Đề tài Một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng súc sản tại tổng Công ty Chăn nuôi Việt Nam

Lời mở đầu 1

Chương I: Một số vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. 3

I – Khái niệm và Vai trò hoạt động xuất khẩu. 3

1. Khái niệm. 3

2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu. 3

II.Các Hình thức xuất khẩu chủ yếu . 6

1. Hoạt động xuất khẩu trực tiếp: 6

2. Hoạt động xuất khẩu uỷ thác: 7

3. Buôn bán đối lưu: 8

4. Đấu giá quốc tế: 9

5. Giao dịch tái xuất. 10

III. Nội dung của hoạt động xuất khẩu ở các doanh nghiệp. 11

1. Nghiên cứu thị trường xuất khẩu . 11

2. Tổ chức thu mua tạo nguồn hàng cho xuất khẩu. 15

3. Đàm phán ký kết hợp đồng xuất khẩu. 17

4. Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu. 18

IV- Các nhân tố tác động đến hoạt động xuất khẩu. 22

1. Các công cụ chính sách kinh tế vĩ mô. 22

2. Các quan hệ kinh tế quốc tế. 24

3. Các yếu tố khoa học công nghệ. 24

4. Các nhân tố ảnh hưởng bên trong doanh nghiệp. 24

IV. Đặc điểm của thị trường thế giới về mặt hàng súc sản. 25

1. Đặc điểm của mặt hàng súc sản. 25

2. Tình hình thị trường thế giới về mặt hàng súc sản. 26

Chương II: Thực trạng hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng súc sản tại Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam. 28

I.Khái quát về Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam. 28

1. Sơ lược về Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam. 28

2.Chức năng và nhiệm vụ. 29

II. Tình hình xuất khẩu hàng súc sản của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam thời gian qua. 32

1.Kim ngạch xuất khẩu hàng súc sản của Tổng công ty . 32

Năm 32

2. Cơ cấu hàng súc sản xuất khẩu của Tổng công ty. 33

Chỉ tiêu 34

3. Nguồn hàng xuất khẩu của Tổng công ty. 35

4. Thị trường xuất khẩu của Tổng công ty. 37

Thị trường 37

5. Các loại hình xuất khẩu của Tổng công ty. 39

6. Đàm phán ký kết hợp đồng xuất khẩu và thực hiện hợp đồng xuất khẩu của Tổng công ty . 40

7. Kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam. 41

8. Một số nhận xét và đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu hàng súc sản của Tổng công ty trong những năm qua. 42

9.Nguyên nhân: 46

Chương III: Định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng súc sẩn tại Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam 53

I- Định hướng phát triển của tổng công ty chăn nuôi Việt Nam trong những năm tới. 53

1. Đầu tư phát triển sản xuất trong nước. 53

2. Đa dạng hoá sản phẩm 54

3. Mở rộng thị trường kinh doanh 54

4. Nâng cao hơn nữa kim ngạch xuất khẩu hàng súc sản. 54

II- Một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng súc sản của Tổng Công ty chăn nuôi Việt Nam. 55

1. Đối với Tổng công ty . 55

2. Kiến nghị đối với Nhà nước. 64

Kết luận 68

Tài liệu tham khảo 69

 

doc71 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1234 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng súc sản tại tổng Công ty Chăn nuôi Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ức năng chủ yếu giúp Nhà nước hoàn thành hợp đồng xuất nhập khẩu theo kế hoach,thị trường chủ yếu là thị trường Nga.Trong suốt thời kỳ từ năm 1979 đến năm 1993,Tổng công ty xuất nhập khẩu gia súc và gia cầmViệt Nam hoạt động dưới sự chỉ đạo của Nhà nước về kế hoạch xuất nhập khẩu trực tiếp sang các thị trường.Tuy nhiên ,trong tổng kim ngạch hàng xuất khẩu thì hàng do Nhà nước giao vẫn còn chiếm phần trăm đáng kể. Tháng 6 năm 1996 ,ANIMEX sát nhập với một số các công ty khác để hình thành Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam.Từ năm 1998,nền kinh tế thế giới,khu vực và trong nước gặp nhiều khó khăn (Nga,Nhật và các nước Đông Nam á),những thị trường nhập khẩu lớn của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam bị tác động của cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ khu vực Đông Nam á,đồng tiền bị phá giá,hệ thống ngân hàng bị rối loạn,hoạt động thanh toán bị đình trệ.Vìvậy các chỉ tiêu phát triển của Tổng công ty không đạt được như dự kiến ban đầu. 2.Chức năng và nhiệm vụ. a.chức năng: Tham gia xây dựng quy hoạch,kế hoạch ngành chăn nuôi. Cung ứng dịch vụ chăn nuôi gia súc và gia cầm. Tổ chức sản xuất , chăn nuốiản xuất và chế biến thức ăn chăn nuôi. Kinh doanh xuất nhập khẩu ,bán buôn,ban lẻ các sản phẩm chăn nuôi,thức ăn chăn nuôi và các vật tư liên quan đến nghành chăn nuôi. b.Nhiệm vụ: Chăn nuôi gia súc,gia cầm và các hoạt động khác.Sản xuất chế biến kinh doanh nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi. Sản xuất chế biến kinh doanh bán buôn,bán lẻ các sản phẩm chăn nuôi và thực phẩm bao gồm cả đồ uống và rau quả,các mặt hàng nông,lâm,thuỷ,hải sản khác. Sản xuất cung ứng dịch vụ chăn nuôi,chuyển giao kỹ thuật tiến bộ,vật tư thiết bị,bao bì,máy móc,dược phẩm và hoá chất các loại.Trồng trọt cây làm thức ăn chăn nuôi,cây lương thực ,cây ăn quả,cây công nghiệp và môi sinh. Trực tiếp xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi,nông,lâm,thuỷ hải sản,công nghệ thực phẩm các loại máy móc thiết bị chuyên dụng,phương tiện vận tải dùng trong chăn nuôi. Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ về những vấn đề có liên quan đến công nghiệp hoá và hiện đaị hoá nghành chăn nuôi. Tư vấn và đầu tư phát triển chăn nuôi,đào tạo bồi dưỡng cán bộ,nhân viên,công nhân kỹ thuật chăn nuôi. Hợp tác liên doanh liên kết với các đơn vị kinh tế,các cơ quan khoa học đào tạo trong và ngoài nước để sản xuất kinh doanh nghành chăn nuôi. c.Quyền hạn: Tổng công ty có tư cách pháp nhân,có điều lệ tổ chức,hoạt động,có bộ máy quản lý,điều hành,có con dấu riêng. Tổng công ty có quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh,chủ động hợp tác liên doanh,liên kết với các đơn vị kinh tế trong nước và ngoài nước . Tổng công ty có quyền lựa chọn tìm kiếm bạn hàng,lựa chọn phương thức thanh toán thích hợp. Tổng công ty có quyền quyết định mục tiêu,nội dung phương hướng hoạt động phát triển công ty. Tổng công ty có quyền được mở tài khoản riêng tại kho bạc Nhà nước và các ngân hàng trong và ngoaì nước theo quy điịnh của pháp luật. d.Cơ cấu tổ chức: Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam là một hệ thống bao gồm nhiều bộ phận,giữa các bộ phận có quan hệ chặt chẽ với nhau,được phân thành các khâu và các cấp quản lý với những chức năng và quyền hạn nhất định nhằm thực hiện các mục tiêu của tổ chức. Sơ đồ1: cơ cấu tổ chức của tổng công ty chăn nuôi việt nam. Hội đồng quản trị Tổng giám đốc Phó tổng giám đốc kinh doanh Phó tổng giám đốc về gia cầm Phó tổng giám đốc về gia súc Phó tổng giám đốc phụ trách phía Nam Phòng hành chính Phòng XNK 1 Chi nhánh TP HCM Phòng tổ chức cán bộ Chi nhánh Đà Nẵng Phòng XNK 2 Phòng kế toán tài chính Phòng XNK 3 Chi nhánh Hải Phòng Phòng kỹ thuật Phòng XNK 4 II. Tình hình xuất khẩu hàng súc sản của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam thời gian qua. 1.Kim ngạch xuất khẩu hàng súc sản của Tổng công ty . Tháng 6 năm 1996,ANIMEX xát nhập với một số công ty khác hình thành Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam,hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu dựa trên nền tảng đã có trước đây.Năm 1997là năm đầu tiên Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam hoạt động kinh doanh đã đạt được kế quả đáng khích lệ,kim ngạch xuất khẩu hàng súc sản tăng đáng kể so với Tổng công ty xuất nhập khẩu súc sản và gia cầmViệt nam (ANIMEX) và cũng là năm đạt kết quả cao nhất so với các năm1998,1999,2000. Điều này được thể hiện qua bảng sau: Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu hàng súc sản. Năm 1997 1998 1999 2000 Khối lượng (Tấn) 6.542 3.827 4.936 4.787 Kim ngạch xuất khẩu (Nghìn đồng) 12.952.000 5.248.700 6.345.610 6.046.561 Nguồn: Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam. So với năm 1997,khối lượng hàng súc sản xuất khẩu giảm mạnh qua các năm. Cụ thể năm 1998 khối lượng giảm 2715 tấnso với năm 1997, năm 1999 kém hơn năm 1997 là 1.109 tấn.Năm 2000 giảm 149 tấn so với năm 1999 và ít hơn năm 1997 là 1.755 tấn nhưng ở mức cao hơn năm 1998. Như vậy năm 1998 là năm có khối lượng kim ngạch xuất khẩu hàng súc sản là thấp nhất và chỉ đạt 29% giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng súc sản. Năm 1999, kim ngạch xuất khẩu hàng súc sản của Tổng công ty đã tăng lên nhưng năm 2000 lại giảm sút mặc dù tăng trưởng kinh tế của cả nước ta vẫn đạt ở mức cao. Giá cả mặt hàng này trên thị trường thế giới trong hai năm1999-2000 chỉ biến động nhỏ, không đáng kể. Điều đó chứng tỏ rằng mặt hàng súc sản trong thời gian qua không phải là mặt hàng nhà nước quan tâm, ưu tiên phát triển. Nhà nước chỉ quan tâm ưu tiên phát triển một số ngành mũi nhọn có tiềm lực kinh tế mạnh theo định hướng chiến lược dài hạn đã định. Vì vậy, muốn đứng vững được trong nền kinh tế thị trường ngày nay, Tổng công ty phải tự đứng trên đôi chân của chính mình chứ không thể chỉ dựa vào những “nghị định thư” của chính phủ 2. Cơ cấu hàng súc sản xuất khẩu của Tổng công ty. - Về các mặt hàng súc sản xuất khẩu tổng công ty thời gian qua còn eo hẹp, số lượng mặt hàng còn ít, chất lượng không ổn định, so với tiêu chuẩn xuất khẩu của các nước khác thì còn thấp hơn rất nhiều nên dẫn đến mức độ cạnh tranh còn thấp. Vì vậy để hoạt động xuất khẩu có hiệu quả thì việc nghiên cứu tạo nguồn và cân đối mặt hàng xuất khẩu là rất quan trọng trong việc tạo ra được những mặt hàng xuất khẩu ổn định, chất lượng bảo đảm đồng đều hơn. Bảng2: Các mặt hàng súc sản xuất khẩu của Tổng công ty. Mặt hàng Năm 1997 Số lượng (tấn) Năm 1998 Số lượng (tấn) Năm 1999 Số lượng (tấn) Năm 2000 Số lượng (tấn) Thịt lợn 2130 1056 1430 1087 Thịt bò 1975 1008 1750 1806 Thịt trâu 741 613 346 358 Thịt dê 1264 889 575 604 Các mặt hàng phụ phẩm khác 432 261 835 932 Tổng 6542 3827 4936 4787 Nguồn: Tổng Công ty chăn nuôi Việt Nam Số lượng mặt hàng thịt lợn, thịt bò qua cá năm tương đối giữ mức ổn định, không có sự thay đổi lớn, chỉ riêng năm 1997 số lượng có cao hơn hẳn các năm khác. Còn mặt hàng thịt trâu và thịt dê có biến động đáng kể lên xuống thất thường. Điều này chứng tỏ mặt hàng thịt trâu và thịt dê ở thị trường xuất khẩu luôn biến động theo thị hiếu, theo mùa vụ. Các mặt hàng thực phẩm khác đó là da trâu, da bò, da lợn, sừng động vật (chóp sừng, sừng thỏi), xương động vật (dạng bột, hạt), sữa mở động vật … chiếm một tỷ lệ tương đối cao, điều này cho thấy Tổng Công ty sử dụng cả mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao. - Về cơ cấu hàng súc sản xuất khẩu được thể hiện ở bảng sau: Bảng 3: Cơ cấu hàng súc sản xuất khẩu . Đơn vị:Triệu đồng. Chỉ tiêu Năm Hàng súc sản chưa chế biến Hàng súc sản đã chế biến Phụ phẩm Tổng 1997 Tuyệt đối 12343,256 440,368 168,376 12952,000 Tương đối% 95,3 3,4 1,3 100 1998 Tuyệt đối 4792,063 272,932 183,705 5248,700 Tương đối% 91,3 5,2 3,5 100 1999 Tuyệt đối 4295,978 780,510 1269,122 6345,610 Tương đối% 67,7 12,3 20,0 100 2000 Tuyệt đối 3180,491 1263,731 1602,339 6046,561 Tương đối% 52,6 20,9 26,5 100 Nguồn Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam. Mặt hàng súc sản chưa qua chế biến hoặc chỉ sơ chế năm 1997 chiếm 95,3% trong tổng số hàng súc sản xuất khẩu .Đến năm 1998 chiếm 91,3%,năm 1999 giảm xuống còn 67,7% và năm 2000chỉ chiếm 52,6%.Qua ba năm 1998,1999,2000,Tổng công ty đã đưa tỷ trọng mặt hàng súc sản chưa qua chế biến hoặc chỉ sơ chế xuống chỉ còn hơn một nữa trong tổng số hàng súc sản xuất khẩu . Mặt hàng súc sản đã qua chế biếnnăm 1997 chỉ chiếm 3,4% trong tổng số hàng súc sản xuất khẩu của Tổng công ty.Năm 1998 là 5,2%,năm 1999 là 12,3% và năm 2000 đạt 20,9%.Hiện nay,tuy mặt hàng súc sản đã qua chế biến chỉ chiếm 1/5 trong tổng số hàng súc sản xuất khẩu nhưng đó là cả một sự nỗ lực hết mình của ban lãnh đạo cũng như toàn thể cán bộ công nhân viên trong Tổng công ty. Đối với mặt hàng phụ phẩm năm 1997 là 1,3%trong tổng số hàng súc sản xuất khẩu của Tổng công ty, nhưng đến năm 2000 đã đạt 26,5%. Để đạt được thành công này, mặt hàng phụ phẩm đã phải trải qua hai lần tăng tỷ trọng, đó là 3,5% năm 1998 và 20% năm 1999. Nhìn chung, ta thấy năm 1999 là năm đánh dấu bước ngoặt lịch sử đối với sự chuyển đổi cơ cấu mặt hành súc sản xuất khẩu của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam. Tỷ trọng của hàng súc sản xuất khẩu đã qua chế biến và phụ phẩm trong năm này tăng nhanh đột ngột so với năm 1998. Cụ thể là đối với mặt hàng súc sản đã qua chế biến tăng 7,1%, còn mặt hàng phụ phẩm tăng 16,5%. Điều này đã làm cho tỷ trọng hàng súc sản chưa qua chế biến hoặc chỉ sơ chế giảm mạnh so với năm 1998(giảm 23,6%). Sự chuyển đổi cơ cấu này cho thấy rằng tổng công ty đã có hướng đi đúng đắn theo định hướng chuyển đổi cơ cấu hàng xuất khẩu nói chung của nhà nước. 3. Nguồn hàng xuất khẩu của Tổng công ty. Nguồn hàng xuất khẩu. Nguồn hàng xuất khẩu là nhân tố có ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty. Vì vậy, việc tổ chức thu mua tạo nguồn hang là một vấn đề hết sức quan trọng. Hiện nay Tổng công ty tổ chức thu mua hàng xuất khẩu từ các địa phương, các cơ sở sản xuất nằm rải rác trên cả nước. Việc mở rộng thị trường thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu của Tổng công ty trong thời gian qua là kết quả đáng mừng và nó sẽ giúp cho công tác thu mua tạo nguồn hàng đạt kết quả cao Nếu tổng công ty biết khai thác một cách triệt để. Địa bàn thu mua tạo nguồn hàng súc sản của Tổng công ty được phân bố theo các chi nhánh trực thuộc: Tại khu vực phía Bắc gồm các tỉnh: Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hà Giang, Hà Tây , Phú Thọ, Hải Phòng, chịu trách nhiệm cung cấp các mặt hàng súc sản như Bò,Lợn,Trâu,Dê… Tại khu vực miền Trung gồm các Tỉnh: Thanh Hoá,Nghệ An, Quảng Bình chịu trách nhiệm cung ứng các mặt hàng gia súc như dê, Bò, lợn… Tại khu vực Tây nguyên và Nam Bộ gồm các Tỉnh: Đăklak, gia lai, Thành phố hồ chí Minh chịu trách nhiệm cung ứng các mặt hàng Dê, Bò, Lợn…. Việc tổ chức thu mua tạo nguồn hàng của Tổng Công ty được phản ánh qua sơ đồ sau: Sơ đồ 2: Mô hình tổ chức thu mua tạo nguồn hàng của Tổng Công ty. Các chi nhánh của Tổng công ty Nhà buôn nhỏ địa phương Hộ gia đình sản xuất Tổng công ty Các cơ sở sản xuất chế biến Hàng hoá từ các Hộ gia đình sản xuất có thể được thu gom qua các nhà buôn nhỏ địa phương, các chi nhánh nhở của tổng công ty. Rồi về các chi nhánh chính của Tổng công ty và đến Tổng công ty. Hàng hoá từ các cơ sở sản xuất chế biến cũng có thể được dưa trực tiếp về Tổng công ty không qua khâu trung gian. Có thể nói việc thu mua tạo nguồn hàng cho xuất khẩu của Tổng công ty được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Các hình thức tạo nguồn hàng. Thời gian qua việc thu gom hàng hoá ở các nguồn hàng của Tổng công ty được thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau: Thu mua tạo nguồn hàng theo hợp đồng: Đây là hình thức thu mua chủ yếu của Tổng công ty, nó chiếm gần 80% giá trị hàng mua. Tổng công ty dựa trên yêu cầu của các đơn hàng từ phía khách hàng nước ngoài để đưa ra các điều kiện phù hợp với hợp đồng thu mua về chất lượng, số lượng,mẩu mã,giá cả,phương thức, thanh toán,thời hạn giao hàng. Sau khi cả hai bên Tổng công ty và người cung ứng đã thoả thuận song thì tiến hành ký kết hợp đồng .Thông thường,Tổng công ty sẽ trả tiền cho người bán sau khi nhận được hàng hoá theo các điều khoản đã ghi trong hợp đồng.Trong những trường hợp ký kết các hợp đồng lớn với các cơ sở sản xuất cung ứng đáng tin cậy đã có quan hệ truyền thốngvới Tổng công ty thì Tổng công ty ứng trước một phần tiền cho họ và thường giữ lại trên 20% giá trị hợp đồng và sẽ được thanh toán khi kết thúc hợp đồng. Thu mua tạo nguồn hàng không theo hợp đồng: Hình thức này được Tổng công ty áp dụng đối với việc mua bán thu gom hàng trôi nổi trên thị trường,hàng hoá của các hộ gia đình với khối lượng nhỏ,phân tán,nó có tác dụng bổ sung cho các nguồn hàng khác nhau chưa đủ về số lượng hàng mua không đồng đều và thường ở mức thấp. Ngoài ra,Tổng công ty cũng áp dụng các hình thức thu mua tạo nguồn hàng khác nhưng với số lượng nhỏ, không thường xuyên, chỉ chiếm một tỷ lệ khoảng 2,5% trong tổng giá trị thu mua của Tổng công ty chẳng hạn như hình thức thu mua tạo nguồn theo đơn đặt hàng kết hợp với ký kết hợp đồng, theo phương thức hàng đổi hàng. Trong cơ chế thị trường hiện nay, các hình thức thu mua tạo nguồn cho xuất khẩu rất phong phú và đa dạng. tuy theo từng trường hợp cung cầu cụ thể mà Tổng công ty có thể áp dụng các hình thức và biện ơpháp khác nhau sao cho đạt hiệu quả cao nhất. 4. Thị trường xuất khẩu của Tổng công ty. Thị trường xuất khẩu của Tổng công ty trong thời gian qua thường là thị trường truyền thống. Đây là những thị trường thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu vì các thị trường này là những thị trường lớn có tiềm năng về kinh tế cũng như tiềm năng về nhu cầu. Đây là những thị trường đầy triển vọng của Tổng công ty. Bảng 3: Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng súc sản. Đơn vị : triệu đồng. Năm Thị trường 1997 1998 1999 2000 Tuyệt đối Tương đối% Tuyệt đối Tương đối% Tuyệt đối Tương đối% Tuyệt đối Tương đối% Liên Bang Nga 8276 63,9 2283 43,5 3300 52,0 2673 44,2 Nhật bản 1969 15,2 1470 28,0 635 10,0 629 10,4 Hồng Kông 259 2,0 210 4,0 317 5,0 320 5,3 Đài Loan 712 5,5 472 9,0 381 6,0 393 6,5 Singapore 376 2,9 158 3,0 190 3,0 194 3,2 Thái Lan 777 6,0 446 8,5 381 6,0 411 6,8 Thị trường khác 583 4,5 210 4,0 1142 18,0 1427 23,6 Tổng cộng 12952 100 5249 100 6346 100 6047 100 Nguồn : Tổng công ty chăn nuôi Việt nam. Nhìn vào bảng 3, ta thấy thị trường truyền thống của Tổng công ty chủ yếu là Liên Bang Nga và Nhật Bản. ngoìa ra, Tổng công ty còn xuất khẩu hàng súc sản sang các thị trường: Hồng Kông, Đài loan, Singarpore, Thái Lan và các thị trường khác. Thị trường Nga: so với năm 1997, năm 1998 Tổng công ty xuất khẩu sang thị trường Nga giảm mạnh cả tuyệt đối lẫn tương đối(năm 1997 kim ngạch xuất khẩu là 8.276 triệu đồng, tương ứng 63,9% trong tổng kim ngạch, còn năm 1998 là 2.283 triệu đồng, tương ứng 43,5%). Năm 1999, xuất khẩu sang thị trường này có tăng cả tuyệt đối và tương đối so với năm 1998 nhưng năm 2000 lại giảm cả tuyệt đối lẫn tương đối. Tuy nhiên năm 2000 vẫn cao hơn năm 1998 cả về tỷ trọng lãn kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nga. Thị trương Nhật bản: xuất khẩu sang thị trường Nhật năm 1998 so với năm 1997 tăng tỷ trọng nhưng kim ngạch xuất khẩu giảm. So với năm 1998, năm 1999 xuất khẩu sang thị trường Nhật giảm tuyệt đối và tương đối, còn năm 2000 giảm kim ngạch xuất khẩu nhưng tỷ trọng lại tăng so với năm 1999. Thị trường Hồng Kông: Qua các năm 1998,1999,2000, xuất khẩu sang thị trường này tăng đều cả về tuyệt đối lẫn tương đối. Thị trường Đài loan: Năm 1998 so với 1997, xuất khẩu sang thị trường này tăng lên tương đối nhưng giảm tuyệt đối. Năm 1999 kim ngạch xuất khẩu tăng và tỷ trọng cũng tăng so với năm1998. Còn so với năm 1999, năm 2000 giảm tuyệt đối và tương đối. Thị trường Singarpore: Năm 1998, xuất khẩu sang thị trường này tăng tương đối, giảm tuyệt đối so với năm 1997. Năm 1999, kim ngạch xuất khẩu tăng nhưng tỷ trọng không đổi so với năm 1998. Năm 2000 cả tuyệt đối và tương đối đều tăng so với năm 1999. Thị trường Thái lan: So với năm 1997, năm 1998 tỷ trọng tăng nhưng kim ngạch xuất khẩu giảm. Năm 1999 giảm cả tỷ trọng lẫn kim ngạch xuất khẩu so với năm 1998. Năm 2000, xuất khẩu sang thị trường này tăng lên so với năm 1999 cả tuyệt đối lẫn tương đối. Nhìn toàn diện, ta thấy hai thị trường truyền thống của Tổng công ty là thị trường Nga và Nhật bản gần đây đã giảm tỷ trọng, trong khi đó, các thị trường khác tăng tỷ trọng khá nhanh. Mặt khác, kim ngạch xuất khẩu sang hai thị trường truyền thống này lại giảm trong các năm 1998,2000. Cho thấy rằng, tuy tỷ trọng của thị trường nga và Nhật bản vẫn cao nhưng nhưng hai thị trường này sẽ mất dần vị trí, vai trò là thị trường xuất khẩu chủ yếu của Tổng công ty. Hơn nữa, tỷ trọng của các thị trường khác tăng lên trong năm 1999-2000, chứng tỏ Tổng công ty đã cố gắng mở rộng hoạt động và tìm kiếm bạn hàng ở các thị trường không phải là thị trường truyền thống và đã đạt được những thành tựu đáng kể. Điều đáng mừng là Tổng công ty đã tự mình tìm kiếm những thị trường mới và những bạn hàng mới chứ không còn trông chờ vào nhà nước như trước đây. Nhưng việc tìm kiếm thị trường mới, bạn hàng mới này còn rất thụ động, chủ yếu là do các bạn hàng nước ngoài giới thiệu hoặc họ tự nghe danh tiếng của Tổng công ty mà tìm đến chứ không phải do Tổng công ty tìm hiểu và chào bán sản phẩm của mình đến họ. 5. Các loại hình xuất khẩu của Tổng công ty. Trong hoạt động xuất khẩu,Tổng công ty chăn nuôi Việt nam có chủ trương tận dụng mọi khả năng hiện có để thực hiện đa dạng hoá các hình thuức xuất khẩu nhằm tăng khả năng xuất khẩu hàng hoá nhiều hơn đạt khối lượng lớn hơn,từ đó tăng thêm doanh thu cho Tổng công ty . Thời gian qua,hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty chủ yếu diễn ra theo hai hình thức: Xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu uỷ thác. Bảng 4: Kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty theo hình thức xuất khẩu . Đơn vị:nghìn đồng Năm 1997 Trị giá (%) 1998 Trị giá (%) 1999 Trị giá (%) 2000 Trị giá (%) Xuất khẩu trực tiếp 9714000 75 4093986 78 5013032 79 4958180 82 Xuất khẩu uỷ thác 3238000 25 1154714 22 1332578 21 1088381 18 Tổng 12952000 100 5248700 100 6345610 100 6046561 100 Nguồn: Tổng công ty chăn nuôi Việt nam Nhìn chung,hình thức xuất khẩu trực tiếp của Tổng công ty qua các năm đều tăng cụ thể là: Năm 1997 đạt 75%,năm 1998 đạt 78%,năm 1999 đạt 79% và năm 2000 đạt 82% giá trị hàng súc sản xuất khẩu. Còn hình thức xuất khẩu uỷ thác có xu hướng giảm dần theo các năm,cụ thể là: Năm 1997 đạt 25%,năm 1998 đạt 22%,năm 1999 đạt 21%và năm 2000 đạt 18% giá trị hàng súc sản xuất khẩu . Qua các năm Tổng công ty chủ yếu là xuất khẩu trực tiếp các mặt hàng của mình đến các đối tác kinh doanh,không qua khâu trung gian là bao nhiêu,nên chi phí sẽ được giảm bớt dần điều đó sẽ làm ngày một tăng doanh thu của Tổng công ty. 6. Đàm phán ký kết hợp đồng xuất khẩu và thực hiện hợp đồng xuất khẩu của Tổng công ty . -Việc đàm phán ký kết hợp đồng của Tổng công ty chủ yếu diễn ra theo các hình thức đàm phán qua thư từ,điện thoại và gặp gỡ trực tiếp.Các bên bàn bạc trao đổi về các điều kiện của hợp đồng xuất nhập khẩu cụ thể như đối với mặt hàng thịt lợn ,các bên thảo luận các yếu tố về thịt lơn hơi như thịt loại mấy,thịt lợn non hay thịt lợn già,bao nhiêu % về nạc,mỡ...Từ đó đưa ra các quyết định của mỗi bên nếu đồng ý thống nhất mà Tổng công ty thấy hợp lý sẽ đi đến ký kết hợp đồng với nhau. +Nếu các bên đối tác đàm phán qua thư tín thì Tổng công ty sẽ gửi các điều kiện của hàng như gửi báo giá,các tiêu chuẩn chất lượng...và gửi cataloge cho đối tácvà cũng gửi cùng các hợp đồng theo viết bằng tiếng Anh,nếu đối tác đồng ý thống nhất chấp nhận thì sẽ đi đến ký kết hợp đồng với Tổng công ty . +Nếu đàm phán bằng cách gặp gỡ trực tiếp thì cuộc đàm phán sẽ được định trước địa điểm và số người đi cùng. Đối với Tổng công ty thường là trưởng phòng xuất nhập khẩu,cán bộ nghiệp vụ ngoại thương và các thư ký đóng vai trò ghi chép , phiên dịch.Hai bên tiến hành thảo luận trực tiếp để đi đến thống nhất ký kết vào hợp đồng mua bán(một văn bản). +Nếu đàm phán qua điện thoại, ở cách này đối với Tổng công ty chỉ diễn ra đối với những khách hàng truyền thống của mình,tức là chỉ đàm phán dựa trên sự có sẵn các hợp đồng trước kia đã ký kết với nhau.Còn đối với các khách hàng mới thì phương thức này còn rất hạn chế với Tổng công ty . -Việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu của Tổng công ty diễn ratheo các trình tự thoả thuận của các bên và Tổng công ty cũng nghiêm chỉnh chấp hành theo thoả thuận của hợp đồngvới mục đíchđảm bảochữtín cho đối tác.Tuy nhiên trừ những trườnghợp một số hợp đồngviệc thực hiện còn gặp không ít khó khăn như hợp đồng xuất khẩu thịt bò tươi đông lạnh cho công ty WSB của Nga.Đối tác này ký kết với Tổng công ty sẽ nhập khẩu 5,2 tấn thịt bò tươi đông lạnh,đến khi Tổng công ty cung cấp đủ số lượng như hợp đồng và đsản phẩm ứng đúng các điều kiệnnhư hai bên thoả thuận thì công ty nàyđã ép giáTổng công ty với lý do là một số lượng khoảng 2 tấn thịt bò nàykhông đảm bảo chất lượngtheo yêu cầu vệ sinh thực phẩm của nó khi qua kiểm dịch.Vì vậy công ty WSB lấy lý do như vậy để trừ tiền thanh toán và ép giá Tổng công ty, nếu Tổng công ty không chấp nhận thì họ sẽ tự ý huỷ bỏ hợp đồng.Và còn một số trường hợp khác cũng diễn ra rất khó khăn đối với việc thực hiện các hợp đồng của Tổng công ty ,đã làm cho Tổng công ty bị thiệt hại rất lớn. 7. Kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam. Từ khi Tổng công ty thành lập, thực hiện chiến lược đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh góp phần thúc đẩy hoạt độngkinh doanh của Tổng công ty cũng đã đạt được những kết quả bước đầu. Nhìn vào bảng kết quả kinh doanh sau: Bảng 4: Kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam. Năm Chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000 Doanh thu 334,9 431,3 431,5 510,5 Chi phí 307,2 416,3 431,7 481,2 Lợi nhuận trước thuế 27,2 15,6 19,8 29,3 Nộp thuế 14,3 16,3 18,5 25,4 Lợi nhuận sau thuế 13,4 -0,7 1,3 3,9 Lợi nhuận khác 1,0 0,5 0,9 1,3 Thực lãi 14,4 -0,2 2,2 5,2 Nguồn: Tổng công ty chăn nuôi Việt nam. Năm 1998 so với năm 1997, doanh thu tăng 28,96%, vốn tăng 35,5%, nộp thuế tăng 13,98%. Năm 1999 so với năm 1998 doanh thu tăng 4,5%, vốn tăng 3,7%, nộp thuế tăng 13,49%. Năm 2000 so với năm 1999 doanh thu tăng 13,06%, vốn tăng 11,5%, nộp thuế tăng 37,29%. Như vậy ta nhận thấy doanh thu tăng đều qua các năm, vốn kinh doanh của Tổng công ty từng năm đều được bổ sung thêm. Năm 1998, Tổng công ty bị lỗ –0,2 tỷ đồng tuy nhiên vẫn chấp hành nghiêm chỉnh nghĩa vụ nộp thuế đối với nhà nước. Còn năm 1999 và năm 2000 tuy có lãi nhưng chưa tương xứng với mức vốn bỏ ra. Điều đó cho ta thấy rằng trong 3 năm Tổng công ty đã có nỗ lực nhiều nhưng chưa thực sự đạt kết quả như mong muốn. Thiết nghĩ, một mặt là do vốn sử dụng để kinh doanh chưa có hiệu quả, mặt khác là do yếu tố khách quan tác động như khủng hoảng tài chính tiền tệ và sự sụt giá của đồng tiền trong nước. Khủng hoảng tài chính tiền tệ làm cho hoạt động thanh toán bị đình trệ. Sự sụt giá của đồng tiền trong nước một mặt thúc đẩy xuất khẩu nhưng do hậu quả cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khá nặng nề nên hoạt động nhập khẩu vẫn tăng chậm, mặt khác làm cho sức mua trong nước giảm trong khi nhập khẩu gia tăng khá nhanh. 8. Một số nhận xét và đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu hàng súc sản của Tổng công ty trong những năm qua. a. Ưu điểm: Mặc dù còn gặp khó khăn nhưng trong thời gia qua tình hình xuất khẩu hàng súc sản vẫn có triển vọng phát triển trong những năm tới.Hoạt động xuất khẩu hàng súc sản đã đóng góp vào nguồn thu ngân sách Nhà nước cũng như đảm bảo mức sống cho toàn thể cán bộ công nhân viên trong Tổng công ty. Năm 1997 giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt khá cao,thực lãi đạt 14,4 tỷ đồng.Năm 1998 tuy có xa xút nhưng Tổng công ty vẫn nộp đủ nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước.Năm 1999 tình hình có khá hơn,giữ mức độ tăng trưởng tương đối ổn định và đạt giá trị thực lãi là 2,2 tỷ đồng.Năm 2000 tốc độ tăng trưởng lại cao hơn với mức giá trị thực lãi đạt 5,2 tỷ đồng.Do đạt được kết quả như vậy là nhờ vào các nỗ lực từ nhiều phía của Tổng công ty như: -Cơ cấu mặt hàng súc sản xuất khẩu của Tổng công ty có khá nhiều biến động nhưng chủ yếu vẫn là mặt hàng súc sản chưa qua chế biến (năm 2000 chiếm 52,6% trong tổng kim ngạch hàng súc sản xuất khẩu ),còn lại là hàng đã qua chế biến và phụ phẩm.Nhìn chung các mặt hàng súc sản chủ lực của Tổng công ty như: sản phẩm thị đông lạnh,thịt bò tươi ,thịt lợn tươi...đã có sức cạnh tranh lớn trên thị trường thế giới (Nga, Nhật...). Tổng công đã và đang ưu tiên phát triển mặt hàng súc sản đã qua chế biến,giảm thiểu và dần dần triệt tiêu xuất khẩu hàng súc sản chưa qua chế biến .Mgoài các mặt hàng truyền thống Tổng công ty chủ động mở rộng hướng liên doanh,liên kết khai thác xuất khẩu các mặt hàng súc sản đã qua chế biến bước đầu có kết quả khả quan. -Về thị trường kinh doanh,ngoài thị trường truyền thống là thị trường Nga,Nhật,Tổng công ty đã tích cực mở rộng,tìm kiếm thị trường mới trong khối ASEAN, bước đầu đã có tiến triển trên thị trường Singapore,Thái Lan.Tuy nhiên cũng đã giảm bớt khá nhiều sự phụ thuộc vào hai thị trường truyền thống chủ yếu này.Tuy còn khó khăn trong hoạt động sản xuất kin

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0539.doc
Tài liệu liên quan