LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ, DOANH NGHIỆP VÀ CẠNH TRANH 3
I. Một số vấn đề chung về đầu tư 3
1. Khái niệm về đầu tư và đầu tư phát triển 3
2. Những đặc điểm của hoạt động đầu tư phát triển. 4
3. Vai trò của đầu tư phát triển 4
3.1. Trên giác độ toàn bộ nền kinh tế của đất nước 4
3.1.1. Đầu tư vừa tác động đến tổng cung, vừa tác động đến tổng cầu 4
3.1.2. Đầu tư có tác động hai mặt đến sự ổn định kinh tế 5
3.1.3. Đầu tư tác động đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế 5
3.2. Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ 7
4. Đầu tư xây dựng cơ bản 7
4.1. Khái niệm 7
4.2. Vai trò của đầu tư xây dựng cơ bản: 8
II. Doanh nghiệp - doanh nghiệp ngành xây dựng 9
1. Khái niệm chung về doanh nghiệp 9
2. Doanh nghiệp ngành xây dựng 9
2.1. Vai trò của doanh nghiệp ngành xây dựng. 10
2.2. Đặc điểm và nội dung hoạt động của doanh nghiệp ngành xây dựng. 10
III. Cạnh tranh - lợi thế cạnh tranh 11
1. Cạnh tranh 11
1.1. Khái niệm 11
1.2. Các loại hình cạnh tranh. 11
1.3. Vai trò của cạnh tranh 12
2. Lợi thế cạnh tranh 13
2.1. Các điều kiện cho lợi thế cạnh tranh dài hạn 14
2.2. Lợi thế cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh 14
3. Các công cụ cạnh tranh chủ yếu của doanh nghiệp 17
3.1. Giá cả 17
3.2. Mẫu mã và chất lượng sản phẩm 18
3.3. Mạng lưới tiêu thụ sản phẩm 18
3.4. Hoạt động giao tiếp khuyếch trương 18
3.5. Uy tín của doanh nghiệp 19
IV. Đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh 19
1. Vốn và cơ cấu vốn đầu tư hợp lý 19
2. Đầu tư vào tài sản cố định 19
3. Đầu tư vào nguồn nhân lực 20
4. Đầu tư vào tài sản vô hình 21
V. Các tiêu thức đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp 22
1. Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp 22
2. Lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được 22
3. Thị phần mà doanh nghiệp chiếm lĩnh được 23
4. Khả năng chủ động thích ứng với môi trường 24
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH VÀ TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY XÂY DỰNG SỐ 1 25
I. Giới thiệu chung về công ty xây dựng số 1 - VINACONCO1 25
1. Quá trình hình thành và phát triển công ty xây dựng số 1 25
2. Lĩnh vực hoạt động chính 26
3. Cơ cấu sản xuất và quản lý của công ty 26
Công ty Xây dựng số 1 27
80 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1230 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài một số giải pháp đầu tư nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty xây dựng số 1 Vinaconco, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 với các Công ty khác trong Tổng công ty, ta có thể nhận thấy rằng, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty luôn mang lại doanh thu cũng như lợi nhuận rất cao và hơn rất nhiều so với các Công ty khác.
Trong năm 2002, công ty đạt được mức giá trị tổng sản lượng là 152.139 triệu đồng, chiếm 5.6% trong toàn Tổng công ty, đứng thứ 3/17 công ty, sau Wassenco (337.899 triệu đồng, chiếm 14%), Công ty xây dựng số 4 (170.132 triệu đồng, chiếm 6.3%) và hơn các công ty còn lại trong Tổng công ty Vinaconex. So với Công ty Vinaconsult, công ty có mức giá trị tổng sản lượng thấp nhất (8.504 triệu đồng, chỉ chiếm 0.3%) thì cao hơn 1789%.
Doanh thu của Công ty trong năm qua cũng đứng thứ ba, thấp hơn Công ty Wassenco, Công ty có doanh thu cao nhất là 154% và cao hơn Công ty Vinaconsult, công ty có doanh thu thấp nhất là 1665%. Tỷ trọng doanh thu của Công ty trong Tổng công ty là 8.1% trong khi công ty Wassenco chiếm 12.6% doanh thu của Tổng và công ty Vinaconsult chỉ chiếm 0.5%. Bên cạnh đó, mức lợi nhuận của Công ty xây dựng số 1 là: 3.120 triệu đồng, cao nhất trong Tổng công ty, trong khi đó Công ty xây dựng số 10 không thu được lợi nhuận.
Như vây, có thể khẳng định được rằng, Công ty xây dựng số một đã có được một vị thế nhất định trong Tổng Vinaconex. Công ty luôn thực hiện tốt mọi kế hoạch của Ban giám đốc Tổng công ty giao cho và đem lại lợi ích lớn cho Tổng.
Bảng 2: Thực hiện chỉ tiêu kế hoạch của các đơn vị trong Tổng công ty năm 2002
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Giá trị
Trong đó
tổng sản lượng
SXXL
SXCN &
Doanh thu
Lợi nhuận
Tên đơn vị
VLXD khác
Cơ quan TCT
937.504
85.860
851.644
228.744
8.925
Công ty 1
152.139
139.503
12.636
113.281
3.120
Công ty 2
130.070
123.039
7.031
94.963
1.600
Công ty 3
102.308
101.708
600
72.671
2.155
Công ty 4
170.132
170.132
0
105.890
425
Công ty 5
102.681
96.763
5.918
70.000
2.100
Công ty 6
58.624
52.721
5.903
37.680
1.222
Công ty 7
135.735
135.000
735
71.571
1.968
Công ty 9
127.671
124.671
3.000
78.249
1.252
Công ty 10
40.643
39.641
1.002
31.214
0
Công ty 11
45.566
45.181
385
26.938
513
Công ty 12
65.026
65.026
0
52.063
963
Công ty 15
30.371
29.030
1.341
20.053
200
Công ty 17
60.043
39.872
20.171
30.543
609
Waseenco
377.899
237.389
140.510
175.151
6.218
Vimeco
141.670
119.301
22.369
153.625
1.763
Vinaconsult
8.504
0
8.504
6.800
449
Vinahitecin
23.335
23.335
0
22.244
267
Tổng cộng
2.709.921
1.628.172
1.081.749
1.391.680
33.749
Có thể nói, cùng với sự quan tâm và giúp đỡ của Tổng Công ty xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam - VINACONEX và sự năng động của Ban Giám đốc cùng toàn thể cán bộ công nhân viên của Công ty, Công ty đã sử dụng có hiệu quả nguồn vốn được cấp và nguồn vốn vay để vừa tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả, vừa hoàn thành tốt nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước.
III. Tình hình đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty
1. Vốn và cơ cấu vốn
Một trong những đặc điểm nổi bật của hoạt động xây dựng là thời gian kéo dài và khối lượng công việc lớn, các doanh nghiệp xây dựng thường phải ứng trước một số tiền lớn khi thi công. Do vậy, vấn đề vốn và tài chính có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Vì lý do trên mà yếu tố vốn và tài chính luôn được Công ty xây dựng số 1 quan tâm. Việc ban hành “Quy chế quản lý tài chính” ngay từ những tháng đầu năm 2000 đã giúp cho công tác quản lý tài chính của Công ty nhanh chóng đi vào nề nếp. Nếu như trước đây công tác hạch toán phân tán giữa các đơn vị gây khó khăn cho công tác quản lý tài chính thì hiện nay Công ty đã áp dụng thành công mô hình hạch toán kế toán tập trung.
Từ khi thành lập, công ty xây dựng số 1 đã có một lượng vốn nhất định là 14.070.000.000 VNĐ, lượng vốn này do ngân sách cấp và do doanh nghiệp tự bổ sung.
Trong đó, vốn cố định là : 13.230.000.000 VNĐ
vốn lưu động là: 840.000.000 VNĐ
Theo nguồn vốn thì bao gồm:
+Vốn ngân sách nhà nước cấp: 13.916.000.000 VNĐ
+ Vốn doanh nghiệp tự bổ sung: 154.000.000 VNĐ
Như vậy, lượng vốn ban đầu của công ty là khá lớn, song trong quá trình hoạt động để có thể nâng cao khả năng cạnh tranh thì công ty vẫn phải huy động vốn từ nhiều nguồn vốn.
Trong đó, nguồn vốn tín dụng, ngân hàng là một nguồn khá quan trọng, tuy nhiên lãi suất lại tương đối cao. Trong giai đoạn 1991 á 1996, vốn vay ngân hàng của công ty là 68.921.052.000đ trong tổng số vốn đầu tư là 184.114.295.716đ. Do vậy, tỷ lệ vốn nợ trong tổng số vốn đầu tư của Công ty là tương đối lớn và để có thể vay được lượng vốn lớn như vậy, Công ty đã phải lập phương án trả nợ trình ngân hàng xét duyệt và được sự bảo lãnh của Bộ Xây dựng.
Công ty còn dựa vào uy tín của mình để huy động được một nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cũng như từ các doanh nghiệp khác.
Trong kế hoạch về vốn và nguồn vốn trong năm 2003, Công ty xây dựng số 1 sẽ tăng nguồn vốn kinh doanh lên so với năm 2002 là 107% nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Trong đó, nguồn vốn xin từ ngân sách sẽ vẫn không đổi mà nguồn tự bổ sung sẽ tăng 111%.
Bên cạnh đó, nguồn vốn đầu tư của Công ty cũng sẽ tăng 137% so với năm 2002. Vay từ ngân hàng vẫn là nguồn vay chủ yếu của Công ty trong năm này và việc vay từ nguồn này tăng 144% ( năm 2002: 8.573,09 triệu đồng đến năm 2003 là: 12.362,65). Ngoài ra, công ty tiếp tục vay từ các quỹ đơn vị với một khoản không đổi so với năm ngoái.
Bảng 3: Kế hoạch vốn và nguồn vốn năm 2003
TT
Chỉ tiêu
Thực hiện
Dự kiến KH
Tỷ lệ
năm 2002
năm 2003
%
Triệu đồng
Triệu đồng
1
Nguồn vốn kinh doanh
11.533,18
12.329,80
107
Nguồn vốn ngân sách
4.596,43
4.596,44
100
Nguồn vốn tự bổ sung
6.936,75
7.733,37
111
2
Nguồn vốn đầu tư
10.210,44
14.000,00
137
Vay theo lãi suất ưu đãi
Vay trung và dài hạn ngân hàng
8.573,09
12.362,65
144
Vay ngắn hạn ngân hàng
Vay tổng công ty
Từ các quỹ đơn vị
1.637,35
1.637,36
100
Vay các tổ chức và cá nhân khác
Với những cố gắng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và đảm bảo uy tín trong các quan hệ tài chính, đến nay, tình hình tài chính của Công ty đã có khả năng đáp ứng những yêu cầu cho việc tham gia đấu thầu và nhận thầu những công trình xây dựng lớn và nhỏ. Điều đó được thể hiện qua những số liệu và chỉ tiêu tài chính sau:
Bảng 4: Bảng cân đối kế toán của Công ty xây dựng số 1
Năm 1998 á 2002
(Đơn vị : triệu VNĐ)
STT
Tài sản có
1998
1999
2000
2001
2002
A
Tài sản lưu động và
22.545
34.053
65.725
57.350
91.491
đầu tư ngắn hạn
I
Tiền mặt
533
847
7.319
4.365
11.813
II
Các khoản đầu tư tài
0
0
0
0
0
chính ngắn hạn
III
Các khoản phải thu
11.505
10.959
51.850
35.259
58.457
IV
Hàng tồn kho
7.634
15.783
6.051
10.762
15.250
V
Tài sản lưu động khác
2.873
6.464
505
6.964
5.971
VI
Chi sự nghiệp
0
0
0
0
0
B
Tài sản cố định và đầu
7.008
5.720
4.725
4.241
7.304
tư dài hạn
Tổng tài sản
29.953
39.773
70.450
61.591
98.795
Tài sản nợ
C
Nợ phải trả
17.295
28.660
56.479
48.066
84.754
I
Nợ ngắn hạn
16.641
27.075
55.978
48.066
83.849
II
Nợ dài hạn
0
1.426
190
0
462
III
Nợ khác
654
159
308
0
443
D
Nguồn chủ sở hữu
12.568
11.113
13.574
13.525
14.041
Tổng nguồn vốn
29.953
39.773
70.450
61.591
98.795
( Nguồn: Phòng Kinh tế Kỹ thuật - Công ty xây dựng số 1)
Bảng cân đối kế toán cho thấy Tài sản lưu động của Công ty đã không ngừng tăng qua các năm. Nhưng có một đặc điểm cần lưu ý là các khoản phải thu liên tục tăng trong cơ cấu Tài sản lưu động: 52% năm 1998, 32% năm 1999,79% năm 2000, 61% năm 2001 và 63% năm 2002. Điều này chứng tỏ có nhiều công trình đã hoàn thành bàn giao nhưng chưa được chủ đầu tư thanh toán gây ứ đọng vốn lưu động. Do vậy, Công ty cần có những giải pháp khắc phục tình hình nhằm giải phóng vốn để hoạt động có hiệu quả hơn và tạo ra lợi thế về vốn trước các đối thủ cạnh tranh.
Tài sản cố định của Công ty chủ yếu là máy móc thiết bị phục vụ thi công. Để có đủ vốn cho thi công, để các đơn vị thực sự sử dụng hiệu quả khối lượng máy móc thiết bị hiện có, đầu tư cho tài sản cố định của Công ty trong những năm qua được quản lý khá chặt chẽ: đầu tư tài sản cố định năm 1999, 2000, 2001 chỉ bằng 82%, 67%, 61% năm 1998. Tuy vậy, trước tình hình giá trị sản lượng sản xuất kinh doanh và doanh thu năm 2001 giảm, trong năm 2002, Công ty đã tăng cường đầu tư cho tài sản cố định là 7.304 triệu đồng, tức tăng hơn năm 1998 là 104%.
Xét về cơ cấu vốn thì nợ phải trả của Công ty chiếm tỷ trọng khá cao và tăng liên tục (năm 1998:58%, năm 1999: 72%, năm 2000: 80%, năm 2001: 78%, năm 2002: 86%). Đặc biệt trong nợ phải trả thì nợ ngắn hạn cũng chiếm tỷ lệ rất cao là 96%, 94%, 99%,100%, 99% tương ứng với các năm 1998, 1999, 2000,2001,2002. Đây là một yếu tố rất lớn ảnh hưởng đến khả năng tài chính của Công ty. Bởi nếu Công ty không đảm bảo khả năng thanh toán thì rất dễ gặp rủi ro trong kinh doanh và như thế sẽ không thể nâng cao được vị thế của mình trên thị trường.
Như vậy, trong những năm qua công ty xây dựng số 1 đã có những cố gắng nhất định trong việc huy động và sử dụng vốn có hiệu quả. Tuy vậy, trong những năm tới, công ty cần phải điều chỉnh lại cơ cấu vốn cho phù hợp để có thể tăng lợi thế cạnh tranh trước các đối thủ.
2. Đầu tư vào máy móc thiết bị và công nghệ
2.1. Sự cần thiết phải đổi mới công nghệ
* Tình hình sản xuất và tiêu thụ bê tông tươi của Công ty xây dựng số 1
Vật liệu xây dựng là một ngành đã có quá trình phát triển khá lâu ở nước ta, song nó chỉ thực sự phát triển khi có chủ trương đổi mới trong nền kinh tế quốc dân. Hiện nay, vật liệu xây dựng đã trở thành một nhu cầu thực sự của một bộ phận đáng kể dân cư. Nhu cầu ngày càng tăng đã làm căng thẳng cung cầu nhất là vào mùa xây dựng. Do đó, phát triển ngành vật liệu xây dựng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân và xã hội là điều tất yếu.
Vật liệu xây dựng được đưa vào Việt Nam từ năm 1897 cùng với sự xuất hiện của một loạt nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng. Do nhu cầu của thị trường, chỉ trong một thời gian ngắn ngành sản xuất vật liệu xây dựng đã có những bước phát triển mạnh mẽ thông qua việc đầu tư cải tạo và mở rộng các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng đã có từ trước và xây dựng thêm các nhà máy mới thuộc Trung ương và địa phương quản lý, các nhà máy liên doanh với các hãng vật liệu xây dựng nước ngoài.
Nhưng sự bùng nổ thực sự nhu cầu vật liệu xây dựng trên thị trường Việt Nam mới chỉ diễn ra khoảng 10 năm trở lại đây. Nếu tính tổng sản lượng vật liệu xây dựng các năm cộng lại từ năm 1960 trở lại đây thì hơn 90% được sản xuất trong khoảng 1984 - 1997. Sau năm 1991, hàng loạt các nhà máy mới, các liên doanh sản xuất vật liệu xây dựng đi vào hoạt động và lượng vật liệu xây dựng đã tăng lên mạnh mẽ.
Thị trường tiêu thụ vật liệu xây dựng Việt Nam còn rất rộng do cơ sở hạ tầng của nước ta còn kém. Song điều đó không có nghĩa là thị trường này là dễ dãi với mọi doanh nghiệp, mọi loại vật liệu xây dựng. Kinh doanh vật liệu xây dựng ở nước ta hiện nay là lĩnh vực cạnh tranh mạnh mẽ. Sự cạnh tranh ngày càng tăng do sự mở rộng đầu tư của cả trong nước và nước ngoài vào ngành vật liệu xây dựng. Cạnh tranh đã buộc các nhà máy, công ty vật liệu xây dựng phải không ngừng cải tiến chất lượng sản phẩm, kiểu dáng đa dạng và công nghệ mới để tối ưu hóa các yếu tố đầu vào, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành nâng cao năng suất lao động...
Trước tình hình đó, bên cạnh chức năng xây dựng công nghiệp và xây dựng dân dụng, để tăng năng lực xây lắp, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như để đảm bảo sự tăng trưởng bền vững, Công ty xây dựng số 1 còn tập trung đầu tư vào sản xuất và kinh doanh một số vật liệu xây dựng như sản xuất ống cấp thoát nước, sản xuất gạch lát Terrazzo, cung cấp cốp pha, sản xuất cấu kiện đúc sẵn (cọc bê tông, tấm đan...) và sản xuất bê tông tươi. Trong đó, sản phẩm bê tông tươi luôn được công ty coi là sản phẩm chủ yếu.
Sở dĩ, Công ty chọn bê tông tươi là sản phẩm chính mà không phải là những sản phẩm khác là vì:
Ngay từ những năm mới được thành lập (1981), Công ty đã được giao nhiệm vụ sử dụng công nghệ lắp ghép nhà tấm lớn, có dây chuyền sản xuất bê tông tươi, nên công ty có lợi thế hơn hẳn các công ty khác trong lĩnh vực này.
Hiện nay, nhu cầu về sản phẩm này trên thị trường là rất lớn do cơ sở hạ tầng của nước chưa phát triển, quy hoạch đô thị đang được thực hiện đòi hỏi một khối lượng rất lớn bê tông tươi.
Sản phẩm này đem lại cho Công ty một khoản doanh thu cũng như lợi nhuận rất cao, nhờ vậy mà trong những năm qua Công ty đạt được mức tăng trưởng cao và ổn định.
Sản phẩm bê tông tươi của Công ty không những được cung cấp cho những công trình do Công ty thắng thầu mà còn được tiếp thị để bán rộng khắp thị trường Hà Nội và các vùng lân cận. Đây là loại bê tông có chất lượng tốt, giá cả lại phù hợp nên đáp ứng được nhu cầu của phần lớn các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên, trong những năm gần đây ở Việt Nam đã xuất hiện nhiều hãng bê tông thương phẩm như Việt - úc; Sunway, Thịnh Liệt.. Điều này làm cho sự cạnh tranh trên thị trường bê tông tươi ở Việt Nam diễn ra ngày càng gay gắt. Vì vậy, để có thể đứng vững và phát triển trên thị trường, việc đầu tư đổi mới công nghệ đối với Công ty xây dựng số 1 là hết sức cần thiết.
* Tình hình máy móc, thiết bị của Công ty xây dựng số 1 sau khi đổi mới công nghệ bước 1 (1996á 1998)và bước 2 (1999á 2001)(thể hiện qua bảng 5):
Nhằm phục vụ cho việc xây dựng và thi công công trình, Công ty xây dựng số 1 đã đầu tư thêm vào hệ thống máy làm đất 1 máy xúc bánh xích loại 704121 và 1 máy lu loại DU 48BT.
Bên cạnh đó, công ty còn đầu tư cho một hệ thống phương tiện vận tải khá đầy đủ và hiện đại, bao gồm:
Hệ thống vận chuyển xi măng trước bằng xe cải tiến và bằng thủ công nay được trang bị 2 xe ZIL 130 Stéc dầu để vận chuyển xi măng rồi dùng làm trung chuyển (xi măng bao xé ra đổ vào Stéc và dùng khí nén chuyển lên Silô công tác trên Trạm.
Hai xe vận chuyển bê tông loại Shaiyong và hai xe loại Kamaz, 1 xe bơm bê tông tươi có công suất 100m3/h hiệu Mitsubishi của Nhật được tăng thêm 1 xe vận chuyển bê tông loại Shaiyong và 3 xe Kamaz cùng với 1 xe bơm bê tông có công suất 150m3/h hiệu Mitsubishi.
Ngoài ra, công ty đã mua thêm 1 ô tô tự đổ loại MAZ 5549 và 3 ô tô vận tải thùng loại IFA W150 của Đức.
Đối với hệ thống Trạm trộn bê tông thì trước đây chỉ có 1trạm trộn Cb - 70 đồng bộ 10 m3/h của Liên Xô (cũ) thì nay được tăng cường thêm bằng 2 Trạm trộn TEKA đồng bộ 30m3/h có công suất điện 100kW để đảm bảo cung cấp sản xuất vữa bê tông tươi. Và Công ty còn đầu tư tăng thêm 5 máy trộn bê tông loại 250ml của Nga và 2 máy loại 350ml của Trung Quốc.
Hệ thống cân đong đo đếm vật liệu được vi tính hóa để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Một băng tải di động 10m, b = 500mm được lắp đặt để vận chuyển nguyên vật liệu lên các trạm trộn. Một số thiết bị như: Đầm dùi f50mm và f30mm; 3 đầm bàn (đầm mặt); 2 xe tải vận chuyển cấu kiện (sơ mi rơmooc); máy hàn đối đầu đối xứng với fmax 20mm. Hệ thống máy cắt sắt được tăng thêm một máy cắt sắt tròn từ f12 trở lên.
Như vậy trong những năm qua, Công ty đã đầu tư thay thế một số máy móc, thiết bị cũ bằng các máy móc, thiết bị hiện đại. Tuy nhiên, các máy móc, thiết bị này chỉ được đầu tư đồng bộ theo từng bộ phận và một số bộ phận vẫn phải sử dụng máy móc thiết bị cũ nên không thể phát huy tối đa công suất của máy móc, thiết bị. Thỉnh thoảng, Công ty phải tạm ngừng sản xuất để sửa chữa những máy móc thiết bị cũ gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty.
Do đó, Công ty cần tiếp tục đầu tư đổi mới công nghệ để có thể đổi mới toàn diện đồng bộ, đồng thời đảm bảo quá trình sản xuất được thường xuyên, liên tục.Bảng 5: Tình hình máy móc thiết bị của Công ty xây dựng số 1
STT
Tên thiết bị
Nước sản
Công suất
Công suất
Số
xuất
máy
thiết bị
Lượng
I
Máy làm đất
1
Máy ủi
T130
Nga
130CV
15.7 tấn
1
2
Máy xúc
KOBELCO SK -200w
Nhật bản
138HP
0.7m3
1
Máy xúc bánh xích 704121
Nga
130CV
1m3
1
3
Máy lu
DU 48 BT
Nga
110CV
8tấn
1
II
Phương tiện vận tải
1
Ô tô tự đổ
MAZ 5549
Nga
180CV
9tấn
3
2
Ô tô vận tải thùng
IFA W150
Đức
115CV
5.5tấn
5
KAMAZ 55112
Nga
210CV
19tấn
2
HYUNDAI
Hàn Quốc
2.5tấn
2
3
Xe vận chuyển BT
Xe trộn BT KAMAZ UB214
Nga
210CV
6m3
5
SSANYONG AU 745L
Hàn Quốc
340CV
10m3
1
SSANYONG
Hàn Quốc
340CV
6m3
2
4
Xe VT chuyên dùng
Ô tô ZIL 130tec dầu
Nga
150CV
2
5
Xe bơm bê tông
Mistsubishi - A1000B
Nhật bản
155CV
Q=150m3/h
2
H=60
B=245m
III
Hệ thống trộn bê tông
1
Trạm trộn bê tông
TEKA Transmix750
Đức
150CV
30m3/h
2
Trạm trộn CB 70
Nga
150CV
10m3/h
1
2
Máy trộn bê tông
Loại 250lit
Nga
2.8KW
250lit
10
Loại 500lit
Nga
4.5KW
500lit
2
Loai 350lit
Trung quốc
4.5KW
350lit
2
2.2. Quá trình đầu tư đổi mới công nghệ ở Công ty xây dựng số 1 - VINACONEX.
Nhận thức được tầm quan trọng của đổi mới công nghệ, Ban lãnh đạo Công ty đã quyết tâm khắc phục mọi khó khăn để tiến hành đầu tư đổi mới công nghệ từ năm 1995. Mục tiêu đổi mới công nghệ của Công ty là nâng cao chất lượng sản phẩm, sản xuất sản phẩm mới và thay đổi cơ cấu sản phẩm cũ cho phù hợp với tình hình sản xuất, kinh doanh của Công ty.
Do gặp khó khăn về vốn nên Công ty chủ trương vừa sản xuất vừa tái đầu tư có trọng điểm theo từng bước, từ đó tiến tới đổi mới toàn diện, đồng bộ có hệ thống, cố gắng đảm bảo quá trình sản xuất liên tục, không để ảnh hưởng tới đời sống người lao động.
Từ đó Công ty chủ trương đầu tư các máy móc thiết bị hiện đại phù hợp với công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng của Công ty, đồng thời kết hợp với các công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng khác như công nghệ đông cứng bê tông ngắn ngày để nâng cao chất lượng và sản lượng vật liệu xây dựng các loại.
Trong giai đoạn đầu tư từ năm 1996á 2001 Công ty đã hoàn thành đầu tư đổi mới công nghệ gồm 2 bước 1996á 1998và 1999á 2001.Trong hai bước đầu tư này, nếu máy móc, thiết bị nào quá cũ nát ảnh hưởng đến sự cạnh tranh của Công ty thì được thay thế dần còn lại vừa phải sản xuất vừa sửa chữa đợi các bước đầu tư tiếp theo sẽ thay thế.
Giai đoạn đầu tư bước 1 (1996 á 1998): giai đoạn này Công ty vừa duy trì sản xuất ổn định vừa mua máy móc thiết bị để thay thế thiết bị cũ ở những khâu chủ yếu ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm vật liệu xây dựng cũng như để có sản phẩm mới tung ra thị trường. Để đảm bảo chất lượng bê tông đến chân công trình Công ty đã đầu tư mua 1 xe vận chuyển bê tông hiệu Shaitong và 1 xe bơm bê tông hiệu Mitsubishi, 1 trạm trộn TEKA đưa công suất lên 260m3/ca ngày. Đây là trạm trộn hiện đại được điều khiển bằng hệ thống nút bấm rất hiện đại.
Giai đoạn đầu tư bước 2 (1999 á 2001): Rút được nhiều kinh nghiệm từ giai đoạn 1, Công ty xây dựng số 1 đã có những bước đầu tư mới nhằm nâng cao chất lượng các loại vật liệu xây dựng cũng như nâng cao hiệu quả của đổi mới công nghệ. Trong giai đoạn này, Công ty đã đầu tư hệ thống quay li tâm để sản xuất cột li tâm thay thế hệ thống cũ đưa công suất lên 50cột/ngày (18250 cột/năm). Một hệ thống trạm trộn TEKA đồng bộ 30m3/h có công suất điện 100kW được tăng thêm để đưa công suất từ 48.980 m3/năm lên 78.320 m3/năm
Hệ thống đúc cọc bê tông cũng được đa dạng hóa kích thước. Trước đây, Công ty chỉ sản xuất loại cọc 200 x 200 x 6m thì nay Công ty đã sản xuất loại cọc 300 x 300 x 9m; 250 x 250 x 8m... và một số loại tấm đan 3m6 x 1m2 x 100; 2m4 x 1m2 x 100... và để đáp ứng được nhu cầu Công ty luôn đáp ứng cho khách hàng các yêu cầu về kích thước: cọc bê tông, tấm đan, mác bê tông sao cho khách hàng luôn được thỏa mãn. Tăng cường xe bơm bê tông lên 25m làm tăng thêm sản lượng bê tông tươi và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Do Công ty xây dựng số 1 - VINACONEX gặp khó khăn về vốn nên những bước đầu tư trên chỉ là những bước đầu tiên và Công ty vẫn đang tiếp tục đầu tư nhằm nâng cao công suất lên 78.320m3/năm vào năm 2005.
Trong quá trình đầu tư đổi mới công nghệ vừa qua, Công ty xây dựng số 1 đã có những quyết định quan trọng trong vấn đề vốn, thiết bị và lao động, từ đó mới có thể nâng cao hiệu quả của hoạt động đầu tư đổi mới công nghệ. Cụ thể như sau:
Sau nhiều năm hoạt động, năm 1999 Công ty xây dựng số 1 đã được Tổng Công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam quyết định cho đầu tư và mở rộng quy mô sản xuất đưa sản lượng lên 78.320m3/năm với tổng số vốn đầu tư 54.850.223.000đ trong đó ngoại tệ là 10,5 triệu USD.
Đến tháng 9/2001 Công ty đã đầu tư 37.000.000.000đ trong đó:
Thiết bị: 24.632.000.000đ
Xây lắp: 10.877.000.000đ
XDCB khác: 1.491.000.000đ
Trong khi đó, tổng nguồn vốn tự có và vốn Ngân sách là 22.000.000.000đ. Như vậy Công ty phải vay Ngân hàng và vay tín dụng là 15.000.000.000đ. Trong tổng số vốn vay, vay ngân hàng là 8.000.000.000đ còn lại là chiếm dụng các nguồn vốn khác (7.000.000.000đ) như nguồn vốn do chậm trả tiền mua máy móc, thiết bị và nguyên vật liệu.
Trong dự án đầu tư đổi mới công nghệ Công ty đã đề nghị Tổng Công ty cho vay ngoại tệ từ nguồn ngoại tệ của Tổng Công ty với số tiền là 5,5 triệu USD với lãi suất 3,5%/năm thời gian vay là 5 năm, 2 năm ân hạn và 3 năm sau sẽ hoàn trả cả vốn lẫn lãi. Vốn vay bằng tiền Việt Nam của Công ty thì vay ở ngân hàng Đầu tư phát triển. Nguồn trả nợ là lợi nhuận thu được từ việc đổi mới công nghệ mang lại do tăng sản lượng và thay đổi cơ cấu sản phẩm.
Tổng số vốn Công ty đã dùng để đầu tư đổi mới công nghệ trong giai đoạn 1996á 2001được lấy từ các nguồn được cụ thể trong bảng sau:
Bảng 6: Tổng số vốn dùng đầu tư giai đoạn 1996á 2001
Nguồn vốn
Tổng số vốn 2 giai đoạn
Đã được duyệt quyết toán đợt I
Xin duyệt quyết toán đợt II
I. Vốn ngân sách
1. KTCB để lại
2. Các khoản nộp vượt ngân sách để lại đầu tư
25.029.232.210
11.269.400.212
13.759.831.998
9.017.337.000
1.601.189.521
11.269.400.212
Những khoản xin duyệt đợt II, cho đến năm tháng 9/2002đã được quyết toán hết. Nhờ vậy mà Công ty mới có khả năng nâng công suất bê tông tươi lên và đem lại hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Trong giai đoạn 1 nhờ đổi mới công nghệ mà Công ty đã hoàn thành vượt mức kế hoạch về các chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận để có thể thanh toán khoản tiền mà Công ty đã dùng để mua máy móc, thiết bị mới. Còn trong giai đoạn 2 do số tiền dùng để đầu tư đổi mới công nghệ quá lớn nên Công ty phải vay 3 triệu USD và đến cuối năm 2002 Công ty đã trả hết số nợ này.
Về thiết bị Công ty chọn mua các thiết bị mới, hiện đại của Đức, Italia, và Nga. Tuy gặp khó khăn về vốn trong quá trình đầu tư đổi mới công nghệ nhưng đối với những hệ thống thiết bị đòi hỏi phải đảm bảo sự đồng bộ để phát huy hết công suất của máy móc thiết bị và nâng cao chất lượng của vật liệu xây dựng thì Công ty cũng mạnh dạn để đầu tư đồng bộ.
Bên cạnh khó khăn về vốn là những khó khăn về giải quyết việc làm cho người lao động khi đầu tư đổi mới công nghệ. Vì vậy đối với các bộ phận có thể thay thế máy móc, thiết bị bằng lao động mà không ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng của vật liệu xây dựng thì Công ty chủ động sử dụng lao động để tiết kiệm vốn đầu tư.
Nhận thấy tầm quan trọng của việc đổi mới công nghệ, Công ty xây dựng số 1 đã quyết định tiến hành đổi mới công nghệ trong giai đoạn 1996-2001. Đây là 1 dự án lớn nên việc chuẩn bị đầu tư phải được tiến hành rất kỹ càng.
Trong bước lập dự án tiền khả thi Công ty phải thông qua Tổng Công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam - VINACONEX để trình Bộ chủ quản phê duyệt về: quy mô công suất của dự án, địa điểm đầu tư, các vấn đề có liên quan đến giao thông và ô nhiễm môi trường xung quanh địa điểm đầu tư. Tổng Công ty sau khi xem xét sẽ xin ý kiến của UBND Thành phố về các vấn đề có liên quan đến địa điểm đầu tư đồng thời trình dự án lên Bộ chủ quản. Sau khi được Bộ chủ quản đồng ý Công ty tiến hành lập dự án khả thi. Sau khi lập dự án khả thi, Công ty cũng phải trình duyệt theo các bước như trên.
Hiện nay, Công ty đã hoàn thành xong các bước lập dự án và đã được phê duyệt cho đầu tư theo chiều sâu để nâng công suất lên 78.320m3/năm. Công ty cũng đã hoàn thành đầu tư đổi mới công nghệ hai bước đầu tiên (1996 -1998; 1999-2001) và đang tiến hành các bước đấu thầu tư vấn, đấu thầu xây lắp và đấu thầu thiết bị cho các bước đầu tư tiếp theo.
2.3. Phân tích hiệu quả đổi mới công nghệ ở Công ty xây dựng số 1
Kế hoạch đầu tư đổi mới công nghệ, cải tạo và mở rộng Công ty xây dựng số 1 được tiến hành từ năm 1996 đến nay đã hoàn thành 2 bước tiên. Qua hai giai đoạn này Công ty đã đạt được những kết quả nhất định:
Công ty đã hoàn thành việc nâng công suất từ 48.980m3/năm lên 78.320m3/năm.
Công ty đã hoàn thành mục tiêu đưa ra thị trường một số sản phẩm mới như bê tông mác 400, ống thoát nước f1000, bên cạnh những sản phẩm truyền thống như bê tông mác 50 - 300 tất cả những loại sản phẩm này được sử dụng trong những công trình đạt huy chương vàng chất lượng mà Công ty sử dụng. Thị phần sản phẩm của Công ty chiếm khoảng 30% (bao gồm cả việc cung cấp cho các công trình của công ty)
Sản lượng bê tông tươi của Công ty tăng liên tiếp từ 50.000m3/năm (1996) lên 78.000m3/năm, thể hiện ở việc nhu cầu về cá
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- J0028.doc