Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về bảo hiểm nhân thọ và thị trường bảo hiểm nhân thọ
1.1. Khái quát chung về bảo hiểm nhân thọ
1.1.1. Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm nhân thọ
1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của bảo hiểm nhân thọ
1.1.3. Vai trò của bảo hiểm nhân thọ
1.1.4. Các loại hình bảo hiểm nhân thọ cơ bản
1.2. Thị trường bảo hiểm nhân thọ
1.2.1. Khái niệm
1.2.2. Những đặc trưng cơ bản của thị trường bảo hiểm nhân thọ
1.2.3. Phân loại thị trường bảo hiểm nhân thọ
1.2.4. Vai trò thị trường bảo hiểm nhân thọ trong nền kinh tế nước ta
1.2.5. Kinh nghiệm phát triển thị trường bảo hiểm nhân thọ trong nước và quốc tế
Chương 2: Thực trạng thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt nam trong những năm qua.
2.1 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của thị trường bảo hiểm nhân thọ ở Việt nam.
2.2.Những nhân tố tác động đến thị trường bảo hiểm nhân thọ
2.3. Thực trạng hoạt động thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt nam
2.3.1. Quy mô, tốc độ phát triển
2.3.2. Các chủ thể tham gia thị trường
2.3.3. Các bộ phận cấu thành
2.3.4. Mạng lưới hoạt động
2.3.5. Cơ chế vận hành, điều tiết của thị trường bảo hiểm nhân thọ
2.4. Những kết quả đạt được, tồn tại và nguyên nhân
Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển thị trường bảo hiểm nhân thọ ở Việt nam
3.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển thị trường bảo hiểm Việt nam
3.2. Đánh giá nhu cầu bảo hiểm nhân thọ trên thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt nam
3.3. Một số giải pháp
3.3.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý về kinh doanh bảo hiểm
3.3.2. Đổi mới cơ chế quản lý Nhà nước đối với thị trường bảo hiểm nhân thọ.
3.3.3. Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động thị trường bảo hiểm nhân thọ
3.3.4. Nâng cao năng lực hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm
3.3.5. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền
Danh mục tài liệu tham khảo
122 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1149 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển thị trường bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i BHNT ngay vào thời điểm đó là chưa phù hợp. Điều kiện kinh tế - xã hội Việt Nam thời kỳ đó có nhiều điểm bất lợi, cụ thể:
+ Tỷ lệ lạm phát cao
+ Thu nhập của đại bộ phận dân cư còn thấp
+ Chưa có môi trường để cho công ty BH hoạt động
+ Chưa có môi trường pháp lý trong lĩnh vực BHNT
Bước sang thập kỷ 90 của thế kỷ XX, với chính sách mở cửa nền kinh tế và các biện pháp tháo gỡ khó khăn, lạm phát được khống chế một cách nhanh chóng, đời sống nhân dân được ổn định, từ đó tạo nhu cầu về tham gia bảo hiểm. Để tạo điều kiện cho ngành bảo hiểm phát triển, nhằm phục vụ tốt hơn cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, và góp phần thực hiện chiến lược kinh tế 1991-2000 của đất nước, Chính phủ đã ban hành Nghị định 100/CP, vào ngày 18.12.1993, cho phép thành lập các Công ty bảo hiểm thuộc các thành phần kinh tế khác, chấm dứt sự độc quyền của Bảo Việt trên thị trường, đánh dấu một bước ngoặt lớn trong sự phát triển của ngành bảo hiểm Việt Nam. Ngay trong năm 1994, sau khi ban hành Nghị định 100/CP, một số công ty bảo hiểm được thành lập như PJICO, Bảo Minh, Bảo Long. Nhưng đây đều là các công ty kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ.
Đến năm 1996, trên cơ sở đánh giá các điều kiện để triển khai BHNT được coi là chín muồi ( như thu nhập bình quân đầu người tăng lên rõ rệt, nền kinh tế phát triển tương đối ổn định, dân số nước ta đông), Bộ Tài chính đã ký Quyết định số 281/QĐTC, vào ngày 20/03/1996, cho phép triển khai hai loại hình BHNT đầu tiên ở Việt Nam, đó là: BHNT có thời hạn và bảo hiểm trẻ em. Sau đó, do những yêu cầu về quản lý quỹ BHNT, ngày 22/6/1996 Bộ Tài chính ký Quyết định số 568/QĐ-TCCB thành lập Công ty BHNT là Bảo Việt Nhân Thọ, trực thuộc Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam. Sự ra đời của Bảo Việt Nhân Thọ đánh dấu một bước ngoặt mới trong sự phát triển của ngành bảo hiểm Việt Nam. Khẳng định hướng đi đúng đắn trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Năm 1999 là một dấu mốc quan trọng khác đánh dấu sự phát triển của thị trường BHNT Việt Nam. Với chính sách mở cửa của Đảng và nhà nước ta, đồng thời nhận thức rõ được tiềm năng to lớn của thị trường BHNT Việt Nam, đã có nhiều công ty BHNT nước ngoài đăng ký xin phép được hoạt động ở Việt Nam. Và đến năm 1999, có ba công ty BHNT có vốn đầu tư nước ngoài đã được Nhà nước ta cấp giấy phép hoạt động, đó là: Công ty TNHH BHNT Chinfon-Manulife (hiện nay Chinfon đã bán hết cổ phần cho Manulife và đổi tên thành Công ty TNHH BHNT Manulife), Công ty TNHH BHNT Bảo Minh-CMG (là liên doanh giữa Bảo Minh và tập đoàn CMG), và Công ty BHNT Prudential UK.
Đến năm 2000, một công ty BHNT 100% vốn đầu tư nước ngoài nữa được phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam, đó là Công ty bảo hiểm Quốc tế Mỹ (AIA). Như vậy, có thể nói đến lúc này, thị trường BHNT Việt Nam thực sự được hình thành. Sự cạnh tranh không phải diễn ra giữa các công ty trong nước như trong bảo hiểm phi nhân thọ, mà là sự cạnh tranh quyết liệt giữa các công ty có vốn đầu tư nước ngoài.
2.1.3. Giai đoạn từ năm 2001 đến nay
Đây là giai đoạn mà đất nước tiếp tục thời kỳ đổi mới, cải cách kinh tế đi vào chiều sâu và đạt được nhiều thành quả quan trọng. Kinh tế phát triển ổn định, tăng trưởng đạt bình quân 6,9%, lạm phát một con số. Đời sống dân cư được cải thiện rõ rệt, thu nhập bình quân đầu người tăng từ 300 USD năm 1996 lên 430 USD năm 2001 và trên 500 USD năm 2003. Đây là những điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi thúc đẩy thị trường BHNT Việt Nam phát triển.
Đồng thời, để tạo điều kiện cho ngành bảo hiểm Việt Nam phát triển một cách bền vững, tại Quốc hội khoá X kỳ họp thứ 8 của nước CHXHCN Việt Nam đã thông qua Luật kinh doanh bảo hiểm và Luật này có hiệu lực từ ngày 1.4.2001, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam, trong đó có BHNT.
Bên cạnh Bảo Việt Nhân thọ và bốn công ty BHNT có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập từ năm 2000 trở về trước, thị trường BHNT Việt Nam tính đến cuối năm 2005 còn có thêm hai công ty mới và đều là công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài, đó là: Công ty TNHH BHNT Prévor, và công ty TNHH BHNT ACE. Có thể nói thị trường BHNT Việt Nam đang từng bước hội nhập với thị trường BHNT khu vực và trên thế giới.
2.2. các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường BHNT trong những năm vừa qua
2.2.1. Điều kiện kinh tế
Giai đoạn từ năm 1996, khi Bảo Việt triển khai sản phẩm BHNT đầu tiên, đến nay là giai đoạn mà tình hình kinh tế-xã hội Việt Nam tiếp tục phát triển và ổn định sau những năm đầu mở cửa và cải cách, nền kinh tế đã đạt được các chỉ tiêu phát triển đề ra. Chỉ số giá tiêu dùng gia tăng, nhưng không vượt quá hai con số, vì vậy không ảnh hưởng lớn đến sản xuất, đến đời sống dân cư và các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Đây là những điều kiện tiền đề hết sức quan trọng cho sự phát triển của thị trường BHNT trong giai đoạn này cũng như những năm về sau. Một số chỉ tiêu kinh tế quan trọng có thể kể đến đó là:
2.2.1.1 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
GDP trong giai đoạn này có sự tăng trưởng mạnh. Số liệu bảng 2.1 cho thấy, nếu như năm 1995 GDP của Việt Nam là 228,92 nghìn tỷ đồng, thì đến năm 2004 con số này đạt 362,1 nghìn tỷ đồng (theo giá so sánh năm 1994). So với năm 2003, GDP năm 2004 tăng 7,7%, đây là mức tăng trưởng GDP cao nhất kể từ năm 1997.
Bảng 2.1: GDP và tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 1994-2004
Năm
1995
1999
2000
2001
2002
2003
2004
GDP (nghìn tỷ đồng)
228,92
399,94
441,64
481,29
535,67
605,58
652,21
Tốc độ tăng (%)
8,8
4,8
6,8
6,9
7,1
7,3
7,7
(Nguồn: Báo cáo phát triển Việt Nam năm 2005-Nhóm các nhà Tài trợ)
Ngoài ra, nếu xét GDP theo cơ cấu ngành, số liệu bảng 2.2 cho thấy, tỷ trọng trong GDP và tốc độ tăng trưởng của nhóm ngành công nghiệp - xây dựng là cao nhất và có xu hướng ngày càng tăng, kể cả về tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng. Điều này cho thấy sự thay đổi cơ cấu kinh tế ở nước ta theo hướng công nghiệp hoá.
Bảng 2.2: GDP theo ngành giai đoạn 1999-2003
Đơn vị: Nghìn tỷ đồng
Năm
1999
2000
2001
2002
2003
2004
Tổng GDP
399,94
441,64
481,29
535,67
605,58
652,21
Phân ngành:
- Nông lâm ngư nghiệp
101,723
108,356
111,85
123,38
132,19
137,28
- Công nghiệp và xây dựng
137,959
108,356
183,51
206,19
241,93
272,01
- Dịch vụ
160,26
171,07
185,92
206,09
231,46
242,92
(Nguồn: Báo cáo Phát triển Việt Nam 2005 - Nhóm Tư vấn các Nhà Tài trợ)
Sự tăng trưởng GDP cho thấy năng lực sản xuất kinh doanh của Việt Nam đã được tăng lên và là cơ sở để tăng mức sống dân cư.
2.2.1.2 Thu nhập dân cư
Thu nhập bình quân đầu người của các tầng lớp dân cư đều được cải thiện trong những năm gần đây. Nếu năm 1994, thu nhập bình quân năm tính trên mỗi đầu người là 2.017.300 đồng, đến năm 1999 con số này là 3.540.000 đồng (Số liệu bảng 2.3). Mức tăng thu nhập dân cư bình quân giai đoạn 1994-1999 là 11,2%. Năm 2000 thu nhập bình quân đầu người có sự tăng mạnh, đạt con số 5.688.700 đồng, tăng 60,70% so với năm 1999. Những năm sau đó, cùng với tăng GDP, thu nhập bình quân đầu người tiếp tục tăng, và đến năm 2004 ước tính xấp xỉ 8.000.000 đồng. Tuy nhiên, có một thực tế là khoảng cách thu nhập giữa thành thị và nông thôn luôn có khoảng cách lớn, năm 1994 là 2,5 lần, năm 1999 là 3,69 lần, và giai đoạn 2001 - 2002 là khoảng 2,2 lần.
Mức sống nâng cao đã giúp cho người dân Việt Nam bắt đầu có tích luỹ và sử dụng tiền tích luỹ tái đầu tư trở lại nền kinh tế. Trong đó BHNT là một trong những kênh người dân có thể lựa chọn để đầu tư. Đây là cơ sở kinh tế quan trọng cho sự phát triển của BHNT.
2.2.1.3 Đầu tư phát triển
Để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trong những năm qua kể từ khi mở cửa nền kinh tế, Việt Nam đã có nhiều biện pháp tích cực nhằm huy động vốn đầu tư phát triển từ tất cả các nguồn, nội lực cũng như ngoại lực. Tính đến năm 2004, vốn đầu tư phát triển đạt 258,7 nghìn tỷ đồng, bằng 103,8% kế hoạch năm và tăng 17,7% so với năm 2003. Trong tổng số, vốn Nhà nước chiếm 56%, vốn ngoài quốc doanh chiếm 26,9%, và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm 17,1% (Biểu đồ 2.1).
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu Đầu tư Phát triển
Năm 2004, có 679 dự án đầu tư nước ngoài được cấp giấy phép với tổng số vốn đăng ký là 2,08 tỷ USD. Nếu tính cả các dự án tăng thêm vốn trong năm thì tổng vốn FDI là 4,1 tỷ USD. Vốn ODA đạt hơn 3,2 tỷ USD. Các nước đăng ký vốn FDI lớn nhất là: Đài Loan, 142 dự án, vốn đăng ký 424,5 triệu USD; Hàn Quốc, 154 dự án, vốn đăng ký 335,9 triệu USD; Nhật Bản, 57 dự án, vốn đăng ký 222 triệu USD.
Việc tăng vốn đầu tư phát triển của cả nước trong những năm qua, đặc biệt là đối với các nguồn vốn đầu tư nước ngoài, là những cơ hội để tăng năng lực sản xuất, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập của người dân.
2.2.2. Điều kiện văn hoá xã hội
2.2.2.1. Dân số
Là một trong số những quốc gia có dân số đông nhất thế giới, Việt Nam có tiềm năng rất lớn về BHNT. Mặc dù trong những năm gần đây dân số nước ta tiếp tục tăng, nhưng tốc độ tăng đã được kiểm soát, luôn thấp hơn 1,5% (bảng 2.3). Đến cuối năm 2004 dân số Việt Nam ước đạt 82 triệu người. Hiện nay, nước ta là một trong những nước đông dân trên thế giới: Dân số Việt Nam đứng thứ 3 khu vực Đông Nam á, đứng thứ 7 Châu á, và đứng thứ 12 thế giới. Thế nhưng số người tham gia BHNT mới khoảng hơn một triệu người, so với các nước trong khu vực và trên thế giới thì còn rất ít.
Bảng 2.3: Dân số và tăng trưởng dân số
Năm
1999
2000
2001
2002
2003
2004 (ước)
Dân số (Triệu Người)
76,597
77,635
78,686
79,727
80,902
82,000
Tốc độ tăng (%)
1,51
1,36
1,35
1,32
1,47
1,01
(Nguồn: Báo cáo Phát triển Việt Nam 2005 - Nhóm Tư vấn các Nhà Tài trợ).
Trong những năm qua dân số nước ta phát triển với tốc độ khá cao, nên những năm tới cơ cấu dân số sẽ ngày càng già đi. Ngoài ra, cùng với sự phát triển kinh tế, đời sống người dân ngày càng được cải thiện, tuổi thọ do đó tăng lên, đến nay tuổi thọ bình quân của Việt Nam đã đạt mức trung bình của thế giới (khoảng 70 tuổi). Đây là những điều kiện thuận lợi thu hút sự tham gia của người mua sản phẩm BHNT. Đặc biệt các sản phẩm bảo hiểm tích luỹ tử kỳ, niên kim nhân thọ sẽ có nhiều triển vọng tăng trưởng.
2.2.2.2. Giáo dục
Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn về giáo dục trong những năm vừa qua. Số lượng học sinh đi học phổ thông niên học 2002- 2003 tăng gần 1,5 lần so với niêm học 1986 - 1987. Khối trung học chuyên nghiệp tăng hơn 2,6 lần, khối cao đẳng và đại học tăng 12,4 lần. Về cơ bản đến nay Việt Nam đã thực hiện xong phổ cập giáo dục tiểu học và đang từng bước nâng cao tình độ dân trí. Thực tế này cho thấy truyền thống hiếu học của dân tộc ta và cũng cho thấy tiềm năng của BHNT trong những năm tới đối với các sản phẩm bảo hiểm giáo dục như An sinh giáo dục.
2.2.2.3. Văn hoá
Việt Nam là một nước ở phương Đông, chịu ảnh hưởng to lớn của Nho giáo, gia đình và tình cảm ruột thịt luôn được người Việt Nam hết sức coi trọng. Với tinh thần tương thân, tương ái, lá lành đùm lá rách, chia sẻ ngọt bùi, mỗi người dân Việt nam luôn sẵn lòng chia sẻ những khó khăn mà đồng bào phải gánh chịu. Có thể nét đặc trưng văn hoá này sẽ tạo nên một thị trường BHNT hết sức hấp dẫn ở Việt nam, bởi vì BHNT là sự biểu lộ sâu sắc trách nhiệm và tình thương bao la đối với người thân và gia đình. Hơn nữa, người Việt Nam còn có nét đặc trưng về tính cách đó là tiết kiệm, “lo xa” về bảo đảm cuộc sống cho mình và cho người thân trong tương lai. Trong khi đó, BHNT là một công cụ hữu hiệu để giải quyết những vấn đề này.
2.2.3. Công nghệ thông tin
Thế kỷ XX có thể nói là thể kỷ của khoa học kỹ thuật, với sự ra đời của hàng loạt các phát minh sáng chế, làm cho lĩnh vực khoa học kỹ thuật có những bước phát triển nhảy vọt. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã thúc đẩy các nền kinh tế của các quốc gia phát triển với một tốc độ nhanh chưa từng có. Khoa học kỹ thuật đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp của nền kinh tế. ở Việt Nam nhờ tăng cường đầu tư hợp tác, chuyển giao khoa học công nghệ mà lĩnh vực này đã hoạt đạt được những bước phát triển nhất định trong thời gian qua. Đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật số, cáp quang, kỹ thuật khai thác và xử lý thông tinHệ thống thông tin quốc gia Việt Nam ngày nay đã đủ mạnh để hoà nhập vào mạng lưới viễn thông khu vực và thế giới, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Trình độ công nghệ thông tin Việt Nam đã bước đầu phát triển sang các lĩnh vực in ấn, thông tin, Internet, thương mại điện tử và công nghệ phần mềm
Việc ứng dụng công nghệ thông tin cho phép các DNBH:
- Vi tính hoá quá trình dịch vụ và giảm bớt tính cồng kềnh của cơ cấu tổ chức tổ chức doanh nghiệp bảo hiểm theo mô hình “doanh nghiệp thông tin”, đa dạng hoá kênh phân phối và hình thức dịch vụ, tạo ra cơ sở chung phục vụ nhu cầu lưu trữ tra cứu và phân tích, từ đó cho phép thay đổi mô hình tổ chức theo hướng gọn nhẹ chuyên môn hoá cao.
- Cho phép DNBH tăng cường dịch vụ khách hàng bằng các dịch vụ phụ trợ kỹ thuật cao, phục vụ khách hàng nhanh chóng, thường xuyên.
- Cho phép DNBH cá nhân hóa các dịch vụ bảo hiểm qua Internet đáp ứng nhu cầu cá nhân.
- Phát triển của công nghệ thông tin ảnh hưởng tới tổ chức DNBH và cách thức trao đổi thông tin. Do hệ thống thông tin hỗ trợ các quá trình trao đổi thông tin đa chiều các bộ phận trong DNBH và với khách hàng qua hệ thống mạng nên các khái niệm về không gian (như khoảng cách giữa các phòng ban), thời gian trong trao đổi thông tin bị xoá nhoà. Điều này dẫn tới việc thay đổi cơ cấu tổ chức của DNBH và cách thức mà doanh nghiệp quan hệ với khách hàng. Như vậy thay cho việc các doanh nghiệp bảo hiểm phải thành lập nhiều công ty chi nhánh để mở rộng hệ thống phân phối trên các điạ bàn với cơ cấu tổ chức cồng kềnh thì với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin DNBH chỉ cần thành lập các bộ phận chuyên quản lý để bán sản phẩm và phụ vụ khách hàng. Các hoạt động hạch toán kế toán quản lý hợp đồng được thực hiện tập trung. Mô hình quản lý này sẽ giảm thiểu hoạt động trùng lặp, tăng cường chuyên môn hoá, tăng cường chỉ đạo theo định hướng chiến lược phát triển và nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí hoạt động. Nhờ vậy, DNBH có thể thay đổi mô hình nhiều cấp sang mô hình ít cấp hoặc mô hình sao với sự trao đổi thông tin đa chiều giữa các bộ phận. Điều này góp phần giảm bớt các cấp quản lý trung gian vỗn chỉ thực hiện chức năng tổng hợp báo cáo thông tin trình lãnh đạo ra quyết định.
Ngoài ra sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, tin học cũng gây biến đổi thói quen tiêu dùng của khách hàng. Khách hàng có nhu cầu tìm hiểu thông tin và đòi hỏi được cung cấp dịch vụ qua các phương tiện thông tin hiện đại như qua Internet, qua điện thoại, email; được cung cấp dịch vụ tài chính tổng hợp như bảo hiểm- đầu tư- thanh toán Do vậy, đây là cơ hội để các doanh nghiệp bảo hiểm triệt để ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật, đáp ứng tốt nhu cầu mới khách hàng thực hiện cạnh tranh.
2.2.4. Mở cửa và hội nhập kinh tế
Mở cửa và hội nhập là xu thế tất yếu để phát triển của bất cứ quốc gia nào trên thế giới hiện nay. Việc mở cửa nền kinh tế ở nước ta trong những năm qua đã tạo ra nhiều cơ hội cho các lĩnh vực, các ngành nghề, trong đó có lĩnh vực bảo hiểm và BHNT. Sự tham gia vào thị trường BHNT Việt Nam của các doanh nghiệp BHNT nước ngoài lớn, có tiềm năng tài chính hùng mạnh, có kinh nghiệm trong kinh doanh BHNT như AIA, Prudential..., đã tạo tiền đề cho sự phát triển nhanh chóng của thị trường BHNT Việt Nam, thúc đẩy thị trường phát triển.
Mở cửa và hội nhập cũng đang góp phần tạo ra những thay đổi trong cách nghĩ, cách làm của người dân Việt Nam. Thay vào việc trông chờ bao cấp của Nhà nước, người dân phải học cách tự lo cho mình, và du nhập tập quán tham gia bảo hiểm là một cách nghĩ tích cực.
2.2.5. Môi trường pháp lý và chính sách của Nhà nước về kinh doanh bảo hiểm
Trong suốt thời kỳ từ năm 1965 đến năm 1993, Nhà nước thực hiện độc quyền về kinh doanh bảo hiểm với một doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) duy nhất là Bảo Việt, vừa tiến hành hoạt động kinh doanh bảo hiểm, vừa thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về bảo hiểm. Do hoạt động trong điều kiện bao cấp nên vai trò của bảo hiểm trong sự nghiệp pháp triển kinh tế xã hội còn hạn chế. Thực hiện chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, ngày 18/12/1993, Chính phủ đã ban hành Nghị định 100/CP về kinh doanh bảo hiểm, tạo tiền đề pháp lý quan trọng cho sự phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam nói chung, thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam nói riêng.
Mục tiêu quan trọng của Nhà nước khi ban hành Nghị định 100/CP năm 1993 đó là: tạo ra một thị trường bảo hiểm thực sự ở Việt Nam, xoá bỏ sự độc quyền của Bảo Việt, tách chức năng quản lý Nhà nước với chức năng kinh doanh, phù hợp với chủ trương chung là phát triển kinh tế Việt Nam theo hướng thị trường, đáp ứng các nhu cầu về bảo hiểm phát sinh, đặc biệt khi xoá bỏ cơ chế bao cấp của Nhà nước.
Xuất phát từ các mục tiêu trên, hai nội dung quan trọng của Nghị định 100/CP năm 1993 cần được nhắc tới, đó là: Thứ nhất, cho phép thành lập các doanh nghiệp bảo hiểm khác được kinh doanh trên thị trường bên cạnh Bảo Việt; và thứ hai, Bộ tài chính là cơ quan Chính phủ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về kinh doanh bảo hiểm. Trên cơ sở đó, Bộ tài chính đã thành lập Phòng quản lý Nhà nước về kinh doanh bảo hiểm, trực thuộc Vụ Tài chính các Ngân hàng và tổ chức tài chính với các chức năng:
- Quản lý Nhà nước về kinh doanh bảo hiểm
- Quản lý tài chính các DNBH bảo hiểm
- Chủ quản các DNBH Nhà nước
Sau khi ban hành Nghị định 100/CP, tạo cơ sở pháp lý ban đầu cho sự hình thành và phát triển của thị trường bảo hiểm, nhận thức rõ tầm quan trọng của việc duy trì thị trường phát triển lành mạnh, ổn định và bền vững, Bộ Tài chính đã có nhiều nỗ lực để tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý về kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam. Ngày 9/12/2000 Luật kinh doanh bảo hiểm đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua.
Trên cơ sở Luật kinh doanh bảo hiểm, ngày 1/8/2001 Chính phủ đã ban hành Nghị định 43/2001/NĐ-CP quy định về chế độ tài chính đối với DNBH và môi giới bảo hiểm, và ngày 28/8/2001 Bộ Tài chính ban hành Thông tư 72/2001/TT-BTC về hướng dẫn thực hiện Nghị định 43/2001/NĐ-CP. Tính cho đến thời điểm này, bên cạnh Luật kinh doanh bảo hiểm, Việt Nam còn có một hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành bao gồm 5 Nghị định và nhiều thông tư, quyết định, đáp ứng nhu cầu quản lý Nhà nước.
Một dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam cần được kể tới đó là năm 2003, khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 175/2003/QĐ-TTg về việc phê duyệt "Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam từ năm 2003 đến năm 2010" với các mục tiêu: “Phát triển thị trường bảo hiểm toàn diện, an toàn lành mạnh nhằm đáp ứng nhu cầu bảo hiểm cơ bản của nền kinh tế và dân cư, bảo đảm cho các tổ chức, cá nhân được thụ hưởng những sản phẩm bảo hiểm đạt tiêu chuẩn quốc tế; thu hút các nguồn lực trong nước và nước ngoài cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội; nâng cao năng lực tài chính, kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh bảo hiểm, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh và hội nhập quốc tế”.
Nhìn chung cho đến nay, về cơ bản các văn bản pháp luật về kinh doanh bảo hiểm đã được hình thành tương đối hoàn chỉnh, từng bước đi vào cuộc sống và phát huy được những tác dụng tích cực của nó. Hệ thống các văn bản pháp quy này đáp ứng được yêu cầu phát triển thị trường bảo hiểm và là công cụ quan trọng giúp cho việc quản lý thị trường bảo hiểm phát triển an toàn hiệu quả. Đồng thời, công tác quản lý Nhà nước cũng được đổi mới theo hướng hạn chế dần sự can thiệp hành chính vào hoạt động của doanh nghiệp, tăng quyền tự chủ và trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc thực hiện thực thi pháp luật. Việc giám sát của Nhà nước dựa trên các chỉ tiêu tài chính, kinh tế khách quan, chú trọng bảo đảm khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người tham gia bảo hiểm. Năng lực tổ chức, cán bộ và bộ máy cơ quan quản lý Nhà nước về kinh doanh bảo hiểm đã được củng cố, nâng cao, tạo tiền đề quan trọng cho sự phát triển lâu dài và lành mạnh của thị trường.
2.3 . Thực trạng thị trường BHNT Việt Nam trong những năm vừa qua
2.3.1. Quy mô, tốc độ phát triển
Trong những năm qua, thị trường BHNT Việt Nam có sự gia tăng mạnh mẽ về quy mô như: tăng số lượng các công ty bảo hiểm, tăng doanh thu phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm và số lượng hợp đồng bảo hiểm.
Về số lượng công ty bảo hiểm
Kể từ năm 1996, khi Bộ Tài chính ký Quyết định số 568/QĐ-TCCB thành lập Công ty BHNT là Bảo Việt Nhân Thọ, trực thuộc Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam, cho đến nay trên thị trường đã có tất cả 7 công ty BHNT (Bảng 2.4). Đặc biệt, trừ Bảo Việt Nhân Thọ là doanh nghiệp Nhà Nước, tất cả các công ty còn lại đều là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Nhận thấy BHNT là một lĩnh vực mới mẻ và có kỹ thuật bảo hiểm phức tạp, Chính phủ sớm có định hướng nhanh chóng mở cửa thị trường BHNT. Trên cơ sở Điều 2, mục 1 và 3 của Nghị định 100/CP về việc cho phép thành lập công ty bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam, năm 1999 có tới 3 công ty BHNT nước ngoài được cấp giấy phép hoạt động tại Việt Nam, đó là: Công ty TNHH BHNT Manulife (Việt Nam), Công ty TNHH BHNT Bảo Minh-CMG, Công ty TNHH BHNT Prudential Việt Nam. Năm 2000, một công ty nữa được thành lập là Công ty bảo hiểm quốc tế Mỹ (AIA).
Bảng 2.4: Các DNBH nhân thọ đang hoạt động ở Việt Nam (2005).
TT
Tên doanh nghiệp
Năm triển khai
Xuất xứ
Hình thức sở hữu
Vốn điều lệ ban đầu
Vốn điều lệ (2004)
1
Bảo hiểm Nhân Thọ Việt Nam (Bảo Việt)
1996
Việt Nam
Nhà nước
779 tỷ VNĐ
1.500 tỷ đ
2
Công ty TNHH Manulife (Việt Nam)
1999
Canada
100% vốn nước ngoài
5 triệu USD
10 triệu USD
3
Công ty TNHH BHNT Bảo Minh – CMG
1999
Việt Nam và úc
Liên doanh
2 triệu USD
10 triệu USD
4
Công ty TNHH BHNT Prudential Việt Nam
1999
Anh
100% vốn nước ngoài
14 triệu USD
75 triệu USD
5
Công ty bảo hiểm quốc tế Mỹ
2000
Mỹ
100% vốn nước ngoài
5 triệu USD
11,5 triệu USD
(Nguồn: Vụ Bảo hiểm- Bộ Tài chính)
Còn nếu tính đến năm 2005, thị trường BHNT Việt Nam có thêm 2 công ty được thành lập: Công ty TNHH BHNT ACE, Công ty TNHH BHNT Prévoir. Có thể nói thị trường BHNT Việt Nam đã có mặt đầy đủ các công ty BHNT hàng đầu đại diện cho các nước có thị trường BHNT phát triển nhất thế giới như Anh, Pháp, Mỹ, Canada.
Về doanh thu phí bảo hiểm
Trong những năm qua doanh thu phí BHNT luôn đạt được tốc độ tăng trưởng cao, đặc biệt vào những năm đầu mới triển khai.
Bảng 2.5: Doanh thu phí bảo hiểm của thị trường BHNT
Năm
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
Doanh thu phí (tỷ đồng)
1
11
203
484
1.290
2.778
4.368
6.563
7.611
Tốc độ tăng trưởng (%)
-
106
1.745
138
166
115
57
50
16
Đóng góp vào GDP (%)
0,00035
0,01
0,0 6
0,12
0,29
0,56
0,81
1,09
1,07
(Nguồn: Vụ bảo hiểm, Bộ tài chính )
Số liệu bảng 2.5 cho thấy, năm 1996 khi Bảo Việt mới bắt đầu triển khai BHNT, doanh thu phí mới chỉ đạt xấp xỉ một tỷ đồng, đến năm 1997 con số này là 11 tỷ đồng, tăng 106% so với năm 1996. Đặc biệt năm 1998, phí bảo hiểm toàn thị trường đạt tốc độ tăng cao nhất là 1.745% so với năm trước. Thực tế này khẳng định việc triển khai BHNT trên thị trường Việt Nam của Bảo Việt là đúng đắn. Năm 2000, do có sự tham gia trên thị trường của 4 công ty bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài là Manulife, Bảo Minh-CMG, Prudential và AIA, doanh thu phí toàn thị trường đạt 1.290 tỷ đồng, tăng 166% so với năm trước. Ngoài ra, đóng góp doanh thu phí của thị trường BHNT vào GDP Việt Nam cũng tăng qua các năm. Nếu như năm 1996 tỷ trọng đóng góp này là 0,00035% thì đến năm 2004 là 0,56%. Nếu so sánh về mặt số tương đối thì con số này không phải là lớn, nhưng nếu xét về số tuyệt đối thì mức tăng này là khá lớn vì nó được tính so với GDP của một nước.
Sự phát triển mạnh mẽ của thị trường BHNT Việt Nam trong thời gian qua đã làm tăng vị thế của ngành bảo hiểm, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế-xã hội chung của đất nước. Điều này được thể hiện qua số lượng hợp đồng bảo hiểm và số tiền bảo hiểm đã được ký kết, số lượng công ăn việc làm đã được tạo ra, nguồn vốn đầu tư thị trường BHNT cung cấp cho nền kinh tế
Số lượng hợp đồng bảo hiểm, số tiền bảo hiểm và chi trả bảo hiểm
Thời gian qua, một số lượng lớn hợp đồng BHNT đã được ký kết với những hợp đồng có số tiền bảo hiểm lên tới hàng tỷ đồng. Rõ ràng đây là công cụ hữu hiệu được người dân lựa chọn để đối phó với những khó khăn tài chính do rủi ro gây nên, hoặc tiết kiệm để dành cho những dự tính quan trọng trong tương lai như tạo vốn làm ăn, cho con học hành, sinh sống tuổi già Năm 1996 khi Bảo Việt mới triển khai thí điểm BHNT tại một số tỉnh thành, kết quả đạt được dừng lại ở những con số rất khiêm tốn: Khai thác được 1.200 hợp đồng bảo hiểm với tổng doanh thu phí xấp xỉ một tỉ đồng. Nhưng ngay sau đó một năm, số lượng hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực đến cuối năm 1997 đã là gần 1,6 triệu hợp đồng với số tiền bảo hiểm gần 1.300 tỷ đồng. Đến năm 2003 và năm 2004 (số liệu bảng 2.6), tổng số hợp đồng bảo hiểm còn hiệu lực đã lên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 8457.doc