Lời mở đầu 1
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động xuất khẩu 3
1.1. Lý luận chung về hoạt động xuất khẩu 3
1.1.1. Khái niệm và sự cần thiết của hoạt động xuất khẩu 3
1.1.2. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu 4
1.1.2.1. Xuất khẩu trực tiếp 5
1.1.2.2. Xuất khẩu uỷ thác 5
1.1.2.3. Gia công quốc tế 6
1.1.2.4. Buôn bán đối lưu 6
1.1.2.5. Tạm nhập tái xuất 6
1.1.2.6. Xuất khẩu tại chỗ 7
1.1.3. Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với nền kinh tế quốc dân 7
1.1.3.1. Xuất khẩu tạo vốn cho nhập khẩu 8
1.1.3.2. Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, định hướng sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 8
1.1.3.3. Xuất khẩu góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, tạo thu nhập, tăng mức sống và thoả mãn nhu cầu của người dân 9
1.1.3.4. Xuất khẩu là điều kiện thúc đẩy và mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại 9
1.2. Vị trí, vai trò và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam 9
1.2.1. Vị trí và vai trò của xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam 9
1.2.2. Những nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam 11
70 trang |
Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 831 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ới sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam không hề giảm mà lại tăng đáng kể. Tuy nhiên, Mỹ cũng đang chuẩn bị khởi kiện vụ bán phá giá tôm và áp dụng rào cản kiểm tra dư lượng kháng sinh. Đây cũng là một thách thức lớn đối với hàng thuỷ sản của Việt Nam .
*Thị trường Nhật.
Thị trường Nhật vẫn giữ vị trí thứ hai, chiếm 26,57% thị phần với khối lượng là 96,3 tấn và giá trị đạt 537,5 triệu USD, tăng 15,36% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là thị trường truyền thống với các mặt hàng như tôm đông lạnh đạt 345,4 triệu USD (chiếm 64,26%), cá đông lạnh đạt 33,58 triệu USD (chiếm 6,25%). Mực, bạch tuộc đông lạnh đạt 64,7 triệu USD (chiếm 12,03%) và các mặt hàng khác như cá ngừ, mực khô. Từ giữa năm 2002 Nhật cũng đã có những động thái kiểm tra dư lượng kháng sinh và tuyên bố sẽ chú ý đến vấn đề này.
*Thị trường Trung Quốc- Hồng Kông.
Thị trường này đạt 77,2 nghìn tấn đạt 302 triệu USD, chiếm 14,93% thị phần, tăng 13,19% về khối lượng nhưng lại giảm 4,67% về giá trị. Các mặt hàng chính là cá đông lạnh đạt 107,9 triệu USD (chiếm 35,75%), tôm đông lạnh đạt 26,14 triệu USD nhưng chủ yếu xuất vào thị trường Hồng Kông, ngoài ra còn mực khô, mực đông lạnh, cá ngừ... Riêng thị trường này, lượng hàng thuỷ sản xuất theo tiểu ngạch cũng khá nhiều, trong đó có mực, bạch tuộc, cá rô phi và các hàng thuỷ đặc sản khác như baba, ếch, cá biển tươi sống.
Ngoài ra còn có một số thị trường khác như Hàn Quốc, Thái Lan, Xingapo và một số nước Châu Âu, Châu Mỹ khác. Hiện các doanh nghiệp dưới sự chỉ đạo của hiệp hội VASEP đã tiến hành phát triển thị trường Nga, Đông Âu, Nam Mỹ, Trung Đông và mở rộng sang các thị trường láng giềng như Campuchia, Lào.
Biểu đồ 2.2: Các nước nhập khẩu thuỷ sản của Việt Nam 2002
Mỹ : 32,38%
Nhật Bản : 26,57%
TQ + HK : 14,93%
EU : 3,6%
Các nước khác: 22,52%
Nguồn: Trung tâm Thông tin Thuỷ sản - Bộ Thuỷ sảnError! Not a valid link.
2.2.2.4- Giá cả xuất khẩu.
Từ những năm 1995 trở lại đây, giá thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam cũng tăng lên nhưng nhìn chung giá hàng thuỷ sản của nước ta vẫn thấp, chỉ bằng khoảng 70% mức giá cùng loại của Thái Lan và Inđonêxia. Mặc dù, Việt Nam có nhiều lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu như tài nguyên thuỷ sản phong phú, điều kiện khí hậu, đất đai thuận lợi, giá lao động rẻ... nhưng trình độ khoa học và công nghệ thấp, cơ sở hạ tầng yêu kém và thiếu kinh nghiệm trong quản lý khiến cho lợi thế so sánh trong xuất khẩu thủy sản giảm sút nhiều và xuất khẩu đạt hiệu quả không cao. Do vậy, để tăng sức cạnh tranh về giá của sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu cần phải tập trung vốn vào đầu tư các dây truyền công nghệ bảo quản, chế biến hiện đại hơn.
Tóm lại, ngành thuỷ sản của Việt Nam trong thời gian qua đã đạt được những thành tựu rất khả quan về xuất khẩu thuỷ sản. Và nó đã trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng nhất góp phần không nhỏ vào quá trình CNH-HĐH nền kinh tế, đưa Việt Nam hội nhập nhanh hơn vào khu vực và thế giới, nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế...Tuy nhiên xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam còn bộc lộ các tồn tại chính sau:
- Mặt hàng xuất khẩu : Chủng loại sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu bao gồm chủ yếu là tôm, mực đông lạnh sơ chế (chiếm hơn 80% về mặt khối lượng), tỷ lệ sản phẩm có giá trị gia tăng cao là thấp, chất lượng sản phẩm chưa phù hợp với yêu cầu của các nước nhập khẩu lớn.
- Thị trường xuất khẩu: Là một thị trường tiêu thụ có nhiều tiềm năng song lại thiếu ổn định. Bên cạnh đó, thị trường xuất khẩu còn phụ thuộc nhiều vào các thị trường lớn vì vậy mức độ rủi ro trong xuất khẩu còn cao.
- Giá sản phẩm xuất khẩu: Nhìn chung thấp chỉ bằng khoảng 70% mức giá sản phẩm cùng loại của Thái Lan và Inđonêxia nhưng vẫn không cạnh tranh được với mặt hàng của nước khác. Tuy Việt Nam có nhiều lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu: tài nguyên thuỷ sản phong phú, điều kiện khí hậu, đất đai thuận lợi, giá lao động rẻ... nhưng trình độ khoa học công nghệ thấp, cơ sở hạ tầng yếu kém, và thiếu kinh nghiệm trong quản lý khiến cho lợi thế so sánh trong xuất khẩu thuỷ sản giảm sút nhiều và xuất khẩu không đạt được hiệu quả mong muốn vì giá thấp.
- Mạng lưới các kênh phân phối: Trong xuất khẩu trực tiếp vào các thị trường chính thì mạng lưới kênh phân phối chưa tốt, chủ yếu xuất qua trung gian, môi giới và trung tâm tái xuất như Xingapo, Hồng Kông. Xuất khẩu chủ yếu theo điều kiện FOB, chưa đủ khả năng bán hàng theo điều kiện CIF và các điều kiện có hàm lượng dịch vụ bán hàng cao hơn. Hiện tại, chưa sử dụng được hình thức đại lý bán hàng thuỷ sản ở các nước tiêu thụ lớn như Nhật Bản, EU, Bắc Mỹ... nên không tận dụng được các cơ hội thị trường để đẩy mạnh xuất khẩu .
- Xúc tiến xuất khẩu: Chưa có được một kế hoạch và chương trình tổng thể xúc tiến hàng thuỷ sản Việt Nam ở nước ngoài, mặc dù có tiến hành một số hoạt động xúc tiến như việc tham gia các hội chợ thương mại và việc cử các đoàn cán bộ đi khảo sát ở nước ngoài nhưng nhìn chung hoạt động này còn mang tính tự phát và chưa thể coi là hoạt động xúc tiến xuất khẩu thực sự.
- Nguồn nguyên liệu: Để đảm bảo chất lượng cho hoạt động chế biến xuất khẩu thì nguồn nguyên liệu còn thiếu, không đồng bộ, đồng đều và kịp thời.
2.2.3- Hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ.
2.2.3.1- Khái quát về thị trường thủy sản Mỹ.
Với dân số trên 270 triệu người, lại có mức sống cao, nước Mỹ hàng năm tiêu thụ hàng tấn thuỷ sản các loại. Theo số liệu của viện nghề cá quốc gia Hoa Kỳ (NFI) mức tiêu thụ thuỷ sản thực phẩm bình quân của người Mỹ năm 2000 đạt 7,02 Kg. Bởi vậy, mặc dù là nước có tiềm năng về thuỷ sản (là một trong 10 nước có sản lượng thuỷ sản cao nhất thế giới), hàng năm Mỹ vẫn phải nhập khẩu rất nhiều các mặt hàng thuỷ sản xuất nhiều nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu.
Trong thập kỷ qua, Mỹ luôn đứng vị trí thứ ba, thứ tư thế giới về tổng lượng thuỷ sản với mức khá ổn định từ 5,5-5,9 triệu tấn/năm. Thuỷ sản của Mỹ có chất lượng cao, phong phú về chủng loại với nhiều sản phẩm như cá hồi, cá tuyết, cá ngừ, tôm hùm, sò, điệp, cá nheo...Tuy nhiên, mức độ như trên mới chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu trong nước hiện nay, người tiêu dùng Mỹ rất ưa chuộng các sản phẩm tinh chế như tôm nõn, philê, hộp cá, thịt cua, các sản phẩm ăn liền... Mặt khác, thị hiếu của người Mỹ hiện nay là có thay đổi về chất lượng và nghiêng về các sản phẩm cao cấp rất đắt như tôm he, tôm hùm, cá ngừ, cá hồi, cua biển, cá basa...là những thứ Mỹ có rất ít và không đáp ứng được nhu cầu ngày càng gia tăng. Chính điểm này là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy ngoại thương thuỷ sản Mỹ phát triển toàn diện cả xuất - nhập khẩu.
a/ Về nhập khẩu thuỷ sản của Mỹ.
ã Kiểm soát nhập khẩu thuỷ sản.
Mỹ nhập hơn 100 mặt hàng thuỷ sản các loại từ cao cấp nhất đến thấp nhất và đủ mọi loại giá cả khác nhau. Các sản phẩm thuỷ sản muốn xuất khẩu vào thị trường Mỹ đều phải tuân theo các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm (HACCP), các tiều chuẩn chất lượng, bao gói, ghi nhãn, các giới hạn nhiễm khuẩn thực phẩm Mỹ (FDA) quy định.
Bên cạnh đó hàng thuỷ sản nhập khẩu còn phải chịu sự kiểm soát của cơ quan hải quan liên bang - Vụ thuỷ sản. Nếu sản phẩm thuỷ sản không đáp ứng được các tiêu chuẩn về an toàn và chất lượng thì sẽ bị huỷ, trả lại hoặc buộc phải được tái chế.
Ngoài ra, Mỹ còn đưa ra các rào cản kỹ thuật khác như lệnh cấm vận tôm của toà án Mỹ có hiệu lực từ 1/5/1996. Đó là Mỹ chỉ cho phép nhập khẩu tôm của những nước sử dụng công nghệ đánh bắt tôm không làm phương hại đến những loài động vật quý hiếm. Lệnh cấm vận tôm còn lan sang cả nuôi tôm nếu việc nuôi tôm dẫn đến tàn phá rừng ngập mặn, gây ô nhiễm và huỷ diệt môi trường... Tuy nhiên các nước xuất khẩu tôm đã đưa vấn đề này ra WTO và WTO đã tuyên bố chống lại lệnh cấm vận tôm của Mỹ với lý do không một nước nào có thể áp đặt cho nước khác luật về môi trường của riêng họ.
ã Cơ cấu nhập khẩu thuỷ sản.
Cơ cấu mặt hàng thuỷ sản nhập khẩu của Mỹ rất đa dạng và trong những năm gần đây thị trường Mỹ thiên về các mặt hàng tươi sống và giảm các mặt hàng đồ hộp.
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu nhập khẩu thuỷ sản của thị trường Mỹ
- Hàng tươi sống và
tôm đông lạnh : 88%
- Hộp thuỷ sản : 7,3%
- Các dạng khác : 4,7%
Nguồn: Trung tâm Thương mại Thuỷ sản - Bộ Thuỷ sản
Sau đây là các mặt hàng chủ yếu có giá trị cao được nhập khẩu vào thị trường Mỹ:
* Tôm đông: Từ lâu tôm đông là mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Mỹ và luôn có giá trị lớn nhất. Sau 10 năm nhập khẩu tôm của Mỹ tăng từ 1,79 tỷ USD năm 1991 lên 3,7 tỷ USD năm 2000 (tăng 2 lần) là mức tăng trưởng cao nhất trên thế giới. Mỹ nhanh chóng vượt qua Nhật Bản trở thành nước nhập khẩu tôm đông lớn nhất thế giới (năm 2000 Mỹ nhập khẩu hơn Nhật Bản 90 nghìn tấn)
Mỹ nhập khẩu 19 loại tôm đông khác nhau nhưng chỉ có ba sản phẩm có giá trị lớn nhất là tôm đông bóc vỏ, tôm đông chế biến, tôm đông còn vỏ 31/40.
Bảng 2.6: Các sản phẩm tôm có giá trị lớn nhất
Tên sản phẩm
Giá trị nhập năm 2000 ( triệu USD)
% giá trị
Tôm đông bóc vỏ
1,244
33
Tôm đông chế biến
654
17
Tôm đông còn vỏ 31/40
334
9
Nguồn: Tạp trí thuỷ sản-Bộ thuỷ sản
* Cua: Mỹ là thị trường nhập khẩu các sản phẩm cua lớn nhất thế giới. Năm 2000, giá trị nhập khẩu cua lên đến 953 triệu USD, chiếm 9,5% tổng giá trị nhập khẩu thuỷ sản và là nhóm hàng nhập có giá trị lớn thứ hai. Có tới 25 các sản phẩm cua được nhập khẩu nhưng nhiều nhất là cua đông nguyên con (380 triệu USD), thịt cua đông. Tiếp theo, Mỹ nhập khẩu cả cua biển và cua nước ngọt của Trung Quốc.
* Tôm hùm: Mỹ là cường quốc về khai thác tôm hùm, nhưng chỉ đáp ứng được một nửa nhu cầu thị trường. Người Mỹ ngày càng ưa chuộng các sản phẩm cao cấp nhất, trong đó tôm hùm là sự lựa chọn hàng đầu. Giá trị nhập khẩu tôm hùm năm 2000 lên tới con số kỷ lục 870 triệu USD, đứng hàng thứ ba về giá trị và chiếm gần 9% tổng giá trị nhập khẩu thuỷ sản. Các nước cung cấp chính là Canada, Mêhicô, Brazil, Ôxtrâylia...
* Cá hồi: Mặc dù, Mỹ là cường quốc về khai thác cá hồi nhưng người Mỹ lại không thích cá hồi Thái Bình Dương của họ mà chỉ ưa chuộng cá hồi Đại Tây Dương (salmo salar) do Nauy và Chilê nuôi nhân tạo. Do vậy, nhập khẩu các sản phẩm có giá trị lớn năm 2000 lên tới 853 triệu USD. Người Mỹ rất ưa chuộng cá hồi Đại Tây Dương ướp đá nguyên con và cá hồi philê ướp đá trở bằng máy bay từ Nauy, Chilê, Canada...Riêng hai sản phẩm này đã phải nhập với giá trị gần 600 triệu USD.
* Cá ngừ: Là một nước có công nghiệp khai thác cá ngừ lớn nhất thế giới và nước sản xuất nhiều hộp cá ngừ lớn nhất thế giới, nhưng nhu cầu về cá ngừ của người Mỹ rất cao, cung luôn thấp hơn cầu. Trước đây người Mỹ chỉ ưa chuộng hộp cá ngừ nhưng gần đây lại thích tiêu dùng cả cá ngừ tươi. Tuy nhiên nhập khẩu cá ngừ của Mỹ đang có xu hướng giảm trong những năm gần đây. Các nước xuất khẩu chính sang thị trường Mỹ về hộp cá ngừ là Thái Lan, Philipin và Inđônêxia, cá ngừ tươi và đông là Mêhicô, Êcuađo, Inđônêxia, Việt Nam.
* Cá tuyết: Tuy sản lượng khai thác cá tuyết của Mỹ rất lớn nhưng chủ yếu là cá tuyết Thái Bình Dương không được người Mỹ ưa chuộng, họ chỉ ưa chuộng cá tuyết Đại Tây Dương. Do đặc thù này mà Mỹ phải xuất khẩu phần lớn sản phẩm của mình với giá thấp và nhập khẩu các sản phẩm của Canada và Tây Âu với giá cao.
* Cá nước ngọt: Mỹ dẫn đầu thế giới về nhập khẩu cá nước ngọt. Năm 2000 giá trị nhập khẩu cá nước ngọt lên tới 173 triệu USD. Riêng cá rô phi tới 102,2 triệu USD, chiếm 595 giá trị nhập khẩu với ba sản phẩm là cá philê đông, philê tươi và cá đông nguyên con. Dẫn đầu về xuất khẩu cá rô phi vào Mỹ là Đài Loan, Êcuađo và Trung Quốc.
Năm 2001 mức nhập khẩu cá basa philê cũng rất cao, tới 12,4 triệu USD, khối lượng 3736 tấn, chủ yếu ở Việt Nam.
ã Thị trường nhập khẩu thuỷ sản
Thị trường nhập khẩu thuỷ sản của Mỹ hiện nay chủ yếu từ các nước Đông Nam á, Đông á, Canada và một số quốc gia Mỹ La Tinh( Mêhicô, Êcuađo, Chilê). Trong rất nhiều nước xuất khẩu thuỷ sản vào Mỹ thì chỉ có Canada và Thái Lan là chiếm tỉ trọng lớn nhất.
Bảng 2.7: Các quốc gia dẫn đầu về giá trị xuất khẩu thuỷ sản vào Mỹ
Nước
Giá trị xuất khẩu (triệu USD)
2000
2001
Thái lan
1816
2165
Canada
1934
2089
Trung Quốc
598
634
Mêhicô
535
623
Chilê
514
544
Việt Nam
298,22
523,6
Nguồn: Bộ thuỷ sản
- Canada coi thị trường Mỹ là “thị trường nhà” và họ cũng là các thành viên quan trọng nhất của “Hiệp ước tự do mậu dịch Bắc Mỹ” gọi tắt là NAFTA. Thị trường Mỹ luôn chiếm trên 60% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Canada. Năm 2000 lần đầu tiên vị trí độc tôn của Canada bị Thái Lan uy hiếp nhưng vẫn còn chiếm 19,3% thị phần nhập khẩu vào Mỹ. Sang năm 2001, giá trị xuất khẩu của Canada vào Mỹ bị tụt xuống hàng thứ hai và các sản phẩm xuất khẩuchủ lực là cá philê, tôm hùm.
Sau khi thị trường Nhật Bản bị suy yếu (từ năm 1997), các nhà xuất khẩu Thái Lan chuyển hẳn sang thị trường Mỹ và giá trị tăng vọt lên 1,846 tỷ USD năm 2000, 2,165 tỷ USD năm 2001. Vào thời điểm này, Thái Lan giữ vị trí số một về giá trị thuỷ sản xuất khẩu vào Mỹ với hai mặt hàng chủ lực là tôm đông và hộp thuỷ sản.
Trung Quốc giữ vị trí số ba với giá trị xuất khẩu từ 327 triệu USD năm 1998 lên 634 triệu USD năm 2001, chiếm 7% thị phần nhập khẩu của Mỹ. Các sản phẩm Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ có giá thành thấp, chất lượng trung bình nhưng khả năng tiếp thị của họ ở thị trường Mỹ là rất tốt.
Tiếp theo là các bạn hàng của Mỹ cùng châu lục như Mêhicô, Chilê, Êcuađo. Giá trị xuất khẩu thuỷ sản của các nước này sang Mỹ gần đây đều trên 500 triệu USD và các nước này đều có tiềm năng lớn về sản phẩm xuất khẩu. Mêhicô có mặt hàng chủ lực là tôm và cá ngừ, còn Chilê thì xuất khẩu sang Mĩ chủ yếu là cá hồi nuôi, hộp cá và bột cá.
Việt Nam cũng là một trong những nước có giá trị xuất khẩu thuỷ sản lớn sang Mỹ. Đặc biệt là sau khi hiệp định thương mại Việt-Mỹ được ký kết.
b/ Về xuất khẩu thuỷ sản:
Như đã nêu, Mỹ không chỉ là nước nhập khẩu thuỷ sản thứ nhì thế giới mà còn là nước xuất khẩu thuỷ sản hàng đầu thế giới sau Thái Lan. Thị trường xuất khẩu thuỷ sản chủ yếu của Mỹ là Châu á 53% tổng giá trị xuất khẩu, Bắc Mỹ 26%, Châu Âu 16%. Bạn hàng lớn nhất là Nhật Bản 42% thị phần, tiếp theo là Canada 23%, Hàn Quốc 6%. Trong khối EU có Anh và Pháp là hai bạn hàng lớn của Mỹ.
Hàng thuỷ sản xuất khẩu của Mỹ cũng rất đa dạng nhưng tập trung vào các sản phẩm cá tươi tôm đông và nhuyễn thể hai mảnh vỏ. Từ cơ cấu này cho thấy công nghiệp chế biến và tái chế biến thuỷ sản của Mỹ rất mạnh. Họ không chỉ chế biến các sản phẩm từ đánh bắt trong nước mà còn nhập khẩu nhiều nguyên liệu như cá ngừ, tôm đông thô...để tái chế biến rồi lại xuất khẩu.
Ngoài ra, trên thị trường thuỷ sản Mỹ, hệ thống phân phối rất hiện đại, Mỹ có hệ thống kho lạnh để đảm bảo cung cấp đều đặn các sản phẩm thuỷ sản cho thị trường nội địa và hàng thuỷ sản nhập khẩu được phân phối tới tay người tiêu dùng trong hệ thống nhất thể hoá với hàng thuỷ sản sản xuất tại Mỹ. Các nước có thể xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ theo hợp đồng mua bán trực tiếp, ký gửi hàng bán ở Mỹ hoặc thông qua các đại lý tiêu thụ thuỷ sản ở Mỹ. Hệ thống phân phối thuỷ sản ở Mỹ gồm hệ thống cung ứng cho nhà hàng, khách sạn, hệ thống cung ứng cho các cơ sở ăn uống công cộng ở trường học... và cả việc bán thuỷ sản ở các chợ cá với hoạt động quảng cáo rất có hiệu quả.
2.2.3.2- Kết quả hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ thời gian qua
a/ Kim ngạch xuất khẩu
Bắt đầu từ năm 1994, sau khi Mỹ xoá bỏ lệnh cấm vận, những lô hàng thuỷ sản đầu tiên của Việt Nam đã có mặt trên thị trường Mỹ. Từ đó trở đi cho đến tháng 7 năm 2000 mặc dù chưa ký được hiệp định thương mại Việt- Mỹ, hàng hoá của Việt Nam phải chịu thuế rất cao khi xuất khẩu sang Mỹ, khoảng 40%, cao gấp 10 lần hàng hoá của các quốc gia được hưởng MFN nhưng giá trị xuất khẩu hàng thuỷ sản của Việt Nam vẫn tăng đều đặn và tăng đột biến vào năm 1995 là 19,6 triệu USD chiếm 9,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ, năm 2000 là 298,22 triệu USD chiếm 20,17%. Chính điều này đã đưa Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu thuỷ sản lớn thứ hai của Việt Nam sau Nhật Bản.
Ngày 13/7/2000, hiệp định thương mại Việt-Mỹ được ký kết. Tổng thống Geoge Bush phê chuẩn ngày 17/10/2001 và được quốc hội Việt Nam thông qua vào kỳ họp tháng 11/2001. Chính vì thế, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Mỹ năm 2001 tăng đột biến, hơn 500 triệu USD, chiếm 29,755 tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Và từ tháng 8/2001 Mỹ đã chính thức thay chỗ Nhật Bản trở thành thị trường tiêu thụ thuỷ sản lớn nhất của Việt Nam. Sang năm 2002, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Mỹ vẫn tiếp tục tăng lên 655 triệu USD, chiếm 32,38% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của cả nước và tốc độ tăng trưởng tăng so với năm 2001 là 25,1%. Cụ thể, số liệu được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.9: Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào thị trườngMỹ
(Đơn vị: triệu USD)
Năm
1997
1998
1999
2000
2001
2002
Chỉ tiêu
Tổng kim ngạch XKTS của Việt Nam(1)
776
850
979
1478,6
1760
2022,8
Kim ngạch XKTS sang Mỹ của Việt Nam (2)
39,83
80,20
129,5
298,22
523,6
655
Tốc độ tăng trưởng(%)
-
201,4
161,47
230,2
175,6
125,1
Tỷ trọng (2)/(1) (%)
5,13
9,44
13,22
20,17
29,75
32,38
Nguồn: Bộ thuỷ sản và tự tính toán
Có thể thấy đồng thời với sự tăng trưởng trong kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Mỹ thì tỷ trọng của nó so với tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam cũng tăng nhanh.
Biểu đồ 2.4: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Mỹ
(1997-2002)
Nguồn: Trích số liệu bảng 2.9
Mặc dù gặp nhiều trở ngại từ phía Mỹ nhưng trong hai tháng đầu năm 2003, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường này vẫn đạt mức cao (269 triệu USD tăng 31,9% so với cùng kì năm ngoái).
Như vậy, nếu như trước đây xuất khẩu thuỷ sản dựa phần lớn vào thị trường Nhật Bản (chiếm đến 60% thị phần) và một vài thị trường khác như Hồng Kông, EU...thì hiện nay thị trường Mỹ đã góp phần lớn vào việc tăng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam.
Hiện nay, mặt hàng thuỷ sản ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Mỹ(năm 2002 là 40,5%). Một mặt, do Việt Nam có điều kiện tự nhiên để nuôi trồng thuỷ sản. Mặt khác, do ý thức được tầm quan trọng của ngành thuỷ sản nên Nhà nước đã chú trọng đầu tư phát triển, cụ thể như tổng mức vốn ngân sách trung ương hỗ trợ đầu tư cho chương trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản là 545 tỷ đồng( năm 2000:50 tỷ, năm 2001: 340 tỷ, năm 2002: 155 tỷ) và kế hoạch vốn năm 2003 được giao là 180 tỷ.
Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Mỹ năm 2000 tăng đột biến lên 2,14 lần so với năm 1999 là mức tăng nhanh nhất trong số các quốc gia xuất khẩu thuỷ sản vào Mỹ và chiếm 3% tổng giá trị nhập khẩu thuỷ sản của Mỹ. Sở dĩ có hiện tượng như vậy là do hiệp định thương mại Việt - Mỹ đã được ký kết tháng 7/2000 nên cuối năm 2000 xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Mỹ có cơ hội để ký kết được nhiều hợp đồng hơn. Ngoài ra, còn một nguyên nhân khác là trong năm 2000 các nước ở tây bán cầu bị mất mùa tôm dẫn đến giá tôm tăng 2-3 USD/kg. Trong khi đó, mặt hàng tôm là mặt hàng chủ lực trong xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Mỹ lại được mùa lớn nên kim ngạch đã tăng lên nhanh chóng.
Sang năm 2001,2002 kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ lại tiếp tục tăng mặc dù gặp nhiều cản trở. Bởi vì Việt Nam gia tăng xuất khẩu các loại cá là cá tra, cá basa sang thị trường Mỹ và các mặt hàng này rất được ưa chuộng tại Mỹ. Trong năm 2001, hơn 20% số cá catfish đông lạnh mà người Mỹ tiêu dùng là của Việt Nam do ưu điểm của mặt hàng này là chất lượng thơm ngon và giá rẻ.
Tuy nhiên, vào cuối năm 2000, hiệp hội các chủ trại nuôi cá nheo(CFA) rất bất bình và lo lắng khi thấy các sản phẩm cá da trơn được nhập khẩu từ Việt Nam có phẩm chất tốt, giá rẻ đang chiếm lĩnh thị trường Mỹ. Và thế là họ dấy lên cuộc chiến chống lại cá tra, cá basa của Việt Nam.
Thông qua báo chí Mỹ, họ cố tình đưa những thông tin sai lệch để bôi xấu hình ảnh cá tra, cá basa của Việt Nam. Sau đó vào ngày 28/6/2001, chủ tịch CFA gửi thư cho tổng thống Mỹ G.Bush đề nghị chính phủ Mỹ đàm phán với Việt Nam một hiệp định riêng về catfish. Những tháng tiếp theo, CFA lại thuê công ty Nathan Associates tiến hành thu thập thông tin và mở chiến dịch tuyên truyền hạ thấp uy tín của cá Việt Nam, nhấn mạnh do cá Việt Nam nhập khẩu mà giá cá nheo Mỹ bị giảm tới 10%.
Bên cạnh đó họ còn tìm cách hận chế nhập khẩu cá Việt Nam bằng cách vận động ban hành luật cấm cá catfish đến từ Việ Nam mang nhãn hiệu này. Việc này đã gây cản trở cho xuất khẩu cá tra, cá basa của Việt Nam, làm cho kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này vào thị trường Mỹ bị chững lại.
Ngoài ra, sau khi bị kiện bán phá giá cá vào thị trường Mỹ thì sản phẩm này đã bị áp dụng thuế nhập khẩu từ 37,9% đến 63,8%.
Tiếp đó các nhà nuôi tôm Việt Nam hiện nay cũng đang phải đối mặt với nhữgn lời cáo buộc của ITC và DOC là đang bán phá giá tôm trên thị trường Mỹ. Theo hai cơ quan thương mại Mỹ thì lượng tôm nhập khẩu từ Việt Nam đang đe doạ nghiêm trọng ngành sản xuất tôm trong nước Mỹ. Theo ITC và DOC chỉ trong vòng một năm từ 2000-2001 dung lượng xuất khẩu tôm của Việt Nam vào Mỹ đã tăng gấp đôi đạt 73,3 triệu Pound. Cho đến nay Việt Nam đã vượt qua Trung Quốc để trở thanh nhà cung ứng tôm đứng thứ tư cho thị trường Mỹ. Do đó, ITC và DOC sẽ tìm mọi cách để hạn chế nhập khẩu tôm từ Việt Nam
Vụ 11/9/2001 cũng gây ảnh hưởng đến xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam, nhiều hợp đồng ngắn hạn bị hoãn lại và nhu cầu tiêu thụ cũng giảm (chợ cá gần trung tâm thương mại thế giới với doanh số 1 tỷ USD một năm bị đóng cửa và chuyển sang chỗ mới, khối lượng giao dịch chỉ còn dưới 50% mức cũ).
Vụ Mỹ và Anh liên kết tấn công Irắc cũng có tác động lớn tới xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam, vì vận chuyển bị cản trở, chi phí bảo hiểm tăng lên. Tuy xuất khẩu dầu thô nhưng Việt Nam lại nhập khẩu xăng dầu, chiến tranh làm cho giá dầu tăng, giá tiêu thụ sản phẩm trên thị trường giảm...
Như vậy, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Thị trường Mỹ trong năm nay sẽ không tăng mạnh do gặp nhiều khó khăn cản trở. Nhưng cho tới bây giờ Việt Nam vẫn là nước dẫn đầu xuất khẩu cá nước ngọt vào thị trường Mỹ và đây là một tín hiệu rất đáng mừng.
b/ Cơ cấu xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ
Trong số các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ thì mặt hàng chủ lực vẫn là tôm đông lạnh chiếm trung bình 71,4% giá trị thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ. Năm 2001 giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Mỹ đạt 339,02 triệu USD, tăng 57,7% so vớ năm 2000, chiếm vị trí thứ ba trong các nước xuất khẩu tôm vào Mỹ về giá trị xuất khẩu và thứ bẩy về khối lượng . Tuy nhiên, thị phần tôm đông của Việt Nam ở thị trường Mỹ còn rất nhỏ, chiếm 5,8% giá trị nhập khẩu tôm của Mỹ, trong đó Thái Lan chiếm 44,2%, Mêhicô chiếm 10%.
Bảng 2.10: Xuất khẩu tôm đông lạnh của Việt Nam vào Mỹ
Năm
Giá trị
( triệu USD)
Tỷ trọng so với kim ngạch XK thuỷ sản VN vào Mỹ
1998
67
83,37
1999
96,5
74
2000
215
70
2001
339,02
69
Nguồn: Trung tâm thông tin thuỷ sản- Bộ thuỷ sản
Trong quý I năm 2002, xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Mỹ đạt mức tăng trưởng cao nhất 119% so với cùng kỳ năm ngoái và trở thành nước xuất khẩu tôm lớn thứ tư vào Mỹ với khối lượng 6161 tấn, giá trị đạt 65 triệu USD chiếm 12,8% tổng giá trị nhập khẩu tôm của Mỹ. Trong khi đó, mức tăng trưởng của Thái Lan -7,3%, ấn Độ 51,7%, Êcuađo 7,8%, Trung Quốc 65,6%. Số liệu được chứng minh ở bảng sau:
Bảng 2.11: Các nước XK chính các sản phẩm tôm sang Mỹ quý I/2002
STT
Nước
Khối lượng XK
(1000 tấn)
% tăng, giảm so với cùng kỳ
1
Thái Lan
24,
-7,3
2
ấn Độ
10,4
+51,7
3
Êcuađo
6,4
+7,8
4
Việt Nam
6,1
+119
5
Trung Quốc
5,3
+65,6
6
Mêhicô
4,35
+45
7
Inđônêxia
4,31
+34,7
8
Brazil
3,3
+65
Nguồn: Trung tâm thông tin thuỷ sản-Bộ thuỷ sản
Tôm đã khẳng định được thế mạnh của mình trong số các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu, không chỉ đem lại nhiều ngoại tệ nhờ khối lượng xuất khẩu lớn mà còn do giá trị bình quân xuất khẩu cao. Xét theo kích cỡ, các cỡ tôm to của Việt Nam được các nhà nhập khẩu Mỹ quan tâm nhiều hơn so với các cỡ tôm nhỏ. Điều này cho thầy kích cỡ tôm cũng là một ưu thế của tôm xuất khẩu từ Việt Nam vào Mỹ. Đây là vấn đề cần chú trọng trong việc tăng thị phần thuỷ sản trên thị trường Mỹ, nơi đã tràn ngập các loại tôm cỡ nhỏ và trung bình của Thái Lan.
Sau tôm là mặt hàng cá ngừ, với khối lượng xuất khẩu sang Mỹ là 3080 tấn, giá trị 12,8 triệu USD. Trong đó, cá ngừ vây vàng tươi có khối lượng xuất khẩu là 1126 tấn, giá trị 8,4 triệu USD.
Cá biển philê đông có khối lượng xuất khẩu là 1460 tấn, giá trị gần 4 triệu USD (tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái). Ngoài ra, cá nước ngọt philê đông cũng có giá trị xuất khẩu là 1,6 triệu USD
Biểu đồ 2.5: Cơ cấu xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Mỹ
(Quý I/2002)
Tôm đông: 67,6%
Cá ngừ: 13,3%
Cá tra, cá Basa phi lê đông: 3,1%
Cá biển phi lê đông: 4,2%
Các loại thuỷ sản khác: 11.8%
Nguồn: Tạp chí Thuỷ sản - Bộ Thuỷ sản
Ngoài xuất khẩu những mặt hàng chính, Việt Nam còn xuất khẩu sang Mỹ các loại thuỷ sản khác với sản lư
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- QT1602.doc