Đề tài Một số biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm của Công ty Cổ phần Thanh Bình trong giai đoạn hiện nay

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ GIÁ THÀNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP 3

I.Chi phí sản xuất kinh doanh 3

1.1.Khái niệm và kết cấu chi phí sản xuất kinh doanh 3

1.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất kinh doanh 3

1.1.2.Kết cấu chi phí sản xuất kinh doanh 4

1.2.Phạm vi của chi phí sản xuất kinh doanh 5

1.2.1.Các chi phí phát sinh trong kỳ thuộc vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ 5

1.2.2.Các chi phí không thuộc phạm vi chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 6

1.3.Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh 6

1.3.1.Theo tính chất các khoản chi phí phát sinh 6

1.3.2.Theo các khâu kinh doanh của doanh nghiệp 7

1.3.3.Theo cơ chế quản lý tài chính và chế độ hạch toán hiện hành 8

1.3.4.Theo tính chất biển đổi của chi phí so với sự biến đổi của doanh thu 9

II. Giá thành 9

2.1.Khái niệm giá thành 9

2.1.1.Khái niệm giá thành 9

2.1.2.Mối liên hệ giữa chi phí và giá thành 10

2.2.Phân loại giá thành sản phẩm 11

2.2.1. Phân loại theo các giai đoạn sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp 11

2.2.2.Theo nguồn gốc số liệu phát sinh của các chi phí để tổng hợp giá thành 12

III.Quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành 13

3.1.Sự cần thiết của quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành 13

3.2.Nội dung quản lý chi phí sản xuất và giá thành 14

3.2.1.Quản lý chi phí sản xuất kinh doanh 14

3.2.2.Quản lý giá thành toàn bộ sản phẩm, dịch vụ đã tiêu thụ 15

3.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành 16

3.3.1.Các nhân tố khách quan 16

3.3.2.Các nhân tố chủ quan 17

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THANH BÌNH 19

I.Vài nét về công ty cổ phần Thanh Bình 19

1.1. Lịch sử hình thành của doanh nghiệp 19

1.2.Cơ cấu tổ chức 19

1.3. Chức năng và nhiệm vụ của công ty cổ phần Thanh Bình 21

1.3.1.Chức năng : 22

1.3.2. Nhiệm vụ : 22

1.4.Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Thanh Bình. 23

1.5.Đánh giá chung kết quả kinh doanh của công ty cổ phần Thanh Bình qua 3 năm (2004-2006) 24

II. Tình hình và công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh, giá thành của công ty cổ phần Thanh Bình. 25

2.1.Tình hình chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành của công ty cổ phần Thanh Bình 25

2.1.1.Phân tích chung tình hình chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành 25

2.1.2.Phân tích chi phí sản xuất kinh doanh theo cơ chế quản lý tài chính và chế độ hạch toán hiện hành 26

2.1.3.Phân tích chi phí sản xuất kinh doanh theo tính chất của các khoản chi phí phát sinh 28

2.2.Tình hình phân cấp chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành 29

III.Thực trạng quản lý và hiệu quả chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành của công ty cổ phần Thanh Bình 30

3.1.Ưu điểm 31

3.2.Nhược điểm 32

CHƯƠNG III: NHỮNG BIỆN PHÁP TIẾT KIỆM CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ HẠ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 34

I.Phương hướng hoàn thiện công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành 34

1.1.Mục tiêu và phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 34

1.1.1.Mục tiêu 34

1.1.2.Phương hướng phát triển 36

1.2.Phương hướng hoàn thiện công tác tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành. 36

II.Những biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm 37

2.1.Đầu tư công nghệ 38

2.2.Đào tạo và tổ chức quản lý lao động 39

2.3. Quản lý quá trình sản xuất kinh doanh 40

2.4.Tổ chức kiểm tra quá trình sản xuất kinh doanh 42

III.Một số giải pháp khác 43

3.1.Giải pháp đối với công ty 43

3.1.1.Bảo đảm vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh: 43

3.1.2.Gia nhập vào các hiệp hội kinh doanh dệt may trong nước 43

3.1.3.Tạo môi trường làm việc tốt 44

3.2.Giải pháp của nhà nước 44

3.2.1.Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi 45

3.2.2.Tạo một thị trường thông tin lành mạnh 45

3.2.3. Một số giải pháp khác 45

KẾT LUẬN 47

TÀI LIỆU THAM KHẢO 48

 

 

doc52 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7945 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm của Công ty Cổ phần Thanh Bình trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
doanh nghiệp phải tăng chi phí và tăng giá thành là điều dễ thấy, từ giá cả nguyên vật liệu, tư liệu lao động đến giá cả thị trường tài chính. Thị trường sản phẩm, dịch vụ đầu ra ảnh hưởng mạnh đến doanh thu của doanh nghiệp, do đó ảnh hưởng đến chi phí biến đổi đến từng chi phí của doanh nghiệp nhưng nếu thị trường ổn định doanh nghiệp mở rộng được doanh thu thì tỷ suất chi phí có thể giảm xuống. Cạnh tranh cũng tác động mạnh đến chi phí, giá của doanh nghiệp. Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp không ngừng cải tiến quản lý sản xuất kinh doanh, giảm chi phí giá thành sản phẩm, dịch vụ tăng mức cạnh tranh về giá trên thị trường, nhưng đồng thời cũng buộc các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, máy móc, thiết bị nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm dẫn đến chi phí và giá thành của doanh nghiệp tăng lên. 3.3.2.Các nhân tố chủ quan - Năng suất lao động của doanh nghiệp. Năng suất lao động tác động trực tiếp đến chi phí tiền lương trả cho người lao động dễ thấy rõ điều này qua chế độ trả lương khoán doanh thu của doanh nghiệp, năng suất lao động càng cao thì chi phí tính trên một đơn vị đồng doanh thu sẽ giảm xuống vì vậy với một doanh thu không thay đổi, năng suất lao động tăng lên làm chi phí tiền lương tính trên một đơn vị sản phẩm giảm xuống và ngược lại. - Trình độ tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, quản lý tài chính, quản lý chi phí nói riêng của doanh nghiệp + Trình độ tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh tác động mạnh đến quá trình hoạt động kinh tế của doanh nghiệp : Lựa chọn địa bàn hoạt động, ngành, mặt hàng, dịch vụ kinh doanh, lựa chọn phương tiện, giải pháp trong đầu tư trong sản xuất kinh doanh tốt nhất, đảm bảo cho doanh nghiệp đầu tư hiệu quả cao làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh tiến triển tốt, tăng được doanh thu, tăng được sức cạnh tranh, uy tín trên thị trường. + Trình độ quản lý tài chính tốt, giúp doanh nghiệp tổ chức huy động vốn hợp lý và sử dụng vốn hiệu quả cao tăng nhanh được vòng quay của vốn, tăng doanh thu đồng thời giảm được các chi phí liên quan đến dự trữ hàng hoá, từ đó tiết kiệm được chi phí, hạ giá thành của doanh nghiệp. + Quản lý chi phí tốt còn giúp doanh nghiệp phát hiện kịp thời các chi phí phát sinh không cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh ở tất cả các khâu kinh doanh và loại bỏ chúng nhằm tiết kiệm được chi phí cho doanh nghiệp. Ngược lại nếu quản lý không tốt, chi phí và giá thành của doanh nghiệp sẽ tăng lên. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THANH BÌNH I.Vài nét về công ty cổ phần Thanh Bình 1.1. Lịch sử hình thành của doanh nghiệp * Lịch sử hình thành và phát triển công ty cổ phần Thanh Bình Công ty cổ phần Thanh Bình Hà Nội là một công ty chuyên sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu sản phẩm may mặc. Công ty có trụ sở chính tại : Lô số 4 CN 05 khu công nghiệp vừa và nhỏ Từ Liêm - Hà Nội. Ngày 8/5/1997 theo quyết định của Bộ trưởng bộ quốc phòng chi nhánh công ty Thanh Bình được thành lập, có trụ sở chính tại 79 phố Lý Nam Đế- Hoàn Kiếm Hà Nội. *Quá trình phát triển: Từ khi được thành lập đến năm 2002, xưởng may và các cơ quan quản lý đặt tại Gia Lâm Hà Nội với tổng số cán bộ công nhân viên chức là 300 người trong đó có 270 là công nhân với 5 tổ sản xuất. Từ năm 2003 đến nay công ty được uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội cấp đất tại lô số 4 khu công nghiệp Từ Liêm với các xưởng may kho và các phòng ban chức năng. Tổng số cán bộ công nhân viên chức là 510, với 9 tổ sản xuất. Cũng trong 2003 công ty tiến hành cổ phần hóa để nâng cao hiệu quả kinh doanh góp phần vào công cuộc đổi mới chung của đất nước. 1.2.Cơ cấu tổ chức ĐHĐCĐ: Là cơ quan quyết định cao nhất gồm những người nắm giữ cổ phần của công ty. Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý của công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh và quyền lợi của công ty, trừ những vẫn đề thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông. Quyết định chiến lược phát triển, phương án đầu tư của công ty. Quyết định cơ cấu tổ chức, bổ nhiệm, miễn nhiệm tổng giám đốc, giám đốc, kế toán trưởng của công ty. Công ty là công ty cổ phần có trên mười một thành viên nên phải thành lập ban kiểm soát (BKS) gồm 3 thành viên trong đó có ít nhất một người tốt nghiệp đại học chuyên ngành kế toán để kiểm soát về tài chính của công ty . Tổng giám đốc công ty do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, là người điều hành hoạt động của công ty và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao. Các giám đốc thuộc các ngành hàng khác nhau : Phụ trách các mảng công việc đã được phân công cho mỗi một ngành hàng như giám đốc xí nghiệp may điều hành hoạt động của bộ phận may, giám đốc xí nhiệp dệt điều hành hoạt động của bộ phận may, giám đốc xí nghiệp dệt điều hành hoạt động của mảng công việc dệt, giám đốc xây dựng quản lí điều hành lĩnh vực xây dựng. Phòng kế toán : Đảm bảo phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh chính xác kịp thời, xây dựng kế hoạch tài chính, hạch toán giá thành, cân đối thu chi, cung cấp thông tin kịp thời cho nhu cầu quản lí. Phòng tổ chức hành chính: Quản lí và tổ chức nhân sự trong công ty, trực tiếp quản lí tổ phục vụ và tổ bảo vệ, theo dõi kiểm tra đánh giá các hoạt động khen thưởng kỉ luật trong công ty. Phòng kinh doanh: Phụ trách công tác hoạch định chiến lược, kế hoạch ngắn, dài hạn của công ty, đưa ra những chiến lược kinh doanh. Phòng kế hoạch xuất nhập khẩu: Thiết lập các mối quan hệ với bạn hàng nước ngoài, tổ chức kí kết hợp đồng, xuất hàng bán cho nước ngoài hay nhập các nguyên liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất. Phòng bán hàng: Có nhiệm vụ thực hiện các mục tiêu của công ty đã đề ra về doanh thu cũng như về lợi nhuận. Đây là phòng quan trọng trong việc đưa sản phẩm cuối cùng đến tay người tiêu dùng. Phòng kĩ thuật may: Chịu trách nhiệm về kĩ thuật công nghệ cho sản xuất, quản lí các quy trình quy phạm kĩ thuật máy móc thiết bị, áp dụng các kĩ thuật mới nhằm nâng cao chất lượng cho sản phẩm may. ĐHĐCĐ HĐQT BKS TGĐ XN xây dựng số 2 Phòng bán hàng XN may XN dệt Phòng kĩ thuật may Phòng kế hoạch XNK Phòng tổ chức-hành chính Phòng kế toán Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Thanh Bình 1.3. Chức năng và nhiệm vụ của công ty cổ phần Thanh Bình 1.3.1.Chức năng : Công ty Thanh Bình có những chức năng chủ yếu sau: - Chức năng sản xuất: Đây là chức năng cơ bản tạo ra kết quả của doanh nghiệp. Sản xuất kinh doanh phục vụ nhu cầu trong nước và quốc tế, cung cấp các sản phẩm có chất lượng cao ra thị trường, thoả mãn nhu cầu của khách hàng . Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc đàm phán giao dịch với nước ngoài, đây là yếu tố quan trọng giúp doanh nghịêp mở rộng và phát triển trong thời đại cạnh tranh quyết liệt. - Chức năng tiêu thụ bao gồm mọi hoạt động có liên quan đến công tác tiêu thụ sản phẩm. Đây là chức năng quan trọng đối với bất cứ doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. - Chức năng hậu cần kinh doanh: Đảm bảo cung cấp các phương tiện vật chất cần thiết cho hoạt động sản xuất với hiệu quả cao. - Chức năng tài chính đảm bảo huy động các nguồn vốn cần thiết cho hoạt động sản xuất có hiệu quả cao. - Chức năng kế toán tập hợp, xử lí, tính toán và cung cấp các thông tin cần thiết phục vụ công tác quản lí vĩ mô của nhà nước và hoạt động quản trị kinh doanh của doanh nghiệp. 1.3.2. Nhiệm vụ : - Công ty sẽ tiến hành nghiên cứu thị trường, xác định mặt hàng thị trường cần, tìm hiểu thị trường quốc tế. - Công ty sẽ tổ chức sản xuất theo yêu cầu của khách hàng hoặc theo hợp đồng được kí kết. - Công ty không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm, tìm mọi cách giảm chi phí. - Mở rộng thị trường cả về chiến lược và quy mô, cả trong nước và quốc tế. Có như vậy công ty mới có thể tồn tại và phát triển được, tạo công ăn việc làm, đảm bảo thu nhập ổn định cho người lao động và cán bộ công nhân viên trong công ty. - Tổ chức đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ lao động, nâng cao tay nghề chuyên môn kĩ thuật cho cán bộ quản lí. 1.4.Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Thanh Bình. - Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh: Công ty cổ phần Thanh Bình có ngành nghề kinh doanh chủ yếu là sản xuất kinh doanh hàng may mặc,sản xuất nhãn mác phục vụ cho ngành may mặc, da giầy…, hợp đồng xuất khẩu, đầu tư phát triển kinh doanh nhà, xây dựng cơ sở hạ tầng và trang trí nội thất và xây dựng công trình công nghiệp, dân dụng. Công ty trong tương lai sẽ phát triển chủ yếu lĩnh vực hàng may mặc bên cạnh đó sẽ mở rộng lĩnh vực xây dựng để ngành này không chỉ là một ngành phụ của công ty mà nó cũng giữ vị trí quan trọng trong việc tăng doanh thu và lợi nhuận của công ty. - Quy mô và phương thức kinh doanh: Tài sản và vốn của công ty thể hiện tình hình tài chính của công ty, nó thể hiện khả năng của công ty trong việc đầu tư và hoạt động sản xuất kinh doanh. Vốn là nguồn lực quan trọng quyết định quy mô kinh doanh, phương hướng đầu tư công nghệ và nhân lực cho công ty. Thiếu vốn cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp rơi vào thế bí, vòng luẩn quẩn trong kinh doanh. Qua một thời gian dài hoạt động kinh doanh nguồn vốn của công ty không ngừng tăng lên, thể hiện sự tăng trưởng bền vững cũng như sự tồn tại lâu dài trong tương lai của công ty được đảm bảo. - Tính thời vụ và chu kỳ kinh doanh: Công ty cổ phần Thanh Bình có chu kỳ kinh doanh dài do công ty là công ty sản xuất cho nên tỉ trọng vốn cố định lớn hơn vốn lưu động, tốc độ luân chuyển vốn kinh doanh thường chậm hơn so với các doanh nghiệp thương mại. Công ty thường gặp khó khăn trong việc thanh toán chi trả, việc đảm bảo nguồn vốn kinh doanh khó mà chủ động được. Với đặc điểm này yêu cầu các nhà quản lý có thể học hỏi kinh nghiệm, áp dụng các giải pháp trong huy động và sử dụng vốn một cách linh hoạt phù hợp với hoàn cảnh của công ty. Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 So sánh 2005/2004 So sánh 2006/2005 ST TL ST TL 1.Doanh thu 9256734245 11213340436 18254041691 1956606191 21,14 7040701255 62,8 2.Giá vốn hàngbán 7575689322 8424130527 15288732307 848441205 11,2 6864601780 81,5 3.LN gộp 1681044923 2789209909 2965309384 1108164986 65,92 176099475 6,31 4.CP bán hàng 457686590 548149301 779578234 90462711 19,77 231428933 42,2 5.CP quản lí 445734651 550634500 661260269 104899849 23,53 110625769 20,1 6.Lợi nhuận 777623682 1690426108 1524470881 912802426 117,4 -165955227 -9,82 7.TN từ HĐTC 56389745 77898039 12615509 21508294 38,14 -65282530 -83,8 8.CP từ HĐTC 59608453 684765315 14328994 625156862 1049 -670436321 -97,9 9.LN từ HĐTC -3218708 -606867276 -1713485 -603648568 18754 605153791 -99,7 10.TN khác 15437869 34310681 6808748 18872812 122,3 -27501933 -80,2 11.CP khác 8765855 14050027 14147850 5284172 60,28 97823 0,7 12.LN khác 6672014 20260654 -7339102 13588640 203,7 -27599756 -136 13.Tổng LNTT 781076988 1103819486 1515418294 322742498 41,32 411598808 37,3 14.Thuế TN(28%) 218701556,6 309069456,1 424317122,3 90367899 41,32 115247666 37,3 15.LN sau thuế 562375431,4 794750030 1091101172 232374599 41,32 296351142 37,3 1.5.Đánh giá chung kết quả kinh doanh của công ty cổ phần Thanh Bình qua 3 năm (2004-2006) Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Đơn vị: VNĐ Về doanh thu của công ty : ta thấy tăng đều qua các năm, có sự tăng doanh thu tương đối ổn định chứng tỏ công ty đã thực hiện các chiến lược đề ra nhằm tăng doanh thu, tuy nhiên công ty cũng cần phải chú ý nghiên cứu kĩ nguyên nhân tăng doanh thu, không phải lúc nào tăng doanh thu cũng là tốt mà nó còn phụ thuộc vào các chỉ tiêu khác như số lượng hàng bán ra, giá cả, NSLĐ và số lao động… Về các khoản chi phí của công ty: Tình hình sử dụng chi phí của công ty là không tốt có xu hướng tăng, riêng chi phí tài chính giảm do trong năm trước công ty không thu được lợi nhuận từ hoạt động này. Về lợi nhuận : Do doanh thu tăng, chi phí tăng nên lợi nhuận tăng nhưng lợi nhuận tăng là do doanh thu tăng, công ty không tiết kiệm được chi phí. Bên cạnh đó công ty tham gia các hoạt động tài chính nhưng thu nhập từ hoạt động này không đủ để bù đắp chi phí bỏ ra làm cho lợi nhuận từ hoạt động tài chính bị lỗ dẫn tới tổng lợi nhuận của công ty giảm đi. Trong khoản lợi nhuận thu được hàng năm công ty nộp ngân sách nhà nước theo đúng quy định về thuế thu nhập . II. Tình hình và công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh, giá thành của công ty cổ phần Thanh Bình. 2.1.Tình hình chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành của công ty cổ phần Thanh Bình 2.1.1.Phân tích chung tình hình chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành Việc phân tích tình hình chi phí thông qua các chỉ tiêu: tổng chi phí sản xuất kinh doanh, tỷ suất chi phí sản xuất kinh doanh, mức độ tăng giảm tỷ suất chi phí kinh doanh, mức tiết kiệm hay vượt chi do giảm hoặc tăng tỷ suất chi phí sản xuất kinh doanh. Bảng 2: Tình hình chi phí sản xuất kinh doanh của công ty Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 So sánh năm 2006/2005 Chênh lệch Tỉ lệ Tổng doanh thu 11325549156 18273465948 6947916792 61,35 Chi phí sản xuất kinh doanh 10221729670 16758047654 6536317984 63,95 Tỷ suất chi phí sản xuất kinh doanh 0,903 0,917 0,014 1,55 Mức độ tăng giảm tỷ suất chi phí 0,014 Tốc độ tăng giảm tỷ suất chi phí 1,55 số tiền tiết kiệm hay vợt chi do giảm hoặc tăng tỷ suất chi phí 255828523 Nhìn vào bảng phân tích tình hình chi phí sản xuất kinh doanh ta thấy tổng doanh thu tăng với tỉ lệ 61,35%, chi phí sản xuất kinh doanh tăng với tỉ lệ 63,95% như vậy tốc độ tăng chi phí lớn hơn tốc độ tăng doanh thu chứng tỏ công ty cổ phần Thanh Bình chưa sử dụng và quản lý tốt chi phí sản xuất kinh doanh. Tỷ suất chi phí sản xuất kinh doanh tăng 0,014 làm cho tốc độ tăng tỷ suất chi phí là 1,55%. Công ty cổ phần Thanh Bình đã vượt chi hơn 255 triệu đồng.Để quản lý và sử dụng tốt chi phí thì công ty cần phải có biện pháp tiết kiệm chi phí để không những chi phí không tăng mà có thể giảm chi được một khoản tiền lớn cho công ty. 2.1.2.Phân tích chi phí sản xuất kinh doanh theo cơ chế quản lý tài chính và chế độ hạch toán hiện hành Bảng 3: Chi phí sản xuất kinh doanh theo cơ chế quản lý tài chính và chế độ hạch toán hiện hành Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 So sánh năm 2006/2005 ST TT TS ST TT TS ST TL TT TS Tổng doanh thu 11325549156 18273465948 6947916792 61,4 Chi phí sản xuất kinh doanh 10221729670 100 0,903 16758047654 100 0,917 6536317984 63,95 0 0,014 Chi phí mua hàng 8424130527 82,41 0,744 15288732307 91,23 0,837 6864601780 81,5 8,82 0,093 Chi phí bán hàng 548149301 5,36 0,048 779578234 4,65 0,043 231428933 42,2 -0,71 -0,005 Chí phí quản lý 550634500 5,39 0,049 661260269 3,95 0,036 110625769 20,1 -1,44 -0,013 Chi phí tài chính 684765315 6,7 0,06 14328994 0,09 0,001 -670436321 -97,9 -6,61 -0,059 Chi phí khác 14050027 0,14 0,001 14147850 0,08 0,001 97823 0,7 -0,06 0 Nhìn vào bảng phân tích chi phí sản xuất kinh doanh ta thấy chi phí sản xuất kinh doanh của công ty tăng với tốc độ cao hơn tốc độ tăng doanh thu, nhìn chung các loại chi phí có xu hướng giảm, nhưng ta có thể thấy sự bất hợp lý trong việc sử dụng chi phí của công ty khi mà: Chi phí mua hàng của công ty tăng với tốc độ đột biến 81,5% và nó chiếm tỉ trọng 91,23% tổng chi phí cũng là nguyên nhân chính làm cho chi phí sản xuất kinh doanh tăng cao. Để giảm chi phí sản xuất kinh doanh trước tiên phải có biện pháp tiết kiệm chi phí mua hàng. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý chiếm tỉ trọng nhỏ chỉ chiếm khoảng 5%, tỉ suất chi phí bán hàng và chi phí quản lý có xu hướng giảm. Công ty đã sử dụng hợp lý hai loại chi phí này. Chi phí tài chính giảm đáng kể là do trong mấy năm trước công ty đầu tư vào hoạt động tài chính nhưng hiệu quả thu lại không cao. Nhưng công ty vẫn chưa có biện pháp nào tích cực để đẩy mạnh hoạt động này. Việc tìm hướng đầu tư mang lai hiệu quả cho công ty là nhiệm vụ của công ty trong lúc này. Như vậy ta có thể thấy nguyên nhân làm cho chi phí sản xuất kinh doanh tăng nhanh là do chi phí mua hàng tăng đột biến ngay cả khi chi phí tài chính giảm đáng kể. Khi phân tích chi tiết các loại chi phí thì ta sẽ dễ dàng đề ra biện pháp tiết kiệm chi phí. 2.1.3.Phân tích chi phí sản xuất kinh doanh theo tính chất của các khoản chi phí phát sinh Bảng 4: Chi phí sản xuất kinh doanh theo tính chất các khoản chi phí phát sinh Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 So sánh năm 2006/2005 ST TT TS ST TT TS ST TL TT TS Tổng doanh thu 11325549156 18273465948 6947916792 61,35 Chi phí sản xuất kinh doanh 10221729670 100 0,903 16758047654 100 0,917 6536317984 63,95 0 0,014 Chi phí nguyên vật liệu 6985603478 68,34 0,617 12932489260 77,2 0,708 5946885782 85,13 8,83 0,091 Chi phí tiền lương 1550000000 15,16 0,137 2013800000 12 0,11 463800000 29,92 -3,14 -0,027 Chí phí bảo hiểm 450698000 4,41 0,04 724590000 4,32 0,04 273892000 60,77 -0,09 0 Chi phí khấu hao 565084000 5,53 0,05 763790000 4,56 0,042 198706000 35,16 -0,97 -0,008 Chi phí khác bằng tiền 670344192 6,56 0,059 323378394 1,93 0,018 -346965798 -51,8 -4,63 -0,041 Nhìn vào bảng phân tích chi phí theo các khoản chi phí phát sinh ta có thể dễ dàng nhận thấy tình hình sử dụng chi phí vẫn chưa hợp lý ở công ty cổ phần Thanh Bình vẫn thấy có sự tăng không đều giữa các loại chi phí. Điển hình là sự tăng đột biến của chi phí nguyên vật liệu vượt hơn hẳn tổng chi phí sản xuất kinh doanh của năm 2005, chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh năm 2006 chứng tỏ công ty vẫn chưa tiết kiệm được nguyên vật liệu, vẫn mua vào với khối lượng lớn, chưa kiểm soát nguyên vật liệu đầu vào. Đây là khoản mục phí quan trọng quyết định đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Trong thời gian tới công ty cần phải có những giải pháp tiết kiệm khoản chi phí này mà vẫn có nguồn nguyên vật liệu đầu vào chất lượng. Việc tăng chi phí nguyên vật liệu cũng làm cho tỷ trọng đối với các loại chi phí khác thay đổi và đều giảm tỷ trọng trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh. Chi phí tiền lương tăng lên là do công ty có những chính sách mở rộng cho sản xuất, điều này là hợp lý tuy nhiên để tiết kiệm chi phí công ty có thể tận dụng nguồn nhân lực đã có tay nghề đã được đào tạo sẽ kèm cặp các nhân viên mới chưa có kinh nghiệm , sắp xếp đúng người đúng việc. Như vậy khi phân tích chi phí sản xuất kinh doanh theo các khoản chi phí phát sinh thì chỉ có chi phí nguyên vật liệu là cần phải điều chỉnh cho hợp lý và hiệu quả, việc sử dụng chi phí nguyên vật liệu hiệu quả thì sẽ làm cho các chi phí khác hợp lý và hiệu quả theo. 2.2.Tình hình phân cấp chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành Chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành là những chỉ tiêu quan trọng để công ty đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định, ngoài ra còn phản ánh tình hình phân cấp quản lý cũng như trình độ quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành của công ty. Đối với công ty thì giảm chi phí một cách tốt nhất để có thể giảm giá thành sản phẩm mà chất lượng sản phẩm vẫn đảm bảo do đó việc phân cấp quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành là một vấn đề cần thiết phải đặt ra, nó quyết định trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Đặc điểm của một công ty sản xuất đó là chi phí phát sinh nhiều và thường xuyên, thời gian phát sinh lâu nên để tập hợp chính xác chi phí sản xuất kinh doanh, đầy đủ và kịp thời rất phức tạp. Việc tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh được giao cho bộ phận kế toán của công ty, thông qua việc phân loại chi phí, xác định đối tượng chịu chi phí kế toán sẽ phản ánh toàn bộ chi phí sản xuất thực tế phát sinh cho từng đối tượng chịu chi phí cụ thể đó. Cuối mỗi tháng, mỗi quý kế toán tổng hợp, kiểm tra tình hình thực hiện các định mức chi phí, tính toán chính xác, kịp thời và so sánh với dự toán chi phí sản xuất kinh doanh, chi phí bán hàng, chi phí quản lý và chi phí khác. Công ty chưa có riêng một bộ phận chuyên trách thực hiện kế hoạch hoá chi phí (bao gồm lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch, tìm các giải pháp, biện pháp quản lý tốt để hạ thấp chi phí và giá thành ngay cả trong quá trình thực hiện kế hoạch). Kế toán của công ty vẫn phải đảm nhận rất nhiều công việc phụ trách nhiều mảng khác nhau, cho nên vẫn chưa thực hiện tốt công tác chi phí, chưa tiết kiệm được tiền cho công ty. Vấn đề đặt ra lúc này của công ty là cần thiết phải thành lập bộ phận chuyên trách riêng cho việc phân cấp quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành. Có như vậy công ty mới có thể tiết kiệm, tránh được lãng phí, tăng doanh thu và lợi nhuận. III.Thực trạng quản lý và hiệu quả chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành của công ty cổ phần Thanh Bình Tình hình thực tế của chế độ hạch toán kinh doanh và đặc thù về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Thanh Bình có nhiều ảnh hưởng đến tình hình thực hiện chi phí sản xuất và công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành. Trên cơ sở phân tích các đặc điểm sản xuất kinh doanh và tình hình chi phí, giá thành của công ty có thể tập hợp một số ưu nhược điểm trong việc quản lý hiệu quả chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành của công ty cổ phần Thanh Bình. 3.1.Ưu điểm - Sau một thời gian đi vào hoạt động, công ty đã đi vào sản xuất kinh doanh ổn định, thu được thành công nhất định trong hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động quản lý, sử dụng chi phí và giá thành nói riêng. - Công ty có bộ máy quản lý gọn nhẹ, hợp lý thông qua các phòng ban chức năng phối hợp với nhau có hiệu quả cung cấp kịp thời các số liệu thông tin cần thiết, đã phục vụ tốt hơn công tác thực hiện, quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành. - Do đặc thù là một công ty sản xuất là chủ yếu nên công ty đã trang bị phần mềm kế toán hiện đại để tập hợp quản lý tốt chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành. Phần mềm này có thể tự động tập hợp các chỉ tiêu về chi phí, giá thành, doanh thu giúp công ty có thể theo dõi cụ thể, kiểm tra, kiểm soát và quản lý từng khoản mục chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất. - Lao động là một trong những yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh. Dựa trên nguồn nhân công có sẵn công ty phục vụ cho sản xuất, những người lao động đã có sự tin tưởng vào công ty họ rất nhiệt tình trong công việc dù có phải làm thêm giờ khi co nhiều đơn đặt hàng. Do đó công ty không phải thuê ngoài lao động thời vụ đồng thời đã nâng cao năng suất lao động và tiết kiệm đáng kể chi phí nhân công. - Công nghệ sản xuất của công ty dựa trên các máy móc thiết bị đã được đầu tư khi công ty mới thành lập, ngoài ra công ty còn thuê ngoài các máy móc thiết bị có giá trị cao để nâng cao chất lượng sản phẩm. Nhờ vậy công ty đã giảm được các sản phẩm hỏng hóc, chất lượng sản phẩm được đảm bảo làm giảm chi phí bồi thường cho khách khi sản phẩm không đạt chất lượng. 3.2.Nhược điểm Bên cạnh những ưu điểm trên công ty cổ phần Thanh Bình vẫn còn tồn tại một số hạn chế trong việc thực hiện chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành. - Điểm hạn chế đầu tiên đó là mà cũng có ảnh hưởng lớn nhất đến hiệu quả kinh doanh đó là vấn đề chi phí mua hàng. Chi phí mua hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí nhưng lại có tốc độ tăng chi phí khá cao dẫn đến tốc độ tăng chi phí lớn hơn tốc độ tăng doanh thu, làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh. Điều này là do nguyên vật liệu mua vào được xuất thẳng vào sản xuất, giao cho bộ phận sản xuất quản lý và sử dụng. Bộ phận kế toán chỉ dựa trên các hoá đơn và báo cáo của bộ phận sản xuất mà không quản lý theo nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh tại phân xưởng nên không kiểm soát được nguyên vật liệu không sử dụng hết. - Công ty chưa có bộ phận chuyên trách cho việc phân cấp quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành, không lập kế hoạch và tổ chức việc thực hiện. Bộ phận chuyên trách sẽ có nhiệm vụ xây dựng các định mức tiêu chuẩn về chi phí phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tiến hành phân cấp quản lý dựa trên hệ thống định mức đó. Các bộ phận hay xưởng sản xuất có quyền quyết định và chịu trách nhiệm về các khoản chi phí phát sinh trong phạm vi cho phép. - Lao động của công ty chủ yếu là nhân công tay nghề chưa cao, công ty chỉ có một số ít các nhân công được đào tạo. Như vậy với trình độ đội ngũ lao động không cao mà công ty không có chiến lược đào tạo thì để sản phẩm đạt chất lượng cao và hạ được giá thành sản phẩm là rất khó. Công ty đã tiết kiệm được một khoản chi phí đào tạo nhưng mô hình chung đã làm cho chất lượng sản phẩm không được cải thiện, không tăng được doanh thu bán hàng. - Do công ty chưa đầu tư công nghệ hiện đại vào sản xuất vẫn dựa trên công nghệ máy móc cũ từ khi công ty thành lập. Bên cạnh đó công ty còn phải thuê ngoài các máy móc hiện đại làm cho việc sản xuất không được chủ động làm tăng chi phí dịch vụ thuê ngoài và các chi phí khác có liên quan. Với những ưu nhược điểm như vậy để c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc111930.doc