Quy định lại chức năng nhiệm vụ của các phòng ban chức năng, tránh trùng lắp công việc giữa các phòng. Hiện nay trong Công ty vẫn còn việc đùn đẩy công việc giữa các phòng ban và các phân xưởng sản xuất. Công ty cần đưa ra một quy chế nghiêm ngặt để mọi người cùng thực hiện.
Trên đây là những giải pháp, kiến nghị về sự sắp xếp lại các phòng ban - đơn vị trong bộ máy quản trị, nhằm tạo ra một cơ cấu tổ chức gọn nhẹ,linh hoạt, giảm bớt các kênh liên hệ, đầu mối không cần thiết mà vẫn đảm bảo tính chuyên môn hoá cao trong công tác quản lý phù hợp với mô hình tổ chức quản lý mạ Công ty đang áp dụng. Ngoài việc sắp xếp lại lực lượng lao động và các đơn vị chức năng, Công ty cần thiết lập lại hệ thống các mối quan hệ trong hệ thống quản lý sao cho rõ ràng, tinh giản, tránh rườm rà, trùng lặp đồng thời quy định một quy chế trách nhiệm, nghĩa vụ đối với các mối quan hệ đó thật nghiêm ngặt.
Trên đây là một vài ý kiến chủ quan của tôi nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản trị hiện nay của Công ty. Song trong hoạt động sản xuất – kinh doanh nói chung và công tác quản lý nói riêng, khi ta đưa ra một giải pháp nào đó để thực hiện cần phải tính đến lợi ích mang lại và chi phí bỏ ra. So sánh cân đối giữa các phương án khác nhau làm sao để chọn được một phương án với chi phí thấp nhất và hiệu quả cao nhất, phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp cũng như pháp luật và thông lệ của thị trường.
51 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1173 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Môt số đề xuất nhằm hoàn thiện bộ máy quản trị ở Công ty Dụng cụ cắt và Đo lường cơ khí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ại
2,4
12
NaCO3
0,25
13
Điện
789.600kW/h
14
Xăng
20
Tuy nhiên đối với nền công nghiệp hiện nay thì cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty còn quá nghèo nàn, lạc hậu và không phù hợp. Công đoạn sản xuất không đồng đều do đó ảnh hưởng tới năng xuất và chất lượng sản phẩm. Trong qúa trình sản xuất, Công ty luôn tiến hành bảo dưỡng và đầu tư cải tiến máy móc song chất lượng sản phẩm chưa cao, giá thành sản phẩm còn chưa hạ được là bao. Điều đó ảnh hưởng lớn tới việc duy trì và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm do có sự cạnh tranh gay gắt của một số doanh nghiệp khác. Vì vậy, Công ty cần có những giải pháp thu hút vốn đầu tư, đổi mới máy móc thiết bị và công nghệ để theo kịp xu hướng phát triển chung của nền kinh tế trong và ngoài nước, trong khu vực cũng như trên thế giới.
3-/ Số lượng và trình độ lao động:
Sự thành công của công ty không chỉ phụ thuộc vào hiệu năng của máy móc thiết bị mà còn phụ thuộc vaò hiệu quả của đối tượng lao động và bố trí hợp lý lực lượng lao động sẽ làm tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Hiện nay Công ty có 433 lao động trong đó người lao động gián tiếp là là 168 người chiếm 38,8%, lao động trực tiếp là 265 người chiếm 61,2%. Trong năm 1999 lao động có mặt là 410 người với tỷ lệ chi phí trên tiền lương là 23%, trên giá trị tổng sản lượng là 28,4%.
Cơ cấu bậc thợ của công nhân sản xuất năm 1999:
Bậc thợ
1
2
3
4
5
6
7
Số lượng
3
19
23
42
84
41
(3´2) +(19´3)+(23´4)+(42´5)+(84´6)+(41´7)
Bậc thợ bình quân = =5,4
212
Bậc thợ bình quân của Công ty là 5,4 điều đó chứng tỏ Công ty có ưu thế về chất lượng lao động, cần phải phát huy hết lợi thế này sao cho vẫn đảm bảo lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động.
Quản lý lao động là vấn đề hết sức phức tạp và khó khăn. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, nhu cầu của con người ngày một cao và phong phú, động cơ làm việc cũng có nhiều thay đổi. Mỗi lúc, mỗi điều kiện, hoàn cảnh, mỗi nhóm người cần có phương pháp quản lý khác nhau. Với đội ngũ cán bộ công nhân viên hùng hậu như vậy, lãnh đạo Công ty cần tìm một phương pháp hữu hiệu nhất sao cho thu hút được sự cố gắng, đồng tâm nhất trí trong hành động, làm việc hết sức mình vì mục đích chung. Suy cho cùng thì nguồn lực con người là quan trọng nhất, nó là nguồn lực của mọi nguồn lực. Nếu Công ty có máy móc thiết bị tốt, công nghệ sản xuất hiện đại , phương án sản xuất tốt ưu mà không có đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ, nhiệt huyết hăng say với công việc thì cũng không đạt hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy cần phải có sự kết hợp đồng bộ giữa con người và các trang thiết bị.
4-/ Quy trình công nghệ và tổ chức sản xuất:
Hiện nay Công ty có 8 phân xưởng thuộc khối sản xuất chịu sự chỉ đạo của Phó giám đốc sản xuất bao gồm: phân xưởng khởi phẩm, phân xưởng cơ khí I, phân xưởng cơ khí II, phân xưởng dụng cụ, phân xưởng cơ điện, phân xưởng mạ, phân xưởng nhiệt luyện và phân xưởng bao gói.
Toàn bộ quá trình tổ chức sản xuất của Công ty như sau:
Kho kim khí
PX
Khởi phẩm
Tiêu thụ
Cơ khí I cơ khí II, dụng cụ cơ điện
Px nhiệt luyện
Px bao gói
Kho thành phẩm
Các yếu tố
đầu vào(NVL)
a. Quy trình công nghệ sản xuất bàn ren :
Máy mài
Đánh bóng
Mài lưỡi cắt
Nhuộm đen
Tẩy rửa
Nhiệt luyện
Đóng số
Máy tiện thép
Mài hai mặt
Máy cắt
Máy phay
Máy khoan
Chống gỉ
Nhập kho
Thép
b. Quy trình công nghệ sản xuất taro:
Thép
Máy tiện
Máy phay vạn năng
Máy phay chuyên dùng
Lăn số
Nhập kho
Mài lưỡi cắt
Tẩy rửa
Mài ren
Nhiệt luyện
c. Quy trình công nghệ sản xuất mũi khoan :
Thép
Máy tiện tự động
Nhiệt luyện
Tẩy rửa nhuộm đen
Máy cán
Máy phay
Lăn số
Máy mài tròn
Nhập kho
Máy mài sắc
Chống gỉ
d. Quy trình công nghệ sản xuất dao phay cắt:
Thép
Máy dập
Máy xọc
Máy mài phẳng
Lồng trục
Máy phay
Nhiệt luyện
Máy tiện vạn năng
Máy mài lỗ
Máy mài phẳng mâm tròn
Máy mài sắc
In số
Nhập kho
Chống gỉ
e. Quy trình công nghệ sản xuất lưỡi cưa máy:
Thép
Máy dập 250 tấn
Máy đập 130 tấn
Tẩy rửa
Máy ép
Nhiệt luyện
Làm non trong lò tần số
Máy phay vạn năng
Sơn
Nhập kho
f. Quy trình công nghệ sản xuất dao tiện :
Thép tấm
Máy dập 130 tấn
Máy dập phẳng 1
Nhiệt luyện
Máy phay
Tẩy rửa
Nhập kho
Viết hoặc in số
Máy mài sắc
Máymài phẳng 2
g. Quy trình công nghệ sản xuất thanh trượt :
Thép
Máy phay vạn năng
Máy ép
Cắt đoạn (Máy dập 130 T)
Dập móng (Máy dập 400 T)
Nhập kho
Mạ đen
Đột lỗ
Máy mài phẳng
h. Quy trình công nghệ sản xuất dao cắt tấm lợp :
Thép tấm
Máy dập 250 tấn
Máy tiện
Máy mài phẳng
Mài phẳng
Nhiện luyện
Khoan lỗ
Máy phay vạn năng
Máy dập 130 tấn
Thép tấm
Máy khoan
Máy mài lỗ
Lắp ráp
Mài lưỡi
Nhập kho
Thành phẩm
Mài tròn
Hiện nay Công ty đang quản lý và sử dụng nhiều quy trình công nghệ sản xuất khác nhau để sản xuất sản phẩm cung cấp cho thị trường. Mỗi loại sản phẩm được sản xuất trên một dây chuyền công nghệ đặc thù, mỗi phân xưởng đảm nhận một hay nhiều công đoạn của quá trình sản xuất. Như vậy, từ khi đưa nguyên vật liệu vào sản xuất cho đến khi tạo thành sản phẩm cuối cùng phải trải qua nhiều giai đoạn chế biến khác nhau, thành phẩm của phân xưởng này sẽ là bán thành phẩm của phân xưởng tiếp theo. Điều này quy định việc tổ chức sản xuất phải nghiêm ngặt, đảm bảo sự liên thông giữa các phân xưởng được liên tục, thông tin qua lại rõ ràng, chính xác nhằm hạn chế đến mức tối thiểu khả năng sản xuất bị gián đoạn.
Sự phong phú, đa dạng của ssản phẩm cùng với quy trình sản xuất phức tạp đã gây nhiều khó khăn cho quá trình tổ chức quản lý. Vì vậy, Công ty đã thành lập nên khối sản xuất gồm một Phó giám đốc điều hành chứ không chỉ đơn thuần là một phòng sản xuất như ở một số doanh nghiệp khác.
B. Thực trạng cơ cấu bộ máy quản trị của Công ty.
I-/ Bộ máy quản trị.
1-/ Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của Công ty, số lượng các phòng ban chức năng.
Bộ máy quản trị của Công ty hiện nay được chia thành ba khối chính đó là: khối kỹ thuật, khối sản xuất và khối kinh doanh. Mỗi khối do một Phó giám đốc phụ trách và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc. Ngoàira, trong bộ máy quản lý còn có các phòng ban chức năng quan trọng khác như: phòng tàI vụ, phòng kế hoạch -kinh doanh, phòng tổ chức cán bộ làm tham mưu cho Giám đốc và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc.
Trong các khối chính còn bao gồm nhiều phòng ban khác làm tham mưu cho ban giám đốc và chịu sự chỉ đạo của các Phó giám đốc theo các chức năng, các lĩnh vực hoạt động tương ứng. (sơ đồ trang bên).
Hiện nay Công ty có số lượng các phòng ban chức năng và phân xưởng sản xuất như sau:
* Khối kỹ thuật: * Khối sản xuất:
Phòng thiết kế. – Phân xưởng khởi phẩm
Phòng công nghệ. – Phân xưởng cơ khí I.
Phòng cơ điện. – Phân xưởng dụng cụ.
Phòng KCS. – Phân xưởng cơ điện.
Phòng thiết kế cơ bản. – Phân xưởng mạ.
Khối kinh doanh: - Phân xưởng nhiệt luyện.
Phòng cung tiêu. – Phân xưởng bao gói.
- Phòng hành chính quản trị. – Phân xưởng cơ khí II.
Phòng y tế.
Trung tâm giới thiệu sản phẩm.
Các phòng chức năng khác:
Phòng tài vụ.
Phòng kế hoạch kinh doanh.
Phòng tổ chức cán bộ.
Phòng bảo vệ.
Với số lượng các phòng ban chức năng nêu trên, hiện nay Công ty có 168 lao động gián tiếp chiếm 38,8% trên tổng số lao động của Công ty.
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản trị của Công ty
Giám đốc
Phòng cơ điện
Px dụng cụ
Thư viện
Px cơ khí I
Phòng công nghệ
Px khởi phẩm
Phó giám đốc sx
Phòng thiết kế
Phó giám đốc kỹ thuật
Px cơ khí II
Px cơ điện
Px mạ
Px nhiệt luyện
Cửa hàng giới thiệu sản phẩm
Trạm biến thế
Px dụng cụ
Phòng thiết kế cơ bản
Kho dụng cụ
Phòng cung tiêu
Kho cơ điện
Kho sử lí
Kiểm tra thép
Nghiệm thu
Đo lường
Phó giám đốc kinh doanh
Phòng y tế
Phòng hành chính quản trị
Kế toán trưởng
Kho thành phẩm
Kho kim khí
Kho dầu hoá chất
Kho tạp phẩm
Phòng tài vụ
Phòng kế hoạch kinh doanh
Phòng tổ chức cán bộ
Phòng bảo vệ
2-/ Mô hình bộ máy quản trị:
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của Công ty là kiểu cơ cấu trực tuyến hay còn gọi là cơ cấu hỗn hợp. Kiểu cơ cấu này là kết quả của sư kết hợp giữa cơ cấu trực tuyến và cơ cấu chức năng, nhằm phát huy tối đa mặt tích cực của hai kiểu cơ cấu này và hạn chế những nhược điểm của nó. Theo kiểu cơ cấu tổ chức quản trị này thì quan hệ lãnh đạo phục tùng theo trực tuyến và theo chức năng vẫn tuân thủ chế độ một thủ trưởng mà tận dụng được sự tham gia của bộ phận chức năng, giảm bớt được gánh nặng cho các cấp lãnh đạo cao nhất của Công ty.
a. Nhóm quan hệ theo trực tuyến: Là sự thống nhất chỉ huy sản xuất cấp xí nghiệp, cấp phân xưởng, ca sản xuất ứng với các chức danh: Giám đốc, Phó giám đốc, Quản đốc, Đốc công chịu trách nhiệm về kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh của từng đơn vị và toàn Công ty.
Các phân xưởng sản xuất chỉ nhận mệnh lệnh của Phó giám đốc sản xuất và có quan hệ chức năng với các bộ phận khác, phòng ban khác trong Công ty, họ không phải nhận mệnh lệnh từ phía các Phó giám đốc kỹ thuật hay kinh doanh. Các phân xưởng chỉ làcác đơn vị sản xuất thực hiện kế hoạch sản xuất , kỹ thuật theo nhiệm vụ cụ thể của Công ty giao cho theo tháng, quý, năm theo các chế độ quy định, tiêu chuẩn và định mức đã định. Chức năng chủ yếu của cán bộ lãnh đạo trực tuyến là lãnh đạo trực tiếp các công nhân sản xuất, chỉ thị công nhân viên chức thực hiện kế hoạch và các biện pháp do các bộ phận chức năng ấn định.
Bộ máy trực tuyến ( quan hệ theo chiều dọc) của Công ty được tổ chức như sau:
* Cấp Công ty bao gồm Giám đốc và các Phó giám đốc có quan hệ trực tuyến (quan hệ mệnh lệnh) với nhau.
* Cấp phân xưởng bao gồm quản đốc và các phó quản đốc, sau cùng là các đốc công và thợ cả... có quan hệ trực tuyến.
Sơ đồ quan hệ trực tuyến của Công ty
Giám đốc
Phó giám đốc
Quản đốc
Phó quản đốc
Đốc công
b. Nhóm quan hệ theo chức năng ( Cơ quan chức năng).
Chức năng chung của các phòng ban trong Công ty là giúp Giám đốc nắm tình hình, giám sát, kiểm tra, nghiên cứu, xây dựng kế hoạch chuẩn bị sản xuất và phục vụ sản xuất, hướng dẫn công tác kỹ thuật, công tác nghiệp vụ cho các cán bộ chức năng và cấp quản lý phân xưởng; giúp thủ trưởng trực tuyến chuẩn bị và qua công tác quyết định kiểm tra quá trình hoạt động chung, theo dõi để tổ chức công việc không sai lệch về kỹ thuật và nx điều kiện thời gian.
Cơ quan chức năng chịu trách nhiệm về sự đúng đắn của kế hoạch, của các phương pháp công tác, về chất lượng phục vụ của nó đối với các hệ thống nghành dọc (Trực tuyến). Chức năng của các phòng ban là tham mưu cho hệ thống quản lý trực tuyến, nhưng trong những công việc nhất định họ cũng được giap quyền chỉ đạo trực tiếp, hướng dẫn đối với cán bộ chức năng và cấp quản lý phân xưởng, thậm chí đến tận công nhân sản xuất.
Hệ thống cán bộ chức năng ở cấp phân xưởng nhờ kế hoạch, kỹ thuật phân xưởng, lao động tiền lương chịu sự quản lý trực tiếp của Quản đốc phân xưởng hoặc Phó quản đốc, đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về nghiệp vụ, kỹ thuật của các phòng ban chức năng trong Công ty, không có quan hệ mệnh lệnh, phục tùng lẫn nhau nhưng có nghĩa vụ nhất định trong mối quan hệ với nhau.
Các phòng ban chức năng không có quyền đưa ra quyết định đối với cơ quan ngành dọc mà chỉ có quan hệ hướng dẫn, cung cấp thông tin về kỹ thuật, công nghệ, nghiệp vụ... nhưng họ phải có nghĩa vụ nhất định với nhau trong các mối quan hệ.
Phó GĐ kỹ thuật
Trưởng các phòng kỹ thuật
Giám đốc
Phó GĐ sản xuất
Phó GĐ kinh doanh
Quản đốc phân xưởng DC cơ điện
Quản đốc các phân xưởng chính phụ
Trưởng các phòng ban nghiệp vụ
Đốc công
Các tổ, nhóm sản xuất và nghiệp vụ, phục vụ.
Công nhân sản xuất
Sơ đồ cấp quản lý và chỉ đạo sản xuất(các mối quan hệ) trong Công ty.
Lãnh đạo theo tuyến
Lãnh đạo theo chức năng( quan hệ chức năng).
3-/ Quy chế hoạt động của bộ máy quản trị:
Bộ máy quản trị của Công ty hoạt động theo chế độ một thủ trưởng, quyền quýêt định cao nhất thuộc về Giám đốc, một cấp dưới chỉ nhận lệnh từ một cấp trên trực tiếp, các phòng chức năng chỉ làm công tác tham mưu cho các lãnh đạo trực tuuyến. Các Phó giám đốc, Quản đốc sử dụng quyền mà Giám đốc giao cho để thống nhất quản lý mọi hoạt động trong lĩnh vực, công việc được phân công hoặc trong đơn vị mình phụ trách.
- Giám đốc là người đại diện của Nhà nước, có quyền ra quyết định cao nhất đối với mọi hoạt động của Công ty, trực tiếp chịu trách nhiệm trước Tổng công ty và Nhà nước về kết quả hoạt động của Công ty. Giám đốc là người giữ vai trò chỉ huy với chức trách quản trị, sử dụng toàn bộ vốn, đất đai, nhân lực và các nguồn lực do Tổng công ty giao cho nhằm thực hiện nhiệm vụ kinh doanh được giao và đạt lợi nhuận, thực hiện tốt nghĩa vụ với người lao động và Nhà nước theo chế độ hiện hành.
Giám đốc phân công công việc từng mặt công tác quản trị cho các Phó giám đốc và thông qua các Phó giám đốc hoặc trực tiếp đưa các mệnh lệnh xuống các phân xưởng thông qua các Quản đốc và các Đốc công phân xưởng, xuống công nhân sản xuất theo sơ đồ quản trị và chỉ đạo sản xuất.
- Các Phó giám đốc với chức năng giúp Giám đốc điều hành các lĩnh vực hoạt động của Công ty theo sự phân công của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về kết quả thực hiện công việc được Giám đốc uỷ quyền. Trong khi thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn được giao, các Phó giám đốc chủ động giải quyết công việc theo đúng chức năng và trong giới hạn về quyền hành. Giám đốc Công ty phải giao nhiệm vụ rõ ràng cho từng Phó giám đốc, tránh sự trùng lắp, chồng chéo tạo điều kiện tốt nhất cho các Phó giám đốc phát huy tính chủ động sáng tạo, quyết đoán trong diều hành công việc đã được phân công.
+ Phó giám đốc sản xuất giúp Giám đốc điều hành, tổ chức quản trị quá trình sản xuất của Công ty, lập kế hoạch sản xuất năm, quý,tháng và tiến hành triển khai thực hiện thông qua sự chỉ đạo của các Quản đốc đối với các phân xưởng, tổ, ca... chỉ huy thống nhất kỹ thuật sản xuất hàng ngày, điều phối lao động và duy trì kỹ thuật lao động cho toàn Công ty, cho từng phân xưởng, đảm bảo cho quá trình sản xuất được diễn ra liên tục, nhịp nhàng theo đúng kế hoạch. Tổ chức, bố trí, sắp xếp lực lượng lao đông trực tiếp sản xuất sao cho đảm bảo sử dụng có hiệu quả nhất, đề xuất và tham gia bồi dưỡng và nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân. Khi Giám đốc vắng mặt, uỷ quyền cho Phó giám đốc sản xuất chỉ huy điều hành mọi mặt hoạt động của Công ty.
+ Phó giám đốc kỹ thuật giúp Giám đốc Công ty phụ trách lĩnh vực quản trị kỹ thuật và xây dựng cơ bản của Công ty. Nghiên cứu và xây dựng kế hoạch, phương án đầu tư phát triển công nghệ, kỹ thuật sản xuất, xác định chính sách quản trị kỹ thuật của từng giai đoạn, từng loại sản phẩm khác nhau, sao cho đáp ứng được yêu cầu sản xuất của từng thời kỳ khác nhau cũng như từng sản phẩm. Xây dựng tiêu chuẩn hoá sản phẩm truyền thống và các đề án cải tiến mẫu mã, kết cấu sản phẩm hướng đến hoàn thiện đạt tiêu chuẩn,chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của sản phẩm qua từng giai đoạn kế hoạch, Phó giám đốc kỹ thuật có nhiệm vụ tổ chức điều hành các mặt công tác quản trị kỹ thuật cụ thể như: chuẩn bị kỹ thuật về thiết kế, công nghệ,thiết bị kiểm tra chất lượng theo kế hoạch và tiến độ sản xuất tháng, quý, năm, duy trì bảo dưỡng máy móc thiết bị, năng lượng đảm bảo tiến hành sản xuất liên tục, xây dựng định mức chi phí vật tư, năng lượng, nhiên liệu và lao động cho từng đơn vị sản phẩm, nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật viên, công nhân kỹ thuật...
+ Phó giám đốc phụ trách kinh doanh, hành chính quản trị và đời sống giúp Giám đốc phụ trách lĩnh vực công tác quản trị kinh doanh, hành chính quản trị và đời sống.
ã Nhiệm vụ chủ yếu của công tác quản trị kinh doanh:
Tìm hiểu nghiên cứu nhu cầu của khách hàng, thi trường sản phẩm của Công ty, tiến hành đàm phán giao dịch với khách hàng, bạn hàng và đi đến ký kết hợp đồng về tiêu thụ sản phẩm hoặc mua các yếu tố đầu vào cho Công ty. Hợp tác hỗ trợ, liên kết sản xuất- kinh doanh với các đơn vị khác, đề xuất với Giám đốc sản xuất các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Nắm bắt nhu cầu kế hoạch sả xuất từ đó xây dựng phương án thu mua vật tư, nhiên liệu sao cho đảm bảo quá trình sản xuất được diễn ra liên tục với chi phí mua thấp nhất, đảm bảo đúng về chất lượng, đủ về số lượng. Tổ chức thực hiện các hợp đồng đã ký kết với khách hàng đúng về thời gian, số lượng, chất lượng tạo điều kiện nâng cao uy tín của Công ty, tránh được tình trạng sản phẩm bị ứ đọng, tăng nhanh vòng quay của vốn lưu động trong quá trình thực hiện hợp đồng đã ký kết.
ã Nhiệm vụ về công tác hành chính quản trị - đời sống:
Tham mưu cho ban Giám đốc những chủ trương lớn về công tác cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên, xây dựng cung cấp trang thiết bị, tiện nghi, văn phòng phẩm cho Công ty. Chỉ đạo công tác quản lý văn thư lưu trữ, thông tin liên lạc, in ấn tài liệu văn bản của Công ty, tổ chức phục vụ các cuộc họp, tiếp khách...
+ Kế toán trưởng:
Kế toán trưởng có chức năng giúp Giám đốc Công ty tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thống kê, thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế ở Công ty theo quy định, đồng thời làm nhiệm vụ kiểm soát kinh tế tài chính của Nhà nước tại Công ty. Kế toán trưởng trực tiếp chỉ đạo và hướng dẫn các bộ phận,các đơn vị cấp dưới tiến hành những công việc thuộc phạm vi trách nhiệm quyền hạn của kế toán trưởng. Chỉ đạo trực tiếp về nghiệp vụ, chuyên môn đối với tất cả nhân viên kế toán làm việc ở bất cứ bộ phận nào trong Công ty, có quyền yêu cầu tất cả các bộ phận trong xí nghiệp chuyển đầy đủ kịp thời những tài liệu pháp quy và các tài liệu cần thiết phục vụ cho công việc kế toán và kiểm tra.
4-/ Quan hệ bộ máy chức năng với các bộ phận sản xuất:
Trong doanh nghiệp sản xuất thì tất cả các bộ phận khác trong doanh nghiệp luôn có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp đến bộ phận sản xuất. Chẳng hạn như phòng thiết kế, phòng công nghệ, phòng KCS... đều phục vụ cho bộ phận sản xuất. Khi có đơn đặt hàng với lô sản phẩm mới thì phòng thiết kế phải nghiên cứu cung cấp sơ đồ, cách thức thao tác chế tạo, yêu cầu về công nghệ, máy móc trang bị, trình độ tay nghề cho đơn vị phục vụ sản xuất và trực tiếp sản xuất. Còn phòng công nghệphải nghiên cứu, xây dựng phương án hoàn thiện công nghểan xuất nhằm biến ý tưởng về sản phẩm thành hiện thực thông qua các phân xưởng sản xuất. Phòng KCS quản lý kỹ thuật, kiểm tra chất lượng sản phẩm từ khi bắt đầu cho đến khikết thúc quá trình sản xuất tạo ra thành phẩm. Còn các phòng cơ điện, phòng kế hoạch kinh doanh, phòng tài vụ, ...tất cả đều có quan hệ đến các phân xưởng sản xuất.
Phân xưởng là đơn vị sản xuất cơ bản trong doanh nghiệp. Đứng trên góc độ tổ chức quản trị mà xét thì phân xưởng là một cấp quản trị, xong không thực hiện tất cả mọi chức năng như doanh nghiệp. Tuỳ theo yêu cầu tập chung hoá quản trị, người ta có thể phân cấp cho phân xưởng ít hoặc nhiều chức năng. Nói chung các cấp phân xưởng không thực hiện các chức năng sau: tuyển dụng công nhân viên chức, mua sắm vật tư, tiêu thụ sản phẩm, tài chính, tổ chức đời sống tập thể vì những công việc này thuộc các phòng chức năng khác.
Bộ máy quản trị phân xưởng cần được tổ chức phù hợp với quy mô sản xuất, tính chất phức tạp của kỹ thuật và sản xuât sản phẩm. Mặt khác cần đảm bảo yêu cầu chỉ đạo sản xuất, kỹ thuật của doanh nghiệp.
Công ty Dụng cụ cắt và Đo lường cơ khí cũng là một doanh nghiệp sản xuất nên bộ phận sản xuất cũng không thể tách rời với bộ máy chức năng. Các phòng ban trong Công ty đều có mục tiêu chung là phục vụ cho sản xuất, có sản xuất thì mới có mọi hoạt động khác, do đó Công ty mới tồn tại và phát triển được. Vì vậy các phân xưởng sản xuất luôn được sự quan tâm chỉ đạo của Giám đốc và các Phó giám đốc.
II-/ Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ của các phòng ban chức năng trong Công ty.
1-/ Phòng thiết kế:
a. Vị trí:
Phòng thiết kế nằm trong khối phụ trách kỹ thuật của Công ty, chịu sự quản lý của Phó giám đốc kỹ thuật, thuộc hệ thống tổ chức của Công ty, thực hiện các yêu cầu về quản lý kỹ thuật theo quy định của điều lệ tổ chức bộ máy quản trị.
b. Chức năng:
Phòng thiết kế có chức năng thiết kế sản phẩm mới, hoàn thiện hình thức, mẫu mã sản phẩm mà Công ty đang sản xuất sao cho đáp ứng nhu cầu phong phú và đa dạng của thị trường mà đảm bảo phù hợp với máy móc, trang thiết bị, công nghệ sản xuất của Công ty với chi phí về nguyên vật liệu, lao động thấp, tạo điều kiện hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Sau khi thiết kế xong sản phẩm, phòng cung cấp sơ đồ, bản vẽ, cách thức thao tác chế tạo và các yêu cầu về công nghệ, máy móc trang thiết bị, trình độ tay nghề cho đơn vị phục vụ sản xuất và trực tiếp sản xuất.
c. Nhiệm vụ:
Phòng có nhiệm vụ thu thập các tài liệu có liên quan đến sản phẩm mới cũng như các sản phẩm đang trong giai đoạn hoàn thiện. Sau đó tiến hành phân tích và tổ chức thực hiện quá trình thiết kế, hoàn thiện thông qua sự phân công, bố trí sắp xếp công việc cho từng nhân viên trong phòng sao cho phù hợp với khả năng của từng ngươì. Đối với các sản phẩm mới qua quá trình thiết kế phải đưa ra được mô hình(bản vẽ) và các yêu cầu về kỹ thuật cũng như định mức nguyên vật liệu, năng lượng và quy trình sản xuất.
d. Quyền hạn:
Trong quá trình thực hiện phòng thiết kế có quyền yêu cầu các đơn vị, các bộ phận khác trong Công ty cung cấp những tài liệu cần thiết, có liên quan đến công việc của phòng. Yêu cầu về trang thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất.
e. Các mối quan hệ:
Phòng có mối quan hệ với tất cả các đơn vị trong Công ty, đặc biệt các phòng ban trong khối kỹ thuật và các phân xưởng sản xuất. Phòng thiết kế cung cấp các tài liệu về sản phẩm mới cho phòng công nghệ, từ đó phòng công nghệ chuẩn bị về công nghệ sản xuất sao cho phù hợp với yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, cung cấp điều kiện nghiệm thu, tiêu chuẩn chất lương cho phòng KCS. Hướng dẫn kiểm tra quá trình thực hiện ở phân xưởng, nhận các thông tin từ quá trình sản xuất và đưa ra các biện pháp khắc phục, sửa đổi khi có những phát sinh tiêu cực, sai lệch với thiết kế ban đầu, nhận thông tin từ phòng kế hoạch kinh doanh về sản phẩm mới trên thị trường.
2-/ Phòng công nghệ:
a. Vị trí:
Phòng công nghệ là một đơn vị chức năng nằm trong khối kỹ thuật thuộc hệ thống tổ chức quản lý cuả Công ty, chịu sự chỉ đạo của Phó giám đốc kỹ thuật.
b. Chức năng:
Phòng công nghệ có chức năng quản lý toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất của Công ty, xây dựng chuẩn bị công nghệ sản xuất các sản phẩm mới, thực hiện chương trình tiến bộ khoa học kỹ thuật. Nghiên cứu, xây dựng phương án hoàn thiện công nghệ sản xuất sao cho đảm bảo nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm được nguyên – nhiên – vật liệu tạo điều kiện hạ giá thành sản phẩm. Nghiên cứu nhu cầu đầu tư, mở rộng tài sản cố định, triển khai thực hiện mua sắm trang thiết bị phục vụ sản xuất.
Tóm lại, phòng công nghệ làm những công việc tiếp nối của phòng thiết kế nhằm phục vụ cho quá trình biến ý tưởng về sản phẩm thành hiện thực thông qua các phân xưởng sản xuất.
c. Nhiệm vụ:
Tổ chức thực hiện tốt phần công việc thuộc chức năng của phòng mà Giám đốc giao cho, thông qua sự sắp xếp, bố trí công việc cho từng nhân viên một cách hợp lý. Nghiên cứu xây dựng kế hoạch mua sắm thiết bị công nghệ sản xuất, đưa ra các phương án, giải pháp về công nghệ sản xuất cho ban Giám đốc. Hướng dẫn, kiểm tra quá trình sản xuất trên các quy trình công nghệ ở các phân xưởng, tham mưu đề xuất với ban Giám đốc về các phương án cải tiến công nghệ kỹ thuật.
d. Quyền hạn:
Phòng công nghệ có quyền yêu cầu các đơn vị phân xưởng trong Công ty cung cấp những thông tin có liên quan đến công tác quản lý công nghệ. Đề nghị với ban Giám đốc khen thưởng, kỷ luật đối với các đơn vị và cá nhân không thực hiện đúng công tác quản lý, áp dụng đúng công nghệ sản xuất. Là một phòng chức năng nên phòng công nghệ không có quyền ra quyết định quản lý (chỉ đạo) đối với các đơn vị khác trong Công ty mà chỉ có quyền hướng dẫn, kiểm tra quá trình thực hiện công tác quản lý, sử dụng công nghệ sản xuất ở các đơn vị khác. Quyền từ chối những yêu cầu không chính đáng của cá nhân bộ phận khác trong và ngoài Công ty, sau đó trình lên ban lãnh đạo. Đi đôi với quyền hạn phòng công nghệ phải chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc về kết quả thực hiện các công việc được phân công.
e. Các mối quan hệ:
Phòng công nghệ có mối quan hệ với tất cả các phòng chức năng khác trong Công ty, tương ứng với từng công việc, nhiệm vụ cụ thể và có nghĩa vụ nhất định đối với các mối quan hệ đó.
3-/ Phòng K.C.S:
a. Vị trí:
Phòng KCS là một đơn vị chức năng nằm trong hệ thống tổ chức quản trị của Công ty, chịu sự quản lý của Phó giám đốc kỹ thuật, là đơn vị quản lý về chuyên môn góp phần nâng cao hiệu quả công tác của bộ máy quản trị.
b. Chức năng:
Phòng có chức năng quản lý kỹ thuật, kiểm tra chất lượng sản phẩm từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc quá trình sản xuất tạo ra thành phẩm. Kiểm tra chất lượng các yếu tố đầu vào như: nguyên vật liệu, chất lương máy móc thiết bị, công nghệ nhằm tạo điều kiện cho quá trình sản xuất được diễn ra liên tục, nhịp nhàng tạo ra những sản phẩm đạt tiêu chuẩn so v
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- M0359.doc