LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I:
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY XI MĂNG BỈM SƠN 3
1. Năng lực và tình hình sản xuất hiện tại 3
1.1.Năng lực sản xuất 3
1.2. Tình hình sản suất của công ty Xi măng Bỉm Sơn 4
2.Tình hình tiêu thụ sản phẩm 7
3.Thực trạng công nghệ và thiết bị 11
3.1. Về công nghệ: 11
3.2. Về máy móc: 12
4.Tình hình đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty Xi măng Bỉm Sơn trong thời gian qua. 13
4.1.Vốn và nguồn vốn 14
4.2.Nội dung đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty xi măng Bỉm Sơn trong thời gian qua. 17
4.2.1.Đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm 19
4.2.2.Đầu tư vào TSCĐ 24
4.2.3.Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 26
4.2.4.Đầu tư cho hoạt động Marketing 29
5.Kết quả và hạn chế trong hoạt động đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh tại công ty Xi măng Bỉm Sơn trong thời gian qua. 32
5.1. Kết quả đầu tư 32
5.2.Hiệu quả hoạt động đầu tư tại công ty xi măng Bỉm Sơn
thời gian qua. 33
5.3.Những tồn tại trong hoạt động đầu tư ở công ty xi măng
Bỉm Sơn 36
CHUƠNG II
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY XI MĂNG BỈM SƠN TRONG THỜI GIAN TỚI. 43
1.Mục tiêu và nhiệm vụ của công ty xi măng Bỉm Sơn trong
thời gian tới 43
2.Phương hướng phát triển sản xuất kinh doanh của công ty 45
3.Một số giải pháp về đầu tư góp phần nâng cao năng lực cạnh
tranh của công ty xi măng Bỉm Sơn trong thời gian tới. 47
3.1.Giải pháp về vốn đầu tư 47
3.2.Thiết bị, công nghệ và đầu tư xây dựng cơ bản 49
3.3.Đầu tư cho mở rộng thị trường và tiêu thụ sản phẩm 52
3.4.Đầu tư phát triển nguồn nhân lực 56
4. Một số kiến nghị 59
KẾT LUẬN 62
Danh mục tài liệu tham khảo 63
65 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1407 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp cho hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty xi măng Bỉm Sơn trong thời gian tới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chủ động quan tâm đầu tư cho đội ngũ lao động. Từ năm 1978 đến năm 1980, nhằm nâng cao tay nghề cho người lao động để có thể vận hành các thiết bị chính, nhà máy đã cử 177 cán bộ, công nhân đi thực tập tay nghề tại Liên Xô với thời gian từ 6- 9 tháng. Trong thời gian qua, công ty đã xây dựng quy hoạch chiến lược về đầu tư phát triển nguồn nhân lực bao gồm cả công tác đào tạo, cải thiện môi trường làm việc cho người lao động...
Trong những năm qua, công ty đã xây dựng chiến lược về đào tạo bồi dưỡng cán bộ và công nhân lành nghề. Qua thực tế sản xuất kinh doanh, tuyển chọn người đi đào tạo đúng tiêu chuẩn, phù hợp với khả năng sở trường. Kết hợp nhiều hình thức đào tạo, như: Đào tạo dài hạn, đào tạo chính quy, tập trung, đào tạo tại chức, đào tạo trong nước và nước ngoài.
Bảng 11: Tình hình vốn đầu tư cho công tác đào tạo công nhân, cán bộ kỹ thuật của công ty xi măng Bỉm Sơn trong giai đoạn 2002-2005
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm
2002
2003
2004
2005
Tổng vốn đầu tư
230,338
168,797
374,49
495,068
Vốn cho công tác đào tạo
1,5
4,27
3,7
4,2
Tỷ lệ (%)
0,738
2,529
0,988
0,915
Nguồn: Phòng tổ chức - lao động công ty xi măng Bỉm Sơn
Qua bảng số liệu trên ta thấy, trong những năm qua công ty xi măng Bỉm Sơn đã chủ động quan tâm đến vấn đề đào tạo nguồn nhân lực để trẻ hoá đội ngũ lao động của công ty. Nguồn vốn đầu tư này chủ yếu được chi cho hoạt động đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật của công ty tại trường công nhân xi măng ở Hải Phòng, ngoài ra nguồn vốn này còn dành để tài trợ cho con em của những công nhân, cán bộ đang học tại các trường đại học về những chuyên ngành mà công ty còn thiếu để sau này tình nguyện về làm việc tại côngty. Tuy nhiên tỷ lệ vốn đầu tư cho công tác đào tạo còn thấp. Năm 2002 chỉ đạt 0,738% so tổng vốn đầu tư toàn công ty. Trong năm 2003, tỷ lệ này cao nhất lên tới 2,529%, nhưng những năm sau tỷ lệ vốn đầu tư cho công tác đào tạo giảm dần. Mặc dù vậy tỉ lệ này rất lớn so với một công ty thành viên trực thuộc VNCC như công ty xi măng Bỉm Sơn. Tuy nhiên trong thời gian tới công ty cần quan tâm hơn nữa cho công tác đào tạo vì dự án nhà máy mới khởi công vào quý 4/2006 và sẽ hoàn thành vào cuối năm 2008, đây là dự án xây dựng một dây chuyền sản xuất xi măng theo phương pháp khô, công nghệ, máy móc hiện đại do đó đòi hỏi công nhân vận hành và cán bộ kỹ thuật phải có tay nghề cao thì dây chuyền đi vào hoạt động mới có hiệu quả, đạt năng suất chất lượng.
Đi đôi với công tác đào tạo, việc sử dụng cán bộ và nguồn nhân lực, bố trí đúng người đúng việc, khai thác tiềm năng thế mạnh của từng người cũng được cán bộ lãnh đạo công ty chú trọng thực hiện. Công tác trẻ hoá đội ngũ công nhân viên của nhà máy được tiến hành thông qua:
-Tuyển chọn con những cán bộ công nhân viên tình nguyện nghỉ hưu sớm.... gửi đi đào tạo tại trường công nhân kỹ thuật của tổng công ty tại Hải Phòng.
-Tài trợ cho con cán bộ, công nhân viên đang học đại học những ngành mà công ty đang thiếu tình nguyện về công ty công tác sau khi tốt nghiệp.
-Tuyển bổ sung một số kỹ sư trẻ những ngành mà công ty đang cần.
Ngoài ra công ty quan tâm đến việc tổ chức nâng cao điều kiện làm việc cho người lao động, chăm lo đời sống cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Vì khi người lao động có điều kiện làm việc tốt họ mới yên tâm làm việc, phát huy hết khả năng của mình trong công việc giúp doanh nghiệp hoạt động trôi chảy. CTXMBS đã tiến hành nhiều dự án liên quan tới việc cải tạo môi trường làm việc cho người lao động: Dự án cải tạo dây chuyền số 2, xây dựng dây chuyền mới... tạo điều kiện cho người lao động phát huy hết khả năng làm việc của mình. CTXMBS xác định: “ Việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, tạo môi trường để người lao động gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, đồng thời thu hút nhân tài là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp”. Chính vì vậy, công ty đã tiến hành một số biện pháp sau:
-Giữ bình quân thu nhập trên 2.500.000đ/người /tháng. Với mức tiền lương ổn định sẽ khiến người lao động ổn định cuộc sống yên tâm sản xuất kinh doanh. Thực hiện đổi mới công tác tiền lương cho cán bộ công nhân viên trong công ty phù hợp với tình hình sản xuất, kinh doanh nhằm đảm bảo tiền lương trả đúng người, đúng việc, khuyến khích người lao động tích cực làm việc. Đối với từng đối tượng lao động khác nhau mà xây dựng chính sách tiền lương khác nhau. Điều này tạo điều kiện cho người lao động phát huy hết khả năng làm việc để tăng thu nhập cho bản thân.
-Sắp xếp, tổ chức lại sản xuất kinh doanh, giảm số lượng lao động thừa sức khoẻ yếu, trình độ kém. Nâng cao chất lượng lao động toàn công ty.
Bên cạnh đó, công ty còn tổ chức tốt đời sống tinh thần cho cán bộ công nhân viên như tổ chức phong trào văn hoá văn nghệ – thể dục thể thao, thăm quan du lịch trong và ngoài nước...
Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là nhiệm vụ hết sức cần thiết đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Đây cũng chính là cách để doanh nghiệp có thể cạnh tranh trên thị trường chính vì vậy công tác đầu tư phát triển nguồn nhân lực cần phải được quan tâm đúng mực hơn nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi mà công ty Xi măng Bỉm Sơn đang trong quá trình đổi mới.
4.2.4.Đầu tư cho hoạt động Marketing
Nhận thức vai trò quan trọng của công tác tiếp thị bán hàng, trong thời gian qua CTXMBS đã có những chủ trương đúng đắn và đã đề ra những kế hoạch cụ thể tiến hành công tác đầu tư cho hoạt động Marketing của công ty. Mục tiêu của đầu tư vào hoạt động Marketing ở CTXMBS là việc thực hiện giữ vững thị trường hiện có, mở rộng thị trường, tăng thị phần ở những vùng kinh doanh có hiệu quả cao.
Hiện tại, công ty đang sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm xi măng PCB30, PCB40 bao, rời và clinker. Sản xuất xi măng của công ty có thuận lợi là trong giai đoạn này nền kinh tế của đất nước đang tăng trưởng ổn định, dẫn đến nhu cầu xi măng trong nước sẽ có mức tăng cao từ 15- 20%/ năm. Mặt khác, thị trường chính của xi măng Bỉm Sơn lại nằm trong khu vực có tốc độ tăng trưởng nhanh về đầu tư xây dựng (Thanh hoáT, Ninh bình, Nam định, Hà tây, Sơn la...) nên nhu cầu xây dựng trong khu vực này sẽ cao hơn các khu vực khác. Sản phẩm Xi măng của CTXMBS được đánh giá là chất lượng tốt, tuy nhiên khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty còn kém, do đó hoạt động đầu tư cho công tác tiếp thị bán hàng rất được ban lãnh đạo công ty quan tâm thực hiện. Dưới đây là bảng số liệu về tình hình cấp vốn cho hoạt động Marketing của công ty trong giai đoạn vừa qua.
Bảng 12: Vốn đầu tư cho hoạt động Marketing của công ty xi măng Bỉm Sơn giai đoạn 2002-2005
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm
2002
2003
2004
2005
2002-2005
Tổng VĐT
230,338
168,797
374,490
495,068
1268,693
VĐT cho hoạt động Marketing
6,598
8,574
15,462
20,496
51,130
Tỷ lệ (%)
2,86%
5,08%
4,13%
4,14%
4,03%
Nguồn: Phòng kế hoạch công ty xi măng Bỉm Sơn
Từ bảng số liệu trên ta thấy, trong thời gian qua, CTXMBS đã đầu tư cho hoạt động Marketing với số vốn đầu tư là 51, 13 tỷ đồng chiếm 4,03% tổng vốn đầu tư chung cho toàn công ty. Số vốn đầu tư cho hoạt động Marketing qua các năm đều không ngừng tăng. Năm 2002 số vốn đầu tư này chỉ mới đạt 2,886% so với tổng vốn đầu tư, nhưng đến năm 2003 đã chiếm tới 5,08% trong tổng vốn đầu tư. Điều này chứng tỏ lãnh đạo công ty đã quan tâm hơn đến công tác tiếp thị, bán hàng nhằm tăng trưởng thị phần của công ty. Năm 2004, Vốn đầu tư cho hoạt động này tăng gần gấp đôi so với năm trước lên tới 15, 462 tỷ đồng. Tuy nhiên tốc độ tăng liên hoàn giữa các năm lại không đều nhau. Qua bảng trên tính toán được, năm 2003 tốc độ tăng liên hoàn so với 2002 là 19,54%, nhưng đến năm 2004 lại đạt 80,33% so với năm 2003. Năm 2005 lại chỉ tăng so với năm 2004 là 14,2%. Khối lượng vốn đầu tư cấp cho hoạt động Marketing so với tổng vốn đầu tư trong các năm không đều nhau, điều này cũng cho thấy sự chưa hợp lý trong công tác sử dụng vốn ở công ty. Và phần lớn, số vốn đầu tư này chỉ được chi dùng cho công tác bán hàng và giới thiệu, quảng cáo sản phẩm của công ty. Vì vậy, trong thời gian tới công ty cần có sự đầu tư tốt hơn nữa cho hoạt động Marketing của mình, để có thể mở rộng hệ thống này nhằm hoạt động có hiệu quả hơn.
Đầu tư cho hoạt động Marketing của CTXMBS được tiến hành thông qua một số biện pháp sau:
-Xây dựng đội ngũ tiếp thị có đủ trình độ khả năng nắm bắt nhu cầu thị trường và nhu cầu khách hàng. Công ty đã xây dựng kế hoạch về chính sách khách hàng, có hình thức khuyến khích khách hàng truyền thống, khách hàng mới và khách hàng mua với khối lượng sản phẩm lớn. Để bán được hàng, công ty đã có chỉ đạo tới tận các chi nhánh của mình, thực hiện các chính sách như: Bán hàng trả chậm, khuyến mại, hoa hồng đại lý, thực hiện chiến khấu thanh toán,....
-Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng cáo. Trong thời gian qua, công tác tuyên truyền quảng cáo của công ty chủ yếu chỉ trên các báo, tạp chí, các áp phích, quảng cáo trên truyền hình và ở các hội chợ rất ít còn quảng cáo trên mạng internet hầu như không có. Tuy nhiên trong tương lai, công ty cần đầu tư hơn cho những hình thức quảng cáo này nhằm quảng bá tốt hơn, rộng hơn nữa hình ảnh của công ty.
Ngoài ra công ty còn cho tiến hành hoạt động điều tra, nghiên cứu nhu cầu xi măng trong và ngoài nước, thực hiện quản lý giám sát nguồn hàng để đảm bảo cung cấp xi măng đúng, đủ, đảm bảo cả về chất lượng và số lượng theo yêu cầu của khách hàng.
Mặc dù công ty đã có sự quan tâm và đầu tư khá lớn cho hoạt động này tuy nhiên cũng có nhiều yếu điểm và chưa hợp lýM, như: Chưa thật sự thống nhất các đơn vị tiêu thụ, vì hiện nay ngoài bán hàng trực tiếp tại công ty và tại các chi nhánh, công ty còn tiêu thụ thông qua các công ty vật tư kinh doanh vật liệu xây dựng, phương thức quảng cáo kém linh hoạt... . Tuy nhiên nhờ có hoạt động Marketing đều đặn mà đến nay Xi măng mang nhãn hiệu “CON VOI” đã nổi tiếng trên thị trường miền Bắc, miền Trung và có mặt cả bên nước bạn Lào. Xi măng Bỉm Sơn đã tạo ra được một chỗ đứng vững chắc trong lòng người tiêu dùng trong cả nước, là sự lựa chọn tin cậy cho những công trình...
5.Kết quả và hạn chế trong hoạt động đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh tại công ty Xi măng Bỉm Sơn trong thời gian qua.
5.1. Kết quả đầu tư
Kết quả hoạt động đầu tư của công ty xi măng Bỉm Sơn trong thời gian qua được thể hiện ở khối lượng vốn đầu tư thực hiện và tài sản cố định huy động được trong kỳ. Ta có bảng số liệu sau:
Bảng 13: Chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động đầu tư của công ty Xi măng Bỉm Sơn giai đoạn 2002-2005
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
2002
2003
2004
2005
Khối lượng VĐT thực hiện
230.338
168.797
347.49
495.068
Giá trị TSCĐ huy động
112.251
147.698
201.754
259.247
Hệ số huy động TSCĐ (%)
40,73%
87,5%
58,06%
52,36%
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2002-2005 công ty xi măng Bỉm Sơn
Hệ số huy động tài sản cố định phản ánh kết quả cuối cùng trong số vốn đầu tư đã được thực hiện, hệ số này càng lớn càng tốt. Qua bảng số liệu trên ta thấy khối lượng vốn đầu tư thực hiện qua các năm đều tăng lên. Đặc biệt tăng nhanh trong 2 năm 2004, 2005. Điều này chứng tỏ trong thời gian vừa qua công ty Xi măng Bỉm Sơn ngày càng chú trọng hơn cho công tác đầu tư, tăng năng lực sản xuất. Tuy nhiên giá trị tài sản cố định huy động trong các năm so với vốn đầu tư thực hiện lại không tăng giữa năm sau và năm trước. Năm 2002, hệ số huy động tài sản cố định chỉ đạt 40,73% do trong năm này công ty đang thực hiện cải tạo dây chuyền số 2, chính vì vậy nhiều hạng mục công trình phải dừng hoạt động trong 1 thời gian để hoàn thành cải tạo, nên giá trị huy động tài sản trong thời gian này không cao chỉ đạt 112.251 triệu đồng. Năm 2003, hệ số huy động tài sản cố định cao nhất, khi dây chuyền 2 đã xong cải tạo và được huy động vào sản xuất, chỉ tiêu này lên tới 85,7% so với tổng vốn đầu tư thực hiện. Trong năm 2004 và 2005 hệ số huy động tài sản cố định lại giảm do trong thời kỳ này công ty đang trong giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà máy mới vì vậy vốn đầu tư thực hiện phải chuyển sang năm sau trong khi đó giá trị tài sản cố định huy động lại không tăng. Qua bảng số liệu trên, chứng tỏ CTXMBS đã dần khắc phục hiện tượng đầu tư tràn lan, ngày càng thực hiện tốt việc đầu tư đúng trọng tâm trọng điểm. Vốn đầu tư đã được sử dụng tốt hơn.
5.2.Hiệu quả hoạt động đầu tư tại công ty xi măng Bỉm Sơn thời gian qua.
Đánh giá hoạt động đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty xi măng Bỉm Sơn trong thời gian qua thông qua một số chỉ tiêu sau:
a/ Thị phần, chất lượng và giá cả sản phẩm
Để đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty chúng ta phải xem xét hiệu quả thông qua việc so sánh thị phần sản phẩm xi măng so với các đối thủ cạnh tranh và với toàn ngành.
Vì CTXMBS là một đơn vị thành viên trực thuộc VNCC, chính vì vậy đối thủ cạnh tranh của xi măng Bỉm Sơn chủ yếu là các xi măng liên doanh trong nước với nước ngoài (NhưN: Xi măng Nghi Sơn, xi măng ChinFon, xi măng Sao Mai..), các đơn vị sản xuất xi măng ở các địa phương, xi măng lò đứng không thuộc tổng công ty (xi măng Ninh Bìnhx, xi măng Đô Lương...) và xi măng ngoại nhập chứ không phải là các đơn vị sản xuất xi măng trong cùng Tổng công ty xi măng Việt Nam.
Bảng 14: Thị phần của công ty xi măng Bỉm Sơn giai đoạn 2002-2005
Đơn vị: %
Năm
2002
2003
2004
2005
XMBS (Tr.tấn)
1,528
2,006
2,476
2,407
Đối thủ cạnh tranh (Tr.tấn)
10,59
11,76
12,53
15,59
Toàn ngành xi măng (Tr.tấn)
19,99
22,6
25,7
29,9
Tốc độ tăng liên hoàn
31,28
23,42
-2,78
Thị phần so với đối thủ cạnh tranh
14,43
17,05
19,68
15,44
Thị phần trong toàn ngành
7,64
8,87
9,63
8,05
Nguồn: Phòng kế hoạch công ty xi măng Bỉm Sơn
Qua bảng số liệu trên ta thấy, thị phần của công ty xi măng Bỉm Sơn qua các năm đều tăng so với các đối thủ cạnh tranh cũng nhưng so với toàn ngành xi măng trong cả nước. Tuy nhiên tỷ lệ tăng rất khiêm tốn. Năm 2002, chỉ đạt 14,43% so với các đối thủ cạnh tranh, và 7,64% so với toàn ngành. Từ năm 2003- 2004 tỷ lệ này có tăng lên nhưng không lớn lắm, cao nhất là năm 2004 thị phần của XMBS so với toàn ngành xi măng là 9,63% và so với các đối thủ cạnh tranh khác là 19,68%. Tuy nhiên, đến năm 2005, thị phần của xi măng Bỉm Sơn lại giảm sút nguyên nhân là sản lượng tiêu thụ của công ty bị giảm theo xu hướng chung của thị trường xi măng do thời tiết không thuận lợi cho hoạt động xây dựng.
Qua số liệu trên cho thấy, thị phần của XMBS ngày càng tăng mặc dù chỉ với một tỷ lệ nhỏ, nhưng chứng tỏ hoạt động đầu tư nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty trong thời gian qua đã đạt hiệu quả đáng kể. Tận dụng điểm mạnh của sản phẩm là có chất lượng tốt, đội ngũ tiếp thị lâu năm, có kinh nghiệm, đồng thời trong thời gian qua công ty còn tiến hành hàng loạt các hoạt động đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ.... đã làm cho thị phần của công ty tăng lên.
Bên cạnh đó, nếu so sánh với các đối thủ cạnh tranh, như Nghi Sơn, Bút Sơn, Chinfon... mới xây dựng trong những năm gần đây, thì công ty xi măng Bỉm Sơn còn có thuận lợi là đã có sẵn địa bàn tiêu thụ, có những khách hàng truyền thống lâu năm, giá cả xi măng và clinker bán ra của công ty lại rẻ hơn rất nhiều so với nhiều doanh nghiệp sản xuất xi măng trên thị trường (giá bán ra là 620.000đg/tấn xi măng thấp hơn rất nhiều so với giá cả thị trường là 720.000đ-760.000đ/tấn xi măng) nguyên nhân là nhờ có sự đổi mới dây chuyền sản xuất dẫn đến tiết kiệm được nguyên nhiên liệu tiêu hao trong quá trình sản xuất và tận dụng được lợi thế trong vận chuyển và tiêu thụ. Bên cạnh việc tăng trưởng của thị phần, thì giá cả chính là yếu tố giúp tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Điều này chứng tỏ công cuộc đầu tư của công ty thời gian qua đã mang lại hiệu quả, làm tăng sức cạnh tranh của công ty trên thị trường.
b/Doanh thu, lợi nhuận của công ty xi măng Bỉm Sơn
Hoạt động đầu tư của công ty đã đạt được những hiệu quả nhất định trong đó phải kể đến sự tăng doanh thu và lợi nhuận trong những năm qua.
Bảng 17: Doanh thu, lợi nhuận của CTXMBS trong giai đoạn 2002-2005
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm
2002
2003
2004
2005
Doanh thu
1.022
1.315
1.578
1.539
Tốc độ tăng liên hoàn
0,2867
0,2
-0,025
Lợi nhuận
26,987
65,915
84,513
102,470
Tốc độ tăng liên hoàn
1,4425
0,2822
0,2125
Qua bảng số liệu trên ta thấy, trong thời gian qua, doanh thu và lợi nhuận của CTXMBS đều tăng điều này chứng tỏ hoạt động đầu tư ở công ty thời gian qua đã có hiệu quả đáng kể, tuy nhiên tốc độ tăng liên hoàn của năm sau so với năm trước lại giảm. Tốc độ tăng liên hoàn của doanh thu năm 2003 so với năm 2002 cao nhất đạt 0, 2867. Nhưng đến năm 2005 lại giảm ( -0,025) so với năm 2004. Tốc độ tăng liên hoàn của Lợi nhuận cũng giảm dần qua các năm. Năm 2003 là 1, 4425 so với năm 2002 tuy nhiên tốc độ này giảm xuống chỉ đạt 0, 2125 của năm 2005 so với năm 2004. Có thể lý giải cho sự giảm sút này của cả doanh thu và lợi nhuận là do công ty đang trong quá trình cải tạo, hiện đại hoá, chính vì vậy có sự điều chỉnh ở mức sản lượng sản suất và tiêu thụ xi măng trong tương lai một cách hợp lý hơn phù hợp với khả năng cung cấp xi măng theo những điều kiện hiện có của công ty, phù hợp với khả năng công suất của máy móc và thiết bị để tiến tới ổn định lượng xi măng cung cấp ra thị trường.
c/ Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước
Bảng 18: Tình hình nộp ngân sách của công ty xi măng Bỉm Sơn
Năm
2002
2003
2004
2005
Nộp ngân sách (Triệu đồng T)
38509
75729
89020
98200
Lượng tăng tuyệt đối (triệu đồngt)
37220
13291
9180
Tốc độ phát triển liên hoàn ( %)
96,65%
17,55%
10,31%
Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh công ty XMBS
Mức nộp ngân sách của công ty xi măng Bỉm Sơn ngày càng tăng từ năm 2002 đến năm 2005. Tuy nhiên lượng tăng tuyệt đối của năm sau so với năm trước lại có chiều hướng giảm, tốc độ phát triển liên hoàn cũng vì thế mà giảm theo. Năm 2002, nộp ngân sách thấp nhất là 38.590 triệu đồng, nguyên nhân là do trong năm này nhà nước không thu thuế vốn do vậy nộp ngân sách thấp. Năm 2003, tốc độ tăng liên hoàn cao nhất đạt 96,65%. Tuy nhiên tốc độ này giảm dần, năm 2004 là 17,55% và đến năm 2005 chỉ đạt 10,31%. Các khoản thuế phải nộp của CTXMBS chủ yếu là các loại thuế GTGT hàng nội địa, thuế thu nhập doanh nghiệp, thu sử dụng vốn, thuế tài nguyên, thuế nhà đất, các khoản thuế khác và các khoản phải nộp khác.. Trong thời gian vừa qua, công ty Xi măng Bỉm Sơn đã thực hiện tốt nghĩa vụ nộp ngân sách với nhà nước, hoàn thành kế hoạch được giao. Tuy nhiên trong tương lai công ty cần nỗ lực hơn nữa để hoàn thành vai trò của một doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân, đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước.
5.3.Những tồn tại trong hoạt động đầu tư ở công ty xi măng Bỉm Sơn
Hoạt động đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty xi măng Bỉm Sơn thời gian qua ngoài những kết quả đạt được công ty còn gặp phải rất nhiều hạn chế cần phải khắc phục vì đây có thể coi như những vật cản làm giảm sức cạnh tranh của công ty trên thị trường.
Một là, về công nghệ và tài sản cố định:
Cơ sở vật chất của công ty còn lạc hậuC, công suất máy móc kém, công nghệ sản xuất cũ, lạc hậu, chậm đổi mới. Hiện tại công ty đang duy trì hai phương pháp sản xuất cả khô và ướt. Trong khi đó công nghệ sản xuất xi măng theo phương pháp ướt, với thiết bị hầu hết là đã sử dụng được 25 năm, sản xuất từ những năm 60, 70 của thế kỷ trước, cồng kềnh, tốn diện tích. Công nghệ sản xuất lạc hậu mà đến nay còn rất ít nhà máy sản xuất xi măng theo công nghệ ướt còn tồn tại. Nguyên nhân là do việc sản xuất này tiêu tốn khá nhiều nhiên liệu, ngoài ra cũng cần nguồn nhân lực lớn chính vì thế làm tăng chi phí sản xuất, khiến giá thành xi măng lên cao, công nghệ lạc hậu làm cho chất lượng xi măng không cao, năng suất kém làmgiảm hẳn đi sức cạnh tranh trên thị trường với các doanh nghiệp cùng ngành.
Trong thời gian qua, công ty Xi măng Bỉm Sơn đã tiến hành đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, cải tạo dây chuyền sản xuất, chuyển đổi công nghệ sản xuất từ phương pháp ướt sang phương pháp khô đã hoàn thành và đưa vào sử dụng. Việc đổi mới này đã mang lại cho công ty nhiều lợi ích như: Tăng năng suất lao động, tăng sản lượng đầu ra, giảm tiêu tốn nhiên liệu, cải
thiện môi trường làm việc.... Tuy nhiên trong quá trình đầu tư còn tồn tại nhiều hạn chế, thời gian thực hiện dự án kéo dài, tiến độ thi công chậm, trong việc lập hồ sơ mời thầu đưa vào quá nhiều chi tiết không hợp lý gây khó khăn cho công tác xét thầu, dẫn đến nhiều cuộc đấu thầu phải tổ chức lại, vấn đề giải quyết tài chính chậm. Mặt khác, do tính chất phức tạp của dự án, nhiều phát sinh không lường trước được, lực lượng làm dự án lại hạn chế cả về số lượng và kinh nghiệm điều này cũng khiến cho tiến độ của dự án bị kéo dài. Công tác phối hợp có lúc, có nơi chưa thật ăn ý. Việc xin phép đầu tư kéo dài, chậm được phê duyệt, thủ tục hành chính rườm ra vì vậy dẫn đến chậm tiến độ chung của dự án do đó các máy móc thiết bị, quy trình công nghệ không thể nhanh chóng đưa vào sử dụng.
Hai là, về quá trình huy động và sử dụng vốn đầu tư của công ty:
Việc huy động và sử dụng vốn đầu tư còn nhiều hạn chế. Công ty Xi măng Bỉm Sơn là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam. Do đó trong quá trình hoạt động kinh doanh còn phụ thuộc rất nhiều vào việc chi ngân sách nhà nước. Trong khi đó vốn nhà nước cấp ngày càng giảm sút, nguồn vốn bổ sung từ bên ngoài lại không nhiều, nguồn lợi nhuận giữ lại cho đầu tư không lớn. Dẫn đến tình trạng rất khó chủ động được trong quá trình sản xuất kinh doanh và các hoạt động đầu tư xây dựng nhằm đổi mới doanh nghiệp của mình.
Hiện tại công ty đang tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp để chuyển dần từ hình thức doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần. Tuy nhiên quá trình cổ phần còn chậm, việc bán cổ phần trên thị trường chứng khoán không đạt kết quả theo chỉ tiêu cổ phần hoá đã đề ra. Nguyên nhân là do công ty xi măng Bỉm Sơn ra đời và hoạt động khá lâu, chính vì vậy rất khó khăn khi chuyển đổi hình thức quản lý, tổ chức lao động. Mặt khác, trong quá trình đánh giá giá trị doanh nghiệp để chuyển đổi sang cổ phần lại thiếu tính chính xác, giá trị doanh nghiệp được đánh giá quá cao so với thực tế.
Công tác tuyên truyền cho việc cổ phần hoá không tốt chính vì vậy khi đưa ra thị trường chứng khoán cổ phiếu của công ty không được đánh giá cao, dẫn đến lượng người mua không nhiều. Không tạo ra được sự hấp dẫn các nhà đầu tư trong nước. Theo kết quả thống kê được, lượng cổ phần bán ra trên thị trường kể cả bán ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp mới chỉ đạt dưới 20% so với lượng cổ phần phải bán ra. Việc chậm trễ trong kế hoạch cổ phần hoá sẽ khiến cho công ty không thể huy động một cách hiệu quả các nguồn vốn cho hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của mình.
Việc sử dụng vốn của công ty cũng gặp nhiều bất cập. Chi phí ngoài hoạt động chính còn nhiều. Việc phân bổ vốn cho các hoạt động đầu tư chưa hợp lý. Sử dụng vốn cho công tác đầu tư mở rộng thị trường còn nhỏ giọt. Chính vì vậy hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao...
Ba là, về vấn đề nguồn nhân lực của công ty.
Đội ngũ lao động của công ty còn đông§, trình độ chuyên môn thấp. Số lao động có trình độ đại học và trên đại học còn quá ít. Thiếu những cán bộ kỹ sư có trình độ cao. Lượng lao động trình độ kém, sức khoẻ yếu dư thừa trong khi số lao động trẻ, nhiệt huyết với công ty lại không nhiều. Hiện nay khi chuyển đổi dây chuyền công nghệ từ lạc hậu sang hiện đại tiên tiến bắt buộc công ty phải tiến hành đầu tư cho công tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ công nhân viên đặc biệt là đội ngũ công nhân vận hành máy... thì mới có thể nhanh chóng tiếp cận công nghệ, tăng năng suất sản phẩm.
Công tác đầu tư cho việc đào tạo cán bộ công nhân của công ty cũng không lớn. Số vốn đầu tư còn nhỏ, dẫn đến tình trạng thiếu kinh phí cho hoạt động đào tạo, hình thức đào tạo cũng chưa đa đạng. Hoạt động đào tạo này cũng chỉ dừng lại ở mức độ đáp ứng đủ số lượng cho các ngành mà công ty đang cần chưa thực sự cho mục đích đổi mới, hiện đại hoá nhà máy và nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực. Đây là những bất cập mà công ty cần phải giải quyết trong thời gian tới.
Công tác quản lý còn tồn tại nhiều bất cập. Việc chấp hành kỷ luật lao động, kỷ luật vận hành, kiểm tra, kiểm soát thiết bị hoạt động, quá trình sửa chữa, thực hiện các quy định an toàn của một số đơn vị, cá nhân cán bộ công nhân viên có lúc có nơi còn chủ quan, lơi lỏng chưa nghiêm túc.
Bốn là, khó khăn trong việc phân phối, tiêu thụ sản phẩm
Công ty xi măng Bỉm Sơn được xây dựng xa bến cảngC, việc vận chuyển xi măng đi tiêu thụ chủ yếu thông qua tuyến đường bộ và đường sắt dẫn đến chi phí vận chuyển cao. Không thuận tiện cho phân phối sản phẩm. Do đó trong dự án đầu tư xây dựng nhà máy mới công ty đã phải đưa vào hạng mục xây dựng cảng Lèn nhằm tiến hành vận chuyển sản phẩm qua đường thuỷ tới tay người tiêu dùng như thế sẽ giảm chi phí vận chuyển.
Hiện nay, Sản phẩm của công ty xi măng chủ yếu là xi măng bao, rời PCB30, PCB 40 và clinker. Có thể nói sản phẩm chưa đang dạng, sản phẩm chủ yếu chỉ dùng cho xây dựng thông dụng, chưa có sự đầu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- J0017.doc