Đề tài Một số giải pháp cơ bản trong việc áp dụng chính sách kinh tế mới với công cuộc đổi mới ở Việt Nam

Mục đích cao nhất của NEP ở bước ngoặt cách mạng là thiết lập liên minh kinh tế giữa hai giai cấp công nhân và nông dân trong điều kiện nông nghiệp lạc hậu, phân tán thì thương nghiệp là mối liên hệ kinh tế duy nhất có thể có giữa hàng chục triệu tiểu nông với giai cấp vô sản, là điều kiện để cho nông nghiệp và công nghiệp có thể tái sản xuất được. Hơn nữa, không có hoạt động thương nghiệp thì không thể sử dụng các hình thức quá độ trong sản xuất và lưu thông. Một trong những vấn đề quan trọng nhất của NEP là phải chiếm các vị trí chỉ huy trong thương nghiệp khi triển khai quá trình lưu chuyển hàng hoá đồng thời hướng quá trình lưu thông đó đi thẳng tơí nhu cầu của nông thôn và thành thị. Để nắm chắc các vị trí chỉ huy thương nghiệp và làm chủ thị trường, nhà nước chú ý đặc biệt đến củng cố mối liên hệ chặt chẽ giữa công nghiệp quốc doanh với thương nghiệp quốc doanh, giữa tiểu thủ công nghiệp với thương nghiệp quốc doanh và thương nghiệp tập thể, để nắm quỹ hàng hoá công nghiệp dùng làm phương tiện điều tiết thị trường.

 

doc23 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1553 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp cơ bản trong việc áp dụng chính sách kinh tế mới với công cuộc đổi mới ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ưng không được coi thường, buông lỏng sự kiển tra, kiểm soát sự phát triển ấy của xu hướng tư bản chủ nghĩa, nhất là đấu tranh chống nạn đầu cơ. Muốn vậy phải sử dụng hình thức kinh tế "chủ nghĩa tư bản nhà nước", Lênin nói:"chủ nghĩa tư bản nhà nước không đáng sợ, mà đáng mong đợi. Học tập chủ nghĩa tư bản nhà nước". --Vì lợi ích của chủ nghĩa xã hội phải phát triển chủ nghĩa tư bản Nhà nước và tự do buôn bán để phát triển lực lượng sản xuất nông nghiệp, cong và để chống tệ quan liêu. Nhưng "tất cả đều có mức độ và với những điều kiện nhất định .Mức độ đó là gì ? Kinh nghiệm sẽ chứng tỏ ".Điều kiện đó là gì ? Là hiệu lực quản lý của bộ máy nhà nước,là sự củng cố khu vực kinh tế nhà nước có hiệu quả. Quan điểm của LêNin như vậy thật rõ ràng, biện chứng và có tính nguyên tắc. Hiện nay trên vấn đề này, đã xuất hiện thái độ giải thích tuỳ tiện, phiến diện theo quan điểm riêng cả một số người. Nhưng lại có ít sự thảo luận, đấu tranh để làm sáng tỏ tính khoa học và tính thực tiễn quan điểm của LêNin. Khâu thứ ba của cơ chế NEP :Khôi phục và tổ chức lại nền sản xuất công nghiệp phù hợp với yêu cầu của nông nghiệp và nông dân. Một trong những điều kiện để thực hiện trao đổi hàng hoá là cần quỹ hàng công nghiệp có cơ cấu phù hợp với yêu cầu nông thôn. Nhưng trong lúc này, sản xuất công nghiệp đang sa sút vì thiếu lương thực và nguyên liệu. Vì vậy, phải xem xét một cách thiết thực yêu cầu và khả năng khôi phục công nghiệp . Theo tư tưởng của Lê Nin, khôi phục sản xuất công nghiệp có hai yêu cầu quan trọng: một là, có đủ hàng hoá trao đổi với nông dân để kích thích nông nghiệp. Hai là, tập hợp lại giai cấp công nhân đang bị phân tán vì đói và thiếu việc làm, củng cố kỷ luật lao động, duy trì mức năng suất lao động cần thiết, để phát huy vai trò của công nghiệp và giai cấp công nhân. Để thực hiện hai yêu cầu đó cần tìm tòi khả năng thực tế : một là, phải sắp xếp lại, lựa chọn những ngành công nghiệp phục vụ trực tiếp nông nghiệp, công nghiệp không đòi hỏi đầu tư lớn, dễ tìm nguyên liệu. Hai là, nhà nước phải dành một số vốn đầu tư nhất định. Nhìn một cách tổng quát, quá trình khôi phục sản xuất công nghiệp có những đặc điểm và tính quy luật sau đây: Một là, khôi phục công nghiệp trên cơ sở kỹ thuật cũ. Trong điều kiện khó khăn lúc bấy giờ, khôi phục sản xuất công nghiệp trên cơ sở trang bị kỹ thuật cũ là một tất yếu về hai phương tiện kinh tế và xã hội. - Nhà nước có rất ít vốn để đầu tư cho công nghiệp. Năm 1992, nhà nước trợ giúp cho công nghiệp không đáng kể. Còn từ 1923 - 1926 tổng số vốn đầu tư cho công nghiệp là 1,5 tỷ rúp. - Thu hút được cán bộ, công nhân trở về xí nghiệp cũ, tạo thêm công việc làm, nhờ đó củng cố kỷ luật lao động, tập hợp lại giai cấp công nhân, nhanh chóng ổn định sản xuất. Hai là, phạm vi khôi phục sản xuất công nghiệp cân đối với nguồn tài chính, nguyên liệu và nhiên liệu. Đến cuối năm 1922, nhà nước chỉ sử dụng được 1/3 trong tổng số xí nghiệp đã được quốc hữu hoá trước kia, số xí nghiệp còn lại thì đóng cửa tạm ngừng hay cho thuê, tô nhượng. Nhờ thực hiện sự cân đối như vậy, nên đã đẩy nhanh việc khôi phục các xí nghiệp tiên tiến, nâng cao công suất sử dụng thiết bị, nâng cao năng suất lao động. Kết quả là trong thời gian 1921-1924, tổng sản lượng công nghiệp quốc doanh đã tăng hơn một lần, sớm phát huy vai trò của nó trong nền kinh tế. Do khôi phục công nghiệp dựa trên khả năng cân đối thực tế, nên nhà nước thực hiện được sự tập trung sản xuất trong công nghiệp. Đây không phải sự tập trung hoá tạo xí nghiệp lớn mới, mà là tập trung những cơ sở đã bảo đảm được nguyên liệu, dự trữ vật chất và tài chính. Đó là những xí nghiệp trong kế hoạch nhà nước được cung ứng toàn bộ hay một phần các điều kiện sản xuất. Tập trung sản xuất như vậy cho phép tạo ra sản phẩm thặng dư, dù chỉ của một bộ phận công nghiệp và tạo điều kiện cho hạch toán kinh tế. Lúc bấy giờ tập trung sản xuất theo các hình thức liên hiệp các hình thức liên hiệp sản xuất - Các tơ - rớt, xanh - đi - ca, còn hình thức (( tổng công ty )) không phù hợp với những yêu cầu tự chủ về kinh tế và tính linh hoạt trong kinh doanh, với việc sử dụng hàng hoá - tiền tệ. Theo quyết định ngày 12- 8-1921 của Hội đồng lao động quốc phòng, các xí nghiệp lớn, được trang bị kỹ thuật tốt, được bảo đảm nguyên liệu, vật tư, lực lượng lao động là liên hợp lại thành Các tơ - rớt nhằm tạo ra tích luỹ cho nhà nước. Các tơ - rớt được quyền vạch kế hoạch phân phối các phương tiện, sắp xếp cán bộ, tổ chức các dịch vụ thương nghiệp giữa Các tơ-rớt trên thị trường tự do. Trong số các xí nghiệp được nhà nước sử dụng (không kể các xí nghiệp cho thuê hay đóng cửa ) đã có đến 90% đơn vị gia nhập Các- tơ - rớt. Nhờ tập trung trong sản hợp lý nên có điều kiện tích luỹ mở rộng sản xuất, vì vậy số công nhân, cán bộ có việc làm tăng nhanh. Từ 1923 đến 1925, mức tăng số công nhân công nghiệp lớn hàng năm là 23,4%, 14,8%, 24,4%. Ba là, bước đi của quá trình khôi phục công nghiệp. Xuất phát từ nhu cầu nông nghiệp và nông thôn, có tính đến khả năng tích luỹ ngay trong quá trình khôi phục, nền công nghiệp được khôi phục theo bước đi như sau: Trước hết là khôi phục công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm là những nghành gắn bó với nông nghiệp về nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm. Tiếp đó khôi phục công nghiệp than ( năm 1927 đạt mức khai thác chiến tranh). Các nghành công nghiệp nặng được khôi phục chậm hơn. Vốn đầu tư phần lớn được nhà nước hướng vào phát triển cơ sở năng lượng. Công nghiệp dầu khí được khôi phục và cải tạo cơ bản, cùng với các cơ sở năng lượng khác. Chương trình tối thiểu của kế hoạch điện khí hoá năm 1927-1928 đã hoàn thành. Khó khăn hơn cả là khôi phục công nghiệp luyện kim đen. Năm 1921 mới hoạt động được 17 lò cao trong tổng số 126 lò cao và 22 lò theo Mác - tanh trong tổng số 204 lò có trước chiến tranh. Khôi phục công nghiệp luyện kim phụ thuộc hoàn toàn vào việc cơ cấu hạ tầng của nó, vì thế đến đầu kế hoạch 5 năm lần thữ nhất mới hồi sinh toàn bộ công nghiệp này. Do tập trung sản xuất hợp lý và cân đối nên sớm tạo nguồn tích luỹ.Vì vậy, trong trong thời kỳ khôi phục kinh tế, công nghiệp ô tô và máy kéo Xô viết lần đầu tiên xuất hiện. Nhờ lao động anh hùng của giai cấp công nhân và những kết quả ngày càng lớn của khôi phục nông nghiệp, nên sản xuất công nghiệp đạt được nhịp độ cao chưa từng có, mức tăng sản phẩm hàng năm là 11%, đến 1926, công nghiệp lớn đã vượt mức trước chiến tranh. Bốn là, sử dụng cơ cấu nhiều thành phần trong khôi phục công nghiệp. Trong những năm đầu thực hiện NEP, nhà nước Xô - viết đã sử dụng có kết quả cơ cấu nhiều thành phần trong công nghiệp. Quan hệ tỷ lệ giữa công nghiệp quốc doanh và công nghiệp tư nhân đã diễn ra sự thay đổi sau đây: Một mặt, kinh tế tư nhân trong công nghiệp được phục hồi, một phần do nhà nước trả lại xí nghiệp cho chủ cũ, một phần các tư nhân thuê xí nghiệp của nhà nước để kinh doanh. Các xí nghiệp tư nhân tư bản chủ nghĩa trong công nghiệp nhẹ có quy mô trung bình khoảng 50 công nhân và chiếm 12 tổng sản phẩm khu vực đó. Nhiều xí nghiệp còn sử dụng kỹ thuật thủ công như xay bột, công nghiệp bơ, công nghiệp bia. Trong công nghiệp nặng chỉ có một tư nhân về luyện kim đen. Trong NEP còn có hình thức thức hợp đồng tô nhượng. Nhưng hình thức này không phát triển mấy. Đến năm 1925-1926 mới có năm hai xí nghiệp tô nhượng, với số lượng công nhân 15.700 người. Sản phẩm của chúng chiếm: 0,4 giá trị tổng sản phẩm công nghiệp lớn của Liên Xô. Trong việc sử dụng cơ cấu nhiều thành phần đã nảy sinh một hình thức mới có kết quả là công ty liên doanh, được Lê - nin đánh giá cao. Mặt khác, sở dĩ nhà nước sử dụng cơ cấu công nghiệp nhiều thành phần có kết quả là vì công nghiệp quốc doanh được khôi phục và củng cố, giữ vai trò chủ đạo trong tái sản xuất. Vì vậy, tuy công nghiệp tư nhân tiếp tục phát triển và tăng khối lượng sản phẩm cho đến 1925, nhưng tỷ trọng của chúng trong tổng sản phẩm công nghiệp không ngừng giảm xuống. Vào năm 1923-1924, tỷ trọng công nghiệp xã hội chủ nghĩa - công nghiệp quốc doanh tập thể - đã chiếm 76,3%, chất lượng sản phẩm cao hơn, giá rẻ hơn nên xí nghiệp tư nhân khó cạnh tranh. Bằng sức mạnh kinh tế là chủ yếu, công nghiệp xã hội chủ nghĩa ngày càng làm cho khu vực kinh tế tư nhân phụ thuộc vào mình. Đó là cơ sở bảo đảm cho nhà nước sử dụng cơ cấu kinh tế nhiều thành phần kết quả. Hình thức kinh tế cơ bản trong việc sử dụng cơ cấu kinh tế nhiều thành phần là những hình thức chủ nghĩa - tư bản nhà nước, như hình thức tô nhượng trong công nghiệp, hình thức hợp tác xã của những người sản xuất nhỏ, hình thức tư nhân làm đại lý cho nhà nước trong thương nghiệp, hình thức nhà nước cho tư nhân thuê xí nghiệp, vùng mỏ, khu rưng, khu đất...Thực chất của hình thức đó là "những mắt xích trung gian có thể tạo điều kiện thuận lợi cho bước chuyển từ chế độ gia trưởng, từ nền tiểu sản xuất lên chủ nghĩa xã hội ". Năm là, chuyển từ cơ chế quản lý tập trung bằng mệnh lệnh sang cơ chế hạch toán kinh tế theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Trong điều kiện thực hiện NEP, công nghiệp không thể tiếp tục sống dựa vào ngân sách nhà nước, không thể quản lý tập trung bằng mệnh lệnh như trước. Phương pháp quản lý bằng chỉ thị thẳng được thay bằng sự kết hợp tối ưu, phương pháp hành chính với phương pháp kinh tế. Sự chuyển biến trong quản lý công nghiệp bao gồm mấy nội dung chủ yếu: a) Quá độ sang hạch toán kinh tế ở xí nghiệp. Theo chỉ thị Hội đồng dân uỷ,từ tháng 8-1921 chuyển công nghiệp Xô - Viết là tơ - rớt. Các xí nghiệp hạch toán kinh tế được quyền tổ chức cung ứng, quyền tiêu thụ sản phẩm của mình trên thị trường. Thực hiện quyền tự chủ về sản xuất và tài chính phụ thuộc vào chính sách giá cả, mà vấn đề then chốt của chính sách là quan hệ tỷ giá hàng công nghiệp với nông sản. Cuộc khủng hoảng tiền tệ xảy ra vào mùa thu năm 1923 đã lộ ra tình trạng mất cân đối nghiêm trọng giữa công nghiệp với các nghành kinh tế quốc dân, nhất là nông nghiệp. Quan hệ tỷ giá giữa hàng công nghiệp với nông sản bị xấu đi do việc hạ thấp giá thu mua các nông sản quan trọng nhất và do Các-tơ -rơ công nghiệp nâng giá bản. Trong giá cạnh kéo đó thể hiện rõ những thiếu sót trong quản lý xí nghiệp quốc doanh, hoạt động công nghiệp đã xa rời một mức phương hướng liên minh công nông về kinh tế - Đảng đã chỉ rõ tính chất của những thiếu xót đó ((công thương nghiệp của chúng ta không biết tạo ra con đường đi đến thị trường nông dân rộng rãi )). Trong tình trạng lúc ấy, nhân tố quan trọng nhất để chiếm lĩnh thị trường nông thôn là chính sách điều tiết giá cả tích cực. Chính sách điều tiết giá cả theo hai hướng: Một là, các xí nghiệp thương nghiệp quốc doanh và hợp tác xã giảm giá bán hàng cho nông thôn, đồng thời nhà nước tăng giá mua đáng kể những nông sản quan trọng nhất. Hai là, thực hiện nhiều biện pháp để giảm giá bán hàng công nghiệp. Cuộc đấu tranh để giảm giá bán ra của cônh nghiệp gắn chặt khăng khít với nhiệm vụ nâng cao năng xuất lao động, bằng các cuộc vận động củng cố kỷ luật lao động, tiết kiệm nguyên liệu vật tư, chống lại cách làm ăn phi kinh tế. Nhờ chính sách giá cả tích cực, nhà nước giành được thị trường nông thôn. Trong năm 1924, đã thiết lập được tương quan giá trị giữa hai nghành công nghiệp và nông nghiệp, bảo đảm cho hai nghành phát triển ổn định, với nhịp độ khá cao. b) Đổi mới cơ chế quản lý vĩ mô trong công nghiệp. Trong quá trình thực hiện NEP, nhiều hình thức quản lý phong phú đã được thực hiện và vận dụng. Sự thay đổi trong các hình thức quản lý gắn liền với sự thay đổi trong nền kinh tế nhiều thành phần, với sự thay đổi về cơ cấu kinh tế và cơ cấu xã hội. Đổi mới cơ chế quản lý vĩ mô, về thực chất là tăng cường công tác phối hợp giữa các ngành, các yếu tố của nền kinh tế quốc dân nhằm đạt hiệu quả kinh tế tối ưu. Do đó vai trò của công tác kế hoạch hoá trong điều kiện nền kinh tế nhiều thành phần được củng cố, chứ không phải là xoá bỏ. Lênin đã chỉ rõ: " Chính sách kinh tế mới không thay đổi kế hoạch kinh tế thống nhất của nhà nước và không vượt ra ngoài giới hạn của kế hoạch đó, những thay đổi biện pháp kế hoạch đó". c) Dân chủ hoá quản lý kinh tế. Trong giai đoạn thực hiện NEP, dân chủ hoá trong quản lý kinh tế được thực hiện có kết quả trên mấy mặt sau: - Tổ chức hội nghị sản xuất với sự tham gia của đại diện công đoàn và chính quyền để giải quyết các vấn đề cụ thể về cải tiến sản xuất và quản lý. Hình thức này có tác dụng lớn đối với sản xuất, sự trưởng thành của giai cấp công nhân về vai trò của mình và năng lực quản lý kinh tế. -Thực hiện chế độ phân phối theo lao động, xoá bỏ dần tinh trạng bình quân hoá trong thu nhập, đi đôi với củng cố kĩ luật lao động, phát triển phong trào thi đua. -Hình thức công khai và dân chủ trong việc lựa chọn cán bộ lãnh đạo-quản lý. Trong việc lựa chọn cán bộ quản lý các cấp, Lênin quan tâm đặc biệt đến những người có tài , trung thực, không phân biệt là đảng viên hay ngoài đảng và đặt vấn đề" duy trì sự kiểm soát và lãnh đạo của những người cộng sản. -Thực hiện nguyên tắc và sự kiểm soát của công nhân trong quá trình cải tạo xã hội chủ nghĩa nền kinh tế. Khâu thứ tư của cơ chế NEP: Tổ chức quá trình lưu thông theo quan điểm NEP. Lênin đã nêu lên những chức năng mới của nhà nước vô sản trong lĩnh vực kinh tế như: -Điều tiết việc mua bán và lưu thông tiền giấy. -Tổ chức thương nghiệp nhà nước bán buôn và bán lẻ. -ổn định các quan hệ hàng hoá - tiền tệ giữa các cơ quan kinh tế nhà nước. -Sử dụng hợp tác xã để củng cố quan hệ thương mại giữa thành thị và nông thôn. -Phát triển các quan hệ tín dụng. Quan điểm mới của NEP đối với lĩnh vực này phù hợp với yêu cầu chuyển nền kinh tế từ trạng thái hỗn loạn sang quỹ đạo tái sản xuất bình thường, từ phân phối trực tiếp và bao cấp sang kinh tế hàng hoá. Do đó nội thương trở thành cái mắt xích đặc biệt cần nắm vững trong dây truyền quản lý, điều tiết hoạt động của nền kinh tế. Lênin đã chỉ cho toàn Đảng thấy rằng: "Thương nghiệp đó là cái mắt xích những sự kiện lịch sử, trong những hình thức quá độ của công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa của chúng ta". Vấn đề đặt ra là tại sao thương nghiệp trở thành mắt xích trong triển khai NEP? Mục đích cao nhất của NEP ở bước ngoặt cách mạng là thiết lập liên minh kinh tế giữa hai giai cấp công nhân và nông dân trong điều kiện nông nghiệp lạc hậu, phân tán thì thương nghiệp là mối liên hệ kinh tế duy nhất có thể có giữa hàng chục triệu tiểu nông với giai cấp vô sản, là điều kiện để cho nông nghiệp và công nghiệp có thể tái sản xuất được. Hơn nữa, không có hoạt động thương nghiệp thì không thể sử dụng các hình thức quá độ trong sản xuất và lưu thông. Một trong những vấn đề quan trọng nhất của NEP là phải chiếm các vị trí chỉ huy trong thương nghiệp khi triển khai quá trình lưu chuyển hàng hoá đồng thời hướng quá trình lưu thông đó đi thẳng tơí nhu cầu của nông thôn và thành thị. Để nắm chắc các vị trí chỉ huy thương nghiệp và làm chủ thị trường, nhà nước chú ý đặc biệt đến củng cố mối liên hệ chặt chẽ giữa công nghiệp quốc doanh với thương nghiệp quốc doanh, giữa tiểu thủ công nghiệp với thương nghiệp quốc doanh và thương nghiệp tập thể, để nắm quỹ hàng hoá công nghiệp dùng làm phương tiện điều tiết thị trường. Trong quá trình tổ chức lưu thông hàng hoá theo tình thần NEP. Nhà nước Xô-viết đã nắm vững tính quy luật liên kết giữa thương nghiệp với tài chính và ngân hàng như một chỉnh thể. Lô-gic của sự vật khách quan là, việc đẩy mạnh chủ quyền nội thương làm cho nhu cầu tiền mặt tăng lên là điều kiện có lợi cho việc củng cố đồng rup. Sự phát triển của thương nghiệp đã kích thích mọi lực lượng sản xuất phát triển, tạo ra nguồn thu cho ngân sách. Theo Lênin, việc xây dựng nền tài chính quốc gia, thiết lập sự cân đối ngân sách phụ thuộc nhiều vào việc giải quyết nhiệm vụ thương nghiệp và tính ổn định của đồng rup. Sự mất cân đối về ngân sách có thể do khuyết điểm trong việc lập ngân sách nhưng chủ yếu do sản xuất và lưu thông kém phát triển. Tổ chức quá trình lưu thông, ngoài thương nghiệp ra, giao thông vận tải là khâu quan trọng. Khi nền kinh tế chuyển sang quỹ đạo NEP, tổng sản lượng xã hội tăng lên nhanh chóng, khối lượng vận chuyển tăng nhiều và đa dạng, nhưng nghành giao thông vận tải đang gặp khó khăn về hai mặt: bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh và bị đặt trong cơ chế tập trung hoá cao. Sự tập chung này vốn cần thiết trong chiến tranh nhưng nay không còn phù hợp. Mặt khác nhà nước chủ trương cải thiện tình hình tài chính của giao thông vận tải bằng cách chuyển nghành này sang hạch toán kinh tế. Vì vậy, trừ đường sắt ra, còn trong giao thông vận tải đường bộ và đường thuỷ thì tình hình tài chính được củng cố. Khâu thứ năm của cơ chế NEP: ổn định tiền tệ, củng cố nền tài chính xô-viết. Khôi phục kinh tế theo quan điểm NEP đã tạo điều kiện kinh tế thuận lợi cho việc giải quyết các vấn đề tài chính, tiền tệ. Các xí nghiệp đi vào hoạch toán kinh tế không đòi hỏi kinh phí từ ngân sách nhà nước, đồng thời lại nộp một phần lợi nhuận vào ngân sách. Hoạt động ngoại thương phục hồi, bắt đầu bổ xung dự trữ vàng cho nhà nước Xô-viết. Đó là một mặt của tình hình, nhưng mặt khác, các hoạt động sản xuất và lưu thông càng mở rộng, kinh tế hàng hoá phục hồi và phát triển thì càng đòi hỏi phải giải quyết vấn đề tài chính, tiền tệ một cách cấp bách. Nhà nước đứng trước hai vấn đề cực kỳ khó khăn: Hai vấn đề liên quan mật thiết với nhau, không thể tách rời nhau trong quá trình cải cách lĩnh vực quan trọng này. 1: Chấn chỉnh công tác tài chính, củng cố nền tài chính Xô- viết Ngay sau khi cách mạng thành công. Lênin đã chỉ ra nhiều biện pháp để chấn chỉnh công tác tài chính như biện pháp kiểm kê và kiểm soát có tác dụng tính toán nhu cầu thực tế về tài chính của xí nghiệp, kiểm soát việc chi tiêu, hạn chế các chi phí sản xuất và chi phí cho bộ máy. Nhiều biện pháp của Lênin nêu ra đã không thực hiện dược vì nội chiến xẩy ra. Tuy vậy, quan điểm tài chính dựa trên kinh tế hàng hoá của Lênin là nhất quán. Ngay trong thời kì thực hiện" chính sách cộng sản thời chiến", khi có nhiều ý kiến cho rằng không cần dùng đến tiền tệ, đến hình thức hàng tiền, thì Lênin cũng chỉ ra rằng trong thời đại chuyên chính vô sản và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, tài chính của nhà nước phải trực tiếp dựa trên cơ sở lưu thông của một bộ phận thu nhập nhất định của các độc quyền nhà nước. Sự cân đối thu chi chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở tổ chức việc trao đổi hàng hoá đúng đắn. Đó là quan điểm tài chính trong cơ chế NEP, quan điểm đó hoàn toàn phù hợp với quy luật tái sản xuất và các quy luật khác của kinh tế hàng hoá, được thực hiện trong điều kiện chuyên chính vô sản. Đến khi thực hiện NEP, Lênin còn chỉ ra những nguyên tắc tài chính, tín dụng quan trọng khác. Đó là: -Nguyên tắc tách tài chính của các tờ-rớt, các xí nghiệp ra khỏi tài chính nhà nước. Đó là đòi hỏi của hạch toán kinh tế và kinh doanh theo nguyên tắc xí nghiệp hoàn toàn chịu trách nhiệm về mặt tài chính đối với kết quả hoạt động kinh tế của mình. -Nguyên tắc cân đối ngân sách phụ thuộc vào việc giải quyết thành công nhiệm vụ thương nghiệp và tính ổn định của đồng tiền -Nguyên tắc về sự kiểm tra của ngân hàng nhà nước đối với hoạt động tài chính của xí nghiệp. Để giảm chi, chính quyền Xô-viết đã thực hiện mấy biện pháp chủ yếu: -Giảm biên chế nhà nước một cách kiên quyết để giảm nhẹ cho ngân sách, đi đôi với tìm công việc làm cho lao động dôi ra. -Thi hành quy định về các khoản chi tiêu ở mức tối thiểu, theo nguyên tắc tiết kiệm, cắt giảm những khâu chi không cần thiết trong bộ máy hành chính quản lí kinh tế. -Không cấp ngân sách cho các xí nghiệp, thực hiện chế độ tự trang trải, tự chịu trách nhiệm về tài chính trên cơ sở đưa các xí nghiệp, tờ-rớt vào chế độ hạch toán kinh tế. 2: ổn định tiền tệ. Việc ổn định tiền tệ lúc này có ý nghĩa là phải tiến hành có kết quả cuộc sống lạm phát đã vô cùng nghiêm trọng, "đồng rúp Nga nổi tiếng, có lẽ chỉ là triệu nay con số đồng rúp đã vượt quá số nghìn triệu triệu...thật là con số thiên văn học". Lênin đã nhận định về đồng rúp như vậy. Cơ chế NEP đứng trước một thử thách có lẽ là khó nhất nhưng cần phải vượt qua. Lịch sử đã ghi nhận, cơ chế NEP đã vượt qua thử thách đó, dành thắng lợi cuối cùng cho toàn bộ các chính sách của Đảng Cộng sản Liên Xô và Nhà nước Xô-viết. Lênin nói rằng: "Có thể khẳng định được rằng bây giờ chúng tôi có thể hài lòng về điều ấy...chúng tôi có thể lấy làm hài lòng là đã hiểu được điều chủ yếu: hiểu được những điều kiện để ổn định đồng rup". Lênin khẳng định điều đó không phải bằng sự phân tích lí luận nào đó, mà bằng thực tiễn: con ngựa bất kham( lạm phát) đã phục tùng dây cương NEP. Và " điều đó là một ý nghĩa cực kỳ lớn lao đối với thương nghiệp, đối với việc tự do lưu thông hàng hoá, đối với nông dânvà rất đông những người sản xuất nhỏ". Như vậy, theo Lênin, nhân tố bảo đảm thắng lợi của công cuộc cải cách tiền tệ là ở chỗ hiểu được những điều kiện để ổn định đồng tiền. Bài học kinh nghiệm của việc chống lạm phát, ổn định tiền tệ trong cơ chế NEP là những điều kiện ổn định đồng tiền. Chương III: vận dụng chính sách kinh tế mới vào việt nam. Thực tiễn đổi mới ở Việt Nam cho thấy rằng, không thể giải quyết được những vấn đề cấp bách trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế bằng các chủ trương, biện pháp dựa trên tư duy kinh tế cũ, manh đầy tính bị động và đối phó với tình hình. Bởi vậy, đổi mới tư duy, trước hết là đổi mới tư duy kinh tế, là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn, là bước chuyển có ý nghĩa cách mạng đặt đúng vị trí và tầm vóc của cái tất yếu kinh tế trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một nước phải đi theo con đường"rút ngắn "với hình thức quá độ "gían tiếp" mà lịch sử đã quy định. Trong một bối cảnh lịch sử cụ thể không bình thường, nhiều biến động, đương nhiên chúng ta phải xây dựng không chỉ đường lối chiến lược, mà cả những giải pháp tình thế, vừa có khả năng đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa tạo nền móng cho sự phát triển lâu dài. Chiến lược và sách lược đó phải dựa trên một nền tảng lý luận vững chắc và được hình thành trên cơ sở thực tiễn đầy đủ, kết hợp kinh nghiệm trong nước và kinh nghiệm quốc tế. Thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay cho thấy rõ, chính sách kinh tế mới ( NEP) của V.I .Lênin là mẫu mực về một giải pháp tình thế, và còn là đường lối mang tính chiến lược, là cái đem lại cho chúng ta cơ sở lý luận về con đường quá độ gián tiếp lên chủ nghiã xã hội. Kinh nghiệm thực hiện chính sách kinh tế mới ở nước Nga đầu những năm 20 vẫn còn là bài học bổ ích cho đất nước chúng ta trong bối cảnh hiện nay. Thật vậy, những tư tưởng cơ bản trong chính sách kinh tế mới của V.I.Lênin về việc sử dụng chủ nghĩa tư bản nhà nước; cho phép tự do buôn bán, tự do trao đổi hàng hoá, kinh doanh tư nhân trên cơ sở điều tiết của nhà nước vẫn có giá trị và có ý nghĩa lớn lao trong công cuộc đổi mới, xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước ta. Kinh tế tư bản nhà nước với tư cách là thành phần kinh tế bao gồm các hình thức hợp tác liên doanh giữa kinh tế nhà nước với tư bản tư nhân trong nước và hợp tác liên doanh giữa kinh tế nhà nước với tư bản nước ngoài, như Đảng ta đã khẳng định, " có vai trò quan trọng" trong việc vận động tiềm năng to lớn về vốn, công nghệ, khả năng tổ chức quản lý...của các nhà tư bản. Thực tiễn của công cuộc đổi mới được tiến hành ở nước ta những năm vừa qua đã chứng minh rằng trong bối cảnh quốc tế hiện thời, chúng ta không có điều kiện để quá độ thẳng trực tiếp lên chủ nghĩa xã hội, mà chỉ có khả năng thực hiện bước quá độ gián tiếp lên chủ nghĩa xã hội. Với đường lối đổi mới, phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng ta chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phát triển nền kinh tế thị trường, cho phép tự do buôn bán, trao đổi hàng hoá, chủ trương thu hút đầu tư nước ngoài góp vốn, hợp tác liên doanhvới tư bản nước ngoài, phát triển doanh nghiệp tư nhân, bán, cho thuê, cổ phần hoá các xí nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ,v.v...Điều đó có thể dẫn tới sự phục hồi chủ nghĩa tư bản ở một mức độ nhất định nào đó. Song, một khi chủ nghĩa tư bản được phục hồi, thì biện pháp hữa hiệu nhất, như V.I.Lênin đã khẳng định, không phải là thủ tiêu nó, mà tìm cách hướng nó vào con đường chủ nghĩa tư bản nhà nước. Đương nhiên trong điều kiện hiện nay, các hình thức của chủ nghĩa tư bản nhà nước không hoàn toàn giống như các hình thức tư bản nhà nước thời Lênin đầu những năm 20, mà đa dạng, phong phú hơn nhiều. Nhưng, dù có đa dạng, phong phú đến đâu chăng nữa, thì những hình thức của chủ nghĩa tư bản nhà nước đó, trong điều kiện giai cấp vô sản nắm quyền lãnh đạo và thực hiện công cuộc xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, trong đó kinh tế nhà nước chiếm vị trí chủ đạo, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vẫn chỉ là những bước quá độ, những nấc thang trung gian để phát triển lực lượng sản xuất, đưa nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Điều đó được quy định, bởi lẽ cho đến nay, có thể nói, chúng ta mới chỉ hoàn thành về cơ bản chặng đầu của thời kì quá độ và nhìn chung vẫn là một nước kinh tế tiểu nông; thêm vào đó, do hậu quả chiến t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35082.doc
Tài liệu liên quan