Trong luật giáo dục (ở điểm D, điều 84, trang 55) có nêu trách nhiệm của xã hội phải đóng góp nhân lực, tài lực, vật lực, cho sự nghiệp của giáo dục tuỳ theo khả năng của mình.
Sau khi nhận nhiệm vụ, tôi đã bàn bạc với ban giám hiệu, đoàn thể kết hợp với ban thường trực hội cha mẹ học sinh vận động các lực lượng xã hội, cha mẹ học sinh quyên góp vật liệu theo kế hoạch. Sau thời gian nghỉ hè, hàng năm đều được tu sửa, xây dựng lớp học cho khai giảng năm học mới.
26 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 13555 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp xây dựng cơ sở vật chất ở trường THCS Mường Chùm – Mường La - Sơn La, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rường THCS Mường Chùm – Mường La – Sơn La.
Mức độ nghiên cứu: qua thực nghiệm của trường.
VII. Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện đề tài này tôi đã dùng phương pháp:
a. phương pháp tổng hợp rút kinh nghiệm.
b. phương pháp quan sát.
c. phương pháp tham khảo ở một số trường khác trong phạm vi huyện Thuận Châu.
Chương 1
Cơ sở lý luận về quản lý và quản lý cơ sở vật chất
I. Một số khái niệm liên quan đến đề tài.
1.1. Khái niệm xã hội hoá.
Xã hội hoá được dùng với 2 nội dung:
Nội dung 1: xã hội hoá chỉ sự tăng cường chú ý quan tâm của xã hội đến một vấn đề, một sự kiện cụ thể nào đó mà trước đây chỉ có bộ phận xã hội có trách nhiệm quan tâm đó chính là quá trình xã hội hoá các vấn đề sự kiện như xã hội hoá giáo dục, y tế, thể dục -thể thao...
Nội dung 2: xã hội hoá được sử dụng trong xã hội học để chỉ quá trình chuyển biến từ cụ thể sự vật có bản chất xã hội với các tiền đề tự nhiên đến một chỉnh thể đại diện của xã hội loài người đây chính là xã hội hoá cá nhân.
1.2. Khái niệm xã hội hoá giáo dục.
Xã hội hoá giáo dục là một phương thức, phương châm,hay chiến lược để ta thực hiện nó.
Xã hội hoá công tác giáo dục được đặt ra ở tầm phương thức tức là phương pháp, cách thức, cách làm với nghĩa rộng trừu tượng hơn, khái quát hơn, mang tính chất của một quan điểm, tư tưởng nhằm chỉ đạo các việc làm cụ thể.
Với quan niệm phương thức sẽ mở rộng khả năng sáng tạo cho các địa phương về nội dung hoạt động chứ không hạn chế trong một số công việc cụ thể.
Văn kiện IV, khoá VII của Đảng có ghi: " Xã hội hoá công tác giáo dục là huy động toàn xã hội làm công tác giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của nhà nước ".
1.3. khái niệm quản lý.
Quản lý là quá trình tác động có định hướng, có tổ chức lựa chọn trong số những tác động có thể có, dựa trên thông tin về thực trạng của đối tượng được ổn định và làm cho nó phát triển tới mục đích đã định.
Quản lý nhằm phối hợp sự nỗ lực của nhiều người sao cho mục tiêu của từng cá nhân biến thành những thành tựu chung.
1.4. Khái niệm quản lý giáo dục
Là hệ thống những tác động có kế hoạch hướng đích của chủ thể quản lý đến các khâu các bộ phận của hệ thống nhằm bảo đảm cho hệ thống giáo dục vận hành tối ưu đạt tới mục tiêu giáo dục.
1.5 Khái niệm quản lý cơ sở vật chất
Quản lý cơ sở vật chất là sự tác động của người quản lý đến các tối tượng như: Người xây dựng cơ sở vật chất, cũng như người sử dụng cơ sở vật chất, tổ chức phối hợp hoạt động của các đối tượng sao cho duy trì và phát triển cơ sở vật chất nhằm đạt được mục đích nhất định.
II. Tính tất yếu của quản lý về cơ sở vật chất
Bậc THCS là bậc tạo tiền đề cho các bậc học tiếp theo đào tạo thế hệ trẻ thành những người có đức có tài, cân đối về thể chất, tâm hồn.Các em có hành vi và thói quen tốt làm cơ sở cho các cấp học tiếp theo. Để đáp ứng được yêu cầu của xã hội, đáp ứng mục tiêu cấp học, đòi hỏi những trường phải đáp ứng được yêu cầu về cơ sở vật chất, để trường lớp ngày càng khang trang đáp ứng được yêu cầu về giáo dục toàn diện, phục vụ mục tiêu mà Đảng và nhà nước đề ra.
Nếu có cơ sở vật chất tốt và đầy đủ tạo ra một môi trường giáo dục quyết định đến hiệu quả giáo dục trong nhà trường.Tạo điều kiện quan trọng để phục vụ cho quá trình dạy và học của trường đồng thời góp phấn giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh, ý thức làm chủ tập thể, bảo vệ của công, giáo dục các em tình cảm yêu trường mến lớp, kính thầy mến bạn, biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau. Học sinh biết giữ gìn sạch đẹp môi trường xung quanh lớp học và khu nhà trường.
III. Nội dung quản lý cơ sở vật chất của người quản lý trong trường THCS Tông lệnh.
1. Nội dung cơ sở vật chất gồm :
- Quản lý diện tích khu trường.
- Quản lý các phòng : phòng làm việc, phòng lớp học, các loại phòng chức năng khác.
- Quản lý trang thiết bị của giáo viên, học sinh sử dụng trong việc dạy và học.
2. Phạm vi quản lý, quản lý cơ sở vật chất bao gồm :
Trường THCS Mường Chùm – Mường La – Sơn La có phòng học, bàn ghế, giáo viên, học sinh, sân chơi bãi tập.
Chương II
Thực trạng cơ sở vật chất và quản lý cơ sở vật chất ở trường THCS Tông lệnh
I. Khái quát về tình hình kinh tế xã hội xã Tông lệnh.
Xã Mường Chùm là một xã nằm Địa bàn táI định cư thuỷ điện Sơn La, dân cư rộng với tổng diện tích …… ha, Toàn xã có 23 bản Tổng số hộ là …… và ….. nhân khẩu, giao thông đi lại giữa bản này với bản khác cũng khó khăn. có Bản cách xa trung tâm xã tới 10 km.
Toàn xã có ba dân tộc anh em chung sống : Dân tộc kinh, dân tộc tháI và dân tộc Mông.
Kinh tế của nhân dân trong xã chủ yếu dựa vào thu nhập từ sản xuất nông nghiệp, cuộc sống dựa vào thiên nhiên. Chỉ có hai dân tộc Kinh, Thái thu nhập thêm bằng nghề buôn bán, làm gạch, ngói.
Trình độ dân trí của nhân dân trong xã còn chưa cao, trình độ hiểu biết về giáo dụccòn hạn chế, tinh thần đóng góp xây dựng trường học chưa cao.
II Thực trạng cơ sở vật chất trường THCS Mường Chùm – Mường La – Sơn La
1. Đặc điểm tình hình nhà trường.
Trường THCS Mường Chùm được tách ra từ trường PTCS Mường Chùm Từ tháng 8/2002 tổng số cán bộ công nhân viên lúc mới tách là 13 đồng chí với 315 học sinh được chia làm 11 lớp , đến nay có tổng số cán bộ giáo viên công nhân viên là 26 đồng chí trong đó 14 đồng chí nam và 12 đồng chí nữ. Tổng số học sinh toàn trường là 302 em, được chia làm 9 lớp, mặc dù trường thuộc vùng II nhưng 99% HS là người dân tộc lên việc xây dựng cơ sở vật chất gặp nhiều khó khăn.
Bảng số 1: Thống kê thực trạng trường THCS
tháng 8 /2006
TT
Danh mục cơ sỏ vật chất
Số lượng
Chất lượng
Ghi chú
Đạt
Không
1
Tổng diện tích khu trường(m2)
- Xây dựng các loại công trình
-Xân chơi bãy tập
- Trồng cây xanh
8000m2
5
2
50
2
2
Phòng làm việc
-Ban giám hiệu
-Hội đồng giáo dục
1
1
1
1
3
Phòng lớp học
10
7
3
4
Trang thiết bị làm việc
-Bàn ghế, Phòng làm việc (Bộ)
-Bàn ghế BGH
-Tủ hồ sơ tài liệu (Cái)
8
1
2
1
8
2
5
Trang thiết bị dạy học
-Bàn ghế học sinh (Bộ)
-Bàn ghế giáo viên
-Bảng lớp (cái)
-Sách giáo khoa tài liệu (Bộ)
-Đồ dùng dạy học
100
10
10
30
12
100
10
10
30
12
(nguồn số liệu điều tra năm 2005 của sổ tài sản nhà trường)
Căn cứ vào bảng thống kê cơ sở vật chất của trường THCS Tông Lệnh trên, BGH nhà trường thấy rằng số phòng học, trang thiết bị dạy học chưa bảo đảm,chất lượng chưa đạt yêu cầu vì vậy nhà trường sẽ gặp nhiều khó khăn, chưa đáp ứng được đủ phòng học để phục vụ công tác giảng dạy.
Từ đó BGH đã nghiên cứu tìm ra các biện pháp mau chóng khắc phục các lớp học chưa đạt yêu cầu đó.
2. Thực trạng cơ sở vật chất chung của toàn trường năm học 2005 - 2006.
Bảng 2: Thống kê thực trạng cơ sở vật chất trường THCS
THCS Mường Chùm – Mường La – Sơn La
Năm học
Phòng học
Phòng làm việc
Bàn ghế
Bảng đen
Bộ thí nghiệm
Sách giáo viên
Sách học sinh
Danh tre
Cấp 4
Danh tre
Cấp 4
Học sinh (bộ)
Giáo viên (bộ)
Tổng số
Không đủ quy cách
2005-2006
(Nguồn số liệu điều tra 2005)
Kết quả đánh giá của giáo viên về thực trạng quản lý cơ sở vật chất ở trường THCS Mường Chùm.
III. Những kết luận về cơ sở vật chất và quản lý
1. Những kết luận về thực trạng cơ sở vật chất
1.1. Những thành công
Nhờ có sự lỗ lực cố gắng của cấp đảng uỷ,chính quyền,BGH nhà trường đã có một số cơ sở đạt chất lượng,bàn ghế giáo viên và học sinh đủ cho việc học hai ca.Thầy và trò đã yên tâm dạy học,thi đua dạy tốt học tốt,chất lượng ngày một nâng cao hơn.
Song số cơ sở vật chất đó cũng chỉ là giải pháp tạm thời. Để đáp ứng nhu cầu giáo dục toàn diện thì cần được đầu tư đúng mức sao cho cơ sở vật chất xây dựng đạt được tiêu chuẩn cho phép, đảm bảo vệ sinh học đường.
1.2. Những tồn tại chính
Cơ sở vật chất tuy đã đáp ứng được số lượng song chất lượng hầu như đạt yêu cầu. Một số phòng học không đủ kích thước, ánh sáng chưa đảm bảo, bàn ghế không đúng quy cách kích thước cho học sinh ngồi học. Bảng lớp đã được khắc phục 3 bảng đúng quy cách còn lại chưa đúng kích thước, sân chơi bãi tập đang san ủi.
Nguyên nhân là do: điều kiện kinh tế của nhân dân trong xã thu nhập còn thấp, mức đóng góp đầu tư cho giáo dục còn quá ít, sự phối hợp giữa các cấp đến nhân dân chưa đồng đều.
2. Những kết luận về thực trạng quản lý cơ sở vật chất
UBND xã có kế hoạch chỉ đạo cụ thể triển khai kế hoạch, thực hiện kế hoạch xây dựng và bảo quản cơ sở vật chất.
Nhà trường đã có kế hoạch chỉ đạo cụ thể phổ biến kế hoạch đến từng cán bộ giáo viênchỉ đạo theo dõi quá trình xây dựng cơ sở vật chất.
2.1. Những tồn tại chính.
Giữa nhà trường và chính quyền xã nhiều khi triển khai không đồng bộ. Do đó việc xây dựng và tu sửa cơ sở vật chất lớp học còn chậm, ảnh hưởng đến việc dạy và học,việc bảo quản cơ sở vật chất chưa được tốt.
2.2. Những nguyên nhân là do :
Ban chỉ đạo xây dựng cơ sở vật chất các lớp học còn yếu, không nắm bắt rút kinh nghiệm kịp thời.
Những năm trước do kinh phí không có, dân không chịu đóng góp.
Hội cha mẹ học sinh chưa hoạt động tốt, phong trào xã hội hoá chưa cao.
Trước tình hình cơ sở vật chất nhà trường đáng lo ngại, không đáp ứng được yêu cầu của sự giáo dục. Nhà trường đã họp ban giám hiệu, công đoàn, thanh niên...đổi mới tư duy, dám nghĩ, dám làm, giám nhận nhiệm vụ để xây dựng cơ sở vật chất nhà trường nhằm đáp ứng yêu cầu mà nhà trường đã đề ra.
Chương III
Các biện pháp xây dựng cơ sở vật chất trường THCS Tông Lệnh
Đề xuất một số biện pháp để nâng cao việc xây dựng và bảo quản cơ sở vật chất thuộc trường THCS Tông lệnh.
Trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý cơ sở vật chất tôi đề ra một số biện pháp để duy trì và phát triển cơ sở vật chất trường THCS Tông lệnh với các biện phấp cụ thể như sau:
Biện pháp 1: Xây dựng và củng cố tổ chức trong nhà trường.
a. Mục tiêu :
Các tổ chức trong nhà trường hoạt động một cách đồng bộ có hiệu quả.
b. Nội dung tiến hành
Trước hết sinh hoạt chi bộ, đề xuất ý kiến cần chỉ đạo, củng cố tổ chức lại hoạt động nhà trường.Trong ban giám hiệu, các đoàn thể,hội phụ huynh và các lịch trình sinh hoạt trong hàng tháng cụ thể, chi tiết, rõ ràng, đưa ra bàn bạc thống nhất trong chi bộ.
Hàng tháng chi bộ chỉ đạo ban giám hiệu và các đoàn thể xây dựng kế hoạch hoạt động chặt chẽ, sát sao chú trọng hàng đầu đến chất lượng giáo dục và vấn đề xây dựng cơ sở vật chất,các lớp học thật sự phải được quan tâm. Hàng năm ngay từ ngày đầu bước vào năm học, Tôi xây dựng kế hoạch dự giờ thăm lớp để nắm bắt tình hình năng lực chuyên môn của từng đồng chí giáo viên cũng từ đây nắm bắt chất lượng học tập của học sinh ở các khối lớp.
Thông qua cuộc họp hàng tháng, xây dựng ý thức trách nhiệm, vị trí công tác của mỗi đồng chí cán bộ giáo viên, qua đó các cán bộ giáo viên trong nhà trường thấm nhuần các chỉ thị nghị quyết của Đảng. Sau mỗi học kỳ các tổ chức đoàn thể giới thiệu thành viên tích cực của tổ chức mình sang Đảng, để cán bộ có kế hoạch tham mưu với cấp Đảng uỷ địa phương đi học lớp đối tượng Đảng, đồng thời bàn bạc thống nhất với ban giám hiệu, công đoàn, đoàn TNCS Hồ chí Minh, hội phụ huynh học sinh thống nhất kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất cho từng năm học.
Mở rộng quan hệ giữa Đảng, chính quyền, các đoàn thể ở cơ sở. Nhân các buổi họp, khai giảng, sơ kết, tổng kết năm học, mời học đến tham dự để họ hiểu việc làm của người giáo viên, hoạt động của nhà trường nhất là công tác xây dựng cơ sở vật chất và các công việc có liên quan khác.
Hàng tháng dưới sự chỉ đạo của chi bộ nhà trường, chỉ đạo của ban giám hiệu đề ra kế hoạch hoạt động của nhà trường, của các đoàn thể một cách chặt chẽ, sát sao từng ngày, từng tháng, từng kỳ, có kiểm tra đôn đốc thường xuyên.
Đến tháng 10/2004 chi bộ đã kết nạp thêm 5 Đảng viên mới. Như vậy Đảng viên trong chi bộ đã có 10 đồng chí trong đó có 6 Đảng viên chính thức.
Điều kiện thực hiện chi bộ phải phát huy sức mạnh của Đảng của đoàn thể thực sự chuyển mình.
Sau khi củng cố được khá tốt về công tác tổ chức nhà trường dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng, vị trí nhà trường càng được củng cố như được tiếp thêm sức mạnh, tăng thêm sự tin tưởng của các cấp lãnh đạo. Chất lượng dạy học ngày càng đi vào thế ổn định và nâng cao. Công tác xây dựng cơ sở vật chất đang được tạo đà phát triển.
Biện pháp 2. Lập kế hoạch huy động cộng đồng tham gia xây dựng trường lớp.
a. Mục tiêu:
Khi lập kế hoạch phải phù hợp với hoàn cảnh kinh tế địa phương và có tính khả thi.
b. Nội dung tiến hành
Trong luật giáo dục (ở điểm D, điều 84, trang 55) có nêu trách nhiệm của xã hội phải đóng góp nhân lực, tài lực, vật lực, cho sự nghiệp của giáo dục tuỳ theo khả năng của mình.
Sau khi nhận nhiệm vụ, tôi đã bàn bạc với ban giám hiệu, đoàn thể kết hợp với ban thường trực hội cha mẹ học sinh vận động các lực lượng xã hội, cha mẹ học sinh quyên góp vật liệu theo kế hoạch. Sau thời gian nghỉ hè, hàng năm đều được tu sửa, xây dựng lớp học cho khai giảng năm học mới.
Sau khi kết thúc năm học, ban giám hiệu cùng lãnh đạo địa phương, các trưởng ban, hội cha mẹ học sinh và các đồng chí giáo viên đã đánh giá hiện trạng cơ sở vật chất nhà trường, tìm ra nguyên nhân và cách tháo gỡ, những thuận lợi, khó khăn của địa phương, của nhà trường, sau đó bàn kế hoạch tu sửa cho năm học sau.Đồng thời ban giám hiệu họp với ban đại diện cha mẹ học sinh để xác định tầm quan trọng của việc xây dựng cơ sở vật chất nhà trường thông qua kế hoạch năm học, lập tờ trình lên uỷ ban nhân dân xã xem xét phê duyệt.
Nhân dịp năm học mới,ban giám hiệu trình uỷ ban nhân dân xã, họp phụ huynh về việc xây dựng cơ sở vật chất hàng năm để hội cha mẹ học sinh bàn bặc mức đóng góp theo từng năm học, công việc thực sự lấy dân làm gốc " Dân biết, dân bàn,dân làm,dân kiểm tra ".
Với phương châm " Nhà nước và nhân dân cùng làm,nâng cao tính thuyết phục để dân hiểu tầm quan trọng của công tác giáo dục, tình hình bức xúc của việc xây dựng cơ sở vật chất. Nêu những khó khăn của địa phương, vị trí của nhà trường trong giai đoạn lịch sử, từ đó cha mẹ học sinh tự nguyện đóng góp xây dựng trường. Mỗi cuộc họp có biên bản kí kết, đề nghị xây dựng hàng năm, có chữ kí của hội cha mẹ học sinh.
Ban thường trực hội cha mẹ của nhà trường là những thành viên tích cực, nhiệt tình, có trách nhiệm cùng nhà trường quan tâm việc xây dựng cơ sở vật chất trường học. Qua các tổ chức xã hội của địa phương, nhà trường tổ chức tuyên truyền sâu rộng để mọi người hiểu được tầm quan trọng của bậc học THCS. Hiểu được quy mô giáo dục trong nhà trường cũng như yêu cầu phát triển giáo dục trong thời đại mới hiện nay. Trong đó yêu cầu bức xúc về việc xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường mình. Họ được mắt thấy, tai nghe, thực trạng của nhà trường, từ đó thấy rõ trách nhiệm của các ngành, các cấp cần phải quan tâm đến công tác giáo dục, quan tâm đến việc học tập của con em mình, thấy việc làm cần thiết phải xây dựng cơ sở vật chất. Nếu không có cơ sở vật chất tốt sẽ ảnh hưởng đến việc học tập của con em mình.
Đúng như câu nói :
" Dễ trăm lần không dân cũng chịu
Khó vạn lần dân liệu cũng xong "
Năm học 2001-2002 huy động nhân dân đóng góp 5 triệu đồng.
Năm học 2002-2003 nhân dân đóng góp 10 triệu đồng dùng số tiền này mua 7 bộ bàn ghế giáo viên, 3 bảng chống loá.
Năm học 2003-2004 nhân dân đóng góp 42 triệu đồng mua thêm 3 bảng chống loá, giá để sách giáo khoa trong phòng thư viện, làm sân chơi, dựng 3 phòng học tạm vận động mỗi em học sinh mua một ghế nhựa chào cờ hàng tuần.
Đặc biệt là sự quan tâm của uỷ ban nhân dân huyện, uỷ ban nhân dân xã nhà trường được dự án xây tường bao quanh trường với diện tích bằng 1020 m2. Cùng với công tác
Điều kiện thực hiện được :
- Kế hoạch chi tiết, cụ thể cho từng hạng mục cho từng công trình.
- Các tầng lớp nhân dân và các đoàn thể phải được bàn bặc, thảo luận.
- Trong mỗi công trình của nhà trường đều có giám sát của hội phụ huynh và tài chính công khai trước hội cha mẹ học sinh.
Biện pháp trên thực sự có hiệu quả, những cố gắng đó là sự quan tâm sâu sắc của đảng uỷ, uỷ ban nhân dân, các đoàn thể và nhân dân xã nhà. Đặc biệt là sự tuyên truyền của thầy giáo trong nhà trường.
Biện pháp 3: Tham mưu tốt với chính quyền địa phương và cấp trên, cấp kinh phí xây dựng cơ sở trường học.
a. Mục tiêu :
Tranh thủ được các nguồn vốn do dự án cấp cho huyện phục vụ cho giáo dục, dự án xây dựng kiên cố trường học, dự án nước ngoài tài trợ...
Huy động sự tài trợ của các cấp, các doanh nghiệp.
b. Nội dung thực hiện
Qua thực tế cho thấy, việc xây dựng cơ sở vật chất trường học là việc làm đòi hỏi phải có nguồn lực kinh phí rất lớn, trong đó nguồn đóng góp của nhân dân chỉ có mức, dân còn nghèo,còn gặp nhiều khó khăn kinh tế tự cung tự cấp, trình độ dân trí chưa cao đặc biệt là nông thôn vùng sâu,vùng xa.
Theo kế hoạch xây dựng hàng năm của nhà trường dự toán mức đóng góp của nhà trường là bao nhiêu sau đó làm tờ trình, có ý kiến với hội phụ huynh, trình hội đồng nhân dân, UBND xã, huyện sau đó các cấp có thẩm quyền ra quyết định cho nhà trường thu bao nhiêu tiền trong năm để đầu năm trình cho các bậc phụ huynh nắm được nội dung thu chi trong năm học đúng chính xác.
Hàng năm ban giám hiệu lập dự toán kinh phí xây dựng hạng mục các công trình, có xác nhận của uỷ ban nhân dân xã.
Căn cứ vào tờ trình của nhà trường, UBND xã phê duyệt, nhà trường trình cấp trên (Phòng giáo dục đào tạo, uỷ ban nhân dân huyện) xin kinh phí xây dựng.
Khi cấp trên đã phê duyệt cấp vốn, có hồ sơ thiết kế xây dựng được duyệt qua tỉnh thẩm định như nhà trường được cấp trên phê duyệt xây dựng tường bao quanh trường đén nay gần hoàn chỉnh. Xin dự án 925 xây dựng sân trường và đang có dự án xây dựng nhà cao tầng với 10 phòng học. Có quyết định xây dựng kiên cố trường học. Nhà trường đã báo cáo với UBND xã cử một đồng chí trong ban giám hiệu giám sát công trình.
Kết quả :
Nhà trường đã xin được nguồn kinh phí cấp trên. Năm học 2004 - 2005, xin được từ nguồn kinh phí cấp trên 350 triệu đồng.
Xây dựng tường bao, sân trường và hiện nay đang chờ kinh phí xây dựng nhà cao tầng.
Số kinh phí nhà trường chúng tôi có được là nhờ sự quan tâm của Đảng của chính quyền, và nhân dân chúng tôi thực sự cảm ơn sự quan tâm của các cấp trên.
Biện pháp 4: Ban giám hiệu có kế hoạch kịp thời, nhạy bén để mua sắm trang thiết bị dạy và học trong nhà trường.
a. Mục tiêu :
Trang bị đầy đủ các thiết bị phụ vụ cho các hoạt động trong nhà trường.
b. Nội dung
Hàng năm cứ vào cuối năm học, ban giám hiệu chỉ đạo bộ phận quản lý tài sản kiểm tra toàn bộ tài sản của nhà trường : SGK, sách tham khảo,các đồ dùng dạy học, bàn ghế,bảng... có biên bản kiểm tra, có danh mục chủng loại đồ dùng.
Lập bảng dự trù báo cáo với ban thường trực hội phụ huynh xin trích từ quỹ hội mua bổ sung thiết bị hỏng.
Năm 2002 - 2003 nhà trường được cấp các thiết bị thuộc các môn lớp 6.
Năm 2003-2004 nhà trường được cấp các bộ thiết bị thuộc môn học lớp 7
Ngoài ra, được cấp trên cấp một số tài liệu tham khảo, sách tranh truyện thiếu niên, thanh niên....
Hàng năm, nhà trường còn trích từ quỹ câu lạc bộ mua một số tài liệu tham khảo thuộc các môn học.
Mỗi năm vận động học sinh đóng góp 1000 đ xây dựng tủ sách dùng chung
Qua các kỳ thi làm đồ dùng dạy học thi vẽ tranh của giáo viên và học sinh cũng đã đóng góp cho thư viện đặc biệt là tủ sách nhà trường thêm phong phú.
Ngoài ra, những đồ dùng cần thiết phục vụ cho việc dạy và học, các thiết bị dạy và học cho phong trào bề nổi như : Phông, tăng âm, ảnh tượng Bác... trường lập dự toán thông qua hội phụ huynh vận động các cha mẹ học sinh ủng hộ việc mua bán những dụng cụ cần thiết.
Điều kiện để thực hiện :
+ Có được sự ủng hộ nhất trí cao của cha mẹ học sinh
+Có nguồn kinh phí nhất định
Tổng hợp năm học này số sách của giáo viên và học sinh cũng tương đối đầy đủ sách truyện, đồ dùng tranh ảnh... trên 30 chủng loại tất cả đều sử dụng có hiệu quả
Biện pháp 5: Công tác xây dựng đi đôi với tu sửa
a. Mục tiêu :
- Giáo dục học sinh biết quý trọng của công
- Các trang thiết bị về cơ sở vật chất phải được bảo quản, tu sửa kịp thời
b. Nội dung :
Khi cơ sở vật chất nhà trường đã ổn định, nhà trường lồng ghép hoạt động ngoài giờ nhằm giáo dục các em có tinh thần giữ gìn và bảo vệ trường lớp, hàng tuần có kế hoạch lao động cho các em dọn dẹp vệ sinh, tạo cảnh quan cho môi trường Xanh - Sạch - Đẹp
Mặt khác cuối năm học nhà trường kiểm kê toàn bộ tài sản, còn bao nhiêu % trước khi nghỉ hè, bàn giao cho bảo vệ có trách nhiệm bảo quản trông coi.
Khi các lớp học, ngói vỡ, lớp dột bảo vệ phải kịp thời kiểm tra thay thế vật liệu do nhà trường chi trả.
Với phương châm hàng đầu, sửa lấy, xây dựng đi đôi với bảo vệ. Những bàn ghế long lay,hỏng hóc, được kịp thời sửa chữa ngay.
Hàng năm vào đầu năm học mới, nhà trường tổ chức bàn giao lớp học, bàn, ghế cho giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm bảo quản và kịp thời báo cáo để tu sửa.
Tổ chức họp giáo viên chủ nhiệm nhà trường triển khai mẫu trang trí lớp học theo quy định của bộ giáo dục đào tạo, lớp có khăn trải bàn, lọ hoa giá để chậu rửa tay, chổi quét, thùng đựng rác để học sinh làm công tác vệ sinh đúng quy định. Tất cả các mẫu trang trí phải thống nhất một mẫu, một khuôn, nguồn kinh phí trang trí, giáo viên chủ nhiệm lớp dự toán bàn thống nhất với chi hội phụ huynh trích quỹ lớp ra để trang trí.
Các dụng cụ phục vụ cho việc dạy học, học tập và cho phong trào, hết năm phải bàn giao cho nhà trường, bảo vệ có trách nhiệm trông coi bảo quản.
Tất cả tài sản của nhà trường đều được ghi vào sổ tài sản của nhà trường. Thường xuyên có sự kiểm tra bổ sung, có biên bản kiểm tra xác nhận của ban giám hiệu nhà trường. Chính vì vậy, tài sản của nhà trường không bị thất thoát, phòng học luôn bảo đảm vững chắc bền đẹp.
Kế hoạch mở rộng đất trường
- Xây dựng theo tiêu chuẩn : Trường chuẩn quốc gia : 10 m/1 học sinh.
- Lập bảng số liệu có kế hoạch cụ thể làm tờ trình gửi đề nghị các cấp có thẩm quyền, xây dựng cơ sở vật chất, kế hoạch xây dựng chuẩn quốc gia.
Chương IV
Kết quả của việc thực hiện các biện pháp
Sau khi thực hiện áp dụng 5 biện pháp trên, trường THCS Tông Lệnh đã thu được các kết quả đáng khích lệ trong việc xây dựng cơ sở vật chất, trường lớp và sử dụng cơ sở vật chất của nhà trường. Tuy chưa có được phòng học kiên cố nhà cao tầng song đây cũng là một thành công lớn của nhà trường đã tạo điều kiện tốt để giáo viên yên tâm công tác. Chất lượng dạy và học cũng được nâng lên rõ dệt. Nhiều em học sinh cũng khấn khởi, vui vẻ, hứng thú trong học tập và thi đua với bạn để học tốt, nhiều em đạt học sinh giỏi, tiên tiến kết quả được nâng lên rõ dệt.
Sau đây là kết quả đạt được về cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học sau khi áp dụng các biện pháp và pháp triển cơ sở vật chất.
Bảng thống kê cơ sở vật chất các lớp sau khi áp dụng đề tài
Phòng học
Phòng làm việc
Bàn ghế
Bảng đen đúng quy định
Công trình phụ
Công trình nước sạch
Sách
Bộ thí nghiệm dạy học
Phòng loa đài, tượng Bác
Cổng trường (công trình
Cao tầng (phòng)
Ngói hoá
Học sinh (bộ)
Giáo viên (bộ)
Sách giáo viên
Sách học sinh
0
10
1
100
10
10
1
1
60
600
24
2
1
(kết quả sau 3 năm thực hiện 5 biện pháp xây dựng cơ sở vật chất trường học)
Kết luận và khuyến nghị
I. Kết luận chung
Công tác dây dựng cơ sở vật chất trường THCS Tông Lệnh ngày nay đang là vấn đề bức xúc đòi hỏi có sự quan tâm của các cấp lãnh đạo. Bên cạnh đó cần có sự đóng góp của nhân dân, song điều kiện kinh tế ở địa phương còn gặp nhiều khó khăn. Muốn có kết quả giáo dục tốt trước hết người quản lý phải xây dựng được cơ sở vật chất tốt - Xây dựng cơ sở vật chất thật tốt thì sẽ gây cho học sinh lòng yêu thương lớp, giáo viên gắn bó với trường lớp, yêu nghề kết quả giáo dục cũng như các hoạt động khác ngày một nâng cao.
Theo quy định số 1768 / QĐ - UB của UBND tỉnh Sơn La, nguồn đóng góp của học sinh các trường không đáng kể. Vì vậy đòi hỏi người cán bộ quản lý phải linh hoạt, năng động, sáng tạo, khéo léo làm sao cho công tác quản lý phải thực sự là một khoa học, nghệ thuật để xây dựng tốt cơ sở vật chất trường học, đáp ứng nhu cầu và nhiệm vụ mới. Với mô hình trường chuẩn quốc gia là đích để phấn đấu nhà trường.
Mỗi cán bộ quản lý phải bám sát phương châm " Nhà nước và nhân dân cùng làm" có như vậy mới phát huy được nguồn lực, khai thác hết được tiềm năng sáng tạo của nhân dân, của toàn hể xã hội, nhằm phục vụ công việc đổi mới công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
II. Bài học kinh nghiệm
Qua 3 năm áp dụng 5 biện pháp xây dựng cơ sở vật chất trường THPT Tông Lệnh, Tôi rút ra bài học như sau:
1. Người cán bộ quản lý phải năng động, sáng tạo giám nghĩ giám làm, giám chịu trách nhiệm có tinh thần quyết đoán.
2. Làm tốt công tác tham mưu với cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương cùng tham gia xây dựng và giáo dục.
3. Biết tranh thủ, sự lãnh đạo của cấp trên, phải khéo léo biết dựa vào nhân dân, lấy dân làm gốc, đồng thời làm tốt công tác tuyên truyền,thuyết phục để mọi người nhận thấy được trách nhiệm của mình đối với giáo dục và cũng từ đó có ý thức bảo quản và sử dụng cơ sở vật chất một cách tự giác và có ý thức hơn.
Nhà trường thường xuyên tổ chức tuyên truyền giáo dục cho mọi người dân để họ hiểu được tầm quan trọng của công tác giáo dục. Từ đó vận động nhân dân đóng góp kết hợp với công trình của nhà n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một số biện pháp xây dựng cơ sở vật chất ở trường THCS Mường Chùm – Mường La - Sơn La.doc