Ngay từ đầu năm học, căn cứ vào văn bản chỉ đạo của phòng Giáo dục và Đào tạo, tình hình thực tế nhà trường, Hiệu trưởng lập kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học (được lồng ghép vào kế hoạch của năm học). Nhưng bản kế hoạch này chủ yếu dành cho Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, chứ không có nội dung nào dành cho chủ tịch công đoàn, bí thư đoàn, Tổng phụ trách Đội, tổ trưởng chuyên môn. Chỉ có hoạt động kiểm tra chuyên môn của giáo viên là có biên bản và lưu hồ sơ. Còn kiểm tra các hoạt động khác không có biên bản và tất nhiên là không lưu hồ sơ. Qua bản kế hoạch thấy được công việc thanh tra của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng là rất nặng, nếu không phân cấp, phân quyền cho các lực lượng để kiểm tra, mà mình Ban giám hiệu làm hết thì khó mà kĩ càng được và kết quả sẽ không cao.
26 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 15445 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp về công tác kiểm tra nội bộ của Hiệu trưởng Trường Tiểu học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g nội bộ nhà trường: gây mất đoàn kết, ganh đua không lành mạnh sát phạt lẫn nhau...
Vậy để khắc phục được những tồn tại đã nêu ở trên thì công tác kiểm tra nội Trường Tiểu học không ngừng phải đổi mới cả về hình thức lẫn nội dung cho phù hợp với sự phát triển của giáo dục hiện nay.
2.5. Đối tượng của kiểm tra nội bộ Trường Tiểu học:
Sơ đồ mối quan hệ giữa các đối tượng kiểm tra nội bộ trư\ờng tiểu học.
M
N
P
KQ
HS
GV
CSVC-TBDH
Đối tượng chủ yếu của kiểm tra nội bộ Trường Tiểu học gồm:
- Hoạt động sư phạm của giáo viên; cán bộ công nhân viên.
- Hoạt động học tập của học sinh về các mặt giáo dục: đạo đức, văn hoá
thể chất, thẩm mỹ...
-Về cơ sở vật chất, kỹ thuật, thiết bị dạy học, tài chính...
-Mối tương tác giữa các thành tố.
II- Thực trạng công tác kiểm tra nội bộ Trường Tiểu học xã Tân Nguyên
1. Đặc điểm tình hình Trường Tiểu học xã Tân Nguyên:
Trường Tiểu học xã Tân Nguyên tiếp quản cơ sở vật chất của Trường PTCS xã Tân Nguyên, khi đó cơ sở vật chất rất nghèo nàn thiếu thốn, chỉ có phòng học lá và cấp 4 dột nát và mấy bộ bàn ghế gỗ cũ không đúng quy cách. Giáo viên, học sinh phải sử dựng bàn, ghế, bảng đắp bằng xi măng để dạy và học. Trường học nằm xa Quốc lộ nên học sinh đi lại khó khăn do đường đất lầy lội.
Được sự quan tâm của Nhà nước, của ngành GD&ĐT từ Bộ đến Phòng giáo dục của Đảng uỷ chính quyền địa phương và sự nhiệt tình đóng góp của phụ huynh học sinh, cùng với sự phấn đấu hiến công hiến kế của Ban giám hiệu, Công đoàn, tập thể giáo viên của trường, khắc phục mọi khó khăn dần từng bước đưa nhà trường phát triển về mọi mặt và từng bước nâng cao chất lượng giáo dục. Trong quá trình xây dựng và phát triển nhà trường đã đạt được kết quả nhất định:
- Kết quả lớn phải kể đến là Nhà trường đẫ làm tốt được công tác xoá mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi : Huy động được 100% trẻ từ 6 14 tuổi đến trường, không có học sinh bỏ học.
- Thành lập được chi bộ Đảng năm 2001.
- Xây dựng đủ số phòng học, thực hiện học hai buổi /ngày.
- Đóng đủ số bàn ghế cho học sinh ngồi học.
- Mua sắm thêm nhiều đồ dùng vật dụng thiết bị phục vụ cho dạy và học như: Quạt máy, bảng, loa đài...
- Chất lượng giáo ngày càng được năng cao những năm gần đây đã có nhiều học sinh khá, có giáo viên đạt giải giáo viên giỏi cấp huyện, cấp tỉnh.
- Xây dựng được đội ngũ giáo viên chuẩn về trình độ đào tạo, vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ.
*Sau đây là những thành tích nổi bật của nhà trường năm học 2007-2008:
* Công tác phổ cập giáo dục:
- Huy động 100% trẻ từ 614 tuổi đến trường.
- Duy trì tốt sĩ số đảm bảo kế hoạch giao: 100% không có học sinh bỏ học. Số trẻ hoàn thành chương trình Tiểu học 11 tuổi là 86%.
- Phấn đấu đạt phổ cập Giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi.
* Giáo dục toàn diện: Tổng số học sinh toàn trường là: 412 em
+ Đạo đức(hạnh kiểm): . Thực hiện đầy đủ: 88.83%.
. Chưa thực hiện đầy đủ: 11.17%.
+ Văn hoá: . Học sinh khá + giỏi: 36.66 % .
. Học sinh trung bình: 52.177%
. Học sinh yếu: 11.17%
Đội ngũ cán bộ công chức trong nhà trường năm học 2008 – 2009:
Năm học
Tổng
Sốcán
bộ công
chức
Nữ
Cán bộ quản lý
Giáo viên
đứng lớp
Giáo viên
chuyên biệt
Nhânviên phục vụ,
kế toán
T
P
T
Biên
chế
Hợp
đồng
Biên
chế
Hợp
đồng
Biên
chế
Hợp
đồng
2008-2009
28
19
3
23
0
0
0
1
0
1
Trình độ đào tạo cán bộ công nhân viên chức
Năm học
Tổng số
Đại học
Cao đẳng
THSP 12+2
Dưới THSP12 +2
2008-2009
28
07
16
05
0
* Các tổ chức trong trường:
+ Chi bộ Đảng: Đạt trong sạch vững mạnh.
+ Công đoàn xếp loại: Vững mạnh xuất sắc. + Chi Đoàn xếp loại: Tốt
+ Liên Đội xếp loai: Tốt
Cơ sở vật chất:
+ Tổng diện tích: 17.597 m2
+ 23 phòng học phòng bán kiên cố
+ 100% bảng chống loá, đủ bàn ghế đôi cho học sinh.
+ Xây dựng khu vệ sinh riêng cho giáo viên và học sinh.
+ Mua sắm thêm nhiều thiết bị phục vụ cho việc dạy và học.
2. Thực trạng công tác kiểm tra nội bộ Trường Tiểu học xã Tân Nguyên:
2.1. Thực trạng của việc xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ Trường Tiểu học xã Tân Nnguyên:
Ngay từ đầu năm học, căn cứ vào văn bản chỉ đạo của phòng Giáo dục và Đào tạo, tình hình thực tế nhà trường, Hiệu trưởng lập kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học (được lồng ghép vào kế hoạch của năm học). Nhưng bản kế hoạch này chủ yếu dành cho Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, chứ không có nội dung nào dành cho chủ tịch công đoàn, bí thư đoàn, Tổng phụ trách Đội, tổ trưởng chuyên môn. Chỉ có hoạt động kiểm tra chuyên môn của giáo viên là có biên bản và lưu hồ sơ. Còn kiểm tra các hoạt động khác không có biên bản và tất nhiên là không lưu hồ sơ. Qua bản kế hoạch thấy được công việc thanh tra của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng là rất nặng, nếu không phân cấp, phân quyền cho các lực lượng để kiểm tra, mà mình Ban giám hiệu làm hết thì khó mà kĩ càng được và kết quả sẽ không cao.
2.2. Thực trạng việc xây dựng lực lượng kiểm tra nội bộ ở Trường Tiểu học xã Tân Nnguyên:
Lực lượng kiểm tra nội bộ Trường Tiểu học xã Tân Nguyên chủ yếu là Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng còn Chủ tịch Công Đoàn, Tổng phụ trách, Tổ trưởng thì tham gia cũng được mà không tham gia cũng được. Tóm lại là Hiệu trưởng chưa xây dựng được lực lượng thanh kiểm tra, chưa xây dựng được lực lượng giúp việc, chưa có hình thức làm việc và chế độ cho lực lượng thanh kiểm tra.
2.3. Thực trạng việc xây dựng chuẩn kiểm tra nội bộ trường Tiểu học xã Tân Nguyên:
Chuẩn kiểm tra chính là“thước đo”để đánh giá công việc. Nhưng thực tế
Hiệu trưởng trường Tiểu học xã Tân Nguyên chưa xây dựng chuẩn đánh giá chung phù hợp với điều kiện nhà trường, năng lực giáo viên, học sinh, chuẩn cho từng mặt hoạt động. Hiệu trưởng chỉ dựa vào hướng dẫn cụ thể của các văn bản cấp trên như : thông tư 13/GD ĐT ngày12/ 9/1991, hướng dẫn tổ chức và hoạt động thanh tra giáo dục tiểu học theo quy chế ban hành tại Quyết định số 478/ QĐ ngày11/ 3/1993 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đặc biệt là dựa vào
thông tư 07/ 2004/ TT- BGD&ĐT ngày30/ 3/2004 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thanh tra toàn diện trường phổ thông và thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên phổ thông. Và hiện nay là thông tư 43/2006/TT-BGD&ĐT ra ngày 20/10/2006. Hướng dẫn thanh tra toàn diện nhà trường, cơ sở giáo dục khác và thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo (hiện nay thông tư 43 thay thế cho thông tư 07).
2.4. Thực trạng của việc tiến hành kiểm tra nội bộ Trường Tiểu học trong năm học của Hiệu trưởng:
Tuỳ theo mục đích, công việc, thời điểm thanh kiểm tra mà Hiệu trưởng có những hình thức, phương pháp kiểm tra cho phù hợp. Tuỳ theo ý thức, năng lực của giáo viên...mà Hiệu trưởng bố trí kiểm tra giáo viên nào trước, công
việc nào trước; giáo viên nào sau và công việc nào sau.
+ Kiểm tra giáo viên:
- Kiểm tra trình độ chuyên môn giáo viên.
- Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn.
- Kiểm tra chất lượng giảng dạy và giáo dục của giáo viên.
- Kiểm tra thực hiện nhiệm vụ khác.
+ Kiểm tra học sinh.
+ Kiểm tra tài chính.
+ Kiểm tra cơ sở vật chất, thiết bị- đồ dùng dạy học.
Kết quả kiểm tra nội bộ Trường Tiểu học xã Tân Nguyên trong 3 năm học gần đây:
Năm học
Hình thức
Kiểm tra
Tsố giáo
viên được
kiểm tra
Kết quả
Tốt
Khá tốt
Đạt yêu cầu
Chưa
đạt
2005-2006
Kiểm tra toàn diện
11
7=63.63%
4=36.37%
0%
0%
Kiểm tra chuyênđề
15
10=66.66%
3=20%
2=13.34%
0%
2006-2007
Kiểm tra toàn diện
12
8=66.66%
2=16.67%
2=16.67%
0%
Kiểm tra chuyênđề
15
10=66.66%
4=26.66%
1=6.68%
0%
2007-2008
Kiểm tra toàn diện
12
8=66.66%
3=25%
1=8.34%
0%
Kiểm tra chuyênđề
15
10=66,66%
4=26.66%
1=6.68%
0%
3. Khảo sát về thực trạng:
Qua kết quả nghiên cứu thực trạng công tác kiểm tra nội bộ Trường Tiểu học xã Tân Nguyên trong 3 năm qua, tôi đã lập phiếu điều tra về tính cần thiết về việc chỉ đạo công tác kiểm tra nội bộ Trường Tiểu học cụ thể như sau:
Phiếu điều tra tính cần thiết.
Nội dung
Rất cần thiết
Cần
thiết
ít cần
thiết
Không
cầnthiết
Xây dựng Kế hoạch kiểm tra
27
0
0
0
Xây dựng lực lượng kiểm tra nội bộ
25
02
0
0
Việc xây dựng chuẩn kiểm tra nội bộ trường Tiểu học
27
0
0
0
Thực trạng của việc tiến hành kiểm tra nội bộ Trường Tiểu học trong năm học của Hiệu trưởng.
27
0
0
0
4. Bình luận về thực trạng:
+ Trong những đợt thanh kiểm tra toàn diện và chuyên đề giáo viên hàng năm thì Hiệu trưởng có đánh giá rút kinh nghiệm kịp thời, có biên bản kết luận về đối tượng kiểm tra và lưu hồ sơ.
+ Còn các hoạt động kiểm tra khác như kiểm tra cơ sở vật chất - thiết bị dạy học thì ghi biên bản và lưu hồ sơ. Sau khi kiểm tra chưa có hình thức khen chê kịp thời. Đặc biệt là sau khi nhắc nhở đối tượng được kiểm tra sửa chữa, khắc phục yếu kém thì Hiệu trưởng không theo dõi xem đối tượng đó có chịu sửa chữa không hoặc đã sửa chữa nhưng ở mức độ nào.
+ Những thuận lợi và khó khăn qua công tác kiểm tra nội bộ của Hiệu trưởng Trường Tiểu học xã Tân Nguyên :
+Thuận lợi:
Công tác kiểm tra nội bộ Trường Tiểu học đã được quy định trong mục VI - thông tư 13/ GD - ĐT ngày 12/ 9/1994 của BGD - ĐT: “Hướng dẫn tổ chức và hoạt động thanh tra Giáo dục tiểu học theo quy chế ban hành tại quyết định 478/ QĐ ngày 11/ 3 /1993 của Bộ Giáo dục và Đào tạo”. Ngoài ra công tác kiểm tra nội bộ trường tiểu học còn được quy định ở hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của cấp trên; Luật Giáo dục, Điều lệ Trường Tiểu học; đặc biệt là thông tư số 43/ 2006/ TT- BGD - ĐT ra ngày 20/ 10/ 2006 về việc: “Hướng dẫn thanh tra toàn diện nhà trường cơ sở, giáo dục khác và thanh tra hoạt động Sư Phạm của nhà giáo”. Đây là cơ sở, hành lang pháp lý của hoạt động kiểm tra nội bộ trường Tiểu học xã Tân Nguyên. Việc kiểm tra nội bộ của Hiệu trưởng có kế hoạch và năm nào cũng tiến hành làm, một số giáo viên tự giác trong công tác thanh kiểm tra.
+Khó khăn :
- Các cấp lãnh đạo chưa chú trọng bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra nội bộ trường học cho Hiệu trưởng và các lực lượng thanh kiểm tra.
- Một số giáo viên không ủng hộ công tác kiểm tra, hay chống đối hình thức.
Qua phần phân tích thực trạng công tác kiểm tra nội bộ của Hiệu trưởng trường Tiểu học xã Tân Nguyên, tôi thấy những ưu điểm và hạn chế sau:
+Ưu điểm :
- Hiệu trưởng đã nhận thức được vị trí, vai trò và tầm quan trọng của việc
kiểm tra nội bộ trường tiểu học.
- Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ ngay từ đầu năm học và tiến hành kiểm tra được các hoạt động của giáo viên, nhân viên, học sinh. Đặc biệt là hoạt động giảng dạy của giáo viên...
- Sau mỗi lần kiểm tra chuyên môn của giáo viên Hiệu trưởng có phân tích đánh giá, rút kinh nghiệm viết biên bản, lưu hồ sơ.
+Hạn chế :
- Chưa xây dựng được lực lượng thanh tra gồm: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch công đoàn, Tổng phụ trách, tổ trưởng.
- Chưa xây dựng được chuẩn đánh giá riêng cho trường mình về công tác kiểm tra nội bộ.
- Chỉ chú trọng vào việc kiểm tra hoạt động chuyên môn của giáo viên hơn còn các hoạt động khác thì còn xem nhẹ.
- Không theo dõi kiểm tra việc sửa chữa, thay đổi bổ sung những thiếu sót, sai lầm của giáo viên sau khi được Hiệu trưởng kiểm tra nhắc nhở, nghĩa là không
theo dõi sự tiến bộ của đối tượng được kiểm tra.
- Tổng kết đợt kiểm tra Hiệu trưởng chưa có hình thức động viên, khen thưởng, phê bình, nhắc nhở kịp thời.
Từ những hạn chế trên cho thấy kết quả của công tác kiểm tra nội bộ trường
Tiểu học xã Tân Nguyên không cao. Nếu cứ để hiện tượng này diễn ra sẽ tạo điều kiện cho một số giáo viên, nhân viên có tư tưởng làm việc theo hình thức, chống đối ngầm, đến kỳ kiểm tra thì làm tốt công việc, kiểm tra xong thì lại chểnh mảng đâu vào đấy không tự giác. Đồng thời làm thui chột đi tư tưởng phấn đấu cố gắng vươn lên trong việc giảng dạy của một số giáo viên. Từ chỗ tích cực, tự giác trong công việc nhưng không được Hiệu trưởng nhìn nhận một cách đúng mức, họ sẽ sinh ra tư tưởng “Bình quân chủ nghĩa”. Như vậy người Hiệu trưởng sẽ không bao giờ biến quá trình kiểm tra thành quá trình tự kiểm tra. Điều đó cũng đồng nghĩa với hiệu quả của công tác kiểm tra nội bộ Trường Tiểu học xã Tân Nguyên không cao. Từ những bất cập trên của công tác kiểm tra nội bộ Trường Tiểu học xã Tân Nguyên tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp nhằm khắc phục những hạn chế đó như sau:
III- Các phương pháp nghiên cứu:
+ Nghiên cứu các văn bản pháp quy, Nghị quyết về công tác thanh tra, kiểm tra, Điều lệ Trường Tiểu học, Luật giáo dục...
+ Nghiên cứu tài liệu về công tác thanh tra kiểm tra nội bộ Trường Tiểu học;
Tập bài giảng của (Ts. Nguyễn Trọng Hậu) Đại học Quốc gia Hà Nội.
+Phương pháp quan sát. +Phương pháp điều tra.
+Phương pháp đàm thoại. +Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm
+Phương pháp thống kê biểu bảng. +Phương pháp xử lý thông tin.
Iv- Phương hướng giải pháp:
Hiệu trưởng cần tiến hành kiểm tra đối với tất cả mọi lĩnh vực, mọi thành tố cấu thành nên nhà trường. Đặc biệt là các thành tố có sự tương tác với nhau theo một quy luật nhất định, bao gồm:
1. Kiểm tra toàn diện một giáo viên:
Trong nhà trường, giáo viên là một trong hai nhân tố quyết định chất lượng giáo dục. Vì thế, kiểm tra toàn diện một giáo viên sẽ góp phần năng cao chất lượng dạy- học và thúc đẩy sự phát triển các hoạt động khác trong nhà trường. Kiểm tra toàn diện giáo viên theo 4 nội dung sau:
Kiểm tra trình độ chuyên môn- nghiệp vụ:
Nội dung này phải xem xét trên 3 mặt: Trình độ nắm vững kiến thức; trình
độ kỹ năng tay nghề(kỹ năng dạy học, kỹ năng giao tiếp, giáo dục...); thái độ nghề (sự yêu nghề, mến trẻ, tâm huyết với nghề). Kiểm tra trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên thông qua kiểm tra hoạt dộng dạy học và giáo dục của họ.
- Kiểm tra kế hoạch giảng dạy của giáo viên.
- Kiểm tra giờ lên lớp của giáo viên.
+Kiểm tra khâu chuẩn bị lên lớp của giáo viên: Kiểm tra giáo án, sự chuẩn bị đồ dùng dạy học phục vụ giờ lên lớp. Hiệu trưởng có thể tiến hành kiểm tra bằng các hình thức sau:
- Trao đổi trực tiếp với giáo viên.
- Kiểm tra thông qua phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn.
- Kiểm tra việc giảng bài trên lớp của giáo viên theo quy trình năm bước:
Bước 1: Dự giờ dưới nhiều hình thức: Dự giờ có báo trước, dự giờ không báo trước, dự các lớp song, dự theo chuyên đề, dự liên tục một giáo viên ở cả buổi học. Từ các hình thức kiểm tra có thể vận dụng cho các nhóm đối tượng theo một các thích hợp nhất để phát huy tính tích cực của từng giáo viên nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
+ Đối với giáo viên có trình độ, chuyên môn vững vàng, có tinh thần trách. nhiệm có thể sử dụng các hình thức kiểm tra xen kẽ như: Dự giờ báo trước, dự
giờ theo chuyên đề, dự giờ song song.
Kiểm tra báo trước, kiểm tra chuyên đề thì ban kiểm tra phải thông báo rộng
rãi trong Hội đồng sư phạm để các giáo viên khác có thể sắp xếp thời gian
cùng dự giờ để học tập.
Kiểm tra không báo trước, kiểm tra song song giúp Hiệu trưởng thu nhận thông tin trên mặt bằng bình thường để góp ý giúp người dạy tiến bộ.
+ Đối với giáo viên có trình độ chuyên môn yếu kém chủ yếu là kết hợp hai hình thức dự giờ báo trước và không báo trước.
Kiểm tra báo trước thì Hiệu trưởng thông báo để huy động nhiều giáo viên cùng tham gia dự, cùng góp ý giúp đỡ giáo viên.
Kiểm tra không báo trước để thu thập thông tin trên mặt bằng chung, để điều
chỉnh, ghi nhận sự tiến bộ của giáo viên được kiểm tra.
Bước 2: Phân tích sư phạm bài lên lớp đã dự: “Kiểm tra việc xác định mục
đích, yêu cầu,nội dung, phương pháp dạy học và giáo dục, hoạt động sư phạm của thày, hoạt động của trò và việc sử dụng đồ dùng dạy học trong giờ dạy. Đặc biệt là kiểm tra mối quan hệ tương tác giữa mục đích - nội dung- phương pháp theo sơ đồ sau:
M: Mục tiêu
M N P N: Nội dung
P:Phương pháp
KQ: Kết quả
K.Q
Bước 3: Đánh giá kểt quả bài học: Giáo viên tự đánh giá, Hiệu trưởng đánh
giá dựa vào chuẩn đánh giá một giờ lên lớp, đặc biệt chú ý nhấn mạnh đến ba
mặt: kiến thức, kỹ năng, thái độ.
Bước 4: Kiểm tra kết quả nhận thức của học sinh sau giờ lên lớp để khẳng địmh nhận xét đánh giá của Hiệu trưởng.
Bước 5: Hiệu trưởng nêu kết kuận cuối cùng, ghi biên bản kiểm tra, lưu vào hồ sơ.
Sau tiết dạy Hiệu trưởng nên cho giáo viên tự đánh giá kết quả tiết dạy của
mình so với giáo án và ý tưởng của mình đã chuẩn bị. Sau đó Hiệu trưởng rút kinh nghiệm chỉ rõ những ưu, khuyết điểm của giờ dạy để giáo viên sửa chữa khuyết điểm và phát huy ưu diểm.
b. Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn, ý thức trách nhiệm:
- Kiểm tra kế hoạch: Kế hoạch cá nhân, kế hoạch chuyên môn cả năm , tháng, tuần. Xem kế hoạch năm có phù hợp với kế hoạch của nhà trường không?
- Kiểm tra việc thực hiện chương trình giảng dạy, giáo dục, không được cắt xén chương trình do bộ quy định hoặc tuỳ tiện thay các bài dạy mà bộ không cho phép. Kiểm tra bằng cách: so sánh các tiết dạy của phân phối chương trình với lịch báo giảng, sổ đầu bài, vở ghi đầu bài học sinh xem tiết dạy có khớp nhau không? Giáo viên có cắt cắt xén không?...
- Kiểm tra giáo án của giáo viên: Kiểm tra xem giáo viên soạn giáo án có đúng với quy định hay không? (tức là soạn trước một tuần, ghi ngày soạn ngày giảng, các bước lên lớp phải theo đúng trình tự...). Nội dung kiến thức đúng, đủ, đảm bảo truyền thụ kiến thức cơ bản cho học sinh và phù hợp với đối
tượng học sinh không?
- Kiểm tra bài soạn của giáo viên có đúng với lịch báo giảng không? Giáo án trình bày sạch sẽ khoa học chưa ? Có thể hiện việc đổi mới phương pháp không?...
- Kiểm tra việc chấm, chữa, trả bài cho học sinh. Đây là việc làm vừa đánh giá nhận thức của học sinh vừa xem xét việc chấm, chữa bài của giáo viên. Hiệu trưởng thu xác suất một số bài kiểm tra của học sinh và xem xét xem giáo viên chấm có đúng, có tỷ mỷ không, có chữa lỗi cho học sinh không.
- Kiểm tra sổ điểm: Kiểm tra việc chấm diểm chữa bài cho học sinh và vào sổ
điểm có đúng với quy chế chuyên môn không, có theo thông tư số 30 ra ngày 30/9/2005 của BGD&ĐT không? So sánh điểm trong sổ điểm với điểm của các bài kiểm tra định kỳ, kiểm tra thường xuyên xem có khớp không? Hàng tháng Hiệu trưởng kiểm tra sổ điểm của giáo viên một lần, và ký duyệt, cuối năm thu sổ điểm lưu giữ trong hồ sơ lưu trữ của nhà trường.
- Kiểm tra việc sử dụngđồ dùng dạy học của giáo viên: Để đổi mới phương pháp dạy học, trong quá trình dạy học đòi hỏi người giáo viên phải thực hiện việc sử dụng thiết bị dạy học. Hiệu trưởng kiểm tra việc sử dụng đồ dùng của giáo viên thông qua hình thức dự giờ đột xuất xem bài giảng hôm đó cần sử dụng đồ dùng nào? Kết hợp kiểm tra thông qua sổ đăng ký mượn đồ dùng- thiết bị dạy học của cán bộ Thư viện.
c. kiểm tra kết quả giảng dạy, giáo dục của học sinh:
Muốn đánh giá một cách đấy đủ và đúng đắn chất lượng lao động của giáo viên, cơ bản phải đánh giá kết quả lao động của họ thông qua việc kiểm tra trình độ nắm kiến thức, kỹ năng thực hành, sự phát triển trí tuệ, năng lực tư duy, ý thức và tính tổ chức kỷ luật của học sinh. Nghĩa là thông qua học sinh để đánh giá giáo viên. Muốn kiểm tra được các mặt trên chúng ta tiến hành kiểm tra theo hình thức sau:
- Khảo sát chất lượng học sinh: khảo sát chất lượng vào đầu năm và giao chỉ tiêu cho giáo viên, kiểm tra thường xuyên mỗi tháng một lần.
- Kiểm tra thống kê kết quả kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ , kiểm
tra cuối kỳ, cả năm của học sinh.
- Kiểm tra vở ghi chép của học sinh, kiểm tra sự nắm bắt kiến thức và kỹ năng vận dụng vào thực tế của học sinh sau khi dự giờ.
- Kiểm tra kế hoạch giảng dạy của giáo viên, kết hợp với tự kiểm điểm của giáo viên, dư luận xã hội và nhận xét đánh giá của tập thể giáo viên, tổ nhóm chuyên môn.
- Kiểm tra kết quả học lực, hạnh kiểm của học sinh hàng tháng, họckỳ và kết quả cuối năm học.
d. Kiểm tra việc tham gia công tác khác của giáo viên:
Ngoài việc giảng dạy mỗi giáo viên còn phải tham gia các công tác khác, để
đánh giá vấn đề này đúng thực chất thì Hiệu trưởng phải kết hợp với tổng phụ trách, công đoàn, đoàn thanh niên...để kiểm tra.
- Kiểm tra công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên: Hiệu trưởng phải tiến hành tập hợp toàn bộ các số liệu theo dõi thi đua của tổng phụ trách về các nền nếp học tập, vệ sinh, sinh hoạt tập thể, tỷ lệ chuyên cần; kiểm tra hồ sơ chủ nhiệm, xem xét việc quan tâm giúp đỡ học sinh.
- Kiểm tra việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác
giáo dục học sinh thông qua kiểm tra việc ghi sổ liên lạc, kết quả thăm gia đình học sinh.
- Kiểm tra việc phối hợp thực hiện nhiệm vụ trong các tổ chức xã hội: Hiệu trưởng kết hợp với việc đánh giá của các đoàn thể (đoàn thanh niên, công đoàn) về mức độ hoàn công việc được giao, có tham gia một cách tự giác tích cực không?
2. Hiệu trưởng kiểm tra hoạt động sư phạm của tổ, nhóm chuyên
môn giáo viên: Hiệu trưởng kiểm tra các nội dung sau:
- Kiểm tra công tác quản lý của tổ trưởng, nhóm trưởng: Nhận thức, vai trò, tác dụng, uy tín, khả năng lãnh đạo chuyên môn.
- Kiểm tra hồ sơ chuyên môn, bản kế hoạch, biên bản, chất lượng dạy các
chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn, sáng kiến kinh nghiệm.
+ Kiểm tra nề nếp chuyên môn: Việc dự giờ, giảng mẫu...
+ Kiểm tra việc chỉ đạo phong trào học tập của học sinh; xây dựng phong
cách học tập, bồi dưỡng học sinh giỏi.
+Kiểm tra chất lượng dạy- học của tổ nhóm chuyên môn.
Với các nội dung trên Hiệu trưởng cần sử dụng các phương pháp kiểm tra như: Đàm thoại, phân tích hồ sơ, dự giờ, dự sinh hoạt chuyên môn của tổ nhóm, điều tra thăm dò qua học sinh, tiến hành kiểm tra chéo giữa các tổ,
nhóm chuyên môn.
3. Hiệu trưởng kiểm tra học sinh:
1.3.1. Kiểm tra toàn diện một học sinh:
- Kiểm tra văn hoá:
+Kiểm tra ngay trong buổi dự giờ thăm lớp (xác suất).
+Kiểm tra thường xuyên.
+Kiểm tra định kỳ nên nghiêm túc thực hiện quy chế coi chéo, chấm chéo theo khối lớp.
+ Khảo sát chất lượng của từng khối lớp theo nội dung học, theo chủ đề
và yêu cầu của giáo viên từng khối kớp. Đề do ban giám hiệu ra.
Yêu cầu giáo viên, tổ chuyên môn nộp báo cáo theo mẫu thống nhất chung của từng khối cho Hiệu trưởng.
Lớp
Tổng số
học sinh
Điểm
Điểm
Điểm
Điểm
1,2,3,4
%
5;6
%
7;8
%
9;10
%
Qua bảng thống kê này, Hiệu trưởng tìm ra học sinh giỏi mặt nào, yếu mặt nào để hướng cho giáo viên có biện pháp điều chỉnh.
- Kiểm tra đạo đức lối sống:
Cần kiểm tra biểu hiện của học sinh qua thái độ ý thức của học sinh về việc chấp hành nội quy, quy định của nhà trường, nói lời hay làm việc tốt, hành vi bảo vệ của công, bảo vệ môi trường.
Thành lập đội cờ đỏ yêu cầu tổng phụ trách phân công cụ thể hai em phụ trách theo dõi một lớp, theo dõi mọi hoạt động của lớp đó. Có tuyên dương khen
thưởng, nhắc nhở, phê bình vào giờ chào cờ đầu tuần.
4. Kiểm tra toàn diện giáo viên:
- Kiểm tra hoạt động học tập: thông qua dự giờ thăm lớp và kết hợp với tổng phụ trách đội. Hiệu trưởng kiểm tra thái độ, nền nềp phương pháp học tập, sự tương trợ giúp đỡ nhóm trong học tập của tập thể học sinh.
Hiệu trưởng yêu cầu giáo viên nộp biểu tổng kết sau mỗi lần kiểm tra định
kỳ theo mẫu:
STT
Điểm
Môn
1,2,3,4
5,6
7,8
9,10
Điểm> 5
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
Qua đó Hiệu trưởng biết lớp nào yếu về mặt nào để Hiệu trưởng chỉ đạo và cùng phối hợp với giáo viên lớp đó có biện pháp điều chỉnh.
Kiểm tra việc rèn luyện các mặt giáo dục toàn diện: Đạo đức, lối sống, văn nghệ, thể dục, vệ sinh, ý thức lao động tập thể. Hiệu trưởng kiểm tra các mặt này thông qua tổng phụ trách và giáo viên chủ nhiệm.
- Kiểm tra sinh hoạt tập thể: Giao cho tổng phụ trách kiểm tra báo cáo các hoạt động tập thể của các lớp học sinh như sinh hoạt lớp, sinh hoạt sao nhi đồng, hoạt động đội, phong trào giúp đỡ nhau học tập như đôi bạn cùng tiến.
Hiệu trưởng kểm tra đột xuất các hoạt động tập thể của các lớp học sinh. Hiệu
trưởng cần tận dụng nhiều nguồn thông tin như: Hiệu trưởng kiểm tra kết hợp với tự kiểm tra của ban cán sự lớp, tổng phụ trách, đội sao đỏ và tham khảo
ý kiến của giáo viên chủ nhiệm. Khi tiến hành kiểm tra toàn diện một lớp học hay một học sinh thì không phải là Hiệu trưởng bắt tay vào kiểm tra tất cả số học sinh trong trường một cách trực tiếp mà Hiệu trưởng giao cho các kiểm tra viên(cả giáo viên chủ nhiệm)kiểm tra. Sau đó Hiệu trưởng kiểm tra sác xuất
một số học sinh, một số lớp. Khi Hiệu trưởng kiểm tra xong(trực tiếp hay gián tiếp) phải công bố cho giáo viên chủ nhiệm biết để họ có biện pháp điều chỉnh lớp mình. Có hình thức khen chê kịp thời. Kết quả kiểm tra phải ghi biên bản, lưu hồ sơ để so sánh với các lần kiểm tra sau.
5. Hiệu trưởng kiểm tra cơ sở vật chất- thiết bị trường học:
Đầu năm học Hiệu trưởng triệu tập ban kiểm tra kiểm kê tài sản nhà trường, mỗi loại đều có số lượng phần trăm chất lượng sử dụng. Sau đó bàn giao số tài sản cho từng giáo viên chủ nhiệm lớp, cho cán bộ thư viện bàn giao phải có biên bản ký kết hai bên.
Mặt khác để tránh tình trạng giáo viên ít sử dụng thiết bị dạy học(một là do ngại sử dụng, hai là do sợ mất thời gian...). Hiệu trưởng kiểm tra việc sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên thông qua hoạt động dạy trên lớp, thông qua kiểm tra danh sách mượn đồ dùng dạy học của cán bộ thư viện. Có biện pháp khuyến khích khen thưởng những giáo viên sử dụng nhiề
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một số biện pháp về công tác kiểm tra nội bộ của Hiệu trưởng Trường Tiểu học.doc