,2
26,1
87,4
23,5
-13,2
23,7
15,7
20,6
47,2
26,8
25,8
27,4
43,1
46,6
47,2
50,4
43,2
41,9
41,1
Nguồn: Niên giám thống kê - NXB Hà Nội.
Như vậy, qua bảng số liệu, năm 1994 là năm có kim ngạch xuất khẩu giảm sút so với năm 1993, song sự giảm sút đó không đáng kể so với những khó khăn hụt hẫng lơn do sự đổ vỡ cảu thị trường Liên xô và Đông Âu gây ra. Kim ngạch xuất khẩu năm 1994 giảm 13% so với năm 1993. Ngoài ra cũng phải nhận thấy năm 1994 là năm đầu tiên Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu vượt hơn 2 tỷ USD. Qua đó mới thấy được những cố gắng lớn của ngoại thương Việt Nam trong công cuộc đổi mới. Từ năm 1995 trở đi liên tục kim ngạch xuất khẩu của năm sau cao hơn năm trước với tốc độ tăng trưởng khá mạnh và đều vượt kế hoạch dự kiến ban đầu. Hơn nữa tỷ trọng xuất khẩu trong tổng kim ngạch xuất khẩu có chiều hướng tăng dần lên theo các năm. Năm 1986, xuất khẩu mới chiếm 26,8% trong tổng kim ngạch thì đến năm 1989, đạt được 43,1% và liên tục từ năm 1989 trở đi, giá trị xuất khẩu chiếm hơn 40% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, và đặc biệt năm 1995, xuất khẩu đã chiếm hơn 50% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu. Điều này chứng tỏ, xuất khẩu đã đáp ứng được một phần ngoại tệ cho hoạt động nhập khẩu của đất nước.
Năm 1995, kim ngạch xuất khẩu đạt 2,58 tỷ R-USD , tăng 23,7% so với năm 1994. Năm 1996, kim ngạch xuất khẩu đạt 2,98% tỷ R-USD, tăng 15,7% so với năm 1995. Năm 1997 kim ngạch xuất khẩu đạt 3,6% tỷ R-USD, tăng 20,6% so với năm 1996, Năm 1998 kim ngạch xuất khẩu đạt 5,3% tỷ R-USD, tăng 47,2% so với năm 1997. Tính chung cả kế hoạch 5 năm (1994-1998) tổng kim ngạch xuất khẩu đạt gần 16,5 tỷ USD, vượt 10% so với chỉ tiêu kế hoạch đã được Quốc hội đề ra 12-15 tỷ USD, bình quân hàng năm tăng khoảng 18,7% (nếu không tính sự sụt giảm xuất khẩu của năm 1994 thì tăng khoảng 21%). So với giai đoạn 1986-1993, kim ngạch xuất nhập khẩu giai đoạn 1994-1998 tăng gấp hai lần, trong đó xuất khẩu tăng hơn 2,3 lần. Số liệu phân tích trên có thể thấy rằng tốc độ tăng trưởng ngoại thương của nước ta trong giai đoạn này là khá nhanh và cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế (8%) là phù hợp với xu thế phát triển kinh tế đã trở thành quy luật chung của thế giới, đặc biệt là các nước có nền kinh tế mới bắt đầu đi lên đang trong giai đoạn thực thi chính sách mở của nền kinh tế. Những kết quả , thành tựu phát triển khả quan đó đã chứng tỏ ngoại thương Việt Nam đã từng bước trở thành động lực trực tiếp cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa nền kinh tế và phần quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển đất nước.
Cùng với tiến triển trên đây, cơ cấu giá trị các nhóm hàng xuất khẩu trong kim ngạch xuất khẩu cũng đã có sự biến đổi phù hợp theo sự chuển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá: tỷ trọng hàng công nghiệp tăng lên tương đối và tỷ trọng hàng nông - lâm - thủy - sản giảm xuống tương đối trong khi cả hai loại hàng này đều tăng tuyệt đối về quy mô khối lượng hàng hoá và giá trị xuất khẩu. Cụ thể là hàng công nghiệp nặng và khoáng sản chiếm 32,8% (thời kỳ 1986-1993 là 16%), hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp chiếm 18,1% (thời kỳ 1986-1993 là 16%), hàng nông - lâm - thủy sản chiếm 41,9% (thời kỳ 1986-1993 là 54%). Sở dĩ hàng công nghiệp nặng và khoáng sản có sự tăng nhanh như vậy là do sản phẩm dầu thô và than đá tăng vọt về quy mô và giá trị xuất khẩu, xuất khẩu dầu thô từ con số 0 năm 1988 tăng lên 3,9 triệu tấn năm 1994 và đến năm 1998 con số tăng lên đến 7,7 triệu tấn, tăng gấp hai lần. Tính chung cả 5 năm 1994-1998 sản lượng dầu thô xuất khẩu là 30,6 triệu tấn, tăng gấp 7,7 lần so với sản lượng năm 1994. Tương tự như vậy, năm 1994, than đá còn ở mức 1,17 triệu tấn nhưng đến năm 1998 đã lên tới 2,2 triệu tấn, tăng gấp 1,9 lần. Tính gộp giai đoạn 1994-1998 xuất khẩu than đá đạt tới 8,689 triệu tấn, tăng gần 7,5% so với sản lượng năm 1994.
Với sự gia tăng của hoạt động xuất khẩu và sự biến đổi cơ cấu sản phẩm xuất khẩu thì thị trường xuất khẩu trong giai đoạn này có sự chuyển biến lớn. Xuất khẩu sang hai thị trường đều tăng nhanh, nhưng sang khu vực II tăng mạnh hơn. Cho đến năm 1988,1989, các nước Liên Xô cũ và Đông Âu vẫn là bạn hàng chính của Việt Nam thời kỳ 1993-1997. Các số liệu của bảng dưới đây cho thấy sự thay đổi phương hướng thị trường xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ 1993-1997. Sự thay đổi có tính chất tương phản giữa các bạn hàng châu Âu và châu á cho thấy sự chuyển hướng khá linh hoạt quan hệ buôn bán của Việt Nam sau khi Liên Xô tan vỡ. Tỷ trọng của các nước XHCN Đông Âu cũ trong xuất khẩu của Việt Nam giảm từ 45% năm 1993 xuống còn 3,0% năm 1997. Trong khi tỷ trọng của các nước châu á trong xuất khẩu tăng từ43,3% lên 75,0%. Quan hệ buôn bán của Việt Nam với các nước khu vực khác còn ở mức độ hạn chế.
Bảng 5 - Sự thay đổi cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam 1993-1997.
Đơn vị:%
Vùng lãnh thổ
1993
1994
1995
1996
1997
Châu á
Đông Nam á
ASEAN
NIC
Nhật Bản
Hàn Quốc
Trung Quốc
Châu Âu
Đông Âu
Tây Âu
Châu Mỹ
Châu Phi
Châu úc
Không phân biệt xuất xứ
43,3
15,0
13,0
21,0
14,0
1,1
0,3
51,0
45,0
6,0
0,7
0,2
0,3
4,7
77,0
25,0
24,6
36,0
34,0
2,5
0,1
17,0
11,0
6,0
0,3
0,6
0,3
4,7
74,0
22,0
21,5
30,0
32,0
3,6
4,0
15,0
5,0
10,0
1,0
1,0
1,0
8,0
73,0
21,0
13,0
26,0
32,0
4,6
5,0
14,0
6,0
8,0
1,4
2,0
2,2
9,4
75,0
22,9
21,7
26,0
30,0
2,2
7,6
14,5
3,0
10,9
3,4
1,2
1,2
5,4
Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư -2000
Phân tích kỹ hơn cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam trong thời kỳ này cho thấy: Nhật Bản và các nước công nghiệp hoá ở châu á là bạn hàng chính chiếm gần 805 tổng kim ngạch buôn bán của Việt Nam. Tron đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN chiếm từ 25 đến 30% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tổng mức lưu chuyển ngoại thương giữa Việt Nam với các nước ASEAN đã tăng dần lên 20 lần trong vòng 9 năm (120 triệu USD năm 1986 lên 2,5 tỷ USD năm 1998). Đây là một thị trường mà Việt Nam là một bộ phận của thị trường đó với gần 500 triệu dân sôi đôngj và đầy tiềm năng này sẽ cùng nhau tăng nhanh lợi ích thu được từ hoạt động ngoại thương, đặc biệt là lĩnh vực xuất khẩu.
b, Tình hình xuất khẩu qua các năm 1999, 2000, 2001 và 2002.
Năm 1999, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 18,4 tỷ USD, bằng 46,4% tổng kim ngạch của cả thời kỳ 1994-1998 và tăng 35% so với riêng năm 1998. Xuất khẩu đã đạt 7,2558 tỷ USD, tăng 33,2% so với năm 1998 và chiếm sấp sỉ 30% GDP nhưng tốc độ tăng vẫn thấp hơn tốc độ tăng nhập khẩu (36,6%).
Kim ngạch xuất khẩu tính theo đầu người đã đạt mức trên dưới 95USD vào năm 1999 gấp hơn 3 lần so với năm 1994 (30USD) và gấp 9 lần so với năm 1986 (11USD). Tuy nhiên con số này còn khá khiên tốn so với mức 170USD được thế giới thừa nhận là mức của một nước có nền kinh tế ngoại thương tương đối phát triển.
Cơ cấu hàng xuất khẩu đã có chuyển biến tích cực, tỷ trọng hàng chế biến năm 1999 đã tăng lên 30%. Tỷ trọng các mặt hàng xuất khẩu trong tổng kim ngạch xuất khẩu như sau: Nông nghiệp chiếm 34,1%, lâm nghiệp chiếm 1,9%, thuỷ sản chiếm 9,0%, công nghiệp và khai khoáng 36,4%, dầu thô 18,9%. Một số mặt hàng chủ lực đã hình thành, có kim ngạch tương đối lớn và chất lượng ngày càng được cải tiến, bước đầu gây được tín nhiệ trên thị trường thế giới như: dầu thô, gạo, hải sản, dệt may, giày dép, cà phê, cao su, hạt điều. . . Đặc biệt hai mặt hàng là dầu thô và dệt may đạt giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD, cụ thể: dầu thô giá trị xuất khẩu đạt 1,3457 tỷ USD, và dệt may 1,150 tỷ USD.
Về thị trường xuất khẩu, chúng ta vẫn tiếp tục duy trì các thị trường quen thuộc. Nhật Bản trong năm 1999 tiêu thụ hàng xuất khẩu của Việt Nam với giá trị xấp xỉ 1,5 tỷ USD. Đây là thị trường được đánh giá là tiềm năng nhất trong những năm trở lại đây. Thị trường EU vẫn là thị trường lớn tiêu thụ hàng dệt may, giầy dép của Việt Nam. Đối với Mỹ là bạn hàng mới nhưng Mỹ đầy tiềm năng đối với Việt Nam trong việc mở rộng xuất khẩu. Năm 1999 cũng là năm đầu tiên đánh giá năm đầu tiên đánh giá về quan hệ giữa Việt Nam với các nước ASEAN sau ngày gia nhập chính thức vào tổ chức này (7/1998). Tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này có tăng lên chút ít, chiếm 33% kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Trong tổng kim ngạch xuất khẩu năm 1999 phải kể đến đóng góp của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 786 triệu USD, chiếm 10,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu: Phân tích bảng số liệu cơ cấu xuất khẩu năm 1999-2000 sau:
Bảng 6 - Cơ cấu xuất khẩu năm 1999-2000
Tổng kim ngạch xuất khẩu
Đơn vị
1999
2000
Năm 2000 so với 1999
Trong đó doanh nghiệp có
Triệu USD
7255,8
8850,0
122,0
vốn đầu tư nước ngoài
Triệu USD
786,0
1500
190,8
Mặt hàng chủ yếu
Lạc nhân
1000 tấn
127
84
66,1
Cao su
1000 tấn
194
197
101,5
Cà phê
1000 tấn
283
404
142,8
Chè
1000 tấn
20,755
31,5
151,8
Gạo
1000 tấn
3003
3550
118,2
Dầu thô
1000 tấn
8750
9650
110,9
Than đá
1000 tấn
3647
3500
96,0
Hàng hải sản
Triệu USD
651
760
116,7
Hàng dệt may
Triệu USD
1150
1300
113,0
Giày dép các loại
Triệu USD
530
955
180,2
Nguồn: Số liệu Bộ thương mại.
Năm 2000 là năm diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ nghiêm trọng của các nước trong khu vực. Tham gia khối ASEAN, Việt Nam mặc dù không bị ảnh hưởng lớn nhưng nó đã khiến cho Việt Nam phải đứng trước những khó khăn thử thách mới. Do tác động của cuộc khủng hoảng đã làm cho hàng hoá xuất nhập khẩu của các nước như Thái Lan, Singapo, Philipin. . lại trở lên có cạnh tranh về giá cả cao hơn Việt Nam. Điều này khiến cho các đối tác nước ngoài của Việt Nam gây sức ép giảm giá đối với hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam. Tuy vậy trong năm 2000, tổng kim ngạch xuất khẩu vẫn đạt được 8850 triệu USD, tăng 22,0% so với năm 1999. Và điều đáng mừng là cán cân ngoại thương của Việt Năm năm 2000 đã được cải thiện bằng bằng so với năm 1999, nhập siêu chỉ bằng 0,4%. Mặc dù xuất khẩu năm 2000 có tăng nhưng về tốc độ lại có xu hướng chậm lại, năm 2000 tăng 22,0% trong khi năm 1998 tăng 34,4% và năm 1999 tăng 33,2%. Lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người của VIệt Nam đạt 119 USD/người, tăng 21% so với năm 1999: 995 USD/người).
Trong năm 2000, các hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn đều tăng, cụ thể là cà phê tăng 42,8%, hàng hải sản tăng 16,7%, gạo tăng 18,2%, hàng dệt may tăng 13% và dầu thô tăng 10,9%. Riêng than đá giảm 4% so với năm 1999. Có một số nhóm mặt hàng mới có kim ngạch khá cao là hàng rau quả (năm 1999 đạt 64 triệu USD và năm 2000 ước tính đạt 75 triệu USD); nhóm hàng điện tử linh kiện điện tử khoảng182 triệu USD, nhóm sản phẩm gỗ, mây đan khoảng 250 triệu USD. Một điểm đáng chú ý là giá xuất khẩu của một số mặt hàng như dầu thô, gạo, cao su và cà phê giảm so với năm 1999 nên đã làm ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu cả năm 2000. Nếu tính chung cho tất cả các mặt hàng xuất khẩu thì việc giảm giá xuất khẩu ảnh hưởng giảm kim ngạch xuất khẩu khoảng 450 triệu USD trong năm 2000.
Thị trường xuất khẩu chính gồm có: các nước ASEAN đến hết năm 2000 tổng giá trị xuất của Việt Nam sang các nước này đạt 1,833 tỷ USD chiếm 21% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam trong đó Singapo1157,3 triệu USD, Philipin 221 triệu USD, Thái Lan 223,4 triệu USD, Indonexia 48,4 triệu USD, Malayxia 146,7 triệu USD, Lào 46,1 triệu USD. Một trong những nước có kim ngạch xuất khẩu lớn của Việt Nam là Nhật Bản: 1,61 tỷ USD, chiếm 18,4% tổng giá trị xuất khẩu, Đài Loan: 78 tỷ USD, Trung Quốc: 0,52 tỷ USD, Mỹ: 0,273 tỷ USD và Pháp là 0,228 tỷ USD. Cơ cấu thị trường và bạn hàng đã có sự chuyển biến tích cực và mở rộng số lượng và tổng giá trị xuất khẩu nhưng đến nay,Việt Nam vẫn chỉ xuất khẩu hàng hoá sang các nước châu á là chủ yếu ( chiếm tỷ trọng 70%) xuất khẩu sang các nước châu Âu và Bắc Mỹ, những nước có công nghệ cao vẫn chiếm tỷ trọng thấp. Hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam qua thị trường trung gian vẫn chiếm tỷ trong tương đối lớn.
Năm 2001, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 9323 triệu USD tăng 6% so với năm 2000. Đây là mức thấp nhất từ năm sáu năm trở lại đây. Có thể lý giải cho thực trạng trên là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực Đông Nam á. Cuộc khủng hoảng này không những đã làm cho giá xuất khẩu của một số sản phẩm giảm mà nhu cầu nhập khẩu của các nước trong khu vực cũng bị thu hẹp. Xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN, đặc biệt là trong hai tháng đầu năm 2001 chỉ bằng 52% so với cùng kỳ năm 2000, trong đó xuất khẩu sang Trung Quốc chỉ bằng 79,6%, sang Hàn Quốc bằng 31% so với cùng kỳ. Do đó dù một số mặt hàng đạt khối lượng khá như dầu thô, than đá, tăng hơn ba lần so với năm 2000, nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn không tăng được bao nhiêu.
Năm 2002, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 11523 triệu USD tăng 26% so với năm 2001 và ở mức cao hơn cả một số năm trước khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực Đông Nam á. Điều đó chứng tỏ sự phục hồi kinh tế của các nước trong khu vực đồng thời cho thấy khả năng thích ứng của nền kinh tế Việt Nam, đang từng bước hội nhập với sự phát triển chung của nền kinh tế khu vực và toàn cầu. Các mặt hàng xuất khẩu như dầu thô, cao su, cà phê, gạo, than đá, hàng hải sản, hàng may mặc . . đều gia tăng hơn hẳn so với năm trước. Thị trường xuất khẩu của Việt Nam vẫn là các nước ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc, EU và đặc biệt sau kết quả khả quan các vòng đàm phán thương mại Việt-Mỹ sẽ mở ra cho Việt Nam một thị trường với dân số đông , trình độ khoa học công nghệ cao, nếu chúng ta đáp ứng được yêu cầu khắt khe của thị trường này thì việc hội nhập vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN sẽ dễ dàng hơn. Đồng thời chúng ta cũng có điều kiện học hỏi được kinh nghiệm và nhập thiết bị tiên tiến phục vụ cho sản xuất trong nước.
Như vậy, với số liệu phân tích trong những năm gần đây, rõ ràng hoạt động xuất khẩu của Việt Nam chưa phát triển hết tiềm năng của mình. Với thế và lực mới trong tương lai Việt Nam cần khắc phục những mặt yếu kém, phát triển các mặt lợi thế của mình để có thể thực hiện thành công chiến lược tăng trưởng hướng về xuất khẩu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Do đó để những chính sách và biện pháp thúc đẩy xuất khẩu tình hình mới là một vấn đề quan trọng mang tính chiến lược của nền kinh tế Việt Nam.
2.2-/ Thực trạng xuất khẩu của Việt Nam trong quá trình hội nhập AFTA.
2.2.1-/ Chính sách thương mại của Việt Nam trong quá trình hội nhập AFTA.
Theo một báo cáo của Văn phòng Chính phủ trong khuân khổ Dự án VIE/015/95 "Thúc đẩy quá trình hội nhập của Việt Nam vào ASEAN - Promoting Vietnam's integration with ASEAN", các nước ASEAN rõ ràng không phải là các nước thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam mà thực tế lại là các nước xuất khẩu vào Việt Nam. Bên cạnh đó, các hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam và các nước trong khối cũng có nhiều đặc điểm tương đồng và thậm chí là đối thủ cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường xuất khẩu thế giới. Vì vậy ảnh hưởng của tự do hoá mậu dịch giữa các nước thành viên sẽ không có tác động trực tiếp lớn đến nền kinh tế ngắn hạn. Tuy nhiên, tiềm năng thúc đẩy các hoạt động trao đổi thương mại giữa Việt Nam và các nước ASEAN là rất hứa hẹn. Như vậy, các ảnh hưởng của AFTA đối với Việt Nam sẽ rộng lớn và toàn diện hơn trong dài hạn.
Chính vì vậy, việc đưa ra môt chính sách thương mại phù hợp với quy định chung của AFTA, tức là phù hợp với hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) là rất cần thiết cho quá trình hội nhập thương mại của Việt Nam, đặc biệt là hoạt động xuất khẩu. Tham gia vào AFTA và thực hiện các quy chế của AFTA sao cho không đi ngược lại lơi ích của toàn khối mà vẫn thúc đẩy được hoạt động ngoại thương của đất nước phát triển.
Nên chỉ trong một thời gian ngắn sau khi trở thành thành viên của ASEAN , Việt Nam đã bắt đầu thực hiện chương trình hành động của mình trong tiến trình thiết lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN. So với các nước thành viên khác, Việt Nam tham gia CEPT muộn hơn ba năm nên cũng được kết thúc muộn hơn, tức là vào năm 2006.
Tháng 12 năm 1998, Việt Nam đã đệ trình các danh mục hàng hoá của mình để tham gia thực hiện chương trình cắt giảm thuế quan. Các danh mục này được xây dựng căn cứ vào các quy định của CEPT/AFTA cảu AESAN, đồng thời xem xét đến các điều kiện thực tế của Việt Nam. Do đó, việc xây dựng chương trình tham gia CEPT của Việt Nam đến nay đều cố gắng đảm bảo yêu cầu không gây ra tác động gì có hại cho nền kinh tế nội địa, kéo dài đến mức có thể bảo hộ sản xuất trong nước để có thêm thời gian chuẩn bị đối phó với những thử thách của AFTA.
Tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN tháng 12 năm 1998 tại Băng Cốc, Việt Nam đưa ra chương trìng giảm thuế gồm:
+ Danh mục loại trừ hoàn toàn: Gồm các mặt hàng sẽ được loại trừ vĩnh viễn ra khỏi chương trình CEPT. Danh mục này được xây dựng phù hợp với điểm 9 của Hiệp định CEPT. Danh mục này bao gồm những nhóm mặt hàng có ảnh hưởng đến an hinh quốc gia, cuộc sống và sức khoẻ con người, động thực vật đến các giá trị lịch sử, nghệ thuật khảo cổ như các loại động vật sống, thuốc phiện, thuốc nổ, vũ khí...
+ Danh mục loại trừ tạm thời được xây dựng trên cơ sở quy định của CEPT và kế hoạch phát triển đến năm 2010 của ngành kinh tế trong nước cũng như đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam nhằm đạt được yêu cầu không ảnh hưởng lớn nguồn thu ngân sách và bảo hộ các ngành sản xuất trong nước. Danh mục này có 1168 mặt hàng chủ yếu gồm các mặt hàng có thuế suất dưới 20% nhưng trước mắt cần phải bảo hộ bằng thuế nhập khẩu, hoặc các mặt hàng đã được áp dụng các biện pháp phi thuế quan.
+ Danh mục các mặt hàng nông sản chưa chế biến nhạy cảm được xây dựng trên cơ sở tham khảo danh mục loại này do các nước ASEAN đưa ra và căn cứ vào yêu cầu bảo hộ cao đối với sản xuất các hàng nông sản chế biến trong nước như thịt, trứng gia cầm, các loại quả, thóc...
+ Danh mục cắt giảm thuế quan gồm có 1633 mặt hàng chiếm 50,51% tổng số các mặt hàng trong biểu thuế nhập khẩu, chủ yếu là các mặt hàng đang có thuế xuất dưới 20% và một số các mặt hàng có thuế xuất cao hơn nhưng Việt Nam đang có thế mạnh xuất khẩu. Theo CEPT, tiến trình cắt giảm thuế quan được thực hiên theo hai kênh nhanh và thông thường đối với 15 nhóm mặt hàng. Tuy nhiên tiến trình hai kênh này cũng không phải là quy định bắt buộc với tất cả các thành viên. Về phần mình để đáp ứng nhu cầu cam kết, căn cứ vào nguyên tắc "Đơn phương tình nguyện" và AFTA đề ra và xuất phát từ tình hình cụ thể trong nước, Chính phủ ban hành Nghị định 91/CP ngày 18/12/1995 về danh mục hàng hoá thực hiện Hiệp định CEPT trong đó đưa ra 857 mặt hàng hiện đang áp dụng thuế xuất từ 0->5% vào loại thực hiên tiến trình cắt giảm nhanh trong năm 1999.
Đối với các sản phẩm có thuế xuất cao hơn 5% trong danh mục này, Chính phủ dự kiến cắt giảm thực tế bắt đầu từ năm 2001 để đảm bảo nguồn thu và hỗ trợ một phần cho sản xuất trong nước. Trong hai năm từ 1999 và 2000, ta không thực hiện cứt giảm mà chỉ đưa ra những mặt hàng đang đạt thuế xuất như CEPT quy định vào thực hiên Hiệp định. Khoảng thời gian hai năm này phù hợp với tiến trình thực hiện cải cách hệ thống trong nước. Bước thực hiện này là cần thiết nhằm tránh thất thu quá lớn cho ngân sách Nhà nước, đồng thời cho các doanh nghiệp trong nước cso thời gian chuẩn bị. Bên cạnh chương trình cắt giảm trên, Bộ tài chính đã ban hành Thông tư ngày 5/3/1996 hướng dẫn thi hành Nghị định 91/CP. Ngoài hướng dẫn phạm vi áp dụng thuế suất ưu đãi trong khối ASEAN, Bộ tài chính còn xác định cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận xuât xứ của các nước ASEAN cũng như chỉ dấn công thức 40% hàm lượng ASEAN để các cơ quan hữu quan trong nước chấp hành đúng cam kết của Chính phủ khi thực thi nhiêm vụ.
Đối với danh mục loại trừ tạm thời và danh mục hàng nông sản chưa chế biến nhạy cảm, hiện nay chúng ta vẫn chưa phân bố tiến trình chuyển dần các mặt hàng sang danh mục cắt giảm và tiến trình giảm cụ thể. Nhưng vấn đề này đang trong quá trình xem xét nghiên cứu để có thể bảo đảm mức cao nhất khả năng bảo hộ và tạo thời gian chuẩn bị cho các ngành sản xuất.
Về vấn đề loại bỏ các biện pháp phi thuế quan. Hiện nay các biện pháp thu phí thuế quan mà các nước ASEAN áp dụng là rất đa dạng và rất tinh vi, phức tạp, đặc biệt là biện pháp về tiêu chuẩn kỹ thuật. Trong khi đó ở Việt Nam những biện pháp phi thuế quan còn rất đơn giản chủ yếu là các biện pháp giấy phép hạn ngạch. Để đáp ứng nhu cầu của bảo hộ sản xuất trong nước ta đã có phương án nghiên cứu ban hành bổ xung những biện pháp tương tự ASEAN đang áp dụng.
Về lĩnh vực hải quan, cơ quan hải quan Việt Nam đã tham gia với các thành viên ASEAN trong nhiều vấn đề như điều hoà thống nhất hệ thống các quy định giá trị hải quan để tính thuế, điều hoà thống nhất quy trình thủ tục hải quan ASEAN, triển khai hệ thống luồng xanh để nhanh chóng hoàn thành các thủ tục hải quan cho các sản phẩm thuộc CEPT, thống nhất tờ khai hải quan, hiệp định hải quan các nước ASEAN. Tuy nhiên do sự khác biệt giữa Việt Nam và các nước này về quy định luật thuế nhập khẩu. Danh mục biểu thuế, quy trình thủ tục hải quan nên Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn tham gia các nội dung hợp tác này. Nổi lên rõ nhất là việc Việt Nam phải thực hiện thống nhất danh mục biểu thuế quan với ASEAN trong năm 1999 để có thể bắt đầu thực hiện từ 2000 trở đi. Đây là khối lượng công việc lớn đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ của nhiều Bộ, ngành liên quan nhau như chứ không phải chỉ riêng ngành thuế, hải quan hay thống kê.
Như vậy , dù chỉ trong thời gian ít ỏi, Việt Nam đã thực hiện một số công việc nhất định chứng tỏ nỗ lực hoà nhập vào tiến trình AFTA. Tuy vậy, những công việc chúng ta đã tiến hành cho CEPT/ AFTA hầu như còn mang tính bị động đối phó. So với các thành viên ASEAN khi bắt tay vào thực hiên CEPT, danh mục cắt giảm thuế quan của Việt Nam chiếm tỷ lệ thấp (50,5% so với trung bình 85% biểu thuế nhập khẩu của các nước ASEAN) và chương trình cắt giảm thuế quan còn chậm. Tuy vậy đối với các quốc gia vào sau lại ở trình độ phát triển thấp hơn nhiều vì các thành viên khác. Thật là khó để đẩy tiến trình tự do hoá nhanh hơn, chính phủ cần thêm nhiều thời gian để rút ra những điều chỉnh về chính sách kinh tế đảm bảo cho việc Việt Nam tham gia AFTA đem lại hiệu quả cao nhất, ít bị tổn thất nhất.
2.2.2-/ Những điểm tương đồng và khác biệt giữa cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam với các nước thành viên.
Do đặc điểm của khối ASEAN là các nước thành viên có nhiều điểm tương đồng về cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất hàng hoá xuất khẩu nên khi tham gia vào AFTA, để thực hiện chiến lược tăng trưởng dựa trên xuất khẩu đòi hỏi Việt Nam cần quan tâm nghiên cứu những nét tương đồng và khác biệt của hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam với các nước thành viên. Thông qua đó tìm được lợi thế cạnh tranh của các sản phẩm Việt Nam xuất khẩu với các sản phẩm xuất khẩu của các nước ASEAN.
a, Những điểm tương đồng trong cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của các nước ASEAN
Trước hết, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của các nước ASEAN và Việt Nam là sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp khai khoáng và dầu khí. Các mặt hàng nông sản là những mặt hàng truyền thống quan trọng của hầu hết các nước ASEAN và Việt Nam.
Về mặt hàng cao su, các nước ASEAN là những nước xuất khẩu chủ yếu của thế giới về cao su thiên nhiên, trong đó Thái lan dẫn đầu thế giới, Indonesia xếp thứ hai, Malaisia xếp thứ ba, Việt Nam xếp thứ năm. Cà phê là mặt hàng xuất khẩu của tất cả các nước ASEAN. Indonesia đứng vị trí thứ ba trên thế giới về xuất khẩu cà phê, Việt Nam năm 1998 đạt giá trị xuất khẩu 560 triệu USD.
Dừa cũng là mặt hàng xuất khẩu của tất cả các nước, đặc biệt là Philipin là nước có sản lượng dầu dừa, cùi dừa, cơm dừa chiếm 1/2 sản lượng thế giới.
Gạo Thái Lan xếp thứ nhất, Việt Nam xếp thứ ba trong số các nước xuất khẩu gạo trên thế giới.
Các mặt hàng thuỷ sản là mặt hàng xuất khẩu có ưu thế trên thị trường thế giới cho tất cả các nước ASEAN. Trong đó Thái Lan đạt giá trị xuất khẩu 3404 triệu USD, Indonesia đạt 1419 triệu USD, Việt Nam năm 1998 đạt trên 100 triệu USD.
Các mặt hàng lâm sản: gỗ Xúc và gố Dán là các sản phẩm xuất khẩu của tất cả các nước. Năm 1996, Malaysia dẫn đầu thế giới về xuất khẩu, Indonesia đứng thứ hai sau Malaysia ( đạt trên 1 tỷ USD), Việt Nam và Philipin xuất khẩu trên 1 tỷ USD.
Các mặt hàng khai khoáng; dầu thô là nguồn thu nhập xuất khẩu quan trọng của hầu hết các nước và nó chiếm tỷ trọng cao trong kim ngạch xuất khẩu của hầu hết các nước đó. Các loại quặng ( sắt, đồng, thiếc, niken..) là mặt hàng xuất khẩu của nhiều nước. Indonesia là một trong mười nước xuất khẩu chính của thế giới về quặng đồng.
Thứ hai, tỷ trọng hàng công nghiệp chế biến và chế tạo ngày càng tăng, các mặt hàng nguyên liệu thô ngày càng giảm trong cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu của các nước và Việt Nam. Càng ngày các nước càng đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu.
Giá cả hàng hoá trên thế giới vận động theo quy luật giá cánh kéo giữa mặt hàng nguyên liệu thô với giá các mặt hàng công nghiệp. Vì vậy các nước ASEAN đã chọn chiến lược "phát triển công nghiệp hướng về xuất khẩu" để tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu của mình. Quá trình biến đổi cơ cấu kinh tế của các nước đã làm thay đổi sâu sắc cơ cấu hàng hoá xuất khẩu.
Quá trình đa dạng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A0503.doc