Đề tài Một số công tác để thực hiện tổ chức quản lý, dạy nghề và tạo việc làm cho người sau cai nghiện tại Thành Phố Hồ Chí Minh

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 3

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 3

1. Tổng quan về tình hình nghiện ma túy ở Việt Nam. 3

1.1. Các khái niệm liên về ma túy. 3

1.1.1. Ma túy 3

1.1.2. Nghiện ma túy và đôi nét về lịch sử nghiện ma túy ở Việt Nam. 4

1.2.3 Người nghiện ma túy. 9

2. Công tác phòng chống ma túy ở nước ta. 9

2.1.Về công tác giảm cung ma túy. 10

2.2. Công tác giảm cầu ma túy. 11

2.3. Công tác giảm hại ma túy. 17

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC QUẢN LÝ, DẠY NGHỀ VÀ TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI SAU CAI NGHIỆN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 18

1. Sự cần thiết tổ chức quản lý, dạy nghề và tạo việc làm cho người sau cai nghiện. 18

1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh. 18

1.1.1. Đặc điểm kinh tế: 18

1.1.2. Đặc điểm xã hội: 19

1.2. Thực trạng về tình hình nghiện ma túy và công tác cai nghiện tại thành phố Hồ Chí Minh. 20

1.2.1. Tình hình nghiện ma túy trên địa bàn Thành phố. 20

1.2.2. Hạn chế công tác cai nghiện phục hồi đến năm 2002. 21

2. Cơ sở pháp lý của công tác tổ chức, quản lý, dạy nghề và tạo việc làm cho người sau cai nghiện tại Thành phố Hồ Chí Minh. 22

2.1. Sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và các bộ ngành trong việc thực hiện NQ16 23

2.2. Sự quan tâm, kiểm tra giám sát thực hiện của Ủy ban nhân dân Thành phố. 25

 

3. Một số kết quả về công tác tổ chức quản lý, dạy nghề và đào tạo việc làm cho người sau cai nghiện tại TP.HCM 26

3.1. Tại các Trung tâm chữa bệnh giáo dục- lao động xã hội 26

3.1.1. Tiếp nhận và Tổ chức quản lý, dạy nghề và tạo việc làm cho người sau cai nghiện 27

3.1.2. Công tác dạy nghề 28

3.2.3. Tổ chức việc làm cho người sau cai nghiện 30

3.1.3. Công tác dạy văn hóa 33

3.1.4. Một số hoạt động bổ sung việc tổ chức quản lý, dạy nghề và tạo việc làm cho người sau cai nghiện. 35

3.2. Tại các doanh nghiệp sử dụng lao động sau cai nghiện 41

3.2.1. Tình trạng việc làm 41

3.2.2Về tiền lương và thu nhập 42

3.2.3.Hợp đồng lao động 44

3.2.4. Một số yếu tố khác ảnh hưởng quá trình làm việc của người lao động 45

3.2.5. Về phía các doanh nghiệp sử dụng lao động sau cai nghiện 47

4. Nhận xét đánh giá và bài học kinh nghiệm. 48

4.1 Những mặt làm được 48

4.2. Khó khăn, vướng mắc: 49

4.3. Đánh giá chung. 49

4.4. Bài học kinh nghiệm. 52

CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG MỤC TIÊU VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ 54

1. Phương hướng, nhiệm vụ. 54

1.1 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động 54

1.2. Tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm. 55

2. Mục tiêu 56

3. Kiến nghị 56

KẾT LUẬN 58

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 60

 

 

doc64 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3028 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số công tác để thực hiện tổ chức quản lý, dạy nghề và tạo việc làm cho người sau cai nghiện tại Thành Phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thường chích thẳng vào tĩnh mạch, chất gây nghiện đã tác động và lưu lại trong vùng khoái cảm của não bộ. Muốn cai nghiện hoàn toàn phải loại bỏ vùng khoái cảm đó trong não bộ, đó là việc không thể thực hiện, trừ một số đối tượng thật sự có ý chí cao và được sự giúp đỡ tận tình của cộng đồng thì mới thắng được sự thèm khát ấy. - Thêm vào đó, bọn tội phạm buôn bán ma túy vẫn hiện diện khắp nơi, cung cấp hàng chục kg heroin thì rất khó ngăn chặn tình trạng tái nghiện cũng như ngăn ngừa những đối tượng mới mắc nghiện. - Chưa chú ý đến hướng nghiệp, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện nên khi trở lại cộng đồng dễ bị tái nghiện. - Công tác quản lý người sau cai nghiện chưa chặt chẽ, đối tượng không có việc làm ổn định cuộc sống nên quay trở lại với ma túy. Cơ sở pháp lý của công tác tổ chức, quản lý, dạy nghề và tạo việc làm cho người sau cai nghiện tại Thành phố Hồ Chí Minh. Xuất phát từ thực tế trên, theo tờ trình của Chính phủ, tại kỳ họp 3, Quốc hội khoá 11 đã thông qua Nghị Quyết số 16/2003/QH11 (gọi tắt là NQ 16) “Về thực hiện thí điểm về tổ chức quản lý, dạy nghề và tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma tuý ở TPHCM và một số tỉnh, thành phố khác trực thuộc Trung ương”. Nghị quyết 16 đề cập đến các nội dung chủ yếu sau: Giao Chính phủ chỉ đạo Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh thành phố khác trực thuộc Trung Ương thực hiện thí điểm tổ chức quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện ma túy, chuẩn bị các điều cần thiết để tái hòa nhập cộng đồng. Quy định các đối tượng được áp dụng các biện pháp tổ chức quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm. Thời gian áp dụng là từ 1 – 2 năm, trường hợp cần thiết có thể kéo dài nhưng không quá 3 năm Chính phủ xem xét phê duyệt Đề án tổ chức quản lý, dạy nghề và tạo việc làm của Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh thành phố khác trực thuộc Trung ương. Trong đó cũng quy định cụ thể sự phối hợp thực hiện của các bộ, ngành và các đơn vị liên quan. 2.1. Sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và các bộ ngành trong việc thực hiện NQ16 Để thực hiện tốt NQ16, Đảng và Nhà nước tiếp tục quan tâm, tăng cường việc chỉ đạo thông qua việc ban hành các văn bán pháp luật như sau: a - Chính phủ cũng ban hành Nghị định số 146/2004/NĐ-CP ngày 17/4/2004 quy định thủ tục, thẩm quyền quyết định đưa người vào cơ sở quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện ma túy. Nghị định này bao gồm 4 chương, 26 điều, quy định cụ thể các đối tượng áp dụng vào các cơ sở biện pháp đưa vào cơ sở dạy nghề và giải quyết việc làm tại điều 2 của Nghị quyết: - Người đã kết thúc thời gian cai nghiện tập trung tại các cơ sở cai nghiện bắt buộc, theo quy định tại điều số 28 của Luật phòng chống ma túy đủ 18 tuổi mà tự nguyện vào cơ sở dạy nghề và giải quyết việc làm. - Người đã kết thúc thời gian cai nghiện tập trung không tự nguyện vào các cơ sở dạy nghề và giải quyết việc làm nhưng có khả năng tái nghiện cao nếu được đưa trở lại cộng đồng. Người có khả năng tái nghiện cao là những người: Đã bị cai nghiện bắt buộc tại trung tâm Chữa bệnh- Giáo dục – Lao động xã hội từ lần thứ hai trở lên. Trong thời gian cai nghiện có hành vi vi phạm nội quy của trung tâm, bị thi hành kỷ luật lần thứ hai trở lên. Không có cam kết của gia đình, cơ quan, đơn vị doanh nghiệp, nhà trường về việc đảm bảo việc tiếp tục trở lại cộng đồng. b - Trình Quốc hội cho phép áp dụng một số chế độ ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp cho các cơ sở và doanh nghiệp sử dụng lao động là người sau cai nghiện trong thời gian thực hiện NQ16. Về vấn đề này, Thường trực Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách và Uỷ ban các vấn đề xã hội của Quốc hội với đề nghị của Chính phủ về việc cần thiết áp dụng một số chế độ ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp sử dụng lao động là người sau cai nghiện và các doanh nghiệp này còn gặp một số khó khăn trong việc sử dụng lao động đặc biệt này. Việc áp dụng một biện pháp hỗ trợ thể hiện sự quan tâm, động viên của Nhà nước đối với các doanh nghiệp sẽ góp phần quan trọng để công tác phòng chống ma tuý và cai nghiện đạt kết quả tốt hơn. Theo dự tính, mỗi năm cần khoảng 10 tỷ đồng hỗ trợ cho doanh nghiệp này, Chính phủ có thể sử dụng từ nguồn quỹ an sinh xã hội, nguồn quỹ dự trữ tài chính, hoặc ngân sách dự phòng để giải quyết. c - Quyết định số 212/2006 – TTg ngày 20/9/2006 về “Tín dụng với các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ và doanh nghiệp sử dụng lao động là người sau cai nghiện ma túy” d - Thông tư liên tịch số 13/2007/TTLT – BLĐTBXH – BNV – BTC ngày 28/8/2007 giữa Bộ Lao động – Thương binh xã hội, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp đối với cán bộ, viên chức làm việc tại các cơ sở quản lý người nghiện ma túy, người bán dâm và người sau cai nghiện ma túy. e - Thông tư số 05/2007/ TT- BTC ngày 18/01/2007 của Bộ Tài chính về một số nội dung của Quyết định số 212/2006 ở trên về tín dụng đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ và doanh nghiệp sử dụng lao động là người sau cai nghiện. 2.2. Sự quan tâm, kiểm tra giám sát thực hiện của Ủy ban nhân dân Thành phố. Thành phố đã xây dựng và ban hành 23 văn bản hướng dẫn cụ viểc triển khai thực hiện NQ16 cũng như các quy chế về công tác quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện. Ngoài ra, ban hành các chế độ, chính sách chăm lo cán bộ, nhân viên, và thu hút các doanh nghiệp đầu tư dạy nghề, giải quyết việc làm cho các đối tượng sau cai tại các trung tâm; giải quyết tái hòa nhập cộng đồng, và ban hành quy định quản lý, giúp đỡ người tái hòa nhập tại địa phương. Nghiên cứu soạn thảo tài liệu, giáo trình để giảng dạy, giáo dục cho học viên như: Giáo dục ý thức pháp luật, đạo đức truyền thông, lý tưởng cho thanh niên, giáo dục sức khỏe, thể chất, tinh thần; tài liệu tập huấn cho cán bộ, kỹ năng tư vấn người nghiện và gia đình… Như vậy, trong 4 năm qua, TP. HCM đã có được một hệ thống các văn bản khá hoàn thiện, đồng bộ để thực hiện, thể chế hóa NQ16 của Quốc hội đồng thời hướng dẫn việc triển khai các Nghị định, Quyết định của Chính phủ và Thủ tướng chính phủ. Thêm vào đó, để đảm bảo cơ sở vật chất kỹ thuật cho công tác chữa trị, giáo dục dạy nghề và giải quyết việc làm cho học viên và người sau cai nghiện, Thành phố đã đầu tư nâng cấp và xây mới 20 trung tâm cùng với đầu tư thêm cơ sở hạ tâng kỹ thuật, trang thiết bị phục vụ công tác giáo dục và dạy nghề. Tại các trường, trung tâm đầu tư thêm 30 xưởng trường với diện tích 30.000m2 đủ sức tập trung, quản lý, chữa bệnh, dạy nghề và tạo việc làm cho 30.000 lượt học viên và người sau cai. Nhằm nâng cao nhận thức và tạo sự đồng thuận trong hệ thống chính trị và vận động các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia, hưởng ứng thực hiện NQ16, Thành phố đã phát hành rộng rãi các tài liệu tuyên truyền về phòng, chống ma túy. Các trường, trung tâm đẩy mạnh hoạt động, tư vấn, tuyên truyền, động viên học viên hoàn thành giai đoạn cai nghiện và tham gia tư nguyện quản lý sau cai. 3. Một số kết quả về công tác tổ chức quản lý, dạy nghề và đào tạo việc làm cho người sau cai nghiện tại TP.HCM 3.1. Tại các Trung tâm chữa bệnh giáo dục- lao động xã hội Tại các trung tâm cai nghiện tập trung hiện có khoảng 75 cơ sở sản xuất của các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng, hoạt động sản xuất kinh doanh theo nhiều hình thức đa dạng khác nhau. Một số doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã liên doanh với các trung tâm cai nghiện, thực hiện một số công đoạn trong toàn bộ dây chuyền sản xuất; đặt hàng gia công theo mẫu mã và hướng dẫn của chủ đầu tư. Ngoài ra các trung tâm được nhà nước cấp kinh phí xây dựng xưởng trường có đủ chỗ cho khoảng 10.000 học viên cai nghiện lao động trị liệu, nâng cao tay nghề và gia công nhiều loại hàng hóa tiêu dùng. Các trung tâm cũng tích cực, chủ động xây dựng các cơ sở sản xuất bằng vốn tự có hoặc sử dụng máy móc – thiết bị được các quận huyện, Mặt trận và các tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế hỗ trợ để tổ chức sản xuất sản phẩm sử dụng trong ngành và sử dụng cho vệc dạy nghề. 3.1.1. Tiếp nhận và Tổ chức quản lý, dạy nghề và tạo việc làm cho người sau cai nghiện Các trung tâm tiếp nhận đối tượng sau cai nghiện bằng nhiều hình thức: - Các trung tâm có cả hai chức năng cai nghiện và quản lý sau cai nghiện thì chuyển tiếp giai đoạn ngay trong trung tâm đó. - Các trung tâm chuyên quản lý sau cai nghiện thì tiếp nhận người đã hoàn thành cai nghiện từ các trung tâm cai nghiện khác trở về. Bảng 1: Số đối tượng tiếp nhận vào các trung tâm Đơn vị: người Đến 7/2004 Đến 6/2005 Đến 10/2006 Số đối tượng sau cai vào trung tâm 7.700 14.187 16.812 Có thể thấy, số đối tượng được tiếp nhận vào các trung tâm tăng lên rất nhanh sau khi Nghị quyết số 16 của Quốc hội ban hành. Chỉ trong vòng nửa năm đầu 2004, số đối tượng được đưa vào trung tâm là khoảng 7.700 người, và một năm sau cũng là khoảng 6.500 người, nhưng trong khi đó, từ tháng 6/2005 đến tháng 10/2006( trong vòng 16 tháng), chỉ có 2.600 đối tượng được đưa vào các trung tâm. Điều này chứng tỏ rằng số lượng này sẽ còn tiếp tục giảm do số đối tượng tái nghiện và số lượng người nghiện mới thấp dần. Qua 3 năm số đối tượng vào các trung tâm lên đến hơn 16.800 người, trong khi số ra khỏi trung tâm mới chỉ hơn 9.400 người. Tính đến giữa năm 2007, số đối tượng sau cai nghiện đang chịu tập trung quản lý ở các trung tâm là trên 10.000 người. Bởi vậy, trong những năm tiếp theo, khi các đối tượng kết thúc giai đoạn tập trung ở các trung tâm thì số đối tượng hòa nhập cộng đồng sẽ tăng lên rất nhanh, đây là một áp lực rất lớn đối với công tác tăng cường quản lý người sau cai nghiện ở các cấp chính quyền địa phương. Các đối tượng rất đa dạng và có những đặc điểm khác nhau, nhưng khi tiếp nhận, các trung tâm chỉ phân bổ theo hai đặc tính là phân khu nam nữ và theo thời hạn vào. Các đối tượng được bố trí nơi ở gọn gàng, sạch sẽ, thoáng mát, các phòng được trang bị đầu máy video. Bình quân diện tích, ở mỗi đối tượng được hưởng 3-4m2, mỗi phòng lớn lớn được kết nối với phòng nhỏ của cán bộ để tiện cho công tác quản lý, giám sát. Qua khảo sát cho thấy, không có trung tâm nào ở tình trạng kém, chỉ có 1 trung tâm ở mức trung bình, còn lại 3 trung tâm ở điều kiện tốt. Tổ chức bếp ăn tập thể và vệ sinh thực phẩm tꦾong các trung tâm được thực hiện tốt, chưa có trường hợp ngộ độc thức ăn tập thể tại các trung tâm, nhà ăn được xây dựng thoáng mát, bàn ghế sạch sẽ, khay đĩa luôn được vệ sinh sạch sẽ. Người có sức khỏe phải tự tăng gia sản xuất để bảo đảm đủ suất ăn.Việc tổ chức trồng rau xanh, chăn nuôi tại các trung tâm đã tự túc 70-80% nhu cầu rau, 50-60% nhu cầu thực phẩm nên đã góp phần đáng kể vào giá trị dinh dưỡng của các bữa ăn. Bên cạnh đó, nhiều trung tâm đã tổ chức sản xuất tiểu thủ công nghiệp, gia công chế biến thực phẩm như sản xuất bánh mỳ, đậu phụ, sữa đậu lành…cũng góp phần nâng cao chất lượng bữa ăn. Công tác dạy nghề Tất cả các trung tâm đều rất quan tâm tổ chức dạy nghề cho người cai nghiện ngay khi họ mới tập trung. Dạy nghề cho các đối tượng là một nội dung quan trọng trong việc tổ chức quản lý, dạy nghề và tạo việc làm cho người sau cai nghiện vì có đến 50% số đối tượng trước khi đi cai nghiện không có chuyên môn kỹ thuật. Ban lãnh đạo các trung tâm đã rất năng động sáng tạo, tìm mọi cách, mọi biện pháp, mọi nguồn có thể tổ chức các lớp hướng dẫn dạy nghề cho đối tượng này. Một số nghề được đào tạo tại trung tâm như: Nghề dài hạn: Tiện, hàn, điện máy, điện lạnh, điện tử, điện công nghiệp, công nghệ thông tin. Nghề ngắn hạn: May công nghiệp, mộc, một số nghề khác( nghề thủ công mỹ nghệ..). Theo số liệu của TP. HCM, đến hết năm 2005, các trung tâm đã tổ chức nhiều lớp với loại hình khóa đào tạo khác nhau cho gần 24.600 lượt đối tượng và hết năm 2006 con số này lên tới 32.981 lượt người, và có 11.507 người được cấp chứng chỉ. Tuy nhiên số liệu báo cáo không tách riêng cho học viên đang cai nghiện và sau cai nghiện nên không có số liệu cụ thể đánh giá đối tượng sau cai nghiện. Vì vậy, số đối tượng thực hiện Nghị quyết 16 thấp hơn rất nhiều. Việc đăng ký tham gia học nghề là tự nguyện theo những nghề sẵn có trong trung tâm. Trung tâm sẽ thống kê trình độ, sức khỏe của đối tượng để tư vấn chọn nghề phù hợp và sắp xếp các lớp học phù hợp. Tuy nhiên, có 20% đối tượng không tham gia học nghề do nhiều nguyên nhân: Đã có trình độ trung học chuyên nghiệp hoặc bằng dài hạn trở lên, đã có chứng chỉ nghề ngắn hạn, do sức khỏe yếu, và một số ít học viên không thấy phù hợp. Hiện nay số nghề đào tạo trong các trung tâm có 5- 6 nghề, khóa đào tạo chủ yếu từ 2-3 tháng đối với các nghề kỹ thuật. Phần lớn các học viên được đào tạo dưới hình thức kèm cặp đối với các công việc không đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao. Vì vậy kế hoạch đào tạo nghề dài hạn là khó thực hiện. Các trung tâm chỉ đứng ra tổ chức và quản lý công tác dạy nghề, việc giảng dạy được ký kết với các cơ sở dạy nghề ở ngoài nhằm đa dạng hóa về các nghề khác nhau, đáp ứng một phần nhu cầu rất khác nhau của các đối tượng. Nhìn chung các đối tượng được dạy nghề đánh giá cao hiệu quả của công tác học nghề tại trung tâm. Ngoài ra, có một xu hướng trong dạy nghề ngắn hạn đó là các trung tâm thường dạy cho học viên những nghề đơn giản để đáp ứng các hợp đồng gia công ký kết với các doanh nghiệp như may, thêu, đan, chế biến hạt điều…Sau khi kết thúc giai đoạn quản lý tập trung thì làm việc tại các cụm công nghiệp là không mấy khó khăn nhưng nếu hồi gia thì sẽ không phù hợp về công việc. Bởi vậy 50% số đối tượng đánh giá công tác học nghề tại trung tâm chưa đạt hiệu quả. Taị mỗi trung tâm, tùy theo đặc thù thường có từ 1- 2 nghề chính về may công nghiệp hoặc mộc và cơ điện sửa chữa… Giáo viên dạy nghề tại trung tâm quản lý sau cai nghiện được thực hiện ký kết hợp đồng với các trung tâm dạy nghề của các quận thuộc TP. HCM. Một số nghề còn lại thường được tổ chức tại các xưởng sản xuất của các công ty hợp tác đầu tư xây dựng ở trong khuôn viên của trung tâm. Một số bất cập trong công tác quản lý dạy nghề cho các đối tượng cần được giải quyết như: - Sức khỏe yếu, tâm lý người sau cai nghiện không tập trung. - Khó có thể đầu tư nhiều xưởng cho các loại nghề để đào tạo theo nhu cầu học viên và nhu cầu của thị trường. Các lớp chuyên ngành không đủ hoặc không có giáo viên giảng dạy lớp lý thuyết kết hợp thực hành. - Chưa có khả năng đào tạo nghề dài hạn vì khả năng đầu tư trang thiết bị đa dạng và hiện đại, cũng như thời lượng của đối tượng dành cho học nghề trong thời gian lưu lại trung tâm là không dài. 3.2.3. Tổ chức việc làm cho người sau cai nghiện Tạo việc làm cho người sau cai nghiện là một nhiệm vụ của các trung tâm quản lý người sau cai nghiện, góp phần tạo thu nhập, ổn định đời sống vừa rèn luyện nhân cách và có được kinh nghiệm về một nghề nào đó để đối tượng hòa nhập cộng đồng. Các trung tâm quản lý sau cai nghiện tùy vào đặc thù và khả năng hợp tác với các công ty đầu tư vào trung tâm để tổ chức giải quyết việc làm bằng các hình thức như: Trung tâm tự tổ chức sản xuất, Công ty liên kết xây dựng sản xuất trong trung tâm, trung tâm ký hợp đồng đưa người đi lao động các doanh nghiệp bên ngoài. Tham gia sản xuất sẽ đáp ứng nhu cầu thực phẩm để cải thiện bữa ăn hàng ngày, người lao động có thêm thu nhập từ 120- 900 ngàn đồng/ tháng. Các trung tâm có điều kiện về đất đai đã tổ chức trồng rừng, các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, trồng rau xanh và chăn nuôi gia súc. Nhờ đó tự túc được 70-80% nhu cầu rau xanh và 50-60% nhu cầu thực phẩm hàng ngày. Thành phố cũng đã tổ chức xúc tiến đầu tư, triển lãm, hội chợ trưng bày sản phẩm của người sau cai nghiện để giới thiệu với thị trường và mở rộng liên kết. Có 60 doanh nghiệp, cá nhân đầu tư dạy nghề, sản xuất tại các trung tâm với số vốn lên tới 832 tỷ đồng, thuộc các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, may-thêu, chế biến hạt điều, mộc, nhựa gia dụng, gạch và chăn nuôi, trồng trọt. Tính đến cuối năm 2006 đã giải quyết việc làm thường xuyên cho 17.460 học viên và người sau cai nghiện, sang năm 2007 do số lượng người hòa nhập cộng đồng tăng lên nhiều, tính đến tháng 6/2007 giải quyết cho 7.983 học viên và người sau cai nghiện. Những người có việc làm, có thu nhập đã đóng góp thêm tiền ăn cho bếp ăn tập thể, tự trang trải sinh hoạt và không nhận tiền viện trợ thậm chí còn gửi tiền về giúp gia đình. Tuy nhiên, thực trạng tại môi trường làm việc ở các cơ sở sản xuất tại các trung tâm cai nghiện tập trung là công việc giản đơn, nhàm chán, quản lý cả lao động lẫn công việc chưa thấu đáo, chưa đúng phương pháp…nên thu nhập bình quân rất thấp. Số liệu thống kê thu nhập bình quân của lao động trong các cơ sở sản xuất tại các trung tâm cai nghiện cho thấy chỉ riêng nghề may mang tính phổ thông, chứa ít nhiều yếu tố kỹ thuật thì thu nhập bình quân tại các cơ sở sản xuất trong trung tâm cai nghiện chỉ đạt khoảng 170.000đồng/người/ tháng. Bảng 2: Thu nhập bình quân của lao động tại trung tâm : ( đơn vị 1.000 đồng/tháng) Sản xuất nông nghiệp: - Trồng rau xanh Trồng nấm Trồng cà phê – cao su Chăn nuôi 100 250 150 150 Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: Hàng thủ công mây, tre, nứa, lá mành trúc Sơ chế hạt điều Đan giỏ lục bình Mộc, mộc kỹ nghệ May công nghiệp Hàn Sản xuất gạch Chế biến gỗ Đan vợt cầu lông Ép áo mưa Xây dựng Xâu hạt cườm May giầy cườm Thêu, đan giỏ nút Dệt chiếu Sơn mài Chế biến các loại bánh (cho nhu cầu nội bộ) Chế biến thực phẩm (cho nhu cầu nội bộ) 130 190 320 160 170 170 245 320 100 160 170 100 150 130 100 200 200 190 3.1.3. Công tác dạy văn hóa Do đối tượng chủ yếu là ở nhóm tuổi thanh niên (18 - 35 tuổi chiếm 87%) nên việc đào tạo cả về văn hóa và chuyên môn là cần thiết. Mặc dù công tác dạy văn hóa không phải là nhiệm vụ trọng tâm của giai đoạn đầu thực hiện thí điểm Nghị quyết 16 nhưng trong quy chế của Thành phố đã ban hành “Người sau cai nghiện chưa đủ 18 tuổi được tập trung học văn hóa … đến khi đủ 18 tuổi, và người sau cai nghiện chưa tốt nghiệp phổ thông trung học được tạo điều kiện bổ túc văn hóa”. Các trung tâm thuê giáo viên từ các trung tâm giáo dục thường xuyên của TP. HCM thông qua hợp đồng giữa hai đơn vị. Phòng học được trang bị đầy đủ bàn ghế phấn sách vở được TP. HCM cung cấp. Trung tâm giáo dục thường xuyên chịu trách nhiệm về chương trình, giáo trình, giáo viên và các phương tiện giảng dạy. Số liệu của báo cáo cho thấy, trình độ học viên và người sau cai nghiện đã nâng lên rõ rệt trong thời gian ở trung tâm. Các đối tượng mù chữ sau khi kết thúc giai đoạn cai nghiện bắt buộc chuyển sang giai đoạn quản lý sau cai nghiện cơ bản đã được xóa mù chữ. Tính đến năm 2007, có tới 99 người sau cai nghiện được tham gia chương trình đại học từ xa. Bảng 3: Cơ cấu trình độ văn hóa năm 2003 và 2006 của đối tượng Đơn vị: % Trình độ văn hóa Năm 2003 Năm 2006 Mù chữ 12.3 4.2 Tiểu học 38.3 10.5 Trung học sơ sở 34.1 64.4 Trung học phổ thông 15.3 20.9 Tổng 100 100 (Nguồn: Báo cáo của Thành ủy TP. HCM tháng 5/2005) Bảng trên cho thấy, trình độ văn hóa của các đối tượng đã được cải thiện đáng kể. Số mù chữ và chỉ có trình độ tiểu học giảm mạnh và thay vào đó là sự gia tăng của đối tượng tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông. Việc tổ chức dạy văn hóa tại các trung tâm còn gặp những khó khăn vì các đối tượng sau cai nghiện có trình độ rất khác nhau nên phải tổ chức thành nhiều lớp học phù hợp với trình độ của đối tượng. Việc dạy văn hóa cho học viên có trình độ ở các cấp học cao hơn đã không được tính toán từ đầu, cho nên gặp phải một số vướng mắc khó giải quyết như: Thiếu cán bộ chuyên môn có trình độ tương ứng đứng lớp, thiếu nghiệp vụ sư phạm, thiếu tài liệu, trang thiết bị cần thiết, sách giáo khoa… Thiếu kinh phí ( ban đầu chỉ cấp cho việc xóa mù chữ và phổ cập tiều học ). Cuối năm 2004 mới có quyết định kinh phí cho bậc trung học cơ sở. Nhiều trung tâm đóng ở vùng sâu, vùng xa, rất trở ngại cho việc hợp tác với Phòng Giáo dục và các trường tại địa phương. Tình trạng thiếu học viên do những nguyên nhân như: học viên cai nghiện là những người lười biếng, sức khỏe kém vì vậy động viên họ đến lớp là rất khó trong khi họ cũng không có tiền đóng học phí, thêm vào đó các học viên ban ngày phải lao động vất vả nên không còn ý chí, sức khỏe để đến lớp. Nhiều đối tượng là người có tiền sử dùng ma túy, trí nhớ giảm nên việc học không được tập trung và kém hiệu quả. 3.1.4. Một số hoạt động bổ sung việc tổ chức quản lý, dạy nghề và tạo việc làm cho người sau cai nghiện. Thứ nhất là, công tác giáo dục đạo đức nhân cách và tuyên truyền vận động: - Xác định người nghiện là đối tượng khiếm khuyết một phần nhân cách, yếu kém trong nhận thức hành vi, Thành phố chủ trương đẩy mạnh công tác giáo dục nhân cách cho người nghiện, biên soạn Bộ tài liệu giáo dục gồm 72 bài, trong đó 40 bài có nội dung giáo dục, dễ hiểu như: “Giáo dục lối sống nhân cách ”, “ Rèn luyện ý chí tuổi trẻ”, “Đạo dức và hành vi đạo đức”…mang lại hiệu quả trong việc giáo dục nhân cách cho đối tượng cai nghiện. Bộ tài liệu này đã được Bộ Lao động – Thương binh và xã hội cho ứng dụng tại các trung tâm trên cả nước từ đầu năm 2007. - Song song với giáo dục nhân cách, công tác giáo dục pháp luật cũng được Thành phố phối hợp với các trung tâm quan tâm và triển khai thực hiện. Ngoài nội dung giáo dục về Luật phòng, chống ma túy, Luật phòng, chống HIV/AIDS. - Công tác tuyên truyền, vận động: bằng tài liệu, tổ chức hội nghị, lớp tập huấn triển khai cho các cán bộ, các đoàn thể, từ thành phố đến quận huyện, xã phường, các sở ngành, địa phương về phòng chống ma túy. - Định kỳ tặng quà, thăm hỏi động viên các cán bộ nhân viên tại Trung tâm, các học viên và người sau cai nghiện. Thứ hai là chăm lo đời sống vật chất và tinh thần: Các trung tâm tổ chức tốt các hoạt động sinh hoạt giải trí. Trong mỗi khu, nơi ở của đối tượng thường có diện tích rộng làm vườn hoa, trồng cây cảnh tạo không gian thoải mái trong những giờ nghỉ ngơi. Có siêu thị nhỏ và căng tin phục vụ đồ ăn, nước giải khát theo nhu cầu sinh hoạt cá nhân của các đối tượng như cuộc sống ở bên ngoài. Trong mỗi lĩnh vực được trang bị tủ sách, câu lạc bộ văn hóa, loa truyền thanh. Tổ chức hoạt động thể thao đa dạng, có phòng thể dục dụng cụ, có sân bóng chuyền cầu lông ngoài trời, sân bóng đá, tạo ra phong trào rèn luyện sức khỏe thường xuyên cũng như tổ chức giao lưu và thi đấu nội bộ giữa các khu và với bên ngoài trung tâm. Công tác tuyên truyền giáo dục được thực hiện thông qua nhiều, hình thức, lớp học, sinh hoạt chuyên đề cuối tuần, chiếu phim, thông tin thời sự. Những phát sinh vướng mắc của đối tượng và nhân thân được tư vấn, đối thoại trực tiếp giúp họ hiểu rõ về chủ trương, quy định của TP. HCM để bản thân động viên con em mình tích cực rèn luyện tu dưỡng. - Các Trung tâm tạo điều kiện cho học viên, người sau cai nghiện xây dựng và biên soạn các chương trình phát thanh, báo tường, tổ chức tham quan danh lam thắng cảnh … - Giải quyết cho các học viên có thành thích tốt được về thăm nhà và các chế độ nghỉ phép như cưới hỏi, ma chay… Thứ ba là chăm sóc sức khỏe học viên Xuất phát từ tình trạng sức khỏe yếu kém của đối tượng khi vào trung tâm, việc chăm sóc sức khỏe và phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS được đặc biệt quan tâm. Mỗi trung tâm có phòng y tế với đầy đủ số thuốc và được trang bị một số thiết bị y tế. Các trung tâm thực hiện nghiêm chỉnh quy định lập sổ y bạ và tổ chức khám sức khỏe định kỳ mỗi năm 2 lần cho các đối tượng. Các trung tâm luân phiên tiếp đón các đoàn của bệnh viện Thành phố đến chữa bệnh cho các đối tượng, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao kiến thức và kỹ năng tay nghề cho các cán bộ trung tâm. Chế độ chính sách tiền thuốc đối với người sau cai nghiện được hỗ trợ với mức điều trị thông thường 10.000/ tháng. Các trung tâm hợp tác với các công ty dược tổ chức quầy thuốc trả tiền sau, để thân nhân của các đối tượng có thể mua thêm thuốc ngoài đơn thuốc cho đối tượng. Sự kết hợp giiữa trung tâm và gia đình tích cực trong điều trị, phục hồi sức khỏe của đã cải thiện được đáng kể sức khỏe của đối tượng. Bên cạnh việc chăm sóc y tế, các trung tâm còn phối hợp với Ủy ban phòng chống HIV/AIDS tổ chức nhiều lớp tập huấn cho đối tượng, người nhiễm HIV về chăm sóc điều trị các bệnh lây lan và bệnh nhiễm trùng cơ hội. Tại các trung tâm nhiều buổi tư vấn chăm sóc sức khỏe học được tổ chức cho đối tượng sau cai nghiện trước khi về hòa nhập với cộng đồng. Cán bộ y tế tại các trung tâm chiếm khoảng 14% tổng số nhân viên. Tỷ lệ 1 nhân viên y tế trên 41 học viên là tạm đủ về số lượng. Tuy nhiên, các trung tâm ở xa rất khó thu hút bác sỹ về làm việc, đồng thời họ cũng không yên tâm làm việc tốt. Để khắc phục tình trạng trên, các trung tâm ưu tiên các trường hợp đào tạo cán bộ tại chỗ. Mặc dù vậy, vẫn còn tình trạng trung tâm thiếu bác sỹ. Khoảng 50% số đối tượng kể cả các đối tượng sau khi trở về cộng đồng đều đánh giá rằng sức khỏe của họ đã được cải thiện sau thời gian chăm sóc tại trung tâm. Tổ chức tốt bếp ăn công nghiệp tại các trung tâm, thường xuyên bảo đảm nước sạch cho ăn uống và đủ nước dùng cho sinh hoạt, thực hiện đúng quy trình xử lý

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1 số công tác để thực hiện tổ chức quản lý, dạy nghề và tạo việc làm cho người sau cai nghiện tại TPHCM.DOC
Tài liệu liên quan