MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
MỞ ĐẦU 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ODA 8
1.1. Những vấn đề lý luận chung về ODA 8
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của nguồn vốn ODA 8
1.1.1.1 Khái niệm 8
1.1.1.2. Đặc điểm của nguồn vốn ODA 9
1.1.2. Phân loại nguồn vốn ODA 11
1.1.2.1 Theo hình thức cung cấp: 11
1.1.2.2. Theo phương thức cung cấp: 11
1.1.2.3. Theo Nhà tài trợ 12
1.1.2.4. Căn cứ theo mục đích 12
1.1.2.5. Căn cứ theo điều kiện 12
1.2. Vai trò của nguồn vốn ODA trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010 của Việt Nam 13
1.2.1. ODA là một nguồn vốn có vai trò quan trọng đối với nhiệm vụ xây dựng cơ sở kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, tăng trưởng kinh tế và phát triển nông thôn 13
1.2.2. Nguồn vốn ODA giúp cho Việt Nam điều chỉnh cơ cấu kinh tế, cải cách hành chính, hỗ trợ xây dựng chính sách và thể chế 15
1.2.3. Nguồn vốn ODA giúp cho Việt Nam phát triển con người 16
1.2.4. ODA với các chương trình cứu trợ khẩn cấp 17
1.3. Tình hình thu hút nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Việt Nam từ 1993 đến năm 2005 18
1.3.1. Khung pháp lý cơ bản cho hoạt động thu hút vốn ODA tại Việt Nam 18
1.3.2. Khối lượng vốn cam kết, ký kết, thực hiện 19
1.3.3. Phân bổ vốn ODA ký kết theo đối tác 22
1.3.4. Phân bổ vốn ODA theo Ngành, lĩnh vực 23
1.3.5. Phân bổ vốn ODA theo lãnh thổ 26
1.3.6. Nhận xét chung 28
1.3.6.1. Thành tựu 28
1.3.6.2. Tồn tại và nguyên nhân 30
1.4. Kinh nghiệm của một số quốc gia trong thu hút vốn ODA 34
1.4.1. Xu thế tổng nguồn ODA của Thế giới 34
1.4.2. Kinh nghiệm thu hút ODA của một số quốc gia 36
CHƯƠNG 2 38
2.1.3. Quan hệ hợp tác quốc tế của ngành BCVT Việt Nam với các nước trên thế giới. 38
2.1.3.1. Hợp tác đa phuong 38
2.1.3.2. Hợp tác song phuong 41
2.1.3.3. Hợp tác kinh tế quốc tế trong khu vực và liên khu vực 42
2.2. Khái quát tình hình thu hút vốn ODA Ngành BCVT Việt Nam giai đoạn 1993- 2005 43
2.2.1. Nguồn vốn ODA không ngừng tăng lên qua các năm 44
2.2.2. Hình thức tài trợ ngày càng mở rộng và phong phú 44
2.2.3. Các Nhà tài trợ chủ yếu 45
2.2.3.1. Nhà tài trợ Pháp 45
2.2.3.2. Nhà tài trợ Nhật Bản 46
2.2.3.3. Nhà tài trợ Thụy Điển 47
2.2.4. Chương trình, dự án ODA từ các Nhà tài trợ khác (cả song phương và đa phương) 48
2.3. Thu hút ODA vào ngành BCVT Việt Nam từ 1993 đến năm 2005 50
2.3.1. Quy trình thu hút vốn ODA tại Tập đoàn Bưu chính viễn thông - VNPT 50
2.3.2. Thực trạng thu hút vốn ODA từ năm 1993 đến hết năm 2006 52
2.3.2.1. Các Nhà tài trợ chủ yếu 52
2.3.2.2. Tiến độ thực hiện dự án 55
2.3.2.3. Trình độ chuyên gia thực hiện các dự án ODA 58
2.3.2.4. Nhà cung cấp thiết bị 58
2.3.2.5. Giá cả thiết bị, dịch vụ tư vấn 59
2.4. Nhận xét chung về công tác thu hút vốn ODA vào ngành BCVT Việt Nam thông 61
2.4.1. Những kết quả đạt được 61
2.4.1.1. Nguồn vốn ODA hỗ trợ về vốn bổ sung cho Ngành BCVT 61
2.4.1.2. Nguồn vốn ODA đóng góp tích cực cho sự phát triển kết cấu hạ tầng của Ngành BCVT. 63
2.4.1.3. Nguồn vốn ODA mở đường đưa công nghệ BCVT tiên tiến của thế giới vào Việt Nam 64
2.4.1.4. Nguồn vốn ODA góp phần vào phát triển nguồn nhân lực 65
2.4.2. Một số tồn tại và nguyên nhân 67
2.4.2.1. Những tồn tại 67
2.4.2.2. Nguyên nhân 69
CHƯƠNG 3: 75
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT 75
VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN HỖ TRỢ 75
PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA) VÀO NGÀNH 75
BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM 75
3.1. Định hướng, chiến lược phát triển Bưu chính viễn thông và sự cần thiết tiếp tục tăng cường thu hút vốn ODA cho phát triển BCVT 75
3.1.1. Chiến lược phát triển BCVT đến năm 2010 75
3.1.1.1. Quan điểm phát triển 75
3.1.1.2. Mục tiêu của chiến lược 75
3.1.1.3. Định hướng phát triển các lĩnh vực 76
3.1.2. Sự cần thiết tiếp tục tăng cường thu hút vốn ODA cho phát triển BCVT 78
3.2. Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường thu hút nguồn vốn ODA vào ngành BCVT Việt Nam 84
3.2.1. Các giải pháp chung 84
3.2.1.1. Chính sách hài hòa thủ tục 84
3.2.1.2. Tăng cường đào tạo cán bộ về nhận thức và trình độ chuyên môn 86
3.2.1.3. Giảm thiểu các ràng buộc khi đàm phán về nội dung các điều ước quốc tế 88
3.2.1.4. Đẩy mạnh tốc độ giải ngân 88
3.2.2. Các giải pháp cụ thể của Ngành 89
3.2.2.1. Chủ động lựa chọn các dự án tốt đưa vào quy hoạch đăng ký tài trợ hàng năm của Tập đoàn BCVT Việt nam. 89
3.2.2.2. Đẩy mạnh, tăng cường công tác vận động, tranh thủ tìm kiếm các nguồn tài trợ cả song phương lẫn đa phương 90
3.2.2.3. Công tác nghiên cứu tiền khả thi và khả thi của Ngành cần được quan tâm đúng mức 92
3.2.2.4. Các giải pháp đối với hoạt động của Ban QLDA của Ngành BCVT 93
3.2.2.5. Đẩy nhanh tiến trình thẩm định dự án, phê duyệt công tác đấu thầu, giải phóng mặt bằng v.v đối với một số dự án trọng điểm. 96
3.2.2.6. Nhanh chóng tháo gỡ các vướng mắc về điều kiện tài chính, tín dụng 98
3.2.2.7. Thành lập một tổ chuyên trách về đánh giá hậu dự án tại Tập đoàn Bưu chính viễn thông 101
108 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1823 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA vào ngành bưu chính viễn thông Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i với chương trình dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Bưu chính Viễn thông, trong đó có ít nhất một bộ gốc, tất cả gửi cho cơ quan chủ trì thẩm định.
Bước 7: Đàm phán, k?ý kết, phê chuẩn hoặc phê duyệt Điều ước cụ thể về ODA. Bộ Tài chính được ủy quyền chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan và Tổng công ty đàm phán các Điều ước quốc tế cụ thể về ODA vốn vay. Sau khi kết thúc đàm phán, Bộ Tài chính trình Thủ tướng chính phủ duyệt kết quả đàm phán và quyết định người được ủy quyền thay mặt Chính phủ ký Điều ước quốc tế cụ thể về ODA với Nhà tài trợ.
Bước 8: Sau khi nhận được Nghị định thư vốn vay, Tổng công ty (Ban KTTK - Tài chính chủ trì phối hợp cùng Ban Kế hoạch và đơn vị lập dự án) trình hồ sơ vay vốn sang Bộ Tài chính để Bộ Tài chính có ủy quyền về ký hợp đồng nội giữa Tổng công ty (Ban KTTKTC có ủy quyền cho đơn vị được uỷ quyền làm chủ đầu tư ký) với đơn vị được Bộ Tài chính ủy quyền (Quỹ Hỗ trợ phát triển).
Bước 9: BQLDA ODA: Sau 15 ngày quyết định đầu tư được duyệt, Tổng công ty (do Ban DTPT giới thiệu, Ban TCCB-LD trình) phải ra quyết định thành lập BQLDA. BQLDA có nhiệm vụ chức năng theo quy định của pháp luật và theo đặc thù của ngành bao gồm theo dõi đánh giá, nghiệm thu, quyết toán và bàn giao kết quả chương trình dự án ODA.
2.3.2. Thực trạng thu hút vốn ODA từ năm 1993 đến hết năm 2006
2.3.2.1. Các Nhà tài trợ chủ yếu
- Từ đầu những năm 1990, phần lớn các dự án ODA mà Ngành thu hút được là thuộc nguồn vốn ODA không hoàn lại của Chính phủ Cộng hòa Pháp. Đến tận năm 1997, Tổng công ty mới có dự án đầu tiên của Chính phủ Nhật Bản là dự án phát triển mạng VTNT 10 tỉnh miền Trung, Việt Nam. Các Nhà tài trợ song phương chủ yếu của Ngành BCVT gồm có Pháp, Thụy Điển, và Nhật. Sau đây là tình hình thu hút vốn ODA từ các Nhà tài trợ chủ yếu:
- Từ năm 1993 đến năm 2000, các dự án ODA của Ngành BCVT đã được thực hiện thông qua các Nghị định thư tài chính Việt - Pháp thuộc các tài khoá: 1993, 1994, 1996, 1997 và 2000. Các Nghị định thư tài chính của Chính phủ cộng hoà Pháp bao gồm nguồn viện trợ không hoàn lại, nguồn vốn vay ưu đãi, nguồn vay hỗn hợp, nguồn vay nhẹ lãi, trong đó chủ yếu là nguồn viện trợ không hoàn lại và nguồn vay ưu đãi. Các Nghị định thư tài chính Việt - Pháp tập trung vào hỗ trợ phát triển mạng viễn thông cố định tại các thành phố như Hà nội, thành phố HCM, Đà nẵng, Huế, Vũng tàu, Cần Thơ, đồng bằng sông Cửu long cũng như mạng VTNT thuộc các tỉnh phía Bắc. Các nguồn vốn ODA này tài trợ cho cả phần dịch vụ và thiết bị. Tổng nguồn vốn ODA từ Nhà tài trợ Pháp từ năm 1993 đến nay khoảng 41,5 triệu USD. Có thể nói Pháp là Nhà tài trợ vốn ODA đầu tiên của Ngành BCVT Việt Nam ngay từ những năm Việt Nam còn bị lệnh cấm vận của Mỹ. Thông qua viện trợ ODA của Pháp trong những năm cấm vận đầy khó khăn, ngành BCVT Việt nam đã có cơ hội tiếp cận được công nghệ hiện đại, thiết bị tiên tiến, góp phần mở đường cho sự nghiệp phát triển mạng viễn thông của nước nhà. Tuy nhiên, tổng số vốn ODA mà Ngành thu hút được từ Chính phủ Pháp chưa phải là nhiều trong suốt một thời gian dài hơn 10 năm mà Ngành BCVT đã tham gia vào công tác thu hút vốn đầu tư nước ngoài
- Song song với nguồn viện trợ ODA của Pháp, ngành BCVT cũng nhận được nguồn viện trợ ODA của Thụy Điển cho hai dự án: Tổng đài Tandem AXE Hà nội - Hồ Chí Minh và Tổng đài AXE 10 Gia Lai - Kon Tum với tổng giá trị là 5,3 triệu USD thuôc tài khoá năm 1994. Hai dự án này đã góp phần quan trọng đối với việc cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông tại vùng Cao nguyên của Việt Nam trong những năm nền kinh tế Việt Nam đang gặp khó khăn. Do quan hệ ngoại giao tốt đẹp giữa hai nước Việt Nam và Thụy điển, Ngành BCVT Việt Nam có cơ hội đón nhận được sự hỗ trợ quý giá này. Tuy nhiên, từ đó đến đến nay, Ngành BCVT Việt Nam mà cụ thể là Tổng công ty BCVT Việt Nam không có thêm một chương trình, dự án ODA nào do Thụy Điển cung cấp. Đây cũng chính là một thực tế thể hiện sự hạn chế của công tác vận động, thu hút vốn ODA của Ngành BCVT Việt Nam trong chiến lược huy động vốn để phát triển Ngành.
- Đối với Nhà tài trợ Nhật Bản, một trong những Nhà tài trợ có tổng số vốn ODA
nhiều nhất tại Việt Nam và cũng là Nhà tài trợ chính hiện nay của Ngành BCVT Việt Nam, Tổng công ty BCVT Việt Nam cũng đã thu hút được một số dự án ODA đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển mạng BCVT Việt Nam. So với Nhà tài trợ Pháp, Chính Phủ Nhật Bản đã thể hiện rõ ràng quan điểm viện trợ ODA của mình là tập trung nguồn vốn ODA cho Việt Nam vào phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội tại các vùng sâu, vùng xa và các dịch vụ phục vụ công ích. Đối với Ngành BCVT Việt Nam, Nhà tài trợ Nhật Bản đã giúp Ngành trong việc phát triển mạng viễn thông tại các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa và nâng cao năng lực, trình độ quản lý của Ngành. Điều này đã được thể hiện qua một số dự án ODA đang được thực hiện và đang trong quá trình vận động xin nguồn của Ngành BCVT Việt Nam với Nhà tài trợ Nhật Bản, cụ thể là:
+ Dự án phát triển mạng VTNT các tỉnh miền Trung, Việt Nam tài khóa 1997. Tổng số vốn ODA của dự án là 11,332 triệu JPY thuộc nguồn vay nhẹ lãi. Dự án đã được giải ngân trong những năm gần đây (2002-2005) và vẫn đang trong quá trình thực thi dự án.
+ Dự án hỗ trợ kỹ thuật nhằm Nâng cao năng lực đào tạo Trung tâm đào tạo Bưu chính Viễn thông 1 có tổng giá trị là 7 triệu USD do tổ chức JICA tài trợ thuộc tài khoá 1997. Dự án đã được giải ngân xong trong năm 2003.
+ Dự án Cáp quang biển trục Bắc - Nam sử dụng vốn JBIC tài khoá 2002 với số vốn ODA là 161 triệu USD. Dự án đã phê duyệt gần xong công tác đấu thầu.
+ Dự án mạng Internet phục vụ cộng đồng sử dụng vốn JBIC Nhật Bản, tài khoá 2004 với tổng số vốn là 120 triệu USD. Dự án đang trong quá trình chờ phê duyệt của Nhà tài trợ.
+ Dự án Đào tạo cho nước thứ 3 sử dụng nguồn vốn của JICA, Nhật Bản thuộc tài khoá 2004. Dự án đang trong quá trình thực hiện với tổng số vốn ODA khoảng 100,000 USD.
Tổng số vốn ODA của những dự án viện trợ không hoàn lại và vay nhẹ lãi của Nhật Bản lên tới khoảng 385 triệu USD, chiếm tỷ trọng lớn (85%) trong tổng nguồn vốn ODA mà Ngành BCVT Việt Nam thu hút được trong suốt giai đoạn 1993 - 2005. Nguồn vốn này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với Ngành BCVT Việt Nam nói riêng, cũng như đối với sự nghiệp phát triển kinh tế của Việt Nam nói chung, trong đó phát triển công nghệ thông tin đóng vai trò tiên phong, hỗ trợ cho các Ngành kinh tế và các lĩnh vực khác cùng phát triển.
2.3.2.2. Tiến độ thực hiện dự án
Nhìn chung, các dự án ODA do Tập đoàn BCVT thực hiện đều triển khai chậm so với kế hoạch đề ra. Sau đây là một số ví dụ điển hình về việc chậm trễ trong khâu thực hiện dự án:
- Dự án Mạng Viễn thông nông thôn các tỉnh phía Bắc của Pháp, tài khoá 2000
Dự án này chậm hơn hai năm so với kế hoạch. Nguyên nhân chủ yếu của sự chậm trễ này là do thủ tục thẩm định dự án của Nhà tài trợ rất phức tạp Tập đoàn đã trình báo cáo Nghiên cứu khả thi ngày 31/8/2004 lên Bộ BCVT. Trong năm 2005, dưới sự chỉ đạo của Tập đoàn BCVT Việt Nam, Viện Khoa học kỹ thuật Bưu điện đã hoàn thành các thủ tục tư vấn, thực hiện việc điều chỉnh, lập thết kế kỹ thuật - Tổng dự toán; Quản lý, phối hợp với tư vấn rà soát lại cấu hình mạng lưới, lập dự án điều chỉnh, bổ sung, trên cơ sở đó triển khai tiếp các bước lập thiết kế kỹ thuật - Tổng dự toán. Hiện nay Tổng công ty đang triển khai tổ chức đấu thầu 02 gói thầu mua sắm thiết bị truy nhập V5.2 và thiết bị tổng tài vệ tinh CSDN.
- Dự án Phát triển Mạng VTNT các tỉnh miền Trung, Việt Nam vốn JBIC, tài khoá 1997
Tiến độ thực hiện dự án chậm so với dự kiến 1 năm do BQLDA thành lập chậm nên các khâu tổ chức và triển khai dự án ban đầu chậm. Đồng thời thủ tục trình duyệt dự án phức tạp, qua nhiều khâu, văn bản hướng dẫn chưa rõ ràng. Nhìn chung các gói thầu đều chậm tiến độ so với kế hoạch đề ra. Nguyên nhân khác là do thủ tục mở thư tín dụng cũng như phê duyệt kết quả thầu chậm (gói 1,2 và gói 4). Riêng gói 3 chậm do quá trình đánh giá hồ sơ thầu kéo dài bởi vì tính phức tạp của công nghệ và thiết bị. Với gói thầu thứ 3 (Mạng mạch vòng), tổng công ty đã tổ chức ký hợp đồng với Công ty Siemens ngày 06 tháng 10 năm 2005.
Hiện nay Tập đoàn đang quản lý, theo dõi thực hiện hợp đồng đối với gói thầu số 1 về chuyển mạch và gói thầu số 2 về truyền dẫn. Nói tóm lại, trong năm 2005, VNPT đã hoàn thành toàn bộ công tác tổ chức đấu thầu, thương thảo, ký hợp đồng và quản lý, theo dõi việc thực hiện hợp đồng của 02 gói thầu (gói 3 - mạng mạch vòng, gói 4 -Cáp).
Tình hình giải ngân trong từ 1/1/2004 đến 31/12/2004 của dự án VTNT 10 tỉnh miền Trung như sau:
Vốn trong nước quy đổi: 2.754.379 USD
ODA: 6.269.904 USD
Tình hình giải ngân trong năm 2005 của dự án VTNT 10 tỉnh miền Trung, Việt Nam như sau:
Nội tệ: 26.226.879.682 VNĐ đạt khoảng 52% kế hoạch năm.
Ngoại tệ : 466.995.533 JPY đạt khoảng 87% kế hoạch năm
- Dự án Cáp quang biển trục Bắc - Nam
Ngày 24/04/1999 Thủ tướng Chính phủ đã có công văn số 425/CP-CN thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi cho dự án. Tổng công ty đã hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu khả thi trình JBIC và Bộ Kế hoạch và Đầu tư cuối tháng 9 năm 2000. Tuy nhiên, dự án Cáp quang biển đã không được đưa vào danh mục các dự án ODA năm 2000-2001. JBIC đưa ra lý do báo cáo khả thi gửi sang chậm so với yêu cầu của JBIC và trong báo cáo khả thi chưa nêu rõ vai trò của dự án trong quy hoạch mạng viễn thông Việt Nam. Mãi đến ngày 28/07/2003 Hiệp định vay vốn cho dự án này mới có hiệu lực. Trong năm 2004, dự án mới ký xong hợp đồng tư vấn . Theo các báo cáo của VNPT thì tiến độ triển khai thực hiện đấu thầu của dự án so với tiến độ đề ra đã chậm khoảng 12 tháng. Đối với gói thầu Rà phá bom mìn, tiến độ triển khai đã chậm khoảng 11 tháng nên việc thi công của hợp đồng thi công rà phá bom mìn phải thực hiện trong năm 2005, bởi lẽ điều kiện thời tiết biển Việt Nam chỉ cho phép thi công từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm. Hiện nay các Hồ sơ mời thầu đang được trình phê duyệt.
- Dự án Mạng Internet phục vụ cộng đồng
Trên thực tế dự án này đã đưa vào danh sách huy động nguồn vốn ODA của Nhật Bản từ năm 2001. Tổng công ty đã hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu khả thi 2 lần và trình lại Bộ kế hoạh và Đầu tư và Bộ BCVT vào tháng 9 năm 2004. Tổng công ty BCVT Việt Nam đã đề nghị đưa Dự án Mạng Internet phục vụ cộng đồng vào danh sách đăng ký xin sử dụng vốn JBIC năm 2004. Dự án đã được JTECT Nhật Bản hỗ trợ trong quá trình hoàn thiện báo cáo nghiên cứu khả thi và đã được Chính Phủ đưa vào danh sách ngắn của năm 2004 đề nghị JBIC cấp tín dụng ưu đãi. Trong năm 2004, Tổng công ty đã có công văn gửi Tài liệu dự án cho JBIC Nhật Bản, và Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có Công hàm số 612 BKH/KTĐN đề nghị chính thức Chính phủ Nhật Bản cấp tín dụng ưu đãi để triển khai và hỗ trợ hoàn thiện dự án.
Tiến độ thực hiện dự án nhanh hay chậm so với kế hoạch đề ra gây một tâm lý không tốt đối với các Nhà tài trợ, và do đó có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác thu hút và sử dụng vốn ODA của Ngành trong tương lai.
2.3.2.3. Trình độ chuyên gia thực hiện các dự án ODA
Nhìn chung, các dự án ODA do Tổng công ty BCVT thực hiện có trình độ chuyên gia thực hiện các dự án ODA là tốt, có đủ khả năng xử lý công việc. Các chuyên gia Pháp đã chuyển giao cho các kỹ sư Việt Nam về thiết kế và thực thi lắp đặt, mặc dù phần mềm chỉ chuyển giao ở mức độ rất hạn chế. Bên cạnh những ưu điểm này vẫn còn một số yếu điểm, cụ thể là Chuyên gia tư vấn Sofrecom của Pháp trong dự án phát triển mạng VTNT các tỉnh miền Bắc làm việc hiệu quả không cao, khảo sát không có thiết bị đo, chỉ dựa vào thiết kế của phía Việt Nam.
2.3.2.4. Nhà cung cấp thiết bị
Để sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA, việc lựa chọn nhà cung cấp thiết bị viễn thông là một vấn đề rất quan trọng. Thông thường, các Nhà tài trợ thường tranh thủ đưa ra các điều kiện ràng buộc về nhà cung cấp thiết bị và dịch vụ có lợi cho họ như đã trình bày trong chương 1 – Tổng quan về ODA. Tuy nhiên, Tổng công ty BCVT cũng đã lựa chọn được những đối tác có tên tuổi và uy tín trên thị trường viễn thông quốc tế. Qua hơn 10 năm hợp tác với Pháp, Ngành BCVt Việt Nam đã có được sự hợp tác tốt đẹp với hãng Alcatel (Pháp) và La Post. Để phục vụ mục đích đa dạng hoá các loại hình dịch vụ BCVT với chất lượng cao, Ngành BCVT Việt Nam có chủ trương mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế để tìm kiếm được những đối tác tin cậy, có đầy đủ năng lực cạnh tranh trên thị trường viễn thông quốc tế, đồng thời đảm bảo được an ninh quốc phòng. Tổng công ty đã tạo ra mối quan hệ hợp tác kinh doanh lâu dài với tập đoàn viễn thông đa quốc gia của Thụy Điển là Ericsson AB - một trong những công ty đứng đầu thế giới trong lĩnh vực cung cấp các giải pháp và thiết bị viễn thông tiên tiến, hiện đại. Do Việt Nam và Thụy điển là 2 quốc gia có mối quan hệ ngoại giao rất tốt từ trước đến nay nên hãng Ericsson đã được Tổng công ty BCVT chọn làm đối tác lâu dài, tin cậy trong việc cung cấp thiết bị viễn thông cho các tỉnh ở Cao Nguyên và các tỉnh miền Trung là những vùng có vị trí địa lý trọng điểm của Việt Nam.
Ngoài ra, hãng Siemens của Đức, hãng Motorola của Mỹ cũng là những nhà cung cấp thiết bị có tiếng trên thế giới về công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại. Những hãng này hiện đang là những đối tác quen thuộc của ngành BCVT Việt Nam. Mỗi đối tác nước ngoài có một ưu điểm và thế mạnh riêng về các giải pháp và thiết bị viễn thông. Do đó, việc khai thác và tận dụng triệt để những điểm mạnh về công nghệ của mỗi hãng cung cấp kết, hợp với giá cả thiết bị hợp lý đối với từng dự án cụ thể là một nhiệm vụ quan trọng mà Ngành đã đặt ra.
Thiết bị viễn thông trước đây thường được các hãng cung cấp giao nhiều lần và thiếu đồng bộ gây chậm trễ cho việc lắp đặt. Trong 5 năm trở lại đây, phần thiết bị viễn thông giao hàng tương đối đồng bộ và đúng tiến độ. Do đó việc quản lý, theo dõi, thực hiện hợp đồng đã có tiến bộ hơn so với 5 năm trước đây.
2.3.2.5. Giá cả thiết bị, dịch vụ tư vấn
- Về thiết bị:
Vào những năm đầu thập niên 90, do chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực đàm puán hợp đồng thương mại quốc tế nên giá các thiết bị và dịch vụ viễn thông mà tổng công ty BCVT phải trả thường bị cao nhưng sau khi chấm dứt lệnh cấm vận của Mỹ, cùng với việc áp dụng quy chế đấu thầu, nhiều hãng viễn thông hàng đầu trên thế giới vào kinh doanh và hoạt động trên thị trường Việt nam nên giá cả thiết bị và dịch vụ viễn thông đã hạ xuống ngang bằng với giá cả trên thị trừơng thế giới.
Hiện tại, giá thiết bị và dịch vụ viễn thông của Pháp hàng năm giảm từ 5-10% không phụ thuộc vào việc sử dụng nguồn vốn nào.
Giá cả thiết bị viễn thông, đặc biệt là giá tổng đài chuyển mạch AXE từ nhà cung cấp Ericsson cũng giảm dần từ hợp đồng trước đến hợp đồng sau. Trong thời gian từ năm1993 đến năm 2003, hầu hết các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo kèm theo được miễn phí hoặc với chi phí tương đối rẻ, và thời gian bảo hành dài.
Tuy nhiên, một số Nhà tài trợ như Pháp đã tận dụng nguồn vốn của mình thông qua các hình thức mua sắm thiết bị bằng hình thức đấu thầu hạn chế giữa các công ty của nước tài trợ (ODA Pháp), hoặc ép giá khi gần hết thời hạn ký hợp đồng. Đây cũng là một hạn chế cần khắc phục khi Ngành sử dụng vốn ODA
- Về dịch vụ tư vấn
Đối với dự án VTNT 10 tỉnh miền Trung, tổng công ty hoàn thành việc ký hợp đồng tư vấn điều chỉnh kéo dài với Công ty tư vấn DETECON. Hiện nay tổng công ty BCVT đang thẩm tra các báo cáo công việc hàng tháng, hàng quý của nhà tư vấn; Quản lý nhân sự Việt Nam, nước ngoài làm việc cho nhà tư vấn DETECON theo hợp đồng đã ký. Đối với dự án Cáp quang Biển Bắc - Nam. Tổng công ty đã ký hợp đồng dịch vụ tư vấn với liên danh các công ty Nhật Bản Telecommunication Engineering and Consulting Services (JTEC) và KDDI Engineering and Consulting, Inc (KEC).
Nhìn chung, dịch vụ tư vấn mà tổng công ty đã sử dụng từ các công ty cung cấp dịch vụ tư vấn có chất lượng chưa thực sự đạt kết quả cao như đã trình bày trong phần 2.3.2.3. trong khi dịch vụ tư vấn rất cao vì các Nhà tài trợ đều muốn tranh thủ dịch vụ tư vấn từ các công ty tư vấn của nước tài trợ.
2.4. Nhận xét chung về công tác thu hút vốn ODA vào ngành BCVT Việt Nam thông
2.4.1. Những kết quả đạt được
Nhìn lại chặng đường hơn 10 năm thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Ngành BCVT Việt Nam, những kết quả mà Ngành đã đạt được thật đáng ghi nhận và khích lệ. Tổng số vốn ODA thu hút được đã đóng vai trò quan trọng đối với sự nghiệp phát triển Ngành BCVT Việt Nam - một ngành công nghệ thông tin còn rất non trẻ so với các quốc gia trên thế giới và khu vực. Đạt được những kết quả này là do Chính phủ và các Bộ Ngành có liên quan đã tạo điều kiện cho Ngành tiếp nhận và sử dụng nguồn vốn ODA tương đối hiệu quả và đúng mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đã giao cho là đảm bảo an ninh quốc phòng, phát triển mạng bền vững, đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước. Sau đây là một số thành công mà Ngành đã đạt được trong việc thu hút vốn ODA:
2.4.1.1. Nguồn vốn ODA hỗ trợ về vốn bổ sung cho Ngành BCVT
Để thực hiện các mục tiêu phát triển mà Ngành đã đề ra như đã trình bày trong phần 3.1.1. dự kiến Ngành sẽ phải huy động từ 12-14 tỷ USD vốn đầu tư của toàn xã hội cho phát triển Bưu chính Viễn thông, tin học giai đoạn 2001 - 2020. Trong đó giai đoạn 2001-2010 là vào khoảng 5-6 tỷ USD. Dự kiến vốn huy động trong nước sẽ đáp ứng được khoảng 2/3 và vốn nước ngoài khoảng 1/3 tổng vốn đầu tư. Chính vì vậy mà chính sách của Ngành BCVT về huy động vốn đầu tư cho phát triển là khai thác có hiệu quả nguồn vốn ODA: Chuẩn bị xây dựng các kế hoạch dài hạn vận động nguồn ODA cho các dự án lớn quan trọng, thu hồi vốn chậm như phát triển VTNT, mạng đường trục....
Thực tế thu hút ODA của Ngành BCVT từ năm 1993 đến nay cho thấy hầu hết các dự án lớn quan trọng , thu hồi vốn chậm như dự án VTNT 10 tỉnh miền Trung, dự án VTNT các tỉnh phía Bắc và dự án cáp quang biển trục Bắc - Nam đều là những dự án sử dụng vốn ODA ưu đãi của Nhật và Pháp. Rõ ràng là nguồn vốn ODA trong những năm qua đã hỗ trợ phần nào về vốn bổ sung cho ngành Bưu chính Viễn thông phát triển sản xuất, chuyển giao và tiếp thu công nghệ mới, xây dựng thể chế chính sách, góp phần đẩy nhanh tiến độ số hóa và hiện đại hóa Ngành BCVT Việt Nam. Ngành BCVT đã sử dụng nguồn vốn ODA đúng mục đích, đạt hiệu quả cao, làm tăng doanh thu của Ngành, góp phần thúc đẩy tốc độ phát triển của Ngành trong những năm qua.
Trong giai đoạn 1993 - 1997, Ngành đã tiếp nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của Chính phủ Pháp thông qua các Nghị định thư tài khoá 1993, 1994, 1996, 1997 và nhận được nguồn vốn ODA của Thụy điển (tài khoá 1994) với tổng số vốn lên tới 46,5 triệu USD. Nguồn vốn ODA của Pháp và Thụy điển trong giai đoạn này đã thực sự giúp cho Ngành về vốn bổn sung, giải quyết phần nào nhu cầu cấp bách về vốn trong khi nguồn ngân sách nhà nước cấp cho Ngành hết sức hạn chế. Nhờ đó mà Ngành có điều kiện tập trung vốn tự có và vốn ngân sách nhà nước vào phát triển các lĩnh vực khác không thuộc đối tượng ưu tiên của nguồn vốn ODA.
Bảng 2.1 Tổng số vốn ODA ký kết của Ngành BCVT giai đoạn 1993 - 1997 (Nguồn: Tổng công ty Bưu chính Viễn thông [16])
Đơn vị: triệu USSD
Năm
1993
1994
1996
1997
Tổng số vốn ODA ký kết
3,8
13,9
9,7
97,5
Tiếp theo là giai đoạn từ 1997 đến 2005, với dự án ODA của Nhật Bản cho tài khoá 1997, ngành BCVT Việt Nam đã thu hút được 96 triệu USD để xây dựng và nâng cấp mạng VTNT tại 10 tỉnh miền Trung. Đây là những tỉnh thuộc vùng sâu, vùng xa, có vị trí địa lý phức tạp và có tỷ lệ người nghèo chiếm khá cao trong cả nước. Việc cung cấp dịch vụ bưu chính viễn thông tại các tỉnh này là vì mục đích phục vụ cộng đồng, mang tính công ích cao, khả năng sinh lời của dự án này là rất thấp. Bên cạnh đó còn có thêm Dự án Cáp quang biển trục Bắc - Nam sử dụng nguồn JBIC tài khoá 2002 với tổng vốn ODA lên tới 161 triệu USD. Đây là một trong những dự án viễn thông trọng điểm có tổng số vốn rất cao từ trước tới nay.
Song song với nguồn vốn ODA của Pháp, Thụy điển và Nhật giai đoạn 1993 -2005, Ngành còn thu hút được một số dự án ODA không hoàn lại của các Nhà tài trợ đa phương như ADB, UNDP và WB. Tuy tổng số vốn ODA của các Nhà tài trợ đa phương không nhiều, chỉ vào khoảng 1 triệu USD nhưng nó có ý nghĩa to lớn đối với Ngành trong việc bổ sung nguồn vốn đã rất hạn chế cho công tác xây dựng thể chế, chính sách, và phát triển nguồn nhân lực.
Như vậy là Ngành đã có được những lợi thế về vốn đầu tư trong điều kiện eo hẹp về vốn ngân sách Nhà nước hiện nay. Việc đầu tư cho mạng lưới viễn thông vùng sâu, vùng xa, vùng hải đảo với công nghệ cao, thiết bị hiện đại là một điều vô cùng khó khăn, khả năng thực hiện được các dự án như thế này bằng nguồn vốn trong nước là rất ít, hầu như không có tính khả thi khi mà nguồn ngân sách của Nhà nước cấp cho Ngành ngày càng giảm.
2.4.1.2. Nguồn vốn ODA đóng góp tích cực cho sự phát triển kết cấu hạ tầng của Ngành BCVT.
Nguồn ODA cho các dự án của Ngành BCVT đã phát huy tốt vai trò của mình, đóng góp tích cực cho sự phát triển kết cấu hạ tầng của Ngành.
Khi cấm vận của Mỹ đã chấm dứt vào năm 1993, ngành BCVT Việt Nam lại càng có điều kiện để mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế với nhiều nước trên thế giới để tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các nước phát triển trong việc thu hút các nguồn vốn trong đó có nguồn vốn ODA. Với tính chất ưu đãi về điều kiện tài chính của nguồn vốn ODA, Ngành BCVT Việt Nam chủ trương tập trung sử dụng nguồn ODA để đầu tư chiều sâu cho phát triển hạ tầng mạng viễn thông tại các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng hải đảo, nhằm nâng cao năng lực mạng lưới hoặc sử dụng vốn ODA vào các dự án mang tính công ích cao, khả năng sinh lời chậm. Đây cũng chính là điều kiện của các Nhà tài trợ khi cấp vốn ODA cho ngành BCVT Việt Nam. Tận dụng đặc điểm này của các Nhà tài trợ, Ngành BCVT Việt Nam đã lập kế hoạch xây dựng và đưa ra danh sách các dự án vận động xin nguồn vốn ODA để phát triển mạng viễn thông tại những vùng kinh tế kém phát triển, tỷ lệ người nghèo cao, đặc biệt là các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng hải đảo.
Qua hơn 10 năm thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA, Ngành BCVT Việt Nam đã thực hiện được một số dự án ODA với quy mô lớn như dự án VTNT 10 tỉnh miền Trung, dự án VTNT các tỉnh phía Bắc, dự án cáp quang biển trục Bắc Nam. Những dự án này đã không ngừng góp phần to lớn vào sự phát triển kết cấu hạ tầng mạng BCVT Việt Nam, đánh dấu một mốc quan trọng cho sự phát triển mạng viễn thông đồng bộ với công nghệ cao, thiết bị hiện đại trên mọi miền của đất nước.
2.4.1.3. Nguồn vốn ODA mở đường đưa công nghệ BCVT tiên tiến của thế giới vào Việt Nam
Có thể nói, những dự án lớn, mang tính chất chiến lược phát triển mạng theo chiều sâu và có tính công ích cao, khả năng sinh lời ít mà Ngành BCVT Việt Nam đang thực thi đều là những dự án sử dụng nguồn vốn ODA. Từ những năm đất nước còn gặp nhiều khó khăn, còn bị cấm vận, việc đưa công nghệ tiên tiến vào Việt Nam bị hạn chế, qua hợp tác với Cộng hòa Pháp, sử dụng nguồn ODA của Pháp, ngành BCVT Việt Nam đã nhập khẩu được tổng đài điện thoại kỹ thuật số có công nghệ tiên tiến của thế giới. Những thiết bị này cho đến nay, qua thời gian dài sử dụng vẫn đảm bảo tốt, khai thác có hiệu quả.
Ngoài ra, việc tiếp nhận nguồn vốn ODA của Thụy Điển, Nhật, Hàn Quốc, và các tổ chức quốc tế khác cũng đã giúp cho Ngành BCVT Việt Nam có điều kiện để mua sắm thiết bị viễn thông tiên tiến với công nghệ cao cũng như các giải pháp kỹ thuật tối ưu, dịch vụ và khả năng quản lý mạng hiện đại phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng về các dịch vụ BCVT tại Việt Nam và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Ví dụ như như tổng đài chuyển mạch kỹ thuật số AXE của Thụy Điển, một trong những hệ thống tổng đài tốt nhất và bán chạy nhất trên thị trường viễn thông thế giới hiện đang được vận hành trên mạng viễn thông Việt Nam. Thông qua nguồn vốn ODA, Ngành BCVT Việt Nam còn được Ngân hàng Thế giới cấp vốn ODA không hoàn lại cho dự án hỗ trợ kỹ thuật chuẩn bị cho dự án Phát triển công nghệ thông tin và truyền thông ở Việt Nam. Đối với Ngành BCVT Việt Nam, vốn ODA đã thực sự góp phần mở đường đưa công nghệ tiên tiến của thế giới vào Việt Nam để Ngành thực hiện nhiệm vụ phát triển, hiện đại hóa mạng Bưu chính Viễn thông Việt Nam ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới, nâng cao chất lượng và khả năng cung cấp dịch vụ cũng như đóng góp tích cực trong việc nâng cao hiệu quả quản lý tần số vô tuyến điện.
Trong thời đại công nghệ đang phát triển với tốc độ chóng mặt thì nhiệm vụ đặt ra đối với Ngành BCVT Việt Nam về chất lượng thiết bị và dịch vụ càng trở nên khó khăn khi nguồn vốn tự có không đủ để có thể mua sắm được các thiết bị với công nghệ tiên tiến. Về thực chất, công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển lâu dài và bền vững của mạng viễn thông Việt Nam. Chính vì vậy mà trong chiến lược phát triển của mình, Ngành đã thấy được tầm quan trọng của nguồn vốn ODA như là chiếc cầu nối để Ngành tiếp cận được với công nghệ viễn thông hiện đại của thế giới.
2.4.1.4. Nguồn vốn ODA góp phần vào phát triển nguồn nhân lực
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giải pháp tăng cường khả năng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA ngành bưu chính viễn thông.doc