Đề tài Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may ở Việt Nam vào các thị trường phi hạn ngạch

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MỘT SỐ THỊ TRƯỜNG DỆT MAY PHI HẠN NGẠCH TRÊN THẾ GIỚI 3

1. THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN, MỘT THỊ TRƯỜNG KHÓ TÍNH NHƯNG ĐẦY HẤP DẪN

3

1.1. Mức tiêu thụ 3

1.2. Cơ cấu tiêu thụ các sản phẩm dệt may 7

1.3. Mức tự cung đảm bảo 7

1.4. Nhu cầu nhập khẩu 9

1.5. Những nhà cung cấp chủ yếu của Nhật Bản 11

2. THỊ TRƯỜNG TRUYỀN THỐNG SNG 13

2.1. Đặc điểm của thị trường SNG 13

2.2. Thị hiếu tiêu dùng 18

3. THỊ TRƯỜNG CHÂU PHI, MỘT THỊ TRƯỜNG TIỀM NĂNG CẦN ĐƯỢC KHAI THÁC 19

3.1. Những nét chung về thị trường Châu Phi 19

3.2. Thị hiếu tiêu dùng 23

4. MỘT SỐ THỊ TRƯỜNG KHÁC 24

4.1. Thị trường một số nước trong khu vực 24

4.2. Ôxtraylia 26

4.3. Trung Đông 29

5. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ MỨC CUNG CẦU CỦA CÁC THỊ TRƯỜNG PHI HẠN NGẠCH

32

 

doc104 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 789 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may ở Việt Nam vào các thị trường phi hạn ngạch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g giềng có đồng tiền bị phá giá mạnh mẽ. Trong thời điểm đó liên tục xuất hiện các thông báo về các hợp đồng bị huỷ bỏ, đặc biệt từ phía Nhật Bản và Hàn Quốc. Ngoài ra, người mua nước ngoài còn đòi giảm giá đối với các hợp đồng gia công (có khi tới 20%). Vì vậy, dù được coi là năm ngành dệt may đã hoàn thành kế hoạch tốt hơn các ngành khác, giá trị xuất khẩu năm 1998 cũng chỉ đạt 1,35 tỷ USD (so với ước tính trước đó là 1,6-1,7 tỷ USD). Năm 1999 tình hình khả quan trở lại kim ngạch xuất khẩu tăng 26% so với năm 1998. Cũng kể từ năm 1999 đến nay kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của ta luôn tăng. Năm 2000 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may là 1,9 tỷ USD tăng 13% so với năm 1999, năm 2001 tuy tốc độ tăng so với năm 2000 chỉ là 5,7% nhưng kim ngạch xuất khẩu cũng đã đạt xấp xỉ 2 tỷ USD. Năm 2002 kim ngạch đạt 2,71 tỷ USD tăng 35,5% chủ yếu do thị trường Mỹ được mở ra. Trong số rất nhiều doanh nghiệp có đóng góp cho hoạt động xuất khẩu hàng dệt may, nổi bật 10 gương mặt doanh nghiệp có giá trị xuất khẩu lớn nhất năm 2002. 10 doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất năm 2002 Thứ tự Doanh nghiệp Giá trị (triệu USD) 1 Công ty may Việt Tiến 84,944 2 Công ty TNHH Quốc tế Chutex 63,984 3 Công ty May 10 61,380 4 Công ty may Đức Giang 57,275 5 Công ty TNHH Triumph International 40,295 6 Công ty cổ phần may Bình Minh 39,122 7 Công ty TNHH may Đồng Tiến 33,583 8 Công ty TNHH Kollan Việt Nam 33,405 9 Công ty cổ phần may Sài Gòn 3 31,669 10 Công ty may Nhà Bè 29,507 (Thời báo kinh tế Sài Gòn 13/2/2003) Nhìn chung, hàng dệt may xuất khẩu đã mang lại nguồn thu về ngoại tệ cho đất nước. Trong tương lai, hàng dệt may vẫn sẽ là mặt hàng mũi nhọn trong chiến lược xuất khẩu của Việt Nam. 2.1.2.Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu Từ khi nước ta tiến hành công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, ngành dệt may Việt Nam cũng có sự cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng và đa dạng hoá các sản phẩm của mình. Vì vậy, ngày càng có nhiều sản phẩm dệt may Việt Nam được nhiều nước trên thế giới ưa chuộng như: hàng may mặc, hàng thêu, thảm các loại... Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của ngành dệt may được thể hiện qua bảng sau: Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của ngành dệt may Việt Nam năm 2002 Sản phẩm xuất khẩu Kim ngạch xuất khẩu Tỷ trọng (%) Sợi các loại Sợi bông Sợi polyester philamang Sợi polyester stape Sợi thực vật 34.450 3.403 21.585 9.254 209 2,55 0,26 1,6 0,68 0,01 Vải các loại Vải bông Vải từ sợi philamang Vải từ sợi stape Vải từ sợi thực vật 27.414 3.196 24.047 114 30 2,03 0,24 1,78 0,01 _ Hàng may mặc 1.231.262 91,2 Hàng khác (hàng thêu, thảm các loại...) 56.873 4,22 Tổng cộng 1.350.000 100 Nguồn: Tổng công ty Dệt may Việt Nam Như vậy, sản phẩm may mặc chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu hàng dệt may xuất khẩu của nước ta, còn hàng vải và sợi chỉ chiếm khối lượng khiêm tốn. Hàng may mặc xuất khẩu chủ yếu vẫn là hàng gia công theo đơn đặt hàng của khách hàng nước ngoài nên giá trị ngoại tệ thực tế thu được chỉ chiếm khoảng 25% tổng kim ngạch xuất khẩu, 75% còn lại là giá trị vật tư phía nước ngoài đưa đến. Cụ thể với hàng may mặc, ta đã xuất khẩu nhiều mặt hàng, từ nhóm các sản phẩm lót, sản phẩm dùng trong nhà, sản phẩm mặc thường ngày đến nhóm quần áo thể thao, nhóm hàng may thời trang. Tuy nhiên, do xu hướng phát triển sản xuất những sản phẩm dễ tiêu thụ, dễ kiếm lời mà Việt Nam chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng như áo sơmi, jacket,... Đối với các sản phẩm thời trang cao cấp, doanh nghiệp của ta hầu như chưa có chỗ đứng trên thị trường thế giới. 2.1.3.Cơ cấu thị trường xuất khẩu Đầu thập kỷ 90 trở về trước, nước ta chủ yếu xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường các nước xã hội chủ nghĩa theo nội dung các nghị định thư trao đổi hàng hoá. Các mặt hàng chủ yếu xuất khẩu là sơ mi nam nữ, quần áo bảo hộ, và một số sản phẩm đơn giản khác. Năm 1991 khi Liên Xô và các nước Đông Âu tan rã, thị trường truyền thống của ta không còn nữa. Tuy trong thời gian đầu ngành dệt may Việt Nam đã gặp rất nhiều khó khăn nhưng cùng với thời gian và với sự nỗ lực của toàn ngành, giờ đây hàng dệt may của ta đã có mặt tại nhiều nước và đang tạo dựng cho mình chỗ đứng ổn định trên thị trường thế giới. Trong những năm qua ngành dệt may nước ta đã có nhiều khởi sắc, ngày càng khẳng định vị trí mũi nhọn trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2002 Nguồn: Tổng công ty Dệt may 2002 Trong bối cảnh thị trường Mỹ được mở ra, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ đã tăng mạnh. Nếu như năm 2001 thị phần của thị trường Mỹ chỉ chiếm 2% thì năm 2002 đã tăng lên một cách ngoạn mục là 35%. Và hiện tại các doanh nghiệp Việt Nam rất quan tâm và cố gắng đẩy mạnh việc xuất khẩu vào thị trường này bao gồm những Cat bị áp dụng hạn ngạch được quy định trong Hiệp định buôn bán hàng dệt may Việt Nam-Hoa Kỳ và nhất là những Cat phi hạn ngạch. 2.2. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may sang các thị trường phi hạn ngạch 2.2.1. Cơ cấu thị trường xuất khẩu Hiện nay, các thị trường dệt may phi hạn ngạch của Việt Nam chiếm ưu thế hơn các thị trường hạn ngạch nếu xét về mặt số lượng, song tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu vào các thị trường này chỉ chiếm 45% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của nước ta năm 2002. Vì vậy, việc tìm hiểu vị trí của từng thị trường phi hạn ngạch đối với hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam là rất cần thiết. Dưới đây là cơ cấu các thị trường dệt may phi hạn ngạch của Việt Nam. Cơ cấu thị trường dệt may phi hạn ngạch của Việt Nam năm 2002 Nguồn: Tổng công ty Dệt may Việt Nam Biểu đồ trên cho thấy, trong tổng kim ngạch xuất khẩu vào các thị trường dệt may phi hạn ngạch năm 2002 là khoảng 1,3 tỷ USD (trong khi tổng KNXK hàng dệt may 2,71 tỷ USD) thì tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản đã chiếm tới 41%. Thị trường Hàn Quốc và Đài Loan tuy chiếm tỷ trọng lớn nhưng đây không phải là những thị trường tiêu thụ hàng dệt may của Việt Nam mà là nước thuê doanh nghiệp của ta gia công để tái xuất sang nước thứ 3. Các thị trường còn lại như Ôxtraylia, SNG, Trung Đông hay thị trường Châu Phi chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 12%, một tỷ lệ còn khiêm tốn. Do vậy, việc hiểu rõ thực trạng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Ôxtraylia, Nga, Nam Phi, irăc, iran trong thời gian qua sẽ giúp các doanh nghiệp dệt may khắc phục hạn chế hiện tại, phát huy những lợi thế để hoạt động xuất khẩu hàng dệt may sang các thị trường này ngày một khởi sắc. 2.2.2.Kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu Các thị trường dệt may phi hạn ngạch giữ vị trí vô cùng quan trọng đối với hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam nhất là trong điều kiện hiện nay, khi hai thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất của chúng ta là thị trường Mỹ và EU đều là những thị trường hạn ngạch. Do vậy, hoạt động xuất khẩu hàng dệt may sang các thị trường phi hạn ngạch càng được các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm hơn lúc nào hết. 2.2.2.1.Thị trường Nhật Bản Nhật Bản là thị trường nhập khẩu hàng may mặc lớn thứ 3 của Việt Nam sau thị trường Mỹ và EU nhưng lại là thị trường phi hạn ngạch lớn nhất với kim ngạch nhập khẩu tăng rất nhanh bắt đầu từ năm 1995, năm đầu tiên Việt Nam nằm trong danh sách 10 nước xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất vào Nhật Bản. Năm 1997, Việt Nam đã vươn lên vị trí là "nhà cung cấp" hàng dệt may lớn thứ 5 cho thị trường Nhật Bản trong khi hàng dệt may xuất sang Nhật của hầu hết các nước giảm mạnh do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á. Hiện nay, Việt Nam đứng thứ 4 trong các nhà cung cấp hàng may mặc cho Nhật Bản. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Nhật Bản Nguồn: Tạp chí công nghiệp Việt Nam số12/2003 Qua biểu đồ trên có thể thấy rằng, năm 1997 nhập khẩu hàng dệt may của Nhật Bản từ Việt Nam không giảm mà vẫn tăng nhẹ. Điều này rất đáng mừng nếu xét trong bối cảnh khủng hoảng tài chính tiền tệ đã tác động mạnh tới nền kinh tế Nhật Bản, khiến cho nước này giảm lượng nhập khẩu hàng dệt may từ các nước khác, trừ Việt Nam và Trung Quốc (Cụ thể là năm 1996 và 1997 nhập khẩu hàng dệt may của Nhật Bản bắt đầu giảm lần lượt là 16%, và 14,3% sau nhiều năm nhập khẩu liên tục tăng trưởng). Kim ngạch xuất khẩu quần áo của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản năm 1997 đã tăng 11,4% so với năm 1996. Nhưng đến năm 1998 xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Nhật Bản lại giảm trên dưới 100 triệu USD. Vượt qua những cơn sóng gió 97-98, năm 2000 nền kinh tế Nhật Bản đã có dấu hiệu hồi phục nên kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này đã đạt 620 triệu USD, một con số khá cao, nhưng sau đó đến năm 2001 lại giảm 5% so với năm trước đó. Nguyên nhân chủ yếu là do nền kinh tế Nhật Bản tuy đã có dấu hiệu phục hồi nhưng chưa thật sự vững chắc lại thêm tác động của vụ khủng bố 11/9 nên tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản năm 2001 đã giảm liên tục qua từng quý, trong đó GDP thực tế quý 3 năm 2001 giảm 0,5% so với quý 2. Tình trạng suy giảm kinh tế kéo dài, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng đã làm mất lòng tin của các công ty và người dân Nhật Bản. Dân chúng đã cắt giảm chi tiêu và tăng tiết kiệm do tâm lý lo ngại về triển vọng không mấy sáng sủa của kinh tế Nhật Bản. tuy vậy trong năm 2002 và đầu năm 2003 kinh tế Nhật Bản đã có nhiều dấu hiệu khả quan hơn chẳng hạn như việc đồng yên nhiều tháng qua đã tăng giá trở lại so với đồng USD, kinh tế Nhật Bản cũng bắt đầu có dấu hiệu tăng trưởng. Đây sẽ là thuận lợi cơ bản cho doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng dệt may sang Nhật Bản. Nhật Bản nhập khẩu hàng may mặc chủ yếu từ Trung Quốc, Italia, Mỹ, Hàn Quốc, Việt Nam và một số nước khác. Xét theo khu vực, nhập khẩu từ các nước Châu á tăng liên tục trong những năm qua. Thị phần của khu vực châu á trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Nhật tăng từ 80,9% năm 1995 lên 82,2% năm 1997 và năm 2001 đạt xấp xỉ 87,5% tính cả Việt Nam. Thị phần của khu vực Châu Âu không có biến động lớn 12,9% năm 1995, 12,3% năm 1997 và giảm xuống 6,8% năm 2001.( Tuy hiện nay Việt Nam đã cải thiện được vị trí của mình trong bảng xếp hạng những nước xuất khẩu hàng may mặc lớn vào thị trường Nhật Bản nhưng về thị phần hàng may mặc Việt Nam chỉ chiếm khoảng 3%, cách xa so với nước đứng đầu là Trung Quốc với thị phần áp đảo tuyệt đối là 87% ( Chính vì vậy, hàng may mặc của Việt Nam chưa tạo được ấn tượng rõ nét nào với người tiêu dùng Nhật Bản. Trong tương lai, để có chỗ đứng ngày càng vững chắc tại thị trường này, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam sẽ phải nỗ lực trong việc tạo ra những sản phẩm hấp dẫn người tiêu dùng Nhật Bản về chất lượng, giá cả và đặc biệt là tính cá biệt hoá của sản phẩm. 2.2.2.2.Thị trường Nga Mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Liên bang Nga đã được hình thành từ những năm 50 của thế kỷ trước. Những biến động chính trị-kinh tế-xã hội trong lịch sử nước Nga đã có những tác động không nhỏ tới quan hệ thương mại hai nước, trong đó có hoạt động xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang thị trường Liên bang Nga. Nét đặc trưng nổi bật trong quan hệ thương mại Việt-Nga những năm 1986-1990 là mang đậm tình hữu nghị đặc biệt mà chính phủ Liên Xô dành cho Việt Nam. Trong giai đoạn này, một trong những mặt hàng có tốc độ tăng trưởng cao nhất và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này là hàng dệt may. Năm 1986 giá trị xuất khẩu của mặt hàng này là 38 triệu USD thì năm 1988 là 88 triệu USD và năm 1990 là 140 triệu USD (Tổng cục thống kê Việt Nam). Như vậy tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn này xấp xỉ 38,5% và hàng dệt may chính là mặt hàng xuất khẩu sang Liên Xô đầu tiên vượt ngưỡng 100 triệu USD. Những biến động về chính trị, xã hội tại Liên Xô cũ năm 1991-1992 khiến cho hoạt động xuất khẩu sang Nga giảm mạnh, xuất khẩu hàng dệt may cũng không ngoại lệ. Đến giai đoạn 1993-1997, khi quan hệ thương mại song phương Việt-Nga đã chuyển hẳn sang cơ chế thị trường song được thực hiện trong bối cảnh các nền tảng của cơ chế thị trường đang còn yếu hoặc chưa được tạo dựng ở cả hai bên. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may giai đoạn này không ổn định nhưng vẫn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, khoảng 60% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong một vài năm gần đây, với sự nỗ lực của các doanh nghiệp trong việc tìm lại thị trường truyền thống này cũng như các chính sách khuyến khích của chính phủ, xuất khẩu hàng dệt may sang Nga dần được khôi phục. Nga đã trở thành một trong 10 thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 70,6 triệu USD năm 1999, tăng 84% so với 38,39 triệu USD của năm 1993. Tuy đã đạt được kết quả bước đầu đáng mừng nhưng để đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may vào Nga vẫn còn không ít trở ngại. Hiện tại, hàng dệt may của Việt Nam đang phải cạnh tranh quyết liệt với hàng của nhiều nước khác nhất là Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ. Trung Quốc có phần nhanh chân hơn ta tại thị trường Nga. Thêm vào đó điều kiện đi lại có nhiều phiền phức vì địa bàn rộng lớn, từ đó chi phí vận tải sang các điểm giao hàng ở Nga luôn cao, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam. Một rào cản đáng kể khác là vấn đề cộng đồng người Việt tại Liên bang Nga đang dần chuyển sang buôn bán hàng Trung Quốc thay vì hàng Việt Nam như trước kia. Ngoài ra, hình thức thanh toán mang tính đặc thù của nhiều doanh nghiệp Nga như yêu cầu được trả chậm sau khi nhập khẩu hàng vẫn khá phổ biến do sự hạn chế về khả năng tài chính của các doanh nghiệp này. Những khó khăn đã ít nhiều ảnh hưởng đến việc tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Nga. Và thực tế là kim ngạch xuất khẩu năm 2000 đã giảm chỉ còn 49 triệu USD. Sang năm 2002 sau chuyến thăm khảo sát thị trường Nga của Bộ Thương mại và một số bộ ngành khác, nhiều doanh nghiệp dệt may của ta đã có niềm tin hơn khi xuất khẩu sang thị trường này. Tình hình xuất khẩu dệt may năm 2002 qua đó cũng được cải thiện. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Nga Nguồn: Tổng công ty dệt may Việt Nam Tuy hiện nay kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Nga đã tăng dần nhưng chưa tương xứng với tiềm năng và nhu cầu của hai nước. Trong tương lai, để có thể tăng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường này, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ còn gặp không ít khó khăn trong việc cạnh tranh với các nước, nhất là Trung Quốc do chính sách thuế của Nga xếp hàng Việt nam vào nhóm nước như Singapore, Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc, những nước có ngành dệt may khá phát triển. 2.2.2.3.Thị trường Nam Phi Nam Phi là một thị trường còn khá mới mẻ đối với Việt Nam. Đây là một trong những thị trường Châu Phi nằm trong kế hoạch xúc tiến tìm thị trường mới của Bộ Thương mại. Mặc dù kim ngạch xuất nhập khẩu của hai nước đã tăng trưởng trong những năm gần đây, cụ thể là kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều năm 1999 đạt khoảng 20 triệu USD, trong năm 2002 là 56 triệu USD, và dự kiến năm 2003 sẽ khoảng 100 triệu USD, nhưng nhìn chung vẫn còn thấp. Một trong những mặt hàng chủ lực của ta xuất khẩu sang Nam Phi là mặt hàng dệt may, tuy vậy kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này vẫn còn rất nhỏ bé. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Nam Phi Nguồn: Xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam (Tổng cục Thống kê) Biểu đồ trên cho thấy, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Nam Phi tăng nhanh từ sau năm 1999. Nếu tính từ năm 1999 trở về trước, hoạt động buôn bán hàng dệt may giữa hai nước hầu như đều thông qua nước thứ 3. Chỉ từ khi Bộ Thương mại mở cơ quan thương vụ cuối 1999 và đến tháng 7/2000 khi Đại sứ quán Việt Nam chính thức hoạt động thì việc xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam mới có những tiến triển. Năm 2000 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt 744 nghìn USD, năm 2002 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt gần 1 triệu USD. Mặc dù kim ngạch này còn khiêm tốn nhưng với tiềm năng của cả hai bên, hoàn toàn có thể tin rằng, triển vọng xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Nam Phi, và sau này đến các thị trường Miền Nam Châu Phi là rất to lớn. Qua đó các doanh nghiệp của ta càng hiểu được vai trò cơ quan Thương vụ và Sứ quán Việt Nam tại Nam Phi. Những hoạt động xúc tiến thương mại và nhiều hoạt động tham quan triển lãm tại thị trường Nam Phi của đoàn kinh tế thương mại do Thứ trưởng Bộ Thương mại dẫn đầu tháng 3/2002 hay chuyến thăm khảo sát thị trường Nam Phi do Sở Thương mại Hà Nội phối hợp với thương vụ Việt Nam tổ chức hồi tháng 10/2002, đã góp phần làm cho các doanh nghiệp Việt nam cũng như doanh nghiệp Nam Phi hiểu rõ hơn về nhau, từ đó thiết lập được mối quan hệ đối tác kinh doanh đáng tin cậy. Vậy là khoảng cách về địa lý và những hạn chế tạm thời về thông tin thị trường Nam Phi sẽ không thể làm các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có doanh nghiệp dệt may dừng bước. 2.2.2.4.Thị trường Ôxtraylia Ôxtraylia là thị trường nằm tách biệt với các châu lục khác tại Nam bán cầu. Với dân số chưa đến 20 triệu người nhưng thị trường Ôxtraylia được biết đến là một thị trường có mức độ cạnh tranh thuộc loại cao nhất thế giới. Trong nhiều năm qua quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Ôxtraylia liên tục phát triển. Một trong những mặt hàng chủ lực mà Việt Nam xuất khẩu sang Ôxtraylia là hàng dệt may. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Ôxtraylia Nguồn: Tổng công ty Dệt may Việt Nam Từ biểu đồ trên có thể thấy rằng, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Ôxtraylia tuy tăng không nhiều nhưng đều đặn qua các năm. Năm 1999 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt 15 triệu USD, năm 2000 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đã tăng 50% so với năm 1999, đạt khoảng 22 triệu USD. Tuy tốc độ tăng trưởng này là khá cao nhưng hiện tại hàng dệt may Việt Nam vẫn chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ so với nhu cầu nhập khẩu của thị trường này do sản phẩm của ta yếu thế hơn những sản phẩm cùng loại của nhiều nước và khu vực như Trung Quốc, Hàn Quốc, Inđônêxia...Một trong những nguyên nhân là hàng dệt may của ta vẫn phải trung chuyển qua Singapore rồi mới tới được thị trường Ôxtraylia vì vậy cước phí cao đã làm giá thành sản phẩm cao. Trong năm 2001 trị giá xuất khẩu hàng dệt may chững lại xấp xỉ 23 triệu USD. Năm 2002 kim ngạch xuất khẩu cũng chỉ tăng thêm được 2 triệu USD vì doanh nghiệp dệt may Việt Nam vẫn chưa xuất khẩu trực tiếp được sang thị trường úc. Tuy kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may những năm qua chưa cao nhưng nếu xét trên thị trường có mức độ cạnh tranh mạnh như thị trường Úc thì đây vẫn là một kết quả rất đáng ghi nhận. 2.2.2.5.Thị trường Lào Thị trường Lào là thị trường được đưa vào danh mục những thị trường trọng điểm xúc tiến thương mại quốc gia năm 2004 của Bộ Thương mại theo quyết định 1335/2003/QĐ-BTM. Điều này đã khẳng định tiềm năng của thị trường Lào đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam nói chung và hoạt động xuất khẩu hàng dệt may nói riêng. Lào là nước láng giềng và có nhiều nét tương đồng về lịch sử với Việt Nam, trong thời gian gần đây thị trường này được các doanh nghiệp dệt may Việt Nam rất quan tâm. Bởi lẽ, trong tương lai thị trường Lào không chỉ là thị trường tiêu thụ mà còn có thể là thị trường trung chuyển hàng dệt may của ta. Hiện tại, các doanh nghiệp của ta xuất khẩu hàng dệt may sang Lào với ý nghĩa Lào là thị trường tiêu thụ nhiều hơn. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Lào Nguồn: Tổng công ty Dệt may Việt Nam Biểu đồ trên cho thấy, trong hai năm gần đây kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của các doanh nghiệp Việt Nam sang Lào tăng chậm. Năm 2001 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt gần 2,8 triệu USD tăng 35% so với năm trước đó là 2,04 triệu USD. Tuy nhiên năm 2002 kim ngạch xuất khẩu sang Lào chỉ đạt 3 triệu USD tăng không đáng kể so với năm 2001. Có lẽ nguyên nhân là do các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may đã quá tập trung xuất khẩu sang thị trường Mỹ, một thị trường có mức tiêu thụ hàng dệt may lớn nhất nhì thế giới. Đồng thời, việc hàng Thái Lan đang tràn ngập thị trường Lào cũng gây cho doanh nghiệp ta những khó khăn để len chân vào thị trường Lào. Nhưng với chủ trương của Đảng và Nhà nước ta là "đa dạng hoá đa phương hoá thị trường xuất khẩu" trong đó có thị trường xuất khẩu hàng dệt may, các doanh nghiệp nên quan tâm nhiều hơn nữa đến các thị trường phi hạnngạch như thị trường Lào, tránh tình trạng tập trung quá nhiều vào một hai thị trường chủ yếu như thị trường Mỹ, EU như hiện nay. 2.2.2.6.Thị trường Trung Đông Mặc dù đã có quan hệ ngoại giao lâu đời với các nước Trung Đông, nhưng quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và các nước này mới chỉ bắt đầu vào thập kỷ 90, và khởi sắc từ năm 1995 lại đây. Trong khu vực Trung Đông, Irăc và Iran là những thị trường khá quen thuộc với các doanh nghiệp dệt may của ta nhất là các doanh nghiệp thành viên VINATEX. Năm 2003, chiến tranh nổ ra ở irăc đã kéo nước này cũng như các nước trong khu vực và nhiều nền kinh tế trên thế giới lâm vào tình cảnh vô cùng khó khăn. Ngay khi chiến tranh vừa kết thúc, Bộ Thương mại và các doanh nghiệp dệt may của ta đã ra quyết tâm không để mất thị trường này. Chính vì thế, tuy chịu ít nhiều ảnh hưởng của cuộc chiến tại irăc nhưng hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vẫn không bị gián đoạn. Điều đó sẽ được thể hiện qua bảng số liệu sau. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang một số nước Trung Đông Đơn vị;1000 USD Nước 1998 1999 2000 2001 2002 Irăc 680 1000 1668 2981 3592 Iran 129 207 814 176 392 Nguồn: Tổng công ty Dệt may Việt Nam Qua bảng số liệu trên có thể thấy rằng, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường irăc tuy nhỏ nhưng tăng đều, nhưng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường iran lại thường xuyên biến động, tuy nhiên năm 2002 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường này cũng đã tăng nhiều so với năm 2001. Đối với thị trường irăc, có thể dễ dàng nhận thấy kim ngạch năm 2002 tăng hơn 3 lần so với năm 2001, đây là một tốc độ tăng vào loại cao. Để có thể duy trì được tốc độ tăng trưởng này không chỉ với thị trường irăc mà cả những thị trường còn lại trong khu vực Trung Đông, điều này đòi Chính phủ cần có những chính sách và thoả thuận với các nước Trung Đông nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp dệt may nói riêng đẩy nhanh hoạt động xuất khẩu từ đó có được chỗ đứng vững chắc tại thị trường này. 2.2.3. Các phương thức xuất khẩu chủ yếu 2.2.3.1.Thị trường Nhật Bản Hiện Việt Nam chủ yếu làm gia công theo đơn đặt hàng trực tiếp của các công ty Nhật Bản hoặc gián tiếp qua các công ty của Hàn Quốc, Đài Loan. Vải cũng như các phụ liệu khác đều nhập từ nước ngoài. Điều này đã dẫn tới giá trị gia tăng của sản phẩm may mặc Việt Nam còn thấp, rất bất lợi cho doanh nghiệp Việt Nam. Đây là một vấn đề đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam sớm có những giải pháp để chuyển từ hoạt động gia công xuất khẩu sang xuất khẩu trực tiếp. 2.2.3.2.Thị trường Nga Đầu những năm 90 trở về trước, Việt Nam xuất khẩu các mặt hàng thông dụng như quần áo bảo hộ, quần áo trả nợ cho các thị trường Liên Xô cũ. Đó là những mặt hàng ít tính thời trang, chất lượng không cao, lợi nhuận do Nhà nước hoàn trả cho doanh nghiệp dựa trên cơ sở hợp đồng trả nợ ký kết giữa các chính phủ. Như vậy về cơ bản, hoạt động xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Nga dựa trên 2 phương thức xuất khẩu chủ yếu là xuất khẩu trực tiếp theo hiệp định xử lý nợ giữa hai chính phủ (còn gọi là xuất khẩu theo nghị định thư) và theo phương thức hàng đổi hàng. Vì vậy, tuy kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may thường lớn hơn so với nhiều mặt hàng khác của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nga, nhưng nó không phản ánh đúng về sự chủ động thâm nhập thị trường này của các doanh nghiệp Việt Nam cũng như năng lực cạnh tranh của hàng dệt may xuất khẩu giai đoạn này. Hiện nay, theo thoả thuận đã đạt được giữa Chính phủ hai nước, trong tổng số nợ hàng năm mà Việt Nam phải trả cho phía Nga, phần lớn Việt Nam trả bằng hàng hoá. So với giai đoạn trước, tuy cùng là xuất khẩu trả nợ nhưng hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đã ý thức được đây là một cơ hội tốt, là bước đệm để doanh nghiệp tìm kiếm những đối tác Nga trong tương lai gần. Do vậy, chất lượng hàng dệt may xuất khẩu hiện nay chắc chắn sẽ được nâng cao hơn nhiều so với trước. Ngoài hình thức xuất khẩu theo nghị định thư, hiện nay cũng đã có một số doanh nghiệp thành viên của VINATEX xuất khẩu trực tiếp hàng dệt may sang Nga nhưng kim ngạch còn khiêm tốn. Trong thời gian tới các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cũng có thể liên doanh với các công ty của Nga để sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may tại chỗ, qua đó giảm cước phí từ đó hạ giá thành sản phẩm, nhằm tăng khả năng cạnh tranh với hàng Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ tại thị trường này. 2.2.3.3.Thị trường Nam Phi Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện tại chủ yếu xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Nam Phi theo phương thức xuất khẩu trực tiếp. Đối với phương thức xuất khẩu này, ông Trần Mạnh- Tham tán thương mại Việt Nam tại Cộng hòa Nam Phi đã đưa ra một số lời khuyên cho các doanh nghiệp: với phương thức xuất khẩu này các doanh nghiệp dệt may Việt Nam sẽ chủ động hơn nhưng cũng đòi hỏi các doanh nghiệp phải thật cân nhắc để lựa chọn mặt hàng phù hợp với thẩm mỹ của người tiêu dùng Nam Phi, sau đó phải có thủ thuật trong việc sử dụng giá để "câu khách". Một khi đã lấy lòng được khách hàng thì những chi phí đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLVV530.doc
Tài liệu liên quan