Đề tài Một số đề xuất để Việt Nam phát hành trái phiếu quốc tế có hiệu quả

Lời nói đầu 1

Chương 1. Một số vấn đề lý luận chung về hoạt động

 phát hành trái phiếu quốc tế 5

I. Giới thiệu chung về trái phiếu quốc tế và thị trường trái phiếu

Quốc tế 5

II. Nội dung của hoạt động trái phiếu quốc tế 15

III. Vai trò của hoạt động trái phiếu quốc tế 22

Chương 2: Thực trạng hoạt động trái phiếu quốc tế 27

I. Cơ sở ban đầu cho hoạt động phát hành trái phiếu quốc tế 28

II. Đánh giá chung về chuẩn bị phát hành trái phiếu quốc tế 39

Chương 3: Một số đề xuất để việt nam phát hành trái phiếu

 có hiệu quả 40

I. Những thuận lợi và khó khăn của việt nam trong hoạt động

phát hành trái phiếu quốc tế 40

II. Một số kiến nghị để việt nam phát hành trái phiếu có hiệu quả 43

Kết luận 49

 

 

doc51 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1224 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số đề xuất để Việt Nam phát hành trái phiếu quốc tế có hiệu quả, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có hiệu quả, tránh được tình trạng mất cân đối cung - cầu trên thế giới. Tạo thuận lợi tham gia vào thị trường tài chính quốc tế Việc phát hành tráI phiếu quốc tế là một trong các phương tiện để một quốc gia hay tổ chức kinh tế hội nhập vào thị trường tài chính quốc tế, mang lại cơ hội phát triển kinh tế, phát triển sản xuất kinh doanh và nói rộng hơn là thúc đẩy toàn cầu hoá về kinh tế. Các quốc gia, tổ chức kinh tế ngày càng tích cực tham gia vào thị trường tài chính quốc tế; chính đIều này làm phát triển mạnh mẽ của thị trường tài chính quốc tế cả về lượng và chất. 4.Đáp ứng nhu cầu đầu tư của các nhà đầu tư quốc tế. Đây là một nội dung quan trọng. Có biết được các tác động đến hoạt động phát hành, thì mới có phương án phát hành trái phiếu quốc tế tối ưu, mang lạI hiệu quả kinh tế. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động phát hành trái phiếu quốc tế được chia làm 2 loại: các yếu tố khách quan và chủ quan. Các yếu tố khách quan: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động phát hành trái phiếu quốc tế. Khung pháp lý nói tới là của quốc gia nơi tổ chức phát hành mang quốc tịch và quốc gia nơi trái phiếu quốc tế được phân phối. Nếu khung pháp lý đầy đủ, đồng bộ, rõ ràng, không rườm rà thì hoạt động phát hành trái phiếu quốc tế sẽ diễn ra thuận lợi, suôn sẻ và có hiệu quả cao. Ngược lại, nếu khung pháp lý chưa đầy đủ, thiếu tính thống nhất, rườm rà thì sẽ gây khó khăn cho hoạt động phát hành. Tuy nhiên khi phát hành khung pháp lý điều chỉnh hoạt động này, các cơ quan có thẩm quyền của mỗi quốc gia cần thận trọng, nghiên cứu tỉ mỉ tránh để xảy ra những thiệt hại về kinh tế do hoạt động này gây ra, bởi vì như chúng ta đã biết hoạt động phát hành trái phiếu quốc tế chứa đựng rủi ro khá cao; yếu tố đầu cơ và hành vi lừa đảo là mặt trái của thị trường này. Biến động của thị trường tài chính quốc tế Một điều không thể phủ nhận là thị trường tài chính quốc tế ngày càng mở rộng quy mô và tăng chiều sâu hoạt động. Tuy nhiên, nó chứa đựng trong mình những rủi ro tiềm tàng mà nhà phát hành cần quan tâm. Thị trường tài chính quốc tế hoạt động liên tục, đa dạng,phức tạp. Thị trưòng vận động theo chiều hướng thuận lợi, tức là cung lớn hơn cầu thì hoạt động phát hành diễn ra thuận lợi còn ngược lại cung nhỏ hơn cầu thì hoạt động phát hành sẽ kém thuận lợi hơn. Các yếu tố chủ quan là các yếu tố nội tại trong hoạt động của tổ chức phát hành. Hoạt động sản xuất kinh doanh Đối với tổ chức kinh tế, tình hình sản xuất kinh doanh có tác động tới hoạt động phát hành trái phiếu quốc tế. Nếu hoạt động sản xuất kinh doanh đang thuận lợi, suôn sẻ, thu được lợi nhuận cao thì việc phát hành trái phiếu quốc tế để huy động vốn mở rộng và nâng cao chất lượng sản xuất là một việc làm hợp lý. Hoạt động đó sẽ diễn ra thuận lợi bởi vì tình hình sản xuất kinh doanh tốt của tổ chức phát hành làm cho nhà đầu tư nước ngoài thấy an tâm khi nắm giữ trái phiếu. Thực chất tình sản xuất kinh doanh tốt phản ánh sự phát triển của tổ chức phát hành, rủi ro về khả năng thanh toán nợ giảm xuống. Ngược lại, tình hình sản xuất kinh doanh đang gặp nhiều khó khăn nghĩa là tổ chức kinh tế đó làm ăn giảm sút, nhà đầu tư khônh tin tưởng thì việc huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu sẽ gặp nhiều khó khăn bởi nhà đầu tư nước ngoàI lo ngại rủi ro cao khi họ nắm giữ trái phiếu của tổ chức đó. Đối với Chính phủ: tình hình kinh té quốc gia có ảnh hưởng lớn tới việc phát hành trái phiếu quốc tế. Nếu nền kinh tế của quốc gia đó đang tăng trưởng, uy tín của quốc gia được nâng cao, tạo được lòng tin trong nhà đầu tư quốc tế thì hoạt động phát hành trái phiếu quốc tế của quốc gia sẽ thuận lợi. Phân tích kỹ hơn, thấy rằng kinh tế tăng trưởng là một yếu tố đáng giá khả năng thanh toán nợ của quốc gia. Còn ngược lại, kinh tế quốc gia đó đang trong tình trạng suy thoái, khủng hoảng; uy tín quốc gia suy giảm nhà đầu tư mất lòng tin thì hoạt động phát hành trái phiếu quốc tế sẽ không hiệu quả hoặc kém hiệu quả vì nhà đầu tư sẽ không mặn mà với trái phiếu được phát hành. Phương hướng phát triển của tổ chức kinh tế: Phương hướng phát triển cũng là một tiêu chí đánh giá việc huy động vốn bằng phát hành trái phiếu quốc tế có thuận lợi hay không. Có một phương hướng phát triển kinh tế đúng đắn, hợp lý thì tổ chức kinh tế hay quốc gia có triển vọng phát triển và tạo long tin cho nhà đầu tư quốc tế từ đó hoạt động phát hành trái phiếu sẽ thuận lợi và có hiệu quả. Ngược lại, phương hướng phát triển không hợp lý làm nhà đầu tư mất lòng tin, hoạt động phát hành trái phiếu quốc tế sẽ có hiệu quả. Khả năng sử dụng vốn huy động Đây cũng là một tiêu thức đáng giá uy tín và khả năng thanh toán nợ của tổ chức phát hành. Đây là khả năng sử dụng vốn huy động là một tiêu thức đánh giá rất quan trọng vì nhà đầu tư rất quan tâm chú ý xem nguồn vốn họ bỏ ra được sử dụng như thế nào, có hiệu quả hay không. Bên cạnh đó, khả năng sử dụng vốn cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc thanh toán nợ của tổ chức phát hành. Do đó, nếu được đánh giá tốt ở tiêu thức này thì hoạt động phát hành trái phiếu quốc tế sẽ hiệu quả. Còn ngược lại, không được đánh giá tốt thì hoạt động phát hành sẽ kém hiệu quả. V- Một số kinh nghiệm quốc tế trong hoạt động phát hành trái phiếu quốc tế. Hoạt động phát hành trái phiếu rất đa dạng, phức tạp bởi vì mỗi loại trái phiếu quốc tế có một đặc trưng riêng, cách phát hành cũng có những đIểm khác biệt; thị trường trái phiếu quốc tế cũng có sự khác biệt theo không gian (tức nước này với nước khác) và theo thời gian cũng như vậy. phát hành có những đặc điểm khác nhau (về tài chính, quy mô hoạt động, lĩnh vực hoạt động ..) do đó nhà phát hành phảI linh động, nhạy bén làm tốt trường hợp cụ thể của mình. Về hoạt động phát hành trái phiếu quốc tế là hoạt động nhằm vào các nhà đầu tư quốc tế do đó chịu tác động của môi trường bên ngoài, đặc biệt là các quy định về trái phiếu của các quốc gia nơi tiến hành phân phối trái phiếu. Do đó, muốn phát hành thành công đòi hỏi nhà phát hành phải nắm rõ quy định của nước sở tại và thực hiện tốt. Sau đây xin giới thiệu một vài quy định về trái phiếu quốc tế bao gồm trái phiếu nước ngoàI và trái phiếu Châu Âu của một số nước. + Về trái phiếu nước ngoài: Những quy định về chứng khoán của Mỹ yêu cầu trái phiếu Yankec (trái phiếu nước ngoài phát hànhtạI Mỹ được gọi là trái phiếu Yankec) bán cho cư dân Mỹ phải là trái phiếu ký danh. Trong khi đó ở Đức được bán theo hình thức vô danh. Nói chung, trái phiếu nước ngoài phải phù hợp với những quy định chứng khoán của quốc gia mà nó được phát hành. Điều này có nghĩa là đối với trường hợp Mỹ, trái phiếu Yankec phải phù hợp với quy định như trái phiếu nội địa Đôla Mỹ. Luật chứng khoán Mỹ năm 1933 đòi hỏi phải công bố đầy đủ những thông tin thích hợp liên quan đến việc phát hành. ở Mỹ, phát hành trái phiếu quốc tế phải đăng ký với SEC (Uỷ ban chứng khoán và giao dịch) và phải có bản cáo bạch liệt kê thông tin tài chính chi tiết về người phát hành để cung cấp cho các nhà đầu tư có triển vọng. Hai thay đổi khác trong quy định chứng khoán ở Mỹ đã có hiệu quả trên thị trường trái phiếu quốc tế. Một là luật 415, SEC ban hành năm 1982 cho phép tự đăng ký. Nghĩa là việc đăng ký với SEC tiến hành trước khi đưa ra bán cho phép người phát hành đăng ký trước trái phiếu phát hành và đến khi có nhu cầu thực sự về vốn thì tiến hành bán các trái phiếu. Việc đăng ký với SEC đã loại trừ khả năng trì hoãn thời gian phát hành trái phiếu nước ngoài ở thị trường Mỹ, nhưng buộc phải công bố thông tin, làm tăng chi phí cho người đi vay nước ngoài. Năm1990, SEC đã ban hành luật 144A cho phép các nhà đầu tư tài chính đủ tiêu chuẩn ở Mỹ tự tìm người mua riêng các trái phiếu mới mà không cần phải thực hiện yêu cầu công bố thông tin nghiêm ngặt khi phát hành ra công chúng. Một ví dụ khác ở Nhật, muốn phát hành ra công chúng, trái phiếu nước ngoài phải được xếp hạng tín dụng trên cấp "A" bên cạnh đó, các loại trái phiếu công ty còn cần đáp ứng các quy định khác. ở đức, Thuỵ Sĩ, họ dựa theo tình hình thị trường, có khống chế đối với tổng số phát hành trong một thời kỳ nhất định. Vì vậy, người phát hành cần "xếp hàng", nếu bị lỡ dịp thì phải "xếp hàng" lại. + Về trái phiếu Châu Âu: Thị trường trái phiếu Châu Âu không thực sự chịu quản lý trực tiếp của cơ quan có thẩm quyền nước sở tại nhưng vẫn tôn trọng nguyên tắc công khai. Trái phiếu Châu Âu vẫn dựa theo quy định có liên quan phát hành của nước có đồng tiền được lấy làm giá trị mặt phiếu. Ví dụ như: Thuỵ Sĩ, Hà Lan có thái độ hạn chế việc phát hành trái phiếu Châu ÂU bằng đồng tiền nước họ. Qua các phân tích trên, thấy rằng việc phát hành trái phiếu Châu Âu ít bị điều chỉnh, quản lý hơn trái phiếu nước ngoài; việc phát hành trái phiếu Châu Âu thuận lợi hơn. Tuy nhiên, trái phiếu nước ngoài là một phần không thể thiếu của trái phiếu quốc tế, nó cũng có những điểm ưu việt riêng và cùng với trái phiếu Châu Âu ngày càng phát triển. Chương II: Thực trạng hoạt động phát hành trái phiếu quốc tế của Việt nam. Trong một vài năm gần đây Việt nam bắt đầu tiếp cận với một công cụ huy động vốn mới đó là phát hành chứng khoán, trong đó có trái phiếu quốc tế. Huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu quốc tế còn rất mới mẻ và việc thực hiện gặp khó khăn do còn thiếu hiểu biết, thiếu kinh ngiệm, khung pháp lý điều chỉnh còn chưa hoàn thiện; tuy nhiên việc triển khai hoạt động này là một tất yếu, phù hợp với xu thế quốc tế hóa nền tài chính của các quốc gia. Hãy cùng tìm hiểu kỹ vấn đề trên. I. Sự cần thiết phải phát hành trái phiếu quốc tế: Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta tăng trưởng liên tục với tốc độ cao. Để có thể duy trì được tốc độ tăng trưởng cao trong những năm tiếp theo và quan trọng hơn, tạo ra cơ sở vững chắc cho phát triển kinh tế đất nước sau này, đòi hỏi chúng ta ngay từ hôm nay phải xây dựng và thực hiện được chiến lược huy động có hiệu quả các nguồn vốn trong và ngoài nước. Hướng tới mục tiêu này , bên cạnh các giải pháp như: cải thiện môi trường đầu tư để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tranh thủ các nguồn viện trợ và vay ưu đãi… Vấn đề đẩy mạnh hoạt động phát hành chứng khoán nói chung và phát hành trái phiếu quốc tế nói riêng, biến nó trở thành một kênh huy động vốn cho đầu tư phát triển kinh tế là vô cùng quan trọng và cấp thiết. Sự ra đời của kênh huy động vốn thông qua hoạt động phát hành trái phiếu quốc tế mang lai nhiều lợi ích to lớn cho nền kinh tế. Như đã phân tích ở chương 1, huy động qua phát hành trái phiếu quốc tế thỏa mãn được bất kỳ nhu cầu đầu tư nào , bởi tính rộng lớn về phạm vi và qui mô huy động của nó. Nhu cầu đầu tư cho phát triển của Việt nam sẽ được đáp ứng đầy đủ. Các doanh nghiệp Nhà nước, các công ty sẽ có cơ hội tiệp cận với các nguồn vốn rất lớn với chi phí rẻ; các nhà đầu tư quốc tế có cơ hội tham gia vào sự tăng trưởng, phát triển của các doanh nghiệp và công ty của Việt nam. Chính phủ Việt nam có được sự lựa chọn đa dạng trong việc huy động vốn để bù đắp thiếu hụt ngân sách và phát triển kinh tế quốc gia. Việc phát hành trái phiếu quốc tế góp phần giúp Việt nam hội nhập thị trường tài chính quốc tế, đây là xu thế tất yếu. Do vậy, hoạt động phát hành trái phiếu quốc tế của Việt nam là rất cần thiết và cấp bách. Cơ sở ban đầu cho hoạt động phát hành trái phiếu quốc tế của Việt nam . Hiện nay, Việt nam đang xúc tiến từng bước để thực hiện phát hành lần đầu ra thị trường quốc tế. Các tổ chức phát hành đi tiên phong, trước hết phải kể đến Chính phủ, sau đó là Tổng công ty dầu khí Việt nam. Để hoạt động phát hành có thể thực hiện được thì một vấn đề quan trọng cần giải quyết đó là phải tạo được một khung pháp lý hướng dẫn hoạt động này. Cơ sở về Luật: Vì hoạt động thị trường chứng khoán Việt nam nói chung và hoạt động phát hành trái phiếu quốc tế nói riêng còn rất mới mẻ tại Việt nam, khung pháp lý điều chỉnh những hoạt động này đang được tiếp tục hoàn thiện phù hợp với tình hình hiện nay. Một nghị định của chính phủ đã được ban hành: nghị định 120/CP ngày 17/9/1994 của chính phủ ban hành qui chế tạm thời về việc phát hành trái phiếu , cổ phiếu doanh nghiệp Nhà nước ; nghị định 75/cp ngày 28/11/1996 , nghị định 48/1998/NĐ-CP ngày 11/7/1998. Sau đây là nội dung sơ lược của các nghị định này: +Nghị định 120/CP ngày 17/9/1994 của Chính phủ , ban hành qui chế tạm thời về việc phát hành trái phiếu , cổ phiếu doanh nghiệp Nhà nước . Ban hành kèm theo nghị định này là thông tư số 91-TC/BKNN ngày 15/11/1994 của Bộ Tài chính , hướng dẫn qui chế tạm thời về việc phát hành trái phiếu, cổ phiếu doanh nghiệp Nhà nước . theo nghị định này , điều kiện để được phát hành trái phiếu (ngoại trừ trái phiếu chính phủ): -Đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo nghị định số 388/hội động bộ trưởng ngày 20/11/1991 của hội đồng bộ trưởng( nay là chính phủ) và các văn bản qui định khác có liên quan của chính phủ về thành lập doanh nghiệp. -Có dự án đầu tư hiệu quả được cấp có thẩm quyền phê duyệt. -Có tổng giá trị tài sản cố định và tài sản lưu động tối thiểu là 20 tỷ đồng và tổng giá trị tự phát hành trái phiếu không được vượt quá 50% -Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 3 năm trước khi phát hành trái phiéu có lãi , tình hình tài chính lành mạnh( như chấp hành đày đủ nghĩa vụ thuế với nhà nước, không có nợ khê đọng với ngân hàng, có khả năng thanh toán…), có hiệu suất doanh lợi cao, có triển vọng phát triển. -Không vi phạm pháp luật nhà nước và kỷ luật tài chính -Được bộ tài chính hoặc tổ chức trung gian tài chính co uy tín bảo lãnh và phải nộp tiền phí bảo lãnh 1% tổng mức dự định phát hành -Việc phát hành bằng USD phải được sự cho phép của vụ quản lý ngoại hối , ngân hàng nhà nước Việt nam . Trên đây là điều kiện để một tổ chức kinh tế Việt nam được phát hành trái phiếu quốc tế . +Nghị định 75/cp ngày 28/11/1996 của chính phủ về việc thành lập ủy ban chứng khoán Nhà nước. Nghị định này là văn bản pháp lý cơ sở ban đầu để tổ chức thống nhất các đầu mối nhằm thúc đẩy việc hình thành và phát triển thị trường chứng khoán nói chung, hướng dẫn và quản lý hoạt động phát hành trái phiếu quốc tế nói riêng. Theo nghị định này, ủy ban chứng khoán nhà nước Việt nam có nhiệm vụ và quyền hạn đối với việc soạn thảo các văn bản pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán nói chung và trái phiếu quốc tế nói riêng, tổ chức hướng dẫn thực hiện các văn bản đó. ủy ban chứng khoán nhà nước là cơ quan chủ trì và phối hợp với các Bộ, ngành liên quan đến việc xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán Việt nam. Như vậy, có thể thấy rằng, ủy ban chứng khoán nhà nước ra đời đã trở thành cơ quan quyền lực nhà nước điều hành hoạt động phát hành trái phiếu quốc tế của Việt nam để nó được tiến hành theo định hướng đúng đắn và đồng thời hỗ trợ cho hoạt động phát hành trái phiếu quốc tế . Đây là một bước đi quan trọng trong việc tổ chức bộ máy quản lý. + NGhị định số 48/1998/nđ-cp ngày 11/7/1998 của chính phủ về việc phát hành cổ phiếu và trái phiếu ra công chúng. Ban hành kèm theo nghị định là thông tư 01/1998/tt-ubcknn ngày 13/10/1998 hướng dẫn những vấn đề về phát hành cổ phiếu và trái phiếu ,Theo nghị định này, điều kiện để phát hành trai phiếu của các tổ chức kinh tế là: -Là doanh nghiệp Nhà nước , công ty cổ phần, doanh nghiệp cổ phần. -Mức vốn điều lệ tối thiểu tính đến ngày xin.phép phát hành là 10 tỷ đồng-Hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi trong 2 năm liên tục gần nhất tính đến ngày nộp hồ sơ xin phép phát hành , tình hình tài chính lành mạnh, có triển vọng phát triển. -Đối với doanh nghiệp cổ phần hóa, thời gian 2 năm nói trên bao gồm cả thời gian trước khi cổ phần hóa. -Có phương án khả thi về việc sử dụng vốn thu được từ đợt phát hành được hội đồng quản trị thông qua với công ty cổ phần hoặc cơ quan chủ quản chấp thuận với doanh nghiệp nhà nước. -Thành viên hội đồng quản trị, giám đốc(tổng giám đốc) có kinh nghiệm quản lý kinh doanh. -Tối thiểu 20% tổng giá trị trrái phiếu xin phép phát hành phải được bán cho trên 100 nhà đầu tư. Trường hợp tổng giá trị trái phiếu xin phép phát hành từ 100 tỷ đồng trở lên thì tỷ lệ tối thiểu này là 15% tổng giá trị trái phiếu xin phép phát hành . -Phải có tổ chức bảo lãnh phát hành , trừ trường hợp tổ chức phát hành là tổ chức tín dụng. -Có cam kết thực hiện nghĩa vụ với nhà đầu tư -Xác diện đại diện người sở hữu trái phiếu Trái phiếu phát hành có thể là trái phiếu không đảm bảo, trái phiếu có đảm bảo và trái phiếu chuyển đổi. Trái phiếu có thể được đảm bảo một phần hoặc toàn bộ bằng một trong hai phương thức sau: +Bảo lãnh thanh toán của Bộ tài chính hoặc một tổ chức tài chính đối với doanh nghiệp Nhà nước +Đảm bảo bằng tài sản đảm bảo của tổ chức phát hành hoặc một tổ chức thứ ba Trường hợp trái phiếu có đảm bảo, tổ chức phát hành phải nêu rõ tỷ lệ đảm bảo và liệt kê chi tiết tài sản đảm bảo trong hồ sơ xin phép phát hành và có tài liệu hợp lệ chứng minh những tài sản đảm bảo này thuộc quyền sở hữu của mình (hoặc của tổ chức thứ ba) và có đủ giá trị thanh toán trái phiếu Hiện nay, tổ chức kinh tế muốn phát hành trái phiếu quốc tế phải tuân thủ những điều kiện cho phép trong nghị định 48/1998/nđ-cp hoặc nghị định 120/cp Qua đây , thấy rằng Việt nam có được cơ sở pháp lý ban đầu điều chỉnh, hướng dẫn hoạt động phát hành trái phiếu quốc tế , tạo điều kiện để nó phát triển. Bên cạnh cơ sở pháp lý được tạo lập, Việt nam cúng đang xúc tiến việc phát hành trái phiếu ra thị trường ngoài nước. Hiện tại , việc phát hành trái phiếu quốc tế chưa được các ngân hàng thương mại quan tâm đầy đủ vì hiện tại nhu cầu vốn của các ngân hàng vẫn có thể được thỏa mãn bởi các nguồn vốn trong nước, mặt khác các thủ tục phát hành còn quá mới mẻ và phức tạp đối với các ngân hàng. Hiện nay, mới chỉ có hai đề án phát hành trái phiếu quốc tế đang được xúc tiến chuẩn bị: đó là đề án của chính phủ và đề án của tổng công ty dầu khí Việt nam . Sau đây , xin giới thiệu sơ lược về hai đề án này. 2 . Đề án phát hành trái phiếu quốc tế của chính phủ Việt nam Hoạt động phát hành trái phiếu quốc tế của chính phủ Việt nam có tính chất đặc biệt hơn hoạt động phát hành của các tổ chức kinh tế khác bởi vì chủ thể phát hành là cơ quan quyền lực của nhà nước. NHìn chung, hoạt động này không bị điều chỉnh bởi các qui định về xin phép và kiểm tra được áp dụng cho trái phiếu phát hành của các tổ chức kinh tế khác Một số nét khái quát về đề án phát hành trái phiếu quốc tế của chính phủ Việt nam Trước nhu cầu to lớn về vốn phục vụ cho phát triển kinh tế, Chính phủ Việt nam đưa ra đề án phát hành trái phiếu quốc tế , công việc chuẩn bị cho phát hành vẫn đang được khẩn trương tiến hành.Bên cạnh ý nghĩa huy động vốn phát triển kinh tế thì việc Chính phủ Việt nam phát hành trái phiếu lần đầu ra thị trường vốn quốc tế cũng sẽ thiết lập được một “điểm chuẩn” (hay cơ sở ban đầu ) giúp cho các tổ chức kinh tế của Việt nam tham gia vào thị trường mới mẻ này . VViệc phát hành trái phiếu quốc tế lần đầu của Chính phủ Việt nam nhằm đầu tư khuyến khích phát triển một số ngành trọng điểm như hàng không, dầu khí ,điện, cơ sở hạ tầng, . Việt nam đã lựa chọn huy đọg vốn dài hạn đẻ nâng cao sự ổn định của nền kinhtế so với loại ngắn hạn. *Các bước chuẩn bị để tham gia thị trường vốn quốc tế +Giáo dục và đào tạo: Chính phủ Việt nam đang tiến hành đào tạo một đội ngũ cán bộ , nhân viên có trình độ , hiểu biết chuyên môn để thực hiện đề án của Chính phủ . Bởi đây là một công việc còn mới mẻ và phức tạp , có sự chuẩn bị tốt về nhân lực thì việc phát hành mới thành công. +Xếp hạng tín nhiệm trái phiếu phát hành : Chính phủ Việt nam đang tiến hành tiếp xúc với tổ chức xếp hạng tín dụng fitch. Vào năm 1997, một tổ chức xếp hạng tín dụng nổi tiếng khác là moody đã đánh giá chất lượng tín dụng của Việt nam là B1. Lý do để Việt nam yêu cầu fitch xếp hạng: -Hầu hết các nhà đầu tư chính trên thế giới đều yêu cầu trái phiếu phát hành phải tối thiểu được 2 tổ chức xếp hạng đánh giá về độ tin cậy của trái phiếu -Được fitch đánh giá tín nhiệm trái phiếu có thể giúp Việt nam cải thiện được vị trí xếp hạng tín dụng của công ty moody. -Làm tăng triển vọng tham gia thị trường vốn quốc tế của các tổ chức kinh tế Việt nam : các ngân hàng , doanh nghiệp, công ty bởi vì việc phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ Việt nam có tác dụng để lại một dấu ấn trên thị trường vốn quốc tế . Việc Chính phủ Việt nam có đưpực một xếp hạng tín nhiệm tốt sẽ tạo thuận lợi cho các tổ chức phát hành khác của Việt nam vì lần phát hành đầu tiên của Chính phủ Việt nam được đánh giá tốt sẽ làm cho các nhà đầu tư quan tâm tới trái phiếu của Việt nam . Lý do căn bản cho việc phát hành trái phiếu quốc tế lần đầu của Chính phủ Việt nam *Sự phát triển kinh tế của Việt nam đòi hỏi phải huy động vốn quốc tế -Phát hành trái phiếu quốc tế sẽ làm đa dạng hóa các nguồn vốn phục vụ phát triển -Các ngân hàng trong nước không đủ khả năng tài trợ cho các dự án phát triển -Việt nam có thể thu lợi từ hoạt động này: +Là bước đi đầu tiên mở ra một cách huy động vốn mới +Chủ động thu hút các nhà đầu tư quốc tế +Mở ra cơ hội tham gia cho các tổ chức kinh tế của Việt nam *Phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ mở ra cơ hội to lớn cho các tổ chức kinh tế của Việt nam tham gia thị trường vốn quốc tế +Các tổ chức kinh tế trong nước có thể dựa vào lần phát hành đầu tiên của Chính phủ làm kinh nghiệm thực tiễn để thực hiện phát hành có hiệu quả. +Trái phiếu quốc tế của Chính phủ Việt nam sẽ là cơ sở để đánh giá ban đầu cho các nhà đầu tư trong những lần sau +Chính phủ Việt nam trở thành nhà phát hành trái phiếu quốc tế đầu tiên là hợp lý. Chính phủ phát hành đầu tiên có nhiều thuận lợi hơn các tổ chức kinh tế vì không phải thực hiện các thủ tục trong nước Một số loại trái phiếu triển vọng: Trái phiếu toàn cầu: là trái phiếu phát hành với số lượng lớn , qui mô rộng ở Mỹ, châu âu, châu á; lãi suất thấp ,thời gian mãn hạn dài.Động lực của nhà phát hành trái phiếu toàn cầu là để tham gia 3 thị trường lớn thế giới là Mỹ , châu âu, châu á để có được số lượng nhà đầu tư lớn nhất. Khối lượng phát hành tối thiểu là 250 triệu usd Thời hạn trái phiếu là trung hạn, hoặc dài hạn từ 5 đến 30 năm phần lớn thời hạn là 10 năm Trái phiếu yết giá bằng đồng usd, có thể là lãi suất cố định hoặc thả nổi Việc phân phối trái phiếu cho các nhà đầu tư có tổ chức và các ngân hàng , tổ chức tài chính lớn trên thế giới Kinh nghiệm cho thấy , các nhà đầu tư Mỹ dẫn đầu về việc mua trái phiếu sau đó tới các nhà đầu tư châu âu, cuối cùng là nhà đầu tư châu á Giá trái phiếu thấp , khả năng thanh toán cao. Trái phiếu yankee: Nhà phát hành trái phiếu này sẽ tham gia thị trường vốn mỹ , thị trường vốn lớn nhất thế giới. Khối lượng phát hành lớn , tối thiểu là 250 triệu usd . Thời hạn: trung hạn hoặc dài hạn(5-30 năm), thường là 10 năm . Trái phiếu yết giá bằng usd, có thể lãi suất cố định hoặc thả nổi. Phân phối cho các nhà đầu tư có tổ chức ở Mỹ, phân phối hạn chế tại Châu Âu và Châu á. Mệnh giá trái phiếu thấp, tính thanh khoản cao 2.3.3. Trái phếu châu Âu: Người phát hành sẽ tham gia thị trường vốn châu Âu và châu á Khối lượng phát hành tương đối nhỏ, tối thiểu 100 triệu USD Thời hạn : Ngắn hạn hoặc trung hạn (3- 7 năm ) Trái phiếu yiết giá bằng một số đồng tiền chủ yếu sau: Mác Đức, Yên Nhật, Fran Thụy Sĩ , Bảng Anh . . ., lãi suất cố định hoặc thả nổi. Phân phối tại châu Âu và châu a , chủ yếu cho các ngân hàng thương mại. Định giá trái phiếu bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi tỉ lệ lãi suất đồng USD. Khả năng thanh khỏan tỉ lệ theo khối lượng phát hành( khối lượng lớn khả năng thanh khỏan cao và ngược lại). Khả năng thanh khỏan giảm dần theo thời gian và bị ảnh hưởng bởi nơi phân phối Ưu và nhược điểm của các loại trái phiếu này : + Trái phiếu Yan kee: Ưu điểm: Khối lượng phát hành lớn, không gặp cản trở khi phân phối ( nếu phát hành theo luật 144 A) tính thanh khỏan cao, tiếp cận được với các nhà đầu tư đông đảo và tiềm năng lớn của Mỹ Nhược điểm: Thủ tục đăng kí với ủy ban giao dịch chứng khoản Mỹ ( SEC) rất chặt chẽ. Yêu cầu về thông tin khai báo phải đầy đủ và có chiều sâu do đó có thể ảnh hưởng tới hoạt động của nhà phát hành, chi phí phát hành cao + Trái phiếu toàn cầu: Ưu điểm: có một số điểm tương đồng với trái phiếu Yan kee: khối lượng lớn, không gặp trở ngại khi phát hành nếu đăng kí theo luật 144A, tính thanh khoản cao, mệnh giá trái phiếu thấp. Thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư tiềm năng trên tòan thế giới chủ yếu là các nhà đầu tư có tổ chức và ngân hàng thương mại. Nhược điểm: Tương đồng như trái phiếu Yan kee, thủ tục chặt chẽ đòi hỏi trình bầy thông tin đầy đủ và chính xác, chi phí phát hành cao . + Trái phiếu châu âu: Ưu điểm: Quá trình phát hành diễn ra nhanh, thủ tục đơn giản. Nhược điểm: Nhà đầu tư chủ yếu là các ngân hàng , rát khó để phát hành trái phiếu, thời hạn lớn hơn 5 năm , độ thanh khỏan không cao. Chính phủ Việt nam dự định phát hành TRáI PHIếU QUốC Tế lần đầu là trái phiếu toàn cầu bởi những lợi ích mà loại trái phiếu này mang lại. Kinh nghiệm cho thấy, trái phiếu quốc tế chính phủ các quốc gia đi trước phát hành lần đầu phần lớn là trái phiếu toàn cầu. Thời gian mãn hạn traí phiếu là 10 năm . Đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0035.doc
Tài liệu liên quan