Đề tài Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Công ty Thương mại dịch vụ Nhựa

Việc cửa khẩu nguyên phụ liệu để sản xuất hàng gia công và việc xuất khẩu hàng gia công của các doanh nghiệp thường qua cảng Hải Phòng. Các doanh nghiệp gia công trong lĩnh vực dệt may đóng trên địa bàn thuộc sự quản lý của Hải quan Hà Nội, nếu có yêu cầu sẽ được chọn hoặc là làm thủ tục Hải quan tại Hải quan Hải Phòng, hoặc Hải quan Hà Nội, nhưng đã làm ở đâu thì phải làm trọn hợp đồng ở đó.

Nắm bắt được sự tăng nhanh về gia công xuất khẩu trên địa bàn, để tăng cường kiểm tra, giám sát năm 1997, Hải quan Hà Nội đã thành lập một phòng chuyên trách theo dõi quản lý loại hình xuất nhập khẩu gia công, đầu tư liên doanh, nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu tại số 28 Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đây là một nét riêng trong tổ chức quản lý mà chỉ ở Hải quan Hà Nội mới có, góp phần cải cách thủ tục hành chính, tạo sự thông thoáng nhưng đảm bảo kiểm tra, giám sát chặt chẽ hàng gia công.

 

doc87 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1485 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Công ty Thương mại dịch vụ Nhựa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à chất lượng lao động có thay đổi Bảng 3: Đội ngũ lao động và cơ cấu trình độ lao động Năm Tổng CBCNV Trình độ Đại học, Cao đẳng Trung, sơ cấp Phổ thông 1997 58 22 18 18 1998 50 19 16 15 1999 48 20 15 13 2000 48 20 15 13 2001 49 21 15 13 Nguồn: Báo cáo thi đua hàng năm của công ty Thương mại dịch vụ nhựa từ năm 1997-2001 Năm 1998 là năm đầu tiên công ty Thương mại dịch vụ nhựa hoạt động theo chức năng nhiệm vụ mới, bộ máy tổ chức có nhiều thay đôỉ. Năm 1998, bộ máy tổ chức từ 5 phòng ban rút xuống còn 4 phòng ban và có thêm 2 phòng khác được thành lập là phòng nghiệp vụ quản lý và trạm kho vận Hải Phòng. Số lao động giảm đi 8 người vì lý do chuyển công tác và nghỉ hưu. Những lao động có trình độ đại học tập trung chủ yếu ở phòng kinh doanh xuất nhập khẩu và phòng kế toán tài chính. Sự phân bố này nhìn chung chưa hợp lý. Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu có 100% trình độ đại học trong khi phòng nghiệp vụ quản lý và phòng hành chính mỗi phòng chỉ có một cán bộ có trình độ đại học. Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu gồm các cán bộ có trình độ đại học tốt nghiệp các trường Ngoại thương, Luật và Kinh tế Quốc Dân. Đây là đội ngũ năng động và đem lại hiệu quả kinh doanh chủ yếu của công ty. Công ty cần bồi dưỡng và nâng cao trình độ nghiệp vụ hơn nữa của cán bộ phòng kinh doanh xuất nhập khẩu để cán bộ phòng luôn cập nhập những thông tin và yêu cầu của thị trường nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. 3.Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty thời kỳ 1997-2001 Theo báo cáo tài chính 5 năm trở lại đây cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của công ty có nhiều biến động Chỉ tiêu 1997 1998 98/97 1999 99/98 2000 00/99 2001 01/00 Tổng doanh thu 46.113,41 50.680,57 109,90 43.309,97 85,46 41.121,75 94,95 63.517,70 154,46 Tổng chi phí 46.091,11 50.672,55 109,95 43.299,83 85,45 41.267,77 95,31 63.677,79 154,30 Lợi nhuận từ HĐKD 22,30 8,02 35,96 10,14 126,43 (146,02) (160,09) Lợi nhuận từ HĐTC 39,26 38,76 98,73 27,61 71,23 185,73 672,69 145,26 78,21 Lợi nhuận từ HĐBT 39,38 21,64 54,95 35,02 161,83 19,86 12,27 41,52 209,06 Tổng lợi nhuận 100,94 68,42 67,78 72,77 106,36 59,57 81,86 26,69 44,80 Thuế đã nộp 875 862 98,51 1.303 151,16 2.464 189,10 6.143 249,31 Thuế còn phải nộp 209 156 74,64 283 181,41 256 90,46 134 52,34 Thu nhập BQ/ ng 0,847 0,791 93,39 0,780 98,61 0,790 101,28 0,770 97,47 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 1997-2001 của công ty thương mại dịch vụ nhựa Năm 1998, doanh thu tăng và bằng 109,9% so với năm 1997. Doanh thu tăng thể hiện sự cố gắng trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, năm 1999, doanh thu đã giảm so với năm 1998, chỉ bằng 85,46%. Năm 2000 doanh thu lại tiếp tục giảm và chỉ bằng 94,95% so với doanh thu năm 1999. Như vậy trong thời gian qua hoạt động kinh doanh của công ty đã bị giảm sút. Nguyên nhân chủ yếu là công ty không nắm bắt kịp thời nhu cầu và những biến động của thị trường vì vậy lượng đơn đặt hàng giảm hẳn, hàng hoá nhập về bị ứ đọng. Năm 1998 chi phí tăng lên 110% so với năm 1997. Năm 1999 chi phí giảm 85,45% so với năm 1998. Năm 1998 chi phí lại tiếp tục giảm xuống còn 95,31% so với năm 1999. Như vậy bên cạnh tốc độ giảm của doanh thu tốc độ của chi phí cũng giảm theo tương ứng. Tuy nhiên, do tổng doanh thu năm 1998 tăng 109,9% so với năm 1997 nhưng chi phí năm1998 lại tăng 109,95% so với năm 1997. Điều này đã dẫn đến tình trạng tổng lợi nhuận của năm1998 giảm chỉ bằng 67,78%. Trong những năm gần đây, tổng lợi nhuận của công ty có xu hướng giảm sút. Nếu như năm1999 tổng lợi nhuận là 72,77 triệu đồng thì năm 2000 lợi nhuận chỉ còn 59,57 triệu đồng tức là giảm chỉ bằng 81,86% so với năm 1999 . Năm 2001 tổng lợi nhuận chỉ còn 26,69 triệu đồng giảm chỉ bằng 44,80% so với năm 2000. Như vậy, doanh thu giảm dẫn đến lợi nhuận cũng giảm. Năm 2000 và năm 2001 lợi nhuận giảm với tốc độ lớn. Ngoài nguyên nhân chủ quan do công ty không nắm bắt kịp thời nhu cầu thị trường, khả năng mở rộng thị trường của công ty còn bị hạn chế còn một nguyên nhân khách quan là do từ năm 2000 chính phủ áp dụng thuế giá trị gia tăng với mặt hàng nhập khẩu nên tình hình kinh doanh của công ty gặp nhiều khó khăn do giá đầu vào phải bỏ ra nhiều hơn trước. Giá đầu vào tăng mạnh mà già nguyên liệu bán ra không thể tăng cao vì người tiêu dùng không chấp nhận. Vì vậy đã có nhiều lô hàng nhập về vẫn bị tồn đọng dẫn đến lợi nhuận của công ty giảm. Mặc dù tình hình kinh doanh còn nhiều khó khăn, lợi nhuận giảm nhưng công ty vẫn luôn cố gắng thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đối với nhà nước. Năm 1999 công ty đã nộp 1.303 triệu đồng. Năm 2000 số thuế công ty nộp ngân sách nhà nước là 2.464 triệu đồng và tới năm 2001 tăng là 6.143 triệu đồng. Chính vì số thuế đã nộp tăng lên nên số thuế công ty còn phải nộp giảm dần. Năm 2000 thuế còn phải nộp ở mức 256 triệu đồng như vậy giảm bằng 90,465 so với năm 1999 Năm 2001, công ty nợ nhà nước giảm còn 134 triệu đồng tức là giảm còn 52,34% so với năm 2000. Những kết quả đó cho thấy rõ trách nhiệm xã hội của công ty . Mặc dù trong những năm gần đây, tình hình kinh doanh của công ty gặp nhiều khó khăn, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty luôn âm từ năm 1998 đến năm 2001 nhưng công ty luôn cố gắng giữ ổn định mức thu nhập bình quân đầu người, đảm bảo công ăn việc làm cho cán bộ toàn công ty. II. Thực trạng hiệu quả nhập khẩu của công ty Thương mại dịch vụ nhựa trong thời kỳ 1997- 2001 1. Phân tích thực trạng hiệu quả nhập khẩu 1.1. Hình thức nhập khẩu Xét về hình thức nhập khẩu công ty chỉ thực hiện hai hình thức nhập khẩu chủ yếu: nhập khẩu trực tiếp và nhập khẩu uỷ thác. Bảng 4: Cơ cấu loại hình nhập khẩu hàng năm (1997- 2001). Đơn vị: ngàn USD Chỉ tiêu Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Nhập khẩu trực tiếp 2.810 59,42 3.736 53,79 2.609 49,27 1.218 47,04 3.318 66,08 Nhập khẩu uỷ thác 1.919 40,58 3.209 46,21 2.686 50,73 1.371 52,96 1.703 33,92 Tổng kim ngạch nhập khẩu 4.729 100 6.945 100 5.295 100 2.589 100 5.021 100 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 1997 - 2001 của công ty Thương mại dịch vụ nhựa Hình thức nhập khẩu trực tiếp luôn chiếm ưu thế hơn so với hình thức nhập khẩu uỷ thác. Năm 1997, hình thức nhập khẩu trực tiếp chiếm tỷ trọng 59,42%, năm 1998 là 53,79% và năm 2001 chiếm tỷ trọng 66,08% so với tổng kim ngạch nhập khẩu. Điều này đã cho thấy rằng công ty đã luôn tự chủ trong hoạt động kinh doanh , nắm bắt kịp thời nhu cầu nguyên liệu sản xuất, phục vụ tốt yêu cầu của khách hàng. Năm 1999 và 2000, tỷ trọng nhập khẩu uỷ thác cao hơn so với hình thức nhập khẩu trực tiếp. Cụ thể năm 1999, nhập khẩu uỷ thác chiếm 50,73% và năm 2000 chiếm tỷ trọng 52,96 % tổng kim ngạch nhập khẩu. Nguyên nhân là do giá nguyên liệu tăng, đồng thời đã có một số công ty liên doanh sản xuất nguyên liệu nhựa tại Việt Nam như Mitsuvina, TPC Vina, VietThai Plastchem... đã đi vào hoạt động và cung cấp một số lượng nguyên liệu nhựa cho các nhà máy sản xuất trong nước. Chính vì nguyên nhân này mà hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty giảm cả về số lượng lẫn giá trị. Năm 2001, hình thức nhập khẩu uỷ thác giảm, chiếm 27,94 % tổng giá trị nhập khẩu. ĐIều này cho thấy công ty đã tự chủ trong hoạt động kinh doanh của mình. Công ty cần nghiên cứu và phân tích nguyên nhân cụ thể để kịp thời điều chỉnh đưa ra chiến lược kinh doanh kịp thời nhằm nâng cao hiệu quảkinh doanh nhập khẩu. Hiện nay nhà nước đang có chủ trương khuyến khích xuất khẩu, công ty nên tận dụng những ưu đãi đặc biệt vừa tăng kim ngạch nhập khẩu , vừa tăng thêm doanh thu . 1.2. Phân tích tinh hình nhập khẩu theo kết cấu mặt hàng nhập Tên mặt hàng Năm 1997 % Năm 1998 % Năm 1999 % Năm 2000 % Năm 2001 % PVC 850.672 17,98 1.554.145 22,38 937.634 17,71 303.188 11,71 1.328.500 26,46 DOP 426.094 9,01 314.432 4,53 640.400 12,09 56.827 2,19 - - PP 546.185 11,55 635.590 9,15 56.405 1,07 48.121 1,86 160.802 3,20 HDPE 499.874 10,57 609.617 8,78 49.895 0,94 55.104 2,13 58.920 1,18 LDPE 27.840 0,59 16.658 0,24 - - 10.967 0,43 29.998 0,59 PPG 305.314 6,46 406.409 5,86 352.460 6,65 68.400 2,65 458.120 9,121 TDI 367.845 7,78 554.209 7,98 428.310 8,09 399.412 15,42 570.310 11,35 Nguyên liệu bao bì 275.418 5,82 244.074 3,51 190.169 3,59 159.672 6,17 - - Phụ gia PVC 9.300 0,12 - - - - 13.800 0,54 14.107 0,29 Nguyên liệu Hoá chất khác 672.240 14,22 1.696.787 24,43 1.902.144 35,93 1.047.886 40,47 1.825.311 36,36 Phụ tùng lẻ 119.079 2,52 304.324 4,38 21.720 0,41 58.860 2,24 198.567 3,96 Thiét bị máy 629.164 13,30 608.428 8,76 715.790 13,52 367.128 14,19 376.182 7,49 Tổng giá trị 4.729.025 100 6.944.727 100 5.294.927 100 2.589.365 100 5.020.817 100 Tuỳ từng năm, tuỳ tình hình thay đổi của thị trường và phụ thuộc vào đơn đặt hàng của khách, phương án trong năm của công ty mà các mặt hàng được nhập theo tổng giá trị khác nhau. Mặt hàng PVC, DOP, HDPE, TDI hầu như không thể thiếu trong danh mục hàng nhập khẩu hàng năm, chúng đóng một vai trò quan trọng trong danh mục hàng đáp ứng nhu cầu thị trường. Để hiểu rõ lý do tăng hoặc giảm tỷ trọng của những mặt hàng chủ yếu, ta hãy xem xét một số loại mặt hàng cụ thể sau: 6PVC : Qua biểu đồ số 1 cho ta thấy giá trị nhập khẩu công ty thu được không ngừng tăng lên từ năm 1997 đến năm 1999 và chiếm tỷ trọng đáng kể trong hàng chục nguyên liệu nhập khẩu của công ty. Cụ thể giá trị nhập khẩu PVC năm 1997 là 850 ngàn USD, năm 1998 là 1.554 ngàn USD, năm 1999 là 938 ngàn USD, chiếm tỷ trọng tổng giá trị nhập khẩu tương ứng là 17,98%; 22,38%; và 17,71%. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do đây là mặt hàng kinh doanh chính của công ty. Đồng thời các cơ sở nhà máy sản xuất trong nước có nhu cầu sử dụng khối lượng lớn nguyên liệu PVC. Tuy nhiên, bước sang năm 2000 giá trị mặt hàng này lại đột ngột giảm xuống chỉ còn 303 ngàn USD và chiếm tỷ trọng chỉ còn 17,71% tổng giá trị hàng nhập khẩu. Nguyên nhân khách quan là ban vật giá chính phủ đã ban hành phụ thu 10% đối với mặt hàng PVC nhập khẩu với mục đích là bảo hộ cho công ty MitsuiVina (một công ty liên doanh giữa chính phủ Việt Nam và chính phủ Nhật bản. Vì lý do này mà công ty đã hạn chế nhập khẩu vì giá trị nhập đầu vào cao hơn. Nguyên nhân chủ quan thuộc về khả năng mở rộng thị trường của công ty. Năm 2001, giá trị nhập khẩu PVC thu được của công ty tăng cao hơn hẳn các năm về trước, đạt 1.329 ngàn USD chiếm tỷ trọng 26,46% tổng giá trị hàng nhập khẩu . Nguyên nhân chính ở đây là chính phủ đã điều chỉnh lại mức phụ thu PVC chỉ còn 5% vì lý do các công ty trong nước đã hạn chế nhập PVC vì phụ thu cao, bản thân công ty MitsuiVina chưa đáp ứng nhu cầu về số lượng, chủng loại. Điều này khiến hoạt động trong nước giảm xuống. Một nguyên nhân nữa làm cho giá trị nhập khẩu PVC của công ty tăng cao vào năm 2001 vì công ty đã mở rộng thị trường, tìm kiếm bạn hàng và tăng cường củng cố các mối quan hệ với bạn hàng. Trên thực tế đây là mặt hàng trong nước có nhu cầu rất lớn, vì thế công ty cần phát huy năng lực để thu hút thêm bạn hàng để từ đó tăng giá trị nhập khẩu , tăng hiệu quả kinh doanh. 6DOP : Đây là mặt hàng kinh doanh tương đối ổn định, thường xuyên của công tyvào những năm 1997, 1998 và 1999 . Sang năm 2000, mặt hàng này có xu hướng giảm đi, chỉ còn 56 ngàn USD chiếm tỷ trọng 2,19% tổng giá trị. Nguyên nhân là do sự cạnh tranh gay gắt của thị trường đã làm cho thị phần tiêu thụ nguyên liệu của công ty bị thu hẹp lại, đặc biệt là thị trường Hà Nội. Ngoài ra còn do công ty chưa quan tâm đến việc củng cố, phát triển và tạo mối quan hệ làm ăn lâu dài với khách hàng, chưa tạo được nguồn hàng thường xuyên với họ. Biểu đồ số 2 cho thấy một điều đặc biệt là năem 2001, giá trị nhập khẩu mặt hàng DOP bằng 0. Vậy điều gì đã khiến cho mặt hàng luôn được coi là ổn định và chủ yếu của công ty lại đột ngột không còn. Nguyên nhân chính là do Bộ Thương Mại có chủ trương là các công ty muốn nhập DOP phải có giấy phép. Tuy nhiên trên thực tế Bộ Thương Mại lại không cấp giấy phép cho các công ty vì muốn bảo hộ cho công ty LG của Nam Triều Tiên. Đứng trước khó khăn này, công ty đã mạnh dạn chuyển hướng kinh doanh thay thế dầu DOP bằng DINP có đặc điểm tương tự với dầu DOP. Trong điều kiện cơ chế thị trường như hiện nay, việc nắm bắt kịp thời các thông tin để định hướng kinh doanh là điều quan trọng nhằm nâng cao hieẹu quả kinh doanh. Công ty nên phát huy ưu thế này và cần mở rộng thị trường kinh doanh hơn nữa Biểu 2: Giá trị nhập khẩu mặt hàng DOP năm 1997-2001 Nguyên liệu hoá chất khác: Là một doanh nghiệp thương mại với hoạt động kinh doanh chủ yếu là nhập khẩu, công ty thương mại dịch vụ nhựa luôn chú ý đa dạng các mặt hàng kinh doanh nhằm luôn đáp ứng nhu cầu thị trường. Ngoài những mặt hàng chủ yếu như đã phân tích ở trên, công ty còn kinh doanh hàng chục loại nguyên liệu, hoá chất khác nhau. Những nguyên liệu, hoá chất này là những mặt hàng kinh doanh không ổn định, phụ thuộc vào đơn đặt hàng và nhu cầu người tiêu dùng hàng năm. Giá trị thu về từ hoạt động này tương đối lớn. Năm 1997 đạt 672 ngàn USĐ, năm 1998 đã tăng là 1.679 ngàn USĐ, năm 1999 đạt 1.902 ngàn USĐ, năm 2000 đạt 1.047 ngàn USĐ và năm 2001 lên tới 1.825 ngàn USĐ. Những nguyên liệu , hoá chất này đem lại nguồn thu lớn cho công ty và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị mặt hàng nhập khẩu. Năm 1997 chiếm tỷ trọng 14,22 % tổng các mặt hàng nhập. Năm 2000 tăng lên là 40,47% và năm 2001 chiếm tỷ trọng là 36,36%. Những năm 2000 và 2001, giá trị nhập khẩu hàng hoá của những nguyên liệu này tăng lên một phần do công ty mỗi năm lại tăng thêm những loại nguyên liệu hoá chất khác nhằm đa dạng mặt hàng đồng thời công ty đã kinh doanh thêm một số mặt hàng khác nhằm thay thế cho những mặt hàng bị chính phủ hạn chế và đáp ứng tốt nhu cầu người tiêu dùng. Công ty cần phát huy và đưa ra những phương án kinh doanh mới, chiến lược kinh doanh mới nhằm kinh doanh có hiệu quả hơn Từ những phân tích trên cho thấy sự đa dạng về mặt hàng nhập khẩu và việc chuyển hướng các mặt hàng kinh doanh để luôn phù hợp với nhu cầu của thị trường trong những năm qua tỏ ra khá hiệu quả trong môi trường cạnh tranh mới Công ty cần luôn tìm hiểu thị trường, củng cố và tăng cường các mối quan hệ với bạn hàng và khách hàng để phát huy hơn nữa hiệu quả kinh doanh nhập khẩu nói riêng và hiệu quả kinh doanh nói chung của toàn công ty 1.3. Phân tích tình hình nhập khẩu của công ty theo cơ cấu thị trường Trong những năm gần đây, ngành nhựa ngày càng khẳng định vị trí và vai trò của nó trong nền kinh tế bởi ứng dụng của các sản phẩm nhựa ngày càng đa dạng, với đặc tính của mình các sản phẩm nhựa đang ngày càng thay thế sản phẩm quan trọng. Đối với công ty Thương mại dịch vụ nhựa tuy thời gian thành lập chưa phải là dài nhưng công ty đã có rất nhiều mối quan hệ buôn bán bền vững với các bạn hàng trong khu vực này. Một phần là do các mối quan hệ cũ với bạn hàng, một phần là do công ty được thành lập trong bối cảnh có nhiều tập đoàn kinh tế Châu Á đang xâm nhập vào thị trường Việt Nam, họ tạo ra sự cạnh tranh quyết liệt trong việc tìm kiếm bạn hàng, giảm giá và tăng cường dịch vụ. Hơn nữa với thuận lợi về khoảng cách địa lý, tương đồng về quan điểm kinh tế, chính trị văn hoá, các tập đoàn kinh tế châu Á đã thực sự chiếm lĩnh thị trường nhựa Việt Nam. Điều này thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 6: Tình hình nhập khẩu theo cơ cấu thị trường Nước Giá trị nhập khẩu ( Đơn vị : USĐ ) Cơ cấu thị trường ( % ) 1997 1998 1999 2000 2001 1997 1998 1999 2000 2001 Thái Lan 722.240 940.969 1.023.576 420.451 566.102 15,27 13,55 19,34 17,53 13,53 Hàn Quốc 1.802.102 1.981.008 1.796.550 547.620 682.309 38,26 28,53 33,94 21,15 13,59 Nhật Bản 682.786 460.997 320.005 220.194 510.086 14,43 6,64 6,05 8,50 10,16 Singapo 331.485 720.153 440.111 - 652.307 7,01 10,36 8,32 - 12,98 Malaixia 470.092 599.348 521.006 318.686 158.362 9,94 8,63 9,85 12,31 3,16 Mỹ 135.107 370.595 203.010 108.410 - 2,86 5,34 3,84 4,19 - Nga 23.160 108.166 39.855 - 40.105 0,49 1,56 0,76 - 0,80 Ấn Độ - - 98.767 592.500 1.080.498 - - 1,87 22,88 21,52 Italia 16.955 24.449 12.440 - 41.038 0,36 0,35 0,23 - 0,82 Các nước khác 538.099 1.739.039 839.608 381.504 1.290.010 11,38 25,04 15,80 14,73 25,69 Tổng giá trị 4.729.026 6.944.724 5.294.928 2.589.365 5.020.817 100 100 100 100 100 Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động nhập khẩu từ năm 1997-2001 của công ty Như vậy hầu hết kim ngạch nhập khẩu với các nước đều gia tăng tuy với tốc độ có khác nhau. Điều đó chứng tỏ trong hoạt động kinh doanh của mình công ty thương mại dịch vụ nhựa giữ được chữ tín với bạn hàng. Tuy nhiên trong những năm gần đây, tỷ trọng thị trường có một số thay đổi khác những năm về trước. - Thị trường Thái Lan: Công ty Thương mại dịch vụ nhựa đã có mối quan hệ với thị trường này từ lâu và kim ngạch nhập khẩu từ thị trường này luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch nhập khẩu. Năm 1997, tỷ trọng thị trường Thái Lan chiếm 15,27%. Năm 1999 lên tới 19,34% tỷ trọng về mặt hàng. Sở dĩ Thái Lan có tỷ trọng thị trường lớn vì mặt hàng PVC, PP là nguyên liệu chủ đạo chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng kim ngạch nhập khẩu. Tuy nhiên, bước sang năm 2000 và 2001, tỷ trọng về thị trường Thái Lan giảm dần. Năm 2000, chiếm tỷ trọng 16,24 % và năm 2001 còn 11,28%. Tuy tỷ trọng giảm nhưng không có nghĩa là PVC, PP không còn được sử dụng nhiều như trước. Ngược lại, nhưng năm gần đây, PVC đang có nhu cầu sử dụng lớn. Công ty đã mở rộng thị trường kinh doanh cua mình bằng cách nhập PVC của một số thị trường khác như ấn Độ, Hàn Quốc... Vì những thị trường này có giá nhập nguyên liệu PVC được rẻ hơn so với Thái Lan. - Thị trường Hàn Quốc: đây là thị trường được công ty nhập khẩu thường xuyên và có tỷ trọng thị trường lớn nhất. Nhìn chung, tỷ trọng thị trường của Hàn Quốc là khá đồng đều và ổn định. Với lợi thế hàng nguyên liệu rẻ, chất lượng tốt nên lượng kim ngạch nhập khẩu vào Việt Nam khá cao. Năm 1997, tỷ trọng thị trường chiếm 38,26%. Năm 1998 chiếm 28,53%, năm 2000 chiếm 21,15%, năm 2001 chiếm 13,59%. Công ty nhập khẩu từ thị trường Hàn Quốc rất nhiều mặt hàng khác nhau như PVC, PP, nhôm, HDPE, TDI... Tuy nhiên năm 2001, tỷ trọng mặt hàng lại giảm vì công ty đã nhập hạn chế nhôm và HDPE. Hai mặt hàng này có nhu cầu sử dụng không nhiều hay nói khác đi đã có ít cơ sở, đơn vị đặt mua hai loại mặt hàng này vì thế công ty đã nhập ít hơn để tránh tình trạng ứ đọng hàng hoá - Thị trường Nhật Bản: Năm 1997, Nhật Bản đứng ở vị trí thứ ba về tỷ trọng mặt hàng chỉ sau Thái Lan và Hàn Quốc. Tuy nhiên bước sang năm 1998 tỷ trọng mặt hàng của thị trường này đột ngột giảm xuống chỉ còn 6,64%. Nguyên nhân là năm 1998 ở Nhật Bản có cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ. Năm 1999, tỷ trọng mặt hàng lại tiếp tục giảm xuống còn 6,05%. Năm 2000 và năm 2001, các hợp đồng nhập khẩu đã đưpợc thực hiện - Thị trường Ấn Độ : Bước chân vào thị trường nguyên liệu nhựa ở Việt Nam muộn hơn Nhật Bản, Hàn Quốc... nhưng hiện nay cấc tập đoàn kinh tế của án Độ như Clẩint, ICI... đã có chỗ đứng vững chắc và trong tương lai sẽ là một số bạn hàng nguyên liệu lớn của công ty. Nếu như năm 1997 và 1998, tỷ trọng mặt hàng của thị trường này là 0 thì bước sang năm 1999 đã có sự thay đổi. Tỷ trọng mặt hàng ở thị trường này chiếm 1,87% và tăng lên là 22,88% vào năm 2000. Năm 2001 tỷ trọng là 21,52 %. Nhìn vào kết quả này có thể thấy rằng thị trường ấn Độ tuy mới nhưng đó là thị trường cung cấp cho công ty nhiều mặt hàng, góp phần làm tăng kim ngạch nhập khẩu - Thị trường Châu Âu như Nga, Italia,... chiếm tỷ trọng mặt hàng không nhiều và ít ổn định. Nguyên nhân là do nhập khẩu từ những thị trường này phải trả chi phí cao cho vận chuyển đồng thời giá nguyên liệu tại thị trường này cũng cao hơn các thị trường ở Châu á. Hơn nữa, các mặt hàng nhập khẩu ở các thị trường này ít có nhu cầu sử dụng. Công ty chỉ nhập khẩu mặt hàng tại các thị trường này khi nhận được đơn đặt hàng của các đơn vị tổ chức hoặc cá nhân trong nước. Những mặt hàng này chiếm tỷ trọng chỉ từ 0,2 đến 0,9%. Những mặt hàng chủ yếu được nhập từ các thị trường này là LDPE, phụ gia PVC, PPG... Tuy nhiên thị trường Châu Á là một thị trường nhập khẩu khá lý tưởng cho công ty, tuy nhiên không vì thế mà công ty không tìm kiếm các bạn hàng,nguồn hàng mới. Đặc biệt vào tháng 7/1998 cuôc khủng hoảng tiền tệ đã bắt đầu từ Nhật Bản và nhanh chóng lan rộng sang cac nước khác làm cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty gặp không ít khó khăn thì việc tìm kiếm các nguồn hàng mới lại càng cấp thiết. Một trong số các thị trường mà công ty đang hướng tới là thị trường Trung Cận Đông. Đây là thị trường được đánh giá là có nguồn hàng khá rẻ, tuy khoảng cách có xa hơn. Hiện nay, công ty đang xây dựng chiến lược cho thị trường này. 2. Phân tích hiệu quả nhập khẩu thông qua các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh Công ty thương mại dịch vụ nhựa có hoạt động kinh doanh nhập khẩu nguyên liệu là chủ yếu. Doanh thu đem lại từ hoạt động này chiếm 93-95% tổng doanh thu. Vì vậy, có thể nói rằng hoạt động kinh doanh nhập khẩu có vai trò rất lớn và quyết định đến hiệu quả kinh doanh nói chung của công ty phát triển hay giảm sút. Bảng 7: Kết quả hoạt động nhập khẩu so với hoạt động chung của công ty (Đơn vị: Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Tổng doanh thu 46.113,42 50.680,57 43.309,96 41.121,75 63.517,70 Doanh thu từ NK 42.885,36 47.639,72 41.144,47 38.043,22 60.341,81 Doanh thu Khác 3.228,06 3.040,85 2.165,49 3.078,53 3.175,89 Tổng lợi nhuận 100,94 68,43 72,77 59,56 26,69 Lợi nhuận từ NK 60,02 41,18 49,33 30,18 18,48 Lợi nhuận khác 40,92 27,25 23,44 29,38 8,21 Nguồn : Báo cáo tình hình hoạt động nhập khẩu năm 1997-2001 (Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu) Hoạt động nhập khẩu là hoạt động chủ yếu của công ty (Xem Bảng 7). Nếu doanh thu và lợi nhuận nhập khẩu mà giảm thì kết quả kinh doanh của công ty bị giảm sút rõ rệt. Vì thế, để đánh giá hiệu quả hoạt động nhập khẩu ta cũng dùng những chỉ tiêu thông thường như đánh giá hiệu quả kinh doanh chung của công ty. (*) Đánh giá một số chỉ tiêu cơ bản hiệu quả kinh doanh nhập khẩu. Chỉ tiêu Đơn vị 1997 1998 98/97 1999 99/98 2000 00/99 2001 01/00 Doanh thu nhập khẩu Triệu. 42.885 47.640 110,1 41.144 86,4 38.043 92,5 60.342 158,6 Chi phí nhập khẩu Triệu . Đ 42.825,3 47.597,5 111,14 41.095,1 86,34 38.013,1 92,5 60.323,4 158,7 Lợi nhuận nhập khẩu Triệu . Đ 60,62 41,18 68,6 49,33 119,8 30,18 61,2 18,48 61,2 Năng suất lao động TriệuĐ/ Lao động 739,4 952,8 128,9 857,2 89,9 792,6 92,5 1.231,5 155,4 Lợi nhuận Chi phí Đồng 0,0014 0,0009 64,3 0,0012 133,3 0,0008 66,7 0,0003 37,5 Lợi nhuận Doanh thu Đồng 0,0014 0,0009 64,3 0,0012 133,3 0,0008 66,7 0,0003 37,5 2.1. Chỉ tiêu năng suất lao động Do doanh thu năm 1998 tăng hơn năm 1997, bằng 110% so với năm 1997 và số lao động của năm 1998 giảm so với năm 1997 là 8 người nên NSLĐ năm 1998 so với năm 1997 tăng hơn là 28,9%. Điều này chứng tỏ việc sử dụng lao động của công ty trong năm 1998 hiệu quả hơn nhiều so với năm 1997. Năm 1998 là năm đầu tiên công ty thương mại dịch vụ nhựa hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ mới, bộ máy tổ chức có nhiều thay đổi: từ 5 phòng ban rút xuống còn 4 phòng ban, số lao động cũng giảm đi. Tuy vậy, doanh thu năm 1998 vẫn cao hơn năm 1997. Điều này cho thấy đội ngũ cán bộ CNV trong công ty luôn đoàn kết, tìm cách khắc phục khó khăn và cùng nhau giúp công ty trụ vững. Năm 1999 đến năm 2000, NSLĐ của công ty liên tục giảm. NSLĐ năm 1999 chỉ bằng 89,9% so với năm 1998, tức là giảm 10,1%. Năm 2000 NSLĐ chỉ bằng 92,5% so với năm 1999. Nguyên nhân là do doanh thu hai năm 1999 và 2000 đã liên tục giảm. Năm 1999 doanh thu nhập khẩu chỉ bằng 86,4% so với năm 1998 và năm 2000 doanh thu nhập khẩu chỉ bằng 92,5% so với năm 1999. Năm 2001, doanh thu tăng vọt đạt 154,46%, tức là tăng 54,46% và kết quả là NSLĐ tăng lên từ 792,6 lên tới 1.231,5 triệu đồng/1 lao động. 2.2. Chỉ tiêu lợi nhuận trên doanh thu Năm 1997, tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu của hoạt động nhập khẩu là 0,0014 đồng nghĩa là một đồng doanh thu nhập khẩu thu về 0,0014 đồng lợi nhuận. Đến năm 1998 tỷ lệ này giảm xuống còn 0,0009 đồng hay chỉ bằng 64,3% so với năm 1997. Mặc dù doanh thu năm 1998 cao hơn năm 1997 đạt 110% nhưng tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu của năm 1998 thấp hơn năm 1997. Nguyên nhân của tình trạng này do: Năm 1997, công ty được hưởng một khoản viện trợ ODA của Nhật Bản dưới dạng hàng hoá , nguyên vật liệu, khoản này làm tăng doanh thu của công ty hơn 3 tỷ đồng. Sang năm 1998, khoản viện trợ này ngừng hẳn nên công ty phải tự mình kinh doanh, gặp nhiều khó khăn trên thị trường nên mặc dù doanh thu tăng song lợi nhuận lại giảm nhiều so với năm 1997. Năm 1

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1 số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Công ty Thương mại dịch vụ Nhựa.DOC
Tài liệu liên quan