Đề tài Một số giải pháp đảm bảo nguồn vốn đầu tư nhằm đạt được mục tiêu phổ cập trung học cơ sở vào năm 2010 ở vùng Tây Bắc

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương I 3

VAI TRÒ CỦA VỐN ĐẦU TƯ TRONG 3

PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC. 3

I. Khái quát chung về giáo dục. 3

1. Giáo dục và phân loại hoạt động giáo dục: 3

1.1. Khái niệm: 3

1.2. Phân loại hoạt động giáo dục: 4

2. Mục đích, tính chất và đặc điểm của hoạt động giáo dục: 5

2.1. Mục đích của giáo dục: 5

2.2. Tính chất của hoạt động giáo dục: 6

2.3. Đặc điểm của hoạt động giáo dục: 7

3. Vai trò của hoạt động giáo dục trong phát triển kinh tế - xã hội. 11

3.1. Giáo dục với tái sản xuất dân số và việc làm: 11

3.2. Giáo dục gắn bó chặt chẽ với thu nhập và tiêu dùng: 12

3.3. Giáo dục có tác động tích cực đến sự nghiệp y tế, văn hoá, thể dục thể thao: 13

II. Phổ cập trung học cơ sở và sự cần thiết phải phổ cập trung học cơ sở: 14

1. Những nội dung liên quan đến phổ cập trung học cơ sở: 14

1.1. Khái niệm 14

1.2. Đối tượng phổ cập trung học cơ sở: 14

1.3. Mục đích phổ cập giáo dục trung học cơ sở: 14

1.4. Các điều kiện đảm bảo phổ cập giáo dục trung học cơ sở: 14

2. Điều kiện để được công nhận đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở: 15

3. Sự cần thiết phải phổ cập trung học cơ sở: 16

III. Vốn đầu tư và vai trò của vốn đầu tư trong phát triển giáo dục. 17

1. Khái niệm và phân loại vốn đầu tư: 17

1.1. Khái niệm: 17

1.2. Phân loại: 19

2. Vai trò của vốn đầu tư trong phát triển giáo dục: 25

2.1. Nguồn ngân sách Nhà nước: 25

2.2. Nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước: 26

Chương II 29

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ VÙNG TÂY BẮC. 29

I. Những nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển giáo dục cấp trung học cơ sở vùng Tây Bắc. 29

1. Nhân tố điều kiện tự nhiên: 29

1.1. Vị trí địa lý: 29

1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên: 30

2. Nhân tố kinh tế: 32

2.1. Trình độ phát triển kinh tế của vùng Tây Bắc rất thấp và lạc hậu. Điều đó thể hiện ở cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm. 32

2.2. Thu nhập bình quân/ người của người dân thấp. 33

2.3. Tỷ lệ đói nghèo của vùng rất cao: 35

3. Nhân tố xã hội: 37

3.1. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng cao. 37

3.2. Trình độ dân trí. 37

3.3. Đặc điểm văn hoá xã hội: 38

4. Những chính sách của Nhà nước về phát triển giáo dục cấp trung học cơ sở vùng Tây Bắc thời gian qua. 40

II. Thực trạng phát triển giáo dục cấp trung học cơ sở vùng Tây Bắc trong thời gian qua. 44

1. Đánh giá thực trạng phát triển giáo dục cấp trung học cơ sở vùng Tây Bắc trong thời gian qua: 44

1.1. Chỉ tiêu mục tiêu phát triển giáo dục cấp trung học cơ sở: 44

1.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá quy mô giáo dục: 50

1.3. Nhóm chỉ tiêu đánh giá nguồn lực và cơ sở vật chất phục vụ cho phát triển giáo dục. 55

2. Kết luận về thực trạng giáo dục cấp trung học cơ sở vùng Tây Bắc và những nguyên nhân. 60

2.1. Những kết quả đạt được: 60

2.2. Những tồn tại và hạn chế cần khắc phục: 61

2.3. Nguyên nhân tồn tại và hạn chế: 62

Chương III 64

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ NHẰM ĐẠT ĐƯỢC MỤC TIÊU PHỔ CẬP TRUNG HỌC CƠ SỞ VÀO NĂM 2010 Ở VÙNG TÂY BẮC. 64

I. Mục tiêu phổ cập cấp trung học cơ sở đến năm 2010. 64

1. Mục tiêu tổng quát 64

2. Mục tiêu cụ thể: 64

II. Nhu cầu đầu tư cho phát triển giáo dục cấp trung học cơ sở vùng Tây Bắc. 65

III. Một số giải pháp đảm bảo nguồn vốn đầu tư nhằm đạt được mục tiêu phổ cập trung học cơ sở vào năm 2010 ở vùng Tây Bắc. 68

1. Tăng cường vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước: 69

2. Tích cực huy động và thực hiện việc lồng ghép nguồn vốn đầu tư từ các chương trình như chương trình 135, chương trình định canh định cư kinh tế mới, chương trình mục tiêu quốc gia 71

3. Đẩy mạnh xã hội hoá cho giáo dục: 72

4. Tăng cường huy động vốn đóng góp từ dân cư: 75

KẾT LUẬN 76

 

 

doc78 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1241 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp đảm bảo nguồn vốn đầu tư nhằm đạt được mục tiêu phổ cập trung học cơ sở vào năm 2010 ở vùng Tây Bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Vùng Tây Bắc có diện tích 35.954,4 km2, chiếm 10,9% diện tích cả nước, dân số của vùng ước tính năm 2003 là 2.388.700 người, với mật độ 66 người/km2. Đây là vùng có mật độ dân số vào loại thấp nhất của cả nước. Vị trí Tây Bắc nước ta, phía Bắc của vùng giáp với Trung Quốc có đường biên giới dài 560 km, phía Đông giáp với vùng Đông Bắc và một phần của Đồng bằng sông Hồng, còn phía Nam tiếp giáp với Bắc Trung Bộ. Tây Bắc có ý nghĩa quan trọng trong việc giao lưu kinh tế dọc thung lũng sông Hồng và Đồng bằng sông Hồng, với các tỉnh phía Tây Nam Trung Quốc và Thượng Lào, vùng Tây Bắc còn có ý nghĩa đặc biệt về quốc phòng. Vùng Tây Bắc được Nhà nước đặc biệt quan tâm để phát triển kinh tế, phát triển giáo dục, nâng cao trình độ dân trí ở đây. 1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên: 1.2.1. Địa hình: Vùng Tây Bắc có đặc trưng nổi bật là địa hình núi cao, hiểm trở với dãy Hoàng Liên Sơn chạy dọc theo hướng Tây Bắc - Đông Nam từ biên giới Việt Trung về đồng bằng. Địa hình của vùng Tây Bắc bị chia cắt mạnh với độ dốc lớn, đại bộ phận lãnh thổ của vùng thuộc lưu vực sông Đà. Về địa thế, vùng Tây Bắc nghiêng từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Phía Bắc là những dãy núi cao với các đỉnh núi cao hơn 2000m như đỉnh Phu Tu Lum (2090m), Phu Sa Sin (2348m).... Phía Đông và Đông Bắc là dãy Hoàng Liên Sơn cao nhất Việt Nam với đỉnh Phan Xi Pan (3143m). Nối tiếp dãy Hoàng Liên Sơn là dãy Phu Luông.... có độ cao bình quân từ 1500-1800m, độ dốc trung bình trên 30 độ, có địa hình hiểm trở, chia cắt phức tạp với nhiều đỉnh núi cao. Phía Tây Bắc và Tây Nam là các dãy núi cao kế tiếp nhau như: đỉnh Khoang La Xan (1865 km), San Cho Cay ( 1934 km)..... Nằm giữa vùng Tây Bắc là dòng sông Đà chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, hai bên sông Đà là các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi nối tiếp nhau. Lưu vực sông Đà và sông Mã, cùng với xung quanh là núi cao và cao nguyên hình thành cho vùng có cảnh tự nhiên độc đáo. Do Tây Bắc có địa hình núi cao, dốc chia cắt hết sức phức tạp và hiểm trở nên việc mở mang xây dựng và giao lưu với bên ngoài rất khó khăn. Trải qua nhiều thời kỳ, vùng Tây Bắc hầu như vẫn tách biệt với bên ngoài. Địa hình hiểm trở đã gây trở ngại rất lớn cho xây dựng đường xá để phát triển kinh tế - xã hội. Địa hình nhiều đồi núi, giao thông, đường xá kém phát triển đã gây khó khăn rất lớn cho học sinh đi học, trường học thường cách xa thôn bản, nhà học sinh ở. Do vậy thời gian đi học tới trường lâu và vất vả đã tạo cho học sinh tâm lý ngại đi học, muốn bỏ học. Từ đó cản trở việc thu hút trẻ em đến trường ảnh hưởng cản trở đến phát triển giáo dục cấp trung học cơ sở của vùng. 1.2.2. Khí hậu: Vùng Tây Bắc có khí hậu nhiệt đới chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa. Vùng Tây Bắc có chế độ gió mùa tương phản rất rõ rệt. Mùa hè với gió mùa Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 9, thời tiết nóng ẩm và mưa nhiều. Mùa đông với gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, thời tiết lạnh, khô và ít mưa. Khu vực Tây Bắc có lượng mưa lớn bình quân từ 1800 - 2500mm/ năm, lượng mưa thường tập trung vào các thàng hè, tổng số ngày mưa trung bình trong năm từ 114 - 173 ngày. Khí hậu khắc nghiệt, mùa hè rất nóng, hạn hán hoả hoạn hay xảy ra, mưa lớn, giông bão đã ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt và sản xuất của người dân, mưa đá thường xuất hiện vào mùa đông khiến cho việc đi lại của học sinh gặp rất nhiều khó khăn, vất vả, ảnh hưởng xấu đến việc khuyến khích, thu hút học sinh đến trường và nâng cao trình độ dân trí cho người dân ở đây. 1.2.3. Tài nguyên: Tây Bắc có nhiều nguồn tài nguyên phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội. - Tài nguyên nước: Tây Bắc là đầu nguồn của một hệ thống sông lớn như: sông Đà, sông Mã, sông Bôi. Với địa thế lưu vực rất cao, lòng sông chính và các chi lưu rất dốc, có nhiều thác ghềnh, đã tạo nên nguồn thuỷ năng lớn nhất Việt Nam (33 tỷ Kwh, chiếm hơn 30% tổng tiềm năng thuỷ điện của cả nước). Nguồn suối nước nóng trong vùng tương đối nhiều, có khả năng chữa bệnh. - Tài nguyên khoáng sản: Vùng Tây Bắc có nhiều khoáng sản như than có trữ lượng lớn với nhiều mỏ than, Tây Bắc có nhiều Niken - đồng - vàng và đất hiếm. Đây là nguồn tài nguyên rất cần cho phát triển công nghiệp cần được khai thác. Ngoài ra, vùng Tây Bắc được biết đến có thế mạnh về chăn nuôi đại gia súc nhờ những cánh đồng cỏ rộng, khí hậu thích hợp như nuôi bò lấy sữa và thịt ở cao nguyên Mộc Châu (Sơn La). Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú của vùng nếu được đầu tư khai thác tốt sẽ thúc đẩy cải thiện, phát triển kinh tế của vùng, nâng cao đời sống của nhân dân trong vùng. 2. Nhân tố kinh tế: 2.1. Trình độ phát triển kinh tế của vùng Tây Bắc rất thấp và lạc hậu. Điều đó thể hiện ở cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm. Bảng 1: Cơ cấu GDP vùng Tây Bắc Đơn vị: % Khu vực Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Khu vực I Khu vực II Khu vực III 49,61 15,09 35,30 46,52 15,98 37,50 48,05 15,92 36,04 47,97 16,09 35,94 Tổng 100 100 100 100 Nguồn: Kinh tế Vịêt Nam đổi mới những phân tích và đánh giá quan trọng. NXB Thống Kê, Hà Nội 2002. Tỷ trọng nông nghiệp lớn, chiếm hơn 46% trong cơ cấu ngành kinh tế. Công nghiệp chủ yếu là thuỷ điện nhưng lại chủ yếu do trung ương quản lý. Công nghiệp địa phương rất nhỏ bé, chủ yếu là sửa chữa hay sản xuất đơn giản. Nông lâm nghiệp trình độ sản xuất còn mang nặng tính tự nhiên lạc hậu. 2.2. Thu nhập bình quân/ người của người dân thấp. Bảng 2: Thu nhập bình quân 1 nhân khẩu 1 tháng vùng Tây Bắc năm 2002 (Giá thực tế) Đơn vị: 1000đ Các vùng Chung 5 nhóm thu nhập Chênh lệch Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 Cả nước ĐB Sông Hồng Đông Bắc Tây Bắc Bắc Trung Bộ DH Nam Trung Bộ Tây Nguyên Đông Nam Bộ ĐB Sông Cửu Long 356,08 353,12 268,75 196,95 235,41 305,41 244,03 619,68 371,31 107,67 120,67 95,09 74,96 88,95 112,91 85,53 165,43 126,23 178,33 190,47 151,71 110,90 135,66 182,12 140,45 302,99 203,76 251,03 258,44 211,87 145,92 183,49 244,21 185,64 452,26 277,27 370,54 368,09 297,36 206,57 250,44 333,35 262,07 684,64 389,25 872,85 628,32 588,02 446,57 518,71 656,93 546,671493,18 860,11 8,11 6,86 6,18 5,96 5,83 5,82 6,39 9,03 6,81 Nguồn: Kết quả điều tra mức sống hộ gia đình năm 2002 Tổng cục thống kê Hà Nội 2004 Từ bảng trên cho thấy thu nhập bình quân theo đầu người của vùng Tây Bắc thấp nhất cả nước, chỉ bằng gần một nửa thu nhập bình quân cả nước, GDP bình quân đầu người đã thấp nhưng lại chênh lệch rất lớn. Nhóm có thu nhập cao nhất gấp 6 lần nhóm có thu nhập thấp nhất. Nhóm có thu nhập cao thường tập trung ở khu vực thị xã, thị trấn, huyện lị và chủ yếu là người kinh, người Mường, người Thái. Nhóm có thu nhập thấp rơi vào chủ yếu là dân tộc ít người sống xa trung tâm. Cơ cấu nguồn thu nhập của người dân trong vùng sẽ phản ánh rõ hơn trình độ phát triển kinh tế của vùng. Bảng 3: Cơ cấu thu nhập bình quân một nhân khẩu theo nguồn thu Đơn vị tính: % Khoản mục Cả nước Tây Bắc Tiền lương, tiền công Nông nghiệp Lâm nghiệp Thuỷ sản Công nghiệp Xây dựng Thương nghiệp Dịch vụ Khác 32,69 23,15 1,27 4,07 5,53 0,46 9,67 6,98 16,19 21,23 49,38 7,13 2,02 1,96 0,09 2,93 2,77 12,49 Tổng 100 100 Nguồn: Kết quả điều tra mức sống hộ gia đình năm 2002 Tổng cục thống kê Hà Nội 2004 Thu nhập bình quân theo đầu người của vùng thuộc loại thấp nhất nước và nguồn thu nhập này chủ yếu từ nông nghiệp (nông nghiệp, lâm thuỷ sản) 58,53%. Thực trạng này ảnh hưởng rất lớn đến phát triển giáo dục đào tạo. Trình độ kinh tế thấp, vùng không có điều kiện đầu tư xây dựng đường xá, trường lớp, trang thiết bị dạy học.... dẫn tới cản trở sự phát triển giáo dục. Đối với các gia đình, đời sống khó khăn, các bậc cha mẹ phải quan tâm tới cơm áo hơn là cho con cái học hành, mà họ có muốn thì cũng khó bởi không có tiền mua sách vở, chi cho con ăn học đến nơi đến chốn. 2.3. Tỷ lệ đói nghèo của vùng rất cao: Thực trạng đói nghèo của vùng Tây Bắc được thể hiện qua bảng sau: Bảng 4: Tỷ lệ nghèo chung và nghèo lương thực thực phẩm Đơn vị tính: % Vùng Tỷ lệ nghèo chung Tỷ lệ nghèo LTTP Năm 1993 Năm 1998 Năm 2002 Năm 1993 Năm 1998 Năm 2002 Cả nước Miền núi phía Bắc Đông Bắc Tây Bắc ĐB Sông Hồng Bắc Trung Bộ DH Miền Trung Tây Nguyên Đông Nam Bộ ĐB Sông Cửu Long 58,1 81,5 86,1 81,0 62,7 74,5 47,2 70,0 37,0 47,1 37,4 64,2 62,0 73,4 29,3 48,1 34,5 52,4 12,2 36,9 28,9 43,9 38,4 68,0 22,4 43,9 25,2 51,8 10,6 23,4 24,9 42,3 29,6 26,2 24,2 35,5 22,8 32,0 11,7 17,7 15,0 32,4 17,6 22,1 8,5 19,0 15,9 31,5 8,0 11,3 10,9 21,1 15,4 46,1 5,3 17,5 9,0 29,5 3,0 6,5 Nguồn: Báo cáo phát triển Việt Nam 2004 - Nghèo Qua bảng trên cho thấy: tỷ lệ đói nghèo vùng Tây Bắc có xu hướng giảm dần qua các năm: tỷ lệ nghèo chung giảm dần từ năm 1993 đến năm 2002. Năm 1998 tỷ lệ nghèo chung giảm được 24% so với năm 1993, bình quân một năm giảm 4,82%. Đến năm 2002 tỷ lệ nghèo chung giảm 5,4% so với 1998, bình quân một năm giảm 1,35%. Tỷ lệ nghèo chung vùng Tây Bắc giảm theo thời gian song mức giảm chậm, nhưng tỷ lệ nghèo ở khu vực Tây Bắc vẫn là cao nhất cả nước: Năm 2002 tỷ lệ nghèo chung là 68%, tỷ lệ nghèo lương thực thực phẩm là 46,1%. Tỷ lệ đói nghèo của các địa phương vùng Tây Bắc được thể hiện qua bảng sau: Bảng 5: Tỷ lệ đói nghèo các tỉnh vùng Tây Bắc Đơn vị tính: % Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn mới quốc gia) Năm 2002 Năm 2003 Hoà Bình Sơn La Lai Châu 17,04 17,37 36,84 13,54 17 31,84 Nguồn tổng hợp từ báo cáo phát triển kinh tế - xã hội của 3 tỉnh Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu năm 2003 Tỷ lệ hộ nghèo của 3 tỉnh Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu đều giảm so với năm 2002: Hoà Bình giảm 3,5%; Sơn La giảm 0,37%; Lai Châu giảm 5%. Tỷ lệ hộ nghèo đói của Hoà Bình và Sơn La chênh lệch nhau không đáng kể, song đối với tỉnh Lai Châu thì có khoảng cách rất lớn, năm 2002 tỷ lệ đói nghèo Lai Châu gấp 2,16 lần tỷ lệ đói nghèo tỉnh Hoà Bình và 2,12 lần tỉnh Sơn La, song năm 2003 ước tính con số tương tự là gấp 2,35 lần tỉnh Hoà Bình và 1,87 lần tỉnh Sơn La. Như vậy cho thấy tỷ lệ đói nghèo của 3 tỉnh trên là khác nhau, cao nhất và hơn hẳn là tỉnh Lai Châu. Trình độ phát triển giữa các tỉnh là không đồng đều, chênh lệch rất lớn cần phải có chính sách và biện pháp khác nhau và đặc thù áp dụng cho mỗi tỉnh trong xoá đói giảm nghèo và phát triển giáo dục. Tỷ lệ đói nghèo cao nhất cả nước đã và đang gây khó khăn đến phát triển giáo dục vùng Tây Bắc nói chung và đến phát triển giáo dục cấp trung học cơ sở nói riêng. Đời sống khó khăn, hàng ngày người dân phải chống chọi với đói nghèo, với cái ăn cái mặc. Vì thế không có điều kiện để đầu tư, nuôi con cái học hành dẫn đến trẻ em phải bỏ học vì hoàn cảnh kinh tế khó khăn của gia đình. Kinh tế khó khăn nhiều trẻ em bỏ học, ngừng học để lao động, sản xuất phụ giúp gia đình. Nếu có đi học thì cũng khó tập trung hoàn toàn vào việc học tập được dẫn đến kết quả học tập thấp. 3. Nhân tố xã hội: 3.1. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng cao. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng chiếm tỷ lệ lớn gây ra khó khăn rất lớn đối với giáo dục cấp trung học cơ sở vùng Tây Bắc. Trẻ em bị suy dinh dưỡng, thể lực thấp dẫn tới trẻ em và học sinh sẽ bị hạn chế về năng lực học hành, kết quả học tập thấp, kém từ đó ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu học hành lên các bậc học cao hơn của học sinh. Trình độ phát triển y tế thấp, điều kiện chăm sóc sức khoẻ của người dân vùng Tây Bắc kém đã và đang là rào cản đến sự phát triển kinh tế của mỗi gia đình của cả vùng. Thể lực không tốt cùng với tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em vùng Tây Bắc cao sẽ tạo ra sự cản trở trong việc nâng cao chất lượng giáo dục cấp trung học cơ sở và sự phát triển giáo dục của vùng Tây Bắc trong hiện tại và tương lai. 3.2. Trình độ dân trí. Đặc điểm nổi bật của vùng Tây Bắc là một vùng có trình độ dân trí thuộc loại thấp nhất cả nước, không đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Bảng 6: Cơ cấu dân số từ đủ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế thường xuyên chia theo trình độ học vấn năm 2002 Đơn vị tính: % Vùng Tổng số Chia theo trình độ học vấn Chưa biết chữ Chưa TN Đã TN tiểu học Đã TN THCS Đã TN THPT Cả nước Tây Bắc Lai Châu Sơn La Hoà Bình 100 100 100 100 100 3,74 18,09 22,78 26,33 5,50 15,80 21,09 24,98 21,89 17,34 31,71 29,42 13,71 28,25 42,29 30,46 16,47 10,63 14,72 22,72 18,29 14,93 27,89 8,81 12,15 Nguồn: Số liệu thống kê lao động - việc làm ở Việt Nam 2002 NXBLĐ - XH, Hà Nội 2003 Chất lượng lao động hoạt động kinh tế thường xuyên vùng Tây Bắc là rất thấp; tỷ lệ chưa biết chữ và chưa tốt nghiệp tiểu học chiếm gần 40%. Điều này đã hạn chế khả năng hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế của từng gia đình và của toàn vùng. Trình độ học vấn thấp, họ chỉ biết làm công việc đơn giản, chân tay nặng nhọc như là nông nghiệp. Những người hoạt động kinh tế phần lớn là những người chủ trong gia đình, họ phần lớn là cha mẹ, người cao tuổi trong gia đình, do trình độ thấp đã dẫn đến nhận thức thấp kém của họ về tầm quan trọng của giáo dục, của việc cho con em đến trường và cũng ảnh hưởng không tốt tới kết quả học tập và ham muốn đến trường lớp, đi học của học sinh. 3.3. Đặc điểm văn hoá xã hội: Tây Bắc là vùng có mật độ dân cư thưa thớt so với các vùng trong cả nước. Đây là vùng dân cư chủ yếu là các dân tộc ít người trong đó nhiều nhất là người Thái, người Mường, người H' Mông. Cơ cấu một số dân tộc chủ yếu ở Tây Bắc. Bảng 7: Một số dân tộc chủ yếu ở Tây Bắc. Dân tộc Tỷ lệ (%) Đặc điểm dân cư tập trung Tổng cộng 1. Thái 2. Mường 3. Kinh 4. H'Mông 5. Dao 6. Khơ Mú 7. Tày 8. Sinh Mun 9. Hà Nhì 10. Giấy 11. Xá 12. La Hủ 13. Lào 14. Lư 15. Mảng 16. Kháng 17. Hoa 18. Dân tộc khác 100 31,4 25,17 23,0 11,05 3,02 1,46 1,04 0,66 0,59 0,43 0,4 0,31 0,25 0,21 0,13 0,12 0,09 0,97 Sơn La, Lai Châu, Hoà Bình Hoà Bình, Sơn La Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình Lai Châu, Sơn La Hoà Bình, Lai Châu Sơn La Lai Châu Lai Châu Sơn La Lai Châu Sơn La, Lai Châu Lai Châu Lai Châu Lai Châu, Sơn La Lai Châu Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc đến năm 2010. Qua bảng cho thấy: Người Thái và người Mường chiếm tỷ lệ cao nhất, người Kinh chỉ chiếm 23% dân số của cả vùng. Sự phân bố giữa các dân tộc có sự khác nhau rõ rệt trong phạm vi giữa các tỉnh của vùng. Lai Châu là tỉnh có nhiều dân tộc nhất rồi đến Sơn La và Hoà Bình. Dân tộc Thái và Kinh phân bố ở hầu hết các tỉnh trong vùng, còn các dân tộc còn lại chỉ cư trú trên từng vùng lãnh thổ nhất định: người Mường tập trung nhiều nhất ở Sơn La, Hoà Bình. Người Lào chỉ có ở Lai Châu... Cơ cấu dân tộc đa dạng và phong phú, chủ yếu là dân tộc ít người lại phân bố không đều cùng với trình độ phát triển thấp và nhiều tập tục đa dạng, lạc hậu của các dân tộc là bức tường cản trở rất lớn trong chương trình giáo dục, xây dựng trường lớp, bố trí giáo viên để xoá mù chữ cho người dân và dạy văn hoá cho học sinh, con em các dân tộc ít người. Vùng Tây Bắc là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người, từ sự đa dạng về dân tộc, về văn hoá dẫn đến sự đa dạng về ngôn ngữ. Ngôn ngữ hiện nay được sử dụng nhiều là Tày - Thái, H'Mông - Dao, Việt - Mường, song ngôn ngữ chủ yếu là ngôn ngữ nói, còn ngôn ngữ viết không phát triển lắm. Điều này gây ra một khó khăn rất lớn trong việc đưa tiếng Việt (tiếng phổ thông) vào dạy học cho học sinh của các dân tộc ít người bởi người dạy tiếng Việt để dạy tốt đòi hỏi phải biết song ngữ (ngôn ngữ tiếng Việt và ngôn ngữ của dân tộc). Sự đa dạng về dân tộc, chủ yếu là các dân tộc ít người sống phân bố rải rác, không đều trong vùng cùng với sự đa hệ về văn hoá, tín ngưỡng, ngôn ngữ và sự lạc hậu chậm phát triển của các dân tộc đã cản trở không nhỏ đến phát triển kinh tế - xã hội của vùng, đặc biệt là việc dạy và học, xoá mù chữ, cung cấp giáo dục cơ bản, phát triển giáo dục cấp trung học cơ sở cho học sinh và người dân vùng Tây Bắc. Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, địa hình chia cắt, đói nghèo cao nhất cả nước và trên diện rộng, trình độ dân trí thấp cùng với sự đa dạng về dân tộc đã và đang gây ra những khó khăn cho phát triển giáo dục cấp trung học cơ sở nói riêng và phát triển giáo dục - đào tạo nói chung của vùng Tây Bắc. 4. Những chính sách của Nhà nước về phát triển giáo dục cấp trung học cơ sở vùng Tây Bắc thời gian qua. Chính sách phát triển giáo dục có tác dụng hết sức quan trọng đến sự phát triển giáo dục. Xuất phát từ vai trò và vị trí của giáo dục là điều kiện cần thiết để phát triển kinh tế - xã hội , Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách phát triển giáo dục, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Luật giáo dục ban hành năm 1998, chiến lược phát triển giáo dục quốc gia 2001-2010..... đã và đang điều chỉnh thúc đẩy sự phát triển giáo dục của nước nhà. Do trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các vùng nước ta còn có sự chênh lệch. Vùng núi, vùng sâu, vùng xa có trình độ phát triển kinh tế - xã hội thấp hơn các vùng khác, vì vậy chính sách phát triển giáo dục có sự quan tâm đặc biệt phù hợp với điều kiện của các vùng. Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách phát triển giáo dục riêng cho vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Tây Bắc là vùng có trình độ phát triển kinh tế thấp, gặp nhiều khó khăn và đa phần là dân tộc ít người. Vì vậy, chính sách giáo dục cho vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn cũng được áp dụng cho vùng Tây Bắc. Một số chính sách quan trọng ảnh hưởng tới giáo dục của vùng Tây Bắc. - Chương trình xoá đói giảm nghèo cho các xã đặc biệt khó khăn 135. Ngày 31/7/1998, Thủ tướng Chính phủ có quyết định số 135/QĐ-TTg phê duyệt chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng sâu, vùng xa. Mục tiêu tổng quát của chương trình 135 là: Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc ở các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa; Tạo điều kiện để đưa nông thôn các vùng này thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển, hoà nhập với sự phát triển chung của cả nước, góp phần bảo vệ trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc phòng. Chương trình 135 đã được triển khai tại các tỉnh của vùng Tây Bắc, từ năm 1999 đến nay đã đem lại kết quả rất lớn cho phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc, góp phần xoá đói giảm nghèo và phát triển giáo dục của vùng. Nhờ có chương trình 135 các tỉnh vùng Tây Bắc đã được tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình thuỷ lợi, đường giao thông, trường học, trạm xá.... thúc đẩy phát triển sản xuất, ổn định dân cư, xoá đói giảm nghèo, nâng cao dân trí cho đồng bào các dân tộc ít người của vùng Tây Bắc. - Thông tư số 01/ GD-ĐT ngày 03/ 02/ 1997 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn dạy học tiếng nói và chữ viết cho dân tộc thiểu số. Ngày 16/ 8/ 1991 Nhà nước đã ban hành luật phổ cập giáo dục tiểu học, tại điều 4 có ghi "Giáo dục tiểu học được thực hiện bằng tiếng Việt. Các dân tộc thiểu số có quyền sử dụng tiếng nói và chữ viết của mình cùng với tiếng Việt để thực hiện giáo dục tiểu học". Bộ Giáo dục đã cụ thể hoá chủ trương trên bằng các hướng dẫn cụ thể: triển khai dạy học môn tiếng dân tộc bao gồm tiếng nói, chữ viết, trong các trường lớp mẫu giáo, các trường tiểu học, các lớp xoá mù chữ và bổ túc văn hoá tại các vùng dân tộc. Tiếng dân tộc được giảng dạy như một môn học, bình đẳng với các môn học khác trong nhà trường. Điều này có tác dụng rất tích cực giúp người học đặc biệt là các học sinh dân tộc thiểu số,... tiếp thu nhanh và thuận lợi các kiến thức được truyền đạt bằng hai thứ tiếng phổ thông (tiếng Việt) và tiếng dân tộc, từ đó góp phần nâng cao trình độ dân trí và bảo tồn được truyền thống văn hoá, tiếng nói và chữ viết của các dân tộc. Thông tư cũng quy định xây dựng chương trình, bộ môn tiếng dân tộc, biên soạn sách giáo khoa và tài liệu dạy học cần thiết cho giáo dục vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người. Đẩy mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng dân tộc, trong đó chú trọng tuyển chọn người địa phương, người dân tộc thiểu số có kiến thức nhất định, hiểu biết về tiếng nói và chữ viết dân tộc. - Ngày 14/8/1997 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quyết định số 2590/ G D - Đ T về tổ chức hoạt động của trường dân tộc nội trú. Theo quyết định này, trường phổ thông dân tộc nội trú nằm trong hệ thống các trường phổ thông công lập của cả nước. Đây là trường dành cho thanh thiếu niên các dân tộc thiểu số, bản thân học sinh và gia đình thường trú ở vùng cao, vùng sâu, xa xôi hẻo lánh....Học sinh được nhà nước đảm bảo cho các điều kiện cần thiết để ăn học, được nhà trường tổ chức nuôi dạy và sống nội trú ở trường trong quá trình học tập. - Ngày 09/ 7/ 2001 Chính phủ đã ban hành nghị định số 35/ 2001/ NĐ - CP về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Theo nghị định này: nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác tại vùng có điều kiện kinh tế -xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng nhiều quyền lợi, được hưởng phụ cấp ưu đãi mức 70% hưởng theo ngạch và bậc hiện hưởng, được hưởng phụ cấp thu hút 70% lương theo ngạch, bậc hiện hưởng và phụ cấp chức vụ (nếu có), nếu được điều đến công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn trong thời gian không quá 5 năm kể từ ngày nhận quyết định. Nếu nhà giáo có gia đình chuyển đi theo thì được trợ cấp tiền tàu xe và cước hành lý cho các thành viên đi cùng và được trợ cấp chuyển vùng bằng 5 triệu đồng cho một hộ nhà giáo khi được luân chuyển đến công tác tại các cơ sở giáo dục có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng trợ cấp lần đầu 3 triệu. Ngoài ra còn được hưởng nhiều quyền lợi khác như phụ cấp tiền mua và vận chuyển nước sạch, trợ cấp bồi dưỡng chuyên môn... Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách để thu hút giáo viên giảng dạy tại vùng sâu, vùng xa, thu hút học sinh đi học, thúc đẩy phát triển giáo dục tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Những chính sách này đã và đang ảnh hưởng đến sự phát triển giáo dục vùng Tây Bắc. Vấn đề quan trọng nhất đối với các chính sách này là phải được thực hiện triệt để, có như vậy mới thực sự tạo thuận lợi, cải thiện thúc đẩy giáo dục vùng Tây Bắc có được những bước chuyển biến tích cực. II. Thực trạng phát triển giáo dục cấp trung học cơ sở vùng Tây Bắc trong thời gian qua. 1. Đánh giá thực trạng phát triển giáo dục cấp trung học cơ sở vùng Tây Bắc trong thời gian qua: 1.1. Chỉ tiêu mục tiêu phát triển giáo dục cấp trung học cơ sở: 1.1.1. Tỷ lệ đi học đúng độ tuổi: Bảng 8: Tỷ lệ học sinh đi học đúng tuổi cấp trung học cơ sở 1999-2002 Đơn vị tính: % Các vùng 1999-2000 2000-2001 2001-2002 Tiểu học THCS Tiểu học THCS Tiểu học THCS Toàn quốc 93,80 67,89 92,65 69,19 93,26 75,82 ĐB Sông Hồng 94,58 80,52 92,02 74,05 93,02 84,60 Đông Bắc 75,94 60,60 90,27 56,09 90,47 60,09 Tây Bắc 67,28 47,54 88,73 34,31 92,58 36,94 Bắc Trung Bộ 86,18 63,51 96,93 81,12 97,48 85,04 DH Nam Trung Bộ 83,56 63,99 96,06 85,00 97,88 86,14 Tây Nguyên 80,65 60,81 91,27 77,59 90,13 79,44 Đông Nam Bộ 83,37 66,95 93,88 81,12 94,19 73,96 ĐB Sông Cửu Long 70,35 48,95 87,90 60,85 90,52 57,54 Nguồn: Số liệu các mục tiêu phát triển của Việt Nam NXB. Thống kê, Hà Nội tháng 10 năm 2003. Những dữ liệu này cho thấy tỷ lệ học sinh đi học đúng tuổi cấp trung học cơ sở vùng Tây Bắc thấp nhất cả nước và gần như chỉ bằng một nửa tỷ lệ học sinh đi học đúng tuổi của vùng cao nhất, năm học 1999-2000 bằng 0,59 lần vùng ĐB Sông Hồng, năm 2000-2001 bằng 0,41 lần vùng DH Nam Trung Bộ. Có một điều đáng báo động là trong khi cả nước và các vùng khác tỷ lệ học sinh đi học đúng tuổi đều tăng qua các năm thì duy nhất ở Tây Bắc tỷ lệ này lại giảm dần trong các năm. Năm 2000-2001 tỷ lệ học sinh trung học cơ sở đi học đúng tuổi giảm 10,6%. Tỷ lệ học sinh đi học đúng tuổi cấp trung học cơ sở thấp hơn rất nhiều so với cấp tiểu học. Tỷ lệ học sinh trung học cơ sở đi học đúng tuổi thấp hơn tỷ lệ học sinh tiểu học đi học đúng tuổi năm học 1999-2000 là -19,74%, năm học 2000-2001 và 2001-2002 lần lượt tỷ lệ này là -54,42% và -55,64%. Lý do của tình trạng trên là sau khi học xong tiểu học nhiều học sinh bỏ học, không tiếp tục học lên trung học cơ sở ngay sau đó vì hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn không tiếp tục học ngay được, sau một thời gian mới quay trở lại học trung học cơ sở. Nếu phân tích trong nội bộ khu vực Tây Bắc cho thấy tỷ lệ học sinh đi học đúng tuổi giữa các tỉnh có sự khác nhau. Điều này được thể hiện qua bảng sau: Bảng 9: Tỷ lệ học sinh đi học đúng tuổi các tỉnh vùng Tây Bắc năm học 1999-2002 Đơn vị tính: % Tỉnh 1999-2000 2000-2001 2001-2002 Tiểu học THCS Tiểu học THCS Tiểu học THCS Lai Châu 63,23 25,82 82,80 15,81 88,73 32,14 Sơn La 69,91 43,09 89,36 22,10 92,22 41,17 Hoà Bình 86,05 69,69 93,15 63,23 96,90 68,75 Nguồn: Số liệu các mục tiêu phát triển của Việt Nam NXB. Thống kê, Hà Nội tháng 10 năm 2003. Qua bảng cho thấy tỷ lệ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36780.doc
Tài liệu liên quan