Đề tài Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong việc xây dựng giáo án điện tử dạy trẻ 5 – 6 tuổi làm làm quen với chữ cái

Slide tiếp cho trẻ quan sát tranh “ Bác viết thư bài’’ tôi cóp Paste vào Slide chỉnh cho phù hợp và có từ Bác viết bài tương ứng với tranh chọn Text Box để viết chữ và số. Để cho chữ Bác viết bài nổi bật tôi chọn cỡ chữ, mảu đỏ -> Font Size), màu chữ (Pont Color rồi và chọn hiệu ứng cho trẻ đọc từ “Bác viết bài” từng chữ tiếng nhấp nháy chuyển sang màu xanh vào Entrance là xuất hiện, Emphasis là hiệu ứng nổi bật, Exit là hiệu ứng biến mất sau đó cho hiệu ứng từng chữ cái riêng lẻ để cho trẻ đếm chữ cái trong từ có 10 chữ cái, tương ứng với số 10 xuất hiện. Tiếp theo làm Triggers cho từng chữ cái đã học hiện và biến mất còn lại chữ cái v mà hôm nay cô cho lớp mình làm quen

doc25 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 2003 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong việc xây dựng giáo án điện tử dạy trẻ 5 – 6 tuổi làm làm quen với chữ cái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, phông chữ, cỡ chữ, hiệu ứng chưa khoa học, có những bài giảng nội dung kiến thức khó đòi hỏi phải có hình ảnh trực quan sinh động, giáo viên lại không có tranh ảnh thì việc khai thác các tư liệu, phim ảnh trên Internet là một thành tựu có tính đột phá, là một công cụ vô cùng hiệu quả, tư liệu bài giảng giới thiệu cho trẻ mang tính chân thực, phong phú. Trong bài giảng điện tử trẻ có thể làm quen với những hiện tượng tự nhiên, xã hội, cấu tạo rõ nét của chữ cái. Thông qua những giờ làm quen có áp dụng công nghệ thông tin và sử dụng các bài giảng điện tử, những hình ảnh đẹp, sống động được chuyển tới trẻ một cách nhẹ nhàng góp phần hình thành nhận thức cho trẻ Bản thân tôi chưa xây dựng được các bài giảng hay sinh động nhằm thu hút sự chú ý của trẻ. Một số trẻ còn nói ngọng, nói lắp, phát âm chưa rõ ràng, trẻ tiếp xúc với công nghệ thông tin chưa được thành thạo, kỹ năng sử dụng đồ dùng chưa nhanh. Làm ảnh hưởng đến thời gian dạy, hiệu quả giờ dạy chưa cao. Để đáp ứng được những yêu cầu trên, đòi hỏi mỗi giáo viên không ngừng nâng cao kiến thức dành thời gian nghiên cứu các phần mềm ứng dụng để từ đó tìm ra các giải pháp để ứng dụng trong việc giảng dạy cho trẻ là đòi hỏi cấp thiết cho tất cả các giáo viên nói chung và giáo viên mầm non nói riêng về tin học, có thể sáng tạo tiết dạy cho sinh động hiệu quả nhưng phù hợp với từng nội dung Để trẻ học tốt các chữ cái, cần khắc phục những tồn tại trên và bằng kinh nghiệm giảng dạy, kiến thức, năng lực sư phạm của bản thân. Tôi suy nghĩ vận dụng đề tài: “Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong việc xây dựng giáo án điện tử dạy trẻ 5 – 6 tuổi làm quen với chữ cái” là việc làm cần thiết giúp trẻ có đủ hành trang và II. MỤC ĐÍCH CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Biện pháp thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong việc xây dựng giáo án điện tử dạy trẻ 5 -6 tuổi làm quen với chữ cái nhằm đạt hiệu quả cao III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Các biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin và xây dựng bài giảng điện tử nhằm dạy trẻ 5 – 6 tuổi làm quen với chữ cái IV. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT, THỰC NGHIỆM Trẻ 5 – 6 tuổi Trường Mầm Non ..................................................... V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong quá trình nghiên cứu tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Nghiên cứu các văn bản pháp quy, những quy định của ngành - Phương pháp phỏng vấn và đàm thoại - Phương pháp quan sát - Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp ghi chép, tổng kết rút ra bài học kinh nghiệm - Phương pháp thực nghiệm VI. PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU Thời gian: 9 tháng từ 9/2012 – 5/2013 Phạm vi: Trẻ lớp Mẫu giáo 5 -6 tuổi - Trường Mầm non ...................... B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM I. CƠ SỞ LÝ LUẬN: Trong quá trình làm quen với chữ cái, dưới sự hướng dẫn của giáo viên trẻ còn nắm được những tri thức. Đặc biệt trong cấp học mầm non hoàn toàn có ích Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy trong ngành mầm non hoàn toàn có ích và mang lại không ít những hiệu quả thiết thực trong việc phát triển tư duy, kỹ năng sống và nhiều mặt khác ở trẻ mầm non. Một giáo án tích hợp công nghệ thông tin (sử dụng máy vi tính, các chương trình hỗ trợ như phần mềm power point, flash, ...). có thể cho trẻ có cái nhìn trực quan, sinh động hơn về bài học. Có thể nói, việc nghiên cứu, xây dựng giáo án điện tử đã tác động đến quá trình phát triển của trẻ mẫu giáo đã và đang là một xu thế trong giáo dục Mầm non. Nên việc làm phong phú thêm tiết dạy, cũng như dạy trẻ tiếp thu được nội dung yêu cầu của bài đó là một cách cụ thể sẽ mang cả ý nghĩa về lý luận và thực tiễn trong việc tổ chức cho trẻ ở bậc học Mầm non, nhất là trẻ 5 – 6 tuổi Trong những năm gần đây nhiệm vụ năm học Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ rõ; phải đẩy mạnh việc ứng dụng Công nghệ thông tin để tổ chức các hoạt động dạy và học các cấp học nói chung, cấp học Mầm Non nói riêng. Việc ứng dụng Công nghệ thông tin vào tổ chức hoạt động cho trẻ nó như chìa khoá mở cánh cửa tri thức của trẻ, đưa tầm nhìn của trẻ ra xa hơn. Chính vì vậy bản thân tôi là một giáo viên mầm non có ý thức trách nhiệm, đã tìm tòi nghiên cứu để tạo ra các bài giảng trên máy tính giúp trẻ tiếp thu kiến thức, tiếp xúc với cái hiện đại, trẻ được khám phá, tư duy của trẻ được phát triển tốt hơn. Từ những lý luận trên tôi đưa ra một số biên pháp ứng dụng trong việc xây dựng giáo án điện tử II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Năm học này tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo 5 tuổi. Tôi đã nhận thấy điều kiện thuận lợi và khó khăn ở lớp tôi như sau 1. Thuận lợi: * Về phía nhà trường: Phòng Giáo dục và Ban giám hiệu luôn luôn quan tâm tạo điều kiện môi trường thuận lơi: Trang bị cơ sở vật chất , các thiết bị hiện đại hệ thống máy tính, mạng internet giúp cho giáo viên có thể tiếp cận nhanh với công nghệ thông tin từ đó ứng dụng vào quá trình giảng dạy. Ban giám hiệu luôn sát sao chỉ đạo giáo viên về chuyên môn, thường xuyên dự giờ thăm lớp để nâng cao chất lượng giảng dạy. Tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp học ngoại khóa nâng cao chuyên môn và phần mềm tin học: Phần mềm Power Point, phần mềm Photoshp, * Về giáo viên: - Năm học 2012 – 2013 là năm thứ 3 trường tôi thực hiện chương trình mầm non mới - Giáo viên có trình độ trên chuẩn, sớm được tiếp cận với các hoạt động giáo dục mầm non mới. Có tính tìm tòi sáng tạo, nhiệt tình trong chuyên môn - Giáo viên có kiến thức và trình độ về tin học. Bản thân giáo viên thường xuyên được đi học bồi dưỡng các lớp tin học do Phòng Giáo dục huyện và trường tổ chức * Về học sinh: - 28/28 = 100% trẻ đến lớp ngay từ đầu năm học - Trẻ ngoan, đi học chuyên cần * Về phụ huynh: - Đa số phụ huynh nhận thức được việc chăm sóc giáo dục trẻ ở trường, động viên trẻ, đưa trẻ đến lớp, thường xuyên tạo điều kiện cho trẻ ăn ngủ tại lớp 100% - Có phụ huynh đã quan tâm tới việc ứng dụng công nghệ thông tin, giúp giáo viên khi xây dựng bài giảng điện tử về chữ cái trên máy vi tính * Cơ sở vật chất: - Có máy vi tính, Ti vi to để trẻ hoạt động - Có đủ đồ dùng tổ tối thiểu cho việc dạy và học 2. Khó khăn: * Về giáo viên: Chưa thật thành thạo trong việc lựa chọn hình ảnh, màu sắc, phông chữ phù hợp. Kiến thức về tin học còn hạn chế Chưa thành thạo trong cách chèn âm thanh, cắt Video, đuổi đuôi và sử dụng khai thác các phần mềm... * Về học sinh: - Chưa được làm quen với máy vi tính thường xuyên - Đa số trẻ chưa biết cách sử dụng, cách di chuột trên máy tính - Một số trẻ chưa học qua lớp 4 – 5 tuổi, chưa mạnh dạn giao tiếp * Về phụ huynh: Đa số phụ huynh làm nông nghiệp, chưa có sự quan tâm tới việc học tập của con. Chưa có phương tiện để cho con làm quen với máy vi tính ở nhà * Cơ sở vật chất: Đồ dùng Công nghệ thông tin còn ít, chưa để cho cùng một lúc có thể nhiều trẻ được hoạt động 3. Số liệu điều tra Nội dung khảo sát Khả năng của trẻ Tốt % Khá % TB % Yếu % Đối với trẻ: 28/28 cháu - Khả năng nhận biết chữ cái 3 11% 6 21% 10 36% 9 32% - Kỹ năng phát âm chữ cái 4 14% 8 29% 12 43% 4 14% - Kỹ năng tô viết chữ cái 5 18% 7 25% 11 39% 5 18% - Kỹ năng sử dụng Công nghệ thông tin 3 11% 5 18% 13 46% 7 25% - Thái độ tình cảm 6=21% 9=32% 10=36% 3=11% - Xếp loại chung 4=14% 7=25% 11=39% 6=22% Đối với giáo viên Khả năng xây dựng nội dung bài giảng Khá- Khả năng Download Khá- Khả năng chèn Video, đuổi đuôi và sử dụng phần mềm Khá- Cách tổ chức tiết dạy Khá- III. NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1. Khai thác các tư liệu hình ảnh trên internet  2. Chọn bài giảng thích hợp    3. Quy trình thiết kế một bài giảng 4. Cách sử dụng phần mềm để thiết kế bài giảng * Biện pháp 1.  Khai thác các tư liệu hình ảnh trên internet  Một trong các điều kiện quan trọng nhất để tăng cường hiệu quả giáo dục và chất lượng giảng dạy là tìm kiếm nguồn tư liệu phong phú, sống động, hấp dẫn hơn . Nếu trước đây giáo viên mầm non phải rất vất vả để có thể tìm kiếm những hình ảnh, biểu tượng, đồ dùng phục vụ bài giảng thì hiện nay với ứng dụng Công nghệ thông tin giáo viên có thể sử dụng Internet để chủ động khai thác tài nguyên giáo dục phong phú, chọn những con vật ngộ nghĩnh, những bông hoa đủ màu sắc, những hàng chữ biết đi và những con số biết nhảy theo nhạc hiện ngay ra với hiệu ứng của những âm thanh sống động ngay lập tức thu hút được sự chú ý và kích thích hứng thú của trẻ vì được chủ động hoạt động nhiều hơn để khám phá nội dung bài giảng . Ngoài những thông tin có thể tìm kiếm trực tiếp trên website, khai thác thông tin dưới dạng text, Picture, ảnh flash, video, các file, ppt (Power Point) sử dụng email để gửi đính kèm tư liệu tìm được đến các bạn đồng nghiệp, Tìm kiếm trên các website: googde.com, trang giáo án điện tử violet.com Tìm kiếm và lưu trữ hình ảnh, ảnh flash, đoạn video, bài soạn trên Powwer Point, để kiểm tra tư liệu khác Khi tìm kiếm, lựa chọn tư liệu cho bài học điều quan trọng nhất là tính phù hợp. Tư liệu phù hợp là tư liệu liên qua đến nội dung giảng; có nội dung, hình thức đa dạng (thông tin, hình ảnh, video...) và được chọn lọc; lượng thông tin bổ sung vừa đủ không quá ít, không quá nhiều làm loãng nội dung.   Video về các con vật sống trong rừng Hình ảnh con vịt cho trẻ quan sát Nhạc bài hát: Yêu Hà Nội * Biện pháp 2. Chọn bài giảng thích hợp    Khi xây dựng giáo án điện tử giáo viên nên cân nhắc việc đưa công nghê thông tin vào bài giảng vì không phải bài nào cũng áp dụng được mà cần lựa chọn 1 cách hợp lý dựa vào nội dung mục đích yêu cầu cách tích hợp trong bài dạy. Ví dụ: Xây dựng giáo án điện tử áp dụng vào tiết làm quen chữ viết Muốn làm được như vậy thì giáo viên phải lắm vứng phương pháp của từng bộ môn, từng loại tiết theo từng độ tuổi Tuy nhiên theo tôi, có ba điểm cơ bản để quyết định nên soạn bài bằng giáo án điện tử hay không Mong muốn của giáo viên tổ chức hoạt động học tập tích cực bằng cách liên kết hình ảnh với lời nói một cách tự nhiên, bằng cách vận dụng hình ảnh và ngôn từ cô đọng trên các slide Power Point để khơi gợi kích thích sự liên tưởng và tưởng tượng của trẻ . Nội dung chủ yếu của bài dạy đòi hỏi phải mở rộng và chứa đựng một số ý tưởng có thể khai thác thành các tình huống có vấn đề dưa trên nhận thức của trẻ và phù hợp với từng độ tuổi Nguồn tư liệu hình ảnh phong phú liên quan đến nội dung bài dạy sẵn có (có thể truy cập từ Internet hay các nguồn tài nguyên khác như băng đĩa ghi âm, ghi hình, phim ảnh và điều quan trọng hơn là ý tưởng sẵn có trong kinh nghiệm của người soạn GA). * Biện pháp 3. Quy trình thiết kế một bài giảng Bài giảng điện tử là một hình thức tổ chức bài lên lớp mà ở đó toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học đều được chương trình hóa do giáo viên điều khiển thông qua môi trường multimedia do máy vi tính tạo ta. Cần lưu ý bài giảng điện tử không phải đơn thuần là các kiến thức mà trẻ ghi nhớ hết mà đó là toàn bộ hoạt động dạy và học tất cả các tình huống sẽ xảy ra trong quá trình truyền đạt và tiếp thu kiến thức của trẻ. Bài giảng điện tử có thể được xây dựng theo quy trình như sau: 1.1. Xác định mục tiêu bài học Trong dạy học hướng tập trung vào trẻ, mục tiêu phải chỉ rõ học xong bài, trẻ đạt được cái gì?. Mục tiêu ở đây là mục tiêu học tập, chứ không phải là mục tiêu giảng dạy, tức là chỉ ra sản phẩm mà trẻ có được sau hoạt động. 1.2. Nghiên cứu tài liệu, xây dựng ý tưởng Như chúng ta đã biết muốn có được một giáo án điện tử mang lại hiệu quả cao thì việc đầu tiên đối với mỗi người giáo viên phải nắm chắc phương pháp để xây dựng được ý tưởng giáo án thuần. Từ ý tưởng xây dựng giáo án trên cơ sở đó định hình xem giáo án như thế nào, trình chiếu ra sao, thực hiện như thế nào tiếp đó mới đến xây dựng giáo án điện tử. Để có được một giáo án điện tử mang tính thực tiễn và thuyết phục khi thực hiện, tôi đã luôn nghiên cứu và chuẩn bị soạn giáo án điện tử Ví dụ: Soạn 1 giáo án điện tử có các mục như sau (mỗi mục ít nhất 1 slide - Còn gọi là bản chiếu) Ví dụ: + Hoạt động học: Làm quen chữ cái + Đề tài: Làm quen với chữ cái b d đ + Chủ đề: Động vật sống trong rừng + Lứa tuổi mẫu giáo lớn *Slide 1: Phần giới thiệu đề bài: Trong đó có các nội dung như: Tên trường, chủ đề chính, tên đề tài, tên hoạt động, tên giáo viên, lớp *Slide 2: Hình ảnh vi deo clip về các con vật sống trong rừng *Slide 3: Hình ảnh video về con báo và từ con báo *Slide 4: Chữ b và các nét sổ thẳng, nét cong để tạo chữ b *Slide 5: Hình ảnh chữ b to nhỏ khác nhau để trẻ chơi đọc chữ theo to nhỏ khác nhau *Slide 6: Hình ảnh vi deo clip con Linh Dương và từ linh dương *Slide 7: Hình ảnh chữ d và nét rời chữ d *Slide 8: Nét rời chữ b và d để so sánh *Slide 9: Hình ảnh video clip con Đà điểu và từ đà điểu *Slide 10: Chữ đ và các nét rời *Slide 11: Các nét rời chữ d với chữ đ để so sánh *Slide 12: Trò chơi ghép chữ cái b d đ bằng các nét chữ rời có lồng tiếng theo luật chơi mà cô yêu cầu *Slide 13: Trò chơi: Tìm trứng cho Đà Điểu có lồng tiếng luật chơi theo yêu cầu, có hình ảnh đà điểu ở giữa và các quả trứng có ghi các chữ cái ở xung quanh đà điểu *Slide 14: Trò chơi: Tìm chữ thiếu trong từ. Có tiếng luật chơi, cách chơi theo yêu cầu, có hình ảnh con Dê, con Báo, con Hoãng, con linh dương và dưới mỗi hình ảnh là các từ chỉ tên các con vật đó ở phía trên là từ đầy đủ, phía dưới là từ còn thiếu. Xung quanh các con vật có rất nhiều chữ cái để bé tìm chữ b d đ vào chỗ thiếu trong từ *Slide 15: Kết thúc: Có thể chèn một bài hát quen thuộc đối với trẻ Khi có được lược đồ trên ta có thể bắt đầu soạn giáo án mà không sợ bị thừa hoặc thiếu. Dĩ nhiên sau khi hoàn thành, có thể chạy chương trình để xem thử đã hợp lý chưa, theo kinh nghiệm của bản thân thì thường chỉ cần chỉnh sửa thêm 1 vài chi tiết nhỏ là giáo án đã hoàn thành 1.3. Xây dựng các thư viện tư liệu Sau khi có được đầy đủ tư liệu cần dùng cho bài giảng điện tử, phải tiến hành sắp xếp tổ chức lại thành thư viện tư liệu, tức là tạo được cây thư mục hợp lý. Nên tạo 1 thư mục (Folder) mang tên giáo án để tiện việc lưu trữ dữ liệu. Cần chú ý các nguồn dữ liệu như âm thanh, phim ảnh không được dời đi nơi khác (để không thay đổi đường dẫn), khi copy giáo án vào máy, nên copy cả thư mục đã tạo. Cây thư mục hợp lý sẽ tạo điều kiện tìm kiếm thông tin nhanh chóng và giữ được các liên kết trong bài giảng đến các tập tin âm thanh, video clip khi sao chép bài giảng từ ổ đĩa này sang ổ đĩa khác, từ máy sang này sang máy khác Ngoài ra trước khi soạn giáo án điện tử, chúng ta cũng nên soạn sơ lược một giáo án bằng văn bản theo cách bình thường, sau đó chúng ta thiết kế một lược đồ để ghi chú nội dung từng Slide, những phần nào cần làm trên máy để làm Powerpoint, những phần nào không thể đưa lên máy (ví dụ như các trò chơi động trên lớp .)  1.4. Lựa chọn ngôn ngữ hoặc các phần mềm trình diễn để xây dựng tiến trình dạy học thông qua các hoạt động cụ thể Sau khi đã có các thư viện tư liệu, giáo viên cần lựa chọn ngôn ngữ hoặc các phầm mềm trình diễn thông dụng để tiến hành xây dựng bài giảng điện tử Bài giảng cần trình bày ngắn gọn cô đọng, chủ yếu là các hình ảnh cơ bản. Nên dùng một loại font chữ phổ biến, đơn giản phù hợp với lứa tuổi mầm non, màu chữ được dùng thống nhất tuỳ theo mục đích sử dụng khác nhau của bài giảng như từ của hình ảnh.  Ta có thể sử dụng font chữ dùng để dạy trẻ như: font. VnBlack, font. VnAvant, Hl hoctro để tạo chữ cái viết thường vì thế tốt nhất là chúng ta nên cài đặt font chữ này vào máy để sử dụng cho thuận tiện. Các bộ font khác cũng có các font chữ gần với font chữ đặc thù của mẫu giáo nhưng không đẹp bằng font nói trên. Chú ý không nên dùng nhiều font chữ rườm rà, hoặc font chữ màu sắc lòe loẹt làm rối mắt trẻ, phản tác dụng, làm trẻ mất tập trung  Đối với mỗi bài dạy nên dùng khung, màu nền (backround) thống nhất cho các trang (slide), hạn chế sử dụng các màu quá chói hoặc quá tương phản nhau. Không nên lạm dụng các hiệu ứng trình diễn theo kiểu "bay nhảy" thu hút sự tò mò không cần thiết của trẻ, phân tán chú ý trong học tập, mà cần chú ý làm nổi bật các nội dung trọng tâm 1.5. Chạy thử chương trình, sửa chữa và hoàn thiện Sau khi thiết kế xong, phải tiến hành chạy thử chương trình, kiểm tra các sai sót, đặc biệt là các Triggrs để tiến hành sửa chữa và hoàn thiện.  Sau đây là 1 số slide cho bài giảng làm quen chữ b d đ * Biện pháp 4. Cách sử dụng phần mềm để thiết kế bài giảng Để xây dựng thiết kế một giáo án điện tử hay cũng đòi hỏi những quy tắc nhất định nhằm tạo nên hiệu quả, nên thận trọng trong việc sử dụng các kỹ xảo, hiệu ứng. Vì nếu dùng không hợp lý sẽ gây phản tác dụng. Nên dùng kỹ xảo, hiệu ứng vừa phải, phù hợp, làm nổi bật nội dung cần chuyển tải. Nếu dùng nhiều hiệu ứng, kỹ xảo không cần thiết sẽ gây mất tập trung. Khi chọn hiệu ứng tôi vào Slide Show – vào Custom Animation... vào Add Effect - chọn hiệu ứng ngôi sao màu xanh Entrance là xuất hiện, ngôi sao màu vàng Emphasis là hiệu ứng nổi bật, ngôi sao màu đỏ Exit là hiệu ứng biến mất, ngôi sao màu trắng Motion Paths là hiệu ứng chuyển động theo quỹ đạo. Các phông nền cũng nên lựa chọn phù hợp với nội dung trò chơi, tránh dùng nhiều màu sắc cùng một lúc, hình ảnh loè loẹt, không cần thiết. Ngoài ra khi thiết kế cũng cần lưu ý việc chọn cỡ chữ (Font Size), màu chữ (Pont Color) cho phù hợp. Cỡ chữ không nên to quá và màu chữ nên nổi bật, tránh chọn nhiều màu chữ trong cùng một Slide trình diễn sẽ gây ra việc khó theo kịp nội dung cần tải và rối mắt đối với trẻ Đặc biệt phải biết khai thác các phần mềm trên mạng Internet như phần mềm, công cụ Total Video Converter, Nero, Adobe Photoshop 7.0, Adobe Presenter, Happy Kid... Lên mạng Download những hình ảnh, đoạn Video, xây dựng giáo án điện tử bằng phần mềm PowerPoint. Sử dụng thanh công cụ AutoShapes, để vẽ các nét thẳng, tròn... Hiệu ứng Triggers. Muốn chèn Video trước tiên dùng chương trình Total Video Converter để chuyển đuôi và dùng Ulead Video Studio cắt đoạn video sau đó vào Insert vào Movies and Sounds vào Movies from File để chèn Video. Nên tôi càng thấy rõ việc thiết kế giáo án điện tử nói chung, làm quen chữ cái nói riêng là nhu cầu cần thiết giúp trẻ nhận ra 29 chữ cái in thường, viết thường, nhận ra đặc điểm các chữ cái đó. Sau đây là cách thiết kế các bài giảng điện tử làm quen với chữ cái VD: Làm quen chữ viết: Làm quen chữ v r Lứa tuổi : Mẫu giáo lớn - Chủ đề ; Quê hươn g- Thủ đô Hà Nội – Bác Hồ Bước 1: Tôi vào trang : - Sưu tầm những bài hát, hình ảnh, tư liệu về Bác Hồ, và các công việc của Bác lúc còn Sống đưa vào các Slider làm hiệu ứng xuất hiện để cho trẻ quan sát và trò chuyện khi vào bài Bước 2: Sau khi đầy đủ các hình ảnh, video, nhạc bài hát: Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ, tôi bắt đầu thiết kế các Slider cho bài dạy Đầu tiên cho trẻ hát bài: Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ. Tôi chọn slide vào Insert vào Movies and Sounds -> Sound from file để chèn nhạc bài hát Slide tiếp theo cho trẻ xem video về tư liệu về Bác Hồ với các cháu thiếu niên nhi đồng. Tôi vào Insert vào Movies and Sounds -> Movies from File để chèn Video tư liệu về Bác với các cháu thiếu niên nhi đồng Slide tiếp cho trẻ quan sát tranh “ Bác viết thư bài’’ tôi cóp Paste vào Slide chỉnh cho phù hợp và có từ Bác viết bài tương ứng với tranh chọn Text Box để viết chữ và số. Để cho chữ Bác viết bài nổi bật tôi chọn cỡ chữ, mảu đỏ -> Font Size), màu chữ (Pont Color rồi và chọn hiệu ứng cho trẻ đọc từ “Bác viết bài” từng chữ tiếng nhấp nháy chuyển sang màu xanh vào Entrance là xuất hiện, Emphasis là hiệu ứng nổi bật, Exit là hiệu ứng biến mất sau đó cho hiệu ứng từng chữ cái riêng lẻ để cho trẻ đếm chữ cái trong từ có 10 chữ cái, tương ứng với số 10 xuất hiện. Tiếp theo làm Triggers cho từng chữ cái đã học hiện và biến mất còn lại chữ cái v mà hôm nay cô cho lớp mình làm quen B¸c viÕt bµi Tôi cho chữ v to xuất hiện sau đó hỏi trẻ ai biết chữ cái này. Cô phát âm, dạy trẻ phát âm, cho trẻ trả lời về đặc điểm cấu tạo của chữ v. Vậy muốn có chữ v xuất hiện 2 nét vào Motion Paths là hiệu ứng chuyển động theo quỹ đạo -> vào left để nét xiên trái chuyển động tới nét xiên phải và cho trẻ thấy chữ v gồm 2 nét xiên chụm vào nhau ở phía dưới Tôi làm tương tự với chữ r . Còn khi phân tích chữ cái, hay so sánh chữ cái tôi để hiệu ứng xuất hiện Còn khi thiết kế trò chơi : VD; Chữ gì biến mất.Tôi kẻ 6 ô vưông mỗi ô vuông tôi để 1 chữ cái -> những chữ cái đó để hiểu ứng xuất hiện; Slide Show -> Custom Animation -> AddEffect -> Entrance-> hộp thoại xuất hiên -> chọn các hiệu ứng xất hiện theo ý thích của mình, sau đó muốn chữ gì biến mất thì ta kích chuột trái vào chữ đó cũng vào; Slide Show -> Custom Animation -> AddEffect -> Exit - > hộp thoại xuất hiên thì ta chọn hiệu ứng biến mất theo ý thích của mình.... và ta có thể lồng các tiếng như “Bạn đúng rồi”, “Bạn làm sai rồi” để cho giời học sinh động Cách lồng tiếng vào Slieder: Ta kích chuột trái vào hình ảnh, hay chữ cần có tiếng sau đó - > vào Insert - > Movies and Soued - > Souds from -> chọn phai tiếng theo ý của mình -> ok- > hộp thoại Microsopt office Power Point xuất hiện -> Nếu chọn Automaticcally (tiếng ra cùng một lúc), còn chọn When clieked (Kích chuột thì mới lên tiếng) là được Hoặc trò chơi tìm các nét chữ cái v r Bước 3: Sau khi thiết kế xong các slider thì hoàn chỉnh lại bài dạy Qua tiết dạy bằng phương pháp này tôi nhận thấy trẻ rất thích chăm chú nghe và theo dõi từng cử động của các nhân vật. Hay những đồ vật, các nét chữ cái, hình ảnh ) Nên kết quả đạt rất cao, hầu hết các trẻ nhớ được đặc điểm của chữ cái. Từ đó giáo viên có thể định hướng giáo dục trẻ theo nội dung yêu cầu của từng bài, trẻ dễ tiếp thu hơn so với phương phấp dạy theo truyền thống, giáo viên không có năng khiếu nhạc thì các bài hát đao mạng sẽ giúp các giáo viên tự tin hơn. Việc tìm kiếm các hình ảnh trên mạng là dễ, không tốn nhiều thời gian. Việc sử dụng công nghệ thông tin giúp cho giáo viên sưu tầm tất cả các loại tranh ảnh một cách phong phú và không bị lệ thuộc, việc tìm kiếm các tư liệu rất nhanh tiết kiệm được thời gian và kinh phí, Nếu như không dạy trẻ trên các công nghệ thông tin thì giáo viên mất rất nhiều thời gian cho việc chuẩn bị đồ dùng của cô, của trẻ. Đồ dùng của cô rất nhiều cho nên đôi lúc sử dụng đồ dùng còn lúng túng. Còn đồ dùng của trẻ, những đồ dùng đó được lặp đi lặp lại từ tiết này qua tiết khác, vì vậy trẻ thấy trong khi học còn nhàm chán quá quên thuộc với những đồ dùng đó không gây được được hứng thú cho trẻ nên kết quả sau buổi học chưa khả quan. - Các trò chơi sử dụng hình ảnh đẹp, có sự chuyển động, các âm thanh phát ra nhằm phát triển sự hứng thú của trẻ, phát huy được tính tích cực chủ động của trẻ từ đó phát triển được ngôn ngữ, tư duy, trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Sau những tháng nghiên cứu và thực hiện đề tài bản thân tôi đạt được một số kết quả sau: * Về giáo viên: Nhiệt tình chịu khó tìm tòi sáng tạo, học hỏi kinh nghiệm Biết cách xây dựng các giáo án điện tử nói chung và các bài giảng điện tử làm quen với chữ cái nói Biết vào Internet Download, biết chèn âm thanh, Video, đổi đuôi... * Về học sinh: Qua khảo sát tháng 4 cho thấy tỉ lệ đạt 100%, trẻ hứng thú tham gia chơi, chất lượng trẻ lớp tôi đạt loại Tốt qua bảng thống kê Kết quả so sánh đối chứng Số trẻ 28/28 cháu Nội dung Kết quả Kết quả đầu năm Kết quả cuối năm Tăng Giảm Tốt % Khá % TB % Yếu % Tốt % Khá % TB % Yếu Tốt % Khá % TB % Yếu % - Khả năng nhận biết chữ cái 3 11% 6 21% 10 36% 9 32% 10 36% 11 39% 7 25% 0 7 25% 5 18% 3 11% 9 32% - Khả năng phát âm chữ cái 4 14% 8 29% 12 43% 4 14% 11 39% 12 43% 5 18% 0 7 25% 4 14% 7 25% 4 14% - Kỹ năng tô viết chữ cái 5 18% 7 25% 11 39% 5 18% 8 29% 11 39% 9 32% 0 3 11% 4 14% 2 7% 5 18% - Kỹ năng sử dụng CNTT 3 11% 5 18% 13 46% 7 25% 9 32% 10 36% 9 32% 0 6 21% 5 18% 4 14% 7 25% - Thái độ tình cảm 6 21% 9 32% 10 36% 3 11% 12 43% 13 46% 3 11% 0 6 21% 4 14% 3 11% 3 11% - Xếp loại chung 4 14% 7 25% 11 39% 6 22% 10 36% 12 43% 6 21% 0 6 21% 5 18% 5 18% 6 21% Giáo viên - Khả năng xây dựng nội dung bài giảng Khá- Khá+ - Khả năng Download Khá- Tốt - Khả năng chèn Video, đổi đuôi, sử dụng phần mềm Khá- Tốt - Cách tổ chức tiết dạy Khá- Tốt C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN Qua một năm nghiên cứu và áp dụng đề tài trên tôi rút ra kết luận sau - Giáo viên phải yêu nghề, tâm huyết với nghề, có trình độ chuyên môn vững vàng, luôn tự bồi dưỡng, không ngừng học tập kỹ năng thực hành công nghệ thông tin bằng nhiều hình thức bồi dưỡng dài hạn, ngắn hạn, học hỏi được kinh nghiệm của bạn bè đồng nghiệp - Lấy trẻ làm trung tâm để đề ra nội dung trò chơi thiết thực, sáng tạo, phù hợp với chủ điểm, với trẻ và ứng dụng được ở nhiều hoạt động - Khi thiết kế bài giảng hoặc các trò chơi, tuyệt đối không tham lam khi chọn nhiều hiệu ứng và chỉ chủ đích tạo hứng thú và bất ngờ cho trẻ để mang lại kết quả hữu hiệu nhất - Khi tổ chức các trò chơi điện tử giáo viên cần tìm hiểu kỹ cách chơi, luật

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dockham pha khoa hoc_12345072.doc
Tài liệu liên quan