Qua phân tích chúng ta thấy Công ty có đội ngũ cán bộ kỹ thuật rất mạnh mẽ, có nhiều kinh nghiệm, song Công ty lại rất thiếu cán bộ có khả năng lập chiến lược kinh doanh tốt cho Công ty. Chính vì vậy, một giải pháp được đặt ra cho Công ty là tăng cường công tác đào tạo đội ngũ cán bộ trong viêc lập chiến lược kinh doanh cho Công ty. Để có được đội ngũ cán bộ có được kiến thức và năng lực trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh, Công ty cần phải thực hiện các giải pháp sau: + Đào tạo và bồi dưỡng kiến thức về chiến lược kinh doanh cho đội ngũ cán bộ cao cấp trong Công ty và các cán bộ ở phòng kế hoạch. Để làm được việc này phải tiến hành trích một phần trăm trong lợi nhuận của Công ty để thuê chuyên gia có trình độ về chiến lược kinh doanh hoặc gửi họ đi học lớp về chiến lược kinh doanh.
55 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1896 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư và bê tông Thịnh Liệt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ranh, phân tích mục đích cần đạt được của họ là gì? phân tích chiến lược hiện tại của họ, tiềm năng họ có thể khai thác.
Khách hàng: Khách hàng là một bộ phận quan trọng không thể tách rời trong môi trường cạnh tranh. Uy tín và sự tín nhiệm của khách hàng là điều mà các doanh nghiệp cần quan tâm nhất.Nó ảnh hưởng đến nhu cầu và thị hiếu về sản phẩm sản xuất của chinhd doanh nghiệp.Do đó doanh nghiệp cần biết nắm bắt và thoả mãn tốt hơn nhu cầu và thị hiếu của khách hàng so với các đối thủ cạnh tranh.
Người cung cấp : Đây là nguồn đầu vào các yếu tố như vật tư, thiết bị, lao động và tài chính đảm bảo cho quá trình sản xuất được diễn ra ổn định, liên tục.Do đó doanh nghiệp cần phải có quan hệ tốt , quan hệ lâu dài, ổn định với các nhà cung cấp
Đối thủ tiềm ẩn: Chúng ta không thể coi thường các đối thủ tiềm ẩn, bởi vì đối thủ này khó nhận biết về sản phẩm và khả năng tài chính và họ có thời gian chuẩn bị và có thể bùng phát lúc nào. Do vậy, khi họ xâm nhập vào ngành họ sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh vô cùng nguy hiểm. Chính vì vậy cần tạo ra một liên minh bảo vệ quyền lợi chung cho các doanh nghiệp: đó là liên kết với tất cả các đối thủ cạnh tranh để bảo vệ thị trường, tự tạo ra hàng rào cản trở xâm nhập...
Sản phẩm thay thế: Trong chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp luôn xem xét vấn đề sản phẩm thay thế vì: Sản phẩm thay thế là sản phẩm khác có dặc trưng tương tự và khác biệt mà có thể thoả mãn nhu cầu tương tự sản phẩm cũ của khách hàng. Sức ép do sản phẩm thay thế làm hạn chế thị trường, lợi nhuận do mức giá cả không được khống chế quy định. Do vậy, mà doanh nghiệp cần chú ý đến nhu cầu, giá cả của sản phẩm thay thế và cần thay đổi vận dụng công nghệ mới vào sản phẩm của mình.
Để định hướng mục tiêu chiến lược, ngoài việc phân tích các nhân tố chủ yếu trên, trong quá trình phân tích các nhân tố ảnh hưởng khác và xâu chuỗi chúng lại với nhau phân tích một cách tổng thể sự tác động đó để doanh nghiệp nhìn nhận sâu sắc hơn, toàn diện về môi trường đang hoạt động những cơ hội thách thức, thời cơ, cạm bẫy của thương trường.
c. Nhân tố nội bộ doanh nghiệp:
Đó là các nhân tố về:
+Nguồn lực
+ Cơ cấu tổ chức
+ Nhân tố kỹ thuật
+ Nhân tố tài chính
.
Đánh giá toàn diện về doanh nghiệp giúp cho việc xác định hiện trang và phương hướng cải thiện hoàn cảnh nội bộ doanh nghiệp nhằm đảm bảo tính thích ứng môi trường kinh doanh tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các chiến lược kinh doanh.
IV. Ma trận SWOT và xây dựng các phương án chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp:
Theo lý thuyết, phân tích này sẽ giúp bạn tận dụng sức mạnh của mình, chớp lấy các cơ hội kinh doanh trên thị trường do các điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh hoặc khi các đối thủ này bỏ trống thị trường.
SWOT là từ tiếng Anh viết tắt của: điểm mạnh (strengths), điểm yếu (weakness), cơ hội kinh doanh (opportunities) và những mối đe doạ (threats) của một doanh nghiệp. Khi khởi nghiệp, khi chuẩn bị cho một dự án kinh doanh mới, khi lập kế hoạch chiến lược kinh doanh cho bất cứ công ty nào, thì cũng phải tiến hành đánh giá các yếu tố không chỉ trong doanh nghiệp của bạn mà còn cả từ hoạt động kinh doanh của các đối thủ cạnh tranh và môi trường kinh doanh hiện tại.
Bản phân tích SWOT cơ bản: Bạn có thể triển khai một phân tích SWOT cơ bản trong một cuộc họp tập thể với các thành viên trong công ty bạn, hoặc chỉ do một mình bạn nếu bạn có một cửa hàng của riêng mình.
Làm thế nào với SWOT?
Để tiến hành phân tích SWOT hãy ghi lại và trả lời các câu hỏi sau:
Điểm mạnh:
Công ty bạn có lợi thế gì?
Công ty bạn có thể làm gì tốt hơn những công ty khác?
Công ty bạn có gì đặc biệt nhất hoặc nguồn lực rẻ nhất?
Người ta đánh giá công ty bạn có điểm mạnh gì trên thị trường?
Điều gì khiến công ty bạn nổi bật so với các đối thủ cạnh tranh?
Công ty bạn có lợi thế gì so với các công ty khác?
Xem xét vấn đề này phải xem xét trên một khía cạnh từ bên trong, và từ quan điểm của khách hàng và mọi người trên thị trường.
Khi nhìn vào Điểm mạnh thì hãy liên tưởng đến đối thủ của bạn – ví dụ, nếu tất cả đối thủ của bạn đều cung cấp sản phẩm có chất lượng cao, thì quá trình sản xuất chất lượng cao không phải là điểm mạnh, nó chỉ là điều kiện cần. Điểm yếu
Bạn phải cải tiến cái gì?
Bạn phải tránh cái gì?
Những gì mà dường như mọi người cho rằng thế là Yếu?
Khách hàng phàn nàn về những điều gì?
Những yêu cầu nào mà đội ngũ bán hàng của bạn chưa đáp ứng được?
Nhắc lại lần nữa, khi xem xét ở cả hai góc độ bên trong và bên ngoài: Có phải người khác dường như nhận thấy được Điểm yếu mà bạn không thấy? Có phải đối thủ của bạn đang làm tốt hơn bạn? Có phải đây là lúc tốt nhất để đối mặt với sự thực? Liệt kê thành thực ra những lĩnh vực mà bạn gặp khó khăn và phải nỗ lực thực hiện lúc đó mới khắc phục và sửa chữa được.
Cơ hội:
Đâu là những cơ hội tốt nhất có thể mang lại?
Đâu là xu thế tốt mà bạn đang mong đợi?
Những cơ hội được xem là có hiệu quả (có ích) thường được mang đến như sau:
* Có sự thay đổi về công nghệ và thị trường ở cả quy mô rông và hẹp
* Có sự thay đổi về chính sách của nhà nước về lĩnh vực mà bạn tham gia
* Thay đổi về cơ cấu, lĩnh vực xã hội, về dân số, về cách sống
* Những sự kiện tại địa phương
* Một cách tiếp cận hiệu quả là nhìn vào điểm mạnh và tự vấn liệu có mở ra cơ hội nào không.
Hãy cố gắng tìm ra những lĩnh vực mà các điểm mạnh của công ty bạn chưa được phát huy triệt để.
Các xu hướng thị trường có hợp với những điểm mạnh của công ty bạn không?
Có lĩnh vực sản phẩm hay dịch vụ nào mà bạn có thể thực hiện tốt nhưng hiện vẫn chưa hoàn thành không?
Tương tự nhìn vào điểm yếu và tự vấn liệu có thể có cơ hội bằng cách loại bỏ các điểm yếu này không.
Nguy cơ:
Trở ngại của công ty bạn là gì?
Đối thủ của công ty bạn đang làm gì?
Thay đổi công nghệ có ảnh hưởng đến vị trí của công ty bạn hay không?
Hãy xem xét những vấn đề cả bên trong và bên ngoài công ty mà có thể gây thiệt hại cho kết quả hoạt động kinh doanh của bạn.
Các vấn đề nội bộ của công ty bao gồm tình trạng tài chính, sự phát triển và những khó khăn gặp phải?
Các vấn đề bên ngoài bao gồm, đối thủ của bạn có mạnh lên không?
Xu hướng thị trường có khoét sâu yếu điểm của bạn không?
Bạn có thấy mối đe doạ nào đối với sự thành công của công ty mình không?
Điểm mạnh và Điểm Yếu thường là xuất phát từ nội tại trong tổ chức của bạn. Cơ hội và nguy cơ thường liên quan tới những nhân tố từ bên ngoài. Vì thế có thể coi SWOT chính là một công cụ quan trọng do có tầm bao quát lớn đối với một tổ chức.
Bạn có thể áp dụng SWOT cho chính đối thủ cạnh tranh để từ đó tìm ra phương thức hiệu quả trong cạnh tranh. Biết địch, biết ta trăm trận trăm thắng mà..
Chương II: Xây dựng chiến lược kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tư và bê tông Thịnh Liệt
I.Qúa trình hình thành:
1.Lịch sử hình thành:
Công ty Bê tông Thịnh Liệt tiền thần là nhà máy Bê Tông Ba Lan thành lập năm 1977 chuyên sản xuất kinh doanh Panen lỗ tròn.Rồi tiếp đến năm 1980 theo ke hoạch của thành phố Hà Nội sản xuất thêm tấm sàn, tường, mái khối lượng đạt được hàng năm từ 15000-2400m3 /năm. Kể từ đó theo nhịp độ phát triển chung của đát nước nhà máy không ngừng mở rộng quy mô, tăng thêm sản phẩm : thiết bị sản xuất cột điện, ống li tâm phục vụ cho xây dựng thủ đô mới. Sự đột phá lớn mạnh về quy mô tốc độ sản xuất đến năm 1996 nhà máy được đổi tên thành công ty bê tông Thịnh Liệt. Và tới tháng 1/2003 công ty xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng được sát nhập và mang tên chung công ty Bê tông và xây dựng Thịnh Liệt.
Năm 2006 theo quyết định 2315/QĐ-UBND TP Hà Nội (ngày 17/5) công ty bê tông Thịnh Liệt cổ phần hoá đổi tên thành Công ty cổ phần đầu tư và bê tông Thịnh Liệt, chuyển từ một doanh nghiệp nhà nướccong ty bê tông và xây dựng Thịnh Liệt thuộc tổng công ty đầu tư và phát triển hạ tầng đô thị Hà Nội thành công ty cổ phần đầu tư và bê tông Thịnh Liệt hoạt động chủ yếu kinh doanh các sản phẩm bê tông công nghiệp và vật liệu xây dựng với thương hiệu Thinh Liệt CI và các lĩnh vực kinh doanh xây dựng..
2.Giơí thiệu về công ty:
Công ty Bê tông Thịnh Liệt (tiền thân là Công ty bê tông và xây dựng Thịnh Liệt) – thành viên Tổng công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng đô thị (UDIC) - được thành lập theo quyết định số 2315/QĐ – UBND ngày 17/5/2006 của UBND thành phố Hà Nội về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần. Trải qua 30 năm xây dựng và phát triển, đến nay hoạt động chính của Công ty là sản xuất, kinh doanh các sản phẩm bê tông công nghiệp, vật liệu xây dựng với thương hiệu Thịnh Liệt CI và các lĩnh vực kinh doanh trong đầu tư xây dựng.
Tên công ty: Công ty cổ phần đầu tư và bê tông Thịnh Liệt
Thinh Liet concrete and investment joint stock company
Trụ sở chính: KM số 8, quốc lộ 1A, Phường Thịnh Liệt - quận Hoàng Mai – Hà Nội
Với tổng diện tích: 57.000m2
Tel: 04. 8615323 / 04. 8614509 . Fax: 04. 8615323/ 04. 8615289
Email: betongthinhliet@fpt.vn
Website: www.Thinhlietconcrete.com
Ngoài trụ sở chính công ty còn có 2 cơ sở tại Lĩnh Nam-quan Hoàng Mai-Hà Nội với diện tích 36.500m2
Công ty cổ phần đầu tư và Bê tông Thịnh Liệt (Trước đây là công ty bê tông và xây dựng Thịnh Liệt) là một doanh nghiệp cổ phần chịu sự quản lý của Tổng công ty đầu tư phát triển hạ tầng đô thị, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.
Vốn điều lệ ban đầu là: 20.000.000.000 đồng và đến tháng 9 năm 2009 tăng thêm 20 tỷ. Trong đó:
-Vốn thuộc chủ sở hữu nhà nước: 15.714.000.000VNĐ, tương ứng 39,28%.
-Vốn của các cổ đông được mua ưu đãi: 14.298.000.000, tuơng ứng 35,75%.
-Vốn của cổ đông mua theo đấu giá: 9.988.000.000, tương ứng 24,97%.
a. Sản phẩm chủ yếu của công ty:
Cột điện ly tâm, ống thoát nước, cọc bê tông ly tâm dưỡng lực, các sản phẩm cấu kiện bê tông đúc sẵn không định hình, bê tông thương phẩm và vữa khô xây dựng các loại dạng đóng bao. Các sản phẩm đều được sản xuất trên hệ thống công nghiệp hiện đại và đồng bộ, theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000. Sản phẩm của công ty được sản xuất theo các hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế với thương hiệu đã được khẳng định và có uy tín tại các thị trường Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Phòng, Bắc Giang, Quảng Ninh trong nhiều năm qua và đã có mặt tại các công trình lớn: Sân vận động quốc gia Mỹ Đình, Trung tâm hội nghị quốc gia và nhiều công trình xây dựng ở Việt Nam.
Trong kinh doanh Công ty Bê tông và Xây dựng Thịnh Liệt đã chọn cho mình một hướng đi để khẳng định mình và làm giầu mình: đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu. Do đó, song song với việc mở rộng thị trường, Công ty ra sức đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ, tìm kiếm những ý tưởng mới, những sản phẩm mới như: tìm các vật liệu nhẹ cao cấp, sản xuất bê tông dưỡng lực, vữa khô xây dựng đóng bao. Hiện nay, tính chất hiện đại của Công ty trong lĩnh vực sản xuất bê tông đứng nhất nhì phía Bắc. Nhờ thế vật liệu xây dựng Thịnh Liệt đã trở thành một thương hiệu mạnh, trong 5 năm gần đây, Công ty gần như không phải tiếp thị sản phẩm bê tông của mình mà khách hàng vẫn tự tìm đến.
“Chất lượng và hiệu quả cho mọi công trình” là tiêu chí kinh doanh của công ty. Công ty luôn mong muốn nhận được sự tin tưởng và hợp tác thường xuyên, chặt chẽ của mọi quý khách hàng trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp các sản phẩm bê tông công nghiệp, vật liệu xây dựng, đầu tư hạ tầng kỹ thuật và bất động sản.
b. Lĩnh vực hoạt động chủ yếu:
-Sản xuất kinh doanh các loại cấu kiện bê tông đúc sẵn, bê tông thương phẩm và các loại vật liệu xây dựng.
-Xâu dựng và trang trí nội ngoại thất các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, hạ tầng kỹ thuật và xây lắp điện.
-Lập, quản lý, tổ chức thực hiện các dự án phát triển nhà ở, khu công nghiệp, đầu tư hạ tầng và kinh doanh bất động sản.
-Sản xuất và kinh doanh các thiết bị, công cụ, sản phẩm cơ khí phục vụ cho xây dựng.
-Chuyển giao công nghệ cho sản xuất các sản phẩm bê tông, vật liệu xây dựng.
-Kinh doanh và vận chuyển hàng hoá.
3.Quy mô vốn của công ty:
Danh mục
đầu kỳ
Cuối kỳ
A
Tài sản ngắn hạn
75.162.630.962
75.678.153.246
Tài sản ngắn hạn khác
2.876.836.756
2.621.861.820
B
Tài sản dài hạn
27.620.724.304
26.600.539.251
Tài sản cố định
26.883.441.950
25.863.256.897
Tổng tài sản
102.783.355.266
102.278.692.479
Nguồn vốn
A
Nợ phải trả
85.496.981.957
86.224.711.640
B
Nguồn vốn chủ sở hữu
17.286.373.302
16.053.980.857
Vốn chủ sở hữu
17.050.581.131
15.858.349.733
Nguồn kinh phí, quỹ khác
235.792.178
195.631.124
Tổng nguồn vốn
102.783.355.266
102.278.692.479
Qua bảng cân đối chúng ta thấy so với đầu năm thì quy mô tài chính của công ty giảm xuống: tổng tài sản giảm 4,9% so với đầu năm tương ứng giảm 504.662.769VNĐ.Nguyên nhân là do trong thời gian này giá cả các nguyên vật liệu tăng cao buộc giá sản phẩm tăng lên nên dẫn tới khả năng thanh toán của khách hàng cũng như công ty giảm nên tài sản ngắn hạn giảm.
Về nguồn vốn tỷ trọng Vốn chủ sở hữu / Tổng nguồn vốn đầu năm là : 16.81% cuối năm giảm còn15.7% cho thấy khả năng chu động vốn của doanh nghiệp chưa cao.
4.Cơ sở trang thiết bị máy móc:
Danh mục
S/lượng
Năm nhập
Xuất xứ
Công suất
Cần trục 10 tấn
12
Nga, Ý, BaLan
10tấn
Xe cẩu
1
Đức
25 tấn
Công trục
4
BaLan
Cần trục
1
BaLan
Xê bơm bê tông
1
2001
Đức
120m3/h
Xe chở vữa bê tông
8
Đức
6m3/chuyến
Trạm trộn bê tông
5
Đức, BaLan
30-90m3/h
Bơm bê tông cố định
1
Đức
120m3/h
Dàn quay ống cống li tâm các loại
4
Cải tạo 2004
Việt Nam
Φ200-1000mm
Dàn quay cột điện các loại
2
Cải tạo 2004
Việt Nam
8-14m
Dàn quay cọc ứng công suất trước
1
2006
Φ200-600mm
Máy hàn lồng thép tự động
2
2003,2005
Đức
Φ200-2500mm
Máy kéo ứng suất trước
4
Hàn Quốc
Dàn rung ép ống cống các loại
4
Mỹ
Φ750-2500mm
Xe vận tải cát, đá, xi măng
15
Tiền thân các máy móc ban đầu của công ty là do Ba Lan cung cấp.Từ năm 1987, do thay đổi cơ chế mới, vốn đầu tư hạn chế, dây chuyền sản xuất lạc hậu, sản phẩm không đáp ứng yêu cầu thị trường do đó việc đầu tư xây lắp thêm thiết bị là yêu cầu chính đàu tiên của ban lãnh đạo công ty.1994 công ty đã đầu tư thêm 1 trạm trộn bê tông thương phẩm với công suất 30m3/h, 4 xe ôtô chuyên phục vụ đưa bê tông tới công trình, tăng mứcđầu tư lên 4 tỷ đồng. Như hiện nay công ty đã nhập hầu hết các sản phẩm máy móc thiết bị công nghệ tiên tiến trên thế giới và bây giơi công ty đang sở hữu những sản phẩm hiện đại nhất.
5. Cơ cấu nguồn nhân lực và tổ chức của công ty:
Lực lượng lao động hiện nay của công ty là 380 người trong đó lao động trực tiếp là 312 người chiếm 82%; tổng số lao động gián tiếp là 68 người chiếm 18%.
Danh mục
Số lượng
Tuổi trung bình
Đảng viên
Trình độ THPT
Trình độ Trung cấp
Trình độ Cao đẳng
Trình độ Đại học
Trình độ Trên ĐH
Lao động trực tiếp sản xuất
312
39
10
280
30
2
0
0
Lao động gián tiếp
68
40
20
0
10
45
46
7
Với đặc thù nghành xây dựng đội ngũ lao động sản xuất trực tiếp chiếm tỷ lệ khá lớn, với kinh nghiêm lâu năm lành nghề cùng với thế hệ trẻ được đoà tạo trong và ngoài nước đã góp phần lơn trong quá trình hoạt động sản xuát kinh doanh của công ty.Hàng năm công ty đều tổ chức tuyển dụng và đào tạo trau nghề người lao động nhằm nâng cao năng lực của công nhân, hiệu quả sản xuất kinh doanh và tăng tối đa công suất làm việc của máy móc, chất lượng của sản phẩm. Mặt khác là lao động có trình độ của công ty khá lớn và không ngừng được nâng cao góp phần cho việc xây dựng hình ảnh của công ty.
Sơ đồ tổ chức của công ty:
Hội đồng quản trị
Phó tổng Giám đốc phụ trách kinh doanh
Phó tổng Giám đốc phụ trách kỹ thuật sản xuất
Phòng tổ chức hành chính
Ban kiểm soát
Tổng Giám Đốc
Phòng kinh doanh
Phòng quản lý chất lượng
Phòng kỹ thuật công nghệ
Phòng kế toán tài vụ
Trợ lý tổng giám đốc
Xí nghiệp cấu kiện I
Xí nghiệp cấu kiện II
Xí nghiệp cấu kiện III
Xí nghiệp bê tông
Xí nghiệp cơ điện
Xí nghi
II. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư và bê tông Thịnh Liệt:
Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển chung của toàn ngành công ty là công ty mới cổ phần hoá còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên với việc chú trọng vào việc lập kế hoạch và thực hiện hiệu quả công ty đã phát triển khá đều
Sau đây là những chỉ tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian vừa qua:.( Đơn vị: triệu VNĐ).
Stt
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
2008
1
Gía trị sản xuẩt kinh doanh
64.743
58.000
50.610.7
55.813.7
93.000
2
Doanh thu
73.081
69.750
60.423.1
73.254
79.000
3
Sản phẩm chính
3.1
Bê tông thượng phẩm(m3 )
35.864
33.645.8
30.250.8
34.863.7
39.000
3.2
Cấu kiện bê tông đúc sẵn(m3 )
24.942
24.415.2
20.200
27.852
30.200
3.3
Vữa khô xây dựng(tấn)
9.754
6.795
6.875
5.545.4
6.000
4
Luơng bình quân
1.5
1.405
1.4
1.7
2,3
5
Nộp ngân sách
700
600
7250
1.000
1.200
6
Lợi nhuận ròng
1.856
1.500
563
1.850
2.500
Với việc có định hướng rõ ràng, có biện pháp chủ động phát huy nội lực lẫn ngoại lực cùng với sự cố gắng của cán bộ công nhân viên công ty đã cónhững thành công nhất định trong việc thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh để thu được những kết quả đáng kể.Từ 2004 doanh thu đạt được 106.58%, lợi nhuận đạt 113.43% và năm 2005 tăng 11.63% và qua các năm doanh thu vẫn tăng lên tới năm2008 tăng 3.3% so với 2007.Xu hướng tăng giảm dần là do công ty vừa cổ phần hoá không lâu do đó ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất kinh doanh của công ty.
Trong những năm gần đây việc giá cả cá nguyên vật liệu có nhiều biến động phức tạp ảnh hưỏng không nhỏ đến quá trinh sản xuất kinh doanh của công ty.Vào những tháng cuối quý I năm 2008, giá thép trên thi trườngvẫn tiếp tục tăng. Thị trường thép rơi vào tinh trạng khá khó khăn. Bên cạnh đó thị trường xi măng cũng biến động không kém, rối các mặt hàng như: xăng, giấycủng ảnh hượng đến nghành xây dựng và kinh doanh sản xuất vật liệu cho xây dựng.Do đó tạo nên sự cạnh tranh khốc liệt trong ngành xây dựng nói chung.Đó là một trong những khó khăn mà không chỉ công ty cổ phần đầu tư và bê tông Thịnh liệt mà cả các công ty trong nghành gặp phải.
Bên cạnh đó Thịnh Liệt là công ty cổ phần mới với quy mô còn nhỏ, sản xuất kinh doanh vốn vay nhiều,do đó công ty cúng đứng trước nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh.Nhưng công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Thịnh Liệt vẫn phát triển theo xu hướng biến đông chung của sản phẩm. Kế hoạch chi tiêu hoạt động của Thịnh Liệt vẫn chủ động và mạnh dạn tăng đều theo các năm.
Chỉ tiêu kế hoạch trong năm nay và năm tới:
Stt
Chỉ tiêu
Đơn vị
2009
2010
1
Gía trị sản xuẩt kinh doanh
tỷ VNĐ
78.200
89.930
2
Doanh thu
tỷ VNĐ
90.850
104.480
3
Bê tông thượng phẩm
m3
41.850
43.577.5
4
Cấu kiện bê tông đúc sẵn
m3
35.730
43.023
5
Vữa khô xây dựng
tấn
6.900
7.935
6
Luơng bình quân
triệu VNĐ
2.00
2.3
7
Nộp ngân sách
tỷ VNĐ
1,38
1,59
8
Lợi nhuận ròng
tỷ VNĐ
2.875
3.310
II. Xây dựng chiến lược kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và bê tông Thịnh Liệt:
Để xây dựng chiến lược kinh doanh cần xác định các mục tiêu của công ty trong ngắn hạn và dài hạn
Mục tiêu dài hạn (từ nay đến năm 2015).
Từ nay đến năm 2015 Công ty cần xác định cho mình những mục tiêu sau:
Đẩy mạnh tăng trưởng các sản phẩm của Công ty, đặc biệt là sản phẩm xây lắp nhằm thoả mãn tốt hơn các nhu cầu của khách hàng. Cụ thể đối với từng lĩnh vực như sau:
+ Lĩnh vực xây lắp: Đối với lĩnh vực này, cần thực hiện mục tiêu mở rộng và phát triển thị trường. Tập trung vào một số thành phố lớn đặc biệt tập trung vào các khu chế xuất, khu công nghiêp, các khu chung cư, đồng thời nên tập trung vào các công trình lớn, phức tạp.
+ Lĩnh vực sản xuất công nghiệp:
-Sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn, bê tông thương phẩm: Tập trung hơn nữa vào nâng cao chất lượng và năng suất sản xuất, tăng khá năng cạnh tranh ngày càng lớn với các đối thủ.
-Sản xuất kinh doanh các loại vật liệu xây dựng đáp ứng nhu cầu xây dựng và yêu cầu về chất lượng.
Cải thiện vị trí cạnh tranh của doanh nghiệp trong ngành xây dựng nhờ đẩy mạnh quy mô tiêu thụ, tận dụng tốt máy móc thiết bị và kinh nghiệm trong xây lắp.
Nâng cao hiệu quả hoạt động qua tăng tỷ suất lợi nhuận trên tổng doanh thu
Quan tâm hơn nữa đến đời sống của cán bộ công nhân viên chức trong Công ty qua nâng cao mức sống của họ.
Hoàn thành tốt nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước, đảm bảo dư luận tốt trước quần chúng.
Mục tiêu ngắn hạn (hàng năm).
Mục tiêu ngắn hạn là sự cụ thể hoá mục tiêu dài hạn, xem như cái cần đạt được trong năm. Mục tiêu ngắn hạn của Công ty hiện nay bao gồm:
+ Lĩnh vực xây lắp: Đảm bảo thắng thầu các công trình lớn của quốc gia. Đầu tư thêm phương tiện, thiết bị thi công xây lắp tiên tiến, đầu tư con người gồm cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề. Tăng cường hoạt động tiếp thị đấu thầu.
+ Lĩnh vực sản xuất công nghiệp:
- Sản xuất cấu kiện bê tông, bê tông thương phẩm: Đẩm bảo là nguồn hàng chất lượng được các nhà thầu tin dùng và người tiêu dùng biết đến
- Sản xuất cột điện: Đẩy mạnh công tác tiêu thụ vào thị trường phía Bắc và miền trung qua nâng cao chất lượng và công tác tiếp thị.
Khi xây dựng mục tiêu dài hạn cũng như ngắn hạn Công ty cần phải chú ý quan tâm đến những vấn đề sau nhằm làm cho hệ thống mục tiêu đúng đắn và khoa học:
+ Mục tiêu phải cụ thể, nghĩa là nó phải được lượng hoá.
+ Mục tiêu phải linh hoạt, có thể thay đổi phù hợp với môi trường kinh doanh.
+ Đảm bảo tính khả thi, tức là phù hợp với năng lực nội tại của Công ty.
+ Phải nhất quán(thống nhất), giữa các mục tiêu không mâu thuẫn nhau.
+ Mục tiêu phải hợp lý.
1. Qúa trình tổ chức xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty:
Tìm hiểu các cơ hội kinh doanh và nghiên cứu dự báo nhu cầu của thị trường.
Qúa trình tìm kiếm cơ hội kinh doanh phải qua 4 bước:
+Liệt kê tất cả những cơ hội kinh doanh đã phát hiện
+Chia các cơ hội đã liên kết được thành nhóm. Mỗi nhóm bao gồm những cơ hội gần giống nhau về mục tiêu hoặc tương tự nhau về hướng kinh doanh.
+Tìm đặc trưng của mỗi nhóm
+Từ đắc trưng của mỗi nhóm có thể chọn vài nhóm xác cơ hội kinh doanh để hướng tới hoạch định chiến lược kinh doanh.
2.Xây dựng chiến lược kinh doanh:
Yêu cầu trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh:
-Phải nhằm vào mục tiêu tăng thế lực của doanh nghiệp và giành lợi thế cạnh tranh, tức là doanh nghiệp phải dựa vào lợi thế so sánh của doanh nghiệp
-Phải đảm bảo sự an toàn cho kinh doanh cảu doanh nghiệp nghĩa là chiến lược kinh doanh phải có vùng an toàn trong đó nếu rủi ro xảy ra thì doing nghiệp vấn SXKD
-Phải xác định phạm vi kinh doanh, mục tiêu
-Phải dự đoán được môi trường kinh doanh trong tương lai
-Phải có chiến lược dự phòng
-Phải kết hợp giữa đọ chín muồi và thời cơ
3.Cơ sở xây dựng chiến lược kinh doanh
Có 3 cơ sở:
-Khách hàng:
+phân chia theo mục tiêu: căn cứ vào mục đích của khách hàng trong việc sử dụng sản phẩm hay dịch vụ
+Phân chia theo khả năng đáp ứng khách hàng: xem xét khá năng, nguồn lực của doanh nghiệp so với yêu cầu của thị trường
-Khả năng của doanh nghiệp
Khi hoạch định chiến lược kinh doanh cần khai thác triệt để mặt mạnh và dần khắc phục mặt yếu kém
-Đối thủ cạnh tranh
Đây là yếu tố thuộc môi trường vĩ mô của doanh nghiệp.Nó ảnh hưởng tới sự thành công của doanh nghiệp.Để xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp cần căn cứ vào sự so sánh khả năng của doanh nghiệp mình với đối thủ cạnh tranh để thông qua đó doanh nghiệp tìm ra được lợi thế của mình.
4.Lựa chọn và quyết định chiến lực kinh doanh.
Muốn có một quyết định đúng đắn về chiến lược kinh doanh thì phải qua bước thẩm định và đánh giá
4.1.Nguyên tắc thẩm định và đánh giá chiến lược kinh doanh nguyên tắc):
-Nguyên tắc thẩm định và đánh giá chiến lược kinh doanh
+Chiến lược kinh doanh là phải có mục tiêu bao trùm doanh nghiệp.Đây là tiêu chuẩn đánh giá, thẩm định, lựa chọn
+Chiến lược kinh doanh phải có tính khả thi
+Chiến lược kinh doanh phải đảm bảo mối quan hệ biện chứng giữa doanh nghiệp và thị trường về mặt lợi ích
Đây là 3 nguyên tắc không thể thiếu khi đánh giá, lựa chọn chiến lược kinh doanh.
4.2. Tiêu chuẩn thẩm định và đánh giá chiến lược kinh doanh
-Tiêu chuẩn thẩm định về mặt lượng
-Tiêu chuẩn thẩm định về mặt định tính
4.3 Lựa chọn và quyết định chiến lược kinh doanh
Gồm 4 bước:
-Bước 1: Lựa chọn các tiêu chuẩn chung để so sánh các chiến lược dự kiến
-Bước 2: Chọn thang điểm cho các tiêu chuẩn để có mức điểm thể hiện mức độ đáp ứng tiêu chuẩn đề ra của các chiến lược
-Bước 3: Tiến hành cho điểm từng tiêu chuẩn thông qua sự phân tích
-Bước 4: Tiến hành so sánh lựa chọn.
III. Thực trạng thực hiện chiến lược kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và bê tông Thịnh Liệt:
-Những thuận lợi của doanh nghiệp;
Thuận lợi với toàn nghành:
+Trong điều kiện hiện nay nhu cầu xây dựng cơ bản rất cao chiếm khoảng 30% GĐP hàng năm. Đây là cơ hội lớn về thị trường nội địa cho nghành xât dựng cũng như Vật liệu xây dựng.
+Qua những hợp đồng hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận công nghệ thông tin, phương thức quản lý hiệu quả.
Thuận lợi của công ty:
+Trong thời gian này là thời gian xây dựng các công trình g
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2058.doc