Đề tài Một số chính sách phát triển thương mại ở Việt Nam trong giai đoạn chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

NỘI DUNG 2

I. THỰC TRẠNG NỀN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN NƯỚC TA 2

1. Nền nông nghiệp ở nước ta trong giai đoạn sau 1986 đến 2000 2

2. Nền nông nghiệp ở nước ta trong những năm gần đây 4

II. VAI TRÒ CỦA THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2001-2010 8

1. Thương mại nông thôn với vấn đề thúc đẩy sự phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá quy mô lớn gắn với công nghiệp chế biến và gắn với thị trường 8

2. Thương mại nông thôn với vấn đề thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp và nông thôn 11

3. Thương mại nông thôn với vấn đề thúc đẩy phân công lao động tạo công ăn việc làm trong nông nghiệp và nông thôn 13

4. Các vai trò khác 14

III. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI NÔNG THÔN 15

1. Phát triển nông nghiệp thành nền kinh tế hàng hoá có chất lượng ngày càng cao, chuyển dịch mạnh mễ cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất lớn gắn với thị trường 15

2. Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của các loại hình thương nhân trên địa bàn nông thôn 16

3. Hoàn thiện mô hình tổ chức kinh doanh thương mại trên địa bàn nông thôn 21

4. Phát triển hạ tầng cơ sở nông thôn và kết cấu hạ tầng cơ sở phục vụ thương mại nông thôn 23

5. Hoàn thiện chính sách đối với lưu thông hàng hoá và thương mại nông thôn 24

6. Quy hoạch phát triển thượng mại nông thôn 25

7. Tăng cường quản lý Nhà nước đối với thương mại và thị trường nông thôn 25

IV. MỘT SỐ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN CHUYỂN ĐỔI SANG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 26

1. Chính sách mặt hàng 26

2. Chính sách thị trường ở nông thôn nước ta 28

KẾT LUẬN 33

TÀI LIỆU THAM KHẢO 34

 

 

doc36 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3524 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số chính sách phát triển thương mại ở Việt Nam trong giai đoạn chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hia ra tổng số chia ra nông nghiệp lâm nghiệp thuỷ sản nông nghiệp lâm nghiệp thuỷ sản 1991 77977,9 63512,1 5157,4 9308,4 4,1 2,7 3,8 14,4 1992 83712,4 68820,3 5093,4 9798,7 7,4 8,4 -1,2 5,3 1993 89129,0 73380,5 5041,5 10707,0 6,5 6,6 -1,0 9,3 1994 95233,2 76998,3 5206,9 13028,0 6,8 4,8 3,3 21,7 1995 100864,7 82307,1 5033,7 13523,9 5,9 6,9 -3,3 3,8 1996 107488,9 86489,3 5630,0 15369,6 5,7 5,1 11,8 13,6 1997 114322,2 92530,2 5447,8 16344,2 6,4 7,0 -3,2 6,3 1998 118280,4 96102,7 5257,4 16920,3 3,5 3,9 -3,5 3,5 1999 126809,8 102932,9 5624,2 18252,7 7,2 7,1 7,0 7,9 2000 139717,7 112111,8 6067,6 21538,3 5,6 5,0 0,5 10,7 2001 145406,7 114616,6 6069,1 24721,0 4,1 2,2 0 14,8 Vai trò đầu tiên của thương mại thể hiện ở chỗ muốn phát triển sản xuất nông nghiệp theo hương quy mô lớn thì phải giải quyết tốt vấn đề thị trường. Trong đó thị trường đầu ra cho nông sản có ý nghĩa quyết định. Thị trường có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của nông nghiệp nông thôn. Các mặt hàng xuất khẩu cảu Việt Nam chủ yếu hiện nay bao gồm mặt hàng xuất khẩu chủ yếu Stt mặt hàng năm 2000 năm 2001 1 hải sản (Triệu USD) 1479 1800 2 gạo (nghìn tấn) 3500 3550 3 cà phê (nghìn tấn) 733 910 4 hạt tiêu nghìn tấn) 37 56,1 5 hạt điều (nghìn tấn) 34 40,9 6 cao su (nghìn tấn) 273 300 7 rau quả (Triệu USD) 213 305 8 chè (nghìn tấn) 56 58 9 lạc (nghìn tấn) 76 80 Thương mại có vai trò tích cực trong việc cung cấp các thông tin cho sản xuất, không ngừng mở rộng, đa dạng hoá các kênh lưu thông, sử dụng các biện pháp kích cầu ..để tạo thị trường tiêu thụ nông sản ổn định trong nước Cùng với việc mở rộng thị trường trong nước, thương mại tích cực tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu cho nông sản việt nam, vì dù thị trường nội địa có được mở rộng nhưng vấn không thể tiêu thụ hết số lượng nông sản “dư thừa” ngày càng nhiều Thương mại còn cung cấp những yếu tố đầu vào cho sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả và sức canh tranh của nông sản việt nam trên thị trương trong nước và quốc tế 2. Thương mại nông thôn với vấn đề thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp và nông thôn Trước năm 1986 cơ cấu kinh tế nông nghiệp vào nông thôn nước ta rất lạc hậu Kinh tế nông nghiệp chủ yếu dựa vào trồng trọt. Trong trồng trọt chủ yếu là trồng lúa và các cây lương thực. Chăn nuôi kém phát triển, trong chăn nuôi chủ yếu là nuôi lợn, trâu bò, gia cầm. Phần lớn các cây trồng vật nuôi đều có năng suất, chất lượng thấp, quy mô nhỏ mang nặng tính tự cấp tự cấp , tỷ suất hàng hoá rất thấp. Kinh tế nông thôn nặng về nông nghiệp, công nghiệp nông thôn phát triền chậm nhất là nông nghiệp chế biến nông sản, lâm sản, thuỷ sản vừa thiếu vừa lạc hậu. Nghành nghề nông thôn ngày càng bị mai một, dịch vụ nông thôn kém phát triến Cải cách kinh tế và mở cữa hội nhập kinh tế thế giới đã đưa đến sự thay đổi to lớn đối với thị trường và sự phát triển thương mại nông thôn Trong những năm gần đây sức mua trên thị trường nội địa tăng do thu nhập dân cư không ngừng tăng lên thị trường nứơc ngoài ngày càng được mở rộng nhờ mở của hội nhập. Thương mại trong nước phát triển và các hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng được tăng cường làm cho sản xuất nông nghiệp đã có thay đổi to lớn nhiều vùng sản xuất nông nghiệp tập trung gắn với công nghiệp chế biến như: lúa gạo ỏ đồng bằng Sông Cửu Long, đồng bằng Sông Hồng, mía đường ở miền trung, Đông Nam Bộ, chè ở trung du miền núi phía bắc, cao su ở Đông Nam Bộ, cà phê, hạt điều ,hạt tiêu ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, nuôi trồng thuỷ sản ở nhiều tỉnh ven biển ..Sản xuất đã hướng vào và ngày càng gắn với thị trường làm cho cơ cấu sản xuất nông nghiệp trở nên đa dạng và quy mô sản xuất ngày càng tập trung Ngành công nghiệp chế biến được chú trọng phát triển, các ngành chế biến và bảo quản lương thực, chế biến mía đường, chế biến cà phê, chè ,cao su, các loại đồ uống, chế biến thịt sữa và thức ăn chăn nuôi ,chế biến và bảo quản rau quả ,gỗ, lâm sản, chế biến thuỷ hải sản ..tạo ra một mạng lưới công nghiệp chế biến rộng khắp nông thôn. Công nghiệp chế biến nông, lâm sản gắn vùng nguyên liệu với công nghệ tiến bộ ra đời và ngày càng phát triển để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu Các nghành công nghiệp khắc phục nông nghiệp như :cơ khí chế tạo và sữa cộng cụ lao động phân bón thuốc bảo vệ thực vật ..vật tư phục vụ nông nghiệp cũng có điều kiện phát triển Các làng nghề truyền thống ngành nghề ở nông thôn được khôi phục và phát triển Các nghành dịch vụ ở nông thôn được củng cố những dịch vụ mới như dịch vụ cung ứng vật tư ,dịch vụ kỹ thuật cây trồng vật nuôi ,dịch vụ cơ khí nông thôn, dịch vụ tà chính, tín dụng nông thôn bước đầu được phục hồi và phát triển đã góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng giảm tỷ trọng cho sản xuất nông nghiệp, tăng tỷ trọng các nghành công nghiệp dịch vụ ở nông thôn Mặc dù có nhiều biến đổi to lớn so với trước đến nay cơ cấu kinh tế nông nghiệp vẫn còn lạc hậu tỷ trọng trồng trọt sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn (80%) chăn nuôi còn kém phát triển sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp vẫn xảy ra hết sức chậm chạp ví dụ tỷ lệ chăn nuôi tron sản xuất nông nghiệp 1990 là 17,9% đến năm 1995 chỉ tăng được 1% là 18,9% Xuất khẩu thời kỳ 1996-2000 mặc dù tăng gấp 3 xong cơ cấu sản phẩm xuất khẩu rất ít thay đổi, tỷ lệ xuất khẩu thô còn rất cao năm 2000 tỷ lệ này là 50% Công nông nghiệp phảttiển chậm,ngành nghề dịch vụ nông thôn chưa có sự thay đổi cơ bản. Điều đó đòi hỏi thương mại cần phải bám sát thị trường trong nước và thị trương nước ngoài, cung cấp những thông tin cần thiết cho sản xuất, có biện pháp thiết thực thúc đẩy kinh tế nông nghiệp và nông thôn phát triển có hiệu quả, gắn với kinh tế thị trường cho nền kinh tể nông nghiệp nông thôn có những biến đổi cơ bản nhằm đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn 3. Thương mại nông thôn với vấn đề thúc đẩy phân công lao động tạo công ăn việc làm trong nông nghiệp và nông thôn Phân công lao động là điều kiện tiền đề cho sự tồn tại và phát triển thương mại nông thôn, ngược lại sự phát triển của thương mại góp phần mạnh mẽ thúc đẩy quá trình này. Theo số liệu thống kê năm 2000 thì tổng số lao động cả nước là 38,6 triệu người trong đó có khoảng 30 triệu làm việc ở vùng nông thôn chiếm tỷ trọng 70% tổng số lao động chung. Tổng số lao động nông nghiệp và nông thôn khoảng 30 triệu, có khoảng 22 triệu lao động nông nghiệp, 8 triệu lao động phi nông nghiệp, nghĩa là lao động nông nghiệp chiếm đại bộ phận lao động trong cơ cấu lao động nông thôn. Hiện nay lao động trong nông nghiệp chủ yếu là lao động thủ công làm theo kinh nghiệm truyền thống, số lao động qua đào tạo rất thấp khoảng 8%. Đát đai ít, dân số nông thôn đông và ngày càng tăng làm cho lực lưỡng lao động dư thừa gia tăng này gây áp lực rất lớn ở nông thôn, đặc biệt là các đồng bằng đông dân. Theo số liệu điều tra thì có khoảng 30% thời gian lao động chưa được sử dụng ở nông thôn, tỷ lệ này tương đương với 7-8 triệu lao động ở nông thôn hiện nay còn thiếu việc làm Phát triển thương mại mạnh mẽ sẽ tạo điều kiện mở rộng thị trường trong nước và quốc tế cho việc mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp, tạo ra nhiều công ăn việc làm trong các ngành trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản .. Đẩy mạnh xuất khẩu kéo theo sự phát triển nhiều nghành công nghiệp chế biến, công nghiệp phục vụ nông nghiệp .. làm gia tăng đáng kể số lượng công ăn việc làm trong những nghành này. Phát triển thương mại cũng góp phần củng cố và phát triển các làng nghề truyền thống, nghành nghề và dịch vụ nông thôn, trong đó cần nhấn mạnh tới việc phát triển du lịch sinh thái, du lịch nông thôn và các nghành dịch vụ khác thu hút nhiều lao động đó là hướng rất quan trọng trong việc giải quyết công ăn việc làm và lao động dư thừa trong nông nghiệp và nông thôn ngày nay Tất cả những điều đó đưa đến việc thúc đẩy phân công lao động trong nông nghiệp và nông thôn theo hướng tăng tỷ lệ lao động công nghiệp, nghành nghề, dịch vụ và nông thôn giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp, thực hiện việc đa dạng hoá và chuyên môn hoá lao động sâu sắc trong nông nghệp và nông thôn 4. Các vai trò khác Sự phát triển thương mại nông thôn còn có vai trò quan trọng đối với nâng cao thu nhập của nông dân và dân cư nông thôn góp phần xoá đói giảm nghèo, rút ngắn khoảng cách chênh lệnh và phát triển giữa thành thị và nông thôn. Phát triển thương mại nông thôn còn có vai trò to lớn trong việc cải thiện mức sống và chất lượng cuộc sống của nông dân và cư dân nông nghiệp, góp phần xây dựng con người mới, xây dựng nông thôn văn minh, dân chủ, đoàn kết, lành mạnh, hiện đại, bảo vệ tốt môi trường sinh thái III. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI NÔNG THÔN 1. Phát triển nông nghiệp thành nền kinh tế hàng hoá có chất lượng ngày càng cao, chuyển dịch mạnh mễ cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất lớn gắn với thị trường Phát triển sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn để tạo ra lực lưỡng hàng hoá dồi dào cung câps cho nhu cầu tiêu dùng trong nước, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và hàng hoá xuất khẩu. Phát triển sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn cũng là điều kiện nâng coa thu nhập của nông dân và dân cư nông thôn, đưa thu nhập dân cư nông thôn ngang bằng với mức thu nhập chung của xã hội, trên cơ sở đó nâng cao sức mua của dân cư nông thôn. Đó chính là cơ sở mở rộng thị trường nông thôn và là tiền đề quan trọng cho sự phát triển thương mại nông thôn Sản xuất nông nghiệp phải phát huy được các lợi thế so sánh của từng vùng. Phải căn cứ vào nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu để phát triển theo hướng đa dạng hoá sản phẩm, đi nhanh vào những sản phẩm mà ta có khả năng và thị trường thế giới đang cần. Muốn vậy phải dự báo xu hướng tiêu dùng nông sản trong nước và nhu cầu hàng hoá trên thị trường thế giới để xác định cơ cấu sản xuất nông nghiệp tối ưu. Thị trường nông sản thô (không qua chế biến ) không có tương lai đáng kể ngay cả đối với những mặt hàng chúnh ta đang có lợi thế như gạo, cà phê...Cần phát triển nhanh chóng công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản. Việc chuyển hướng sang chế biến nông sản là phương hướng chiến lược để đưa kinh tế nong thôn đi lên kinh tế hàng hoá sản xuất lớn. Công nghiệp chế biến nông lâm hải sản trước hết cần hướng vào phục vụ xuất khẩu. Cần phải xây dựng các cơ sở chế biến, áp dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại của thế giới để tăng chất lượng và sức canh tranh sản phẩm Việt Nam trên thị trường quốc tế. Nghiên cứu sự chuyển dịch nhu cầu tiêu dùng của thị trường nội địa để phát triển cơ sở chế biến quy mô nhỏ là hình thức thích hợp và phổ biến với nhiều khu vực nông thôn, để tạo ra các sản phẩm đa dạng giá thành hạ phù hopự với như cầu tiêu dùng của dân cư trong nước. Phát triển các ngành công nghiệp phục vụ sản xuất nông nghiệp ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp khác là những sử dụng nhiều lao động ở các vùng nông thôn để tạo việc làm và giải quyết vấn ddề dư thừa lao động ở nông thôn. Phát triển tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề, đặc biệt là các làng nghề truyền thống ở nông thôn nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng trong nước. Kết hợp sản xuất những mặt hàng có sắc thái vùng, chất lượng và hàm lượng công nghệ, văn hoá nghệ thuật cao để phục vụ cho xuất khẩu và nhu cầu khách du lịch. Củng cố mở mang du lịch nông thôn, phát triển thêm những ngành nghề mới một mặt tạo thêm việc làm mặt khác tăng nhanh thu nhập và naang cao đời sống của dân cư nông thôn 2. Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của các loại hình thương nhân trên địa bàn nông thôn a. Sắp xếp lại và đổi mới hoạt động thương mại nhà nước trên địa bàn nông thôn Chuyển sang nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế nhà nước do chưa chuyển đổi kịp với yêu cầu của cơ chế thị trường nên kinh doanh còn thiếu năng động, thói quen bao cấp, buôn bán theo mệnh lệnh hành chính còn rất nặng, chưa quen hạch toán lỗ lãi.. Vì vậy hiệu quả kinh doanh thấp, thị phần giảm, địa bàn hoạt động ngày càng bị co hẹp. Trên địa bàn nông thôn hoạt động thương mại của các doanh nghiệp nhà nước rất yếu ớt, nhiều địa bàn quan trọng, lĩnh vực lưu thông quan trọng bị bỏ trống, không thể hiện vai trò chủ đạo hướng dẫn đối với thương mại và thị trường. Vì cậy củng cố và xây dựng lại vai trò và vị trí hoạt động thương mại thuộc kinh tế nhà nước, trong đó có các doanh nghiệp thương mại nhà nước là hết sức cần thiết. Cần phải tổ chức sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước trong đó các doanh nghiệp thương mại nhà nước, DNNN cần thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong việc kinh doanh lúa gạo, phân bón... Phát triển chế biến nông lâm thuỷ sản, quy mô lớn, yêu cầu kỹ thuật cao, vốn lớn. Liên kết kinh tế có hiệu quả với các hộ nông dân và hợp tác xã, giữ vai trò chủ yếu trong việc cung ứng các loại vật tư đầu vào thiết yếu và tiêu thụ nông sản đầu ra trong nông nghiệp. Ngoài các doanh nghiệp nhà nước cần tập trung thực hiện những việc khác mà các thành phần kinh tế khác chưa làm được, hỗ trợ các thành phần kinh tế khác cùng phát triển. Theo đề án của bộ thương mại: hệ thống thương mại nhà nước nói chung sẽ được tổ chức lại theo các nhóm: + Nhóm Tổng công ty, tập đoàn, hãng, công ty “mẹ”, công ty”con” chuyên doanh theo mặt hàng hoặc nhóm hàng trên phạm vi thị trường cả nước + Nhóm Tổng công ty, tập đoàn, hãng, công ty “mẹ”, công ty”con” chuyên doanh xuất nhập khẩu ở các đô thị lớn. + Nhóm tổng công ty, công ty tổng hợp hoặc chuyên doanh chủ yếu kinh daonh hàng vật tư nông nghiệp và hàng nông sản ở các thành phố thị xã. Đổi mới hệ thống tổ chức và hoạt động thương mại nhà nước ở thị trường nông thôn( từ huyện đến xã) thực chất là sắp xếp và củng cố mạng lưới chân rết của các tông công ty, công ty thương mại, nhất là các cơ sở knh daonh trực thuộc công ty vật tư nông nghiệp và nông sản đóng ở địa bàn thành phố và thị xã chuyên hoạt động lưu thông hàng hoá phục vụ nông nghiệp và nông dân. Ở các vùng đồng bằng việc củng cố và phát triển thương mại nhà nước cần tập trung theo hướng sau: + Duy trì mở rộng mạng lưới cơ sở kinh daonh ( chi nhánh, cữa hàng) của các tổng công ty, công ty chuyên doanh theo mặt hàng hoặc nhóm hàng xuyên cả nước, đặt tại các đô thị lớn, bố trí lại các cơ sở kinh doanh này tại các trung tâm thương mại thị trấn và cụm thương mại thị tứ + Duy trì một số đơn vị thương mại nhà nước chuyên kinh doanh một số mặt hàng như dược phẩm, dụng cụ y tế, sách và thiết bị trường học... tại các khu vực thị trấn. + Lựa chọn sắp xếp lại sát nhập các cơ sở kinh doanh hiện có các chi nhánh, cửa hàng hoặc công ty con (đối với những huyện nông nghiệp trọng điểm, huyện có kinh tế nông thôn phát triển) đặt tại thị trấn. Những chi nhánh cửa hàng công ty con này sẽ trực thuộc các tổng công ty, công ty ở thành phố và thị xã. Mỗi chi nhánh, cửa hàng nói trên sẽ có mạng lưới điểm cữa hàng mua bán tại các thị tứ hoặc cụm xã. Chức năng chủ yếu của thương mại nhà nước ở thị trấn và thị tứ là thông qua hợp đồng 2 chiều , hợp đồng đầu tư sản xuất và bao tiêu sản phẩm, hợp đồng gia công nông sản hàng hoá, hợp đồng cung ứng trước mua thu sau...để phát huy vai trò đối tác với nông dân, đối trọng với các thành phần kinh tế khác, thực hiện việc định hướng, điều tiết, chi phối và thúc đẩy thị trường nông thôn đảm bảo cung ứng vật tư đầu vào thiết yếu cho sản xuất và tiêu thụ những nông sản chủ lực cho nông dân. Về tổ chức lại thương mại nhà nước theo mô hình một doanh nghiệp: công ty thương mại nhà nước đặt tại địa bàn thành phố, thị xã. Cửa hàng đặt tại thị trấn, Mạng lưới điểm mua bán đặt tại các thị tứ, cụm xã. Cũng có thể tổ chức theo mô hình nhiều doanh nghiệp: mỗi tỉnh có thể có thể tổ chức thành một số doanh nghiệp thượng mại phục vụ miền núi, mối doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn liên huyện hoặc một huyện. Đối với địa bàn miền núi thương mại nhà nước cần tiếp tục mở rộng lưới mua bán trực tiếp đến cụm xã và trong điều kiện có thể phấn đấu phát triển mạng lưới đến xã. Các điểm mua bán này phải gắn với chợ hoặc phải nằm trong các quy hoặch chợ. Chú trọng việc phát triển cac địa lý nhằm phục vụ nhu cầu của sản xuất và đời sống gần hơn và sát hơn với dân cư miền núi. b. Đối với thương mại thuộc thành phần kinh tế tập thể Hiện nay nhà nước chủ trương khuyến khích hỗ trợ và tạo điều kiện phát triển kinh tế hợp tác và họp tác xã trên cơ sở liên kết hợp tác tự nguyện giữa các hộ, các trang trại bằng nhiều hình thức, nhiều quy mô, nhiều cấp độ đa dạng để nâng cao hiệu quả kinh tế hộ và kihn nông thôn. ở nông thôn việc thành lập các hợp tác xã thượng mại- dịch vụ là đòi hỏi khách quan do nhu cầu hợp tác của hộ gia đình, các trang trại trong sản xuất kinh doanh. Các hợp tác xã thương mại, dịch vụ tự quyết định hình tức tổ chức và nội dụng kinh daonh phù hợp với điều kiện khả năng của từng nơi và quy định của luật pháp Có thể tổ chức theo 3 loại hình sau: Các hợp tác xã đưa chức năng không phụ thuộc vào địa giới hành chínhhoạt động chủ yếu là dịch vụ phục vụ sản xuất như : cungg ứng các yếu tố đầu vào phục vụ sản xuất của kinh tế hộ, kinh tế trang trại, cơ sở san xuất tiểu thủ côn nghiệp và các làng nghề truyền thống. Hỗ trợ xã viên trong việc tìm kiếm thị trường. Trực tiếp tổ chức hoặc liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp thương mại nhà nước, các hợp tác xã nhà nước, doanh gnhiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể để tiêu thụ hàng hoá cho xã viên. Ngoài ra tuỳ điều kiệ cụ thể và khả năng các hợp tác xã có thể thực hiện các chức năng khác. Các hợp tác xã kinh doanh thương mại: với hoạt động chính là làm đại lý cho các doanh gnhiệp nhà nước và liên hợp tác xã thượng mại, bán lẻ vật tư nông nghiệp như phân bón, xăng dầu... đaị lý hoặc trực tiếp bán lẻ một số mặt hàng thiết yếu phục vụ dân cư nôn thôn, tổ chức hoặc phối hợp với thương lái, đầu nậu trong thu mua nông sản hàng hoá, tố chức chế biến với quy mô nhỏ chủ yếu là sơ chế nhằm bảo quản tạm trữ và gia tăng giá trị hàng hoá nông sản Liên hiệp hợp tác xã thượng mại có thể thành lập ở huyện lị, thị trấn, nơi có kinh tế hộ , kinh tế trang trại và các làng nghề tủ công đã phát triển. Sự hình liên hợp tác xã thượng mại trên cơ sở nhu cầu liên kết giữa các hợp tác xã trên cùng một địa bàn để tập trung nguồn lực nhằm mở rộng kinh doanh và kinh doanh hiệu quả. Liên hiệp hợp tác xã thượng mại có trách nhiệm hỗ trợ,giúp đỡ các hợp tác xã thành viên về nguồn hàng và thị trường. Ngoài ra liên hợp tác xã thương mại còn trực tiếp tổ chức kinh doanh, là đầu mối thu mua nông sản của các hợp tác xã và các trang trại. Tổ chức các cơ sở chế biến, bảo quản nông sản với quy mô vừa và nhỏ và là đầu mối phân phối vật tư nông nghiệp và hàng công nghiệp tiêu dùng. ở khu vực nông thôn và miền núi nên phát triển các hợp tác xã kinh doanh tổng hợp vừa kết hợp việc thu mua nông sản, lâm sản của kinh tế hộ, kinh tế trang trại vưa mở rộng các hình thức bán lẻ kinh doanh ở trung tâm các cụm xã trong các chợ ở khu vực biên giới, khu kinh tế cữa khẩu, khu du lịch. những nơi chưa có điều kiện nên thành lập hợp tác ở mức độ thấp như tổ hợp tác mua bán chung hoặc mua chung bán riêng hoặc các tổ dịch vụ để hỗ trợ nhau trong sản xuất và phục vụ đời sống c. Với các loại hình thương mại tư nhân Nhà nước khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển sản xuất, kinh doanh các ngành nghề đa dạng. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để kinh tế hộ, kinh tế trang trại phát triển để sản xuất hàng hoá với quy mô ngày càng lớn hơn. Đôiư với loại hình thương mại tư nhân nhà nước khuyến khích phát triển cácc doanh nghiệp vừa và nhỏ, các đại lý mua bán và các hộ cá thể trên địa bàn nông thôn Trong những năm gần đây thương mại tư nhân tăng đáng kể, kinh doanh linh hoạt họ đi sâu vào mọi ngóch ngách của đời sông nông thôn phục vụ cho sản xuất tiêu dùng . Tuy nhiên thương mại tư nhân phát triển và có những mặt tiêu cực và vậy cần định hướng hoạt động đối với loại hình thương nhân này. Kinh tế thương nhân là lực lưỡng quan trọng có khả năng thu hút nhiều lao động, tăng năng lực chế biến, tiêu thụ nôn sản, dịch vụ kỹ thuật và đời sống nông thôn. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ phù hợp và bình đẳng với các thành phần kinh tế khác Đối với các doanh nghiệp kinh doanh vừa và nhỏ, các hộ kinh doanh cá thể ở thị trường nông thôn còn có các chính sách kiên kết, hợp tác biến lực lưỡng này thành các vệ tinh cho thương mại nhà nước trong các khâu thu mua nông sản và khâu bán lẻ vật tư nông nghiệp và hàng tiêu dùng công nghiệp trên địa bàn nông thôn 3. Hoàn thiện mô hình tổ chức kinh doanh thương mại trên địa bàn nông thôn Thị trường nông thôn là 1 địa bàn rộng lớn, nhưng mật độ hoạt động thương mại thưa thớt so với thành thị, là địa bàn hoạt động của mạng lưới thương nhân đông đảo và đa dạng về loại hình tổ chức cũng như về thành phần kinh tế trong đó chủ yếu là thương nhân quy mô nhỏ. Mạng lưới thương nhân trên địa bàn nông thôn bao gồm: a. Mạng lưới các doanh nghiệp sản xuất chế biến và lưu thông thuộc mọi thành phần kinh tế Các doanhgnhiệp này có các chi nhánh, cữa hàng, điểm mua bán, các cơ sở sơ chế, phân loại bảo quản chế biến, hệ thống bến bãi kho cơ sở và kho trong chuyên đặt tại thị trấn, thị tư.Mạng lưới kinh doanh của các doanh nghiệp này đong vai tro nòng cốt trong việc thu mua, tập trung nông sản để cung ứng cho bán buôn, cho công nghiệp chế biến, cho thị trường thành thị xuất khẩu. Cũng như cơ vai trò quan trọng trong việc phân phát vật tư nông nghiệp, hàng công nghiệp tiêu dùng cho hệ thống bán lẻ tới ác hộ nông dân. b. Mạng lưới kinh doanh thương mại của các hợp tác xã với quy mô và cấp độ khác nhau Mạng lưới này hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực đầu vào, đầu ra và dịch vụ kỹ thuật cho kinh tế hộ kinh tế trang trại và sinh hoạt của dân cư nông thôn c. Mạng lưới chợ nông thôn Chợ tồn tại lâu đời và hiện nay rất phát triển và rất đa dạng về chủng loại. Căn cứ vào khu vực tiêu thụ cơ chợ thành thị và chợ nông thôn Sự phát triển nhanh chóng của chợ nông thôn có tác dụng to lớn với việc thúc đẩy và hướng dẫn sự phát triển của sản xuất tăng nhanh và làm sống động lưu thông hàng hoá đáp ứng nhu cầu tiêu tụ đa dạng và nhiều mặt của dan cư nông thôn Ngoài ra sư phát triển của chợ còn thúc đẩy tốc độ xây dựng cácthị trấn nhỏ, một số chợ trở thành trung tâm hoạt động kinh tế của 1 vùng, nơi vui chơi giải trí văn hoá quần chúng, và điểm du lịch hấp dẫn ... Nước ta có khoảng 4000 chợ, riêng khu chợ nông thôn có khoảng 3600 chợ xã, liên xá thỉtấn và thị tứ, không kể tới hàng ngàn chợ quy mô nhỏ của thôn và liên thôn. ỏ miền núi và vùng biên giới, vùng sâu vùng xa có vai trò của chợ càng đặc biệt quan trọng Xây dựng và phát triển mạng lưới chợ nông thôn cần lấy chợ thị trấn làm trung tâm, mà vệ tinh xung quanh nó là các chợ thị tứ làm nòng cốt. Bên cạnh đó còn có các chợ bán buôn nông sản và vật tư nông nghiệp, các chợ đầu mối, chợ đấu giá... Ngoài ra còn có các chợ đặc thù như chợ chuyên mặt hàng nông sản, chợ trên sông, chợ cữa khẩu, chợ biên giới... Phù hợp với tính chất và trình độ của nước ta. Chợ hiện đang và sẽ trở thành loại hình tổ chức kinh doanh thương mại phổ biến và chủ yếu ở thị trường nông thôn d. Mạng lưới tư thương, những người bán buôn nhỏ, kể cả hộ nông dân vào sản xuất vừa kinh doanh thương mại Mạng lưới tư thương, những người bán buôn nhỏ, kể cả hộ nông dân vào sản xuất vừa kinh doanh thương mại có mặt ở khắp các nơi trên địa bàn nông thôn, kinh doanh đa dạng, linh hoạt và rất năng động. Có vai trò rất quan trọng trong việc thoã màn nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của dân cư nông thôn. Theo đề án phát triển thương mại nông thôn bọ thượng mại hướng xây dựng mô hình tố chức thương maị nông thôn, hình thành theo 2 cấp, được tạo thành bới 2 tổ hợp thương mại nông thôn là trung tâm thượng mại dịch vụ thị trấn và cụm thương mại dịch vụ tứ thị. Ccác tổ hợp thượng mại này lấy chợ làm tâm điểm, xoay quanh chợ là các công ty, chi nhánh, cữa hàng, điểm mua bán, cơ sở sản xuất, đơn vị đại lý... Theo hướng này mạng lưới kinh doanh và các hệ thống thương nhân trên thị trường nông thôn cần được định hướng và tạo mọi điều kiện thuận lợi để bố trí, quy tụ lại ở các cụm xã, thị tứ. Chúng sẽ phat triển thành các cụm thượng mại dịch vụ hoạt động như những vệ tinh trong mối quan hệ tương tác và chi phối các trung tâm thương mại dịch vụ tại các thị trấn với quy mô và trình độ cao hơn Mô hình tổ chức này sẽ thúc đẩy sự liên kết chặt chẽ và trực tiếp giữa thượng mại với sản xuất nông nghiệp, giữa thương nhân và hộ gia đình nông dân nhằm giải quyết mối quan hệ giữa chế biến, tiêu thụ nông sản với cung ứng vật tư hàng công nghiệp tiêu dùng và dịch vụ phục vụ sản xuất, đời sống nhằm mở rộng và phát triển thị trường nông thôn Các doanh nghiệp nhà nước trong đó các doanh gnhiệp thương mại nhà nước thôn qua hệ thống trực thuộc của mình tại cácc trung tâm thương mại dịch vụ thị trấn, tại các cụm thương mại dịch vụ thị tứ. Phát huy vai trò đối trọng, hướng dẫn với các chủ thể sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế khác để thị trường nông thôn phát triển ổn định và lành mạnh 4. Phát

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKTCT (221).doc
Tài liệu liên quan