Đề tài Một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản tại Công ty xuất nhập khẩu Tổng hợp I

Mục lục 1

 Lời nói đầu 3

CHƯƠNG I - VAI TRÒ, NỘI DUNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT

 ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ TRONG NỀN KINH TẾ MỞ 6

I- VAI TRÒ NỘI DUNG CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU 5

1. Khái niệm 5

2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu 5

II- NỘI DUNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ Ở CÔNG TY CHUYÊN DOANH XUẤT KHẨU VÀ CÁC HÌNH THỨC XUẤT KHẨU CHỦ YẾU 11

1. Nội dung của hoạt động xuất khẩu hàng hoá 11

2. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu 22

III- CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA MỘT DOANH NGHIỆP 25

1. Các công cụ và chính sách kinh tế vĩ mô 25

2. Các quan hệ kinh tế quốc tế 27

3- Các yếu tố chính trị, Chính phủ và pháp luật 27

CHƯƠNG II - THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA CÔNG TY XUẤT

 NHẬP KHẨU TỔNG HỢP I 29

I- KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU TỔNG HỢP I - HANOI 29

1- Sự hình thành Công ty 29

2- Quá trình phát triển Công ty 29

3- Cơ cấu tổ chức của Công ty 35

II- ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC KINH DOANH CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU TỔNG HỢP I 37

1- Đặc điểm của Công ty 37

2. Điều kiện vật chất kỹ thuật của công ty 40

3. Kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợp của Công ty 41

III- PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KINH DOANH XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA CÔNG TY 43

1. Đặc điểm của mặt hàng nông sản xuất khẩu 43

2. Tình hình thị trường thế giới về hàng nông sản 44

3. Thực trạng và định hướng xuất khẩu nông sản của Việt Nam 45

 

doc82 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1353 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản tại Công ty xuất nhập khẩu Tổng hợp I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iết bị đầy đủ và cơ sở vật chất kỹ thuật đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh một cách thuận lợi. Hệ thống thông tin gồm các máy: điện thoại, telex, fax, Computer đến tất cả các phòng ban và chi nhánh, cửa hàng có thể liên tục liên lạc được với nước ngoài, đã góp phần đưa lại các thông tin kinh tế một cách kịp thời. Diện tích nhà làm việc, kho tàng, sân bãi, phương tiện vận tải, cần cẩu, xe nâng hàng đáp ứng đầy đủ cho công việc kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty. 2.2. Lực lượng lao động Công ty hiện nay đang dần dần kiện toàn bộ máy lao động cho phù hợp với tình hình mới, đủ điều kiện gánh vác nhiệm vụ kinh doanh cả trong và ngoài nước, luôn quan tâm bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ và ngoại ngữ cho toàn cán bộ, công nhân viên trong Công ty. Nếu xét trên ba nhóm tổng thể điều hành, chuyên viên quản lý, nhóm nhân viên quản trị và nhóm nhân viên tác nghiệp, thì ta có biểu sau: Bảng 6: Cơ cấu lao động của Công ty Chỉ tiêu phân bổ lao động Số lượng Tỷ lệ % 1. Tổng số lao động 464 100 2. Phân theo cơ cấu - Tổng điều hành - Chuyên viên quản trị - Nhân viên tác nghiệp 03 150 311 0,65 32,33 67,02 3. Phân theo trình độ - Đại học và trên Đại học - Trung cấp và cao đẳng - Phổ thông trung học 418 46 0 90 10 0 Nguồn: Báo cáo 17 năm phát triển của GENERALEXIM Nhìn chung, Công ty xuất nhập khẩu Tổng hợp I có cơ sở vật chất kỹ thuật tốt, hiện đại đáp ứng nhu cầu kinh doanh của Công ty. Hầu hết đội ngũ cán bộ có sức khoẻ tốt, trình độ khá, được tuyển chọn và có kinh nghiệm trong kinh doanh, vì vậy Công ty là đơn vị có uy tín cao trong kinh doanh xuất nhập khẩu. 2.3. Vốn Công ty từ ngày thành lập trong tay vốn lưu động chỉ có 139.000 đồng đến nay có gần 50 tỷ đồng. Với nguồn vốn này cũng đáp ứng được tạm đủ nhu cầu hoạt động của Công ty. Ngoài ra Công ty còn huy động vốn nhàn rỗi ở các cán bộ công nhân viên Công ty, vay thêm ở một số các Ngân hàng, tổ chức tín dụng để tăng cường, mở rộng hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty. 3. Kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợp của Công ty Trong những năm gần đây hoạt động kinh doanh của Công ty đều đạt những kết quả đáng mừng. Nền kinh tế mở đã tạo cho Công ty hoạt động kinh doanh có nhiều thuận lợi hơn. Tuy nhiên tình hình cạnh tranh gay gắt giữa các Công ty làm công tác xuất nhập khẩu đã đặt ra một thử thách lớn, buộc Công ty phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh hướng vào thị trường với đầu vào và đầu ra hợp lý, lại phải phù hợp với thế và lực của Công ty. Trên cơ sở đó Ban lãnh đạo Công ty XNK Tổng hợp I nhận định chiến lược kinh doanh của mình là Đa dạng hoá mặt hàng và phương thức kinh doanh, không ngừng tận dụng và tìm kiếm thời cơ, xây dựng củng cố địa bàn kinh doanh cũ, tìm kiếm bạn hàng mới, mặt hàng mới. Từ năm 1996 - 2001, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng Công ty đã có được thành công nhất định. Bảng 7: Kết quả hoạt động kinh doanh sản xuất của công ty năm 1996 - 2001 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Vốn cố định 11463 13129 14210 14692 14920 15000 Vốn lưu động 16778 22866 24125 30623 36526 46731 tổng doanh thu 206174 256938 237441 302624 350470 373894 Tổng chi phí 200373 252020 267441 295366 342370 362660 Lợi nhuận 4800 4918 6000 7258 8100 8200 Nguồn: Báo cáo 17 năm phát triển của GENERALEXIM Từ số liệu thống kê trên ta thấy, nhìn chung các chỉ tiêu đầu tăng, cho thấy phương hướng kinh doanh của Công ty là đúng đắn đang trên đà phát triển. Mức doanh thu qua các năm đều tăng, mức tăng này phần lớn là từ hoạt động xuất nhập khẩu. chi phí kinh doanh cũng tăng lên, một phần do mở rộng kinh doanh và các dịch vụ, đây là những yếu tố tích cực; tuy nhiên do trượt giá đồng tiền, một số thị trường truyền thống hoạt động tiếp cận của Công ty bấp bênh. Đặc biệt là chính sách thuế của Nhà nước đối với mặt hàng chịu thuế điều chỉnh nhanh gây cho Công ty bị động trong khi thích nghi với điều kiện mới. Lợi nhuận thu được của Công ty cũng không ngừng được tăng lên đảm bảo cho Công ty có khả năng tăng trưởng được, đảm bảo đời sống cho nhân viên và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước. Biểu đồ 2: Tình hình nộp ngân sách của Công ty từ năm 1996 - 2001 Bảng 8: Thu nhập của nhân viên trong công ty qua các năm Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Số CBCNV 392 414 450 460 464 464 Thu nhập BQ 613700 763061 880000 930000 970000 950000 Nguồn: Báo cáo 17 năm phát triển của GENERALEXIM Thu nhập bình quân/tháng của mỗi cán bộ trong Công ty qua hàng năm đạt mức cao so với các cơ quan cùng ngành, đảm bảo đời sống ngày một cải thiện, qua đó tạo điều kiện cho mỗi người trong đơn vị đóng góp khả năng của mình vào sự nghiệp phát triển Công ty. Có thể nói đây là đòn bẩy kinh tế lớn, động viên cán bộ phấn khởi, tin tưởng vào khả năng kinh doanh của mình và đồng nghiệp. iii- phân tích thực trạng kinh doanh xuất khẩu hàng nông sản của công ty 1. Đặc điểm của mặt hàng nông sản xuất khẩu - Các mặt hàng nông sản như: Gạo, lạc, cà phê, quế, cao su... là hàng hoá thiết yếu đối với đời sống và sản xuất của mỗi quốc gia. Cho nên đa số các nước trên thế giới đều trực tiếp hoạch định các chính sách can thiệp vào sản xuất, xuất khẩu lương thực và nước nào cũng chú trọng chính sách dự trữ quốc gia và bảo hộ nông nghiệp ( VD Chính phủ Thái Lan trực tiếp đứng ra đàm phán bán chịu 6 tháng đến 1 năm 300.000 tấn gạo cho Trung Quốc và Philippines trong tháng 5/2002 với giá ngang bằng giá gạo của Việt Nam.) - Mặt hàng nông sản là mặt hàng chủ yếu của các nước chậm và đang phát triển. Nó chủ yếu được sản xuất ra và tiêu thụ nội địa là chính, rất ít quốc gia có khả năng xuất khẩu ra bên ngoài. Ví dụ: Trung Quốc sản xuất gần 180 triệu tấn/năm nhưng chỉ xuất khẩu trên dưới một triệu tấn. - Mặt hàng nông sản là một trong những mặt hàng có tính chiến lược, do vậy đại bộ phận, do vậy đại bộ phận buôn bán hàng nông sản quốc tế được thực hiện thông qua hiệp định giữa các Nhà nước mang tính dài hạn. - Tình hình buôn bán và sản xuất hàng nông sản phụ thuộc vào tính thời vụ, mùa màng thu hoạch được, phụ thuộc vào nhu cầu và điều kiện thanh toán của từng quốc gia nhập khẩu là chính. Như Lạc: các nước nhập khẩu chủ yếu theo yêu cầu chất lượng quốc tế nhưng có một vài thị trường nhập khẩu lạc với chất lượng theo sự chấp nhận của thị trường như thị trường Singapore, Indonexia ... - Trên thế giới không chỉ có Việt Nam là nước xuất khẩu hàng nông sản mà còn có nhiều nước khác tham gia. + Về mặt hàng gạo: Có Thái Lan, Malaysia ... Việt Nam đứng thứ hai sau Thái Lan về xuất khẩu gạo. + Về mặt hàng lạc: Có ấn Độ, Trung Quốc, Mỹ, Nigieria Năm 1997: + Mỹ xuất khẩu 338.000 tấn + Trung Quốc 320.000 tấn + Việt Nam 100.100 tấn (đứng thứ 3) + Về mặt hàng cà phê: Việt Nam chỉ mới tham gia vào thị trường thế giới. Nguồn cung cấp cà phê chính cho thị trường thế giới là Colombia, Brazil, Indonexia ... - Một số mặt hàng khác như Quế, Sa nhân ... Việt Nam còn chiếm một tỷ trọng nhỏ trên thị trường thế giới. 2. Tình hình thị trường thế giới về hàng nông sản Trong thương mại quốc tế nói chung và trong xuất khẩu hàng nông sản nói riêng việc nghiên cứu thị trường hàng hoá quốc tế là rất quan trọng. Nó giúp cho các doanh nghiệp làm công tác xuất nhập khẩu nói chung và Công ty XNK Tổng hợp I nói riêng nhưng thông tin quan trọng về nhu cầu hàng nông sản và từ đó Công ty sẽ đưa ra quyết định đúng đắn, mang lại hiệu quả tốt cho hoạt động kinh doanh của mình. Như mọi người đều biết, nhu cầu về ăn uống của con người là không thể thiếu được và nhu cầu đó đòi hỏi ngày càng nhiều về số lượng với chất lượng ngày càng cao do xã hội ngày càng phát triển. Một điều nữa cũng ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu hàng nông sản là tốc độ gia tăng dân số thế giới. Do vậy mà việc xuất khẩu hàng nông sản đã đang và sẽ chiếm một vị trí quan trọng trong thương mại quốc tế của các nước trên thế giới. Chính vì vậy mà Công ty XNK Tổng hợp I phải nghiên cứu đến vấn đề này. Nó có thể mang lại cho Công ty nhiều lợi nhuận khi Công ty thực sự quan tâm tới nó. Về tình hình hàng hoá thị trường thế giới hiện nay nói chung và thị trường hàng nông sản nói riêng có thay đổi rất lớn. Trước đây thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu chủ yếu là các nước Đông âu và Liên xô cũ, nay thị trường ngày càng thu hẹp và thị trường tư bản nói chung ngày càng mở rộng. Thị trường chính của ta hiện nay chủ yếu là các nước Tây Âu, EU, Thị trường Châu á như: Nhật Bản, Nam Triều Tiên, Singapore, Đài Loan, Trung Quốc, ASEAN, thị trường Mỹ, Braxin, Mexico.... Một điều đặc biệt Việt Nam gia nhập ASEAN vào năm 1999 và APEC vào năm 2001 Tương lai gần là thành viên của WTO. Do vậy sẽ có sự thay đổi lớn trong việc xuất khẩu hàng hoá trong các khu vực này. Để thấy được nhu cầu về hàng nông sản trên thị trường thế giới ta luôn phải quan tâm tới các nước có nguồn hàng nông sản xuất khẩu lớn như: - Xuất khẩu gạo, cao su: Thái lan, Mỹ.... - Xuất khẩu cà phê: Braxin.. - Một trung tâm tái xuất khẩu lớn: Singapore.. Xem xét tình hình thị trường thế giới chúng ta luôn phải quan tâm đến môi trường chính trị của các nước xuất và nhập khẩu chủ yếu các mặt hàng nông sản. Tình hình tăng trưởng kinh tế của các nước, tình hình thiên tai đối với các nước xuất khẩu chính về mặt hàng nông sản...để từ đó có thể nhận ra xu hướng tăng giảm giá của mặt hàng này trên thị trường thế giới để giúp ta có những quyết định thu mua cho hợp lý, tạo lợi nhuận và siêu lợi nhuận. Ngày nay thị trường quốc tế ngày càng được mở rộng, nhu cầu về hàng nông sản càng lớn nhưng bên cạnh đó những vấn đề khó khăn ngày càng nhiều. Doanh nghiệp phải thực sự bước vào cuộc cạnh tranh gay gắt về nông phẩm, uy tín, điều kiện thanh toán... với các doanh nghiệp xuẩt khẩu trong và ngoài nước. 3. Thực trạng và định hướng xuất khẩu nông sản của Việt Nam 3.1. Thực trạng Rất nhiều năm nay, mặc dù điều kiện thời tiết thiên nhiên không mấy thuận lợi, do chủ động ứng phó bằng cách chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cây trồng, vật nuôi nông nghiệp Việt Nam được mùa liên tục toàn diện trên cả 3 miền, chẳng những thoả mãn ở mức tối thiểu nhu cầu của nhân dân mà còn dư thừa một khối lượng nông sản dưới dạng hàng hoá. Trong khi nhu cầu thị trường nội địa không lớn, sức mua và năng lực tài chính thanh toán của đại bộ phận dân cư hạn chế, nhu cầu về các chủng loại hàng hoá cao cấp chưa cao thì xuất khẩu nông sản hàng hoá là lối thoát duy nhất hợp lý, hoàn toàn phù hợp với xu thế quốc tế hoá, khu vực hoá nền kinh. Tăng cường tiềm lực xuất khẩu nông sản hàng hoá là phương hướng ưu tiên được Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quan tâm, cụ thể hoá bằng chính sách hỗ trợ tài chính, thuế, đầu tư xuất nhập khẩu... Trong 5 năm trở lại đây kim ngạch xuất khẩu nông phẩm hàng hoá tăng liên tục với nhịp độ cao 22-26% hàng năm. Riêng năm 2001, xuất khẩu nông sản đạt trị giá 2,4 tỷ USD, thuỷ sản đạt 850 triệu USD, nâng trị giá xuất khẩu nông, lâm, hải sản tăng thêm được 200-250 triệu USD so với năm 2000 và chiếm trên dưới 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Bước đầu nước ta đã hình thành được các nhóm hàng nông sản xuất khẩu có giá trị lớn, một số mặt hàng đạt kim ngạch trên 100 triệu USD, xuất khẩu gạo đạt kỷ lục 3,8 triệu tấn trị giá 850 triệu USD, cà phê đạt 3,7triệu tấn 200 triệu USD, cao su 350 triệu tấn đạt 550 triệu USD, chè 38 triệu USD, hạt điều 117 triệu USD, lạc nhân 79 triệu USD... một điều đáng mừng là các mặt hàng xuất khẩu tăng nhanh về số lượng đa dạng về chủng loại danh mục ngày càng được bổ sung. Ngoài ra các sản phẩm truyền thống, do sản xuất lương thực tăng nhanh, chăn nuôi phát triển kéo theo các sản phẩm xuất khẩu thịt của nó tăng theo như năm 2000 Việt Nam xuất khẩu sang Nga trên 14.000 tấn thịt và 1,5 triệu con lợn bột, các mặt hàng khác như rau quả, tỏi, mật ong... cũng tăng khá nhanh và có nhiều triển vọng. Tuy nhiên nhìn trên nhiều mặt, xuất khẩu nông sản còn xa mới xứng với tiềm năng hiện có của nền nông nghiệp nước nhà, hiệu quả kinh tế xã hội còn thấp, còn nhiều thách thức tìm kiếm “đầu ra” cho nhiều loại nông sản hàng hoá. Tính bình quân cho các nhân khẩu làm nông nghiệp xuất khẩu mới đạt khoảng 4,5 USD. ở đây, tồn tại nhiều nguyên nhân khác nhau liên quan đến nhiều khâu: - Trong sản xuất: sản xuất nông nghiệp nói chung, cho xuất khẩu nói riêng còn nhiều sự chia cắt, tách biệt khâu sản xuất với khâu chế biến và tiêu thụ, các vùng nguyên liệu phân tán, xé nhỏ, phương thức canh tác thủ công (từ gieo trồng, chăn bón đến thu hoạch, bảo quản) ít có cơ hội áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật làm cho năng xuất thấp, tiêu hao nhiều lao động, giá thanh cao. Hạn chế lớn nhất là hàng hoá nông nghiệp xuất khẩu chủ yếu dưới dạng thô hoặc qua sơ chế giá trị gia tăng không cao. Hạn chế này càng trở nên thách thức to lớn đối với Việt Nam khi các hàng rào thuế quan đã bị dỡ bỏ và miễn giảm thuế chỉ áp dụng cho các mặt hàng nông sản đã qua chế biến trong APEC mà Việt Nam là một thành viên. Tình trạng này kéo dài, hàng nông sản của ta sẽ thiếu năng lực cạnh tranh. Việt Nam trở thành thị trường tiêu thụ các sản phẩm nước ngoài với giá rẻ hơn được chế biến bằng công nghệ hiện đại, mẫu mã phong phú... - Trong khâu phân phối và tiêu thụ: Hàng nông sản của ta mới tập trung vào một số thị trường hạn chế, dễ bị sức ép và biến động nhiều vì không có đối trọng so sánh. Các nhà xuất khẩu trong nước không những hỗ trợ liên kết hợp tác với nhau, giúp đỡ người nông dân trực tiếp sản xuất mà còn tranh mua, tranh bán, nâng hạ giá tuỳ tiện làm cho diễn biến giá cả thị trường phức tạp, không đúng với thực chất. Thêm vào đó, hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam còn thiếu một tầm nhìn chiến lược dài hạn trên cơ sở nắm bắt thông tin thương mại chính xác và hiểu biết xu hướng vận động của thị trường quốc tế nói chung, đối với từng chủng loại hàng hoá nói riêng. Năng lực tiếp thị, khả năng phân tích thị trường, tiến hành quản lý xuất nhập khẩu của đội ngũ cán bộ còn thiếu kinh nghiệm dẫn đến sự chậm chễ và thua thiệt. 3.2. Định hướng xuất khẩu nông sản ở Việt Nam Tại Hội nghị triển khai Nghị quyết TW IV và chương trình xuất khẩu nông sản do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức vào tháng 3/2001 đã khẳng định: Xuất khẩu các mặt hàng nông sản vẫn giữ được vai trò trọng yếu trong việc tăng kim ngạch chung góp phần làm giảm tỷ lệ nhập siêu. Dự tính đến năm 2002 kim ngạch xuất khẩu nông sản phải đạt 2,5 tỷ USD (tăng hơn năm 2000 là 300 triệu USD) trong đó gạo, cà phê, rau quả, cao su, chè, thịt lợn là 6 mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Phấn đấu đến năm 2003 đạt kim ngạch 5 tỷ USD (tức là tăng 2 lần so với năm 2000 hàng năm tăng trưởng không dưới ít nhất 30%) nâng mức xuất khẩu bình quan của nhân khẩu nông nghiệp lên 8,3 USD/người. Năm 2010 kim ngạch xuất khẩu nông sản sẽ là 15 tỷ USD và mức xuất khẩu bình quân tính theo nhân khẩu làm nông nghiệp là 30 USD/người. Để đạt được mục tiêu đề ra đòi hỏi phải áp dụng hàng loạt các giải pháp đồng bộ để vừa có thể tăng nhanh về số lượng nâng cao chất lượng của mặt hàng xuất khẩu mở rộng các danh mục mặt hàng cũng như từng nguồn hàng. Để đạt được các mục tiêu nêu trên chúng ta cần thực hiện tốt các giải pháp sau: -Xác lập, ổn định và mở rộng vùng nguyên liệu chuyên canh trên cơ sở một quy hoạch tổng thể quốc gia. Phát triển vùng nguyên liệu đi liền với xây dựng và củng cố hoàn thiện kết cấu hạ tầng, tạo lập sự thông thương đi lại dễ dàng, giảm bớt chi phí vận chuyển. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ và khuyến khích áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất các loại nông sản hàng hoá xuất khẩu từ đó dần dần hình thành các giống tốt, chất lượng cao, phương thức canh tác hiện đại, năng suất ổn định, bảo quản hợp lý, không gây thất thoát lớn. Không tạo được các vùng nguyên liệu như vậy, phương thức xuất khẩu nông sản “cò con” vẫn còn tồn tại và kéo dài. - Tăng cường năng lực chế biến các nông sản xuất khẩu, ở đây cần thay đổi và cân đối lại cơ cấu đầu tư. Từ trước tới nay đầu tư cho sản xuất thường chiếm tới 90%, cho chế biến chỉ 10%, cần nâng tỷ lệ đầu tư cho chế biến lên 30%. Đa dạng hoá khuyến khích các chủ doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào chế biến nông sản, thực phẩm bằng cách giảm thuế xuất khẩu kể cả thuế quan nhập khẩu công nghệ, giảm hoặc miễn thuế thuê đất, đơn giản hoá thủ tục đầu tư, giải phóng mặt bằng xây dựng... Chú ý hình thành các khu công nghiệp nhỏ, chuyên chế biến nông sản. Công nghệ chế biến thường đòi hỏi một lượng vốn lớn, cần xác định các khâu trọng tâm, có tác động trực tiếp đến chất lượng nông sản xuất khẩu để đầu tư đem lại hiệu quả cao. - Nghiên cứu kỹ để tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ. Bên cạnh củng cố thị trường đã có trong khu vực cần mạnh dạn chuyển hướng vào thị trường Bắc Mỹ, Châu Phi và Châu Âu. Những thăm dò bước đầu cho thấy tiềm năng các thị trường này còn rất lớn, hàng nông sản Việt Nam có thể chấp nhận những đòi hỏi khắt khe, nghiêm ngặt về qui trình chế biến, vệ sinh thực phẩm. Đa dạng hoá thị trường, gắn liền với công tác tiếp thị, nâng cao năng lực hoạt động của đội ngũ cán bộ xuất nhập khẩu. Cần đào tạo lại đội ngũ này về nghiệp vụ, pháp luật, phẩm chất đạo đức đáp ứng được nhu cầu tăng nhanh về xuất khẩu trong những năm tới. 4. Tổ chức nghiên cứu và lựa chọn thị trường cho kinh doanh xuất khẩu hàng nông sản Có thể nói việc nghiên cứu thị trường thế giới là khâu đầu tiên của mọi quy trình xuất khẩu hàng hoá. Nó là khâu rất quan trọng trong việc Công ty đưa ra quyết định: xuất khẩu mặt hàng nông sản nào ra thị trường nào mà thu được nhiều lợi nhuận nhất. Việc tìm kiến thông tin để nghiên cứu thị trường là rất khó vì doanh nghiệp của ta hiện nay chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc tìm kiếm và xử lý thông tin. Do vậy, Công ty XNK Tổng hợp I cần phải tìm cách giải quyết khâu này thật tốt thì việc xuất khẩu hàng mới có nhiều cơ hội thành công. Các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu của chúng ta trước kia xuất khẩu hàng hoá sang các nước Đông Âu và Liên Xô cũ là chủ yếu, thị trường quen thuộc và việc xuất khẩu chủ yếu là để trả nợ nên việc tìm kiếm và xử lý thông tin gần như không được các doanh nghiệp quan tâm, các nghiệp vụ xuất nhập khẩu không được trau dồi và nâng cao. Nay tình hình quốc tế thay đổi, thị trường Đông Âu ngày càng co hẹp, thị trường Tây Âu, Châu Phi, Châu á và thị trường Mỹ ngày càng mở rộng, ở đây cơ chế hoạt động rất khác so với thị trường Đông Âu cũ do vậy các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của ta còn lúng túng trong các thị trường này. Để giải quyết những khó khăn này Công ty XNK Tổng hợp I cần phải đưa ra một kế hoạch chi tiết và phù hợp để giải quyết những khó khăn này. Công ty cần phải nghiên cứu thị trường quốc tế một cách nghiêm túc, tìm kiếm thông tin từ các tài liệu, các trung tâm thông tin thương mại, các tạp chí trong và ngoài nước, nhờ sự trợ giúp của các văn phòng đại diện thương mại của Việt Nam tại các nước và mua các thông tin từ các trung tâm thông tin quốc tế. Việc xử lý thông tin phải chỉ ra được thị trường nào có triển vọng đang cần mặt hàng gì, phong tục tập quán, sở thích của người tiêu dùng ra sao và các chính sách kinh tế của nước nhập khẩu. Làm tốt khâu tìm hiểu thị trường thế giới sẽ tạo cho Công ty nhiều cơ hội làm ăn với các Công ty nước ngoài một cách tốt đẹp, tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường quốc tế, tăng kim ngạch xuất nhập khẩu. Bên cạnh việc nghiên cứu thị trường quốc tế, Công ty cũng cần phải nỗ lực nghiên cứu thị trường trong nước để tạo nguồn hàng xuất khẩu bảo đảm cả về số lượng, chất lượng, thời gian... làm tốt khâu này Công ty sẽ không bỏ lỡ những cơ hội tốt, tạo uy tín với khách hàng, tăng lợi nhuận. 5. Các hoạt động nghiệp vụ của Công ty XNKTổng hợp I trong kinh doanh xuất khẩu hàng nông sản 5.1. Nghiệp vụ thu mua tạo nguồn hàng Bao gồm các khâu nghiên cứu lựa chọn nguồn hàng, lựa chọn khu vực đặt hàng, địa điểm tập kết giao hàng, phương thức mua bán nhằm có được hàng đúng chất lượng, đúng thời gian và thuận tiện cho vấn đề tài chính, huy động vốn. Hiện nay, Công ty thường dùng hình thức mua đứt bán đoạn, xuất khẩu uỷ thác, liên doanh liên kết sản xuất hàng xuất khẩu. Tuỳ từng trường hợp cụ thể để lựa chọn cho thích hợp trên cơ sở căn cứ vào yêu cầu bên nhập, về hiện trạng công ty, về nguồn hàng, về cán bộ kỹ thuật viên, nguồn lao động vốn... ở khâu này, ký kết hợp đồng của Công ty được cân nhắc cẩn thận, có sự thoả thuận giữa hai bên về chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn kỹ thuật bao bì, ký mã hiệu, giá cả, thời gian, địa điểm giao hàng và mức độ thưởng phạt. Chỉ khi những thoả thuận yêu cầu đạt được thì mới đi đến ký kết hợp đồng. Việc ký kết hợp đồng phải được dựa trên pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày 21/9/1989 mà thực hiện đối với hàng nông sản nguyên tắc hai bên cùng có lợi. Hợp đồng ký xong, việc hình thành đơn nguyên hàng nông sản được thực hiện nhằm phân định rõ ràng các mẫu mã, tiện cho việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng, đồng thời giúp cho người nhập khẩu phân chia tiêu thụ hàng một cách thuận tiện. Phương pháp hiện nay được sử dụng là lập bảng kê chi tiết (packing list) trong đó hàng được bao gói theo yêu cầu, đánh số thứ tự sau đó ghi chi tiết lên bảng kê gồm: số lượng hàng bên trong, trọng lượng tịnh của kiện hàng. 5.2. Nghiệp vụ kiểm tra, bảo quản hàng hoá Vận chuyển hàng, bốc dỡ, dự trữ và bảo quản hàng hoá bao gồm các bước: - Tổ chức kiểm tra giám định hàng hoá: Bước này được hình thành ngay sau khi lên đơn nguyên hàng. Đây là khâu kiểm tra toàn diện xem có phù hợp với điều khoản của hợp đồng không, công ty trung gian được Công ty XNK Tổng hợp I thuê là Vinacotrol và tổ chức giám định hàng quốc tế là SGS. Đôi khi cán bộ công ty trực tiếp kiểm tra nếu hợp đồng không chỉ rõ cấp giám định. Mục tiêu chủ yếu của Công ty là nhằm phát hiện sai sót và khuyết tật về chất lượng hàng hoá xuất khẩu để nhanh chóng khắc phục sai sót nếu có, kịp giao hàng đúng thời gian. Kết thúc kiểm tra bao giờ cũng phải lập một chứng từ bằng tiếng Việt và một bản bằng tiếng nước ngoài theo yêu cầu của phía bên kia. - Tổ chức tiếp nhận và bảo quản hàng hoá. Phía người bán chuẩn bị kho bãi, phương tiện vận chuyển, bốc dỡ, nhân công, tạo thuận lợi cho việc tiếp nhận, lập phiếu xuất kho của người mua làm cơ sở cho việc đón tiễn từ nguồn mua. - Thuê tàu lưu cước cho lô hàng. Dựa vào điều kiện cơ sở giao hàng là giá “CIF” hay “FOB” mà Công ty ký hợp đồng cho khách hàng. - Hoàn thiện thủ tục giấy tờ. Nếu hàng xuất khẩu cần, phải xin phép xuất khẩu tại Bộ thương mại, thủ tục xin giấy phép bao gồm: + Hợp đồng thương mại. + Bản dịch hợp đồng. + Hạn ngạch quota. + Các công văn giấy tờ có liên quan. - Tổ chức khai báo làm thủ tục hải quan. - Giao hàng lên tàu và làm vận đơn: Thông thường Công ty uỷ thác toàn phần cho hãng vận tải, việc chuyển giao giấy tờ càng nhanh thì hàng bốc lên tàu càng sớm, mua bảo hiểm hàng hoá và làm thủ tục thanh toán kịp thời. 5.3. Nghiệp vụ thanh toán Lựa chọn phương thức thanh toán hợp lý, sau khi giao hàng tuỳ từng hợp đồng xuất khẩu mà có phương thức thanh toán. Công ty XNK Tổng hợp I thường sử dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ L/C để đảm bảo cho việc thu tiền. iv-nhận xét chung về hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của công ty 1. Kết quả kinh doanh hàng nông sản của Công ty Chuyển sang cơ chế thị trường, độc quyền trong xuất khẩu không còn nữa. Đối với hàng nông sản Công ty cần phải cân nhắc lựa chọn, đưa ra những phương án kinh doanh phù hợp với điều kiện thực tế. Năm 1985, cả nước ta chỉ có vài đơn vị được xuất nhập khẩu trực tiếp thì đến nay đã có hàng trăm đơn vị kinh doanh xuất khẩu mặt hàng này. Do vậy, bên cạnh chất lượng và giá cả, thông thường mặt hàng này còn dựa vào sự lựa chọn mặt hàng trên vùng sản xuất nên khi lựa chọn xuất khẩu một mặt hàng nào đó ta cũng phải tính mặt hàng đó được sản xuất ở đâu, địa phương nào. Ví dụ: Khi xuất khẩu lạc nhân ta phải chọn được lạc trồng ở Thanh Hoá, Thái Bình hay Bắc Ninh. Cà phê thì phải trồng ở Buôn Mê Thuật, chè ở Thái Nguyên hay Hà Giang... Việc lựa chọn vùng sản xuất có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hương vị của mặt hàng này. Làm tốt điều này Công ty sẽ có lợi thế cạnh tranh trên thị trường và giữ uy tín với khách hàng. Qua nghiên cứu tình hình hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng nông sản công ty cho thấy, trong suốt quá trình làm công tác xuất khẩu hàng nông sản, từ lúc nghiên cứu thị trường, tìm đối tác đến ký kết hợp đồng, giao hàng và thanh toán Công ty đều thực hiện nghiêm túc, đúng hạn, đạt tiêu chuẩn chất lượng cao trên cơ sở hai bên cùng có lợi và đảm bảo uy tín lâu dài. Sau mỗi đợt xuất hàng, Công ty đều tổ chức hạch toán, kiểm tra việc thực hiện nghiệp vụ ở các công đoạn xem có đúng, đầy đủ, chính xác không để từ đó rút kinh nghiệm cho đợt sau. Bảng 9: Kết quả kinh doanh xuất khẩu hàng nông sản theo mặt hàng (những năm 1999-2001) Đơn vị: USD STT Mặt hàng Giá trị XK (1999) Giá trị XK (2000) Giá trị XK (2001) Lạc nhân 2.350.000 2.130.000 2.180.000 Hạt tiêu 1.230.000 1.430.000 1.470.000 Cao su 986.200 1.215.600 1.305.000 Cà phê 520.000 876.500 900.400 Quế 500.000 500.000 501.000 Dầu lạc 500.000 500.000 510.000 Tổng giá trị 6.086.20

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0499.doc
Tài liệu liên quan