Đề tài Một số giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành Thuỷ sản thực hiện chiến lược phát triển thuỷ sản đến năm 2010

Chương I: Cơ sở lý luận của chuyển dịch cơ cấu ngành thuỷ sản. 3

I- Các khái niệm cơ sở và sự cần thiết của Chuyển dịch cơ cấu ngành thuỷ sản. 3

1. Các khái niệm về cơ cấu ngành và chuyển dịch cơ cấu ngành thuỷ sản. 3

1.1. Cơ cấu ngành trong cơ cấu kinh tế và cơ cấu ngành Thuỷ sản. 3

1.2. Khái niệm chuyển dịch cơ cấu ngành thuỷ sản. 4

2. Sự cần thiết của chuyển dịch cơ cấu ngành thuỷ sản. 6

2.1. Nhu cầu khách quan của chuyển dịch cơ cấu ngành Thuỷ Sản. 6

2.2. Vai trò của chuyển dịch cơ cấu ngành Thuỷ sản trong giai đoạn hiện nay. 9

II- Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành thuỷ sản. 13

1. Nhóm nhân tố về tài nguyên và điều kiện tự nhiên. 13

2. Nhóm nhân tố về nhu cầu của thị trường, giá cả sản phẩm. 15

3. Nhóm nhân tố về cơ chế, thể chế. 16

4. Nhóm nhân tố về khoa học – công nghệ. 17

III- Tiềm năng phát triển ngành Thuỷ sản Việt Nam. 18

1. Điều kiện tự nhiên. 18

2. Tiềm năng nguồn lợi thuỷ sản. 19

 

Chương II: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành thuỷ sản giai đoạn 1991- 2002. 22

I- Tổng quan về sự phát triển của ngành thuỷ sản giai đoạn 1991- 2002. 22

1. Tình hình phát triển ngành Thuỷ Sản Việt Nam giai đoạn 1991- 2002. 22

2. Những thuận lợi và thách thức phát triển ngành thuỷ sản Việt Nam từ nay đến năm 2010. 24

2.1. Thuận lợi. 24

2.2. Những thách thức: 25

 

doc86 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1237 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành Thuỷ sản thực hiện chiến lược phát triển thuỷ sản đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bảng 6: Cơ cấu công xuất tàu thuyền. Đơn vị: %. Năm Công suất 1991 1996 2002 Dưới 20 CV 58 43,2 36,2 24 - 45 CV 32 29,8 26,7 46 - 75 CV 9 12,8 15,1 76 - 90 CV 0,7 10,8 14,6 > 90 CV 0,3 3,4 7,4 Nguồn: Bộ thuỷ sản. Tỉ lệ tàu loại dưới 20 CV giảm từ 58% xuống còn 36,2%, tỉ lệ loại từ 76CV trở lên tăng từ 1% lên 22%. Số lượng tàu thuyền có khả năng đánh bắt xa bờ (loại có công suất từ 90 CV trở lên theo qui định trong nghị quyết 393/TTg ngày 9/6/1996 của Chính phủ) ngày một tăng nhanh. Năm 1997, với chủ trương chuyển từ đánh bắt gần bờ sang đánh bắt xa bờ đảm bảo phát triển bền vững toàn ngành mới chỉ có khoảng 5.000 tàu thuyền đánh bắt xa bờ thì năm 2000 đã có 5.896 chiếc, tăng 687 chiếc so với năm 1999, năm 2001 có 6.005 chiếc, năm 2002 có 6.075 chiếc. Trong cơ cấu công suất đội tàu thuyền máy, giảm tỉ lệ loại tàu dưới 20 CV và tăng tỉ lệ loại tàu trên 75 CV trở lên cũng là một xu thế chuyển dịch hợp lý. Quá trình chuyển dịch này tăng mạnh từ năm 1997 khi có chủ trương chuyển từ khai thác vùng lộng sang vùng khơi. Chuyển dịch cơ cấu tàu thuyền là yếu tố quan trọng nhất trong chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành khai thác hải sản. Nó quyết định đến sự dịch chuyển trong cơ cấu nghề nghiệp khai thác, cơ cấu sản lượng và năng suất khai thác. b) Cơ cấu nghề nghiệp khai thác: Cơ cấu họ nghề (Họ nghề là từ chuyên ngành chỉ các nhóm nghề khác nhau trong cơ cấu nghề nghiệp), quyết định tính hợp lý của việc khai thác hải sản. Cơ cấu nghề nghiệp khai thác phải chuyển dịch theo hướng tăng họ nghề có khă năng khai thác xa bờ, họ nghề khai thác hải sản đúng chủng loại, có nghĩa là khai thác tới trần và khai thác đúng kích cỡ tiêu chuẩn được quyền khai thác. Giảm các họ nghề khai thác gần bờ, các họ nghề khai thác vét, khai thác tận gốc làm giảm và mất hẳn khả năng tái sinh và phát triển của thuỷ sinh vật. Song thực tế cơ cấu họ nghề chuyển dịch rất chậm và kém hiệu quả. Trong cả giai đoạn 1991-2002, có sự chuyển dịch sang nghề đáy còn cao và chưa phù hợp, gây tác động xấu đến bảo vệ nguồn lợi vì nó đánh bắt cả những đàn cá chưa trưởng thành, sản phẩm khai thác còn quá tạp dẫn đến hiệu quả khai thác thấp. Cụ thể cơ cấu nghề nghiệp khai thác chuyển dịch như sau: Bảng 7: Cơ cấu nghề nghiệp khai thác. Đơn vị: %. Năm Nghề 1991 1995 2000 Họ lưới kéo 27,3 26,2 22,5 Họ lưới rê 34,3 34,4 14,5 Họ lưới vây + mùng 4,5 4,3 7,7 Họ vó + mành 7,6 5,6 7,8 Họ câu 15 13,4 17,7 Họ cố định 3,7 7,1 7,5 Nghề khác 7,6 9 10,3 Nguồn: Bộ thuỷ sản. Các họ nghề chính như lưới kéo, lưới rẽ, lưới vây tương đối ổn định, có sự chuyển dịch nhẹ giữa lưới kéo và lưới vây. Điều này là hợp lý với nguồn lợi cá nổi và cá đáy. Họ câu có xu hướng tăng đặc biệt là giai đoạn 1995-2002, vì sản phẩm của họ câu (câu thu, nhám, mực…) có giá trị kinh tế rất cao, nhu cầu xuất khẩu lớn. Họ nghề cố định tăng từ 3,7% năm 1991 lên 7,5% năm 2000 là do lao động nghề cá tăng nhưng do thiếu phương tiện đặc biệt là phương tiện đánh bắt xa bờ nên ngư dân nghèo sắm đáy đánh bắt gần bờ. Nghề cố định chủ yếu là đăng đáy đánh bắt cá, tôm nhỏ ở vùng cửa sông trong đó có rất nhiều loại cá tôm giống, chưa trưởng thành, cách khai thác này ảnh hưởng lớn đến tái tạo nguồn lợi. Cơ cấu họ nghề của từng vùng lãnh thổ cũng có sự khác nhau, nó phụ thuộc vào đặc điểm nguồn lợi của từng vùng. Xu thế chuyển dịch cơ cấu họ nghề ở từng vùng cũng có sự khác biệt. c) Cơ cấu sản lượng khai thác hải sản theo vùng địa phương: Sản lượng khai thác thuỷ hải sản trong giai đoạn 1991-2002 có sự chuyển dịch giữa các vùng lãnh thổ, giữa khối trung ương và khối địa phương. Tuy rằng quá trình chuyển dịch này là nhỏ nhưng nó có ý nghĩa rất lớn trong quá trình phát triển ngành Thuỷ Sản. Bảng 8: Diễn biễn sản lượng khai thác hải sản cả nước giai đoạn 1991-2002 Đơn vị tính: Tấn Năm Vùng 1991 1995 2000 2002 Tấn % Tấn % Tấn % Tấn % Bắc Bộ 38.420 5,4 42.200 4,4 74.825 5,1 80.427 5,05 Bắc Trung Bộ 69.200 9,7 86.750 9,1 131.710 9,0 138.078 8,67 Nam Trung Bộ 218.770 30,8 288.770 30,3 448.550 30,1 487.334 30,6 Nam Bộ 372.813 52,5 525.710 55,3 795.699 55,5 882.298 55,1 Tổng địa phương 699.403 98,4 943.430 99,1 1.450.784 99,7 1.588.137 99,72 Khối Trung ương 9.850 1,3 7.873 0,9 4.000 0,3 4.459 0,28 Tổng 709.253 100 951.303 100 1.454.784 100 1.592.596 100 Nguồn: Bộ thuỷ sản. Theo số liệu thống kê 1991-2002, chúng ta thấy cơ cấu sản lượng khai thác hải sản giữa khối Trung ương và khối địa phương có sự thay đổi: khối địa phương (bao gồm các Tỉnh có biển và không có biển) chiếm 98,4% năm 1991, tăng dần lên 99,1% năm 1995 và 99,72% năm 2002. Khối trung ương liên tục giảm từ 1,6% năm 1991 xuống còn 0,28% năm 2002. Cơ cấu tỉ lệ sản lượng khai thác ở trên làm sáng tỏ một thực tế: nghề khai thác hải sản ở Việt Nam là nghề cá nhân dân. Quốc doanh đánh cá ở Việt Nam chưa đảm bảo được vai trò chủ đạo trong quá khứ cũng như trong tương lai, nó chỉ có thể đóng vai trò hậu cần dịch vụ cho nghề khai thác hải sản của dân. Trong 4 vùng lãnh thổ thì tỉ lệ sản lượng của khu vực phía Bắc giảm và của khu vực phía Nam tăng trong giai đoạn 1991-2002. Nam Bộ xứng đáng là vùng trọng điểm nghề cá của cả nước, chiếm trên 50% sản lượng khai thác và có xu thế ngày càng gia tăng. Cơ cấu sản lượng khai thác thay đổi phản ánh khả năng khai thác của các vùng và tiềm lợi hải sản của các vùng. Nhìn chung đã khai thác tới trần, thậm chí ở một số vùng gần bờ đã quá giới hạn cho phép. Những kết quả điều tra nguồn lợi hải sản gần đây nhất cho thấy nguồn lợi hải sản gần bờ và xa bờ đều giảm nhiều so với 10 năm trước đây. Trước tình hình khai thác tới trần như hiện nay, sản lượng khai thác của cả nước đã chững lại, cần ổn định lượng khai thác gần bờ đẩy mạnh khai thác xa bờ để bù đắp phần giảm của khai thác gần bờ. Các vùng, các miền cần khai thác hiệu quả đi đôi với đảm bảo phát triển bền vững, cân đối lại sản lượng khai thác giữa các vùng, miền tránh tình trạng khai thác tận gốc như ở một số địa phương như hiện nay. 2.2. Quá trình chuyển dịch cơ cấu trong nuôi trồng Thuỷ sản. Chuyển dịch cơ cấu trong nuôi trồng thuỷ sản ở Việt Nam trong thời gian qua diễn ra mạnh mẽ theo hướng tích cực. Kết quả của qúa trình chuyển dịch hợp lý này là sản lượng nuôi trồng thuỷ sản tăng rất nhanh và chiếm tỉ trọng lớn trong tổng sản lượng thuỷ sản của cả nước: năm 1991, sản lượng nuôi trồng thuỷ sản đạt 335.910 tấn chiếm 31,5% tổng sản lượng, đến năm 2000, sản lượng nuôi trồng thuỷ sản chiếm 36% và đến năm 2002, sản lượng nuôi trồng thuỷ sản chiếm 40,48% tổng sản lượng. Có thể xem xét sự chuyển dịch cơ cấu trong nuôi trồng thuỷ sản thông qua việc phân tích sự thay đổi cơ cấu diện tích mặt nước sử dụng, cơ cấu đối tượng nuôi, cơ cấu sản lượng, cơ cấu phương thức nuôi. a) Thực trạng chuyển dịch cơ cấu diện tích mặt nước được sử dụng cho nuôi trồng thuỷ sản giai đoạn 1991-2002: Có 4 loại hình mặt nước được sử dụng trong nuôi trồng thuỷ sản: + Ao hồ nhỏ. + Mặt nước mở (hồ tự nhiên và hồ chứa nhân tạo, sông, suối…). + Ruộng trũng. + Vũng triều (bao gồm các cùng biển gần bờ, vụng, vịnh, vùng biển ven các đảo và quần đảo). Diện tích mặt nước được sử dụng để nuôi trồng thuỷ sản ở nước ta, trừ các vùng đất trũng do thuỷ lợi hoá được làm khô, đã không ngừng tăng lên trong nhiều năm qua ở mọi loại hình mặt nước, tuy nhiên tốc độ tăng nhanh nhất là các vùng nước lợ ở các vùng triều. Bảng 9: Biến động diện tích nuôi trồng thuỷ sản của Việt Nam giai đoạn 1991-2002 Đơn vị tính: Ha Năm Loại hình 1991 1995 2002 1991-2002 Diện tích Tỉ lệ % Diện tích Tỉ lệ % Diện tích Tỉ lệ % Tốc độ % Tổng diện tích 520.000 100 581.000 100 955.000 100 +5,68 Ao hồ nhỏ 128.400 24,7 77.850 13,4 105.050 11 -1,8 Mặt nước nhỏ 155.500 29,9 130.730 22,5 135.610 14,2 -1,2 Ruộng trũng 73.320 14,1 70.300 12,1 174.340 18,3 +8,2 Vùng triều 162.760 31,3 302.120 52 540.000 56,5 +11,5 Nguồn: Bộ thuỷ sản. Cụ thể: Diện tích ao hồ nhỏ phục vụ cho nuôi trồng thuỷ sản có xu hướng giảm. Năm 1991 đạt 128.400 ha, chiếm 24,7% tổng diện tích nuôi trông thuỷ sản, năm 1995 đạt 77.850 ha, chiếm 13,4%, năm 2002 đạt 105.050 chiếm 11%, tốc độ tăng diện tích nuôi trồng là -1,8%. Diện tích mặt nước mở cũng có xu hướng giảm, năm 1991 đạt 155.500 ha, chiếm 29,9% tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản, năm 1995 giảm còn 130.730 ha, chiếm 22,5% và năm 2002 là 135.610 ha, chiếm 14,2%, tốc độ tăng trưởng diện tích của cả thời kỳ là - 1,2%. Diện tích ruộng trũng phục vụ cho nuôi trồng thuỷ sản trong thời kỳ 1991- 2002 có tăng: Năm 1991 đạt 73.320 ha chiếm 14,1% tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản, năm 2002 đạt 174.340 ha chiếm 18,3%. Tốc độ tăng trong cả thời kỳ là 8,2 %. Ta thấy rằng, trong giai đoạn 1991-2002, diện tích sử dụng vùng triều tăng nhanh hơn cả, tốc độ tăng trưởng hàng năm trong giai đoạn là 11,5% vì trong những năm gần đây nuôi tôm phát triển rất mạnh cộng thêm vào đó nuôi trồng hải sản được chú trọng. Hơn nữa, tỉ trọng diện tích nuôi trồng thuỷ sản vùng triều chiếm lớn, năm 1991 chiếm 31,3% tổng diện tích nuôi trồng thủy sản, năm 1995 chiếm 52% đến năm 2002 chiếm 56,5%. Việc mở rộng đối tượng nuôi đã giúp tận dụng được triệt để hơn diện tích và tiềm năng mặt nước mặn, lợ ven biển. Tuy nhiên, diện tích vùng triều đã sử dụng ở mức tới hạn, không nên tiếp tục mở rộng diện tích mà tăng cường đầu tư, quản lý để nâng cao hiệu quả sản xuất. Tốc độ tăng trưởng của diện tích ao hồ nhỏ và mặt nước mở trong những năm gần đây luôn có giá trị âm. Điều này là phù hợp với thực tế vì các diện tích mặt nước này được sử dụng để phát triển nông nghiệp, xây dựng cơ bản. Diện tích ruộng trũng cho nuôi trồng thuỷ sản có tăng song không cao nguyên nhân chính là phong trào nuôi cá ruộng trũng gặp khó khăn do việc sử dụng quá mức phân hoá học, thuốc trừ sâu trong nông nghiệp. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản của từng vùng sinh thái trong giai đoạn vừa qua có sự biến động: Bảng 10: Biến động diện tích thuỷ sản theo từng vùng sinh thái. Đơn vị: hecta. Năm Hạng mục 1995 1998 2000 2002 Tốc độ tăng trưởng thời kỳ (%) 1995-2000 2000-2002 1995-2002 Cả nước 453.282,8 524.500,9 641.874,1 955.000 7,2 22 11,23 ĐBSH 58.753,5 63.013 68.349,8 90.200 3,0 14,9 6,3 Đông Bắc 23.031,1 30.696 29.847,3 39.314,6 5,3 14,7 7,93 Tây Bắc 3.089 3.199,8 5.505,4 4.831,9 2,5 17,4 6,6 Bắc Trung Bộ 26.710,7 29.505,9 30.641,5 41.373,3 2,8 16,1 6,45 DH miền trung 13.632 17.807,8 17.299,4 24.105 4,9 18 8,5 Tây Nguyên 4.203 4.789,9 5.115,9 7.136 4,0 18,1 7,9 Đông Nam Bộ 34.773 33.640,6 41.960,6 56.159,8 3,8 15,7 7,1 ĐBSCL 289.390,5 341.847,6 445.154,2 691.879,4 9,0 24,67 13,26 Nguồn: Bộ thuỷ sản. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản được mở rộng trong phạm vi cả nước, tốc độ tăng trưởng cả thời kỳ là 11,23%, trong đó thời kỳ 1995-2000 là 7,2%, thời kỳ 200-2002 là 22%. Diện tích được mở rộng đặc biệt từ năm 2000 do chính sách phát triển nuôi trồng thuỷ sản, chính sách chuyển dịch cơ cấu ngành được nhấn mạnh. Tốc độ tăng trưởng diện tích nuôi trồng thuỷ sản ở các vùng có sự khác nhau, cao nhất vẫn là Đồng Bằng Sông Cửu Long và vùng Duyên Hải miền trung. Việc phát triển nuôi tôm trên cát ở miền Trung đã làm cho diện tích nuôi trồng ở khu vực này được mở rộng nhanh chóng, đến năm 2002 tổng diện tích nuôi trồng đạt 24.105 ha tăng 8,5% so với năm 1995. Biến động diện tích nuôi trồng thuỷ sản phản ánh một phần tốc độ phát triển của ngành nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam nhằm chuyển dịch cơ cấu ngành trong giai đoạn 1991-2002. b) Cơ cấu nuôi trồng thuỷ sản theo đối tượng nuôi: Số lượng các loài thuỷ sinh nội địa được đưa vào nuôi trồng chiếm 1/3 số loài cá kinh tế của Việt Nam. Nhưng sản lượng và giá trị đóng góp cho nghề cá Việt Nam chiếm tỉ trọng không lớn. Vài năm gần đây do Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu cá Tra, cá Ba sa sang thị trường Mỹ và mở rộng diện tích nuôi tôm sú nước ngọt nên sản lượng và giá trị nội địa trong tổng sản lượng và giá trị của ngànhThuỷ Sản được cải thiện đáng kể. Đối tượng nuôi hải sản của Việt Nam rất phong phú bao gồm 42 loài hải sản, chúng ta đã đưa được 26 loài vào sản xuất với các hình thức và phương thức nuôi khác nhau. Cơ cấu đối tượng nuôi hải sản ngày càng hợp lý hơn theo nhu cầu của thị trường và khả năng của ngư dân. Trong số các nhóm đối tượng nuôi ven biển, nhóm giáp xác (bao gồm: tôm sú, tôm bạc thẻ, tôm thẻ đỏ đuôi, tôm thẻ chân trắng…) chiếm số đông về loài nuôi và áp đảo về sản lượng. Theo số liệu thống kê cho thấy nhóm này ngày càng chiếm tỉ trọng lớn về giá trị và sản lượng: năm 1991, sản lượng tôm đạt 40.000 tấn chiếm 24% tổng sản lượng nuôi trồng thuỷ sản; năm 1995 đạt 209.100 tấn chiếm 53,7%; năm 2000 đạt 391.100 tấn chiếm 66,3%. c) Sản lượng và cơ cấu sản lượng nuôi trồng thuỷ sản theo địa phương: Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản liên tục tăng trong giai đoạn vừa qua đặc biệt là từ năm 1995 trở lại đây. Các địa phương có sản lương nuôi trồng thuỷ sản lớn trong cả nước phải kể đến là: Đồng Bằng Sông Hồng, Duyên Hải miền trung và Đồng Bằng Sông Cửu Long. Cơ cấu sản lượng nuôi trồng có sự dịch chuyển giữa các địa phương tuy nhiên quá trình chuyển dịch này không lớn. Bảng 11: Cơ cấu sản lượng nuôi trồng thuỷ sản theo địa phương. Đơn vị tính: Tấn. Năm Hạng mục 1995 1998 2000 2001 Sản lượng (tấn) Tỉ lệ % Sản lượng (tấn) Tỉ lệ % Sản lượng (tấn) Tỉ lệ % Sản lượng (tấn) Tỉ lệ % Cả nước 389.069 100 425.031 100 589.595 100 709.891 100 ĐBSH 53.386 13,72 85.606 20,1 108.766 18,4 123.543 17,4 Đông Bắc 11.229 2,9 15.836 3,7 20.878 3,5 25.893 3,65 Tây Bắc 1.925 0,49 2.677 0,63 2.915 0,49 3.467 0,49 Bắc Trung Bộ 15.601 4,0 22.597 5,3 28.109 4,77 33.268 4,7 DH miền trung 6.828 1,75 10.496 2,5 16.435 2,78 19.001 2,7 Tây Nguyên 4.413 1,13 4.786 1,13 7.329 1,24 8.012 1,24 Đông Nam Bộ 28.711 7,39 27.469 6,46 40.023 6,8 52.312 7,3 ĐBSCL 266.982 68,63 255.564 60,18 365.141 62,02 444.394 62,52 Nguồn: Bộ thuỷ sản. Địa phương có tỷ trọng sản lượng nuôi trồng thuỷ sản cao nhất nước từ trước tới nay là đồng bằng sông Cửu long, luôn chiếm trên 60% sản lượng nuôi trồng thuỷ sản của cả nước. Đây là vùng trọng điểm cung cấp các sản phẩm thủy sản nuôi cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Tuy nhiên, tỷ trọng sản lượng nuôi trồng thuỷ sản ở đồng bằng sông Cửu long có xu hướng giảm nhẹ do việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản rất mạnh mẽ ở các địa phương khác. Tiếp theo đồng bằng sông Cửu long là đến đồng bằng sông Hồng, đây cũng là một địa phương chiếm tỷ trọng cao trong tổng sản lượng nuôi trồng thuỷ sản: Năm 1995 đạt 53.386 tấn, chiếm 13,72% tổng sản lượng thuỷ sản nuôi trồng của cả nước, năm 1998 đạt 85.606 tấn chiếm 20,1%, năm 2001 đạt 123.534 tấn chiếm 17,4%. Tốc độ tăng sản lượng nuôi trồng ở đồng bằng sông Hồng trong cả thời kỳ đầu là cao, song tỷ trọng thay đổi ở mức khá ổn định. Điều có ý nghĩa nhất của việc nghiên cứu sản lượng Thuỷ Sản nuôi trồng theo vùng là ở chỗ: các địa phương như Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung, Tây bắc, Đông bắc chiếm tỉ trọng rất ít trong tổng sản lượng Thuỷ Sản của cả nước nhưng nó phản ánh nỗ lực nuôi trồng Thuỷ Sản, phản ánh hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông – lâm – thuỷ sản, khả năng đáp ứng nhu cầu về sản phẩm Thuỷ Sản tiêu thụ nội vùng ở các địa phương này. Tây nguyên, năm 1995 đạt 4.413 tấn, chiếm 1,13 % tổng sản lượng thuỷ sản nuôi trồng, năm 2000 tăng lên đạt 7.239 tấn chiếm 1,24%, ở vùng đông bắc, năm 1995 đạt 11.229 tấn chiếm 2,9 % đến năm 2001 đạt 25.839 tấn chiếm 3,65%. Sự tăng trưởng sản lượng Thuỷ Sản ở đây tuy rất nhỏ nhưng đem lại hiệu quả kinh tế xã hội rất lớn không chỉ cho vùng mà còn đối với cả nước. d) Chuyển dịch phương thức nuôi: Giai đoạn trước năm 1991, nuôi trồng Thuỷ Sản thường phân tán, nhỏ lẻ, do đó quá trình phát triển nuôi cũng như phát triển ngành đặc biệt khó khăn. Bước sang giai đoạn 1991-2002, có sự chuyển dịch từ phân tán sang tập trung hoá và chuyên môn hoá. Từng bước hình thành nên các khu nuôi trồng Thuỷ Sản kết hợp với các khu chế biến Thuỷ Sản. Dịch chuyển từ hình thức nuôi quảng canh sang quảng canh cải tiến, nửa thâm canh, thâm canh, Tuy nhiên sự dịch chuyển này còn rất nhỏ, phần lớn diện tích nuôi trồng Thuỷ Sản hiện nay là quảng canh và bán thâm canh. Năm 2001 diện tích nuôi tôm thâm canh mới chỉ chiếm khoảng 1%, bán thâm canh 5% còn lại là quảng canh và quảng canh cải tiến. Năng suất bình quân nuôi thâm canh đạt 2,5 tấn/ha, nuôi bán thâm canh đạt 1 tấn/ha, nuôi quảng canh cải tiến đạt 0,38 tấn/ha, quảng canh đạt 0,25 tấn/ha nuôi. Miền Nam tốc độ chuyển sang thâm canh đạt cao nhất trong cả nước trong khi đó, miền Bắc chủ yếu nuôi theo hình thức quảng canh. 2.3. Chuyển dịch cơ cấu trong chế biến và thương mại Thuỷ Sản. a) Chuyển dịch cơ cấu trong chế biến Thuỷ sản: Chế biến Thuỷ sản là một khâu rất quan trọng của chu trình sản xuất kinh doanh Thuỷ sản: nuôi trồng + khai thác – chế biến – tiêu thụ (Thương mại Thuỷ sản). Những hoạt động trong lĩnh vực chế biến Thuỷ sản giai đoạn 1991-2002 được đánh giá là có hiệu quả, đã góp phần tạo ra sự khởi sắc trong ngành Thuỷ Sản. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong chế biến Thuỷ Sản được đánh giá theo nhiều khía cạnh khác nhau nhưng tựu trung lại được đánh giá trong ba khía cạnh chính đó là: cơ cấu sử dụng nguồn nguyên liệu cho chế biến Thuỷ Sản, cơ cấu mặt hàng chế biến Thuỷ Sản và thực trạng phát triển của các cơ sở chế biến. a.1. Cơ cấu sử dụng nguồn nguyên liệu cho chế biến Thuỷ Sản: Nguồn nguyên liệu cung cấp cho ngành chế biến Thuỷ Sản xuất phát từ ngành khai thác và nuôi trồng Thuỷ Sản. Giai đoạn 1991-2002, tổng sản lượng Thuỷ Sản của Việt Nam liên tục thay đổi, sản lượng nguyên liệu Thuỷ Sản cung cấp cho ngành chế biến theo đó cũng tăng dần. Đi cùng với nó là sự lớn dần lên cả về số lượng và chất lượng (công suất) của các cơ sở chế biến. Bảng 12: Cơ cấu sử dụng nguồn nguyên liệu cho chế biến thuỷ sản giai đoạn 1991- 2002. Đơn vị tính: Tấn. Năm Hạng mục 1991 1995 2000 2002 Khối lượng Tấn Tỉ lệ % Khối lượng Tấn Tỉ lệ % Khối lượng Tấn Tỉ lệ % Khối lượng Tấn Tỉ lệ % Tổng sản lượng TS 1.066.300 100 1.344.140 100 2.003.700 100 2.410.900 100 NL đưa vào chế biến cho XK 159.900 15 258.100 19,2 500.900 25 640.000 26,5 NL đưa vào CB cho TD nội địa 319.800 30 434.150 32,3 821.500 41 1.053.500 43,7 Dạng tươi sống 586.600 55 651.890 48,5 681.300 34 717.400 29,8 Nguồn: Bộ thuỷ sản. Qua thống kê thấy rằng nguồn nguyên liệu không qua chế biến ở dạng thô đưa vào tiêu dùng ngày càng giảm: Năm 1991 là 586.600 tấn chiếm 55% nguồn thuỷ sản thu được, năm 1996 giảm còn chiếm 48,5%, năm 2000 chiếm 34% và năm 2002 chỉ còn chiếm 29,8%. Do trước kia sản lượng thuỷ sản chủ yếu đưa vào tiêu dùng ngay cả tiêu dùng nội địa và xuất khẩu nên giá trị của ngành thuỷ sản là thấp trong khi khối lượng sản lượng là rất lớn. Sự phát triển công nghệ chế biến thuỷ sản đã làm tăng giá trị trên một đơn vị thuỷ sản, làm cho giá trị hàng thuỷ sản ngày càng cao, nguồn nguyên liệu cung cấp cho ngành chế biến chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong tổng sản lượng Thuỷ Sản thu được. Như vậy sau 12 năm lượng nguyên liệu đưa vào chế biến xuất khẩu đã tăng lên gấp 4 lần, tỉ trọng thay đổi từ 15% lên 26,5%. Lượng nguyên liệu đưa vào chế biến cho tiêu dùng nội địa tăng 3,3 lần, tỉ trọng thay đổi tương ứng là 30% lên 43,7%. Đến năm 2002, lượng nguyên liệu đưa vào chế biến là 1.693.500 tấn chiếm 70,2% tổng sản lượng Thuỷ Sản thu được. a.2. Cơ cấu mặt hàng chế biến Thuỷ sản: Mặt hàng chế biến Thuỷ sản rất đa dạng và phong phú. Trong khi khối lượng nguồn nguyên liệu cung cấp cho chế biến tăng dần qua các năm thì tỷ trọng các mặt hàng chế biến thuỷ sản có sự thay đổi, tuy sự thay đổi này là không cao xong nó có ý nghĩa hiệu quả kinh tế - xã hội rất lớn. Theo cách chia của Bộ Thuỷ sản, các mặt hàng chế biến bao gồm các loại chính sau: + Mặt hàng đông lạnh. + Mặt hàng (Sản phẩm) có giá trị gia tăng. + Mặt hàng tươi sống. + Mặt hàng khô. Tốc độ tăng trưởng các mặt hàng chế biến qua các năm là lớn, đặc biệt là mặt hàng đông lạnh và sản phẩm có giá trị gia tăng: Giai đoạn 1991- 1996, mặt hàng đông lạnh tăng trưởng là 31,7%, sản phẩm có giá trị gia tăng là 15,7%. Giai đoạn 1996-2002: Tốc độ tăng tương ứng là 27,1% và 29,8%. Về tỷ trọng, mặt hàng đông lạnh chiếm tỷ trọng cao nhất, năm 2000 chiếm 86%. Xu thế các mặt hàng đông lạnh có giảm song rất ít, năm 2002 chiếm 71,6%. Mặt hàng khô mấy năm gần đây có xu thế giảm về tỷ trọng, sản phẩm được chú ý nhất là mực khô, tôm khô. Lý do chính là do nhu cầu về mặt hàng này ở cả trong và ngoài nước đều giảm, hơn nữa giá trị mặt hàng khô không cao. Mặt khác công nghệ chế biến càng hiện đại thì nguồn nguyên liệu cung cấp cho chế biến sản phẩm khô càng giảm. Mặt hàng tươi sống cũng đã phát triển, chủ yếu dùng cho xuất khẩu, bao gồm các loại cua, cá, tôm còn sống hoặc loại còn tươi như thịt cá ngừ đại dương. Xuất khẩu cá ngừ năm qua đạt cao 76,6 triệu USD, tăng 30,7% so với năm 2001. a.3. Các cơ sở chế biến và sự phân bố theo vùng nguyên liệu của công nghiệp chế biến thuỷ sản: Hầu hết các cơ sở chế biến Thuỷ sản của Việt Nam đều có các phân xưởng lạnh, tốc độ tăng của các cơ sở chế biến trong các giai đoạn như sau: Giai đoạn 1975 - 1985 tốc độ tăng là 17,27%/năm; Giai đoạn 1986 - 1990 là 25,83%; Giai đoạn 1991 - 2002 là 18,92% Giai đoạn 1986- 1990 có tốc độ tăng của các cơ sở chế biến cao nhất đạt 25,83%, đây là giai đoạn ngành thuỷ sản tập trung xây dựng các cơ sở chế biến đế biến đổi về chất, sự phát triển của ngành thuỷ sản. Sản phẩm thuỷ sản không còn tiêu dùng thô hoặc đưa ra phôi khô, làm mắm như trước đây nữa. Chúng được phân loại và đưa vào các cơ sở chế biến làm tăng giá trị trên một đơn vị sản phẩm thuỷ sản lên gấp nhiều lần. Đây là giai đoạn đánh dấu sự ra đời của công nghệ tẩm ướp hàng thuỷ sản, sản phẩm đặc trưng là cá chỉ vàng: Khi chưa có công nghệ tẩm ướp, cá chỉ vàng có giá trị rất thấp chỉ dùng phôi khô phục vụ cho thức ăn gia súc. Sau khi có công nghệ tẩm ướp, cá chỉ vàng có giá trị kinh tế cao trong tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Đây là bằng chứng điển hình làm nổi bật vai trò của công nghệ chế biến. Mặc dù giai đoạn 1991-1995 tốc độ phát triển có chậm lại do khả năng đáp ứng về nguyên liệu cho các nhà máy chế biến bị hạn chế vì đại dịch tôm 1994-1995. Nhưng nhờ sự phát triển nuôi tôm sú khá tốt thời kì 1997-1998, đặc biệt vụ được mùa tôm sú 1998 và việc mở rộng thị trường xuất khẩu sang Châu Âu và Bắc Mỹ đã tạo những cơ hội mới cho các doanh nghiệp. Vì vậy, thời kì 1996-2002 công nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu lại đang có chiều hướng phát triển trở lại với nhịp độ cao. Đến năm 2002, cả nước có 272 cơ sở chế biến thuỷ sản, trong đó có 246 cơ sở chế biến đông lạnh được phân chia theo khu vực như sau: miền Bắc 4,0%, miền Trung 27,2%, miền Nam 68,8%. Mặc dù nếu tính khả năng cung cấp nguyên liệu so với số nhà máy chế biến tại ba vùng địa lí là hợp lí, nhưng nếu tính riêng cho từng tỉnh thì hiện nay số lượng nhà máy phân bố chưa đều. Một số tỉnh, địa phương nguồn nguyên liệu đạt thấp nhưng lại tập trung quá nhiều cơ sở chế biến như thành phố Hồ Chí Minh có tới 158 cơ sở trong khi nguồn nguyên liệu có được từ khai thác và nuôi trồng chỉ có trên 44.000 tấn. Nếu tính theo số liệu chỉ có 25% nguyên liệu qua chế biến thì bình quân chưa đến 200 tấn/1 nhà máy. Ngược lại, ở Cần Thơ tổng số nhà máy là 6, tổng số nguyên liệu qua chế biến là 12.000 tấn, bình quân 500 tấn/1 nhà máy. ở Kiên Giang bình quân là 3640 tấn/1 nhà máy. Trước đây, do tình trạng giao thông kém phát triển, tiếp thị ở mức thấp, chuyển giao công nghệ chưa được khai thông, đồng thời với việc kém nhạy bén về mặt kinh tế thị trường của các tỉnh xa, các trung tâm kinh tế lớn đã là những nguyên nhân cơ bản của việc mất cân đối giữa các vùng nguyên liệu và cơ sở chế biến thuỷ sản như hiện nay. b) Chuyển dịch cơ cấu trong thương mại thuỷ sản: Thương mại thuỷ sản trong 12 năm qua (1991-2002) đã phát triển chiều rộng và từng bước đi vào chiều sâu, tạo được vị trí và thế đứng ở trong và ngoài nước. Cơ cấu tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản giữa thị trường trong nước và nước ngoài đã có nhiều thay đổi đáng kể. Bảng 14: Cơ cấu tiêu thụ nguyên liệu theo thị trường. Đơn vị tính: Tấn Năm Chỉ tiêu 1991 1995 2000 2002 Sl (tấn) % Sl (tấn) % Sl (tấn) % Sl (tấn) % Tổng sản lượng TS 1.066.330 100 1.344.140 100 2.003.700 100 2.410.900 100 Thị trường nước ngoài 147.150 13,8 303.770 22,6 5..0925 25 631.600 26.2 Thị trường trong nước 919.150 86,2 1.040.370 77,4 1.502.775 75 1.779.300 73,8 Nguồn: Tổng cục thống kê. Tiêu thụ nội địa giảm dần qua các năm: chiếm 86,2% năm 1991 xuống còn 77,4% năm 1995, 75% năm 2000 và 73,8% năm 2002. Trong khi đó lượng hàng tiêu thụ ở thị trường nước ngoài ngày một tăng từ chỗ chỉ chiếm 13,8% năm 1991, tăng lên 26,2% năm 2002. Một điểm đáng nói là sản lượng thuỷ sản đem tiêu thụ ở thị trường nước ngoài mang lại giá trị rất cao và chiế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc37127.doc
Tài liệu liên quan