Phần mở đầu 1
Phần I. Tổng quan về bao gói sản phẩm 4
1. Lý luận chung về bao gói sản phẩm 4
1.1. Bao gói và thành phẩn 4
1.2. Vai trò của bao gói 5
1.3. Quá trình đóng gói 7
2. Các chiến lược cạnh tranh qua bao gói 9
2.1. Cạnh tranh bằng kích cỡ bao gói 9
2.2. Cạnh tranh bằng màu sắc và thiết kế mỹ thuật 11
2.3. Thông tin mô tả và quảng cáo trên thị trường 14
2.4. Vật liệu bao gói 16
2.5. Công nghệ đóng gói 17
3. Vấn đề bao gói sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo tại Việt Nam 19
3.1. Sự quan tâm và đầu tư về bao gói sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo tại Việt Nam 19
3.2. Những thành công của các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo ở Việt Nam bằng cạnh tranh qua bao gói 22
4. Một số vấn đề trong chiến lược cạnh tranh qua bao gói của các doanh nghiệp Việt Nam. 23
4.1. Vấn đề hàng giả 23
4.2. Lợi dụng thông tin trên bao gói 25
4.3. Đổi mới bao gói 27
Phần II. Thực trạng của công ty Kinh Đô 29
1. Tổng quan về công ty Kinh Đô 29
1.1. Sơ lược về công ty 29
1.2. Mục tiêu hoạt động 30
1.3. Sản phẩm của công ty 30
1.4 Hoạt động quảng cáo, tiếp thị và quan hệ cộng đồng 31
3. Thực trạng sử dụng bao gói sản phẩm của công ty Kinh Đô 32
Phần III. Một số đề xuất nâng cao khả năng cạnh tranh của Kinh Đô trong việc sử dụng bao gói sản phẩm. 36
1. §Ò xuÊt ®èi víi c«ng ty Kinh §« 36
2. Mét sè kiÕn nghÞ kh¸c 38
KẾT LUẬN 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO 42
49 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1152 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số đề xuất nõng cao khả năng cạnh tranh của Kinh Đụ trong việc sử dụng bao gúi sản phẩm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i dậy cảm xúc của người mua hàng khi họ nhìn thấy những đặc trưng ấy. Vì thế việc thay đổi hình ảnh của những loại hàng hóa như thế này là quyết định hết sức thận trọng.
Nhiều loại hộp thiếc được thiết kế với hình ảnh các bông hoa, hay một bức tranh phong cách trung đại, hoặc những hình ảnh lãng mạn luôn đem lại cảm giác sang trọn, tự tin và kiêu hãnh. Hộp bánh Nissan của Nhật Bản với hình ảnh các cô gái mặc Kimônô trên hộp thiếc từ lâu đã là sản phẩm ưa thích của người tiêu dùng vì thiết kế độc đáo, cá tính, vừa mang nét trẻ trung lại mang hơi hướng cổ điển.
Thiết kế mỹ thuật không những phải phù hợp với nhu cầu của từng loại khách hàng mục tiêu mà còn phải phù hợp với thói quen và nhận thức của người tiêu dùng. Cùng với đó, thiết kế bao gói phải mới mẻ, khác biệt với đối thủ cạnh tranh mới hy vọng được sản phẩm của mình sẽ nổi trội trên thị trường mục tiêu. Cần chú ý rằng thiết kế là phần vô cùng quan trọng của bao gói sản phẩm, nếu thiết kế cho một sản phẩm mới không có hiệu quả thì đó sẽ là con dao hai lưỡi, mặt hàng mới sẽ khó có thể có chỗ đứng trên thị trường.
2.3. Thông tin mô tả và quảng cáo trên thị trường
Thông tin mô tả trên bao gói gồm các thông tin về giá cả, thời gian sử dụng, thành phần dinh dưỡng, khối lượng và số lượng, đặc tính của sản phẩm, nhãn hiệu, thông tin về nhà sản xuất, nơi sản xuất, ngày sản xuất, sổ đăng ký, nội dung bên trong và cách sử dụng sao cho hiệu quả.
Thông tin mô tả trên sản phẩm phải đúng sự thật, minh bạch, càng đầy đủ càng có lợi cho người tiêu dùng. Nhà sản xuất thường ghi nổi trội lên bao bì những thông tin mà họ cho là sẽ thu hút được người tiêu dùng như “không có cholesterol”, “dành cho người ăn kiêng”, “tăng cường canxi”… điều này đã giúp cho sản phẩm của họ đến được tay nhóm khách hàng mục tiêu và gây tò mò, hứng thú cho những người tiêu dùng khác.
Thông tin mô tả trên sản phẩm thể hiện tính chất cạnh tranh chủ yếu của mình thông qua việc biến tấu những thông tin quảng cáo có lợi cho hãng sản xuất. Quảng cáo là chiến lược quan trọng trong toàn bộ hoạt động sản xuất giúp cho việc cạnh tranh bán hàng, duy trì và phát triển sản xuất. Quảng cáo nhờ bao bì là phương tiện quảng cáo nhanh nhất, chính xác nhất và có hiệu quả nhất để đưa hàng hóa đến tay người tiêu dùng. Bởi vì bao bì là nơi tiếp xúc gián tiếp của người tiêu dùng với sản phẩm, bao bì tự nó cũng là một biển hiệu quảng cáo trong các quầy hàng nơi khách hàng tiềm năng quan sát, bị thu hút và lựa chọn.
Ngoài những dòng chữ, hình ảnh quảng cáo cho sản phẩm, còn có thông tin quảng cáo cho hãng sản xuất, các sản phẩm khác của doanh nghiệp. Đặc biệt hình thức hiện đại hơn là chứa đựng những thông tin liên quan đến một chiến dịch xúc tiến hỗn hợp của doanh nghiệp, về một chương trình từ thiện dành cho những người có hoàn cảnh đặc biệt hay một chương trình giải trí, văn hóa, thể thao… mà hãng đang tài trợ. Trong bao gói sản phẩm có những phiếu dự thưởng hoặc những quảng cáo có kết quả trúng thưởng luôn bằng cách cào phần được che bởi một lớp kim loại hay chỉ đơn giản là bóc bao gói ra sẽ được biết phần quà của mình. Có một thời gian nếu khách hàng mua nhiều sản phẩm bim bim của Oishi sẽ được tặng một số tranh ảnh các nhân vật hoạt hình đính kèm vào bên trong bao gói to.
Bao gói còn là nơi đính kèm các sản phẩm khuyến mãi đi kèm theo sản phẩm. Hàng khuyễn mãi có thể là chính sản phẩm đó, một sản phẩm khác trong danh mục sản phẩm của doanh nghiệp hoặc của doanh nghiệp khác liên kết cùng. Điều này khiến người tiêu dùng có cảm giác được sử dụng nhiều hơn phần lợi ích mà mình vẫn thường nhận được, nếu khôg có bao bì, việc tặng kèm này sẽ phải nhờ đến người bán hàng, rất phức tạp và tốn kém thời gian, công sức, chi phí… hơn nhiều.
2.4. Vật liệu bao gói
Bánh kẹo của Việt Nam cách đây vài thập kỷ, chỉ đơn giản là bọc trong những gói giấy bóng. Hiện nay thì vật liệu bao gói của sản phẩm này vô cùng phong phú, đa dạng. Tuy nhiên mỗi loại vật liệu đều có dụng ý và ý nghĩa, tác dụng riêng đối với sản phẩm mà nó bao gói.
Sự cạnh tranh về mặt vật liệu bao gói diễn ra ở các khía cạnh như gía cả, đặc tính sản phẩm và đặc điểm của chất liệu, tính hiện đại mới mẻ… các doanh nghiệp sản xuất hay đóng gói bánh kẹo thường đặt mua các loại vật liệu này. Ba loại vật liệu hay được sử dụng cho công nghệ đóng gói bánh kẹo này là: các chất polime, giấy và cáctông, hộp kim loại. Điều đương nhiên là các vật liệu này đã được xử lý, tráng các lớp bổ sung, kết hợp với các chất khác.
Giấy và cáctông có nhiều loại với các đặc tính khác nhau, có thể bao gói trực tiếp cũng như gián tiếp sản phẩm, giá thành rẻ, sản xuất đơn giản và dễ trang trí, thiết kế thành nhiều bao gói đẹp mắt tiện dụng. Tuy nhiên có độ bền cơ học kém, dễ thủng rách, khả năng chống ẩm, chống thấm dầu mỡ, ngăn mùi lạ, vi sinh vật và sâu bọ kém. Việc tráng thêm các lớp màng kẽm, thiếc, nhôm hoặc tráng parafin hay ghép nhiều lớp vật liệu có thể khắc phục được phần nào những nhược điểm đó. Kim loại là vật liệu có độ bền cơ học cao, độ dẻo tốt, khả năng trang trí đẹp mắt tuy nhiên hay bị hàn rỉ, ăn mòn, tác dụng hóa học với sản phẩm, vì thế hay được kết hợp với những vật liệu chống ăn mòn như men, epocxi, sơn chống rỉ… các loại polime có độ bền chắc, đàn hồi, trong suốt, khả năng chống thấm hơi và khí cao, có thể hàn, dán bằng nhiệt, có thể tiếp xúc trực tiếp với chất dẻo. Là loại vật liệu được dùng rất nhiều trong sản xuất bánh kẹo, vừa có thể bao gói trực tiếp từng sản phẩm, mà chất liệu nhựa cứng có thể làm vỏ hộp to rất bền, hộp kẹo trong suốt với hình dáng độc đáo có thể đem lại cho người mua cảm giác ngon miệng, tươi trẻ.
Vì mục đích hiện đại hóa, tiện lợi cho người tiêu dùng, tăng khả năng sản xuất và vì yếu tố môi trường, tài nguyên, các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu ra những loại vật liệu mới để bao gói sản phẩm, trong đó có bánh kẹo là loại mặt hàng luôn được áp dụng ngay. Ruben Rausing, ông tổ của hãng Tetra Pax, đã nhận định rằng chỉ vì bao bì quá nặng hay cồng kềnh mà người ta không thể mua nhiều đồ cùng một lúc dù muốn, điều này phần nào làm hạn chế sức mua của người tiêu dùng và gây ra tâm lý “ngại”.
Đối với ngành thực phẩm, bao bì của hãng Tetra Pax đựng các loại sữa, nước hoa quả… cách đây vài thập kỷ là một phát minh lớn, có thể bảo quản thực phẩm lâu ngày hơn, rút ngắn tỉ lệ không gian của bao bì và hàng hóa, dễ sản xuất và tiết kiệm, chi phí vận chuyển cũng giảm nhiều so với chai thủy tinh hay can nhôm. Tuy nhiên hiện nay bao bì này đang bị phàn nàn vì làmg tăng rác thải, gây tác động không tốt tới môi trường. Vì thế dù ở thời điểm nào, ngành sản xuất nào, thì việc nghiên cứu những chất liệu bao gói mới cho sản phẩm luôn luôn được đặt sự quan tâm lên hàng đầu.
2.5. Công nghệ đóng gói
Tại một vùng của Nhật Bản và trên thế giới, đôi khi người ta cho rằng việc tự bao gói các sản phẩm truyền thống, nhất là những chiếc bánh tự tay làm với ý nghĩa đặc biệt là thể hiện sự trân trọng, yêu quý đối với người được tặng, người sẽ dùng những chiếc bánh ấy.
Hiện nay tại các siêu thị, đại lý cũng thường có dịch vụ gói những giỏ quà theo yêu cầu của người mua hoặc bán sẵn những giỏ quà đã đóng gói thành nhóm nhiều loại bánh kẹo, cà phê, chè, rượu… với giá cả rất linh hoạt để người tiêu dùng có nhiều lựa chọn.
Tuy nhiên ở Việt Nam, chỉ có các cơ sở sản xuất kinh doanh bánh mứt kẹo thủ công mới không dùng công nghệ, máy móc để bao gói mà tự tay đóng gói lấy cho từng sản phẩm trên thị trường và nếu có doanh nghiệp nào muốn sản phẩm của mình phát huy được hết tiềm năng, họ đều phải mạnh dạn đầu tư vốn lớn cho máy móc, công nghệ sản xuất và đóng gói.
Các sản phẩm bánh kẹo được bao gói lớp đầu tiên ngay tại dây chuyền kỹ thuật như một động tác cuối cùng, còn gói, hộp bánh kẹo bên ngoài thường được các doanh nghiệp đặt hàng tại một số công ty kinh doanh bao bì, sau đó đem về cơ sở sản xuất bánh kẹo để đóng gói và in, phun hạn sử dụng lên bên ngoài hộp. Việc thiết kế bao gói và đặt hàng được bộ phận thiết kế - quảng cáo của doanh nghiệp đảm nhận và đưa mẫu sang các công ty bao bì sản xuất.
Sự cạnh tranh bởi công nghệ đóng gói diễn ra ở đây bắt đầu ngay từ việc đóng gói, doanh nghiệp ngày nay có thể dễ dàng mua những thiết bị đóng gói do các công ty sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu chào hàng. Các thiết bị này đang ngày càng được cải tiến, chạy đua về tốc độ đóng gói, sự đa dạng của hình dáng sản phẩm máy móc có thể đóng gói, cỡ bao gói, kích thước máy, nguồn điện, nguyên liệu mà máy sử dụng để đóng gói…
Công ty thương mại và chuyển giao công nghệ Kiên Cường chào hàng máy đóng gói tự động DXD-800A có thể đóng gói các loại bánh hình chữ nhật, hình tròn dài, dạng bẹt, hình cầu, với nguyên liệu OPP, CPP, PET, giấy nhôm mỏng… các loại nguyên liệu đơn đa lớp có thể dùng nhiệt đóng gói, đã được xuất khẩu sang Hàn Quốc và một số nước Châu Âu hoặc như máy đóng gói bim bim cũng của công ty, có khả năng làm việc 30-90 túi/ phút, cỡ túi đóng gói dài 40-200mm, rộng 200-300mm có thể đóng gói một số loại như cháo ăn liền, bim bim… là loại máy được nhiều nhà sản xuất ở Việt Nam sử dụng.
Ta có thể thấy rõ sự cạnh tranh về công nghệ sản xuất nếu để ý kỹ trên bao gói sản phẩm bánh kẹo có in dòng chữ: “Được sản xuất theo dây chuyền thiết bị tiên tiến và công nghệ hiện đại của Đan Mạch”… còn về công nghệ đóng gói riêng, hiện nay một số sản phẩm còn có phụ đề kèm theo hoặc in trên báo gói dòng chữ “sản phẩm được đóng gói bởi cơ sở… đăng kí sở hữu ngày…” điều đó cũng là một hình thức cạnh tranh công nghệ bao gói mới, qua việc khẳng định thương hiệu của cơ sở đóng gói.
3. Vấn đề bao gói sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo tại Việt Nam
3.1. Sự quan tâm và đầu tư về bao gói sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo tại Việt Nam
Câu hỏi đặt ra ở đây là các doanh nghiệp Việt Nam đã thực sự quan tâm , đến bao gói bánh kẹo hay chưa? Về chi phí bao bì, theo thống kê, nhìn chung bao bì thực phẩm chiếm 6-16% giá của sản phẩm, bao bì các mặt hàng xuất khẩu có thể chiếm tới 50% giá thành sản phẩm. Càng ngày nhu cầu về bao bì trên thế giới cũng như tại Việt Nam càng tăng, cả về số lượng lẫn chất lượng chủ yếu do nhu cầu về sản phẩm và mẫu mã sản phẩm.
Hàng năm, các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo tại Việt Nam tung ra thị trường rất nhiều chủng loại sản phẩm mới, chủ yếu vào các mùa bánh kẹo như trung thu, tết. Tết năm 2004, nhà máy bánh kẹo hữu nghĩ đưa ra thị trường khoảng trên dưới 50 loại kẹo khác nhau, với tổng sản lượng trên 1700 tấn với ước tính sức mua mặt hàng này trong thời điểm đó tăng 130% so với cùng kỳ năm trước. Xí nghiệp bánh mứt kẹo Hà Nội cũng ở trong tình trạng khan hàng, từ tháng 11/2003, các cửa hàng bán buôn đã đổ xô đến nhà máy để đăng ký hàng, nửa tháng cuối, xí nghiệp đã xuất cho các đại lý gần 400 tấn bánh mứt. Cũng vào thời điểm đó, công ty cổ phần Kinh Đô đưa ra 20 chủng loại bánh kẹo, sôcôla mới, ước tính trị giá khoảng 150 tỷ đồng với hơn 2000 tấn sản phẩm. Tết năm 2006, Kinh Đô tiếp tục tung ra trên 30 sản phẩm mới, công ty bánh kẹo Biên Hòa Bibica tung ra trên 3 triệu hộp bánh kẹo, sôcôla các loại với nhiều kiểu dáng và giá bán phù hợp cho nhiều phân khúc tiêu dùng (từ 9000-10000đ/hộp).
Mỗi sản phẩm mới ra đời theo một “mùa”, các doanh nghiệp có kịp thiết kế bao gói sản phẩm sao cho hiệu quả, thu hút người tiêu dùng, hay chỉ tập trung vào những sản phẩm chủ lực? Các phương tiện thông tin đại chúng khi đưa tin về những loại sản phẩm mới thường đi kèm với lời nhận xét “chất lượng tốt, hình thức tốt”, “đa dạng hóa mặt hàng, mẫu mã”, “mẫu mã bao bì rất đẹp”, “kiểu dáng rất phong phú: hộp thiếc chữ nhật, hộp thiếc vuông, tròn, hộp giấy…”. Điều đó chứng tỏ các doanh nghiệp Việt Nam đã có những sự quan tâm nhất định tới bao gói sản phẩm của mình, điều dĩ nhiên là các sản phẩm chủ lực sẽ được ưu ái hơn, mỗi lần tung ra thị trường vài chục loại bánh kẹo mới, thực tế chỉ có một vài sản phẩm là “át chủ bài” đối với một doanh nghiệp, do đó thời gian đầu tư cho thiết kế mẫu mã và bao gói cũng được chú ý hơn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp hiện nay chỉ tập trung vào thiết kế bao gói sản phẩm của những sản phẩm cụ thể mà họ cho rằng có tính cạnh tranh cao và có tiềm năng thu được lợi nhuận cao. Còn các chủng loại khác được tung ra cùng thời điểm thì mẫu mã và bao gói na ná nhau và không có gì mới mẻ. Thiết nghĩ nếu các sản phẩm đó được quan tâm về mặt bao gói, hiệu quả sẽ được tăng lên đáng kể.
Thị trường Tết năm 2006, công ty bánh kẹo Vinabico được đánh giá là “đưa ra đến 30 mẫu hộp giấy, hộp thiếc mới, mẫu mã thiết kế không thua gì bánh nhập từ các nước khu vực”. Nhà máy bánh kẹo Quảng Ngãi với mẫu hộp thiếc của các loại bánh Morning Tea, Victory, Valentine’s, Express… sang trọng hay những gói bánh kẹo mang đậm nét trẻ trung hiện đại của KWH-Kingsway Thanh Hồng Bakery, bánh đậu xanh Tiên Dung với hộp bọc ngoài hình trụ lạ mắt… không khác gì các loại bánh nhập ngoại vẫn đang được ưa thích, thậm chí hiện nay người tiêu dùng chỉ có cách xem kỹ thông tin trên bao gói mới biết được sản phẩm nào là của Việt Nam, sản phẩm nào của nước ngoài, chứ không thể dựa vào bề ngoài bao gói mà phát biểu rằng hộp bánh ngoại luôn bắt mắt hơn bánh nội.
Với một bao bì hấp dẫn, bánh mứt kẹo thủ công cũng sẽ có thể trở thành hàng cao cấp. Hiện nay nhiều cơ sở sản xuất lâu năm và được nhiều người tiêu dùng biết đến, đang ngày càng xác định được vị thế của mình trên thị trường bánh mứt kẹo. Một chủ cơ sở sản xuất tại làng Lủ, Kim Giang, Hà Nội nói: “Hiện gia đình tôi thuê khoảng 200 nhân công làm việc 3 ca suốt ngày đêm, lượng hàng sản xuất ra khoảng 5-7 tạ mứt, kẹo/ngày. Có khi xuất hiện đến hàng chục tạ chỉ trong một ngày, vậy mà vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu nhập hàng của các tỉnh lân cận”. Một ông chủ làm ăn lớn tại làng Xuân Đỉnh, Từ Liêm, Hà Nội cho biết nhiều lúc khan mứt, khônh ít công ty có tiếng cũng tìm về đây để lấy hàng. Sau khi chế biến thủ công, người sản xuất chỉ cần khoác lên chúng một nhãn mác hấp dẫn, bắt mắt là có thể bán ra thị trường như một loại hàng cao cấp.
Còn về sôcôla, vốn là sản phẩm từ nước ngoài, giờ đây Việt Nam cũng đã mạnh dạn đầu tư công nghệ dây chuyền sản xuất, tuy nhiên sôcôla Việt Nam vẫn chưa được người tiêu dùng hoan nghênh như sôcôla ngoại trước kia. Công ty bánh kẹo Biên Hòa Bibica đã mở một cuộc thăm dò, cho khách hàng nếm thử hai loại sôcôla đã được giấu nhãn mác, kết quả là sôcôla của Việt Nam được đánh gía là thơm ngon, chất lượng không thua kém gì sôcôla nhập ngoại và lý do cho việc chậm tiêu thụ sôcôla của các doanh nghiệp trong nước, ngoài việc tâm lý người tiêu dùng vẫn đặt niềm tin vào các sản phẩm sôcôla truyền thống nhập ngoại, các nhà sản xuất cúng đã nhận thức được rằng vấn đề thiết kế mẫu mã bao gói sản phẩm chưa được hiệu quả của chúng trong những đợt tung ra sản phẩm mới trên thị trường.
3.2. Những thành công của các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo ở Việt Nam bằng cạnh tranh qua bao gói
Các “đại gia” trong ngành sản xuất kinh doanh bánh kẹo ở Việt Nam chính là những doanh nghiệp thành công trước hết trong vấn đề cạnh tranh bằng bao gói, tuy chỉ ở các sản phẩm nổi trội nhất. Điều này không có gì ngạc nhiên, khi mà người ta đầu tư cho chất lượng sản phẩm, thì họ cũng ý thức được tầm quan trọng của bao gói.
Công ty mè xửng Thiên Hương do nữ doanh nhân Hồ Thị Hoa là một thương hiệu nổi tiếng tại Huế với đặc sản xứ này. Mè xửng của chị thơm ngon với công thức gia truyền lâu đời, đảm bảo chất lượng, vệ sinh thực phẩm và hợp với khẩu vị người dân Việt Nam. Làm ra kẹo ngon cần phải có bao bì đẹp. Chị Hoa đã vào tận Tp.HCM tìm đến cơ sở nhựa Tân Tiến để đặt hàng, thiết kế mẫu bao gói kẹo. Hiện nay, 50% sản lượng mè xửng Thiên Hương đã được xuất ngoại.
Những doanh nghiệp này đã tận dụng triết để các vũ khí cạnh tranh của bao gói sản phẩm bánh kẹo, khác với những cơ sở sản xuất kinh doanh khác cho rằng chỉ cần thiết kế bao bì đẹp, bắt mắt là có thể chiến thắng. Điều này không sai, tuy nhiên phải quan niệm thế nào là “đẹp”? Bao gói có thể không cần phải rất đẹp, mà vấn đề của nó là tỏ ra hiệu quả đối vớ sản phẩm hay không.
Về thông tin và quảng cáo trên bao gói, Hữu Nghị được xem là doanh nghiệp có bước đi đột phá trong việc chống bán phá giá bằng cách “không cần phải nhớ, chỉ cần gọi bất kỳ số điện thoại nào trên hộp bánh là khách hàng có thể liên lạc được với nhà sản xuất” - Ông Đinh Công Cọ, giám độc nhà máy bánh kẹo Hữu Nghị cho biết, bề ngoài đây là giải pháp thưởng cho khách hàng nếu họ phát hiện và báo về cho nhà máy những đại lý bán quà giá niêm yết của đơn vị, nhưng đây lại là một phương án thông qua thông tin trên bao gói sản phẩm để tăng cường và củng cố niềm tin của khách hàng lên đầu. Các chương trình khuyến mãi cũng không bỏ qua bao gói để thể hiện, công ty bánh kẹo Biên Hòa Bibica với “đón xuân trúng vàng ròng”, mỗi hộp bánh có một cái bánh và mỗi hộp kẹo có một viên kẹo ghi trên giấy gói những lời chúc tết tốt đẹp và có nhiều giải thưởng trúng vàng hoặc hộp bánh tết. Hay chương trình khuyến mãi “phong cách ngon” của công ty Kinh Đô với nhãn hiệu bánh AFC, khách hàng có thể cắt nắp hộp bánh để điền thông tin và địa chỉ cá nhân của mình, sau đó sẽ được tổ chức rút thăm trúng thưởng, giải đặc biệt trị giá 45 triệu đồng.
4. Một số vấn đề trong chiến lược cạnh tranh qua bao gói của các doanh nghiệp Việt Nam.
4.1. Vấn đề hàng giả
Bánh kẹo là một trong những mặt hàng bị làm giả nhiều nhất trên thị trường Việt Nam hiện nay với nhiều hình thức trong đó bao gói được coi như một phương tiện đắc lực cho việc làm giả.
Hiện có không ít các cơ sở kinh doanh, sản xuất vì lợi nhuận đã qua mặt người tiêu dùng bằng cách đặt làm bao bì, vỏ hộp mang nhãn hiệu bánh đang được thị trường ưa chuộng rồi tuôn các loại bánh kém chất lượng được sản xuất thủ công trong nước hoặc bánh nhập từ các cơ sở không có tên tuồi ở Malaysia, Indonesia vào. Các loại bánh “rởm” thường sản xuất từ loại bột kém chất lượng, nhân ít và hôi, vỏ bở, cứng… và đặc biệt không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Giá có khi rất rẻ nhưng cũng được đặt trong các loại hộp in tên các hãng lớn và được bán kèm với hàng chính hãng tại một số cửa hàng.
Hiện có rất nhiều hàng giả, hàng qúa đát đang được tiêu dùng trên thị trường, đây là một số trường hợp đã bị cơ quan chống hàng giả phát hiện ra trong năm 2005: Ngày 25/4, Đội 4A Quản lý Thị trường (QLTT) TP HCM phát hiện tại kho số 4 thuộc cụm kho của Công ty Thiết bị Vật tư TP HCM (số 336/16/1 Nguyễn Văn Luông, quận 6) đang chứa 602 thùng bánh quy hiệu Fushilai, 55 thùng kẹo do Trung Quốc sản xuất đều không ghi ngày sản xuất cũng như hạn sử dụng.
Trước đó, ngày 28/3, cơ quan chức năng cũng đã phát hiện xe tải đang xuống hàng bánh ngọt tại trụ sở DNTN Phong Phong Sương (số 20 Trần Xuân Hòa, quận 5) do ông Tăng Xiêu Quyền làm giám đốc, phát hiện 28 thùng bánh ngọt (6 hộp/thùng) mang nhãn hiệu Happiness-Kerk do Malaysia sản xuất đều bị tẩy xóa, sửa lại “đát” đến ngày 4/3/2006.
Kiểm tra tiếp kho hàng số 77-79 đường Vành Đai Trong, xã Bình Trị Đông B, quận Bình Tân của Công ty TNHH TM Văn Hoa, cơ quan chức năng phát hiện thêm 429 thùng bánh cùng nhãn hiệu trên đều hết “đát” từ tháng 9 và tháng 11/2004.
Tại kho này, cơ quan chức năng còn phát hiện một hộp mực màu tím dùng để sửa “đát” và hàng nghìn thùng bánh hộp có xuất xứ từ Trung Quốc, Malaysia đều không có hóa đơn, chứng từ. Ông Quyền khai nhận ông chỉ là người đứng tên còn mọi hoạt động là do ông Chang (người Singapore) điều hành. Việc chỉnh sửa "đát" được thực hiện từ cuối năm 2004.
Ngoài ra còn có tình trạng “rút ruột” bánh xịn cũng đang là “mốt” hiện nay. Chỉ cần bóc lớp băng dính dán bên ngoài hộp, toàn bộ số bánh xịn sẽ được người bán tráo bằng bánh dổm. Một cách rút ruột khác là thay thay toàn bộ khay bánh bên trong hộp sắt bằng các loại bánh khác. Để khắc phục tình trạng lỏng hộp, người ta lót thêm các tấm đệm chống ẩm lên trên hoặc cho thêm bánh vào khay. Có thể phân biệt bằng mắt thường bởi vời các hãng bánh kẹo lớn luôn in tên hãng trên hộp bánh, tem và băng dính nắp hộp. Nếu băng dính đã bị bọc thì ít nhiều sẽ có sự chênh lệch giữa các mép dán. Người mua không nên vì vội mà lựa chọn các hộp có mẫu mã bao bì đẹp, có tới 2-3 lớp hộp bọc vì càng nhiều vỏ thì người bán hàng càng dễ lừa khách hàng. Khi mua khách hàng nên chú ý đến trọng lượng thật của sản phẩm bên cạnh chỉ số ghi trên bao bì vì đã có trường hợp sản phẩm bánh ít nhưng các chất “độn” như giấy vụn, hộp… thì nhiều.
4.2. Lợi dụng thông tin trên bao gói
Hạn sử dụng được in, phun trên bao gói cá sản phẩm bánh kẹo là thông tin được lợi dụng đầu tiên với mục đích sản xuất hàng nhái của một số cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh kẹo. Tuy nhiên không chỉ hạn sử dụng, tất cả các loại thông tin mô tả, thông tin quảng cáo trên bao gói đều có khả năng bị lợi dụng.
Để hạn chế tình trạng cân thiếu tại chợ, một số chợ đầu mối, chợ lớn trong thành phố Hà Nội đã đặt câ để người tiêu dùng có thể thử độ chính xác của sản phẩm. Tuy nhiên, một trong những vấn đề không ngờ tới đó là tình trạng vi phạm trọng lượng đối với các sản phẩm bao gói. Mặt hàng chủ yếu bị vi phạm là lương thực, thực phẩm sơ chế và mặt hàng bánh keo. Có khối lượng sản phẩm thiếu hụt so với thông tin ghi trên bao bì. Tại hầu hết các sản phẩm có trọng lượng nhỏ được bao gói bằng phương pháp thủ công. Lực lượng thanh tra đã yêu cầu các cơ sở đóng gói lại toàn bộ lô hàng có phạm vi đồng thời tổ chức lại khâu sản xuất, đóng gói nhằm đảm bảo đúng trọng lượng.
Kiểm tra ở nhiều cơ sở, nhiều thành phần dinh dưỡng ghi trên bao bì nhưng thực tế không có trong mẫu, mặc dù được quảng cáo khá hấp dẫn. Các đối thủ cạnh tranh có thể lợi dụng thông tin trên bao gói để tung tin đồn về một sản phẩm nào đó có những thành phần không tốt và cho rằng hãng sản xuất đã không công khai với người tiêu dùng về xuất xứ, thành phần tạo nên sản phẩm.
Trên từng sản phẩm đều phải ghi rõ các thông tin hoặc dán tem phản quang trên hộp hay túi đựng bánh để tránh hàng giả, hàng nhái. Tại mỗi đại lý của các công ty sản xuất bánh mứt kẹo đều có dán niêm yết bảng giá với ghi chú về đặc điểm sản phẩm. Trong thời gian dịch cúm gà, một số doanh nghiệp đã nhanh nhạy công khai với người tiêu dùng về việc không dùng bột trứng sản xuất trong nước, khi ghi trên bao gói: “không sử dụng trứng gia cầm” hoặc nhập bột trứng từ các nước không xẩy ra dịch bệnh, công ty Vinabico-Kotobuki còn đăng thư ngỏ trên báo và in nhiều tờ rơi để phát cho người tiêu dùng biết sản phẩm của công ty nhập bột trứng từ Đan Mạch. Tuy nhiên phần lớn nhiều hàng hóa vẫn không có gì thay đổi về bao gói, cho nên không chắc họ có đảm bảo việc sử dụng nguyên liệu có an toàn hay không, trong khi rất nhiều người tiêu dùng ít hoặc không mảy may để ý đến cho tới khi dịch bệnh đã thuyên giảm.
“Tự nhiên hơn bột ngọt” và “dùng Đảm Đang thay thế bột ngọt/ mỳ chính” là hai thông tin trên bao bì sản phẩm Knorr Đảm Đang đã gây tranh cãi vào năm 2005. Các phương tiện thông tin đại chúng đã chỉ trích Knorr dùng thông tin dễ gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng rằng trong Knorr không có bột ngọt/ mỳ chính trong khi trên thực tế thành phần này chiếm 30% bột nêm Knorr. Có thể đây không phải là sự lợi dụng thông tin do hãng Knorr gây ra nhằm vào một đối tượng cạnh tranh nào đó, nhưng sự việc này cũng đã gây hoang mang cho người tiêu dùng. Knorr “suýt” bị thu hồi, nhưng buộc phải thay đổi thông tin trên, “ Tự nhiên hơn” và “khi dùng Đảm Đang, bạn có thể giảm lượng bột ngọt/mỳ chính để món ăn luôn đủ vị hài hòa tự nhiên hơn”, thời gian cho sự thay đổi này là 4 tháng, bao gồm việc thiết kế và sản xuất bao bì mới.
4.3. Đổi mới bao gói
Đổi mới bao gói luôn là vấn đề nhạy cảm. Bao gói bánh kẹo mối khi cho ra đời sản phẩm mới đều phải nghiên cứu thiết kế một mầu bao gói mới chứ không thể sử dụng bao gói cũ của các sản phẩm đã có trên thị trường. Đôi khi một doanh nghiệp thay đổi hoàn toàn hoặc một phần chi tiết trên tất cả các bao gói sản phẩm của mình, vì một dụng ý riêng của họ, thay đổi hình ảnh thương hiệu hay chống hàng giả.
Tuy nhiên, một số sản phẩm lại chỉ thay đổi về mẫu mã và chất lượng, chứ không hề có sự thay đổi đáng kể về chủng loại. Thậm chí, có loại chỉ thay đổi bao gói là tạo cho người tiêu dùng cảm giác về hàng hóa mới, chứ thực tế chẳng qua là “bình mới rượu cũ”. Thị trường Tết nguyên đán năm 2003, gần 1500 tấn bánh, mứt, kẹo các loại được đưa ra thị trường, nhưng được đánh giá là “ không có sản phẩm mới như hầu hết các loại mứt đều được cải tiến mẫu mã và chất lượng”. Trên thị trường, chủ yếu vẫn là các loại bánh, mứt, kẹo mang tính chất cổ truyền dân tộc như mứt sen, mứt bí, mứt quất, mứt táo… được đóng hộp cứng hoặc bao gói nylon. Nhìn chung các sản phẩm không mới, chủ yếu được cải tiến mẫu mã bao gói và nâng cao chất lượng, các đơn vị sản xuất cũng cho biết thởi gian này họ chỉ tập trung sản xuất các sản phẩm có tính cổ truyền với nhiều loại bao bì, hình thức, chất lượng khác nhau.
Ngược lại, khi doanh nghiệp phải cho ra đời nhiều sản phẩm mới cùng một lúc, các loại bao gói không được đầu tư quan tâm nên không có gì đặc biệt với nhau lắm và không được mới mẻ, độc đáo, hấp dẫn người tiêu dùng.
Thiết kế một mẫu bao gói bánh kẹo mới có thể mất tới vài tháng đến một năm và để bao gói đó có hiệu quả, cần phải tập trung nguồn lực của
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- J0035.doc