Đề tài Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty dệt may Hà Nội

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

ChươngI Lý luận chung về cạnh tranh và sức cạnh tranh của hàng hoá. 3

I. Những lý luận cơ bản về cạnh tranh và sức cạnh tranh của hàng hoá. 3

1.Khái niệm về cạnh tranh và sức cạnh tranh. 3

1.1Khái niệm về cạnh tranh. 3

1.2 Khái niệm sức cạnh tranh. 5

2. Vai trò của cạnh tranh. 6

3. Phân loại cạnh tranh. 6

3.1 Căn cứ vào mức độ, tính chất của cạnh tranh trên thị trường. 7

3.2 Căn cứ vào các chủ thể kinh tế tham gia vào thị trường. 9

3.3 Căn cứ vào phạm vi ngành kinh tế. 10

II. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA HÀNH HOÁ VÀ CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ SỨC CẠNH TRANH CỦA HÀNG HOÁ. 11

1. Các nhân tố ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của hành hoá. 11

1.1 Các nhân tố bên ngoài. 11

Sơ đồ 1: Các thế lực điều khiển cuộc cạnh tranh trong ngành 11

1.2 Các nhân tố bên trong. 16

2. Các chỉ tiêu đánh giá sức cạnh tranh của hàng hoá. 19

III. CÁC CÔNG CỤ VÀ PHƯƠNG THỨC ĐỂ NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM. 21

1. Các công cụ cạnh tranh phổ biến. 21

2. Các phương thức để nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm. 25

IV. TÍNH TẤT YẾU CỦA VIỆC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP: 28

1. Tính tất yếu của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. 28

2. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. 29

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH SẢN PHẨM XUẤT KHẨU CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI. 31

I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY 31

2.Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty; chức năng nhiệm vụ của công ty và các phòng ban . 33

3. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của công t38

3.1 Các nhân tố bên ngoài. 38

3.2 Các nhân tố bên trong. 41

II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH SẢN PHẨM XUẤT KHẨU Ở CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI. 48

1. Kết quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty qua các năm. 48

a. Tình hình xuất khẩu theo thị trường. 49

b. Tình hình xuất khẩu theo sản phẩm 52

2 Phân tích khả năng cạnh tranh của công ty 54

3. Sức cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu ở công ty dệt may Hà Nội. 61

4 Các biện pháp công ty đã áp dụng để nâng cao sức cạnh tranh

 4.1> Hoạt động nghiên cứu thị trường của công ty . 66

4.2> Hoạt động phân phối 67

4.3 > Chính sách giá cả 69

4.4> Chính sách sản phẩm 71

4.5> Chính sách chất lượng 73

III ĐÁNH GIÁ SỨC CẠNH TRANH SẢN PHẨM XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI. 74

1. Những thành tựu. 75

2 Những mặt còn tồn tại. 76

3.Nguyên nhân. 77

chương III ĐỀ XUẤT NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ GIẢI QUYẾT NHỮNG ÁCH TẮC PHÁT SINH. 79

I. ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM XUẤT KHẨU Ở CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI. 79

II GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM XUẤT KHẨU Ở CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI. 80

2.1 Những giải pháp từ phía công ty. 80

2.2. Kiến nghị đối với nhà nước. 90

Về việc cấp giấy phép. 96

KẾT LUẬN. 96

 

 

 

doc100 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1196 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty dệt may Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h doanh có được nguồn vốn lớn và ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường nhờ vào việc thay đổi các máy móc thiết bị lạc hậu bằng các máy móc kỹ thuật hiện đại hơn nhằm giảm bớt sức người. Nhờ đó mà công ty có thêm thời gian đầu tư vào đào tạo nguồn nhân lực để phát huy trí lực của họ để quay lại tiếp tục điều khiển máy móc phục vụ cho công việc của mình được tốt hơn từ đó tăng năng suất doanh thu và lợi nhuận cho công ty. Do đó, việc tổ chức cơ cấu vốn sao cho hợp lý là điều vô cùng quan trọng đối với lãnh đạop công ty cũng như đối với những người trực tiếp quản lý nguồn vốn. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mùnh. công ty luôn tìm cách khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn vốn hiện có cũng như nguồn vốn nhà nước giao cùng với các nguồn vốn khác mà công ty có được. Mọi hoạt động sản xuất của công ty đều cần có vốn, khi bước vào hoạt động sản xuất kinh doanh trước hết công tác tổ chức tài chính của công ty phải xác định được nhu cầu vốn cần thiết cho hoạt động của công ty trong kỳ vì việc khai thác và tạo lập nguồn hình thành vốn cố định sẽ quyết định đến quy mô và ảnh hưởng tới sự tồn tại của tài sản cố định. Các khoản đầu tư dài hạn và các chi phí xây dựng cơ bản dở dang của công ty. Tiếp theo dựa vào bản kế hoạch vốn công ty sẽ tổ chức huy động vốn để đáp úng kịp thời đầy đủ cho các hoạt động của công ty. Là một doanh nghiệp nhà nước có uy tín trong ngành vì vậy việc huy động nguồn vốn từ nhiều nguồn khác nhau là việc không quá khó đối với công ty. Công ty có thể khai thác và tạo lập nguồn vốn từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm:Vốn do ngân sách nhà nuớc cấp; Vốn từ các quỹ: quỹ khấu hao, quỹ đầu tư và phát triển, lợi nhuận để lại của công ty; Vốn vay của ngân hàng; Nguồn vốn phát hành chứng khoán. Đây là bộ phận rất quan trọng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty; Nguồn vốn liên doanh, liên kết. Bảng 2: Phân tích khái quát tình hình tài chính của Công ty (Đơn vị: Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Chênh lệch 1.Tổng nguồn vốn 608.215,82 712.615,82 104.400 2.Nguồn vốn chủ sở hữu 155.337,92 159.682 4.344,08 3.Tổng nợ ngắn hạn 272.599,47 250.367,74 -22.231,73 4.Tổng Tài sản lưu động(TSLĐ) 332.713,36 282.720,45 -49.992,91 5.Tổng vốn bằng tiền 19.435,63 19.845,63 410 6.Tỷ suất tài trợ (=2/1) (%) 0,26 0,224 -0,036 7.TS thanh toán ngắn hạn (=4/3) (%) 1,22 1,129 -0,094 8.TS thanh toán của TSLĐ(=5/4) (%) 0,06 0,079 0,019 9.TS thanh toán tức thời(=5/3) (%) 0,07 0,07 0 10. Vốn hoạt động thuần(=4-3) 60.113,89 32.352,71 -27.761,18 (Nguồn:Phòng Kế toán-Tài chính) Qua kết quả phân tích tình hình tài chính ở trên có thể thấy rõ việc quản lý tài chính ở công ty rất được chú trọng. Cụ thể, chỉ tiêu tỷ suất tài trợ ở công ty 1 cho thấy công ty có thể chủ động trang trải các khoản nợ bằng tài sản sẵn có của mình. Từ bảng số liệu ta thấy khả năng tài chính của doanh nghiệplà khá tốt, khả năng huy động vốn lớn sẽ giúp doanh nghiệp có nhiều vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ và máy móc thiết bị, đồng thời tăng khả năng hợp tác đầu tư về liên doanh liên kết. Đây là một lợi thế rất lớn đối với doanh nghiệp trong việc nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm của mình bởi vì vấn đề nguồn vốn đang là vấn đề rất bức súc đối với các doanh nghiệp dệt may nói riêng và tất cả các doanh nghiệp ở Việt Nam nói chung. Tuy nhiên đây chỉ là yếu tố cần, còn yếu tố đủ chính là tình hình sử dụng vốn bởi nó sẽ quyết định đến chi phí về vốn của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh. Nguồn lực về vật chất kỹ thuật. Công ty dệt may Hà Nội có nhiều loại dây truyền máy móc thiết bị dùng để sản xuất ba mặt hàng chính là sợi, sản phẩm dệt kim và khăn bông. Các dây chuyền này chủ yếu là dây chuyền sản xuất liên tục ( bố trí mặt bằng định hướng theo sản phẩm). Hiện nay tại nhà máy sợi I và nhà máy sợi II đều có dây truyền vừa sản xuất sợi chải kỹ, vừa sản xuất sợi chải thô. Tại nhà máy sợi II cồn có thêm dây chuyền sản xuất sợi phế OE. Từ dây chuyền chải kỹ và chải thô có thể kết hợp để sản xuất sợi đơn chải thô sợi đơn chải kỹ và sợi xe. Đó là nhà máy bông Mazoly và Muzata của Nhật bản, máy Autoconer và Schrafhort của Đức, máy đậu và máy xe do Trung quốc sản xuất. Hầu hết máy móc đều được sản xuất từ năm 1979, 1980 ngoại trừ máy Schrafhort và Murata là mới được trang bị sản xuất vào những năm 1994, 1995. Tại nhà máy sợi Vinh các máy móc thiết bị hoàn toàn do CHLB Đức sản xuất vào đầu những nam 1970 và một số máy móc đã khấu hao hết. Hầu hết máy móc thiết bị của công ty dệt may Hà Nội có thời gian sử dụng khá lâu, đây chính là điểm yếu trong chiến lược cạnh tranh của công ty trong cơ chế thị trường. Do vậy công ty cần có chiến lược đầu tư hơn nữa vào máy móc thiết bị để tạo ra những sản phẩm có đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới. Bảng 3 : Máy móc thiết bị tại Nhà mây sợi I và Nhà máy sợi II (2002) STT Máy móc thiết bị Tổng số máy Công suất Năm sử dụng Nước sản xuất NM sợi I NM sợi II Máy dây bông 4 90% 1975 Đức 2 2 Máy chải 48 90% 1975 Đức 24 24 Máy ghép 42 90% 1982 Đức,ý 26 16 Máy thô 20 90% 1982 Đức 12 8 Máy sợi con 176 90% 1982 Đức 111 65 Máy ống 26 90% 1989 Đức 16 10 Máy đậu 3 90% 1989 TQ 2 1 Máy xe 19 90% 1982 TQ 9 10 Máy ống xốp 2 90% 1982 TQ - 2 Máy cuộn cúi 3 90% 1989 Đức, ý 2 1 Máy chải kỹ 13 90% 1989 Đức, ý Nhật 13 - Tổng số máy 365 217 139 (Nguồn : Phòng kỹ thuật đầu tư) Như vậy ngoài trừ những máy móc thiết bị dùng để sản xuất các sản phẩm mới của Công ty: Vải Demin, sản phẩm Demin, Mũ nới được trang bị gần đây thì còn lại là những máy móc đã có thời gian sử dụng khá lâu, đây chính là điểm yếu trong chiễn lược cạnh tranh của Công ty trong cơ chế thị trường. Công tác thị trường và marketing của công ty dệt may Hà Nội. Thị trường tiêu thụ của công ty Dệt May Hà Nội khá rộng lớn, bao gồm thị trường trong nước (50%) và thị trường nước ngoài (50%). Công ty đang từng bước khẳng định mình trên thị trường nội địa nhằm tạo cơ sở phát triển sức canhj tranh trên thị trường quốc tế Hiện nay công ty đang cố gắng phát triển mạng lưới phân phối. Năm 2002 công ty có tới hơn 20 quầy giới thiệu sản phẩm và hơn 60 đại lý ở các tỉnh thành phố so với 14 quầy giới thiệu sản phẩm và 35 đại lý vào năm 2001. Mạng lưới kênh phân phối bao gồm kênh phân phối gián tiếp và kênh phân phối trực tiếp. Kênh phân phối gián tiếp thông qua các đại lý như cơ sở vĩnh tiến, công ty TNHH tiên tiến, công ty TNHH hiệp hoà. Kênh phân phối trực tiếp được tập trung chủ yếu ở sản phẩm sợi, hàng may mặc nội địa, hàng khăn bông. Đối với các sản phẩm xuất khẩu thì công ty nhận đơn hàng trực tiếp từ nước ngoài. Ngoài ra công ty còn áp dụng các biện pháp hỗ trợ tiêu thụ như quảng bá sản phẩm trên báo trên tạp trí, tham gia các hội chợ triển lãm, tổ chức các hội nghị khách hàng. Công ty tiến hành thu thập thông tin về thị trường nước ngoài qua các cơ quan, tổ chức trong nước có chức năng, chẳng hạn như: Phòng thương và công nghiệp Việt Nam: là cơ quan có quan hệ rất rộng trên thế giới, có khả năng tìm hiểu được thực lực của các công ty kinh doanh của nước ngoài, để từ đó cung cấp các thông tin cần thiết cho các công ty trong nước có nhu cầu tìm đối tác. Bộ thương mại: là một đơn vị có chức năng quản lý và tổ chức các hội chợ, triển lãm, giới thiệu tạo điều kiện cho các cán bộ của công ty đi tham quan và nối quan hệ với các đơn vị sản xuất kinh doanh ở nước ngoài. Các cơ quan chủ quản như bộ công nghiệp nhẹ, tổng công ty dệt may Viêt Nam... Ngoài ra qua các mối quan hệ với bạn hàng, công ty cố gắng tìm hiểu những thông tin quan trọng về thị trường, về nhu cầu nước ngoài, hoặc về những đối thủ cạnh tranh trên thị trường đó. Việc tranh thủ những mối quan hệ này đã giúp công ty rất nhiều trong việc tìm kiếm và mở rộng quan hệ với đối tác. II. Thực trạng hoạt động nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm xuất khẩu ở công ty dệt may Hà Nội. 1. Kết quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty qua các năm. Kim ngạch xuất khẩu hàng năm chiếm khoảng 50% tổng doanh thu và tăng đều qua các năm . Bảng 4: Kim ngạch xuất khẩu theo theo thị trường nội địa và xuất khâu (Đơn vị : triệu đồng ) STT Năm Doanh thu 1998 1999 2000 2001 2002 1 Tổng doanh thu 379.898 438.407 473.318 558.931 670.492 2 Tổng kim ngạch xuất khẩu 205.005 212.025 251.175 271.275 368.496 3 Tổng doanh thu trong nước 174.893 226.382 222.143 287.656 301.996 ( Nguồn : Phòng Kinh Doanh Xuất Khẩu ) Kim ngạch xuất khẩu của công ty tăng đều qua các năm .Năm 1999 tăng 103,42% so với năm 1998, năm 2000 tăng 119,54 % so với năm 1999, riêng năm 2001 đã vượt kế hoạch tổng công ty giao là 102,5% tăng 112,72% so với năm 2000. Sang năm 2002 mức doanh thu toàn công ty tăng mạnh, tăng 119,96% so với năm 2001. Nguyên nhân của sự tăng này là do trong năm 2001 công ty tiến hành nghiên cứu và đưa vào kinh doanh xuất khẩu một số sản phẩm mới dựa trên cơ sở các bạn hang cũ và các bạn hàng truyền thống là những bạn hàng nhập khẩu đầu tiên những sản phẩm này của công ty. Cùng với sự nỗ lực của công ty các sản phẩm này dần dần chiếm lĩnh thị trường và góp phần làm tăng doanh thu của công ty Biểu đồ1: Kim ngạch xuất khẩu qua các năm Nhìn chung tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm qua diễn ra ổn định, ngoại trừ năm 1998 là năm khó khăn không chỉ đối với Công ty dệt may Hà Nội mà còn với cả toàn ngành dệt may Việt Nam mà nguyên nhân là do ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính trong khu vực từ cuối năm 1997. Cụ thể đã làm cho sức mua của các bạn hàng chủ chốt như : Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông giảm mạnh và khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam yếu đi do các nước có khủng hoảng. Tuy nhiên sang năm 1999 trở đi công ty đã có những tiến bộ đáng kể. Có được kết quả như vậy là do sự chỉ đạo chặt chẽ của ban lãnh đạo công ty kết hợp với sự cố gắng nỗ lực của cán bộ, công nhân viên trong công ty mà đặc biệt là nhờ những cán bộ phòng xuất nhập khẩu vừa năng động vừa nhanh nhạy trong việc tiếp cận và đáp ứng những yêu cầu của công tác hoạt động kinh doanh. Trong kinh doanh xuất nhập khẩu nói chung và trong kinh doanh xuất khẩu hàng dệt may nói riêng, việc tìm kiếm thị trường là rất quan trọng đảm bảo cho hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục và đạt hiệu quả cao. Kinh doanh xuất nhập khẩu vượt ra khỏi biên giới quốc gia nên thị trường càng trở nên phức tạp. Đến nay công ty dệt may Hà Nội đã có quan hệ làm ăn với khoảng trên 20 nước trên thế giới và đang tìm cách mở rộng hơn nữa thị trường quốc tế của mình . a. Tình hình xuất khẩu theo thị trường. Bảng 5 dưới cho biết sự biến động của công ty cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, các nước nhập khẩu sản phẩm của công ty ngày càng tăng lên cả về số lượng và giá trị hợp đồng, bằng chứng là năm 2002 công ty có thêm 5 khách hàng. Điều này khẳng định rõ hơn nữa vị trí và uy tín của công ty để đi đến kí kết các hợp đồng hàng năm . Thị phần luôn luôn là vấn đề mà công ty cần phải quan tâm hàng đầu, thật vậy vào cuối năm 80 đầu năm 90 thì thị trường truyền thống của công ty là Nhật Bản, Pháp, Đức, Italia và Liên Xô, nhưng bắt đầu vào những năm 90 khi Liên Xô tan rã thì mối quan hệ của công ty và Liên Xô cũng thay đổi cho dù công ty đã nối lại quan hệ với Nga nhưng khối lượng và giá trị sản phẩm xuất khẩu sang Nga còn quá nhỏ và không ổn định. Sau khi thị trường truyền thống chủ yếu là Liên Xô không còn nữa, công ty đã chuyển hướng phát triển thị trường sang Châu á và đặc biệt là các nước Châu á Thái Bình Dương và mục tiêu cụ thể đầu tiên là nhật Bản. Kể từ năm 1998 Nhật Bản là khách hàng tiêu thụ sản phẩm với khối lượng và giá trị lớn nhất của công ty. Tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản đang giảm dần từ 11.676.581 USD năm 1997 xuống còn 6.449.635 USD vào năm 2001 và sang năm 2002 xuống còn 3.442,21 USD, nguyên nhân là do cuộc khủng hoảng ở khu vực Đông Nam á là Indonesia và Thái Lan gây ra và các doanh nghiệp Nhật Bản cũng đang đề nghị chính phủ Nhật Bản áp dụng chế độ hạn ngạch đối với hàng dệt may Việt Nam. Nếu đề nghị này được chấp thuận thì đây lại là thêmmột yếu tố làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng dệt của công ty dệt may Hà Nội nói riêng và của hàng dệt may của Việt Nam nói riêng trong tương lai. Bù lại công ty đã phục hồi lại mối quan hệ kinh doanh với Hàn Quốc vào năm 1997 và mối quan hệ này ngày càng được khẳng định: kim ngạch xuất khẩu sang Hàn Quốc năm 2001 là 3.415.774 USD gấp 142.3 lần năm 2000. Từ khi Việt Nam kí hiệp định thương mại với Mỹ thì kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ năm 2001 tăng vọt lên 1.590.107 USD t và bước sang năm 2002 con số này nên mức 14.097.970 USD trong khi đó năm 2000 là 29.769 USD năm 1998 là 16.200 USD và năm 1997 là 591 USD. Bảng 5: Kết quả kinh doanh xuất khẩu theo thị trường của công ty (Theo giá FOB: 1000USD) Năm 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Tổng KNXK 14.137 13.667 14.135 16.745 18.085 23.540,67041 Nhật Bản Đài Loan Cộng hoà Czech Anh Pháp Đức Italia Singgapore Nam Phi Thuỵ Sĩ Hàn Quốc Mỹ Argentina úc Newzeland Hà Lan Nga Rumani Đan Mạch Iran Cuba Hồng Kông Li Băng Canada Thổ nhĩ kỳ Thụy điển Iarael Tiệp 11.676 396 91 355 177 1.207 45 - 40 39 45 0,6 - - - - 39 - - - - - - - - - - - 9.804 1.283 428 1.221 20 506 27 - - - 53 16 3 59 27 - - - - - - - - - - - - - 8.609 1.859 807 1.376 87 619 397 47 724 804 79 1 1 291 - - 35 15 - - - - - - - - - - 8.204 3.002 402 901 97 724 804 79 1 288 24 29 49 21 22 - - - - - - - - - - - - - 6.449 2.005 257 1.431 221 540 - - 245 218 3.415 1.590 - 16 - 266 - 204 364 55 39 493 27 - - - - - 3.442,21 2.175,94 - 1.052,47 0 50,47 - - - - 1.928,98 14.047,97 - - - 45,15661 - - 254.1129 - 10,8675 - 118,46624 10,77126 0,18227 144,3318 115,48 123,2758 (Nguồn : Phòng Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu) b. Tình hình xuất khẩu theo sản phẩm Từ trước năm 1990 Công ty dệt may Hà Nội đã tham gia vào việc xuất khẩu hàng hoá theo hiệp định giữa Nhà Nước Việt Nam với các nước XHCN chủ yếu là Liên Xô và các nướcĐông Âu, sản phẩm lúc đó chỉ là các loại sợi LE 32 cotton chải thô. Công ty được giao kế hoạch xuất khẩu với khối lượng là 2000-3000 tấn /năm. Việc giao sợi và thu tiền là do TEXTIMEX (Liên hiệp các xí nghiệp dệt) đảm nhận. Từ năm 1991 trở lại đây Công ty dệt may Hà Nội hoàn toàn chủ động trong việc xuất khẩu hàng hoá ra thị trường nước ngoài. Sản phẩm chủ yếu của công ty hiện nay trên thị trường nước ngoài là các sản phẩm khăn, sản phẩm may, một phần là sợi, vải, lều. Bảng 6: Doanh thu theo sản phẩm qua các năm (Đơn vị tính : triệu đồng) Sản phẩm 1998 1999 2000 2001 2002 Sợi -Trong nước -Xuất khẩu 191.427 191.418 9 198.305 194.095 4.210 288.429 239.576 48.453 311.781 245.500 66.281 355.889 268.755 87.134 Vải -Trong nước -Xuất khẩu Tính vào sản phẩm khăn 1.967 1.967 - 2.918 2.918 - 7.255 4.608 2.647 8.911 5.686 3.225 Khăn -Trong nước -Xuất khẩu Tính vào sản phẩm lều 30.304 1.479 28.825 36.632 3.126 33.506 52.127 3.276 48.851 55.589 3.360 52.229 SP may -Trong nước -Xuất khẩu 150.393 27.847 122.546 168.121 23.501 144.620 138.974 33.095 105.879 148.842 34.792 114.050 250.103 46.578 203.525 Lều -Trong nước -Xuất khẩu 26.441 3.363 23.048 2.416 0 2.416 816 0 816 0 0 0 0 0 00 ( Nguồn : Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu) Doanh thu sợi tăng nhanh, sợi chủ yếu bán trong nước: 99,99% doanh thu sợi năm 1998 là thu được trong nước; 97,88% vào năm 1999; 83% vào năm 2000 và 78,74% vào năm 2001. Doanh thu khăn tăng đều, khăn tăng chủ yếu là xuất khẩu: kim ngạch xuất khẩu khăn chiếm 95,12% vào năm 1999; 91,47% năm 2000 và 93,72% vào năm 2001. Sản phẩm may chủ yếu cho xuất khẩu nhưng tỷ lệ bán hàng trong nước tăng mạnh từ năm 2000. Năm 1998: 81,48% doanh thu sản phẩm may là do xuất khẩu ; năm 1999 là 86,02%; năm 2000 giảm xuống còn 76,18% và năm 2001 là 76,62 %. Công ty bắt đầu bán lều từ năm 1996 cho tới quý I năm 2000, lều được xuất khẩu chủ yếu vào các nước EU và đối tác sản xuất lều của công ty là một công ty của Hàn Quốc. Tuy nhiên, do nhu cầu lều rất thấp và không phải là một sản phẩm tiêu dùng phổ biến. Doanh thu vải ít tăng trưởng. Hiện tại 90% sản lượng vải Denim của công ty được tiêu thụ trong nước. Công ty dệt may Hà Nội bước vào thị trường mới này vì hiện tại mới chỉ có hai công ty sản xuất vải Denim và thị trường vải Denim rất có tiềm năng. Hanosimex sẽ sớm sản xuất các sản phẩm may bằng vải Denim ( toàn bộ 7 dây chuyền may) và đang đề ra chỉ tiêu xuất khẩu 50% may bằng vải Denim vào thị trường Mỹ. Thông qua mối quan hệ với một số khách hàng cũ , từ quý II năm 2001 công ty bắt đầu sản xuất mũ để xuất khẩu. Chỉ trong 3 quý sản lượng mũ đã là 308.464 chiếc, đạt kim ngạch xuất khẩu là 278.156 USD, trong đó xuất khẩu sang thị trường Mỹ tính theo số lượng là chiếm 66% ( tương đương là 157.386 USD ) còn lại là xuất sang thị trường Hàn Quốc đạt 120.770 USD . Bảng7: Cơ cấu xuất khẩu sản phẩm mũ. Theo thị trường 2001 Tháng 2002 Số lượng(chiếc) Trị giá (USD) Sốlượng(chiếc) Trị giá( USD) Hàn Quốc Mỹ Cuba 103.680 204.784 0 120.770 157.386 0 0 1.718.848 12.000 0 3.098.200,15 7.740 Tổng 308.464 278.156 1.730.848 3.105.940,15 (Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu) 2 Phân tích khả năng cạnh tranh của công ty Hơn 10 năm qua nhờ thực hiện đường lối đổi mới, mở cửa nền kinh tế của Đảng và Nhà Nước, ngành dệt may đã không ngừng phát triển cả về qui mô, năng lực sản xuất, trình độ trang thiết bị, diện mặt hàng, chất lượng sản phẩm.Từ chổ các doanh nghiệp dệt may chỉ lo sản xuất phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong nước và thực hiện một phần theo nghị định thư thương mại với Liên Xô cũ và các nước Đông Âu trên cơ sở kế hoạch Nhà Nước; đến nay sản phẩm dệt may của các doanh nghiệp Việt Nam đã thoả mãn một phần nhu cầu tiêu dùng trong nước và có kim ngạch xuất khẩu lớn sang thị trường khó tính trên thế giới như EU, Nhật Bản, Mỹ,Canada và các thị trường khác . Hiện nay cả nước đã có gần 500 đơn vị tham gia xuất khẩu hàng dệt may nên ở trong nước công ty đã gặp phải sự cạnh tranh khá gay gắt. Về dệt có các đối thủ như dệt Nam Định, dệt Vĩnh Phú, dệt 8/3, dệt Huế, dệt Đà Nẵng, dệt Nha Trang, dệt Thắng Lợi, dệt Thành Công , dệt Thái Tuấn dệt Thăng Long và dệt Đông Xuân. Về may có các công ty như may Thăng Long, may 10, may 20, may 19/5, may Sông Hồng....Nhìn chung các công ty này cạnh tranh về mẫu mã, màu sắc, giá cả đồng thời cạnh tranh trong cả cung cách bán và phục vụ khách hàng. Trong 3 năm trở lại đây trong số Top 10 của hàng Việt Nam chất lượng cao đều có tên sản phẩm của công ty dệt may Hà Nội. Tuy nhiên sản phẩm của công ty vẫn chưa khẳng định được vị trí Top 3. Chính vì thế mà hơn bao giờ hết công ty vẫn phải thu thập thông tin về thị trường bằng mọi phương tiện. Có thể từ thông sơ cấp như qua các hội chợ, từ nhân viên bán hàng tại các đại lý, từ phỏng vấn hoặc từ thông tin thứ cấp như đài, báo, tivi cũng như trên phương tiện công nghệ thông tin . Có thể đánh giá sức cạnh tranh của công ty với các đối thủ trong ngành thông qua rất nhiều thông số và nhiều tỉ lệ, nhưng các đánh giá phổ biến nhất là tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) hoặc tỷ xuất lợi nhuận trên tài sản (ROA). Bảng sau sẽ phân tích khả năng cạnh tranh giữa một số công ty dệt may thuộc tổng công ty dệt may Việt Nam. Bảng8: Các thông số so sánh khả năng cạnh tranh của một số công ty thuộc tổng công ty dệt may Việt Nam (năm 2002) (Đơn vị: tỷ đồng) Công ty Doanh thu Lợi nhuận TSCĐ Vốn CSH Chi phí Tỷ suất lợi nhuận Trên DT Trên CP TrênTS Trên vốn May Chiến Thắng 82.76 1.87865 46.664 11.985 80.88135 0.0227 0.0232 0.04025 0.15675 May Việt Tiến 505 26.5125 140 83.346 478.4875 0.0525 0.0554 0.1894 0.3181 May Mười 169.82 5.2305 92 32.692 164.5795 0.0308 0.0318 0.05685 0.16 May Nhà Bè 152.184 9.344 74 42.2 142.84 0.0614 0.0654 0.12627 0.22142 May Đức Giang 122.75 5.3609 60.8 13.911 117.3891 0.0437 0.04566 0.08817 0.38575 Dệt may Hà Nội 670.492 23 224.18 159.6 647.496 0.0343 0.03552 0.102596 0.1441 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Tổng công ty dệt may Việt Nam 2002) Như vậy nếu so sánh sức cạnh tranh hàng hoá của công ty với các đối thủ cạnh tranh khác trong cùng ngành theo thông số tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thì sản phẩm của công ty có sức cạnh tranh hơn sản phẩm của công ty may Chiến Thắng và công ty may Mười, tuy nhiên sản phẩm của công ty phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt đối với sản phẩm của công ty may Việt Tiến, Công ty may Nhà Bè và công ty may Đức Giang mặc dù các công ty này có quy mô nhỏ hơn công ty dệt may Hà Nội. Vì vậy công ty phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình nhằm nâng cao tỷ xuất lợi nhuận. Các thông số trên nhằm phản ánh tính hiệu quả của công ty trong các sử dụng và điều tiết vốn, chi phí tài sản cố định: khi một đồng vốn (chi phí, hao mòn tài sản cố định) bỏ ra thu về nhiều lợi nhuận thì tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu sẽ cao hơn, chứng tỏ tính hiệu quả trong việc sử dụng đồng vốn đó. Hiệu quả của việc sử dụng đồng vốn và điều tiết các yếu tố đầu vào phụ thuộc vào nhiều nhân tố và được quyết định bằng khả năng sắp xếp, quản lý, điều hành công việc một cách logíc và hợp lý, nói cách khác là phụ thuộc vào lợi thế cạnh tranh của mỗi công ty. Theo kết quả thống kê ở bảng 5, lợi thế cạnh tranh của các công ty là tương đối khác nhau. Chẳng hạn công ty dệt may Hà Nội là công ty có doanh thu lớn nhất nhưng lại chưa thực sự có hiệu quả trong sử dụng vốn và tiết kiệm chi phí; trong khi công ty may Nhà Bè lại có lợi thế hơn hẳn trong tiết kiệm chi phí, công ty may Đức Giang lại có lợi thế trong khả năng điều tiết và sử dụng vốn đầu tư. Từ bảng số liệu ta thấy công ty may Việt tiến là một trong những công ty có tỷ suất lợi nhuận trên tài sản và trên nguồn vốn là cao chứng tỏ tính hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và khả năng tổ chức sắp xếp các yếu tố đầu vào, nguồn nhân lực, khai thác tốt nhất công xuất hoạt động của máy móc thiết bị và đây là yếu tố có thể giảm chi phí giá thành của sản phẩm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty. Chính vì vậy mà doanh thu của công may Việt tiến thấp hơn doanh thu của công ty dệt may Hà Nội tuy nhiên mức tỷ xuất lợi nhuận trên doanh thu của công ty may Việt tiến lại cao hơn công ty dệt may Hà Nội. Ta tiếp tục so sánh sức cạnh tranh của công ty dệt may Hà nội với công ty may Chiến Thắng và công ty may Mười nhận thấy rằng tỷ xuất lợi nhuận trên doanh thu và chi phí của công ty là cao hơn chứng tỏ công ty đã có những ưu thế hơn hẳn trong việc điều tiết các yếu tố chi phí, giảm chi phí trong sản xuất tiêu thụ sản phẩm tạo ra mức lợi nhuận cao và nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên khi xem xét bảng số liệu ta nhận thấy việc sử dụng đồng vốn chủ sở hữu và sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp là chưa hiệu quả, mặc dù công ty may Chiến Thắng có nguồn vốn chủ sở hữu và tài sản cố định thấp hơn công ty dệt may Hà Nội nhưng hiệu quả sử dụng lại cao hơn. Điều này chứng tỏ công ty dệt may Hà Nội chứa dụng tối đa những lợi thế cạnh tranh sẵn có của mình nhiều khi gây thất thoát, láng phí và đây cũng là nguyên nhân dẫn tới việc tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và chi phí của công ty thấp. Như vậy, không hẳn một doanh nghiệp có doanh thu lớn, hay có lợi nhuận lớn thì đã có nghĩa doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác cùng ngành. Điều quan trọng là khả năng kết hợp các nguồn lực sẵn có và các nguồn lực mới trong doanh nghiệp. Nhưng để có được những lợi thế nhất định, công ty dệt may Hà Nội cần phải nỗ lực nhiều hơn trong khâu quản lý, khai thác và kết hợp nguồn lực để sức cạnh tranh của sản phẩm – thể hiện qua tính hiệu quả trong sản xuất được cao hơn. Ngoài ra công ty cũng vấp phải sự cạnh tranh gay gắt từ phía các công ty xuất khẩu dệt may của các nước khác trên thế giới trong đó phải kể đến những sản phẩm dệt may được xuất đi từ Trung Quốc, Malaysia, Băngladesh, mà mạnh nhất là Trung Quốc. Các sản phẩm cạnh tranh từ Trung Quốc đã tác động tới giá bán của công ty điển hình năm 2000 và 2001 công ty đã mất 2 khách hàng lớn mua khăn và sản phẩm may đã chuyển sang Trung Quốc vì có giá cạnh tranh hơn. . Do vậy công ty cần có chiến lược tiếp thị có hiệu quả để duy trì các khách hàng cũ và thu hút thêm khách hàng mới . Nếu xét về mặt chất lượng, hàng dệt may của công ty có bất lợi đó là máy móc thiết bị ngành dệt may của công ty chủ yếu nhập khẩu từ các đối thủ cạnh tranh của mình như: ý, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Trung Quốc..., còn các nguyên liệu chính là các loại sợi, vải.. cũng được nhập khẩu từ các đối thủ cạnh tranh khác như: Thái Lan, Indonesia, Malasia, Trung Quốc...Thêm vào đó , các nước này lại phát triển trước Việt Nam từ 15 – 20 năm, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất hơn, cho n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docR0072.doc
Tài liệu liên quan