Đề tài Một số giải pháp chống thất thoát vốn trong đầu tư xây dựng cơ bản

I. Thực trạng quản lý vốn đầu tư và tình trạng thất thoát hiện nay 2

II. Nguyên nhân của thực trạng thất thoát lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản: 4

1. Công tác quản lý đầu tư các ngành, các cấp còn nhiều yếu kém, bất cập biểu hiện rõ nét ở bốn góc độ như sau: 5

2. Chất lượng công tác quy hoạch chưa cao, chưa làm cơ sở cho kế hoạch đầu tư phát triển; dẫn đến tình trạng phải điều chỉnh dự án nhiều lần, gây lãng phí vốn đầu tư 6

3. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về đầu tvà xây dựng chưa được triển khai đến nơi đến chốn trong tất cả các ngành và các cấp: 6

III. Giải pháp khắc phục trong thời gian tới là: 6

Giải pháp lớn : 6

Giải pháp cụ thể: 8

 

 

doc16 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1768 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số giải pháp chống thất thoát vốn trong đầu tư xây dựng cơ bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) thuộc vốn ngân sách và được quản lý như vốn ngân sách chiếm gần 70%. Các dự án này Nhà nước là chủ đầu tư vì vốn Nhà nước là sở hữu toàn dân và Nhà nước đầu tư cho các ngành nghề kinh tế trọng yếu, phát triển cơ sở hạ tâng kinh tế – xã hội. Tuy nhiên, trên thực tế, kết quả các công trình không tương xứng với số vốn đầu tư nhà nước đã bỏ ra. Vậy, nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này? và giải pháp là gì? I. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ VÀ TÌNH TRẠNG THẤT THOÁT HIỆN NAY Gần đây, vấn đề thất thoát đầu tư xây dựng cơ bản đã trở thành đề tài nóng trên diễn đàn Quốc hội và báo chí. Thậm chí nó còn gây tranh cãi gay gắt giữa những người đại diện của dân với những người có trách nhiệm. Trước tình trạng này, Quốc hội đã phải lấy năm 2005 là năm chống thất thoát, lãng phí, đầu tư dàn trải. Thất thoát lãng phí vẫn còn lớn mà hiện tại chưa thể khẳng định con số chính xác do chưa kiểm toán. Qua thanh tra một số công trình trong các năm 2002-2003, tỷ lệ sai phạm tài chính là từ 13.6% đến 19% số vốn. Riêng tại Hà Nội, báo cáo Thanh tra thành phố cho thấy năm 2004 qua kiểm tra 18 dự án đã phát hiện thất thoát 4.814 triệu đồng, đến nay mới chỉ thu hồi được 1.836 triệu đồng. Điển hình nhất là việc thanh quyết toán vật tư, thiết bị nhập khẩu với giá cao hơn giá thị trường gây thất thoát tại “Công trình cải tạo và mở rộng hệ thống cấp nước Hà Nội giai đoạn 4” là gần 305.000 USD (tương đương 4 tỷ đổng), dự án “Khôi phục quốc lộ 1 Hà Nội - Lạng Sơn” thanh toán sai khối lượng, thất thoát hơn 4,1 tỷ đồng... Song câu hỏi làm thế nào để chống thất thoát xây dựng hiệu quả không chỉ riêng của Hà Nội mà còn là vấn đề hết sức thời sự của cả nước Có thể lấy nhiều ví dụ rất cụ thể hiện tượng lãng phí thất thoát chủ yếu, trực tiếp do con người vi phạm các quy định của các văn bản pháp luật gây nên: Đó là: - Chỉ tính riêng các dự án vốn ngân sách nhà nước do Trung ương quản lý thiếu thủ tục đầu tư (theo các quy định của Chính phủ): Năm 2001 có 357 dự án, năm 2002 có 598 dự án, năm 2003 có 366 dự án, năm 2004 có 377 dự án. Nhiều dự án khởi công chỉ có quyết định đầu tư, chưa có quyết định phê duyệt thiết kế và tổng dự toán. - Kết quả thanh tra các dự án công trình do Thanh tra Nhà nước tiến hành năm 2002 tại 17 công trình, sai phạm về tài chính là 870 tỉ đồng, chiếm 13,6% tổng số vốn đầu tư được thanh tra. Năm 2003 đã thanh tra 14 dự án lớn với tổng mức đầu tư là 8.193 tỷ đồng trong đó giá trị vốn đầu tư được thanh tra là 6.450 tỷ đồng, qua thanh tra phát hiện nhiều sai phạm về kinh tế do làm trái các quy định nhà nước là 1.253,3 tỉ đồng, chiếm 19,1% số vốn được thanh tra. - Các địa phương đã tiến hành thanh tra 2.138 dự án, công trình với tổng mức giá trị vốn đầu tư được thanh tra là 4.685 tỷ đồng; đã phát hiện sai phạm và kiến nghị xử lý 136 tỷ đồng (2,9%). Các bộ ngành thanh tra 380 dự án với tổng vốn 13.218 tỷ đồng, tuy nhiên chỉ phát hiện sai phạm 66 tỷ đồng (0,5%). - Qua số liệu của Kiểm toán Nhà nước năm 2002, năm 2003 và năm 2004 cho thấy trong 648 dự án được kiểm toán với giá trị khoảng 6.000 tỷ đồng có sai sót 159 tỷ đồng giá trị được kiểm toán. - Công tác đấu thầu, chỉ định thầu vi phạm các quy định hiện hành. Hạ giá thầu thấp không có căn cứ để trúng thầu hoặc trúng thầu với giá rất thấp nhưng vẫn làm được, chứng tỏ khâu lập thiết kế dự toán không đúng; Hiện tượng thông thầu, tiêu cực, tham nhũng để chọn nhà thầu sai dẫn đến những hiện tượng rất nghiêm trọng như vụ Thuỷ cung Thăng Long, một số vụ của Tổng Công ty Dầu khí... Có thể thấy rõ ràng, hai nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng trên là tham nhũng ngày càng phát triển với mức độ rất tinh vi và sự buông lỏng quản lý tài chính trong các dự án đầu tư. Việc quản lý kinh phí đối với các dự án đầu tư từ ngân sách nhà nước còn quan liêu và lỏng lẻo, tạo nhiều khe hở cho tham nhũng phát triển. Kinh nghiệm thế giới cho thấy dự án, công trình quy mô càng to, phạm vi càng rộng thì mức độ thất thoát, tham nhũng càng nghiêm trọng. Theo báo cáo 2005 của Tổ chức minh bạch quốc tế, tình trạng tham nhũng trong xây dựng đang ngày càng trở nên tinh vi và nghiêm trọng. Số tiền liên quan đến tham nhũng trong các dự án xây dựng toàn cầu lên tới 32 tỷ USD. Tổ chức minh bạch quốc tế đã kêu gọi Chính phủ các nước tấn công mạnh vào tệ nạn tham nhũng trong xây dựng, nghiêm khắc với các tổ chức, cá nhân và hành vi tham nhũng, có cơ chế động viên và bảo vệ những người tố cáo tham nhũng. Sau khi nhận được kinh phí, tiến độ công trình phụ thuộc vào nhà thầu hơn là nhà nước. Vì thế, hiện tượng rút ruột dự án chi tiêu cho mục đích cá nhân dẫn đến chất lượng các công trình không đảm bảo là chuyện không tránh khỏi. Theo dư luận trên báo chí, thất thoát vốn đầu tư trong các dự án có lúc lên tới khoảng 40%. Với vốn đầu tư thực tế chỉ còn 60% dự toán thì chất lượng công trình không đảm bảo là đương nhiên và các công trình nhanh chóng xuống cấp là kết quả của tình trạng quản lý các nguồn vốn đầu tư lỏng lẻo và kém hiệu quả. Tham nhũng là hệ quả thiết yếu của công tác quản lý lỏng lẻo. Bởi vậy, muốn chống tham nhũng một cách hiệu quả, chúng ta phải đưa ra phương thức quản lý tài chính mới, cần phải chuyển đổi nền tài chính ngân sách thành nền tài chính ngân hàng. Bản chất của việc cải cách này là áp dụng cơ chế Nhà nước quản lý đầu tư vào (dự án), ngân hàng quản lý tiền, nhà đầu tư vay tiền ngân hàng đó thực hiện các công trình được chỉ định hoặc trúng thầu theo đúng yêu cầu của Nhà nưíc. Cải cách hệ thống quản lý tài chính tức là thực sự trao quyền cho các ngân hàng kinh doanh tài chính – một việc đúng với chức năng của ngân hàng. Tuy nhiên, để ngân hàng thực sự đóng vai trò nguồn vốn đầu tư của nhà nưíc, các ngân hàng Việt Nam phải thực sự là những chủ thể kinh doanh độc lập và như thế vai trò quản lý của nhà nước đối với các ngân hàng cũng phải được thay đổi. II. NGUYÊN NHÂN CỦA THỰC TRẠNG THẤT THOÁT LÃNG PHÍ TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN: Tình trạng đầu tư dàn trải, thất thoát, lãng phí và việc sử dụng chưa hiệu quả cac nguồn vốn trong thời gian qua do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Theo nhiều phân tích và đánh giá của các chuyên gia kinh tế thì, việc tình trạng này xuất phát từ các nguyên nhân chủ yếu sau đây: 1. Công tác quản lý đầu tư các ngành, các cấp còn nhiều yếu kém, bất cập biểu hiện rõ nét ở bốn góc độ như sau: - Tinh thần trách nhiệm của các ngành, các cấp trong việc triển khai thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết, các cơ chế chính sách đã được ban hành về công tác quản lý đầu tư và xây dựng chưa cao. Tình trạng buông lỏng trong quản lý, thiếu kỷ cương, kỷ luật trong lĩnh vực đầu tư đã dẫn đến những sai sót trong quản lý kế hoạch đầu tư và quá trình xây dựng thể hiện ở tất cả các khâu, từ xác định chủ trương, xây dựng dự án, thẩm định dự án, ra quyết định đầu tư, thiết kế kỹ thuật, lập tổng dự toán đến khâu triển khai thực hiện, giám sát thi công, theo dõi cấp phát thanh quyết toán... - Phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán bộ quản lý đầu tư và xây dựng còn kém, thậm chí thường lợi dụng những kẽ hở của cơ chế chính sách, lợi dụng chức quyền, vị trí công tác để trục lợi bất chính; sự thất thoát vốn đầu tư còn nhiều, gắn liền với tình trạng tham nhũng hiện nay. - Cơ chế chính sách liên quan đến quản lý đầu tvà xây dựng chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, lại thường xuyên thay đổi, đã gây sự bị động, lúng túng trong quá trình xây dựng và điều hành kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản. Cho đến nay, qua nhiều lần bổ sung, đã ban hành mới nhiều Nghị định, Chỉ thị theo hớng đổi mới, phân cấp mạnh hơn trong lĩnh vực quản lý đầu tư và xây dựng; nhưng nhìn chung chưa phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường. Điểm đáng nhấn mạnh nhất là tính khép kín từ khâu quy hoạch chuẩn bị dự án, thẩm định dự án, ban hành các định mức trong đầu tư, thiết kế kỹ thuật, đấu thầu, thi công, tư vấn, giám sát thi công trong nội bộ một Bộ, một ngành, gây nên hậu quả xấu trong đầu tư, dễ dẫn đến các vụ việc tiêu cực. - Năng lực các tổ chức tư vấn lập dự án và thiết kế kỹ thuật thấp; năng lực quản lý của các chủ đầu tư ban quản lý còn hạn chế, thiếu kinh nghiệm, tổ chức thẩm định mang tính hình thức hành chính, chất lượng công tác thẩm định, phê duyệt dự án chưa cao, quyết định đầu tư khi chưa có đầy đủ căn cứ để xác định tính khả thi và hiệu quả của dự án đầu tư, vì vậy hiệu quả đầu tư chưa cao. Công tác tư vấn, giám sát thi công nhiều dự án chất lượng thấp, không đúng chuyên môn. Giám sát chưa chặt chẽ, chưa trung thực, dễ dãi trong kiểm tra, nghiệm thu làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Quản lý công tác đấu thầu chưa tốt dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp, gây lãng phí, thất thoát vốn đầu tư. 2. Chất lượng công tác quy hoạch chưa cao, chưa làm cơ sở cho kế hoạch đầu tư phát triển; dẫn đến tình trạng phải điều chỉnh dự án nhiều lần, gây lãng phí vốn đầu tư Các quy hoạch thiếu gắn kết với nhau, chưa dựa vào nhu cầu thị trường. Trong khi đó, Nhà nước lại thiếu công cụ, chính sách hữu hiệu để quản lý, giám sát thực hiện quy hoạch; tình trạng đầu tư tự phát, không theo quy hoạch còn khá phổ biến, đã dẫn đến hậu quả tiêu cực về kinh tế và môi trường. 3. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về đầu tvà xây dựng chưa được triển khai đến nơi đến chốn trong tất cả các ngành và các cấp: Việc phân cấp về quản lý đầu tư và xây dựng cho các Bộ, các ngành, các địa phương đã được tiến hành rộng rãi, toàn diện và triệt để nhưng lại thiếu các chế tài kiểm tra, giám sát. Thêm vào đó, trách nhiệm quản lý của các Bộ, ngành, địa phương, các chủ đầu tư chưa cao trong việc xem xét đầy đủ các nội dung theo quy định; một số dự án được phê duyệt nhưng tính khả thi thấp, dẫn đến đầu tư kéo dài, hiệu quả không cao. Các cơ quan quản lý nhà nước, trong đó có Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức công tác giám sát chưa đi vào nề nếp để kịp thời phát hiện và xử lý những sai phạm trong quản lý đầu tư và xây dựng. III. GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TRONG THỜI GIAN TỚI LÀ: Giải pháp lớn : Cải cách phương thức quản lý vốn cho các dự án đầu tư bằng ngân sách nhà nước nhằm mục tiêu trước hết là nâng cao chất lượng công trình và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Phương thức này có thể tóm tắt như sau: Sau khi Nhà nước thẩm định dự án và tổ chức đấu thầu, thay vì rót tiền ngân sách vào thẳng mỗi dự án cho các nhà thầu như hiện nay, Nhà nước thảo luận với ngân hàng về dự án được duyệt sau đó, chuyển tiền vào ngân hàng (do Nhà nước chỉ định) và nhà thầu (người thực hiện dự án) sẽ nhận tiền đầu tư thông qua khế ước vay của ngân hàng. Khế ước đó có tính pháp lý để ràng buộc trách nhiệm của người vay và trách nhiệm của ngân hàng trong việc quản lý tài chính. Khi rót tiền từ ngân sách, Nhà nước tính cả lãi và vốn. Nhà đầu tư trả lãi cho ngân hàng, nhưng thực ra tiền lãi ấy đã được nhà nước trả khi rót tiền vào ngân hàng. Bơi vậy, khế ước vay vốn chỉ là công cụ pháp lý để ràng buộc trách nhiệm của người vay và trách nhiệm của ngân hàng mà Nhà nước chỉ định trong việc quan lý tiền. Để chủ thầu không thể rút một lúc toàn bộ số tiền. Bằng việc thay đổi cách giải ngân cho dự án như vậy tất cả các khoản tiền vay được sử dụng để hiện dự án, Nhà nước không cấp ngân sách trực tiếp cho nhà thầu. Nhà thầu phải đi vay ngân hàng, và như thế chủ thầu mắc nợ chứ không phải Nhà nước mắc nợ. Trước kia, chủ đầu tư nhận dự án sẽ vay tiền hoặc nhận thẳng tiền từ nhà nước, còn bây giờ, chủ đầu tư phải chỉ vay ngân hàng và nhà nước không chịu trách nhiệm về số vay này. Khi thực hiện dự án, chủ đầu tư phải vay tiền ngân hàng theo từng hạng mục và thực hiện ký nhận các khoản vay ngân hàng sẽ khiến chủ đầu tư phải sử dụng tiền vay ngân hàng đúng hạng mục của dự án. Việc thiết lập lại cơ chế quản lý ngân sách từ các dự án đầu tư cũng là phương thức chống tham nhũng và chống thất thoát ngân sách hiệu quả, không chỉ đối với các dự án đầu tư của trung ương mà có thể áp dụng đối với các địa phương khi có yêu câ khi cần xin ngân sách đều phải lập dự án chi tiết và Nhà nước sẽ cấp cho tỉnh, thành ấy theo cách thức chuyển qua ngân hàng. Cải cách phương thức quản lý tài chính các nguồn vốn đầu tư từ nhà nước thông qua ngân hàng sẽ mang lại những lợi ích thiết thực sau: Thứ nhất, làm tăng lưu lượng vốn động của các ngân hàng, vì khi các ngân hàng được trao quyền độc lập giám định tài sản sẽ thúc đẩy các nguồn vốn lưu thông trên thị trường. Hiện nay, trên thực tế, các ngân hàng chỉ được quyền giám định tài sản và giải ngân không quá 30% số vốn thế chấp. Trong khi đó, để tạo điều kiện thúc đẩy các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, nên chăng các doanh nghiệp được vay 70% giá trị tài sản thế chấp vào ngân hàng, thay vì 30% như hiện nay. Thứ hai, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan nhà nước liên quan tới mỗi hạng mục công trình và đảm bảo chất lượng công trình. Hiện nay, Nhà nước cũng có công đoạn nghiệm thu các hạng mục, nhưng dường như sự nghiệm thu ấy chỉ mang tính chất hình thức. Phương thức nhà thầu chịu trách nhiệm cuối cùng sẽ làm tăng thêm trách nhiệm của nhà thầu cứng như của nhà nước. Thứ ba, là đầu tư. Chúng ta luôn thiếu vốn vì chúng ta có quá nhiều các khoản chi, do đó, ngân sách dành cho đầu tư vốn đã ít, sau khi thất thoát lại còn ít hơn và chất lượng công trình không đảm bảo cũng là điều dễ hiểu. Giải pháp cụ thể: (1) Tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, hoàn chỉnh, đồng bộ các cơ chế, chính sách trong quản lý đầu tư và xây dựng: Trước hết cần tổ chức nghiên cứu, bổ sung các cơ chế, chính sách theo hướng loại bỏ dần tình trạng khép kín, tách chức năng quản lý nhà nớc với quản lý kinh doanh trong xây dựng ở từng Bộ, từng tỉnh, thành phố ở tất cả các khâu. Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ cùng với các Bộ, ngành liên quan dự thảo quy chế quản lý đầu tư sử dụng vốn Nhà nước trình Chính phủ theo hướng: - Người ra quyết định đầu tư không kiêm nhiệm chủ đầu tư; thực hiện đấu thầu chọn tư vấn quản lý dự án; xây dựng và ban hành tiêu chí, tiêu chuẩn làm chủ đầu tư, ban quản lý dự án kèm theo chức năng và trách nhiệm cụ thể cho từng chức danh công việc; tăng cường sử dụng các tổ chức tư vấn giám sát độc lập trong quá trình thực hiện dự án, đặc biệt đối với các dự án lớn. - Các tổ chức tư vấn thiết kế, các nhà thầu xây dựng, các tư vấn giám sát không thuộc cùng một Bộ, tỉnh, thành phố. Từng bước hình thành tổ chức tư vấn độc lập. Xây dựng lộ trình xoá bỏ tình trạng khép kín hiện nay. (2) Công khai minh bạch trong quản lý đầu tư. Tiếp tục thực hiện Chỉ thị 29 của Thủ tướng Chính phủ nhằm chấn chỉnh quản lý đầu tư, nâng cao hiệu quả đầu tư trong thời gian tới, trong đó tập trung thực hiện các giải pháp về cải tiến, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, quản lý đầu tư theo quy hoạch; tăng cường kỷ cương trong quản lý đầu tư và xây dựng. Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 17 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh giải ngân nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). (3) Triển khai thực hiện đồng bộ và có hiệu quả các giải pháp huy động các nguồn vốn đầu tư toàn xã hội Thực hiện các giải pháp khai thác tối đa các nguồn vốn của các thành phần kinh tế trong nước và thu hút nguồn vốn từ nước ngoài để tăng nguồn vốn đầu tư phát triển. Chú trọng phát triển mạnh hệ thống tài chính, gồm tài chính trực tiếp là thị trường chứng khoán cung cấp vốn dài hạn, và tài chính trung gian là các ngân hàng, tổ chức tín dụng, tạo ra các cơ chế, chính sách huy động vốn phù hợp với tâm lý, nguyện vọng của ngời dân để phát huy nguồn vốn của khu vực dân cư và tư nhân, đưa vào khai thác và sử dụng tối đa cho mục tiêu phát triển kinh tế. Đẩy mạnh việc sắp xếp, tổ chức lại và đổi mới doanh nghiệp nhà nước; sớm hoàn thành mục tiêu cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế khác, nhất là đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, để thu hút thêm nhiều vốn đầu tư cho nền kinh tế. Các Bộ, ngành, địa phương cần rà soát và xây dựng chương trình đầu tư bằng vốn ngân sách cho thật hiệu quả, đúng đối tượng, kiên quyết tập trung đầu tư cho các công trình, dự án trọng điểm để nhanh chóng đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả kinh tế. (4) Nâng cao trách nhiệm của các Bộ, các ngành các cấp trong việc xây dựng và điều hành thực hiện kế hoạch đầu tư phát triển của đất nước: Trên tầm vĩ mô, Chính phủ chỉ đạo xây dựng chương trình đầu tư dài hạn (5 năm) dựa vào cân đối tổng hợp về nguồn vốn huy động trong kỳ kế hoạch. Chương trình đầu tư đó được cụ thể hoá từng năm, dựa vào cân đối nguồn vốn hàng năm; đặc biệt là nguồn vốn nhà nước, để xác định mục tiêu đầu tư; tránh tình trạng mục tiêu thì nhiều trong khi khả năng nguồn vốn hạn chế, làm mất cân đối ngay từ khâu kế hoạch. Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành và địa phương cần thực hiện có hiệu quả các giải pháp chống dàn trãi, thất thoát, lãng phí vốn đầu tư; hoàn thiện các chế tài để xử lý nghiêm khắc những người lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tư lợi trong công tác quản lý đầu tư; đôn đốc các Bộ, ngành và địa phương thực hiện các kiến nghị do các cơ quan thanh tra nêu ra và đã được cấp có thẩm quyền kết luận để thực hiện. Đối với các Bộ tham mưu tổng hợp cần tăng cường dự báo về khả năng huy động nguồn vốn, xây dựng định hướng các cơ chế chính sách đầu tư; tổ chức kiểm tra, giám sát chặt chẽ quy trình đầu tư và xây dựng, quy trình và thủ tục giải ngân, nhất là nguồn vốn ngân sách và có nguồn gốc từ ngân sách. Có trách nhiệm bảo đảm nguồn vốn của ngân sách theo tiến độ đầu tư trong kế hoạch được duyệt. Đối với các Bộ, ngành và Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố: Theo sự phân cấp quản lý về đầu tư và xây dựng hiện hành, cần đảm bảo thực hiện đầy đủ chức năng quản lý ngành trong lĩnh vực đầu tư phát triển; chịu trách nhiệm về quy hoạch, về chủ trương đầu tư; phân cấp cho các cơ sở trong Bộ, trong ngành, trong tỉnh thành phố quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và các nguồn vốn của nhà nước (5) Thực hiện tốt công tác giám sát, đánh giá đầu tư. Thực hiện giám sát ngay từ khâu bố trí kế hoạch đầu tư bảo đảm tuân thủ theo quy hoạch, kế hoạch được duyệt, đến thực hiện giám sát từ khâu chuẩn bị đầu tư, đánh giá quá trình thực hiện đầu tư và đánh giá sau thực hiện đầu tư (đánh giá kết thúc quá trình thực hiện đầu tư và đánh giá quá trình khai thác, vận hành dự án). Không phê duyệt dự án đầu tư nếu chưa làm rõ hiệu quả và bảo đảm tính khả thi về nguồn vốn. Đối với các dự án đã triển khai thực hiện, không phê duyệt điều chỉnh về nội dung đầu tư hay tổng mức đầu tư khi dự án chưa thực hiện giám sát và báo cáo theo quy định. Chủ đầu tư phải tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc: công trình chưa có quyết định đầu tư, chưa có thiết kế và dự toán được duyệt thì không được cấp phát vốn, không được thi công. (6) Thanh tra Chính phủ phối hợp với thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư và thanh tra của các Bộ, ngành và địa phương tăng cường thực hiện các biện pháp thanh tra đầu tư xây dựng, quản lý, sử dụng đất đai đã đề ra trong Kế hoạch 05-KH/TW ngày 10/9/2003 của Bộ Chính trị và theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (Công văn số 12/VPCP-VI ngày 12/01/2004 của Văn phòng Chính phủ); kết hợp công tác thanh tra kinh tế với đấu tranh chống tham nhũng, chống lãng phí, thực hành tiết kiệm. Công tác chống thất thoát trong đầu tư và xây dựng là một bộ phận quan trọng của công tác chống tham nhũng, đòi hỏi Chính phủ, các cấp, các ngành phải có thái độ kiên quyết, phải xử lý nghiêm minh các tập thể và cá nhân sai phạm. (7) Tư vấn góp phần chống thất thoát, lãng phí Theo lộ trình cổ phần hoá, từ nay đến 2008, sẽ không còn một doanh nghiệp tư vấn xây dựng nào là doanh nghiệp Nhà nước, Nhà nước cũng sẽ không nắm giữ 30% tỷ lệ vốn doanh nghiệp như hiện nay. Để nâng cao chất lượng dịch vụ tư vấn, trước hết cần phải có môi trường cạnh tranh bình đẳng, có các chế định, chế tài đề cao trách nhiệm cá nhân trong công tác tư vấn xây dựng. Ông Nguyễn Văn Công, Nguyễn Lương Bình - Công ty tư vấn công nghệ, thiết bị và kiểm định xây dựng (Bộ Xây dựng) cho rằng, tư vấn chính là "mắt xích" quan trọng để chống thất thoát, tham nhũng. Bởi những kỹ sư tư vấn phải chịu trách nhiệm một phần trong việc lãng phí và thất thoát của các công trình xây dựng. Để làm tốt trách nhiệm chống thất thoát, lãng phí, bảo vệ sự trong sạch của mình tư vấn xây dựng cần làm gì? Trước hết là bảo đảm chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp. Song song với đó là đạo đức nghề nghiệp. Cần phải có một "Đăng bạ kỹ sư tư vấn Việt Nam". "Để tiết kiệm hay chống thất thoát, lãng phí trong xây dựng phải trông đợi rất nhiều vào kỹ sư tư vấn. Vậy tại sao không tăng giá trị hay thu nhập cho kỹ sư tư vấn?" - ông Công khuyến nghị. (8) Thủ tướng Chính phủ vừa ra chỉ thị về việc triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về công tác đầu tư xây dựng cơ bản (ĐTXDCB) sử dụng vốn nhà nước và chống lãng phí, thất thoát trong đầu tư xây dựng. Theo đó, các cấp, ngành, địa phương sẽ phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về xây dựng. Đi đôi với việc phân cấp trong quản lý đầu tư xây dựng, bổ sung các chế tài về quản lý nhà nước đủ mạnh để tăng cường trách nhiệm của các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng. Muốn vậy, về phía tổ chức tư vấn thiết kế và tư vấn giám sát thi công phải đảm bảo tính độc lập và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và trước pháp luật. Người quyết định đầu tư phải quy định rõ trách nhiệm các nhân. Đối tượng này sẽ phải bị xử phạt hành chính, cách chức hoặc miễn nhiệm và bồi thường thiệt hại vật chất khi quyết định những dự án đầu tư sai, gây lãng phí tiền bạc của Nhà nước. Khi phê duyệt điều chỉnh dự án phải tiến hành giám sát, đánh giá đầu tư... Đặc biệt, Thủ tướng yêu cầu, phải kiện toàn, sắp xếp lại các ban quản lý dự án, đảm bảo đủ năng lực chuyên môn. Sẽ tiến tới xoá bỏ các quản lý dự án không có đủ điều kiện năng lực thành lập các ban quản lý chuyên nghiệp hoạt động theo mô hình tư vấn quản lý dự án. Hạn chế các chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án. Trường hợp không có đủ năng lực quản lý dự án thì chủ đầu tư phải thuê tư vấn quản lý dự án có đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại và cấp công trình theo quy định của Luật Xây dựng. Đối với nhà thầu, yêu cầu đầu tiên là phải quy định chặt chẽ điều kiện năng lực và chế tài xử lý đối với các nhà thầu khi tham gia đấu thầu, quy định các loại hình và quy mô công tình các nhà thầu được phép tham gia phù hợp vơi trình độ và năng lực của các nhà thầu. Chỉ thị của Thủ tướng xác định rõ, chấm dứt tình trạng nhà thầu nhận thầu bằng mọi giá hoặc giao thầu lại cho các nhà thầu không đủ điều kiện năng lực thi công, xây dựng công trình. Đối với trường hợp phát hiện có hiện tượng thông đồng, móc ngoặc giữa chủ đầu tư với tổ chức tư vấn hoặc nhà thầu xây dựng thì Chỉ thị cũng quy định rõ tuỳ (9) Để ngăn chặn tình trạng thất thoát nghiêm trọng trong đầu tư, xây dựng, Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, biện pháp, như trong mấy năm gần đây là Quyết định số 273/QĐ-TTg, ngày 12/4/2002 của Thủ tướng Chính phủ về Thanh tra, kiểm tra việc quản lý đầu tư, xây dựng cơ bản, quản lý, sử dụng đất đai; Nghị quyết số 03/2003/NQ-CP ngày 29/1/2003 của Chính phủ về việc tiếp tục Thanh tra đầu tư, xây dựng, kế hoạch 05/KH-TƯ ngày 10/9/2003 của Ban chấp hành trung ương Đảng về việc kiểm tra thực hiện kết luận của Bộ chính trị về kiểm tra đầu tư, xây dựng cơ bản và quản lý sử dụng đất đai; Nghị quyết của Quốc hội cùng về vấn đề như trên. Thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, quyết định đó, Thanh tra Nhà nước (nay là Thanh tra Chính phủ đã cùng các bộ, ngành, địa phương tiến hành nhiều cuộc Thanh tra, kiểm tra, về quản lý đầu tư, xây dựng, qua đó đã phát hiện nhiều sai phạm, kiến nghị được nhiều hình thức xử lý, biện pháp chấn chỉnh. Chỉ tính riêng năm 2004, toàn ngành Thanh tra đã thực hiện 8.470 cuộc Thanh tra trên các lĩnh vực quản lý Nhà nước về kinh tế-xó hội, phỏt hiện sai phạm về kinh tế trị giỏ 2.170 tỷ đ, 6,1 triệu USD, 1.345 ha đất, kiến nghị thu hồi 1.522,938 tỷ đ, 6,1 triệu USD, 709 ha đất. Đó Thanh tra theo nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao tại một số dự án lớn, công trình trọng điểm như ở Tcty bưu chính - viễn thông; Tcty xuất nhập khẩu thuỷ sản, xây dựng các cảng cá phía Nam; sân thể thao Mỹ Đình và các công trình phục vụ Seagames 22. Kết quả Thanh tra ở các công trình, dự án trọng điểm do Thanh tra Chính phủ tiến hành, đã phát hiện sai phạm 461,845 tỷ đ, kiến nghị thu hồi về ngân sách Nhà nước 275,839 tỷ đ, xuất toán 43,471 tỷ đ. Theo các báo cáo tại hội nghị, số vốn bị tồn đọng tại các dự án tính đến cuối năm 2004 đã lên đến 13.000 tỉ đồng, trong khi số tiền được cấp từ ngân sách nhà nước bị lãng phí, tham ô cũng lên tới hàng nghìn tỉ đồng. Để chấn chỉnh tình trạng này, Bộ trưởng Bộ KHĐT Võ Hồng Phúc cho biết trong quý II/2005, Bộ KHĐT sẽ trình Thủ tướng xem xét, ban hành quy định về trách nhiệm của người thẩm định, người ra quyết định đầu tư các dự án. Để khắc phục những sơ hở, thiếu sót trong các quy định về xây dựng cơ bản, Bộ KHĐT cũng sẽ trình Chính phủ trong quý I/2005 đề án sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh về đấu thầu và mua sắm tài sản công; quy chế quản lý đầu tư sử dụng vốn nhà nước Tóm lại, để các dự án đầu tư xây dựng cơ bản đạt được hiệu quả cao, tránh tình trạng thất thoát, lãnh phí, thì cần phải có các giải pháp đồng bộ và cần sự phối hợp chặt chẽ của nhiều bộ, ngành, địa phương. Côn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc9737.doc
Tài liệu liên quan