A. PHẦN MỞ BÀI 1
Lời nói đầu: 1
B. NỘI DUNG: 2
Chương 1: Cơ sở lý luận 2
1.1 Du lịch, khu du lịch và chức năng du lịch: 2
a) Khái niệm du lịch là gì: 2
b) Khu du lịch:
c). Chức năng du lịch: 2
1.2. Di tích quốc gia là gì: 4
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DI TÍCH HỒ PHÚ NINH 6
2.1 Sơ lược về vùng đất và con người Phú Ninh: 6
2.2: Khái quát vị trí lịch sử: 8
2.3: Giới thiệu các địa danh lịch sử đối với việc phát triển khai thác du lịch trên hồ: 10
2.4 Khai thác tuyến du lịch trên hồ: 17
2.5 Tình hình phát triển lượng khách đến với Hồ Phú Ninh: 22
2.6 Cách quản lý khu di tích Hồ Phú Ninh: 23
2.7 Tình trạng được khai thác trong những năm qua: 23
2.8 Nhận xét: 24
Chương 3: Một số biện pháp nhằm phát triển du lịch tại hồ: 25
3.1 Cơ sở xây dựng biện pháp: 25
3.2 Một số biện pháp cụ thể: 28
3.3: Chủ trương (giải quyết): 35
3.4: Đề xuất (kiến nghị): 35
C: KẾT LUẬN: 37
1. Tổng kết đề tài: 37
2. LỜI CẢM ƠN: 39
44 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1783 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biệnpháp nhằm phát triển du lịch đối với di tích Quốc gia Hồ Phú Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i đã đến và trồng thí điểm cây cao su, sau khi Ký Lai mất, người con trai của ông là Tư Ma tiếp tục trồng cây cao su với quy mô lớn, tiếp giáp đến nông trường chè Đức Phú. Tuy nhên về sau do chiến tranh và chất lượng không phát triển để nhân rộng. Năm 1973, nơi đây là địa điểm đứng chân của Phái đoàn đàm phán bốn bên Hiệp định Pari tỉnh Quảng Nam ( địa bàn tỉnh Quảng Tín ) và đã diễn ra sự kiện trao trả tù binh giữa ta và địch. Hiệ đây là nơi vui chơi, cắm trại, câu cá, nghỉ ngơi...lý tưởng cho du khách.
Không chỉ trồng su, người Pháp còn trồng chè trên các mỏm đồi, ngay tại vùng hồ Phú Ninh, thực dân Pháp còn xây dựng đồn quản lý việc khai thác chè. Đồi chè Đức Phú là một trong những nơi có diện tích trồng chè khá lớn của thực dân Pháp tại Trung Kỳ.
+ Đảo ông Sơ: Đảo này lấy tên gọi của ông Nguyễn Văn Sơ, nguyên là lý trưởng thôn Đức An. Đây là đảo lớn nhất trên hồ, có nhiều loại chim thú, bò sát có trữ lượng tuy thấp nhưng có khả năng phát triển tốt. Ngoài ra còn có đảo ông Hiền, ông Châu và nhiều đảo khác...cũng có giá trị rất lớn ( mỗi đảo gắn liền với tên một nhân vật hương mục, hào lý có nhiều ruộng đất địa phương).
+ Lăng Ông Nghè: Đây là một trong những dinh lăng lớn nhất vùng thời bấy giờ (rộng hơn 500 m2) do nhân dân các xã Phú Ninh, Long Sơn, Ngọc Anh, Ngọc Nha, Đương Quế, Trường Cửu, Phước Lợi lập nên để tưởng nhớ những người có học vị cao nhất, vùng có nhiều đóng góp cho địa phương ( theo một vị cao niên, lăng này cũng thờ nhiều Ông Nghè ở Thạnh Bình thuộc tổng Tiên Giang, Tiên Phước ngày nay). Hiện nay cửa lăng ở sau dưới mực nước hồ 5 m vẫn còn lại tấm bia đá lưu tại nhiều bút tích và sự kiện này. Tuy nhiên do ở dưới nước sâu nên chưa có điều kiện nghiên cứu.
+ Hố Ba Trăng: Đây là hốc núi có một dòng suối bắc nguồn từ nông trường chè Đức Phú chảy qua và đổ ra hồ Phú Ninh. Trong những chuyến điền giả năm 2003, những vị cao niên trong vùng cho rằng trước đây thực dân Pháp đã xây dựng đường giao thông đi Bồng Miêu quan khu vực này gặp nhiều khó khăn, phải trải qua 3 mùa trăng mới xong đoạn đường nên gọi là hố Ba Trăng. Tuy nhiên còn nhiều ý kiến khác lại cho rằng vùng đất này, xưa kia người Chăm Pa đã cư ngụ, khu vực này khí hậu khắc nghiệt, để phù hợp với thời tiết, khí hậu, người Chăm Pa đã gieo trồng luad giống Ba Trăng, trải qua ba mùa trăng mới thu hoạch. Sau này cư dân Đại Việt đến đây khai hoang lập ấp, đã xây dựng một con đập nhỏ ngăn nước tưới cho ruộng đồng trong vùng nên có tên gọi là hố Ba Trăng. Trong kháng chiến chống Mỹ, nơi đây cũng là một căn cứ cách mạng bí mật của cơ quan thị ủy Tam Kỳ.
+ Nguồn nước khoáng: Giữa thung lũng Chấp Trà, thuộc thôn 2 xã Kỳ Quế, có một nguồn mỏ nước khoáng nóng tự nhiên với nhiều nguyên tố vi lượng có tác dụng chữa bệnh, kích thích tiêu hóa, sảng khoái tinh thần, giúp điều trị một số bệnh về cơ khớp, gan, mật và không thua bất kỳ loại nước
khoáng nào trên thị trường. Xưa kia, khi chưa ngăn đập đắp hồ, đây là một cánh đồng rộng lớn bên dòng sông Ba Kỳ có nhiều nà thổ rộng lớn như: nà
Bộng, nà Làng trồng hoa màu. Giữa thung lũng một dòng suối nhỏ có nguồn nước nóng phun lên trong hốc đá ( vùng Cát-Tơ đá vôi ) nhiệt độ đo được 900C làm cháy những ruộng lúa ven suối, vì vậy người dân đã tiến hành đắp mương, ngăn dòng nước chảy theo một dòng suối nhỏ ra dòng Ba Kỳ. Sau khi đắp đập ngăn hồ, các nhà khai thác đã cắm ống nước sâu vào trong hốc đá sử dụng cho đến ngày hôm nay.
+ Đồi 159 (Đồn Chóp Chài): Di tích lịch sử Chóp Chài với độ cao 159 mét, hiện tọa lạc tại thôn 10, xã Tam Đại, Huyện Phú Ninh. Do đồi cao 159 mét so với mực nước biển nên gọi là đồi 159. Trong kháng chiến chống Mỹ đã diễn ra nhiều trận đánh lớn, giữa địch và ta, nhiều chiến sỹ đã anh dũng ngã xuống trên vùng đất này. Điểm cao Chóp Chài được xem là trong những căn cứ điểm quan trọng của Mỹ, Ngụy trong chiến tranh, nhằm bảo vệ áng ngữ cánh cửa phía Tây vào thị xã Tam Kỳ. Ngày 8-9-1964, tiểu đoàn 70-tỉnh đội Quảng Nam bất ngờ đồng loạt bao vây nổ súng tấn công tiêu diệt quân địch tại cứ điểm, quân địch tại đây ra sức cố thủ, kêu gọi quân cứu viện nhưng trước sự tấn công quyết liệt của quân ta. Cuối cùng quân địch tại Chóp Chài đã bị tiêu diệt gọn với một tiểu đoàn lính cộng hòa (tiểu đoàn 6-sư 2 Ngụy) Mỹ-Ngụy, hỗ trợ đắc lực cho các lực lượng vũ trang ở các xã huyện Bắc Tam Kỳ đánh địch, mở một vùng giải phóng, làm bàn đạp thuận lợi để quân ta tổ chức các cuộc tấn công vào sào huyệt của Mỹ-Ngụy tại tỉnh lụy Quảng Tín.
+ Sông Ba Kỳ: Bắt nguồn từ thác Mui, đá Chặt chảy xuống kết hợp với dòng sông Quán, sông Trường Cửu từ Đương Quế, Đức An chảy ra tạo thành ngã ba sông ( sông Cái) chảy xuống Tam Kỳ, nhánh trên gọi thành sông Ba Kỳ, có ý kiến cho rằng, thời thuộc Pháp, người Pháp ngăn 1/3 con sông để khai thác tiềm năng nên gọi là sông Ba Kỳ.
Ngoài ra trên hồ Phú Ninh, còn nhiều địa danh khá nổi tiếng như: đảo Khế, đồi Đá Đen, đập Long Sơn, thác Mui, đá Chặt, đèo Bình Yên, sông Trường Cửu, đảo Trại Dược ...Có thể nói mỗi nơi có những cách gọi tên khác nhau. Có thể là đặt theo tên người đi đầu khai phá, mở đất lập làng, hay đặt tên theo một sự kiện lịch sử, đặt tên theo hình dạng địa hình...Ngoài ra vùng hồ còn có hàng trăm loài thực vật và dược liệu quý, cùng hệ động vật phong phú với nhiều loài thú quý hiếm. Như: sói Đỏ, khỉ mặt đỏ, gấu, sơn dương...Đặc biệt những sự kiện lịch sử trận đánh ác liệt, cuộc sống mưu sinh của những người nông dân chân lấm tay bùn cùng với phong tục tập quán của người dân địa phương...đã góp phần rất lớn làm nên những sức sống lâu bền cho một vùng đất.
Khu du lịch Phú Ninh hôm nay không chỉ là một kỳ tích lao động của người dân Quảng Nam-Đà Nẵng mà nó còn là nơi phát triển du lịch sinh thái lý tưởng. Việc đẩy mạnh phát triển tham quan các địa danh lịch sử văn hóa tại hồ, nhằm góp phần giáo dục truyền thống yêu nước chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Đồng thời, nêu cao ý thức và lòng tự hào của nhân dân trong sự nghiệp giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, cho thế hệ trẻ hôm nay, tiếp nối truyền thống cách mạng trong những
năm xây dựng và bảo vệ tổ quốc, nâng cao đời sống văn hóa, góp phần xây dựng quê hương Phú Ninh ngày một giàu đẹp và văn minh.
2.4 Khai thác tuyến du lịch trên hồ:
* Đồi Đá Đen->đập Tư Yên ( Đồi 159) -> mỏ nước khoáng ->đảo Su
* Thuyết minh tuyến du lịch trên:
Đất Quảng Nam chưa mưa đã thắm
Rượu Hồng Đào chưa nhấm đã say
Bạn về nằm nghỉ gác tay
Chớ nơi mô ơn trượng nghĩa dày cho hơn đây
Vâng-Quảng Nam, vùng đất vốn chưa mưa đã thắm, chưa nhấm đã say, vùng đất luôn đi đầu trong dặm dài mở cõi, đi đầu trong quá trình đấu tranh giữ gìn quê hương, đất nước, vùng đất mà hôm nay lại tiên phong trong quá trình xây dựng và phát triển. Nơi đây đã trở thành niềm tự hào, mà mỗi ai khi được sinh ra trên mảnh đất này đều phải hãnh diện khi giới thiệu với bạn bè rằng quê tôi ở Quảng Nam. Ngày nay, thật tự hào khi Quảng Nam còn sở hữu hai di sản văn hóa thế giới “Đô thị cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn”. Và sẽ thiếu sót nếu đến với Quảng Nam lại không có một chuyến dạo hồ Phú Ninh xanh. Đến với Phú Ninh, có mấy ai biết rằng ngay dưới lòng hồ này, trước đây vốn làng, những làng quê yên tĩnh nằm dọc 2 bên bờ sông Quán. Hồ Phú Ninh trước kia là đất thuộc xã Long Sơn, Ngọc Anh, Ngọc Nha, Dương Quế, Trường Cửu, Phú Đức, Đức Tân, Phú Thành một phần xã Thạnh Xương và Đức Phú thuộc tổng Phước Lợi, Vinh Qúy, Đức Tân phủ Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Nam (thời Pháp thuộc). Sau năm 1945 thuộc các xã Kỳ Long, Kỳ Nghĩa, Kỳ Quế, Kỳ Sơn, Kỳ Yên, huyện Tam Kỳ, tỉnh Quảng
Nam-Đà Nẵng. Ngày nay Phú Ninh đã trở thành một vùng hồ rộng lớn, có phong cảnh núi non hữu tình thơ mộng, nhưng để có điều này người dân Phú Ninh nói riêng và Quảng Nam nói chung đã cống hiến sức người, sức của đã có biết bao sự hy sinh to lớn đến dường nào.
Cách đây 30 năm sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, cùng với cả nước, nhân dân huyện Phú Ninh đã chung tay góp sức làm nên một kỳ tích lịch sử. Đó là ngăn sông đắp đập xanh hồ Phú Ninh, tên gọi Phú Ninh bắt nguồn từ tên một làng cổ bên dòng sông Ba Kỳ, ngay nơi đắp đập chính ngăn sông Ba Kỳ để xây dựng công trình đại thủy nông Phú Ninh. Làng cổ tuy nay đã nằm xâu dưới lòng hồ nhưng tên làng thì vẫn cứ tồn tại với thời gian, trở thành tên một công trình không chỉ người dân Quảng Nam, người dân miền Trung mà cả người dân cả nước biết đến. Ngày nay tên gọi Phú Ninh còn gắn liền với một huyện mới được chia tách từ thị xã Tam Kỳ, đó là huyện Phú Ninh. So với thời gian lúc bấy giờ việc xây dựng một công trình như thế thật là vĩ đại, với 18.500.000 ngày công, chưa kể gần 1000000 ngày công tham gia gián tiếp phục vụ công trình, với một khối lượng lớn 15700000 m3 đất đá, 139000 m3 đá xây, 120000 m3 đa lót, 65000 m3 bê tông các loại, đã sử dụng một số vật tư chiến lược khá lớn, xi măng 33000 tấn, sắt thép 5300 tấn, xăng dầu 9000 tấn, gỗ tròn 12000 m3. Vốn đã sử dụng là 282 triệu đồng tiền mặt. Quả thật là “ Bàn tay ta làm nên tất cả, có sức người sỏi đá cũng thành cơm”.
Từ xa xưa, khi thực dân Pháp đặt chân đến đô hộ nước ta, Pháp đã có ý định xây dựng đập Phú Ninh, song có lẽ do mục đích ban đầu của người Pháp đã có ý định mở mang các đồn điền, trồng cây công nghiệp, mà việc này đã không được tiến hành. Tuy nhiên từ năm 1925 do nhu cầu nguồn
nước tuới cho đồng bằng vùng phía Bắc thị xã Tam Kỳ, mà họ đã làm con kênh dẫn nước từ thác Mui đi qua 3 xã dài hơn 30 km, đó là kênh Ba Kỳ. Kênh Ba Kỳ được hoàn thành do người Pháp ngăn 1/3 thác Mui phía tả ngạn để dẫn nước về nên có tên gọi là tên Ba Kỳ. Còn một ý kiến khác thì cho rằng, từ thác Mui nước sông chảy xuống sông Tam Kỳ nên gọi là sông Ba Kỳ. Nằm trong dãy núi Tân Lợi thuộc xã Tam Đại là đồi Đá Đen, do đặc điểm của đá vùng đất này có nhiều màu đen, mà ngọn đồi có tên gọi là đồi Đá Đen. Như các bạn đã biết vào tháng 4 năm 1946, bộ đội ta trung đoàn 31 chủ lực QKV, đã bố trí một trận đánh và tiêu diệt gọn 41 xe cơ giới của địch, trong đó có 2 xe bọc thép và nhiều vũ khí. Gần 30 năm sau vào ngày 24-3-2005 tại khu địa danh đồi Đá Đen này đã đi vào sử sách. Và ngày nay vào ngày này ở khu du lịch hồ Phú Ninh, đã tổ chức cho các đôi trai gái tụ họp về đây và tổ chức đám cưới tập thể, làm sinh động tăng thêm hào khí vùng Đá Đen này. Và tưởng nhớ các anh chị thanh niên đã ngã xuống vì đất vì quê, nếu các bạn muốn biết rõ thì vào ngày này bạn hãy đến với Phú Ninh quê tôi để được chiêm ngưỡng đám cưới thiên nhiên giữa núi rừng.
Dọc theo con đường bê tông từ đập Tư Yên nhìn lên phía trên tay phải là đồn Chóp Chài “đồi 159” hiện Tọa Lạc, tại thôn Đại An, xã Tam Đại, huyện Phú Ninh. Do ngọn đồi cao 159 mét so với mực nước biển nên mới có tên gọi là đồi 159. Điểm cao Chóp Chài được xem là những căn cứ điểm quan trọng của Mỹ-Ngụy trong chiến tranh, nhằm bảo vệ án ngữ cánh cửa phía Tây vào thị xã Tam Kỳ. Năm 1963 do phát hiện được ngọn đồi có thế hiểm trở khó lên, địch đã chọn đóng đồn ở đồi 159 để án ngữ phía Tây Nam thị xã, lúc này bộ đội ta tuy có tổ chức nhiều trận đánh lên khu đồi song không thành công. Đến năm 1965, khi Mỹ phái 3 tên biệt kích đổ xuống
vùng đất này, quân ta mới cử người theo dõi và bắt được 2 tên còn một tên chạy thoát nhưng cũng không thoát khỏi cái chết. Ngày 8-9-1964, tiểu đoàn 70 tỉnh đội Quảng Nam bất ngờ đồng loạt bao vây, nổ súng tấn công tiêu diệt quân địch tại cứ điểm, quân địch tại đây ra sức cố thủ, kêu gọi quân cứu viện nhưng trước sự tấn công quyết liệt của quân ta. Cuối cùng quân địch tại Chóp Chài đã bị tiêu diệt gọn với một tiểu đoàn quân cộng hào, phá vỡ căn cứ đồn trú án ngữ phía Tây Nam thị xã Tam Kỳ của Mỹ-Ngụy, hỗ trợ đắc lực cho các lực lượng vũ trang ở các xã huyện Bắc Tam Kỳ đánh địch, mở một vùng giải phóng làm bàn đạp thuận lợi để quân ta tổ chức các cuộc tấn công vào sào huyệt của Mỹ-Ngụy tại tỉnh lỵ Quảng Tín.
Với tầm quan trọng một thời đồi Chóp Chài và nguồn sử liệu khá phong phú hôm nay đã góp phần rất lớn trong việc giáo dục truyền thống yêu nước, đấu tranh chống xâm lược, niềm tự hào cho thế hệ trẻ huyện nhà. Cũng ngay trên mảnh đất này, nhiều trận đánh diễn ra như: trận phản kích đánh địch ở đập chính, trận đánh Mỹ ở đồi chè Đức Phú...Có rất nhiều trận đánh nhưng điều đáng tự hào nhất là đã có biết bao anh hùng ngã xuống và nay vẫn còn ở lại vì bầu trời hòa bình và thống nhất nước nhà hôm nay.
Trong thời chiến, họ đã bám đất, giữ làng, dù “một tất” cũng “không đi” “một ly” cũng “không rời”. Trong thời bình họ lại yên nghỉ với mảnh đất, gắn mình với con người Phú Ninh. Có lẽ không có sự hy sinh nào to lớn đến vậy, những cái chết đã “hóa thành bất tử”, những cái chết đã trở thành những “bài ca không thể nào quên” cho một thời lửa đạn. Nhưng ký ức đó vẫn trải qua năm tháng hoài niệm trong lòng người dân Phú Ninh.
Xuôi theo dòng Phú Ninh, chúng ta sẽ đến với mỏ nước khoáng, giữa thung lũng Chấp Trà, thuộc 2 xã Kỳ Quế, có một nguồn, còn có một mỏ
nước khoáng nóng tự nhiên, nhiệt độ nóng 900C khi ở trong lòng đất, khi chảy ra 60-700C, tốc độ chảy là 0,511/43 m3 ngày đêm. Với nhiều nguyên tố vi lượng có tác dụng chữa bệnh, kích thích tiêu hóa, sảng khoái tinh thần giúp điều trị một số bệnh về cơ khớp, gan mật và không thua bất kỳ loại nước khoáng nổi tiếng nào trên thị trường. Xưa kia khi chưa ngăn chặn đập hồ, đây là một cánh đồng rộng lớn. Để thuận tiện cho việc sản xuất,, người dân đã tiến hành đắp mương, ngăn chặn dòng nước chảy theo một dòng suối nhỏ. Nguồn nước này đang được quy hoạch nhằm đưa vào sử dụng cho hoạt động du lịch. Vừa dạo thuyền trên sông, vừa câu cá trò chuyện trên hồ, quý khách còn được đến thăm và nghỉ ngơi tại các hòn đảo. Sau khi tiến hành chặn dòng để xây dựng hồ, những đồi núi này đã trở thành những hòn đảo nổi xanh mướt, thơ mộng với những tên gọi dân dã như: đảo ông Sơ, đảo Khỉ, đảo Rùa, đảo Su, đảo 61, hố Khế, hố Ba Trăng. Nơi đây đã để lại những địa danh thật hấp dẫn và bảo tồn hàng trăm loài thực vật và dược liệu quý vô cùng, hệ động vật phong phú với nhiều loại thú quý hiếm như: sói đỏ, khỉ mặt đỏ, gấu, sơn dương, thật là hấp dẫn khi thiên nhiên đã ban tặng vùng đất này. Nơi được mệnh danh là “vùng đất vàng” vùng đất đã đi vào sử sách, thật là kỳ vĩ núi non, rừng cây chen chúc, trùng trùng, điệp điệp, nhìn từ xa những cánh rừng nguyên sinh này cũng từng đi vào thời chiến với bộ đội ta, đã từng che chở quân thù, thật là biết bao sự nguy hiểm, đối với thiên nhiên và địa thế rừng của ta “Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù” Thật là dũng mãnh, chính vì những địa hình hiểm trở của núi non hùng vĩ, sơn thủy hữu tình, phong cảnh kỳ thú. Thật là đẹp biết bao khi nói đến vùng đất Phú Ninh.
Không những thế mà ở đây có những hòn đảo tiêu biểu cho du khách khi đặt chân tới đây. Chính là đảo Su, trước kia người ta gọi là đồi Ngọc
Nha, có du khách đến hòn đảo này, bắt gặp những cánh rừng su bạt ngàn mà từ xa xưa nơi đây đã có tên gọi là đảo Su.
Bởi vì từ xa xưa khi thực dân Pháp đặt chân đến đô hộ nước ta, đã có ý định đắp đập làm sông, mở đường để vận chuyển tài nguyên thiên nhiên của ta về cho đất nước Pháp. Trong thời kỳ đó thực dân Pháp đã tiến hành khai thác thuộc địa, và mục đích ban đầu của người Pháp đã có ý định mở mang các đồn điền, trồng cây công nghiệp và không thành công và sau này một người Pháp có tên gọi là Ký Lai đã đến và trồng thí điểm cây cao su, đành phải bỏ giống và cây cao su lại trên đảo này.
Hiện nay, hồ Phú Ninh đang trở thành điểm du lịch nghĩ dưỡng khá hấp dẫn. Ngoài những địa danh đồi Đá Đen, đồi 159, mỏ nước khoáng, đảo Su còn có đập Tư Yên, Đập Tràn, hố Ba Trăng, hố Khế...Đều là những di tích lịch sử danh thắng có giá trị rất lớn của vùng.
Tình hình phát triển lượng khách đến với Hồ Phú Ninh:
Qua đánh giá tổng hợp cho thấy, khách đến với khu du lịch sinh thái Hồ Phú Ninh, ngày càng tăng. Tổng lượt khách trong giai đoạn 2001 -2004 là 78,5% năm, trong đó khách quốc tế tăng bình quân là 32%, so với khách nội địa tăng 79,1%.
Giai đoạn 2005 -2009 là 85,3% năm, trong đó khách quốc tế, tăng bình quân 45% , so với khách nội địa tăng 87,2% .
Qua những số liệu thống kê vừa qua cho ta thấy các năm đã tăng lượt khách đến với Hồ Phú Ninh ngày càng tăng rõ rệt.
2.6 Cách quản lý khu di tích Hồ Phú Ninh:
Ban quản lý chung về toàn bộ các thành phần dự án đầu tư.
Về môi trường.
Trật tự an ninh, chính trị tại khu vực Hồ cho du khách.
Về tài nguyên thiên nhiên, và động thực vật quí hiếm.
Ngoài công việc quản lý và mọi mặt và thường xuyên báo cáo, chỉ đạo phối hợp giữa các ngành có liên quan.
Tham mưu UBND huyện, xây dựng qui chế quản lý và các cơ chế khuyến khích đầu tư phát triển du lịch tại Hồ Phú Ninh.
2.7 Tình trạng được khai thác trong những năm qua:
Trung tâm khuyến ngư và phát triển giống thuỷ sản thuộc Sở Thuỷ sản Quảng Nam, hiện đang nuôi cá nước ngọt tại long hồ với sản lượng 70-80 tấn/ năm.
Công ty Xây lắp điện Quảng Nam, có nhà máy nước khoáng Phú Ninh khai thác một phần mỏ nước khoáng đóng chai nhãn hiệu Phú Ninh.
Công ty khai thác Công trình thuỷ lợi Quảng Nam, trực tiếp khai thác, khai thác Công trình thuỷ lợi Phú Ninh.
Công ty Cổ Phần LT- DV Quảng Nam khai thác du lịch với các dịch vụ: Lưu trú, thăm quan, câu cá, ăn uống và nghĩ ngơi sinh hoạt tập thể.
Ngoài ra có rất nhiều nhà đầu tư đến với du lịch Hồ Phú Ninh, để tìm hiểu cơ hội, đầu tư khai thác, nhưng một số dự án đó, không được sự phê duyệt của Ban lãnh đạo Hồ Phú Ninh.
Nhận xét:
Để tìm hiểu về đề tài Hồ Phú Ninh, sẽ giúp tôi và các bạn sinh viên, hiểu biết rõ hơn về những giá trị văn hoá lịch sử, và tiềm năng kinh tế du lịch nơi đây. Là bước đầu có điều kiện làm cơ sở, để sâu này đi sâu và nghiên cứu,
khám phá về nó, góp phần bảo vệ, phục hồi các di tích tại hồ, trong những năm qua.
Qua đó giới thiệu truyền thống lịch sử của địa phương nói chung, và Hồ Phú Ninh nói riêng đến nhân dân. Và chắc chắn rằng những giá trị lịch sử văn hóa của một vùng đất giàu truyền thống này, sẽ được bảo tồn và toả sáng, nếu khơi dậy và khẳng định được vị thế của tiềm năng mọi mặt ở nơi đây. Tạo hiệu quả kinh tế xã hội cho nhân dân trong vùng, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, ổn định kinh tế lâu dài và phục vụ an sinh xã hội.
Qua đó, tôi tìm hiểu về vùng đất Phú Ninh hôm nay, bằng sự cảm nhận của những sinh viên, mặc dù chỉ là bước đầu tìm hiểu sơ bộ, nhưng tôi tin tưởng rằng Phú Ninh sẽ được nhìn từ một khía cạnh khác, và trong tương lai, đây sẽ là địa chỉ nghiên cứu của các nhà khoa học, cũng như địa điểm du lịch nổi tiếng của Danh thắng Quốc gia Hồ Phú Ninh hôm nay.
Chương 3: Một số biện pháp nhằm phát triển du lịch tại hồ:
3.1 Cơ sở xây dựng biện pháp:
a) Chính sách xây dựng cảu nhà nước:
Chính sách của nhà nước được thể hiện qua các quyết định thông tư, từ năm 2000 đến nay, nhà nước đã cho ra nhiều thông tư nhằm thúc đẩy quá trình thực hiện thực hiện chiến lược phát triển khu du lịch lữ hành, ngành nghề nông thôn như quyết định số 132/2000/QĐ-TTG ngày 24/11/2000 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề ở nông thôn theo thông tư số 84/2002/TT-BTC ngày 26/09/2002 hướng dẫn những vấn đề về tài chính khuyến khích phát triển ngành nghề, ở nông thôn, quyết định của Bộ trưởng thương mại số 271/2003/QĐ-BTM ngày 13/03/2003 ban hành danh mục mặt hàng được hưởng tín dụng hỗ trợ xuất khẩu năm 2003. Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/07/2006 của Chính phủ về việc phát triển ngành nghề lữ hành trong đó tỉnh Quảng Nam cũng có những văn bản cụ thể hóa chủ trương của Đảng và chính phủ như quyết định số 2665/QĐ-UBND về việc phê duyệt kế hoạch đào tạo nghề thuộc dự án phát triển tỉnh Quảng Nam. Quyết định số 3921/QĐ-UBND về việc phê duyệt kế hoạch đào tạo ngành nghề để bảo tồn, khôi phục phát triển nghề du lịch sinh thái Phú Ninh, đề án phát triển công nghiệp-du lịch huyện Phú Ninh giai đoạn 2007-2015.
b) Định hướng:
Căn cứ vào các nghị định, thông tư cũng như những đề án cụ thể, đa số có thể định hướng việc biện pháp khu du lịch Phú Ninh như sau:
Tiến hành quảng bá sản phẩm du lịch sinh thái này trên mọi phương
tiện thông tin đại chúng. Để du khách thấy rõ giá trị tiềm năng của khu du lịch này và nắm bắt được những xu hướng hiện nay của hồ Phú Ninh và từ đó từng bước định hướng quy hoạch và bảo tồn phát huy những di tích tại khu vực này và tiến hành mở rộng các tour du lịch và quy mô lớn hơn.
Biện pháp phát triển khu du lịch sinh thái này theo hướng bảo vệ môi trường, đảm bảo cho khu du lịch có cảnh quan xanh, sạch đẹp. Biện pháp và phát triển khu du lịch sinh thái Phú Ninh gắn với quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn.
Bước đầu định hướng quy hoạch theo vùng, khảo sát những điểm đến, phát tuyến, mở rộng các dự trù của huyện nhà, nhằm phát triển khu du lịch địa phương.
Thuận lợi:
Khu du lịch Phú Ninh đang từng ngày từng bước phát triển trở thành ngành kinh tế quan trọng, trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của địa phương, góp phần trong tích cực trong quá trình đổi mới quê hương.
Tạo điều kiện phát triển du lịch trong mối quan hệ chặt chẽ với văn hóa gắn với phát triển du lịch và trùng tu tôn tạo các di tích và xây dựng đời sống văn hóa, thông qua việc phát huy các giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể để quảng bá giới thiệu tiềm năng du lịch.
Xây dựng môi trường du lịch lành mạnh tạo hình ảnh cho du khách, an toàn thân thiện.
Coi trọng công tác xúc tiến du lịch, quảng bá du lịch trong và ngoài nước, phải dựa vào các sự kiện văn hoá thể thao, lễ hội ở địa phương.
Thể hiện tính đa ngành, liên vùng và xã hội hoá cao trong hoạt động du lịch. tạo điều kiện phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp chính quyền.
Phát triển du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, giữ vị trí quan trọng trong quá trình thúc đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hóa của huyện nhà.
Phát triển du lịch gắn với lợi ích cộng đồng, góp phần giải quyết xoá đói giảm nghèo, cải thiện nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người dân.
Phát triển du lịch gắn với giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, kết hợp hài hoà giữa yếu tố truyền thống và hiện đại, tiếp thu những tinh hoa văn hóa thế giới, tạo điều kiện để tiếp cận và ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ vào hoạt động du lịch. Luôn phát triển đa dạng các loại hình và các điểm du lịch văn hóa lịch sử sinh thái.
Phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường tự nhiên xã hội , đảm bảo giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
*Đây chính là những yếu tố tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nhanh và bền vững, để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện nhà, tăng thu nhập cho xã hội , nâng cao đời sống nhân dân, tăng tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh của huyện, góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác, cùng nhau phát triển xã hội quê hương.
Hạn chế:
Kết quả đạt được, trong những năm qua rất quan trọng, nhưng mới ở giai đoạn khởi đầu, chưa khai thác đầy đủ thế mạnh và tiềm năng du lịch của huyện, còn bộ lộ một số mặt hạn chế cùng những khó khăn vướng mắc cần khắc phục đó là:
Do nhận thức về du lịch , tuy có bước chuyển biến đáng kể nhưng chưa nhất quán trong cộng đồng xã hội, chưa thực sự xem ngành du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế xã hội, công tác tuyên truyền trong cộng đồng dân cư chưa được chú trọng, ý thức bảo vệ cảnh quan, môi trường tài nguyên thiên nhiên, chưa được phát huy triệt để.
Nghiên cứu, kinh tế thị trường du lịch còn mang tính tự phát, chưa có một chiến lược dài hạn, chưa chủ động nguồn khách, tuyên truyền quảng bá chưa gắn với thị trường trong nước.
Hạn chế đánh cá bằng mìn tại hồ.
Khai thác rừng và vận chuyển gỗ trên sông.
Nạn phá rừng đã làm xói mòn đất và ô nhiễm môi trường.
Trách khai thác các loại động thực vật quí hiếm.
Để bảo vệ giữ gìn chung cho nhân loại.
Chính những yếu tố này đã làm ảnh hưởng hạn chế trong việc khai thác tiềm năng du lịch sinh thái trong giai đoạn hiện nay.
3.2 Một số biện pháp cụ thể:
Có thể khẳng định một điều rằng hiện nay nhu cầu đi du lịch của các nước trên thế giới ngày càng đông đảo và nhiều hơn vì vậy biện pháp nhằm phát triển du lịch tại hồ là việc làm cần thiết:
Việc phát triển khu du lịch sinh thái là việc làm rất khó, đòi hỏi nhiều tâm huyết nổ lực và phải có sự chỉ đạo tích cực cũng như sự hỗ trợ phối hợp tất cả các ngành , các cấp trên địa bàn huyện Phú Ninh và vai trò của người
dân địa phương cũng không kém phần quan trọng trong việc góp phần khôi phục biện pháp để phát triển du lịch tại quê nhà.
a) Ý thức của người dân:
Giáo dục ý thức của người dân địa phương để họ thấy được vai trò của khu du lịch và những sản phẩm truyền thống của làng quê và từ đó họ có ý muốn phát huy, giữ gìn bản chất của điểm du lịch
b) Quy hoạch:
Khẩn trương tiến hành quy hoạch chi tiết vùng, điểm của khu du lịch để triển khai đầu tư hạ tầng kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu dịch vụ, đồng thời phải có những chính sách đền bù về kinh tế cho người dân địa phương trong thời gian giải tỏa đường vào khu du lịch sinh thái.
c) Về lao động:
Bước đầu mới tiến hành đi vào hoạt động khu du lịch sinh thái này cũng là vấn đề quan tâm đối với chính quyền và lãnh đạo ở nơi đây. Hầu hết người dân địa phương cũng mong muốn có cơ hội việc làm chính mảnh đất
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TH2929.doc